MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: KHÁCH DU LỊCH VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG HẤP DẪN, THU HÚT KHÁCH DU LỊCH. 5
1.1. Tổng quan về du lịch và khách du lịch. 5
1.1.1. Khái niệm du lịch. 5
1.1.2. Các loại hình du lịch. 5
1.1.3. Sản phẩm du lịch 7
1.1.4. Khách du lịch. 7
1.1.4.1. Khái niệm khách du lịch. 7
1.1.4.2. Phân loại khách du lịch 8
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp dẫn khách du lịch. 9
1.2.1. Chính sách của Nhà nước và địa phương 9
1.2.2. Sự ổn định an ninh chính trị và an toàn cho khách du lịch. 10
1.2.3. Sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch. 11
1.2.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch của địa phương 11
1.2.5. Cộng đồng dân cư đia phương 12
1.2.6. Chất lượng phục vụ du lịch 12
1.2.7. Giá cả các sản phẩm dịch vụ du lịch. 13
1.2.8. Uy tín của doanh nghiệp kinh doanh du lịch. 14
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGUỒN KHÁCH CỦA TỈNH PHÚ THỌ TRONG THỜI GIAN QUA. 15
2.1.Các điều kiện để phát triển kinh doanh du lịch tại tỉnh Phú Thọ. 15
2.1.1.Tài nguyên du lịch và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh Phú Thọ. 15
2.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên: 15
2.1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn: 17
2.1.1.3. Đánh giá về việc khai thác tài nguyên của tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua 20
2.2.2. Cơ sở hạ tầng liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch. 22
2.2.2.1. Hệ thống giao thông vận tải. 22
2.2.2.2. Hệ thống cung cấp điện, nước. 23
2.2.2.3. Hệ thống bưu chính viễn thông. 24
2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch. 24
2.2.3.1. Hệ thống các cơ sở lưu trú tại Phú Thọ. 24
2.2.3.3. Cơ sở vận chuyển khách. 28
2.2.3.4. Hệ thống cơ sở dịch vụ. 28
2.2.4. Nguồn dân cư xã hội và lao động trong ngành du lịch Phú Thọ. 28
2.3. Tình hình khách du lịch đến Phú Thọ và kết quả kinh doanh du lịch trong thời gian vừa qua. 33
2.3.1. Tình hình khách du lịch đến Phú Thọ trong thời gian vừa qua. 33
2.3.1.2. Nguồn khách du lịch nội địa 34
2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trong thời gian vừa qua. 35
2.4. Các giải pháp phát triển nguồn khách du lịch của tỉnh Phú Thọ trong thời gian vừa qua. 36
2.4.1. Các chính sách phát triển du lịch của tỉnh. 37
2.4.2. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch. 37
2.4.3. Công tác tuyên truyền và quảng bá về du lịch 39
2.4.4. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch Phú Thọ. 40
2.4.6. Đánh giá về tình hình kinh doanh và các giải pháp phát triển nguồn khách du lịch cuả tỉnh Phú Thọ trong những năm vừa qua. 42
2.4.6.1. Những tiến bộ và kết quả đạt được. 42
2.4.6.2. Những yếu kém còn tồn tại. 44
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN KHÁCH DU LỊCH CỦA TỈNH PHÚ THỌ 46
3.1. Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ. 46
3.2. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ. 46
3.3. Các mục tiêu phát triển của ngành du lịch Phú Thọ trong giai đoạn mới 2007-2020. 47
3.4. Xác định thị trường mục tiêu của du lịch Phú Thọ 2007-2020. 48
3.4.1. Khách du lịch quốc tế. 48
3.4.2. Khách du lịch nội địa 48
3.5. Những giải pháp phát triển nguồn khách du lịch đến Phú Thọ giai đoạn 2007-2020. 52
3.5.1. Các giải pháp thuộc cơ quan nhà nước đến tỉnh Phú Thọ. 52
3.5.1.1. Đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch. 52
3.5.1.2. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực. 53
3.5.2. Các giải pháp thuộc phạm vi doanh nghiệp. 54
3.5.2.1. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch. 55
3.5.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ. 56
3.5.2.3. Đảm bảo số lượng và chất lượng tại các doanh nghiệp du lịch 57
3.5.2.4. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa khách sạn với công ty lữ hành và với các nguồn khách 58
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch đến tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007 – 2010 và định hướng 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2, cao hơn của cả vùng Đông Bắc (0.62km/km2). Toàn bộ hệ thống đường bộ của tỉnh Phú Thọ dài 3.965 km. Trong đó, có 5 tuyến quốc lộ với chiều dài qua tỉnh là 262 km, 31 tuyến đường tỉnh với chiều dài 730km, 94 tuyến huyện lộ dài 639 km, 94,6 km đường đô thị, 1.722,6 km đường xã và liên xã... Ngoài ra còn hàng nghìn km đường dân sinh và lâm nghiệp.
Giao thông đường sắt: Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có một tuyến đường sắt thuộc mạng đường sắt quốc gia là tuyến Hà Nội - Lào Cai và 3 tuyến nhánh phục vụ các khu công nghiệp, nhà máy, với tổng triều dài 89,5 km.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, riêng đoạn qua Phú Thọ dài 74,9 km, giao thông đường sắt góp phần vận chuyển một lượng lớn hành khách và hàng hoá, tạo sự giao lưu giữa Phú Thọ và các tỉnh cũng như xuất khẩu hàng hoá qua cảng Hải Phòng. Đây là tuyến đường sắt nối trung tâm kinh tế Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và từ đó có thể thông sang Trung Quốc.
Giao thông đường thủy:
Tỉnh Phú Thọ có ba con sông lớn chảy qua: Sông Hồng, Sông Lô, Sông Đà, gặp nhau tại thành phố Việt Trì. Ngoài ra, còn có một số sông nhánh như Sông Chảy, Sông Bứa. Hầu hết các huyện, thị xã đều có sông chảy qua tạo thành một mạng lưới đường thuỷ rất thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế đặc biệt là giao thông đường thuỷ của tỉnh. Tuy nhiên thì giao thông đường thuỷ để phục vụ công tác du lịch thì chưa được sử dụng phù hợp.
2.2.2.2. Hệ thống cung cấp điện, nước.
Hệ thống cấp nước: Hệ thống cung cấp nước sạch của tỉnh Phú Thọ còn rất hạn chế chủ yếu nhờ vào 2 nhà máy nước Việt Trì và Phú Thọ, một số thị trấn cũng có trạm cung cấp nước, nhưng công suất nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu nước sạch. Tỷ lệ dân cư ở đô thị được dùng nước sạch còn rất thấp, số còn lại phải dùng nguồn nước giếng đào, giếng khoan UNICEF. ở các vùng nông thôn nước sinh hoạt một phần nhỏ được cung cấp bởi các trạm cấp nước sạch nông thôn, giếng khoan UNICEF, còn phần lớn vẫn phụ thuộc vào các nguồn sẵn có, nước chưa qua xử lý, không bảo đảm chất lượng vệ sinh.
Nhà máy nước Việt Trì: có công suất 60.000m3/ngđ, mạng lưới đường ống từ Phi 600mm đến phi 800mm với tổng chiều dài 150km, cấp nước cho thành phố Việt Trì (60% dân), thị trấn Lâm Thao, thị trấn Phong Châu, thị trấn Hùng Sơn.
Nhà máy nước Phú Thọ lấy từ nguồn nước sông Hồng, công suất thiết kế 6.000 m3/ngđ, mạng đường ống truyền dẫn phi 200mm mới được lắp, cấp nước cho thị xã Phú Thọ (90% dân) khu vực Z121 thuộc Phú Hộ và cấp sang huyện Thanh Ba.
Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước mới chỉ đạt 10,5% tổng chiều dài đường, chủ yếu là thoát nước mặt và không qua xử lý. Việc xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa triệt để gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường.
Các bãi chôn lấp chất thải rắn đếu chưa hợp vệ sinh, vị trí các nghĩa trang hầu hết chưa hợp lý, chưa đủ khoảng cách vệ sinh gây ô nhiễm nguồn nước;
2.2.2.3. Hệ thống bưu chính viễn thông.
Mạng bưu chính, viễn thông thời gian gần đây đã được quan tâm phát triển. Số máy điện thoại tăng nhanh, năm 1995 toàn tỉnh có 5.594 máy thì năm 1997 lên 11.700 máy, bình quân 0,9 máy/ 100 dân. Từ năm 2003 đến nay, hạ tầng thông tin liên lạc của tỉnh Phú Thọ phát triển khá nhanh, đến năm 2007 đạt 14,2 máy điện thoại/100 dân, tăng 4 lần so với năm 2007. Hình thành, phát triển rộng khắp các dịch vụ Internet, hộp thư thoại... Chất lượng thông tin liên lạc của tỉnh có bước tiến vượt bậc, từ chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc thì nay đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mạng điện thoại di động cơ bản đã phủ sóng tới tất cả các trung tâm của huyện, thị; 100% doanh nghiệp, cơ quan ở tỉnh, huyện được trạng bị máy tính, kết nối Internet, nối mạng nội bộ.
2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch.
2.2.3.1. Hệ thống các cơ sở lưu trú tại Phú Thọ.
Hệ thống các khách sạn tại tỉnh Phú Thọ đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm 2001 toàn tỉnh có 12 cơ sở lưu trú với 350 phòng và 652 giường thì đến năm 2005 tăng lên 69 cơ sở với 1.083 phòng, tốc độ tăng trưởng trung bình trong thời gian này là 55,9%. Tới cuối năm 2007 tăng lên đến 101 cơ sở, với khoảng 1.579 phòng, tăng 20% so với năm 2006.
Bảng 2.1: Các cơ sở lưu trú tại tỉnh phú Thọ giai đoạn 2001 - 2007
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Số CSLT DU LịCH
Cơ sở
12
32
47
61
69
81
101
Số phòng
Phòng
350
538
880
983
1.083
1.309
1.579
Số giường
Giường
652
952
1.460
1.674
1.770
2.112
2.975
Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch Phú Thọ.
Sự phân bố các cơ sở lưu trú ở Phú Thọ không đồng đều. Hầu hết các cơ sở lưu trú đều tập trung ở thành phố Việt Trì (49 cơ sở lưu trú), thị xã Phú Thọ 16/101 cơ sở lưu trú. Theo thống kê có tới 49/101 cơ sở lưu trú của tỉnh nằm ở thành phố Việt Trì và số cơ sở lưu trú này lại chủ yếu nằm trên trục Đại lộ Hùng Vương. Trong khi đó các khu, điểm du lịch khác của tỉnh như Đầm Ao Châu, Xuân Sơn... có rất ít các cơ sở lưu trú và các tiện nghi du lịch khác để phục vụ cho khách du lịch .
Bảng 2.2 : Tổng hợp hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Phú Thọ năm 2007
Số KS, nhà nghỉ
Số buồng CSLT
Số giường CSLT
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
1. Tổng số
101
100%
1.579
100%
2.975
100%
2. Xếp hạng CSLT
- 1 sao
6
5,9%
177
11,2%
270
6,9%
- 2 sao
12
11,9%
566
35,8%
911
30,6%
- 3 sao
1
0,9%
75
4,7%
143
4,8%
- Đủ tiêu chuẩn
82
81,3%
761
48,3%
1.651
57,7%
3. Quy mô CSLT
- Dưới 10 phòng
73
72,4%
680
43,2%
1.507
50,8%
- Từ 10 đến 19 phòng
3
2,9%
75
4,7%
128
4,3%
- Từ 20 đến 49 phòng
19
18,8%
544
34,4%
817
27,4%
- 50 phòng trở lên
6
5,9%
280
17,7%
523
17,5%
Nguồn : Viện NCPT Du lịch.
Nhìn chung hệ thống cơ sở lưu trú toàn tỉnh có quy mô nhỏ. Năm 2007 có tới 73/101 cơ sở lưu trú (chiếm 72,4%) quy mô dưới 50 phòng, trong đó có 19 cơ sở lưu trú quy mô từ 20 đến 49 phòng (chiếm 18,8%). Quy mô trung bình một khách sạn ở Phú Thọ là 75 phòng/1cơ sở lưu trú.
Hầu hết các khách sạn ở Phú Thọ mới chỉ đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của khách du lịch. Trang thiết bị ở một số khách sạn đã cũ không đồng bộ cần nâng cấp. Một số phòng nghỉ ở các khách sạn tư nhân còn hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất không hợp lý, vệ sinh chưa đảm bảo theo yêu cầu. Ngoài dịch vụ lưu trú và ăn uống, ở một số khách sạn hiện nay phát triển thêm các dịch vụ mới như massage, karaoke...
*Cơ sở ăn uống:
Các cơ sở ăn uống bao gồm restaurant, coffee-shop, bar, quán ăn nhanh v.v. Các tiện nghi phục vụ ăn uống có thể nằm trong các cở sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn hoặc có thể nằm độc lập bên ngoài các các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí... nhằm phục vụ khách du lịch cũng như các tầng lớp dân cư địa phương.
Hiện tại Phú Thọ có khoảng 95 phòng ăn (restaurants) nằm trong và ngoài các cơ sở lưu trú với khoảng 3.174 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú. Ngoài ra còn có các cửa hàng ăn uống tư nhân phục vụ các món ăn Việt Nam nằm chủ yếu ở khu vực thành phố Việt Trì. Tuy nhiên các nhà hàng này thường có quy mô nhỏ, khó có khả năng đón các đoàn khách lớn; bài trí của nhà hàng đơn giản, không có khu chế biến riêng biệt, món ăn chưa phong phú và vấn đề vệ sinh thực phẩm cũng chưa được chú trọng đúng mức.
2.2.3.2. Các cơ sở vui chơi giải trí.
Các cơ sở phục vụ vui chơi giải trí bao gồm : Công viên, sân thể thao, nhà thi đấu, nhà văn hóa đã bước đầu được quan tâm đầu tư. Nhìn chung các điểm vui chơi giải trí có quy mô nhỏ, các loại hình sản phẩm đơn điệu, các phương tiện vui chơi giải trí, tham quan còn quá thiếu chưa thu hút được du khách cũng như kéo dài thời gian lưu trú của khách.
2.2.3.3. Cơ sở vận chuyển khách.
Vận chuyển khách là một dịch vụ không thể thiếu trong một chuyến du lịch. Với phương tiện vận chuyển tốt, an toàn sẽ gây thiện cảm và tâm lý thoải mái cho du khách. Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 380 xe vận chuyển du lịch với năng lực vận chuyển là 10320 khách. Phần lớn các xe chỉ vận chuyển khách nội địa. Nhìn tổng thể thị trường vận chuyển khách du lịch đường bộ ở Phú Thọ còn tương đối lộn xộn. Các đầu xe của tư nhân và các thành phần kinh tế khác không có chức năng vận chuyển khách du lịch nhưng vẫn vận chuyển khách. Có lẽ đây cũng là hiện tượng phổ biến ở các địa phương. Điều này làm cho doanh thu vận chuyển khách thấp.
2.2.3.4. Hệ thống cơ sở dịch vụ.
Hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng đáp ứng tốt các nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các dịch vụ tài chính khác được hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện một cách hết sức nhanh chóng, chính xác và an toàn hỗ trợ một cách hữu hiệu trong việc nâng cao hoạt động kinh doanh.
2.2.4. Nguồn dân cư xã hội và lao động trong ngành du lịch Phú Thọ.
2.2..4.1. Nguồn dân cư
Theo số liệu thống kê, năm 2007 toàn tỉnh có 661.200 người trong độ tuổi lao động trong đó lao động thuộc khu vực Trung ương 27.000 người), Địa phương 37.300 người; ngoài nhà nước 584.300 người; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 12.600 người.
Lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế gồm 661.200 người, tập trung đông nhất ở khu vực 1, lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản (480.000 người chiếm 80% dân số lao động); tiếp đến là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến (66.500 người, tương đương 10%). Lao động trong khu vực kinh tế dịch vụ những năm gần đây tuy có gia tăng song cũng còn chiếm tỷ lệ nhỏ (9%). Cơ cấu lao động này chứng tỏ trình độ phát triển kinh tế của tỉnh còn thấp, các tiềm năng chưa được khai thác, hoạt động kinh tế chưa đem lại hiệu quả cao.
Bảng2. 3: Dân số tỉnh Phú Thọ năm 2007
Huyện, thị
Tổng số
Phân theo giới tính
Phân theo khu vực
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
Toàn tỉnh
1.326.813
639.239
687.574
208.379
1.118.434
TP.Việt Trì
141.040
71.930
69.110
96.548
44.492
TX.Phú Thọ
63.034
32.147
30.887
22.256
40.778
Huyện Đoan Hùng
107.318
54.732
52.586
6.526
100.792
Huyện Hạ Hòa
111.521
56.876
54.645
8.323
103.198
Huyện Thanh Ba
116.829
59.583
57.246
8.760
108.069
Huyện Phù Ninh
109.922
56.060
53.862
16.642
93.280
Huyện Yên Lập
81.482
41.556
39.926
7.429
74.053
Huyện Cảm Khê
129.943
66.271
63.672
5.953
123.990
Huyện Tam Nông
81.423
41.526
39.897
4.267
77.156
Huyện Lâm Thao
116.517
59.424
57.093
17.763
98.754
Huyện Thanh Sơn
190.740
97.277
93.463
13.912
176.828
Huyện Thanh Thủy
77.045
39.293
37.752
-
77.045
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2007.
2.2.4.2. Lao động ngành du lịch.
Lực lượng lao động trong ngành du lịch tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong lực lượng lao động của tỉnh. Theo số liệu thống kê của Sở Thương mại - Du lịch Phú Thọ, năm 1996 lực lượng lao động trong ngành du lịch của Tỉnh là 282 người, năm 2000 tăng lên 375 người; tăng gấp rưỡi so với năm 1996, và đến năm 2007 là 824 lao động
Cùng với sự phát triển du lịch của cả nước, Tỉnh Phú Thọ xác định du lịch phải có bước đột phá mới có thể đáp ứng được yếu cầu về các dịch vụ du lịch để phục vụ khách trong nước và quốc tế. Do vậy lực lượng lao động du lịch tất yếu phải tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng.
Nắm bắt được tầm quan trọng của lực lượng lao động trong ngành du lịch tuy nhiên do các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể kinh doanh lưu trú du lịch nên việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm. Phần lớn đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ tại các nhà nghỉ chưa được qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ du lịch. Tại các khách sạn trình độ cán bộ công nhân viên một số chưa qua đào tạo, trình độ nghiệp vụ chuyên môn còn yếu. Ngoài những lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch do Tổng cục Du lịch hỗ trợ kinh phí và Sở Thương mại – Du lịch phối hợp với các Trường Cao đẳng du lịch, Khoa Du lịch Trường Đại học Thương mại tổ chức đào tạo cho các cán bộ nhân viên phục vụ tại các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh, còn hầu như các cơ sở lưu trú không có điều kiện để cử cán bộ, nhân viên đi đào tạo nâng cao tay nghề. Do vậy đội ngũ cán bộ công nhân viên tại các cơ sở lưu trú kinh doanh du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ đòi hỏi ngày càng cao của khách trong tình hình hiện nay.
Năm 1996 số lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 11,3% tổng số lao động trong Ngành; đến năm 1998 giảm xuống còn 9%,và đến năm 2005 thì con số này cũng chỉ là 9,7% thay vào đó số lao động phổ thông tăng từ 40% năm 1996 lên 49% năm 1998 và đến những năm sau từ 2001 đến 2007 thì lao động phổ thông của tỉnh chiếm số lượng lớn chiếm tới 76,8% trong tổng số lao động trong ngành du lịch, số lao động phổ thông này hầu như chưa qua trường lớp về du lịch.
Mặt khác, số lao động được đào tạo chuyên ngành về du lịch còn thấp, phần lớn lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn, số lao động phổ thông vẫn còn chiếm tỷ lệ cao.
Bảng2. 4: Hiện trạng chất lượng lao động du lịch tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2001 - 2007
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Trình độ đào tạo
395
525
574
686
739
784
824
Đại học và trên đại học
22
54
58
61
72
85
103
Cao đẳng và trung học
143
172
194
208
221
236
254
Lao động phổ thông
230
299
322
417
446
489
528
Trình độ ngoại ngữ
99
135
151
166
178
191
202
Đại học và trên đại học
2
5
8
9
9
11
14
Trình độ A
44
61
66
72
77
80
84
Trình độ B
32
41
44
48
53
58
63
Trình độ C
21
28
33
37
39
40
43
Nguồn: Sở Thương mại- Du lịch Phú Thọ.
Ngành du lịch Phú Thọ cũng đã chú trọng tới công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên. Từ năm 1997 đến nay Sở Thương mại - Du lịch Phú Thọ phối hợp với Trung tâm đào tạo của Tỉnh và Trường Thương mại - Du lịch liên tục mở các lớp ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cán bộ nhân viên làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch, giới thiệu cho cán bộ và nhân viên đi học, tập huấn ở các trường của Bộ Thương mại và Tổng cục Du lịch về quản lý doanh nghiệp, khách sạn.
2.3. Tình hình khách du lịch đến Phú Thọ và kết quả kinh doanh du lịch trong thời gian vừa qua.
2.3.1. Tình hình khách du lịch đến Phú Thọ trong thời gian vừa qua.
Trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2001 – 2005 và tính đến năm 2007, lượng khách du lịch đến Phú Thọ liên tục tăng với mức tăng trưởng tương đối cao. Năm 2001 Phú Thọ mới chỉ đón được 63.756 lượt khách lưu trú và 1.700.000 lượt khách tham quan thì đến năm 2005 đã đón được 224.038 lượt tăng gấp 3,5 lần so với năm 2001 và 3.000.000 lượt khách tham quan, tăng gấp 1,76 lần. Tính đến cuối năm 2007 các cơ sở lưu trú đón được 288.800 lượt khách, tăng 10% so với năm 2006.
2.3.1.1. Nguồn khách du lịch quốc tế đến.
Khách du lịch quốc tế đến Phú Thọ bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng chủ yếu là theo đường bộ từ Hà Nội (trung tâm phân phối khách lớn nhất miền Bắc) và tuyến đường sắt từ Vân Nam (Trung Quốc) lượng khách du lịch quốc tế từ Vân Nam - Trung Quốc đi qua Phú Thọ để vào du lịch nước ta khá lớn. Việc xây dựng các khu du lịch và các khu vui chơi giải trí sẽ thu hút lượng khách quốc tế đến Phú Thọ. Trung bình lượng khách quốc tế đến Phú Thọ đều tăng hàng năm với tốc độ tăng trung bình năm đạt 21,50%/năm.
Ngày lưu trú của khách quốc tế: Khách đến Phú Thọ trung bình lưu trú khoảng 2,04 ngày/khách.
2.3.1.2. Nguồn khách du lịch nội địa
Thị trường khách nội địa chiếm tỷ lệ lớn. Khách nội địa đến Phú Thọ chủ yếu với mục đích lễ hội, tín ngưỡng, hành hương về cội nguồn, tham quan di tích lịch sử, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chữa bệnh, công vụ...
Khách du lịch nội địa đến Phú Thọ thường là khách từ Hà Nội, các tỉnh lân cận và từ khắp cả nước. Khách du lịch nội địa đến Phú Thọ tăng trưởng mạnh, tỷ lệ sai lệch của dự báo so với thực tế từ +125,69% đến +65,9% (mốc dự báo 2010 thì tại thời điểm thực tế năm 2007 đã cao hơn 67%). Nguyên nhân chính của sự tăng đột biến này là do mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu du lịch đặc biệt là du lịch hành hương về với đất Tổ Hùng Vương, tìm hiểu những giá trị tinh thần và đời sống vật chất của xã hội cổ xưa, hạ tầng du lịch và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành bước đầu được cải thiện, nhiều sản phẩm du lịch được hình thành, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch .
Bảng 2.5: Hiện trạng khách du lịch đến Phú Thọ thời kỳ 2003 - 2007
(Do các cơ sở lưu trú phục vụ)
Đơn vị: Lượt khách
Hạng mục
2003
2004
2005
2006
2007
Khách quốc tế
2.266
3.900
4.580
2.311
2.800
% so cả tổng
1,54%
2,1%
2,1%
0,8%
0,9%
Khách nội địa
144.738
181.233
219.458
259.712
286.000
% so cả tổng
98,46%
97,9%
97,9%
99,2%
99,1%
Tổng số khách
147.004
185.133
224.038
262.023
288.800
Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch Phú Thọ.
Số lượng khách đến Phú Thọ có nhịp tăng trưởng tương đối bền vững, mức tăng trưởng tương đối cao. Nếu như năm 2003 Phú Thọ mới chỉ đón được 147.004 lượt khách thì đến năm 2007 đã đón được 288.800 lượt tăng gấp lần so với năm 2003.
2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trong thời gian vừa qua.
Lượng khách tham quan đến Phú thọ tăng trưởng mạnh hơn rất nhiều so với dự báo trong quy hoạch năm 2003. Năm 2007 số lượng khách tham quan đến Phú Thọ đã vượt con số dự báo vào năm 2003 . Cụ thể đã đạt được những kết quả sau:
Lượng khách du lịch, cơ sở lưu trú, lực lượng lao động đều vượt so với số liệu dự báo; doanh thu tăng khá so với các tỉnh lân cận.
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, công trình dịch vụ được cải thiện cả về số lượng và chất lượng, tăng khả năng đón tiếp phục vụ du khách, góp phần làm thay đổi bộ diện mạo đô thị và hình ảnh của tỉnh.
- Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, giới thiệu về quê hương và con người Phú Thọ cũng được chú trọng, nhất là trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2007, Chương trình Du lịch về cội nguồn 2008...
- Công tác đầu tư được chú trọng và đúng hướng, thu hút nhiều nguồn lực đầu tư đem lại hiệu quả cao về kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Bằng nhiều chính sách, biện pháp, đặc biệt là chính sách thông qua du lịch để thu hút đầu tư đã tạo được một nguồn vốn đầu tư lớn từ các thành phần kinh tế không chỉ cho du lịch mà cả cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Tổ chức không gian du lịch đã hình thành, phát triển một số các khu, điểm, tuyến du lịch đáp ứng nhu cầu đi du lịch của du khách.
- Quản lý Nhà nước về du lịch đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan. Sở Thương mại - Du lịch Phú Thọ đã tham mưu giúp ủy ban Nhân dân tỉnh thực hiện được nhiều việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn
2.4. Các giải pháp phát triển nguồn khách du lịch của tỉnh Phú Thọ trong thời gian vừa qua.
Để phát triển nguồn khách du lịch quốc tế cũng như nội địa đến Phú Thọ, kinh doanh ngày càng có hiệu quả, làm cho du lịch có một vị thế xứng đáng trong sự phát triển kinh tế xã hội của Phú Thọ, cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ bao gồm các giả pháp ở tầm vĩ mô của các cơ quan quản lý Nhà nước và các giải pháp vi mô của các doanh nghiệp.
2.4.1. Các chính sách phát triển du lịch của tỉnh.
Hoàn thiện cơ chế chính sách du lịch: Luật du lịch được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/1/2006 là cơ sở vững chắc cho việc quản lý các hoạt động du lịch trên phạm vi toàn quốc.
Ngành Du lịch đang khẩn trương soạn thảo nghị định hướng dẫn thi hành luật Du lịch, Uỷ ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Thương mại Du lịch nghiên cứu và cụ thể hoá các văn bản nói trên thành những quyết sách, quy định chi tiết, phù hợp với điều kiện của địa phương và tạo hành lang pháp lý thuận lợi để đưa du lịch phát triển nhanh và bền vững.
Một thuận lợi cơ bản đối với du lịch Phú Thọ là từ năm 2006 Tỉnh uỷ đã có Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch, trong đó xác định giai đoạn đến năm 2010 phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Ngành du lịch cần căn cứ vào Nghị quyết này để tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh hoạch định các cơ chế chính sách phát huy sức mạnh tổng hợp như chính sách ưu tiên và khuyến khích đầu tư cho du lịch phát triển thông qua những ưu đãi (về đất đai, thuế, tín dụng, hỗ trợ đào tạo.) nhằm khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch nhất là các dự án ưu tiên đầu tư tại các khu trọng điểm phát triển du lịch, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh, xây dựng các khu du lịch, vui chơi giải trí thuộc quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
2.4.2. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch.
Hệ thống giao thông: Đầu tư xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Việt Trì và Việt Trì - Lào Cai với quy mô từ 4 đến 6 làn xe, dự kiến đi qua phía Bắc Phú Thọ; nâng cấp lên cấp III cho tuyến QL 2 đoạn Đền Hùng - Đoan Hùng, nâng cấp QL 70 lên cấp III, đoạn còn lại QL 32 lên cấp IV, duy trì, đảm bảo khai thác có hiệu quả QL 32C, QL 32B;
Nâng cấp một số tuyến đường tỉnh thành đường quốc lộ; Cải tạo mặt nhựa các tuyến đường tỉnh; mở rộng một số tuyến đường huyện, đạt 40% mặt nhựa hoặc bê tông xi măng. Gia cố vật liệu cứng, đạt 80% mặt đường nông thôn được gia cố; Cải tạo nâng cấp cơ bản toàn bộ mạng lưới đường huyện, từng bước nâng cấp 100% các tuyến đường đạt cấp V hoặc cấp VI miền núi, mặt nhựa hay bê tông xi măng.
Tiếp tục phát triển đường đô thị Việt Trì và thành phố Phú Thọ; hoàn thiện đường sông Thao thành vành đai thành phố Việt Trì; xây dựng trục đường đô thị của thị xã Phú Thọ nối ra các tuyến QL 2 và đường Hồ Chí Minh.
Cải tạo nâng cấp năng lực tuyến Hà Nội - Lào Cai, chuẩn bị cho đầu tư tuyến đường sắt đôi Hà Nội - Lào Cai vào năm 2010; Đưa tuyến đường sắt ra khỏi khu vực thành phố Việt Trì; Nâng cấp và cải tạo các nhà ga hiện có thành các nhà ga tổng hợp vận chuyển khách và hàng hóa.
Nâng cấp tuyến đường thuỷ Việt Trì - Tuyên Quang đạt tiêu chuẩn cấp III; Tuyến Hà Nội - Lào Cai đạt tiêu chuẩn cấp III, đoạn Hà Nội - Việt Trì đạt cấp II; Tuyến dọc sông Đà, đoạn Việt Trì - Hòa Bình đạt cấp III và IV; xây dựng các bến tàu thuyền chuyên dùng phục vụ khách du lịch và vận chuyển hành khách dọc sông Hồng, sông Đà, sông Lô.
Cấp điện: Giai đoạn 2010 - 2015 xây dựng trạm 500kv công suất 1x450 MVA cung cấp từ tuyến đường dây 500 KV mạch kép Sơn La - Việt Trì- Sóc Sơn và tuyến 500KV Lào Cai- Việt Trì, nhập khẩu từ Trung Quốc; nâng công suất trạm 220 KV Việt Trì 125 + 250MVA; Xây dựng mới trạm 220 KV Phú Thọ đặt tại huyện Thanh Ba công suất 1x125MVA vào năm 2012 - 2013 để đảm bảo cấp nguồn cho các trạm 110KV; cải tạo 4 trạm 110KV; xây dựng mới 10 trạm 110KV.
Cấp, thoát nước: Nâng mức cấp nước trên địa bàn tỉnh từ 162.496 m3/ngđ lên 280.505 m3/ngđ. Trong đó khu vực đô thị là 180.302 m3/ngđ, khu vực nông thôn là 100.203 m3/ngđ; từng bước nâng cao chỉ tiêu cấp nước trên đầu người, đảm bảo cung cấp cho 100% số dân trên địa bàn tỉnh.
Nước thải sinh hoạt tại các đô thị thoát nước theo chu trình: bể tự hoại, công thu nước bẩn, trạm bơm, công trình sử lý nước bẩn; Nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư nông thôn thoát nước theo chu trình: Mương xây, xả ra ao hồ, làm sạch sinh học tự nhiên, tưới nông nghiệp. Mỗi khu công nghiệp đều phải xử lý nước bẩn công nghiệp riêng, đạt tiểu chuẩn môi trường.
2.4.3. Công tác tuyên truyền và quảng bá về du lịch
Sản phẩm du lịch khác với các sản phẩm hàng hoá là sản phẩm du lịch không thể đem đến nơi khác trưng bày được, vì vậy việc quảng bá đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để góp phần cùng với các hoạt động khác nhằm phát triển nguồn khách trong thời gian tới Phú Thọ cần đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch nhằm tác động trực tiếp đến khách hàng và thị trường.
Vai trò của công nghệ thông tin ngày càng lớn, vì vậy cần nhanh chóng xây dựng trang Web cho ngành du lịch của tỉnh. Đây chính là con đường ngắn và nhanh nhất để đưa các thông tin về du lịch Phú Thọ đến với khách du lịch khắp trên toàn thế giới.
Xây dựng chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch hàng năm theo chuyên đề, gắn với xúc tiến quảng bá du lịch khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và cả nước; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan thông tin đối ngoại, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, Tổng cụ Du lịch để xúc tiến quảng bá hình ảnh của du lịch Phú Thọ ra nước ngoài để thu hút các doanh nghiệp đầu tư và thu hút khách du lịch.
Tăng cường cung cấp thông tin, hướng dẫn cho khách du lịch, xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng, đặc biệt là ở thành phố Việt Trì, khu di tích Đền Hùng...
Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, quảng bá về những sự kiện sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn Tỉnh như văn hoá thể thao, lễ hội truyền thống... tổ chức các chiến dịch xúc tiến, sự kiện quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của địa phương, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.
Đẩy mạnh chương t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28541.doc