Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các Khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA CÁC KCN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH ĐỒNG NAI 3

1.1. Khái niệm về KCN. 3

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai. 4

1.2.1. Các nhân tố vĩ mô. 4

1.2.1.1. Các nhân tố kinh tế-xã hội trong nước. 4

1.2.1.2. Các nhân tố bối cảnh khu vực và quốc tế. 10

1.2.2. Các nhân tố vi mô. 11

1.3. Tổng quan về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua 13

1.3.1. Tốc độ tăng trưởng và quy mô của nền kinh tế. 13

1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 14

1.3.3. Xuất-nhập khẩu. 15

1.3.4. Thu chi ngân sách. 16

1.3.5. Phát triển các ngành kinh tế 18

1.3.6. Thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển doanh nghiệp 19

1.3.7. Phát triển các lĩnh vực xã hội. 20

1.3.8. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. 21

1.3.9. Đầu tư phát triển. 21

1.4. Giới thiệu về các KCN của tỉnh Đồng Nai. 22

1.4.1. KCN Biên Hòa 1. 22

1.4.2. KCN Biên Hòa 2. 23

1.4.3. KCN Gò Dầu. 23

1.4.4. KCN Amata. 23

1.4.5. KCN Loteco. 24

1.4.6. KCN Hố Nai. 24

1.4.7. KCN Sông Mây. 25

1.4.8. KCN Nhơn Trạch 1. 25

1.4.9. KCN Nhơn Trạch 2. 25

1.4.10.KCN Nhơn Trạch 3. 26

1.4.11.KCN Nhơn Trạch 5. 26

1.4.12. KCN Dệt may. 26

1.4.13. KCN Nhơn Trạch 6. 26

1.4.14. KCN Tam Phước. 27

1.4.15. KCN An Phước. 27

1.4.16. KCN Long Thành. 27

1.4.17. KCN Định Quán. 27

1.4.18. KCN Nhơn Trạch II - Nhơn Phú. 28

1.4.19. KCN Nhơn trạch II - Lộc Khang. 28

1.4.20. KCN Thạnh Phú. 28

1.4.21. KCN Xuân Lộc. 28

1.4.22. KCN Bàu Xéo. 29

1.4.23. KCN Tân Phú. 29

1.4.24. KCN Agtex Long Bình. 29

1.5. Vai trò của các KCN đối với phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai. 29

1.5.1. Vai trò của các KCN ở Đồng Nai. 29

1.5.1.1. Đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đồng Nai. 29

1.5.1.2. Đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế cao của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua. 31

1.5.1.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng Nai theo hướng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp: 31

1.5.1.4. Góp phần đẩy nhanh thực hiện công nghiệp hóa nông thôn. 32

1.5.1.5. Giải quyết việc làm và đào tạo lao động. 33

1.5.1.6. Góp phần nâng cao trình độ công nghệ, HĐH cách thức quản lý sản xuất. 34

1.5.2. Những tồn tại trong việc phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua. 35

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC KCN CỦA TỈNH 37

2.1. Thực trạng nguồn nhân lực ở tỉnh ĐồngNai 37

2.1.1. Dân số 37

2.1.2. Lao động 38

2.1.2.1. Lao động trong toàn tỉnh Đồng Nai 38

2.1.2.2. Lao động trong khu vực công nghiệp của tỉnh Đồng Nai 39

2.2. Nhu cầu lao động trong các KCN của tỉnh Đồng Nai năm 2008. 46

2.3. Thực trạng thu hút và sử dụng lao động trong các KCN của tỉnh Đồng Nai 50

2.3.1. Hiện trạng đội ngũ lao động trong các KCN của tỉnh Đồng Nai. 50

2.3.1.1. Đặc điểm chung của lao động trong các KCN của tỉnh Đồng Nai. 50

2.3.1.2. Đặc điểm của lao động nhập cư trong các KCN của tỉnh Đồng Nai. 53

2.3.2. Thu nhập và đời sống người lao động trong các KCN Đồng Nai hiện nay. 54

2.3.2.1. Thu nhập của người lao động 54

2.3.2.2. Đời sống của người lao động. 55

2.3.3. Thực trạng thu hút lao động trong các KCN ở Đồng Nai. 57

2.3.4. Tác hại của việc thiếu hụt lao động 61

2.3.5. Một số nguyên nhân của việc thiếu hụt lao động. 62

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHO CÁC KCN CỦA TỈNH ĐỒNG NAI 65

3.1. Dự báo về nguồn nhân lực ở Đồng Nai trong thời gian tới. 65

3.1.1. Dự báo về dân số. 65

3.1.2. Dự báo về cung lao động. 65

3.2. Dự báo về nhu cầu sử dụng lao động trong các KCN của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010 67

3.3. Một số giải pháp chủ yếu. 69

3.3.1. Cải thiện thu nhập và phúc lợi cho người lao động. 69

3.3.2. Nâng cao đời sống văn hóa người lao động 71

3.3.3. Củng cố, ổn định quan hệ lao động trong doanh nghiệp. 72

3.3.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 74

3.3.5. Phát triển hệ thống giao dịch thị trường lao động 77

3.3.6. Phối hợp với các tỉnh lân cận trong việc đào tạo và giới thiệu lao động cho các doanh nghiệp KCN Đồng Nai. 80

3.3.7. Chính sách đối với lao động nhập cư tại các KCN: 81

3.3.7.1.Chính sách về hộ khẩu. 82

3.3.7.2. Chính sách về nhà ở. 83

3.3.7.3. Các chính sách tạo ra sự công bằng xã hội. 86

3.3.7.4. Các chính sách trong nội bộ doanh nghiệp. 87

KẾT LUẬN 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các Khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biệt là phát triển công nghiệp, từ đó tăng số lượng công nhân Đồng Nai với chất lượng ngày càng cao hơn trong các khu vực kinh tế, được thể hiện cụ thể qua quá trình hình thành và phát triển như sau: Số lượng và cơ cấu đội ngũ công nhân trong các thành phần kinh tế Đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có 338.420 lao động công nghiệp, chiếm 30,89% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Trong đó, lao động khu vực có VĐTNN là 230.400 người, chiếm 68,08%; lao động khu vực kinh tế trong nước (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể và kinh tế hỗn hợp) là 108.020 người chiếm 31,92%. Cùng với sự tăng trưởng quy mô nền kinh tế, số lượng công nhân tăng trưởng nhanh theo xu hướng giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Nếu như tốc độ tăng trưởng số lượng công nhân giai đoạn 1986-1990 chỉ có 5,5%, chủ yếu khối kinh tế trong nước, đã tăng lên đến 14,76% ở giai đoạn 1991-1995, chính là nhờ kết quả thực hiện đường lối đổi mới kinh tế. Giai đoạn 1996-2000 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế-tài chính khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 13,66% và tăng nhanh vào giai đoạn 2001-2005 đạt đến 19,11%. Bảng 1.8- LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TRONG CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: người Chỉ tiêu 1990 1995 2001 2005 Tổng số 39.181 77.996 168.133 338.420 1.Khu vực có VĐTNN - 23.027 93.510 230.400 2.Khu vực KT trong nước 39.181 54.969 74.623 108.020 - Kinh tế Nhà nước 22.375 29.163 28.147 27.270 - Kinh tế ngoài quốc doanh + Kinh tế tập thể + Kinh tế tư nhân + Kinh tế cá thể + Kinh tế hỗn hợp 16.806 - - - - 25.806 328 5.568 17.384 2.526 46.476 813 8.899 19.425 17.339 80.750 900 17.500 26.450 35.900 Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm của Cục thống kê Đồng Nai Bảng 1.9- TỶ TRỌNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP TRONG THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở TỈNH ĐỒNG NAI ĐVT: % Chỉ tiêu CƠ CẤU TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG 1990 1995 2001 2005 1995/1990 2001/1995 2005/2001 Tổng số 100 100 100 100 14,76 13,66 19,11 1.Khu vực có VĐTNN - 29,52 55,62 68,08 282,9 26,31 25,28 2.Khu vực KT trong nước 100 70,48 44,38 31,92 7,00 5,23 9,69 - Kinh tế nhà nước 57,11 37,39 16,74 8,06 5,44 -0,59 -0,79 - Kinh tế ngoài quốc doanh + Kinh tế tập thể + Kinh tế tư nhân + Kinh tế cá thể + Kinh tế hỗn hợp 42,89 - - - - 33,09 0,43 7,13 22,29 3,24 27,64 0,48 5,29 11,55 10,32 23,86 0,27 5,17 7,81 10,61 8,96 - - - - 10,30 16,33 8,13 1,87 37,86 14,81 2,57 18,42 8,02 19,95 Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm của Cục thống kê Đồng Nai Qua b ảng trên ta nhận thấy: - Số lượng công nhân tăng trưởng nhanh trong khu vực kinh tế có VĐTNN, khu vực kinh tế trong nước tăng lên nhưng tốc độ chậm hơn, chủ yếu tăng trưởng ở thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp, thành phần kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tăng thấp còn kinh tế nhà nước không tăng mà còn giảm sút. - Công nhân khu vực kinh tế có VĐTNN được hình thành từ năm 1992 với 400 người làm việc trong 4 dự án đầu tư nước ngoài. Cùng với tăng nhanh thu hút đầu tư nước ngoài, hình thành các KCN tập trung đã thu hút lao động trẻ từ mọi miền đất nước, nhất là các tỉnh miền Bắc, duyên hải miền Trung, các tỉnh miền Tây Nam bộ hội tụ về Đồng Nai kiếm việc làm nên số lượng công nhân trong các doanh nghiệp có VĐTNN cũng tăng lên nhanh chóng, năm 1995 có 23.027 người, năm 2001 có 93.510 người và đạt 230.400 người vào năm 2005. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1990 - 1995 là 282,96%/năm; giai đoạn 1996 – 2000 đạt 26,31% năm, giai đoạn 2001-2005 đạt 25,28% năm. - Công nhân trong khu vực kinh tế nhà nước tăng 5,44% năm giai đoạn 1990 - 1995; giai đoạn 1996 - 2000 do quá trình đổi mới sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước theo hướng cổ phần hóa thu hút vốn đầu tư, đổi mới cơ chế quản lý, tăng hiệu quả hoạt động, phù hợp với tiến trình xây dựng nền kinh tế thị trường, lao động của khu vực kinh tế nhà nước giảm sút 0,59% năm, và giai đoạn 2001 – 2005 tiếp tục giảm sút 0,79%. - Kinh tế tập thể tuy được giữ vững về số lượng nhưng quy mô, tỷ trọng lao động tham gia khu vực kinh tế này còn nhỏ bé, chiếm chưa đến 0,5% tổng lao động, giai đoạn 1996 - 2000 tăng trưởng 16,33% do ít nhiều ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực, nhưng giai đoạn 2001 – 2005 khu vực kinh tế này cũng không thu hút thêm nhiều lao động, tốc độ tăng trưởng lao động cũng chỉ đạt 2,57% năm. - Khu vực kinh tế tư nhân, với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp đã thu hút đầu tư phát triển nhanh khu vực kinh tế dân doanh làm tăng số lượng công nhân trong khu vực kinh tế này. Số lượng công nhân tăng trưởng nhanh đạt 8,13% giai đoạn 1996 – 2000 và đạt 18,42% vào giai đoạn 2001-2005. - Khu vực kinh tế cá thể do chuyển đổi thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty theo Luật Doanh nghiệp, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước nên số lượng công nhân trong khu vực này chỉ tăng 1,87% giai đoạn 1996 - 2000, tăng 8,02% giai đoạn 2001 - 2005. - Khu vực kinh tế hỗn hợp tỏ ra hoạt động có hiệu quả, thu hút thêm nhiều lao động nên số lượng lao động tham gia khu vực này tăng trưởng nhanh giai đoạn 1996 - 2000 đạt 37,86%, tuy giảm sút nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng là 19,95% giai đoạn 2001 – 2005, cao hơn tốc độ tăng trưởng lao động chung của nền kinh tế (19,11%). Cơ cấu công nhân trong một số ngành sản xuất vật chất Xét theo cơ cấu ngành sản xuất vật chất, số lượng công nhân ngành sản xuất công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên. Trong thời gian 1986-2000, số lượng công nhân ngành công nghiệp chế biến chiếm 72,50% vào năm 2000 tổng số lao động ngành sản xuất vật chất, đã tăng nhanh thời kỳ 2001-2005, chiếm 76,54% năm 2005. Lao động trong các ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, ngành xây dựng, ngành vận tải kho bãi, thông tin bưu điện, mặc dù tăng về số lượng nhưng tốc độ tăng trưởng chậm hơn ngành công nghiệp nên giảm tỷ trọng lao động trong tổng số lao động ngành sản xuất vật chất. Lao động ngành sản xuất, phân phối điện, từ chỗ chiếm tỷ trọng 1,25% vào năm 1990, giảm còn 0,99% vào năm 1995, 1,05% năm 2000, chỉ còn 0,88% năm 2005. Lao động trong ngành xây dựng chiếm 13,84% năm 1990, còn 15,33% năm 1995, 15,13% vào năm 2000 và chiếm 13,19% vào năm 2005. Lao động trong ngành vận tải kho bãi, thông tin bưu điện, từ chỗ chiếm 11,06% năm 1990, tăng lên 11,13% năm 1995, 11,32% năm 2000, giảm xuống còn 9,42% vào năm 2005 (xem bảng sau). Bảng 1.10 - CƠ CẤU CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ NGÀNH SẢN XUẤT VẬT CHẤT QUA CÁC THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2005 ĐVT: % Ngành sản xuất vật chất 1990 1995 2000 2005 Toàn tỉnh -    Ngành công nghiệp -    Ngành SX phân phối điện khí đốt -    Ngành xây dựng - Ngành vận tải kho bãi, thông tin bưu điện 100,00 73,78 1,25 13,84 11,06 100,00 72,55 0,99 15,33 11,13 100,00 72,50 1,05 15,13 11,32 100,00 76,54 0,88 13,19 9,42 Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm của Cục Thống kê Đồng Nai Nhìn chung số lượng công nhân ở tỉnh Đồng Nai ngày càng đông, với tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước, chủ yếu tập trung ngành sản xuất công nghiệp. Chất lượng đội ngũ giai cấp công nhân Đồng Nai không ngừng nâng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng nhiều lên, vị thế xã hội, vị trí vai trò của giai cấp công nhân Đồng Nai trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, quá trình hình thành và phát triển giai cấp công nhân Đồng Nai, nhất là trong thời kỳ đổi mới đã đặt ra nhiều vấn đề, như trong khi khu vực kinh tế có VĐTNN, khu vực kinh tế dân doanh tỏ ra thu hút nhanh chóng lực lượng lao động, thì khu vực kinh tế Nhà nước đang trong quá trình đổi mới, sắp xếp giảm lực lượng lao động. Điều này phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước thực hiện đổi mới nền kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý Nhà nước, tỷ lệ lao động qua đào tạo có tăng lên nhưng tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn, tốc độ tăng trưởng tuy cao nhưng chưa thật sự vững chắc, đời sống của công nhân còn nhiều khó khăn. Thực tế này cũng đặt ra nhiều vấn đề trong xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ giai cấp công nhân, thực sự xứng đáng là giai cấp tiên phong lãnh đạo xã hội, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo cho công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng đi đến thắng lợi. Lao động trong các ngành công nghiệp chủ lực của Đồng Nai trong thời gian gần đây. - Ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm. Lao động của ngành đến năm 2005 có 34.393 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 – 2005 là 8%/năm, trong đó giai đoạn 2001 – 2005 tăng nhanh, bình quân 8,2%/năm. Cơ cấu lao động so với toàn ngành có xu hướng giảm dần từ 20,3% năm 1995 xuống 15,5% năm 2000 và còn 10,6% năm 2005, do các ngành thu hút nhiều lao động trong thời gian qua tăng nhanh. - Ngành công nghiệp cơ khí. Lao động của ngành đến năm 2005 có 29.809 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 – 2005 là 17,6%/năm. Cơ cấu lao động so với toàn ngành có xu hướng tăng từ 7,5% năm 1995 lên 7,6 năm 2000 và 9,2% năm 2005. - Ngành công nghiệp dệt may, giày dép. Lao động của ngành đến năm 2005 có 148.278 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 – 2005 là 17,7%/năm, trong đó giai đoạn 2001 – 2005 tăng nhanh, bình quân 18,8%/năm. Cơ cấu lao động so với toàn ngành có xu hướng tăng lên từ 37,2% năm 1995 lên 42% năm 2000 và 45,7% năm 2005, do thời gian qua ngành có nhiều nhà đầu tư. Đây là ngành thu hút nhiều lao động nhất trong các ngành công nghiệp, với tỷ lệ lao động như hiện nay thì việc giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động là hết sức khó khăn. - Ngành công nghiệp hoá chất, cao su, plastic. Lao động của ngành đến năm 2005 có 19.885 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 – 2005 là 22,3%/năm, là ngành có tốc độ tăng lao động cao trong các ngành công nghiệp, do có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất các loại sản phẩm hoá chất tiêu dùng. Cơ cấu lao động so với toàn ngành có xu hướng tăng từ 3,4% năm 1995 lên 6,1% năm 2005. - Ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng. Lao động của ngành đến năm 2005 có 19.653 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 – 2005 là 4,3%/năm, trong đó giai đoạn 2001 – 2005 tăng nhanh, bình quân 8,2%/năm. Cơ cấu lao động so với toàn ngành có xu hướng giảm dần từ 16,6% năm 1995 xuống 8,9% năm 2000 và xuống còn 6,1% năm 2005, do các ngành thu hút nhiều lao động trong thời gian qua tăng nhanh. - Ngành công nghiệp điện và điện tử. Lao động của ngành đến năm 2005 có 25.873 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 – 2005 là 29,4%/năm, là ngành có tốc độ tăng lao động lớn nhất trong các ngành công nghiệp chủ yếu. Điều này cũng phần nào nói lên mặc dù công nghiệp điện, điện tử (nhất là lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử) của Đồng Nai tuy phát triển và là ngành mang tính công nghệ cao, nhưng nhìn chung vẫn còn mang nhiều tính thủ công trong sản xuất. Cơ cấu lao động tăng từ 2,5% năm 1995 lên 8,1% năm 2000 và giảm còn 8% năm 2005. - Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất gỗ. Lao động của ngành đến năm 2005 có 38.275 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 – 2005 là 21,1%/năm. Cơ cấu lao động so với toàn ngành có xu hướng tăng từ 7,2% năm 1995 lên 8,2% năm 2000 và 11,8% năm 2005. Đây cũng là ngành thu hút nhiều lao động. - Ngành công nghiệp giấy. Lao động của ngành đến năm 2005 có 7.142 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1996 – 2005 là 7,5%/năm. Cơ cấu lao động so với toàn ngành có xu hướng giảm từ 4,5% năm 1995 xuống 2,2% năm 2005. 2.2. Nhu cầu lao động trong các KCN của tỉnh Đồng Nai năm 2008. Năm 2008, các KCN của tỉnh có nhu cầu về lao động rất lớn: 54.152 người. Đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng là thành phố Biên Hoà với số lượng 26.587 người, chiếm 49,1% nhu cầu toàn tỉnh; dự kiến các doanh nghiệp sẽ hoạt động trong năm 2008 cần khoảng 2.000 lao động. Trong số hơn 54.000 lao động này, nhu cầu về lao động phổ thông là 19.089 người (chiếm 35,25% tổng nhu cầu), nhu cầu về lao động có tay nghề từ trình độ công nhân kỹ thuật đến đại học là 35.063 (chiếm 64,75 tổng nhu cầu). Trong số các lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật cần tuyển, toàn tỉnh cần trên 13.000 lao động trong lĩnh vực dệt may, giày dép (chiếm tới 24,3 nhu cầu lao động toàn tỉnh), đây là ngành thu hút nhiều lao động nhất trong các ngành công nghiệp của tỉnh Đồng Nai. (Xem bảng 1.11) Toàn tỉnh có 23 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển trên 500 lao động, trong đó công ty giày Việt Vinh (KCN Sông Mây, huyện Trảng Bom) cần tới 5.600 lao động. Trong 23 doanh nghiệp này có tới 14 doanh nghiệp thuộc thành phố Biên Hoà, 2 doanh nghiệp thuộc huyện Long Thành, 3 doanh nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, 4 doanh nghiệp thuộc huyện Trảng Bom. (Xem bảng 1.12) TÊN DOANH NGHIỆP Tổng số 1=2+6+13 Đại học, cao đẳng Trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật Lao động phổ thông 13 Tổng 2=3+4+5 KỹThuật 3 Kinh tế 4 Khác 5 Tổng 6=7+8+9+10+11+12 Cơ khí 7 Điện, Điện tử 8 Hóa chất 9 Dệt may, giày dép 10 Mộc 11 Khác 12 TOÀN TỈNH 54.152 3.268 1.778 855 635 31.795 6.808 4.621 2.800 13.147 1.170 3.249 19.089 1. TP BIÊN HÒA 26.587 1.643 918 451 274 16.312 4.543 3.313 956 5.427 182 1.891 8.632 KCN BIÊN HÒA 1 3.447 252 156 43 53 2.428 322 183 184 1.230 82 427 767 KCN BIÊN HÒA 2 VÀ CỤM TÂN TIẾN 14.003 1.002 560 289 153 8.321 2.874 2.501 400 1.637 0 909 4.680 KCN AMATA 2.175 139 66 44 29 1.288 249 177 280 420 0 162 748 KCN LOTECO 3.962 125 64 34 27 2.425 948 322 92 570 100 393 1.412 CÁC VỊ TRÍ KHÁC 3.000 125 72 41 12 1.850 150 130 0 1.570 0 0 1.025 2. HUYỆN LONG THÀNH : 4.872 314 159 83 72 2.664 363 185 907 260 638 311 1.894 KCN GÒ DẦU 732 55 31 16 8 409 36 26 195 0 30 122 268 KCN TAM PHƯỚC 3.270 141 75 43 23 1,834 184 110 513 260 608 159 1.295 KCN LONG THÀNH 870 118 53 24 41 421 143 49 199 0 0 30 331 3. HUYỆN NHƠN TRẠCH 5.751 263 129 60 74 3.091 834 495 387 935 0 440 2.397 KCN NHƠN TRẠCH I 3.882 174 90 41 43 2.146 694 303 60 895 0 194 1.562 KCN NHƠN TRẠCH II 519 33 14 9 10 248 33 105 0 40 0 70 238 KCN NHƠN TRẠCH III 1.330 56 25 10 21 697 107 87 327 0 0 176 577 KCN NHƠN TRẠCH V 20 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 20 4. HUYỆN VĨNH CỬU 2.130 100 70 20 10 1.200 30 20 0 1.150 0 0 830 5. HUYỆN TRẢNG BOM 12.504 644 372 151 121 7.225 728 448 370 5.075 150 454 4.635 KCN HỐ NAI 2.019 178 85 45 48 970 262 137 250 125 0 196 871 KCN SÔNG MÂY 9.657 440 276 98 66 5.900 424 284 20 4.950 0 222 3.317 KCN BÀU XÉO 828 26 11 8 7 355 42 27 100 0 150 36 447 6. HUYỆN LONG KHÁNH 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7. HUYỆN ĐỊNH QUÁN 8 4 0 0 4 3 0 0 0 0 0 3 1 8. DN HƯỞNG Q.CHẾ KCN-KCX 300 100 50 30 20 100 10 10 80 0 0 0 100 9.CÁC DN SẼ HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2008 2.000 200 80 60 60 1.200 300 150 100 300 200 150 600 Bảng 1.11- NHU CẦU LAO ĐỘNG TRONG CÁC KCN TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2008 (ĐVT: người) (Nguồn: Sở LĐTB & XH tỉnh Đồng Nai) Bảng 1.12- CÁC DOANH NGHIỆP TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TỪ 500 NGƯỜI TRỞ LÊN-NĂM 2008 Số TT TÊN DOANH NGHIỆP Tổng số 1=2+6+13 Đại học, cao đẳng Trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật Lao động phổ thông 13 (Nguồn:Sở LĐTB & XH tỉnh Đồng Nai) Tổng 2=3+4+5 Kỹ thuật 3 Kinh tế 4 Khác 5 Tổng 6=7+8+9+10+11+12 Cơ khí 7 Điện,Điện tử 8 Hóa chất 9 Dệt may, giày dép 10 Mộc 11 Khác 12 1 Cty Saitex International 715 15 8 3 4 500 70 45 10 300 75 200 2 Cty CP May Đồng Nai 1.250 75 50 10 15 1.050 100 50 850 50 125 3 Cty TAE KWANG 2.200 35 20 10 5 1.270 50 30 1.150 40 895 4 Cty Điện Tử VIỆT TƯỜNG 900 20 15 4 1 530 100 350 50 30 350 5 Cty MABUCHI MOTOR-VN 2.010 20 15 3 2 1.165 200 800 165 825 6 Cty TNHH Oto Truong Hai 4.154 620 350 200 70 2.409 1.700 500 209 1.125 7 Cty CP Lilama 45.4 788 66 40 9 17 722 450 200 72 0 8 Cty Sanyo Di Solutions Việt Nam 520 10 6 2 2 300 50 200 50 210 9 Cty TNHH Namyang International VN 500 20 10 4 6 300 20 10 250 20 180 10 Cty TNHH YUPOONG Việt Nam 500 10 4 5 1 300 20 10 250 20 190 11 Cty Seorim 2.000 50 30 15 5 1.250 800 100 100 250 700 12 Cty LẠC CƯỜNG 500 15 10 4 1 300 20 10 270 0 185 13 Cty POUCHEN VN 2.000 90 50 30 10 1.200 100 100 1.000 0 710 14 Cty CỰ HÙNG 500 20 12 7 1 350 30 20 300 0 130 15 Cty TNHH Sản xuất đồ mộc CHIEN-VN 600 2 1 1 350 30 20 10 280 10 248 16 Cty TNHH A First Vina 500 21 14 6 1 310 20 15 260 15 169 17 Cty High Point Việt Nam 1.400 5 3 1 1 800 50 50 680 20 595 18 Cty TNHH Kỹ nghệ J & V 1.280 60 35 15 10 740 500 150 90 480 19 Cty CN Cao su Chính Tân 575 27 16 5 6 330 30 25 250 25 218 20 Cty GIÀY VIỆT VINH 5.600 300 200 60 40 3.000 200 100 2.600 100 2.300 21 Cty HH Đồng Nai Bochang Quốc tế 1.700 80 50 20 10 1.565 100 60 1.350 55 55 22 Cty Dona Pacific Việt Nam 2.000 40 20 15 5 1.200 100 100 1.000 0 760 23 Cty TNHH Sanlim Furniture VN 500 10 5 4 1 300 10 10 100 150 30 190 TỔNG CỘNG 32.692 1.611 964 432 215 20.241 4.750 2.955 420 10.260 530 1.326 10.840 2.3. Thực trạng thu hút và sử dụng lao động trong các KCN của tỉnh Đồng Nai 2.3.1. Hiện trạng đội ngũ lao động trong các KCN của tỉnh Đồng Nai. Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, Đồng Nai đã kịp thời nắm bắt và khai thác những tiềm năng lợi thế của tỉnh, phát triển công nghiệp, dịch vụ, đẩy mạnh giải quyết việc làm, thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế nhanh và bền vững với tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước. Đội ngũ lao động công nghiệp ở Đồng Nai không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. 2.3.1.1. Đặc điểm chung của lao động trong các KCN của tỉnh Đồng Nai. Về số lượng: Theo thống kê của Sở LĐTB & XH năm 2006, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai số lao động từ 15 tuổi trở lên là 1,45 triệu người, chiếm khoảng 63,2% dân số. Trong đó, số lao động tham gia các ngành kinh tế khoảng trên 1,1 triệu người. Cả tỉnh có khoảng 270.000 lao động làm việc trong 21 KCN. Đến cuối năm 2007, Đồng Nai có: 24 KCN được Chính phủ phê duyệt; 961 dự án đầu tư, tổng số vốn lên đến 10.423,95 triệu USD; 688 dự án đang hoạt động sản xuất, kinh doanh với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 8.381 triệu USD. Song song với phát triển kinh tế và chính sách mở cửa hội nhập, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Đồng Nai đã thu hút một lượng lớn công nhân lao động. Cuối năm 2007, Đồng Nai có khoảng 400.000 công nhân, viên chức lao động. Số lao động trong các doanh nghiệp có VĐTNN tăng nhanh, trong đó gần 60% là lao động từ các nơi khác đến, phần lớn họ đều có trình độ từ trung học phổ thông trở lên. Tổng số lao động trong 24 KCN khoảng 301.133 người, trong đó lao động người nước ngoài là 3.839 người. Tuy nhiên, những năm gần đây, do thiếu lao động, nên một số doanh nghiệp đã tuyển cả những lao động mới có trình độ tiểu học, (như ngành giày da, may mặc). Đại bộ phận công nhân lao động ở Đồng Nai hiện nay còn trẻ, độ tuổi bình quân từ 18 đến 35, chiếm tỉ lệ 72,55%. Họ là những học sinh tốt nghiệp phổ thông, chủ yếu là từ nông thôn. Số công nhân nhập cư chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu lao động. Về chất lượng: Các số liệu trên cho thấy chất lượng lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai chưa cao, số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học còn ít, công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp, phần lớn là lao động phổ thông và đang có xu hướng ngày càng tăng về số lượng. Năm 2006, Lực lượng lao động tại các KCN ở Đồng Nai có trình độ và qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại đến 70% lao động chưa qua đào tạo. Do đó, các doanh nghiệp thường phải đào tạo lại lao động sau khi đã nhân vào nhà máy làm việc. Còn theo một kết quả khảo sát do Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai thực hiện tại 543 doanh nghiệp trên địa bàn thì lao động có trình độ sau đại học là 0,2%, đại học 6,14%, cao đẳng - trung cấp 5,96%, trung học phổ thông 49,47%, sơ cấp 32,26%. Hiện nay, trong đội ngũ công nhân Đồng Nai kiến thức, trình độ và tính chất nghề nghiệp rất khác nhau: - Về kiến thức văn hóa: Kiến thức văn hóa là "chìa khóa" đi vào khoa học - kỹ thuật đã được nâng lên nhiều so với trước. Theo kết quả điều tra gần đây của Cục Thống kê và Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai: trong số 30 nghìn lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn còn 8,35% có trình độ văn hóa tiểu học, 52,19% trình độ trung học cơ sở và 39,46% trình độ trung học phổ thông. Gần đây, có 21,5% trong số công nhân có trình độ học vấn thấp đang theo học các lớp bổ túc văn hóa để nâng cao trình độ, do đó cần phát huy ưu điểm này trong công nhân. - Về chuyên môn, kỹ thuật: Công nhân bậc 1-3 chiếm tỷ lệ 66,51%, bậc 4-5 chiếm tỷ lệ 25,01%, bậc 6 và 7 chiếm tỷ lệ 6,88%. Số công nhân có tay nghề thấp hiện đang tích cực học tập, rèn luyện tay nghề để vươn lên đáp ứng công việc đang đảm nhận (49,2%). - Về lý luận chính trị: Kết quả cuộc điều tra cho thấy có 68,26% công nhân chưa có trình độ lý luận chính trị; 6,2% số công nhân là đảng viên. Tổ chức đảng hoạt động tốt chiếm 35,7%; công đoàn chiếm 45,5%; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chiếm 24,6%, Hội Cựu chiến binh chiếm 5,9%. Thể lực của lao động công nghiệp Đồng Nai và cũng là đặc điểm chung của người Việt Nam nhìn chung còn thấp kém, phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu cường độ làm việc của xã hội công nghiệp hiện đại và các chuẩn quốc tế. Đội ngũ công nhân Đồng Nai chưa quen với tác phong công nghiệp, còn phân tán, thiếu chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, lúng túng khi tiếp cận với công nghệ hiện đại, ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần hợp tác và kỹ năng làm việc theo nhóm còn thấp. Việc có tỷ lệ khá cao người lao động đang làm việc tự ý bỏ hợp đồng để tìm kiếm công việc khác đã và đang làm đau đầu các nhà quản lý; sự kiện rất nhiều người lao động làm việc tại các KCN về quê ăn tết rồi bỏ việc diễn ra thường xuyên hàng năm trong mấy năm gần đây là một minh chứng, làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về lao động, ảnh hưởng đến việc thực hiện các hợp đồng giao hàng. Mặc dù còn những điểm hạn chế, yếu kém trên, song nhìn chung lao động công nghiệp Đồng Nai có khả năng tiếp thu nhanh, thông minh, cần cù, khéo tay và đang tích cực học tập, rèn luyện. 2.3.1.2. Đặc điểm của lao động nhập cư trong các KCN của tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, tỉnh Đồng Nai có 24 KCN, sử dụng 301.133 lao động. Trong đó lao động lao động nhập cư từ các tỉnh chiếm khoảng 70% hay khoảng 200.000 lao động nhập cư làm việc trong các KCN. Đặc điểm của lao động nhập cư vào KCN của tỉnh: - Lao động nhập cư chủ yếu từ nông thôn, nhất là từ Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đặc điểm này cho thấy, họ phần lớn là nông dân, chưa quen cuộc sống đô thị và nếp sống công nghiệp. - Lao động nhập cư đa số là thanh niên, còn trẻ, độ tuổi từ 20 đến 35 là chủ yếu, chiếm hơn 70% số lao động nhập cư. Lao động thanh niên có những đặc trưng riêng, nhu cầu riêng, đặc biệt là nhu cầu về tinh thần, nhu cầu về giao tiếp xã hội rất lớn. - Trong số lao động nhập cư lao động nữ chiếm tỷ trọng đáng kể (gần 60%). Sở dĩ tỷ trọng lao động nữ cao vì KCN hiện nay chủ yếu là dệt, may, giày da,… thích hợp với lao động nữ; mặt khác, ở nông thôn lao động nam đang khan hiếm hơn và cần thiết hơn. Lao động nhập cư là nữ lại trẻ là yếu tố vừa thuận lợi cho các doanh nghiệp trong các KCN nhưng cũng có những bất lợi vì họ đang trong tuổi sinh đẻ, nhu cầu kết hôn, thành lập gia đình riêng và nhà ở tăng lên, hơn nữa, họ dễ trở thành mục tiêu tấn công của các tệ nạn xã hội. - Trình độ văn hóa của đa số lao động nhập cư còn thấp. Theo điều tra, gần 60% lao động nhập cư trong các KCN và KCX của tỉnh mới tốt nghiệp trung học cơ sở. Trình độ văn hóa thấp dẫn đến nhận thức về xã hội của họ cũng thấp; họ chưa quen với tác phong công nghiệp, chưa biết bảo vệ quyền lợi, các chế độ chính sách chính đáng của mình cũng như chưa biết thực hiện các nhiệm vụ, các quy định, trách nhiệm của mình phù hợp với pháp luật. Chẳng hạn, do thiếu hiểu biết về luật lao động, họ có thể tự đình công, lãn công để phản đối chủ mà không cần theo một thủ tục trình tự quy định của pháp luật. - Họ là những người sống xa quê, tạm thời. Khác với người lao động bản địa, họ thường không có nhà, không có gia đình, không có người thân. Họ đến với mục đích duy nhất là kiếm thu nhập để nuôi sống bản thân và gửi tiền về nuôi gia đình. Vì thế, họ có thể cam chịu cuộc sống hiện tại của bản thân miễn là có thu nhập cao. Yếu tố thu nhập trở thành yếu tố quan trọng nhất thu hút và giữ chân họ. Tuy nhiên, do trình độ thấp, lao động chủ yếu là giản đơn, thủ công nên thu nhập của họ thường thấp. Mặc dù thu nhập của lao động nhập cư thấp, nhưng h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các Khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai.doc
Tài liệu liên quan