MỤC LỤC
Lời mở đầu
Phần 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU 3
I. Khái niệm, các hình thức và vai trò của hoạt động xuất khẩu 3
1.Khái niệm: 3
2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty. 3
3. Các dạng rau quả xuất khẩu chủ yếu 5
4. Đặc điểm của mặt hàng rau quả. 7
5. Vai trò của hoạt động xuất khẩu Rau quả: 8
5.1. Đối với nền kinh tế quốc dân. 8
5.1.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu nhập khẩu phục vụ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước. 8
5.1.2. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất. 9
5.1.3. Xuất khẩu Rau quả góp phần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và thu hút vốn đầu tư 10.
5.1.4. Xuất khẩu Rau quả là cơ sở thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. 11
5.1.5. Những đóng góp khác của việc đẩy mạnh xuất khẩu Rau quả 11.
5.2. Đối với doanh nghiệp. 12
II.Nội dung của hoạt động xuất khẩu rau quả. 13
1. Nghiên cứu thị trường rau quả. 13
2. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu . 13
3. Lựa chọn đối tác kinh doanh. 15
4. Đàm phán ký kết hợp đồng. 15
5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 16
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả. 17
1. Các nhân tố vĩ mô: 17
1.1 Môi trường kinh tế. 17
1.2. Môi trường chính trị pháp luật. 17
1.3. Môi trường văn hoá xã hội . 18
1.4. Điều kiện tự nhiên. 18
1.5. Ảnh hưởng của khoa học công nghệ: 19
2. Các nhân tố ảnh hưởng khác 19
IV. Kinh nghiệm xuất khẩu nông sản của nước ngoài. 20
Phần II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM 23
I.Tổng quan về tổng công ty rau quả Việt Nam. 23
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Tổng công ty rau quả Việt Nam 23
2. Cơ cấu tổ chức của tổng công ty rau quả Việt nam. 24
3. Nhiệm vụ, mục tiêu kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty rau quả việt nam 26
II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam. 28
1. Tình hình sản xuất rau quả của Việt Nam. 28
2. Khả năng cung cấp rau quả phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam. 30
3. Tình hình hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam. 34
3.1. Kim ngạch xuất khẩu 34
3.2. Tình hình xuất khẩu của Tổng công ty theo mặt hàng. 36
3.3. Các thị trường xuất khẩu rau quả chủ yếu. 41
4. Các hoạt động mà Tổng công ty đã thực hiện để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. 45
4.1. Nghiên cứu giống rau quả và các kỹ thuật trồng trọt chế biến. 45
4.2. Tổ chức thu mua nguyên liệu hay tiếp nhận sản phẩm rau quả cho chế biến và xuất khẩu. 46
4.3. Lập kế hoạch sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu. 47
4.4. Công tác nghiên cứu thị trường. 47
4.5. Về sản phẩm 48
4.6. Về giá cả. 50
4.7. Hệ thống phân phối xuất khẩu rau quả của Tổng công ty. 51
4.8. Công tác xúc tiến thương mại. 51
4.9. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu. 52
III. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty rau quả trong thời gian qua. 53
1. Những ưu điểm. 53
2. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân. 55
2.1. Những khó khăn tồn tại. 55
2.2. Nguyên nhân gây ra những khó khăn tồn tại. 55
Phần III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM. 59
I. Chủ trương và phương hướng của Tổng công ty Rau quả Việt Nam đến 2005 và 2010. 59
1. Một số quan điểm về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty. 59
2. Mục tiêu hoạt động xuất khẩu. 59
3. Phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu Rau quả của Tổng công ty Rau quả Việt Nam đến 2005 và 2010. 60
3.1. Rau quả tươi. 60
3.2. Rau Quả chế biến. 60
II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam và kiến nghị 64
1. Giải pháp đối với Tổng công ty 64
1.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu. 64
1.2. Giải pháp về hoàn thiện sản phẩm xuất khẩu. 66
1.3.Giải pháp về vốn. 68
1.4. Đẩy mạnh hoạt động Marketing. 69
1.5. Các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ. 71
1.6. Một số giải pháp khác như: 72
2. Kiến nghị đối với Nhà nước: 72
2.1 Về chính sách thuế: 72
2.2 Về chính sách tín dụng: 73
2.3 Tạo vùng chuyên canh Rau quả. 73
2.4. Hỗ trợ về thông tin thị trường, công nghệ chế biến và kiểm soát chất lượng. 74
2.5. Tổ chức nghiên cứu biện pháp hỗ trợ vận tải phục vụ xuất khẩu Rau quả. 74
2.6. Các biện pháp khuyến khích hỗ trợ khác. 75
Kết luận 77
Tài liệu tham khảo 78
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty Rau Quả Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty cần có những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc đứng vững giữ vững trên những thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới nhất là việc nghiên cứu thị trường để khỏi bị lúng túng mỗi khi thị trường thế giới có những thay đổi.
3.2. Tình hình xuất khẩu của Tổng công ty theo mặt hàng.
3.2.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chung của Tổng công ty.
Tổng công ty có các mặt hàng xuất khẩu rất đa dạng và phong phú không chỉ riêng mặt hàng rau quả mà còn cả gia vị ,nông sản thực chẩm chế biến (TPCB) và một số hàng hoá khác. Tuy nhiên giá tri xuất khẩu những mặt hàng này thường xuyên thay đổi và không ổn định.
Bảng 7: Giá trị xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng chính của Tổng công ty.
Đơn vị: triệu USD-%
Stt
Mặt hàng
1997
1998
1999
2000
2001
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
1
Tổng KNXK
22,92
100
21,06
100
20,09
100
22,43
100
25,18
100
2
Rau quả
11,22
48,95
8,65
41,08
8,31
41,36
6,34
28,27
6,89
27,36
3
Gia vị
4,62
20,16
4,87
23,12
5,04
25,09
5,58
24,88
7,31
29,03
4
Nông sản TPCB
6,54
28,53
6,88
32,67
6,26
31,16
9,54
42,13
9,86
39,16
5
Hàng hoá khác
0,54
2,36
0,66
3,13
0,48
2,39
1,06
4,72
1,12
4,45
Nguồn: Báo các kết quả cuối năm-Tổng công ty.
Qua bảng trên ta thấy Tổng công ty mặc dù là một đơn vị chủ yếu kinh doanh xuất khẩu rau quả song các hàng hoá nông sản TPCB luôn chiếm tỷ trọng cac trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Tổng công ty (từ 28,535 năm 1997 tăng lên 42,13% năm 2000 và 39,16 % năm 2001) giá trị tăng từ 6,54 triệu USD năm 1997 lên 9,86 triệu USD năm 2001 trong đó xuất khẩu nhiều nhất là mặt hàng gạo, hơn 2 triệu USD và hải sản hơn 1 triệu USD. Với mặt hàng này Tổng công ty cũng tìm thêm được một số thị trường mới là Mỹ và Newzealand,…
Giống như nhóm hàng TPCB, mặt hàng gia vị các loại có giá trị xuất khẩu khá caovề đều đặn qua các năm, năm 1997 giá trị các mặt hàng này đạt 4,62 triệu USD (chiếm 20,16% tổng giá trị xuất khẩu) lên 7,31 triệu USD năm 2001 (chiếm 29,53%).Đây là mặt hàng có giá trị cao có nhu cầu lớn , đây cũng là một mặt háng xuất khẩu chính của Việt Nam. Vì vậy trong khi những hàng hoá rau quả chính của Tổng công ty chưa phát triển mạnh thì đay vẫn là mặt hàng quan trọng giúp thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng thị trường. Khi tạo được uy tín trên những thị trường này Tổng công ty có thể triển khai mặt hàng rau quả vào những thị trường đó.
Về mặt hàng rau quả, đây là mặt hàng kinh doanh xuất khẩu chính của Tổng công ty nhưng tỷ trọng lại giảm liên tục qua các năm từ 48,95% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1997 xuống còn 27,36% năm 2001, về giá trị cũng giảm từ 11,22 triệu USD năm 1997 xuống còn 6,34 triệu USD năm 2000 và nưm 2001 tăng lên 6,89 triệu USD. đây là do những tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, tình hình kinh tế chính trị của một số nước nhập khẩu chính và sức mua của một số thị trường giảm cùng với sự ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt. Cùng với máy móc chế biến rau quả cũ kĩ, lạc hậu làm cho sản phẩm của Tổng công ty kém sức cạnh trạnh so với một số nước xuất khẩu rau quả trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay Tổng công ty đang đầu tư thay đổi máy móc chế biến rau quả hiện đại nên hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong giai đoạn này (1997 -2001) chủ yếu là những thứ thị trường hiện có và tìm thêm thị trường mơi phục vụ cho hoạt động xuất khẩu rau quả trong tương lai.
Ngoài ra, Tổng công ty còn kinh doanh một số hàng hoá khác như: hàng thủ công mỹ nghệ, dệt, đay, mủ cao su,… Tuy chưa chiếm tỷ rọng cao nhưng có mức tăng trưởng khá trong những năm vừa qua nhất là năm 1999-2000 từ 0,48 triệu USD lên 1,06 triệu USD.
Như vậy ta thấy, Tổng công ty rau quả ngoài kinh doanh các mặt hàng rau quả chính còn kinh doanh các mặt hàng khác thể hiện sự đa dạng hoá sản phẩm hình thành một đơn vị kinh doanh đa dạng hoá ngành nghề từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Nhưng tổng công ty luôn nhấn mạnh rằng mặt hàng rau quả vẫn là chính phát triển các mặt hàng khác nhằm tăng thu nhập cho Tổng công ty ở hiện tại và phục vụ cho phát triển mặt hàng rau quả trong tương lai.
3.2.2. Mặt hàng và cơ cấu mặt hàng rau quả xuất khẩu chủ yếu.
Như đã nói ở phần trước mặt hàng rau quả của Tổng công ty luôn giảm qua các năm cả về số lượng và giá trị và tỷ lệ phần trăm trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung. Năm 1997 chiếm 48,96% giảm xuống còn 27,36% vào năm 2001 trong đó các mặt hàng rau quả cũng biến động phức tạp, có mặt hàng tăng lên nhưng cũng có mặt hàng giảm đi, có khi tăng giảm thất thường qua các năm. Cụ thể:
Đối với mặt hàng rau quả tươi: đây là mặt hàng có kim ngạch vào loại thấp trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu của Tổng công ty. Tuy nhiên trong những năm gần đây mặt hàng này có xu hướng tăng lên cả về giá trị, kim ngạch xuất khẩu. (năm 1997 đạt 0,78 triệu USD tăng lên 1,089 triệu USD năm 2001) và tỷ lệ trong cơ cấu mặt hàng rau quả. Anh, Đài Loan, Canada, Singapo, Hồng Kông,… là những nước thương xuyên nhập rau quả tươi của Tổng công ty với giá trị lớn. Hiện nay thế giới đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm tự nhiên, vì vậy rau quả tươi là mặt hàng trong tương lai có khả năng phát triển mạnh lên Tổng công ty cần có biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.
Hiện nay, hàng năm Tổng công ty xuất khẩu trên dưới 1000 tấn với chủng loại phong phú: Thanh Long, Nhãn, vải, cam quýt…nhưng chỉ có mặt hàng Thanh long là đáng kể còn các mặt hàng khác khối lượng xuất khẩu rất thấp từ vài tấn tới vài chục tấn. Thanh long là mặt hàng xuất khẩu tươi với khối lượng lớn duy nhất của Tổng công ty, tuy nhiên nó có xu hướng tăng giảm thất thường cả sản lượng và giá cả. Năm 1997 xuất khẩu được 685 tấn năm 1998 còn 380 tấn nhưng năm 1999, 2000 lại tăng lên 710 tấn và 795 tấn và năm 2001 lại giảm còn 377 tấn. Về giá cả là giảm năm 1997 là 879,3 USD/tấn đến năm 2000 còn 423,4 USD /tấn nhưng năm 2001 lại tăng lên 671,3 USD/tấn. Giá giảm là do chất lượng sản phẩm chưa cao do chúng ta chưa có phương pháp bảo quản hữu hiệu. Về khối lượng giảm là do một số nước nhập khẩu chính như Hồng Kông, Singapo và Đài loan nhập khẩu để tái xuất nên lượng nhập khẩu là không ổn định vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm liên tục qua các năm từ 602,3 nghìn USD vào năm 1997 giảm xuống còn 253,1 nghìn USD vào năm 2001.
Đối với mặt hàng đông lạnh : đây là mặt hàng Tổng công ty mới đưa vào thị trường còn mang tính chất thăm dò với nhiều loại sản phẩm nhưng mỗi loại chỉ vài tấn đến vài chục tấn, tuy nhiên giá trị xuất khẩu ngày càng tăng từ 0,15% năm 1997 lên 5,51% vào năm 2001 trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu và tính chung thì mới chỉ chiếm khoảng 1,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu (2001). Nếu giải quyết được vấn đề bảo quản và phương tiện vận tải cho mặt hàng này thì trong tương lai mặt hàng này rất có triển vọng.
Đối với rau quả sấy muối: chủ yếu đựơc xuất sang thị trường Liên bang Nga, Đông Âu, Nhật Bản và Đài Loan. Trong 5 năm qua nền kinh tế thế giới có nhiều biến động làm sức mua của thị trường tiêu thụ mặt hàng này cũng giảm, đặc biệt là năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này là 1127,4 nghìn USD trong khi đó năm 1997 đạt 3364,2 nghìn USD tuy nhiên sau đó kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã tăng lên đến năm 2001 đã đạt 2060 nghìn USD. Xét về tỷ lệ thì năm 1997 đạt 30% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả (chiếm 14,66% tổng kim ngạch xuất khẩu chung) đến năm 1999 con số này là 13,48% và 5,57%. Đến năm 2001 là 29,9% và 8,18%. Trong mặt hàng này thì về sản phẩm sấy ta phải chú ý là chuối sấy đây là mặt hàng truyền thống của Tổng công ty. Tuy nhiên trong những năm qua mặt hàng này giảm sút một cách nghiêm trọng từ 1315 tấn năm 1997 còn 110 tấn vào năm 2001 và giá cũng giảm từ 1221,3 USD / tấn năm 1997 xuống còn 572,7 USD/ tấn vào năm 2001. Nguyên nhân chính là do nhu cầu và thị trường về mặt hàng này suy giảm (trong đó Nga là nước nhập khẩu lớn nhất nhưng mấy năm qua do nhu cầu và tình hình chính trị không ổn định nên lượng nhập khẩu giảm). Về rau quả muối thì có nấm rơm muối và dưa chuột muối là có khối lượng xuất khẩu tương đối lớn. Tuy nhiên cũng như các mặt hàng khác khối lượng và giá cả của chúng đềugiảm. Nấm rơm muối năm 1998 xuất khẩu đạt 1080 tấn giảm còn 325 tấn vào năm1999 và giá cả năm 1999 là 995,7 USD /tấn giảm còn 479,4 USD/ tấn vào năm 2000. Dưa chuột muối giảm từ 1320 tấn vào năm 1997 xuống còn 505 tấn vào năm 2000 nhưng đến năm 2001 lại tăng lên 1160 tấn tuy mức giá giảm liên tục. Ngoài ra năm 2000 và 2001 Tổng công ty lại xuất khẩu được hai mặt hàng muối mới với khối lượng lớn là măng muối và ớt muối (khối lượng măng muối đạt trên 400 tấn và ớt muối đạt trên 900 tấn) làm cho tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu năm 2000 và 2001 tăng lên trong khi các sản phẩm muối khác lại giảm.
Còn về rau quả hộp: cũng có xu hướng giảm do sự cạnh tranh quyết liệt với các mặt hàng của Thái Lan, Philipin,… cùng với sự suy giảm về nhu cầu thị trường thế giới kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã giảm từ 7056,8 nghìn USD năm 1997 xuống còn 3364,6 nghìn USD vào năm 2001. Đặc biệt là năm 2000 đã giảm tới 40% so với năm 1999 tức là từ 6251,3 nghìn USD còn 3459,7 nghìn USD vào năm 2000. Chủ yếu là do mặt hàng dứa giảm (do thị trường Mỹ có sự cạnh trang của Thái Lan và Trung Quốc và do các nhà nhập khẩu Mỹ còn chần trừ đợi chờ cho hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực)
Mặt hàng rau quả hộp nhìn chung có xu hướng giảm (chỉ riêng có khối lượng vải hộp là tăng lên), làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đồ hộp giảm. Sản phẩm rau quả hộp là sản phẩm xuất khẩu chính do kim ngạch xuất khẩu rau quả hộp giảm làm cho kim ngạch xuất khẩu chung giảm. Trong các sản phẩm đồ hộp thì dứa là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất cả về khối lượng và giá trị (trên 70% khối lượng và trên 60% về giá trị mặt hàng rau quả xuất khẩu). So với toàn bộ sản phẩm rau quả. Đây là sản phẩm chủ yếu của Tổng công ty, là sản phẩm có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất về tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả và thứ nhì so với toàn bộ sản phẩm xuất khẩu của tổng công ty (sau gao). Trong sản phẩm dứa thì loại dứa miếng xuất khẩu được nhiều nhất. Các sản phẩm dứa được xuất khẩu sang hầu hết các thị trường (trong đó Nga, Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Pháp …là các thị trường nhập khẩu chủ yếu với khối lượng lớn). Tuy nhiên mặt hàng này có xu hướng giảm vì có sự cạnh tranh quyết liệt với các nước Thái Lan, Trung Quốc, Philipin, (giá của họ thấp hơn của Tổng công ty trên dưới 10%) và hiện nay ngày càng nhiều nước cùng tham gia xuất khẩu sản phẩm này nên khối lượng và giá cả xuất khẩu sản phẩm dứa đều giảm từ 5370 tấn và 785 USD / tấn vào năm 1997 xuống còn 4460 tấn và giá 475,5 USD/ tấn vào năm 2001 làm cho kim ngạch cũng giảm từ 4215 nghìn USD còn 2120,7 nghìn USD. Sau sản phẩm dứa là dưa chuột hộp (gồm cả dưa chuột bao tử ) khối lượng cũng giảm từ 1230 ấn vào năm 1997 xuống còn 295 tấn vào năm 2000 và giá cũng giảm từ 817,5 USD/ tấn xuống còn 412 USD/tấn nhưng năm 2001 lại tăng lên 675 tấn và giá là 471 USD/ tấn. Còn các sản phẩm khác như nấm hộp và măng hộp cũng giảm tương tự. Chỉ riêng có vải hộp là tăng lên về khối lượng (từ 220 tấn năm 1997 lên 330 tấn năm 2001 ) nhưng giá lại giảm từ 1850 USD/tấn năm 1997 xuống còn 1151,5 USD /tấn vào năm 2001 kéo theo kim ngạch giảm.
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu rau quả của Tổng công ty qua 5 năm 1997 -2001 là có xu hướng giảm cả tỷ trọng lẫn giá trị. Một phần là do thị trường thế giới không ổn định (khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, tình hình kinh tế chính trị của các nước nhập khẩu…). đã làm cho nhu cầu giảm trong khi đó sản lượng xuất ngày càng nhiều và nhiều nước tham gia xuất khẩu lên dẫn đến giá giảm. Một phần là do điều kiện trong nước như điều kiện tự nhiên, khí hậu, thiên tai, lũ lụt,…Một phần là từ phía tổng công ty với thiết bị đã cũ từ những năm 60 và một số máy móc hiện đại nhưng chất lượng sản phẩm chưa thật cao, mẫu mã bao bì chư phù hợp với yêu cầu của khách hàng và giá đưa ra lại cao hơn một số nước xuất khẩu cùng loại sản phẩm đó. Ngoài ra còn do hạn chế về trình độ kỹ thuật nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty. Tuy nhiên để đạt được kết quả như trên cũng là nhờ sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên Tổng công ty cùng các đơn vị trực thuộc Tổng công ty tham gia hoạt động xuất khẩu. Nhưng mục đích hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong những năm qua của Tổng công ty là giữ vững được thị trường và mở rộng thêm thị trường mới để chuẩn bị cho những năm tiếp theo với một bước nhảy vọt về sản phẩm công nghiệp (hiện nay Tổng công ty đang ở giai đoạn 1 của quá trình đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, giây chuyền chế biến hiện đại). Trong tương lai khi tổng công ty đã hoàn chỉnh dự án đầu tư thì các sản phẩm của Tổng công ty được nâng cao về chất lượng, mẫu mã bao bì và giá thành hạ sẽ cạnh tranh được với các đối thủ. Cùng với sự giúp đỡ của Nhà nước khi quy hoạch được vùng nguyên liệu thì trong tương lai mặt hàng rau quả sẽ phát triển trở lại và sẽ là mặt hàng chính của Tổng công ty như đúng mục đích hoạt động của nó.
3.3. Các thị trường xuất khẩu rau quả chủ yếu.
Tiêu thụ và xuất khẩu là khâu trọng yếu nhất trong toàn bộ hoạt động kinh tế của Tổng công ty. Vì vậy, Tổng công ty luôn quan tâm tới việc giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu của mình. Trong những năm gần đây, mỗi năm Tổng công ty đều tìm được những bạn hàng mới, thị trường mới làm cho số lượng các nước có mối quan hệ mua bán với Tổng công ty ngày càng nhiều.
Bảng 8: Số nước quan hệ xuất khẩu.
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Số nước
21
18
29
34
31
32
37
36
43
43
44
46
Nhưng thị trường chưa ổn định và có thêm được thị trường này lại để mất thị trường kia như năm 1998 Tổng công ty đã quan hệ buôn bán với 43 nước trên thế giới (năm 1996 là 37 nước, năm 1997 là 36 nước) 9 thị trường mới được mở rộng thêm là Canada, Libăng, áo, Pakistan, Rumani… và hai thị trường mất đi là Síp, Irecland. Tuy có thị trường kim ngạch rất nhỏ bé chỉ đạt dưới 10000 USD như: Srilanca, Newziland… nhưng đã thể hiện được tinh thần chịu khó tìm kiếm thị trường “năng nhặt chặt bị” của các đơn vị kinh doanh xuất khẩu, đồng thời cũng là tiền đề để Tổng công ty tăng kim ngạch xuất nhập khẩu trong những năm tiếp theo. Do thị trường của Tổng công ty nhiều nên còn mang tính chất dàn trải, bài viết không thể phân tích và tìm hiểu hết mà chỉ đề cập đến một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn và chủ yếu có quan hệ buôn bán với Tổng công ty lâu dài. Cụ thể:
Bảng 9: Một số thị trường xuất khẩu của Tổng công ty:
Đơn vị: 1000 USD
Tên nước
1997
1998
1999
2000
2001
Mĩ
1902,6
1476,3
2288,2
1906,8
532,5
Canada
-
199,3
460,6
642,8
652,2
Đức
1143,8
1211
678,6
1240
873,4
Thụy sĩ
246,4
567,0
474,3
435,1
439,3
ý
491,2
346,4
487,2
101,7
206,1
Anh
532,2
271
728,5
515,3
376,8
Đài Loan
1235,5
1217,2
1119
1081,8
1058,3
Hàn Quốc
579,3
539,1
1893,2
2028
2404,7
Nhật
2470,0
2008,5
1098,6
1058
1349,6
Hồng Kông
697,0
651,3
971,6
239,4
412,2
Singapo
3766,5
2602
1401
2920,6
3553,3
Maxlaixia
288,5
293,2
370,5
503,4
717
Inđônêxia
135,3
29,5
431,7
1314,5
755,6
ấn Độ
-
131,4
536,7
241,3
556
Pháp
214,5
424,8
640,8
199,7
926,2
Ai Cập
-
-
496,5
1226,3
974,2
Trung Quốc
1125,6
1204,7
1724
939,7
2693,8
LB Nga
5.873,8
4954,5
806,3
1539,8
2707,8
Trả Nợ Nga
3892
3416
530,2
-
-
Ba Lan
185,8
168,7
501,5
714,3
116,9
Nguồn: Phòng quản lý sản xuất Tổng công ty
Qua bảng trên ta thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu của các nước nhập khẩu của Tổng công ty thường xuyên biến động, không ổn định, năm này có thể tăng cao song ngay sau đó lại giảm xuống thấp. Tình hình này là do chúng ta chưa nắm bắt ngay được nhu cầu của thị trường, chất lượng sản phẩm chưa cao, lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm tại các thị trường chưa được chú ý và đầu tư thích đáng ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác như: tình hình chính trị, chính sách thuế áp dụng phương thức thanh toán… của các thị trường. sau đây là những nét khái quát về một số thị trường xuất khẩu chính của Tổng công ty.
Thị trường Mỹ là một thị trường lớn, nhu cầu đa dạng và đòi hỏi cao. Rau quả là mặt hàng rất nhạy cảm với điều kiện thời tiết, chế độ bảo quản, vệ sinh.., mà khách hàng ở Mỹ có nhu cầu rất cao về chất lượng hàng hoá. Để vào được thị trường này, hàng hoá phải qua khâu kiểm dịch khắt khe. Nhưng các sản phẩm của Tổng công ty đã vượt qua được những rào cản này và tạo được chỗ đứng trên thị thị trường Mỹ. Qua 5 năm từ 1997-2001, kim ngạch xuất khẩu của thị trường này luôn nằm trong tốp dẫn đầu đặc biệt là năm 1999 2288,8 nghìn USD nhưng đến năm 2001 lại giảm còn 532,5 nghìn USD do bị cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm của Thái lan, Philipin và Trung Quốc đông thời các nhà nhập khẩu Mỹ đang chờ hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực song trong năm nay và các năm tiếp theo Việt Nam nói chung và Tổng công ty nói riêng được hưởng quy chế tối huệ quốc và mức thuế ưu đãi giống như một số nước Thái Lan, Trung Quốc…và đây sẽ là một thị trường đầy hứa hẹn.
Giống như thị trường Mỹ, Trung Quốc là thị trường là có quy mô rộng lớn. Do những khác biệt về điều kiện khí hậu nên nhu cầu về rau quả nhiệt đới từ thị trường này rất dồi dào. Mặt khác, thị trường Trung Quốc lại khong đòi hỏi cao về chất lượng, hình dáng, quy cách đối với hàng hoá không cao và đối tượng tiêu dùng đa dạng. nhiều mặt hàng không xuất được sang các thị trường khó tính có thể chuyển hướng bán sang Trung Quốc. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Trung Quốc có thể gặp những rủi ro nhất định, đặc biệt là vấn đề thanh toán và mối quan hệ bạn hàng lâu dài.
Trong mấy năm qua, Trung Quốc là một thị trường chính của Tổng công ty.giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 1triệu USD. Tuy nhiên giá trị kim ngạch tăng từ 1125,6 nghì USD năm 1997 lên 1724nghìn USD vào năm 1999 và giảm xuống còn 939,7 nghìn USD vào năm 2000 nhưng đến năm 2001 lại tăng lên 2693,8 nghìn USD. Nhưng nhìn chung, đây là thị trường có dung lượng lớn, có nhiều thuận lợi để mở rộng xuất khẩu một số loại rau quả dưới dạng tươi mà chưa phải đầu tư gì lớn. Là một nước rộng lớn liền kề với Việt Nam có tốc độ phát triển mạnh như Trung Quốc, nếu tổ chức tốt thị trường này ta có thể đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tới hàng chục triệu USD/ năm. Tuy nhiên như đã nói ở trên còn có một số khó khăn như độ rủi ro cao, phương thức thanh toán, giá hàng xuất khẩu thấp, vv..
Đối với thị trường Nhật Bản: đây là thị trường có nhu cầu thị trường nhập khẩu với số lượng lớn từ nhiều nước trên thế giới như :Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…Tuy nhiên đây là thị trường được coi là rất khó tính coi trong cả các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chặt chẽ các sản phẩm nhập khẩu. Ngoài ra người Nhật rất ưa thích rau quả tươi nhất là rau quả sản xuất trong nước hơn là hàng nhập khẩu dù giá rẻ hơn rất nhiều (2-3 lần). Trong những năm qua Nhật Bản luôn là bạn hàng trung thành của Tổng công ty với việc nhập khẩu hàng loạt các mặt hàng nhiệt đới như: nấm, măng, vải, vv..Mặc dù gặp khó khăn về kinh tế sau năm 1997 nhưng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty sang thị trường này luôn đạt trên 1 triệu USD (năm 1997 là 2470 nghìn USD và giảm xuống còn 1058 nghìn USD vào năm 2000 nhưng năm 2001 lại tăng lên 1349,6 nghìn USD). Đây cũng là một thị trường mục tiêu trong chiến lược phát triển thị trường của Tổng công ty trong giai đoạn 2000 – 2010.
Thị trường liên bang Nga: đây là một trong những thị trường rau quả lớn trên thế giới và là một thị trường truyền thống lâu đời của Tổng công ty. Sau năm 1990 Tổng công ty đã để mất thị trường này và cho tới nay vẫn chưa khôi phục được và phát triển rất thất thường. Nguyên nhân một phần là do tình hình bất ổn định về chính trị ở nước Nga (như năm 1999) có tới 3 lần thay thủ tướng, một phần là do sản phẩm của Tổng công ty đã lạc hậu so với thị hiếu của người dân Nga hiện nay. Trong những năm trước 1998 xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là để trả nợ theo hiệp định đã ký kết giữa ta và Nga. Đến năm 1998 do hết hạn hợp đồng Tổng công ty mới chỉ xuất khẩu sang thị trường này được 806,3 nghìn USD, trong các năm từ 1999 – 2001 với sự cố gắng của Tổng công ty để dần khôi phục được thị trường này và đã đạt được một kết quả khả quan là đạt được 2707,8 nghìn USD vào năm 2001. Nhu cầu của thị trường này chủ yếu là rau quả nhiệt đới và tương đối lớn. Hiện nay Tổng công ty không có điều kiện xuất khẩu rau quả tươi như trước mà chủ yếu là rau quả chế biến như: nước quả , cà chua hộp, rứa hộp, chuối sấy…Tuy nhiên hiện nay Tổng công ty xuất khẩu vào thị trường này là rất khó vì các mặt hàng chế biến trong nước Nga sản xuất rất tốt và có chất lượng cao. Việt Nam cũng như Tổng công ty có thể tăng cường xuất khẩu rau quả tươi nhưng lại khó khăn về phương tiện vận tải và chi phí vận chuyển cao.
Ngoài ra, Tổng công ty có một số thị trường khá ổn định như : Singapo, Balan, Thuỵ Sĩ…kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm, trong đó có một số thị trường xuất khẩu không vì mục đích tiêu dùng như Singapo chủ yếu là để tạm nhập tái xuất khẩu sang nước khác và Lào là hàng đổi hàng… đồng thời nhiều thị trường mới phát triển song đã đạt kim ngạch khá như Aicap, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ…
Tuy biến động khá phức tạp nhưng thị trường của xuất khẩu của Tổng công ty có một xu hướng khá tích cực là số lượng các thị trường có kim ngạch xuất khẩu từ 500 nghìn USD và 1triệu USD ngày càng nhiều. Năm 1997 số lượng thị trường có kim ngạch xuất khẩu trên 500 nghìn USD là 12 nước và năm 1999 là 14 nước ( trong đó có 6 nước đạt trên 1 triệu USD) năm 2000 là 16 nước vơi 8 nước có kim ngạch trên 1 triệu USD. Nếu tính cả kim ngạch nhập khẩu nữa thì số nước có kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 500 nghìn và 1 triệu USD còn lớn hơn nữa đây là một tín hiệu đáng mừng.
Tóm lại, trong những năm qua Tổng công ty đã làm tương đối tốt công tác tìm kiếm thị trường cho mặt hàng rau quả xuất khẩu. Các mặt hàng rau quả của Tổng công ty có mặt ở 50 quỗ gia trên thế giới tuy nhiên thị trường xuất khẩu còn biến động khá phức tạp. Nguyên nhân khách quan là tình hình chung của thế giới gây ảnh hưởng tới sức mua của nhiều thị trường, nguyên nhân chủ quan là những hạn chế trong công tác phát triển sản xuất, nghiên cứu tìm hiểu thị trường xuất khẩu của Tổng công ty. Những kết quả đạt được tuy chưa nhiều nhưng cũng cho thấy sự cố gắng, tích cực của Tổng công ty trong công tác kinh doanh phát triển thị trường chủ động giao dịch tìm bạn hàng, tích cực cải tiến sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
4. Các hoạt động mà Tổng công ty đã thực hiện để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
4.1. Nghiên cứu giống rau quả và các kỹ thuật trồng trọt chế biến.
Ngay từ ngày đầu thành lập Tổng công ty, Bộ và Nhà nước đã đầu tư cho hệ thống nghiên cứu rau quả khoa học. Cho đến nay hoạt động nghiên cứu khoa học ở Tổng công ty được tổ chức thành một hệ thống nghiên cứu giồm:
- Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ.
- Trung tâm nghiên cứu Phú Hộ.
- Trung tâm nghiên cứu Xuân Mai.
Công tác nghiên cứu lhoa học đã dần dần đã hướng vào thực tế làm thoả mãn yêu cầu, nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước.
Về nông nghiệp.
Xuất phát từ thực tế của Tổng công ty là chất lượng chưa cao, ví dụ: sản phẩm không đồng bộ, cam, quýt nhiều hạt, dứa còn sượng,…lý do chính la giống chưa tốt, quy trình chăm sóc chưa chặt chẽ, chưa đúng khoa học. Vì vậy hoạt dộng nghiên cứu của Tổng công ty là nghiên cứu toạ giống mới và cải tiến kỹ thuật trong quy trình sản xuất đối với rau và cây ăn quả. Hiện tại Tổng công ty đã nghiên cứu thành công và đưa ra dược 9 giống rau đậu mới và có giá trị cao. Tuyển chọn, nhập nội, khảo nghiệm hàng loạt các giống cây ăn quả như dứa, chuối, nhãn vải, thanh long, cam,…một số giống cây được đánh giá rất tốt, cho phép khảo nghiệm rộng rãi trong sản xuất như: 2 giống dứa Cayen, 3 giống xoài, 4 giông quýt, 1 giống bưởi và gần đây là một giống ngô ngọt. Nghiên cứu kỹ thuật ứng dụng công nghệ sinh học thành công nhân giống chuối và dứa.
Kỹ thuật canh tác đã bắt đầu được nghiên cứu như: phân bốn vi sinh, kỹ thuật chống rụng trái non, xây dựng các quy trình sản xuất các loại rau đậu,…bước đầu đã đem lại những kết quả tốt trong việc tăng năng suất sản lượng góp phần đáng kể vào hoạt động cung cấp nguyên liệu cho hoạt động chế biến và xuất khẩu của Tổng công ty.
Về công nghiệp.
Tổng công ty đã tập trung nghiên cứu nâng cao chất lượng một số sản phẩm đồ hộp như rau quả và đã xây dựng 6 quy trìng công nghê chế biến là dứa, dưa chuột bao tử, nấm, măng tây, ngô rau, nước hoa quả.
Nghiên cứu chế tạo thành công thiết bị ra nhiệt đóng rót nước quả, các công cụ cắt gọt dứa, thiết bị ghép lắp hộpvà ghép lặp hộp thuỷ tinh trong ống nghiệm.
Bước đầu đạt két quả trong nghiên cứu về xử lý kỹ thuạt công nghệ sau thu hoạch một số quả tươi như: chuối, dứa, cam, quýt,…ngoài ra Tổng công ty còn đấu tư mua sắm thiết bị chế biến rau quả hiện dại của nước ngoài như dây chuyền đông lạnh IQF, xây dựng một số nhà mấy mới với máy móc thiết bị hiên đại với công suất 33 000 tấn/năm.
4.2. Tổ chức thu mua nguyên liệu hay tiếp nhận sản phẩm rau quả cho chế biến và xuất khẩu.
Công tác thu m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33598.doc