MỤC LỤC Trang
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I
Cơ sở lý luận chung về quan hệ thương mại Việt nam- Hoa kỳ 1
I Những xu hướng kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay 1
1. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới 1
2. Xu thế hoà bình hợp tác và phát triển 3
3.Xu thế phát triển công nghiệp chuyển đổi sảng nền kinh tế tri thức 4
4. Xu hướng xuất hiện vòng cung châu á- thái bình dương 6
II. Cơ sở lý luận của thương mại quốc tế 7
1. Khái niệm thương mại quốc tế 7
2. Lý thuyết trọng thương 10
3.Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của A.Smith 12
4. Lý thuyết về lợi thế so sánh 14
CHƯƠNG II
Phân tích quan hệ thương mại Việt nam – Hoa kỳ 17
I . Đặc điểm quan hệ thương mại Việt nam – Hoa kỳ 17
`1 Giai đoạn phát triển trước khi Hoa kỳ huỷ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt nam 17
1. Lịch sử quan hệ VN – HK 17
2. Đặc điểm quan hệ VN – HK 19
II Phân tích thực trạng quan hệ Việt nam – Hoa kỳ 26
1. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Hoa kỳ 26
2. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt nam sang thị trường Hoa kỳ 31
III. Đánh giá cơ hội và thách thức trong quan hệ TMQT giữa VN và HK 36
1. Trang trước – bước khởi đầu dài muộn nhưng đạt kết quả đáng kể 36
2. Đánh giá cơ hội 40
3. Đánh gía thách thức trong quan hệ TMQT giữa VN và Hoa kỳ 41
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM – HOA KỲ 49
I.Những giải pháp đối với các nhà hoạch định chính sách 50
1.Các nhà hoạch định cần phẩi nhanh chóng có chiến lược nhằm chuẩn bị cho việc thực hiện điều khoản ký kết trong Hiệp định
50
2. Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu 50
3. Đảm baỏ quyền bình đẳng của các chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu 51
4. Các vấn đề thông tin xúc tiến thương mại 51
5. Các vấn đề tài chính,tín dụng, tiền tệ 51
6. Nhà nước cần nhanh chóng đàm phán để ký một số hiệp định song phương với Hoa kỳ cho một số mặt hàng như: hàng dệt may, tạo khuôn khổ pháp lý cho hàng dệt may nước ta có thể thâm nhập nhanh chóng thị trường Hoa kỳ 52
7.Đẩy mạnh quá trình cải tiến hành chính nhằm phục vụ cho khả năng xuất khẩu của hàng hoá cụ thể 52
8. Tiến hành cổ phần hoá các xí nghiệp quốc doanh. 52
9. Coi trọng đúng mức thành phần kinh tế tư nhân 52
10. Chính phủ cũng cần phải có những chính sách như ưu tiên những mặt hàng chủ lực và có những biện pháp hỗ trợ: như chính sách quy hoạch vùng nguyên liệu, chính sách phát triển công nghệ. 52
II. Nhóm biện pháp đối với doanh nghiệp 52
1. Đẩy mạnh Marketing trên thị trường Hoa kỳ 52
2. Vấn đề chất lượng sản phẩm 53
3.Thúc đẩy sự phát triển thương mại thông qua dịch vụ Internet. 53
4. Nâng cao chất lượng vệ sinh thực phẩm theo cách ứng dụng hệ thống Haccp vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp 53
5. Nghiên cứu và nắm vững hệ thống luật pháp của Mỹ 53
6. Tận dụng dụng triệt để những ưu đãi của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển 53
7.Ứng dụng công nghệ mã số, mã vạch vào hoạt động của các doanh nghiệp để tạo ra các sản phẩm cạnh tranh với các hàng hoá cuả Mỹ ngay trên đất nước mình. 53
Kết Luận 55
Tài Liệu Tham Khảo 56
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất khẩu gạo và thuỷ sản lớn trên thế giới chiếm 72% thị trường đậu tương thế giới, 70% thị trường ngô, chi phối thị trường nông nghiệp thế giới.
Bảng5 Thống kê kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng của Hoa kỳ trong năm 2001 ( ĐV tỷ USD)
Mặt hàng
Kim ngạch
Mặt hàng
Kim ngạch
Thịt
3
Phụ liệu quần áo dệt may
35
Hải sản
6.5
Ngọc trai
19
Rau quả
5
Kính
3.5
Ngũ cốc và chế phẩm từ ngũ cốc
14
Sắt thép và sản phẩm từ sắt thép
23
Hạt có dầu
0.9
Đồng và sản phẩm từ đồng
4
Dỗu động thực vật
1.5
Dụng cụ và sản phẩm nhỏ tứ kim loại
4
Đồ uống có cồn và không cồn
6
Lò phản ứng hạt nhân nồi hơi, máy móc thiết bị
143
Thuốc lá
1.6
Máy móc thiết bị điện tử
122
Nhiên liệu, dầu mỡ
77
Phương tiện vận tải
114
Hoá chất vô cơ
6
Thiết bị quang học
9
Hoá chất hữu cơ
19
Đồ chơi, dụng cụ thể thao
26
Dược phẩm
6
Đồ dùng bằng gỗ
16
Phân bón
1.5
Nhôm
14
Nhựa
14
Nicken
7
Hoá phẩmkhác
6
Sứ
1.5
Cao su
8
Giày dép
3
Gỗ và đồ gỗ
12
Da
15
Giấy và bột gỗ
15
Cà phê
7.5
Sách báo
3
4
Sợi
8
Nguồn ( theo số liệu của Bộ thương mại Hoa kỳ)
Về thương mại dịch vụ, Hoa kỳ cũng là nước dẫn đầu thế giới, năm 2000 Hoa kỳ xuất khẩu 271,5 tỷ USD các loại dịch vụ chiếm 19,2% thị phần của toàn thế giới và nhập khẩu 181 tỷ USD chiếm 12,4 % thế giới. Có thể nói Hoa kỳ là một thị trường quan trọng hàng đầu đối với tất cả các nước nói chung và nước ta nói riêng. đặc biệt là nước ta đang theo đuổi chính sách thương mại hướng xuất khẩu.
Đối với Hoa kỳ, chính sách ngoại thương nói riêng mở rộng ảnh hưởng của Hoa kỳ ra bên ngoài, mở rộng thị trường ngoài nước. Các chính quyền Hoa kỳ chọn Tây Âu Canada, Nhật bản làm trong điểm. Hiện nay, Hoa kỳ coi NAFTA là nền tảng để mở rộng thị trường Mỹ la tinh, đồng thời coi Châu á Thái Bình Dương là hạt nhân mới của mình, Hoa kỳ nhấn mạnh sức hấp dẫn của khu vực là tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, lực lượng lao động dồi dào, nền kinh tế tăng trưởng cao và thị trường tiêu thụ khổng lồ. Khu vực này chiếm 40% thương mại của Hoa kỳ so với thương mại của toàn thế giới, bằng 1,5 lần thương mại của Hoa kỳ với EU. Hoa kỳ chủ trương củng cố các thị trường của hoa kỳ đã có, xâm nhập và mở rộng thị trường mới. Năm 2000 chính quyền Mỹ đưa ra khái niệm 10 thị trường mới nổi lên làm trong điểm phát triển thị trường. Tro ng đó ASEAN, Trung quốc, Hồng kông, Đài loan, ấn độ, Hàn quốc, Autralia, Achentina, Meixco. Trong chiến lược này, quan hệ Hoa kỳ – ASEAN hết sức được chú trọng bởi theo nhiều chuyên gia Hoa kỳ cho dự bao năm 2010 với 680 triệu dân, việc Hoa kỳ bình thường hoá quan hệ thương mại và ký kết Hiệp đinh thương mại với Việt nam cũng không năm ngoài chiều hướng trên .đối với Hoa kỳ Viêt nam cũng lổi lên như thị trường nhiều tiềm năng chưa khai thác cuối cùng, có vai trò và vị trí cầu nối giữa vùng Đông Bắc á ( trọng điểm của chính sách tương lai của Hoa kỳ trong khu vực Châu á Thái Bình Dương) vì thế Hoa kỳ không thể không chú ý
Đối với Hoa kỳ, Châu á có ý nghĩa then chốt đối với đời sống kinh tế cũng như đối với cuộc sống hàng ngaỳ của ngươì dân Hoa kỳ. Đó cũng là vùng đất béo bở nhất xét từ góc độ bảo đảm việc làm và xuất khẩu của người dân Mỹ. Hoa kỳ đã từ lâu quan tâm đến khu vực Đông Nam á, bởi vì 80% thiếu hụt từ ngoại thương của Hoa kỳ lại thuộc về 9 nước ở khu vực Đông Nam á và Đông á để tạo thế đối trọng với Trung Quốc và Nhật bản, cho phép Hoa kỳ có thể kiểm soát hiệu quả tiềm lực quân sự của hai nước này và kinh tế cuả cả khối cũng như vị thế của Việt nam trên thị trường quốc tế cũng không nằm ngoài tính toán chiến lược của Việt nam trong việc mở rộng quan hệ thương mại với Hoa kỳ.
Trong bối cảnh đó, vị trí địa lý KT- CT của Việt nam đang được các nước lớn và trung tâm kinh tế thế giới ngày càng coi trọng và dần dần trở thành khâu quan trọng trong chiến lược của các trung tâm này. Quan hệ thương mại Việt nam đang nằm trong chiến lược thâm nhập vào thị trường mới nổi lên của Hoa kỳ ở khu vực này song một nước Việt nam đổi mới mở cửa đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ đối ngoại, hội nhập vào khu vực và thế giới là không trái với tính toán chiến lược của Hoa kỳ ở khu vực này. Hơn nữa, Việt nam với thị trường nguyên liệu của Việt nam có nhiều có các cảng biển, mức sống của dân cư đang ngày càng gia tăng, cùng với đó là sự gia tăng nhu cầu làm cho Việt nam đang trở thành một trong thị trường đáng kể, là đối tượng đáng quan tâm tranh giành trong cuộc săn lùng thị trường mới của Hoa kỳ.
Việc ký hiệp định thương mại Việt nam – Hoa kỳlà những sự kiện quan trọng đối với cả hai bên và đặc biệt đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm tạo điều kiện cho buôn bán hai nước phát triển. Mục tiêu hai nước trong mối quan hệ có thể khác nhau về chiếm lược nhưng có những điểm tương đồng cơ bản là lấy sự phát triển thương mại là chính, tạo dựng các cơ hội tham gia thị trường của nhau trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi.
Hoa kỳ là một thị trường quan trọng cho nhiều nước trên thế giới, có tiềm năng lớn tiêu thụ. Nhiều nước trên thế giới coi đây là thị trường gây ra các động lực lớn cho phát triển kinh tế của mình. Sau khi tham gia vào thị trường EU thì bước tiếp theo của Việt nam là phải tham gia được thị trường Bắc Mỹ. Đây là nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong hệ thống chính sách của nước ta. Để giải quyết vấn đề này thì cần phải đâỷ mạnh quan hệ thương mại Việt nam – Hoa kỳ.
Quan hệ thương mại giữa một nền kinh tế thị trường phát triển với một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, xuất phát điểm thấp và đang trong thời kỳ đâù quá trình CNH.
Đây là vấn đề dễ thấy nhất, song lạị là vấn đề hết sức quan trọng trong việc tạo lập các quan hệ hợp tác đích thực. Bởi lẽ, mọi chính sách kinh tế thương mại của các nền kinh tế này. một ví dụ dễ thấy là sau khi binh thường hoá quan hệ Thương mại Việt nam – Hoa kỳ được mọi nền kinh tế trên thế giới coi là hình mẫu của sự phát triển và lợi ích của họ gắn liền với lợi ích của nền kinh tế Hoa kỳ. Nhờ thị trường Hoa kỳ, các nước NICS Đông á và ASEAN đều đã lần lượt thực hiện thành công các tiến trình CNH của mình.
Tầm vóc và động thái phát triển của nền kinh tế Hoa kỳ như vậy thừa nhận là đã vượt xa quá so với Việt nam. Khi nền kinh tế Hoa kỳ đang dẫn dắt các nền kinh tế quốc tế bước vào giai đoạn CNH thứ tư thì Việt nam mới bắt đầu bước vào những chặng đường đầu của giai đoạn CNH. Xuất phát điểm muộn, thấp lại vừa mới chuyển đổi kinh tế, sự phù hợp tác quan hệ giữa người khổng lồ và chú bé tí hon sẽ khó khăn, thường là rất không bình đẳng và trong ngày một ngày hai, nền kinh tế Việt nam sẽ không thể thích nghi được mô phỏng hoặc chịu sự dẫn dắt của Hoa kỳ và các tổ chức quốc tế mà phần lớn luật chơi được được mô phỏng hoặc chịu sự dân dắt của Hoa kỳ. Song không thể nói nền kinh tế Việt nam với những nền tảng hiện nay là quan trọng đối với nền kinh tế Hoa kỳ, kể cả vấn đề tài nguyên khi mà các tài nguyên chủ lực như vàng, than, sắt, dầu thô, của Hoa kỳ đều có trữ lượng lớn vào loại nhất nhì thế giới. Việc Hoa kỳ nối lại quan hệ thương mại giữa hai nước là nhằm tăng cường ảnh hưởng của họ đến Đông Nam á về mọi phương diện. Hoa kỳ muốn tạo dựng hình ảnh mới của mình ở khu vực này sau thời kỳ chiến tranh lạnh bằng việc thể hiện vai trò dẫn dắt kinh tế của mình trong APEC. Do vậy, mặc dù Hoa kỳ chưa đánh giá hết lợi thế của một nền kinh tế nhỏ bé như Việt nam, trong chiến lược Châu á - Thái Bình Dương. Điều này đặt ra cho phía Việt Nam trong phương hướng phát triển quan hệ thương mại với Hoa kỳ, quan hệ lợi ích phải đặt cái nhìn dài hạn, rộng lớn của sự hội nhập. Càng hội nhập thực sự vào khu vực, Việt nam càng trở lên sáng giá và có nhiều ưu thế trong tiến trình phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước.
Quan hệ thương mại giữa hai nước có sự khác biệt về chính sách của nền kinh tế giữ vai trò chủ đạo và dẫn dắt xu thế tự do thương mại với một nước đang phát triển cận xu thế này .
Mỹ là một nền kinh tế theo xu hướng tự do hoá thương mại, thúc đẩy mậu dịch tự do. Đây là động thái chính trong các chính sách thương mại quốc tế của Mỹ trong những năm tới. Để tham gia vào quan hệ thương mại Việt nam – Hoa kỳ thì chúng ta cần phải đáp ứng những yêu cầu của Hoa kỳ như trao cho Hoa kỳ thuế tối huệ quốc, dỡ bỏ những hàng rào bảo hộ, thực thi chính sách thị trường tự do rõ ràng.Đây là những nguyên tắc mà Việt nam đều thấy cần thiết phải áp dụng để chuyển đổi nền kinh tế của mình. Song là nước nghèo, nếu không duy trì sự phân biệt đối xử, không bảo hộ sản xuất trong nước bằng tăng thuế, không có sự ưu đãi các doanh nghiệp trong nước Việt nam có thể duy trì được sự phát triển ổn định của mình không. Chúng ta coi đây là một vấn đề nan giải mà hai cách tiếp cận của hai nền kinh tế tất yếu gặp nhau. Đây là một trở ngại lớn trong thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên trong Hiệp định thương mại vừa qua thì Hoa Kỳ đã trao cho ta những ưu tiên về mặt thời gian trong việc thực thi những nguyên tắc đó.
Quan hệ thương mại Việt nam- Hoa kỳ chịu ảnh hưởng của sự khác biệt về quan điểm chính trị trong nhìn nhận quá khứ
Trong điều kiện ngay nay, kinh tế và chính trị là những nội dung không thể tách biệt. Vì một bất đồng nhỏ về chính trị, các quan hệ kinh tế có thể bị đổ vỡ và ngược lại, từ những hiện tượng xung đột về kinh tế, các quan hệ chính trị có thể bị biến dạng xấu đi. Nhìn chung, người ta vẫn thường viện dẫn các vấn đề chính trị bất đồng được nguỵ trang dưới những lý do kỹ thuật để công khai thực hiện các công cuộc trừng phạt về kinh tế.
Số lượng việt kiều tại Mỹ
Hiện nay, lực lượng những người Việt nam yêu nước đang sống và làm việc tại Mỹ là khá đông đảo và nhiều người đang chiếm giữ những vị trí quan trọng trong các công ty của Mỹ. Với trình độ khoa học cao do được tiếp xúc nền công nghệ hiện đại công thêm với sự am hiểu biết về luật pháp của Mỹ thì đây là nguồn lực đáng kể để doanh nghiệp Việt nam chú ý thu hút và tận dụng. Điều quan trọng là Nhà nước nên có chính sách thích để khuyến khích Việt kiều đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt nam có khả năng xuất khẩu vào thị trường Hoa kỳ.
Phân tích thực trạng quan hệ Việt nam – Hoa kỳ
1. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Hoa kỳ
Giai đoạn sau khi cấm vận được huỷ bỏ 1995
Ngày 3-2-1994 Tổng thống B. Clinton tuyên bố bãi bỏ cấm vận có hiệu lực 34 công ty Hoa kỳ lập văn phòng đại diện ở Việt nam từ cuối năm 1993 nhanh chóng triển khai hoạt động 11/7/1995 hai nước thiết lập mối quan hệ ngoại giao. Từ ngày 21 đến 26 tháng 9 năm 1995 diễn ra vòng đàm phán thương mại đâù tiên giữa đại diện hai nước đã mở ra cơ hội thúc đẩy hoạt động ngoại thương giữa hai nước, tuy tỷ lệ tăng chưa cao nhưng vẫn ở mức ổn định. Sau đây là bảng số liệu thống kê tình hình thương mại giữa hai nước qua một số năm
Bảng1: Tình hình XNK của Việt nam – Hoa Kỳ (tính triệu USD)
Năm
Xuất Khẩu
Nhập Khẩu
Tổng Kim Ngach
1994
50.4
172.0
222.4
1995
200
252.0
452.0
1996
319
289.0
608
1997
388.2
278.0
666.2
1998
553.4
269.0
822.4
1999
601.9
277.3
879.2
2000
283.2
291.1
882.1
2001
35.5
28.3
872.8
( nguồn : tạp chí thời báo kinh tế số 2 năm 2001)
Năm 1999 so với năm 1994, xuất khẩu tăng cường gấp 12 lần, bình quân tăng 64,2 cao gấp 2,8 lần tốc độ tương ứng của cả nước : nhập gấp trên 1,6 lần bình quân tăng 10% thấp hơn tốc độ tăng 14,8% của cả nước. So với tổng kim ngạch xuất khâủ và tổng kim ngạch nhập khẩu thì xuất khẩu sang Hoa kỳ từ chỗ chỉ chiếm 1,2% năm 1994 đã tăng lên 5,2 % năm 1999.
Nhìn vào bảng trên ta thấy tốc độ tăng của thị trường là cao tuy nhiên nếu xét về số tuyệt đối thì nó còn khiếm tốn so với sự so sánh với khả năng của cả hai nước.
Đối với Việt nam, ta hãy xem kim ngạch xuất khẩu của cả hai nước trong những năm sau đây:
Bảng 2: Km ngạch XNK của Việt nam trong giai đoạn 1995- 2001( triêu USD)
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
XK
5.459
7.258
9.145
9.861
11.523
14.342
14.214
NK
8.155
11.144
11.622
11.494
11.636
14.300
14.100
( Nguồn : tạp trí kinh tế phát triển số 5 năm 2001)
Qua hai bảng số liệu trên cho thấy rằng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam với Mỹ còn chiếm một phần nhỏ trong khả năng của Việt nam. Thị trường Mỹ mới chỉ chiếm có khoảng 6% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của Việt nam, trong khi đó kim ngạch của Việt nam sang thị trường Châu Âu26% , Châu á 59 %, Châu úc 6%, Châu Phi và các nơi khác 3%.
Vấn đề naỳ có thể giải thích bởi lý do đó là trong quan hệ với Hoa kỳ hiện tại chúng ta chưa giành được quy chế tối huệ quốc đối với tất cả các mặt hàng mà Việt nam xuất sang thị trường Mỹ cho nên sức cạnh tranh của chúng ta chưa cao và do đó hàng hoá thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, do vậy về con số tuỵêt đối còn rất khiêm tốn.
Nhưng vừa qua, chúng ta đã mới ký kết được hiệp định thương mại với Hoa kỳ và theo phân tích của các nhà nghiên cứu thì có thể kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ tăng lên con số 800 triệu USD trong năm 2001và trong vài năm tới có thể đạt tới con số 3 tỷ USD do mức thuế sẽ giảm từ 40% xuống còn 3%.
Ngoài ra chúng ta cũng nhận thấy rằng mặc dù Hoa kỳ là một nhập siêu, nhưng Việt nam còn chiếm một thị phần quá nhỏ bé trong thị trường Mỹ chỉ có 0.06% đứng thứ 76 trong tổng số các nước tham gia buôn bán với Hoa Kỳ. Cụ thể, thị phần của một số nước Đông á tại Hoa kỳ năm 2001 như sau:
Bảng 3: thị phần hàng xuất khẩu của một số nước Đông á vào thị trường Hoa kỳ ( tính %)
Nhật bản
Trung quốc
Hồng Kông
Đài loan
Malaisia
Singapore
Thái lan
Philipines
13.24%
7.95%
1.16%
3.64%
2.07%
1.97%
1.48%
1.3%
Nguồn thời báo kinh tế số 19 năm 2000
Bảng 4 : số liệu kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm chính của Việt nam sang thị trường Hoa kỳ qua các năm (tính triệu USD)
Mặt hàng
1997
1998
1999
2000
2001
Hải sản
42.5
81.6
125.6
76.9
89.6
Dầu thô
34.6
79.2
99.6
38.41
53.2
Cà Phê
90.0
125.2
59.2
22.5
65.8
Dệt may
20.0
26.3
34.7
21.1
35.4
Rau quả
11.6
2.6
3.2
9.12
10.1
Quần áo len
26.618
26.343
34.707
12.304
25.9
Giạo
63.5
39.1
48.35
41.26
45.25
Năng lượng
36.663
79.216
34.707
51.65
56.67
Giày dép
76.3
97.2
102.6
34.1
32.65
Nguồn: tạp trí kinh tế phát triển số 6 năm 2001
Hiện nay, Hoa kỳ đang là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Viêt nam , bên cạnh đó Hoa kỳ đã trở thành nước cạnh tranh đối với EU và Nhật bản trong việc nhập khẩu hải sản của Việt nam năm 2001 mức nhập khẩu thuỷ sản vào Hoa kỳ tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Những mặt hàng trên là những mặt hàng chủ lực của chúng ta. Nó có những lợi thế so và có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực. Đặc biệt là sau khi chúng ta nhận được MNF. Những mặt hàng naỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc đóng góp vào sự ra tăng trưởng nền kinh tế nước ta cũng như giải quyết được rất nhiều công ăn việc làm trong nước. Ví dụ như ngành dệt may đang duy trì công ăn việc làm có 4 triệu lao động.
Tuy nhiên chúng ta cần thấy rằng nhu cầu nhập khẩu của Hoa kỳ đối với những măt hàng trên là rất lớn. Số liệu đã đươc ghi đầy đủ ở chương i qua số liệu đó cho thấy sản phẩm của Việt nam chiếm một thị phần nhỏ nhu cầu nhập khẩu của Hoa kỳ. Điều này đặt ra chung ta một câu hỏi là ngoài lý do phía Hoa kỳ gây nhiều khó khăn ra( mức thuế MNF chưa được áp dụng đối với tất cả hàng hoá của VN xuất sang Hoa kỳ) thì lý do gì nào khác? câu trả lời đó là có thể do vấn đề chất lượng hàng hoá và vấn đề tiếp cận thị trường và đáp ứng những yêu cầu của thị trường của các doanh nghiệp nước ta không tốt.
Đối với những mặt hàng ta nhập từ Hoa kỳ chủ yếu tập trung vào phân bón máy móc, máy bay và thiết bị bay, ôtô, thiết bị điện tử…. Nhình chung các mặt hàng xuất khẩu của Hoa kỳ sang Việt nam cũng khá đa dạng phong phú, từ tài liệu sản xuất đến tư liệu tiêu dùng, chứng tỏ tiềm năng của một thị trường khoảng 80 triệu dân mà Hoa kỳ không thể bỏ qua trong chiến lược phát triển thương mại toàn cầu của mình. Những cơ cấu mặt hàng nhập khẩu này rất phù hợp với quá trình hiện nay của nước ta đó là nhập khẩu những máy móc, công nghệ để tiến hành công nghiệp hoá.
2. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt nam sang thị trường Hoa kỳ
Nhóm mặt hàng nông sản ( Cà phê, chè..)
Nhóm mặt hàng này do thị trường Mỹ có nhu cầu cao và mức thuế nhập khẩu bằng 0 hoặc rất thấp nền hàng Việt nam đã vào gần đúng với vị trí so với khả năng của mình nên trong thời kỳ 2000 – 2010 sẽ không còn ở mức tăng vọt như mấy năm vừa qua. Ngoài ra, các mặt hàng này phụ thuộc nhiều vào sản lượng, thời tiết và giá ở Việt nam và trên thế giới. Tuy nhiên, định hướng xuất của nhóm các mặt hàng bình quân có thể tăng 15% năm và tới năm 2010 dự kiến tăng gấp đôi năm 1998. đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 350 triệu.
Cà phê: Tổng nhập khẩu của Hoa kỳ đối với các loại cà phê năm 1999 là 1,612 tỷ USD năm 2000 tăng bình quân 17% năm . Dự kiến trong 10 năm tới nhu cầu nhập khẩu của Hoa kỳ sẽ tăng khoảng 10% / năm
Việt nam bắt đầu xuất khẩu càphê vào Hoa kỳ từ năm 1994 và ngay trong năm đầu này đạt 32 triệu USD. Năm sau đó xuất khẩu tăng vọt lên 145,2 triệu USD. Các năm 1996, 1997 suy giảm và năm 19998 tăng trở lại và đạt 142,5 triệu USD, đứng thứ 7 về giá trị trong số các nước xuất khẩu cà phê vào Mỹ. Từ năm 1994-1998 tăng 350%, bình quân tăng 70% / năm. năm 1998 do giá cà phê của thế giới sụt đáng kể nên giá trị cà phê xuất khẩu vào Hoa kỳ chỉ đạt 59,2 triệu USD. Năm 1998 nhập khẩu cà phê từ Việt nam chỉ chiếm 4,4 % tổng nhập khẩu cà phê hàng năm của Việt nam. Việt nam là nước hiện đang là nước xuất khẩu Cà phê đứng thứ 2 thế giới với sản lượng năm 2001 đạt 900.000 tấn( chủ yếu là Robusta và một số ít Arabica), sự tăng vọt này là do những năm gần đây nhà nước khuyến khích và nhân dân nhận thấy trồng cà phê có lãi cao nên mở mang thêm nhiều diện tích trồng cà phê. Tuy nhiên, mức tăng về diện tích trong những năm tới sẽ không còn nhanh như những năm vừa qua do nhà nước hạn chế phá rừng đầu nguồn để trồng cà phê đồng thời giá cà phê trên thế giới trong những năm qua liên tục giảm. ngoài ra, do thời vụ cà phê của các nước khác cũng tăng giảm thất thường nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá cà phê thế giới.
Hạt tiêu hàng năm Hoa kỳ nhập khẩu số lượng lớn hạt tiêu chưa xay và đã xay. Inđonexia và ấn độ là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Hoa kỳ, năm 2000 Indonexia xuất khẩu 92,6 triệu USD, ấn độ xuất khẩu 89,6 triệu USD. Mặt hàng này Việt nam thâm nhập vào thị trường Hoa kỳ chậm hơn so với mặt hàng cà phê những năm 1997 đã đánh dấu sự tăng nhanh đột xuất về giá trị xuất khẩu 1999 đã đạt 6,5 tỷ USD tăng 360% . sự tăng vọt này do các thương nhân Mỹ tăng cường nhập khẩu hạt tiêu thẳng từ Việt nam và giảm nhập qua các công ty trung gian nước ngoài.
Trong những năm tới khả năng tăng xuất khẩu mặt hàng này vẫn sẽ cao vì hiện nay đứng trên Việt nam về xuất khẩu mặt hàng này là Trung quốc, Tây Ba Nha là những nước không có nhiều hạt tiêu như Việt nam. Năm 2000 xuất khâủ hạt tiêu vào thị trường Hoa kỳ đạt 8 triệu USD và các năm tăng bình quân hàng năm có thể tăng từ (25-30)% vừ dự kiến đạt khoảng 30 triệu USD vào năm 2010.
Chè các loại: hàng năm Hoa kỳ nhập khẩu các loại chè xanh và chè đen, trung bình 130 triệu USD/ năm. hiện nay mức tiêu thụ chè đen ở Mỹ ngày càng tăng lên, thay thế dần một phần tiêu thụ cà phê. Nước xuất khẩu chè vào Hoa kỳ nhiều nhất là Arhentina.
Giai đoạn 2000-2010 Việt nam có thể tăng đều đặn 20% / năm, nếu tăng được xuất khẩu trực tiếp và có thể đạt 3 triệu USD vào năm 2010. nếu như có sự đầu tư bao tiêu sản phẩm của các sản phẩm của các công ty Hoa kỳ thì có thể đạt 6 triệu USD
Nhóm hàng hải sản
Hoa kỳ là nước xuất khẩu hải sản lớn nhất thế giới( trong đó trên 60% xuất khẩu sang Nhật bản) và cũng là nước nhập khẩu lớn thế hai thế giới sau nhật bản. Năm 2000, Hoa kỳ nhập 8,9 tỷ hải sản các loại. Các loại hải sản xuất khẩu chính của Hoa kỳ là: cá hồi, cua, trứng cá và surimi. Bốn lại này thường chiếm 60% trị giá xuất khẩu và 50% về trọng lượng hải sản xuất khẩu của Hoakỳ. Các hải sản nhập khẩu chính vào Hoa kỳ là nhóm có vỏ cứng gồm: tôm, tôm hùm, sò, cua, trong đó tôm có giá trị lớn nhất, hàng năm nhập khẩu trên 2 tỷ USD.
Hàng năm trung bình Hoa kỳ phải nhập một lượng thuỷ sản giá trị khoảng 2,5 tỷ USD từ các nước châu á vậy mà cho đến năm 2000 giá trị xuất khẩu của Việt nam mới là 1,15 % giá trị nhập khẩu của Mỹ từ các nước châu á và khoảng 0,42% giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Hoa kỳ từ tất cả các nước trên thế giới. Vì vậy, đây là thị trường vô cùng rộng lớn và đầy triển vọng đối với ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản của Việt nam.
Nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú và đa dạng tạo ra một lợi thế so sánh của đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản của Việt nam so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, do những hạn chế về trình độ quản lý cũng như trình độ công nghệ mà việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản thời gia qua đã không đạt được những hiệu quả như mong muốn gây ra việc lạm sát tài nguyên ven bờ cũng như tàn phá rừng ngập mặn để nuôi tôm và tàn phá môi trường sinh thái và gây hậu quả có thể rất nghiêm trọng đến việc duy trì nguồn tài nguyên thuỷ sản về lâu dài. Viêt nam bắt đầu xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Hoa kỳ vào năm 1994 với giá trị 5,8 triệu USD, đến năm 2000 tăng gấp 14 lần so với giá trị hải sản nhập khẩu vào thị trường Hoa kỳ. Các sản phẩm chính của Việt nam xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ là tôm và cua đông lạnh. Riêng tôm , năm 1999 đạt 62,5 triệu USD chiếm 78 % kim ngạch và tăng 76% so với năm 1997. hiện nay Việt nam đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng các nước xuất khẩu tômg và thị trường Hoa kỳ, đứng thứ nhất là Tháilan với giá trị 715 triệu USD trong tổng số 2,64 tỷ USD tôm nhập khẩu vào thị trường Hoakỳ
Hàng dệt may:
Theo thống kê của thế giới, Hoa kỳ luôn đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may và hàng may mặc. Nếu gộp các loại hàng dệt may mặc. Nếu gộp các loại hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Hoa kỳ thì trong năm 1999 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 6,6 tỷ tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa kỳ.
Hiện nay, hàng dệt may Việt nam xuất khẩu vào thị trường Hoa kỳ mới chỉ có 8 cat: 331,338,340,345,438,438,444,636,644 và mới chỉ có hàng may chứ chưa có hàng dệt. Năm 1999, xuất khẩu của Việt nam vào Hoa kỳ mới đạt gần 30 triệu USD. Việt nam chủ yếu xuất sang Mỹ một số mặt hàng dệt thoi – găng tay, sơ mi trẻ em, hàng dệt kim: sơ mi trẻ em, sơ mi nam, sơ mi nữ…. Mặc dù Mỹ có nhu cầu về mặt hàng dệt kim lớn nhưng Việt nam chưa xuất khẩu được nhiều hàng dệt kim sang thị trường này do mức chênh lệch và thuế suất được nhiều hàng dệt kim sang thị trường này do mức chênh lệch và thuế suất đối với các nước được hưởng GSP và NTR cao hơn cũng như sự khác biệt về tiêu chuẩn sợi dệt với sợi dệt và quy trình ráp sản phẩm.
Những mặt hàng may mặc của Việt nam vào được thị trường hoa kỳ trong thời gian qua phần lớn là do các công ty nước ngoài hiện đang gia công ở Việt nam để xuất khẩu đi EU, Nhật Bản, Đài loan… và một số công ty mới của hoa kỳ hoặc của các nước khác.
Lượng hàng các công ty may xuất khẩu của Việt nam tự lo nguyên liệu, bán thành phẩm, gọi là bán FOB còn rất hạn chế. Đên nay trong nước đã có nhiều liên doanh, xí nghiệp có sản phẩm chất lượng cao nhưng chủ yếu lại vẫn do các công ty nước ngoài đặt hàng cho các xí nghiệp này lấy nguyên liệu để đưa cho các công ty may Việt nam gia công các đơn hàng của mình.
III. Đánh giá cơ hội và thách thức trong quan hệ TMQT giữa VN và HK
Ngày 13/7/2000, Hiệp định thương mại Việt nam – Hoa kỳ đã được ký kết. Việc ký kết Hiệp đinh này là thể hiện sự cố gắng rất lớn giữa hai nước trong thời gian qua với thái độ kiên định đúng đắn đầy thiện chí của ta và xuất phát từ những tính toán về lợi ích chính trị – kinh tế của Mỹ, đồng thời cũng mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ hai nước.
Trang trước – bước khởi đầu dài muộn nhưng đạt kết quả đáng kể
Chiến tranh đã kết thúc từ những năm 1975 . Mỹ thực hiện chính sách cấm vận đối với Việt nam mãi đến 14/12/1992, chính phủ Bus mới cho phép các công ty Mỹ mở văn phòng đại diện tại Việt nam để thực hiện những giao dịch cần thiết tiến tới ký kết hợp đồng chuẩn bị cho ngày bãi bỏ lệnh cấm vận đối với nước ta. 3/2/1994 Tổng thống B .Clintơn tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận có hiệu lực 34 công ty Mỹ lập văn phòng đại diện ở Việt nam từ cuối năm 1993 nhanh chóng triển khai hoạt động 11/7/1995 hai nước lập quan hệ ngoại giao. Từ ngày 21-26/9/1996 diễn ra vòng đàm phán thương mại đầu tiên giữa đại diện hai nước.10/3/1998. Tổng thống B. Clintơn ký kết hiệp định miễn áp dụng từ chính án Jacksơn – Vanik đối với Việt nam và sau đó tiếp tục gia hạn thêm 3 năm 1 lần. Hai bên đã ký các Hiệp định về xử lý nợ, cơ cấu lại số nợ cũ. Hiệp định về hoạt động của tổ chức đầu tư nhân nước ngoài ( OPIC) hai hiệp định với ngân hàng xuất khâủ Mỹ, đã và đang thương lượng Hiệp định hợp tác khoa học – công nghệ, Hiệp định hàng không, thoả thuận phòng chống ma tuý, hợp tác y tế.
Hiệp định thương mại được ký kết lần này là sự kiện đã hoàn tất quá trình bình thường quan hệ kinh tế – thương mại giữa hai nước.
Mặc dù việc bình thường hoá quan hệ chưa được bao lâu, nhưng quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước đã có bước phát triển đang kể.
Kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã gia tăng mặ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28782.doc