Theo báo cáo của Bộ Thương mại thì hiện nay tiêu được xuất khẩu vào 32 thị trường chủ yếu, trong đó 4 thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ 15,3%, Hà Lan 13,5%, Singapo 10,3%, Đức 6,9%. Thị trường đang có sự chuyển dịch từ các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, trung Quốc. sang Hoa kỳ, Hà Lan, Liên Bang Nga. Cũng theo báo cáo của Bộ Thương mại hiện nay Việt Nam là nước đứng thứ hai về sản lượng và đứng đầu thế giới về khối lượng xuất khẩu. Tuy nhiên do có tới 70% khối lượng phải xuất khẩu sang các nước thứ ba làm cho giá xuất khẩu ở nước ta luôn ở mức thấp hơn giá thế giới khoảng 20 – 30% đây là điều thua thiệt lớn cho tiêu xuất khẩu của chúng ta.
Vì tiêu được xuất khẩu phân lớn là do chúng ta đang dẫn đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu nên sự thay đổi nhỏ của giá tiêu thế giới có ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia năm 2002 giá hạt tiêu trên các thị trường diễn biến theo hai xu hướng rõ rệt là giảm nhanh trong quí i và tăng mạnh trong 9 tháng cuối năm.
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hổng lồ”, có thể ví như vậy về sự phát triển vượt bậc của ngành cà phê Việt Nam trên “bản đồ cà phê” thế giới. Vào năm 1980, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được 6000 tấn cà phê nhân, nhưng sao 20 năm đó, vào niên vụ 2001 –2002 con số này đã lên tới gần 900.000 tấn, gấp hơn 100 lần. Việt Nam trở thành nước sản xuất cà phê lớn thứ hai (chỉ sau Brazil).
Vào những năm 1993 – 1994, do cà phê được giá (có thời điểm lên đến gần 40.000 đồng/kg nhân), nhiều người đã đua nhau bỏ tiền mua đất trồng cà phê vối (Robusta) ở khu vực Tây Nguyên, khiến co diện tích tăng thêm mỗi năm ít nhất 70.000 ha (từ 150.000 ha lên 530.000 ha). Năng suất cà phê của Việt Nam cũng đã làm cả thế giới “giật mình”, cao điểm nhất là vào niên vụ 2000 – 2001 với mức trung bình hơn 1,7 tấn/ha, trong khi nhiều nước ở dưới mức 400 kg/ha, của Brazil là 850 kg/ha. Diện tích cà phê trồng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, chiếm tới trên 80% diện tích và hơn 90% sản lượng cà phê cả nước.
“Nhỏ hơn nhưng sẽ mạnh hơn” đó là mục tiêu của ngành cà phê trong thời gian tới. Nếu như trong thời gian 1 – 2 thập niên cuối của thế kỷ 20, ngành cà phê Việt Nam đã tập trung mọi nỗ lực của mình vào việc mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất và tăng khối lương sản phẩm, thì bước sang thiên niên kỷ mới, cần tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ theo phương hướng đổi mới chất lượng và phát triển một nền sản xuất cà phê bền vững. chúng ta nên tập trung vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cả nước có thể giảm được 100.000 – 120.000 ha cà phê Robusta (riêng Đắc Lắc đã có kế hoạch giảm 40.000 /264.000 ha để thay thế bằng cây trồng khác như tăng diện tích trồng ca cao lên 10.000 ha, cao su lên 40.000 – 50.000 ha, cây ăn quả 10.000 – 20.000 ha). Đồng thời có thể chuyển sang trồng cà phê Arabica tại các vùng có khí hậu thích hợp như ở M’Đrak (Đắc Lắc), miền trung du phía Bắc.
Cùng nằm trong tình trạng chế biến gạo, các cơ sở chế biến của Việt Nam còn thiếu then và thô sơ nên chất lượng cà phê chưa cao, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là cà phê nhân thô. Thông thường khách hàng phải mang cà phê Việt Nam sang tái chế ở một số thị trường trung chuyển như Singapo, Hồng Kông... trước khi đưa tới tiêu thụ trực tiếp. Do vậy giá cà phê xuất khẩu ở Việt Nam luôn thấp hơn giá cà phê thị trường thế giới từ 100 – 250 USD/tấn.
Các nhà máy chế biến cà phê tập trung chủ yếu ở phía Nam nhưng con số nhà máy này còn quá ít. Công suất trung bình của các nhà máy này khoảng 3000 tấn/năm/máy, nhưng chỉ phát huy được 50 – 70% công suất. Ngành cà phê mới chỉ có một nhà máy tinh chế cà phê công suất 800 tấn/năm trong đó cà phê hoà tan 100 tấn/năm. Trong mấy năm gần đây một số cơ sở chế biến cà phê đã tạo nên thương hiệu khá nổi tiếng như cà phê Trung Nguyên, Nescafe. Đây là hướng đi mới trong chế biến cà phê ở Việt Nam.
2.2. Tình hình xuất khẩu cà phê
Những năm đầu của thập kỷ 90 nhờ những đột phá trong cơ chế quản lý và điều hành xuất khẩu đã làm thay đổi cơ bản tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam. Trong thời gian này cà phê dần trở thành một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Không ai có thể dự đoán được rằng ngành cà phê Việt Nam lại có thể vươn lên tầm cỡ như hiện nay với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu luôn ở hai con số.
Biểu 16: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2002
Năm
Sản lượng
(1000 tấn)
Tăng/giảm
(%)
Kim ngạch
(Triệu USD)
Tăng/giảm
(%)
Giá bình quân ($/tấn)
1996
284
400,3
1188
1997
392
38,0
493,7
23,35
1270
1998
382
- 2,5
594,0
20,3
1554
1999
482
26,2
583,3
- 1,4
1213
2000
733,9
52,3
538,4
- 11,4
683
2001
900
22,7
382
- 22,8
423
2002
700
- 28,6
263,3
- 40
515
Dự kiến
2003
520
- 34,6
200
- 31
500
Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam số 49 –2003
Qua bảng trên ta thấy, sản lượng cà phê xuất khẩu tăng nhanh qua các năm, đặc biệt là năm 1997 tăng tới 38%, năm 2000 tăng 52,3%, nhưng bắt đầu giảm mạnh từ cuối năm 2001 do giá cà phê xuống thấp. mặc dù sản lượng tăng khá cao đặc biệt là năm 2001 đạt 900.000 tấn, tuy nhiên trong bối cảnh thị trường cà phê thế giới bị khủng hoảng thừa, nên kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm mạnh từ mức 538 triệu USD trong niên vụ 1999/2000 xuống còn 382 triệu USD niên vụ 2000/2001, 263,3 triệu USD niên vụ 2001/2002 và dự kiến chỉ còn 200 triệu USD trong niên vụ này. Cung thừa đồng thời cũng làm cho ngành xuất khẩu giảm tương đối mạnh từ 873.943 tấn niên vị 2000/2001 xuống 713.733 tấn niên vụ 2001/2002, dự kiến 520.000 tấn niên vụ 2002/2003.
Biểu 17: Kim ngạch xuất khẩu cà phê 1999 – 2003
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam – số 49 năm 2003
Trong suốt 4 năm gần đây, giá cà phê ngày càng thấp dẫn tới thua thiệt nhiều cho người nông dân và nhà xuất khẩu. Giá cà phê giảm xuống mức thấp nhất vào năm 2001, bình quân Robusta tại London còn 423 USD/tấn so với giá ở mức cao nhất 1510 USD/tấn năm 1998, giảm gần 4 lần, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm mức kỷ lục. Bình quân cả năm 2001 giá cà phê xuất khẩu đã giảm 38% so với năm 2000 còn 423 USD/tấn FOB. Bước sang năm 2002 giá cà phê có những cải thiện đáng kể, 8 tháng đầu năm giá cà phê Robusta tại London đạt bình quân 496 USD/tấn. Sang tháng 9/2002 thị trường cà phê thế giới bắt đầu tăng trở lại và đạt mức cao vào tháng 12, với cà phê Robusta tại London đạt 780 USD/tấn tăng 53% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân giá cà phê Robusta năm 2002 trên thế giới khoảng 560 USD/tấn.
Mặc dù giá cà phê năm 2002 có dấu hiệu tăng trở lại, nhưng mức giá vẫn còn thấp gây nhiều khó khăn cho người trồng cà phê. Tại Đắc Lắc giá cà phê nhân kho loại 1 đã giảm từ mức 6500 đồng/kg (tháng 1/2001) xuống 5500đồng/kg (tháng 7/2001) và xuống mức thấp nhất 4400 đồng/kg (tháng 12/2001) và chỉ mới tăng trở lại ở mức 7500 đồng/kg vào tháng 12/2002. Tính toán sơ bộ cho thấy có lúc mức giá cà phê đã thấp hơn 38 – 40% so với chi phí sản xuất 7000 – 8000 đồng/kg hiện nay.
Theo dự báo của USDA sản lượng cà phê thế giới năm 2003 sẽ tiếp tục tăng 4% so với vụ trước trong khi đó tiêu thụ dự tính chỉ tăng 1,4% như vậy tình trạng thừa cung lớn sẽ làm giảm giá cà phê thế giới vụ 2003 giảm. Và cũng theo ước tính sản lượng cà phê của Việt Nam năm 2003 sẽ tiếp tục giảm 14,3% vào khoảng 10,5 triệu bao.
Biểu 18: Giá cà phê xuất khẩu thời kỳ 1998 – 2002
Nguồn: Kinh tế 2002 – 2003 Việt Nam và thế giới (tr.22) – Thời báo kinh tế Việt Nam
Về thị trường xuất khẩu cà phê ngày càng mở rộng, tính tới năm 2002 ta đã xuất khẩu vào khoảng 35 thị trường chủ yếu. Năm 2001 cà phê xuất khẩu sang Mỹ tăng nhanh, tăng 45% so với năm 2000 lên 131.900tấn và năm 2002 có giảm nhẹ xuống khoảng 129.500 tấn, tuy nhiên Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất.
Theo đánh giá của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) thì cơ cấu thị trường năm 2002 tương đối ổn định (tương tự năm 2001). Trong 11 thị trường có tỷ trọng lớn nhất (có tỷ trọng 3,3 – 15%) thì có 9 thị trường giảm là: Đức, Mỹ, Bỉ, Tây Ban Nha, Nhật, Anh, Thuỵ Sĩ, Pháp, Hà Lan và 3 thị trường tăng là: Ba Lan, Philippin, Italia. Và theo dự đoán thì tỷ lệ này có thể vẫn giữ nguyên vào năm 2003.
2.3. Khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam
Việt Nam có những điều kiện tương đối thuận lợi cho sản xuất cà phê, băng chứng là đã có những bước tăng trưởng ngoài dự báo, nhưng xét về mọt mặt nào đó thì khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam còn nhiều hạn chế. Lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của việt Nam là:
Thứ nhất là chúng ta sản xuất và xuất khẩu chủ yếu các loại cà phê vối (Robusta), năm 2001 chiếm tới 41,3 %lượng Robusta toàn thế giới do phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhưng giá lại luôn thấp hơn cà phê chè (Arabica) hơn một nửa.
Thứ hai là việc sản xuất cà phê ở nước ta năng suất tương đối cao (năm 2001 đạt 1,7 tấn/ha trong khi nhiều nước ở mức 400 kg/ha, hay Brazil cũng chỉ đạt 850 kg) nhưng chi phí đầu vào cũng vào loại cao thế giới dẫn tới giá thành sản xuất tăng cao.
Thứ ba là điều kiện sinh thái của Việt Nam cũng đang tỏ ra thích hợp với cà phê chè (giá thành cà phê chè bao giờ cũng cao hơn giá thành cà phê vối từ 40 – 50%. Chúng ta đang tiến tới giảm dần cà phê vối mở rộng diện tích cà phê chè.
Xem xét trên tất cả các mặt: diện tích, năng suất, sản lượng và giá xuất khẩu thì chúng ta có nhiều lợi thế hơn so với một số nước. Tuy nhiên khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam còn một vài hạn chế sau:
Một là về chất lượng cà phê của chúng ta, do khâu bảo quản và chế biến còn nhiều hạn chế dẫn tới chất lượng không đồng đều gây khó khăn cho xuất khẩu. Một nghiên cứu của nhóm tư vấn WB cho thấy, cà phê Việt Nam có từ 210 – 300g hư hang (lỗi) trên mỗi 300 gam, trong khi Indonesia là 120 – 140, Uganda là 60 – 80, ấn độ là 40 – 55.
Hai là do thiết bị công nghệ chế biến, bảo quản lạc hậu và thô sơ, sản phẩm chưa phù hợp với thị trường cao cấp. Sản phẩm phụ của cà phê chưa được tận dụng làm cho giá thành sản phẩm chính tăng khó cạnh tranh.
Ba là sự kết nối giữa người nông dân và doanh nghiệp thu mua còn lỏng lẻo, doanh nghiệp chưa có hỗ trợ cho nông dân khi giá thành hạ mà làm ăn vẫn mang tính đánh quả, đầu cơ mất lòng tin đối với nông dân.
Và cuối cùng là thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam tuy mở rộng nhưng chưa ổn định. Công tác dự báo thị trường còn nhiều hạn chế, qúa trình xuất khẩu thường qua khâu trung gian làm mất cơ hội cạnh tranh.
3. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu điều nhân
3.1. Tình hình sản xuất và chế biến điều
Nước ta có những điều kiện tương đối thuận lợi cho sản xuất và chế biến điều. Hiện nay chúng ta có khoảng trên 250.000 ha điều, có sản lượng bình quân từ 120 – 150 nghìn tấn điều thô
Năm 1997 là năm có lượng điều nhân xuất khẩu tăng đột biến đạt 33.300 tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 133 triệu USD. Việt Nam đã được xếp thứ ba trong các nước xuất khẩu điều nhân trên thế giới. Tuy nhiên do vườn cây ngày càng thoái hoá, năng suất giảm, mặt khác do lượng điều nhập khẩu chế biến ít dần nên sản lượng điều thô và điều nhân xuất khẩu giảm mạnh trong năm 1998 và 1999. Tuy nhiên đến năm 2001 khối lượng điều nhân tăng và đạt 41 ngàn tấn.
Điều hiện nay được trồng nhiều ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ nhưng năng suất điều của Việt Nam còn thấp, trung bình từ 3 – 6 tạ/ha, giống đã có dấu hiệu thoái hoá và chưa được đầu tư nghiên cứu. Năm 2002 vừa qua đã xuất hiện nhiều mô hình đầu tư thâm canh đạt năng suất cao 8 – 10 tạ/ha (một số nơi lên tới 1,5 tấn/ha).
Biểu 19: Tình hình sản xuất và xuất khẩu điều 1995 – 2002
Năm
Sản lượng
(1000 tấn)
điều nhân xuất khẩu (1000 tấn)
Kim ngạch
(triệu USD)
Giá xuất khẩu bình quân ($/tấn)
1995
110
19,80
90
4530
1996
126
23,80
110
4620
1997
140
33,30
133
4000
1998
110
25,70
117
4550
1999
128
18,40
100
5430
2000
132
34,00
120
3529
2001
140
41,00
144
3512
2002
170
62,00
212
3719
Nguồn: Báo cáo của Hiệp hội cây điều Việt Nam 2002
Về công nghệ chế biến thì có thể nói rằng trong các mặt hàng nông sản thì ngành điều là ngành có kỹ thuật chế biến tương đối hiện đại và năng suất vào loại cao trên thế giới. Chúng ta đã chế biến được 100% điều nhân để xuất khẩu, ngoài ra hàng năm còn nhập hàng vạn tấn để chế biến rồi tái xuất.
3.2. Tình hình xuất khẩu điều nhân
Trong giai đoạn 1990 – 1995, hạt điều là sản phẩm có tốc độ tăng xuất khẩu cao nhất đồng thời cũng là sản phẩm có thị trường được phát hiện rộng. Nếu như đầu những năm 90 xuất khẩu với khối lượng nhỏ và giá trị mới dừng ở 2 con số thì tới năm 1995 sản lượng điều xuất khẩu đã tăng lên 19,8 nghìn tấn và giá trị lần đầu tiên vượt con số 110 triệu USD trở thành ngành hàng chủ lực trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam .
Biểu 20: Sản lượng điều nhân xuất khẩu 1998 – 2002
Năm 2002, sản lượng điều xuất khẩu đạt 62.800 tấn, tăng 51,2% so với năm 2001 và đạt kim ngạch 212 triệu USD tăng 47% so với năm 2001. Sự tăng nhanh về khối lượng và giá trị tăng thấp hơn là do diễn biến giá điều trong mấy năm gần đây luôn có xu hướng giảm do lượng cung tăng, giá xuất khẩu đạt 3419 USD/tấn FOB năm 2002.
Biểu 21: Giá điều nhân xuất khẩu thời kỳ 1998 – 2002
Về cơ cấu thị trường xuất khẩu điều, những năm trước đây chúng ta chủ yếu xuất mặt hàng này sang ấn độ, đất nước này chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu điều Việt Nam (những năm 1991 – 1994). Cho đến nay hạt điều của chúng ta chiếm khoảng 25% thị phần thế giới, sau Brazil. Một số dự báo cho thấy nhu cầu điều sẽ tăng bình quân 7% vào trong 10 năm tới và đạt mức 160 – 200 tấn vào năm 2003. Thị trường chính của điều nhân vẫn là Trung Quốc, EU và Mỹ (đang tăng nhanh).
Biểu 22: Thị trường tiêu thụ điều xuất khẩu của Việt Nam (%)
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
1. Châu á
- ASEAN
- Bắc á
76,19
6,19
64,71
57,99
0,33
57,66
53,64
0,31
53,32
40,78
0,46
40,32
39,51
0,50
39,01
38,21
0,49
37,72
2. Châu Mỹ
13,36
14,36
19,35
26,45
27,56
30,01
3. Châu úc
10,61
15,9
13,72
14,88
15,98
15,2
4. Châu âu
- Đông âu
- Tây âu
5,07
0,00
5,07
11,35
0,08
11,27
12,79
0,17
12,62
17,89
0,00
17,89
16,95
0,13
16,82
16,29
0,39
15,9
5.Trung Đông
0,06
0,40
0,30
0,00
0,00
0,29
Tổng cộng
100
100
100
100
100
100
Nguồn: Vụ thống kê - Bộ Thương mại
3.3. Khả năng cạnh tranh của điều Việt Nam
Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay thì điều đang được coi là mặt hàng có khả năng cạnh tranh nhất dựa trên các cơ sở sau:
Cây điều sống được ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt như trên đất bạc màu, đồi núi trọc, mà diện tích này của Việt Nam còn bỏ trống nhiều. điều vừa là cây nông nghiệp vừa là cây công nghiệp, vốn đầu tư cho nó thấp (khoảng từ 2 – 3 triệu/ ha) nên phù hợp với vùng nông dân nghèo. Với năng suất điều thô trung bình nếu ở mức thấp 450 – 500 kg/ha thì đã có thu nhập 3,5 triệu đồng/ha, tỷ lệ đạt từ 52 – 54%, một tỷ lệ khá cao.
Công nghệ chế biến hạt điều thô làm tăng giá trị lên 5 – 7 lần so với giá bán hạt điều thô tại các nông trại. Hiện nay công suất của các nhà máy này đã vượt nguyên liệu trong nước, hàng năm phải nhập hàng vạn tấn điều để chế biến.
Mặt khác theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì giá thành sản xuất bảo quản điều thô là từ 8 – 10 triệu đồng/ tấn, trong khi chi phí phân bón, thuốc trừ sâu thường phải nhập khẩu và chiếm khoảng 25 – 30%, do vậy giá trị ngoại tệ thuần thu được là khá cao. Công lao động trong khâu trồng trọt chiếm tới 40% chi phí sản xuất, còn chi phí nhân công trong chế biến chiếm tới 60% tổng giá thành chế biến. Do vậy cây điều rất phù hợp với việc tăng thêm việc làm ở nông thôn và thu ngoại tệ.
Một hạn chế rất lớn cho ngành điều phát triển là chưa khai thác hết các lợi thế của ngành điều. Cần có sự liên kết giữa Nhà nước – doanh nghiệp và nông dân trong chiến lược phát triển ngành điều. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm xâm nhập các thị trường còn bỏ ngỏ đầy tiềm năng.
4. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu cao su
4.1. Tình hình sản xuất cao su
Cao su được đưa vào trồng ở nước ta từ cuối thế kỷ 19 do thực dân Pháp. Ngày nay cao su được xác định là cây công nghiệp dài ngày ở nước ta, vì hiệu quả kinh tế xác định trong tương lai dài là tương đối khả quan. Trong những năm gần đây, sản xuất cao su tăng mạnh, diện tích và sản lượng mủ cao su ngày một tăng
Biểu 23: Tình hình sản xuất cao su Việt Nam 1995 – 2002
Năm
Tổng diện tích
(1000 ha)
Diện tích kinh doanh(1000 ha)
Sản lượng mủ
(1000 tấn)
Năng suất bình quân (kg/ha)
1995
225
168
128
740
1996
303
180
146
790
1997
309
185
170
1000
1998
325
190
193,5
1220
1999
382
202
248
1200
2000
383
212
291,9
1377
2001
418
230
312,6
1351
2002
429
247
331,4
1398
Nguồn: Niên giám thống kê 2001 – Nhà xuất bản thống kê Hà Nội - 2002
Nhìn vào bảng trên ta thấy, năm 1995 diện tích trồng cao su đạt 278 ngàn ha thì đến năm 2002 đạt 420 ngàn ha, tăng 51,1% sản lượng mủ cao su khô sản xuất năm 1995 là 128 ngàn tấn, đến năm 2002 đạt 331 ngàn tấn tăng 84%. Như vậy sản lượng mủ cao su tăng khá nhanh, nhưng cũng do hạn hán và có lúc gía cao su xuống thấp làm cho người nông dân đã phá rừng cao su và trồng cây khác như: cà phê, điều, tiêu… Nhưng tới năm 2002 giá cao su bắt đầu tăng trở lại và dự đoán sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu thế giới càng tăng.
Giống cao su đã được đa dạng hoá và ngày càng thích hợp hơn với điều kiện Việt Nam. Trước đây giống GT1 là loại giống phổ biến chiếm 41% diện tích trồng mới thời kỳ 1976 – 1995. Hiện nay giống PB235 đang được sử dụng rộng rãi ở Đông Nam bộ và có nhiều triển vọng chiếm 35% diện tích trồng mới. Ngoài ra một số giống mới như KPIM 600, VM 515 cũng đang được thử nghiệm. Nhờ những giống mới và tận dụng khai thác có kỹ thuật mà năng suất đã tăng rất nhanh trong thời gian qua.
Cao su ở nước ta phần lớn là xuất khẩu ở dạng mủ khô, qua sơ ché mà chưa được chế biến dẫn tới giá trị gia tăng thấp. Chi phí chế biến chiếm 6 – 10% giá thành sản xuất cao su nhưng nó góp phần quyết định chất lượng và hiệu quả sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh. Thành tựu nổi bật nhất trong ngành cao su thời gian qua là phục hồi các nhà chế biến cũ, đổi mới trong thiết bị, sắp xếp lại mặt bằng, nâng cao năng lực chế biến, bảo đảm chế biến hết và kịp thời lượng mủ khai thác. Bước đầu xây dựng một số nhà máy mới với thiết bị dây truyền hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường và xây dựng chiến lược cho ngành cao su.
4.2. Tình hình xuất khẩu cao su
Lượng cao su tiêu thụ trong nước chiếm một lượng rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 10 – 15% tổng sản lượng còn trên 80% là xuất khẩu. Sản lượng cao su xuất khẩu tăng nhanh vào các năm 1991 – 1995, nếu năm 1991 lượng cao su xuất khẩu chỉ là 62,9 ngàn tấn thì đến năm 1995 lượng cao su xuất khẩu là 138,1 ngàn tấn, tăng 209% so với năm 1991. Và đến năm 2002 đạt 444 ngàn tấn xuất khẩu, một mức cao nhất từ trước đến nay, tăng hơn 3 lần so với năm 1995.
Biểu 24: Xuất khẩu cao su giai đoạn 1995 – 2002
Năm
Khối lượng
(1000 tấn)
Tăng/giảm
(%)
Kim ngạch
(triệu USD)
Tăng/giảm
(%)
Giá bình quân
(USD/tấn)
1995
138,1
193,5
1320
1996
194,5
40,8
263,0
35,9
1340
1997
194,2
- 0,15
190,85
- 27,4
980
1998
191,0
- 1,6
127,5
- 33,2
667
1999
265,3
38,9
146,84
15,17
553
2000
273,4
3,05
175
19,18
667
2001
300
9,7
164
- 6,3
550
2002
444
48
263
60
605
Nguồn: Vụ thống kê - Bộ Thương mại
Về lượng thì tăng nhanh như vậy, nhưng về kim ngạch thì lại có xu hướng giảm dần không tương xứng với sự tăng về khối lượng. Năm 1996 xuất khẩu cao su đạt 263 triệu USD tăng 35,9% so với năm 1995 (đạt 193,5 triệu USD) nhưng bước sang năm 1997 kim ngạch lại giảm xuống và đến năm 2001 đạt mức 164 triệu USD giảm 37.6% sơ với năm 1996 và 6,3% so với năm 2000. Và năm 2002 thì đã bắt đầu tăng trở lại đẫn tới sự tăng vượt bậc về lượng lên 444 ngàn tấn và đạt kim ngạch 263 triệu USD tăng hơn 60% so với năm 2001.
Biểu 25: Sản lượng cao su xuất khẩu thời kỳ 1998 – 2002
Kim ngạch xuất khẩu bị giảm liên tục trong thời gian qua là do giá cao su giảm liên tục trong những năm trước từ mức cao nhất năm 1996 là 1340 USD/tấn FOB, xuống mức thấp nhất là năm 2001 với giá 550 USD/tấn FOB. Và giá chỉ mới tăng nhẹ vào năm 2002 ở mức 605 USD/tấn FOB tăng 10% so với năm 2001.
Biểu 26: Giá cao su xuất khẩu bình quân (1996 – 2002)
Sở dĩ giá cao su xuất khẩu giảm trong mấy năm qua là do bị ảnh hưởng của sự giảm giá liên tục trên thị trường quốc tế. Qua biểu đồ ta thấy giá cao su bắt đầu tăng nhẹ năm 2000 sau một thời gian dài rớt giá thì năm 2001 giá cao su trên thị trường thế giới liên tục giảm với tốc độ nhanh (Singapo giá cao su RSS2 giao ngay tháng 12/2001 bình quân 882GSD/tấn FOB, giảm 17,5% so với tháng 1/2001). Bởi vì thị trường cao su thiên nhiên thế giới chuyển từ thiếu hụt 102.000 tấn năm 2000 sang dư thừa 90.000 tấn năm 2001, đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho giá cao su thiên nhiên giảm mạnh năm 2001. Bước sang năm 2002 do giá dầu thô tăng mạnh do lo ngại chiến tranh Irắc nên giá cao su tổng hợp cũng tăng nhanh dẫn tới nhu cầu cao su thiên nhiên tăng nhẹ và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
Thị trường xuất khẩu của Việt Nam trước đây là Liên Xô cũ và các nước Đông âu, nhưng sau khi biến động chính trị thì thị trường xuất khẩu đã được mở rộng sang các thị trường khác và ngày càng tăng mạnh đặc biệt là thị trường Mỹ và Trung Quốc.
Biểu 27: Thị trường tiêu thụ cao su xuất khẩu của Việt Nam
Nước
1998
1999
2000
2001
2002
1. Châu á
- ASEAN
- Bắc á
78,90
12,42
66,48
77,24
26,61
50,63
70,17
12,79
57,39
66,2
13,4
53,8
65,3
12,65
52,65
2. Châu âu
- Đông âu
- Tây âu
19,11
0,33
18,78
21,28
3,14
18,13
27,17
10,76
16,41
29,65
11,7
17,95
28,89
11,87
17,02
3. Châu úc
0,48
0,25
0,18
0,15
0,81
4. Châu Mỹ
0,87
1,14
1,16
2,2
3,1
5.Trung Đông
0,64
0,08
0,32
1,8
1,9
Tổng cộng
100
100
100
100
100
Nguồn: Vụ Thống kê - Bộ Thương mại
Theo tổng kết của Bộ Thương mại, xuất khẩu cao su năm 2001 sang 34 thị trường chủ yếu, 10 thị trường có tỷ trọng lớn là Trung Quốc 32,9%, Singapo 14,3%, Đài Loan 5,9%, Malaixia 5,8%, Hàn Quốc 5,4%, Nhật Bản 3,9%, Đức 3,7%, Hồng Kông 3,5%, Tây Ban Nha 2%. Cả 10 thị trường này đều tăng so với năm 2001, nhất là Mỹ, Hồng Kông, Malaixia, Nhật Bản và Singapo.
4.3. Khả năng cạnh tranh của cao su Việt Nam
Theo đánh giá của các chuyên gia hiện nay với mức giá thấp như vậy thì sản xuất và xuất khẩu cao su hiện nay không có hiệu quả. Chi phí nguồn lực nội địa PRC hiện nay theo tính toán là 1,03 – một mức cao về chi phí. Trong những năm qua Chính phủ đã có những biện pháp hỗ trợ tích cực để duy trì diện tích cao su hiện nay, vì theo dự đoán nhu cầu cao su sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Việt Nam có tài nguyên đất đỏ bazan vừa màu mỡ và thích nghi với việc trồng cao su, với diện tích lớn (từ 700 – 1000 ha), cộng với điều kiện sinh thái tự nhiên phù hợp, rất có khả năng mở rộng diện tích cao su .
Đối với sản phẩm cao su chúng ta đang phải nhập khẩu từ các nước trong khu vực ASEAN như:săm, lốp, băng tải… và các sản phẩm từ cao su khác đang được bảo hộ ở mức 30 – 50%, nếu thực hiện CEPT thì trong năm nay thuế suất sẽ xuống còn 20% và còn 5% vào năm 2005 sẽ là thách thức với ngành cao su trong nước. Do đó cần tăng cường đầu tư nhanh chóng đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm , cơ cấu sản phẩm, nhằm có tính linh hoạt đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới thay thế nhập khẩu.
5. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu chè
5.1. Tình hình sản xuất và chế biến chè
Do nước ta có địa hình tương đối thuận lợi cho phát triển ngành chè. Từ năm 1975 đến nay, cây chè được phát triển mạnh ở trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (chủ yếu ở Lâm Đồng). Diện tích chè tính tới năm 2002 đã đạt mức 100 nghìn ha, có trên 4 vạn hộ với 20 vạn lao động sản xuất chè.
Hiện nay, chè được trồng nhiều ở 35 tỉnh trong cả nước nhưng tập trung chủ yếu ở 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc (khoảng 46.306 ha chiếm 58,9% diện tích ) và Tây Nguyên (chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng khoảng 20.500 ha chiếm 26,1% diện tích ). Năng suất bình quân của cả nước đạt 3,7 – 4 tấn chè tươi/ha so với các nước khác thì năng suất chè ở nước ta vào loại thấp (Malaixia 10,3 tấn/ha, ấn độ 7,8 tấn/ha, Srilanca 5,4 tấn/ha…)
Biểu 28: Tình hình sản xuất chè của Việt Nam (1996 – 2002)
Năm
Tổng diện tích
(1000 ha)
Diện tích kinh
doanh (1000 ha)
Sản lượng chè búp
khô (1000 tấn)
1998
82,5
63,5
56,6
1999
84,6
69,2
64,7
2000
86,0
70,1
68,853
2001
95,6
75,8
76,5
2002
100,5
83,7
81,9
Nguồn: Niên giám thống kê 2001- NXB thống kê Hà Nội - 2002
Năm 2002 diện tích trồng chè đã tăng lên mức cao nhất khoảng 100nghìn ha và sản lượng đạt 81,9 nghìn tấn chè búp khô tăng 7,05% so với năm 2001.
Về chế biến chè, cả nước có 72 cơ sở chế biến chè công nghiệp (qui mô từ 6 tấn tươi/ngày đến 60 tấn tươi/ngày), đảm bảo chế biến trên 60% sản lượng. Trong số các cơ sở chế biến trên, tổng công ty chè quản lý 28 cơ sở với tổng cộng 535,5 tấn tươi/ngày và các địa phương quản lý 44 cơ sở chế biến với tổng công suất 557,5 tấn tươi/ngày.
Ngoài những cơ sở chế biến công nghiệp có qui mô lớn còn có khoảng 1200 cơ sở chế biến qui mô vừa và nhỏ, cộng với hàng chục ngàn bộ thiết bị chế biến qui mô hộ, liên hộ đảm bảo chế biến được khoảng 20% sản lượng chè.
Nhìn chung, công nghệ chế biến chè của ta còn lạc hậu khoảng 40% nguyên liệu được chế biến bằng thủ công và bán cơ giới. Sản phẩm chủ yếu là qua sơ chế khi xuất khẩu, dẫn tới sự thua thiệt về giá khi xuất khẩu.
5.2. Tình hình xuất khẩu chè hiện nay
Hàng năm chúng ta sản xuất ra lượng chè búp khô khoảng trên 50 ngàn tấn trong đó tiêu dùng chè nội địa hiện nay khoảng 40 – 45%, theo dự đoán thì thị trường nội địa có thể mở rộng lên khoảng 50%. Năm 1995 nhờ giải pháp đúng đắn của Nhà nước, ngành chè đã có bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng năm 1996 là 55,28% và kim ngạch tăng 48,48%. Năm 2002 vừa qua sản lượng chè xuất khẩu đạt 75 nghìn, tấn tăng 29,6% so với năm 2001 và đạt kim ngạch 83 triệu USD tăng 25% so với năm 2001 - đây là một năm khả quan của ngành chè Việt Nam sau nhiều năm liên tục giảm, năm 1999 giảm 10,6% so với năm 1998 và năm 2001 giảm 5,1% so với năm 2000.
Biểu 29: Tình hình xuất khẩu chè giai đoạn 1996 – 2002
Năm
Khối lượng
(1000 tấn)
Tăng/giảm
(%)
Kim ngạch
(tri
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100787.doc