Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2001 - 2010

MỤC LỤC

Lời nói đầu.

Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

1.Khái niệm và đặc điểm của dự án .

a. Khái niệm.

b. Đặc điểm của dự án.

2. Vai trò của dự án trong việc hoạch định phát triển .

3. Nội dung cơ bản của một dự án.

a.Căn cứ xây dựng dự án

b. Sản phẩm đầu ra của dự án.

c. Thị trường của sản phẩm dự án.

d. Công nghệ và kỹ thuật của dự án.

e. Khả năng đảm bảo và phương thức cung cấp các yếu tố đầu vào cho dự án.

f. Nhu cầu và nguồn cung cấp nhân lực.

g. Tổ chức và tiến độ thực hiện dự án

h. Phân tích tài chính của dự án.

i. Phân tích kinh tế, tác động môi trường của dự án.

k. Kết luận và kiến nghị.

II. Vai trò của rừng với phát triển kinh tế xã hội.

1. Khái niệm chung về rừng.

a. Dưới góc độ sinh học.

b. Dưới góc độ kinh tế.

2. Vai trò của rừng với phát triển kinh tế xã hội.

a. Vai trò của rừng đối với kinh tế và đời sống.

b. Vai trò của rừng đối với môi sinh.

c. Vai trò của rừng đối với quốc phòng.

III. Sự cần thiết của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

1. Những nhân tố thuận lợi cho việc phát triển rừng.

2. Vai trò của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng với phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

a. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng với tăng trưởng kinh tế .

b. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng với vấn đề xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội.

c. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng với việc ổn định chính trị và đảm bảo an ninh quốc phòng.

3. Lý do phải trồng mới 5 triệu ha rừng.

IV. Kinh nghiệm cải cách và phát triển rừng ở Trung Quốc.

Phần thứ hai:Thực trạng triển khai thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng .

I. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

1. Thuận lợi.

2. Những khó khăn tồn tại.

a. Về cơ chế kế hoạch hoá.

b. Về chính sách đầu tư thực hiện Dự án.

c. Về hệ thống tổ chức các Dự án cơ sở.

II. Kết quả thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong 2 năm 1999 - 2000.

1. Thực trạng rừng của nước ta trong thời gian qua.

2. Kết quả thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

a. Về chỉ tiêu khối lượng.

b. Về giải ngân vốn đầu tư bằng nguồn ngân sách.

c. Một số kết quả đạt được khác.

III Đánh giá kết quả thực hiện kết quả thực hiện Dự án trồng 5 triệu ha rừng.

1. Đánh giá về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch.

a. Về ưu điểm.

b. Về tồn tại.

2. Đánh giá chung 2 năm thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

IV. Kết luận.

Phần thứ ba: Một số giải pháp nhằm thự hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2001 - 2010.

I. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

1. Quan điểm về trồng rừng trong Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

2. Phương hướng phát triển cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

a. Phương hướng chung.

b. Phương hướng cụ thể.

3. Mục tiêu của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

4. Nhiệm vụ của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

II. Một số giải pháp nhằm thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

1. Giải pháp về vốn.

2. Giải pháp về đất đai.

3. Giải pháp về khoa học và công nghệ.

4. Cần thực thi đầy đủ và nghiêm túc các chính sách về hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm.

5. Cần thực hiện và quán triệt chủ trương ”Phát triển mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc hướng tới đóng của rừng tự nhiên.

III. Kiến nghị.

 Kết luận.

 Tài liệu tham khảo.

doc79 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2001 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
995 với năm 1999 thì sau 5 năm diện tích rừng đã tăng lên khoảng 1,5 triệu ha trong đó diện tích trồng mới tăng được trên 600.000 ha còn lại chủ yếu là do khoanh nuôi tái sinh. Cùng với việc đầu tư vốn cho khoán bảo vệ khoanh nuôi tái sinh đi đôi với biện pháp tuyên truyền giáo dục và ngăn chặn có hiệu qủa nạn phá rừng, đốt nương làm dãy đã làm cho rừng phục hồi nhanh đáp ứng được yêu cầu phòng hộ. - Trong năm 1999: Mặc dù thời tiết không thuận lợi, Miền Bắc đầu năm hạn hán nặng, MIền Trung cuối năm bị lụt nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các Bộ, Ngành ở Trung ương và nỗ lực cao độ của các địa phương mà nhất là người lao động trong các dự án nên các chỉ tiêu chung hầu hết đã đạt và vượt, cụ thể: Giao khoán bảo vệ rừng được 1.583.000 ha (đạt 112,6%) khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng được 295.000 ha (đạt 114%), chăm sóc rừng được 563.200 ha (đạt 103%), trồng rừng mới phòng hộ, đặc dụng được 75.700 ha (đạt 112%), cây ăn quả được 15.400 ha (đạt 19%), trồng rừng bằng vốn viện trợ được 23.000 ha (đạt 100%), rừng trồng bằng vốn ngân sách địa phương thu từ rừng được 16.000 ha (đạt 100%). Nét mới trong năm đầu thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng năm 1999 là có sự phối kết hợp trong tổ chức, chỉ đạo và huy động nguồn lực của Trung ương, địa phương và vốn viện trợ từ bên ngoài. Ngoài vốn Trung ương đã cấp 314 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, vốn địa phương 48 tỷ đồng, vốn viện trợ quốc tế 69 tỷ đồng, vốn vay tín dụng ưu đãi 755 tỷ đồng. Xuất phát từ lợi ích thiết thực của dự án, nên nhiều nơi đã huy động nguồn vốn của địa phương trồng thêm rừng: Lạng Sơn 950 triệu đồng, Thừa Thiên Huế 2,8 tỷ đồng, Khánh Hoà gần 7 tỷ đồng, Đắc Lắc 4,1 tỷ đồng. Do vậy các chỉ tiêu chủ yếu về trồng rừng phòng hộ chung cả nước cũng như từng địa phương đều đạt và vượt kế hoạch : Sơn La vượt 1.747 ha, Tuyên Quang vượt 1.400 ha, Lạng Sơn vượt 200 ha, Yên Bái vượt 300 ha, Hà Giang vượt 300 ha ... Một nét mới khác về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ là năm 1999 đã thí nghiệm phương pháp gieo bay (sử dụng máy bay gieo hạt) được 5000 ha, bằng 100% kế hoạch. Diện tích trồng rừng mới bằng kỹ thuật gieo bay tuy chưa nhiều và chỉ mang tính thử nghiệm, nhưng kết quả đạt được trong năm là đáng khích lệ, mở ra hướng đi mới đưa tiến bộ kỹ thuật vào Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng những năm tới. Bên cạnh nội dung trồng mới rừng phòng hộ và rừng sản xuất cây lâm nghiệp là chính, năm 1999 dự án còn trồng mới 15.400 ha cây công nghiệp và cây ăn quả, triển khai các hoạt động lâm sinh khác như tu bổ, bảo vệ, chăm sóc, tái sinh rừng hiện có. Riêng 7 tỉnh miền Trung bị lũ lụt nặng cuối năm 1999, rừng trồng mới bị cuốn trôi, cây giống bị thất thoát, ban quản lý dự án đã phối hợp với các địa phương triển khai các hoạt động để hỗ trợ vốn, cây giống, kỹ thuật, đảm bảo tiến độ khôi phục, phát triển rừng phòng hộ sau lũ lụt và đạt kết quả tốt. Do đó diện tích trồng mới rừng phòng hộ năm 1999 của cả nước và nhất là các tỉnh miền Trung đều vượt kế hoạch đề ra. Trong quá trìng triển khai dự án, đã xuất hiện nhiều điển hình và những cách làm mới, sáng tạo ở các địa phương. Đó là phương thức kết hợp giữa nguồn vốn của Nhà nước hỗ trợ với lao động của dân, khuyến khích và hướng dẫn nhân dân trồng các cây có hiệu quả kinh tế cao vào diện tích đất nhận khoán, bảo vệ, khoanh nuôi rừng để bù vào sự thiếu hụt kinh phí do định mức thấp; sử dụng tổng hợp các thành phần và tổ chức mới của kinh tế hộ là kinh tế trang trại vào các hoạt động mới của kinh doanh rừng. Các tỉnh có nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc hoặc có nhiều diện tích rừng tự nhiên bị nghèo kiệt như Đông Bắc và Tây Bắc đã chuyển trọng tâm hoạt động của dự án vào trồng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng đạt hiệu quả.Cao Bằng trong năm 1999 đã khoanh nuôi 40.000 ha, vượt chỉ tiêu 35.000 ha, Lai Châu khoanh nuôi 67.300 ha, vượt 57.300 ha, Ninh Thuận khoán bảo vệ 58.000 ha vượt 28000 ha, Cà Mau giao khoán 18000 ha, bằng nguồn vốn huy động thêm của dân. - Năm 2000: Do có kinh nghiệm năm 1999 nên việc chuẩn bị dự án, cây con và hiện trường cho năm 2000 có kỹ lưỡng hơn. Mặc dù có khó khăn về vốn nhưng đến hết tháng 8 toàn quốc đã đạt được: Giao khoán bảo vệ rừng được 1.830.000 ha (đạt 100,27%), khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng được 412.000 ha (đạt 91,15%), chăm sóc rừng được 228.000 ha (đạt 113,1%), trồng rừng mới phòng hộ, đặc dụng được 50.200 ha (đạt 74,59%), trồng rừng sản xuất cây lâm nghiệp được 45.700 ha (đạt 114,25%), cây ăn quả được 2.300 ha (đạt 4,6%), trồng rừng bằng vốn viện trợ được 18.200 ha (đạt 68%), rừng trồng bằng vốn ngân sách địa phương thu từ rừng được 11.000 ha (đạt 55%). Ta có thể thấy rõ hơn về kết quả đạt được qua một số bảng biểu sau: Biểu số 01: Trồng rừng tập trung năm 1999- 2000 Đơn vị: ha Năm 1999 2000 Cả nước 207.738 218.276 Địa phương 165.905 178.276 Miền Bắc 105.170 100.485 Miền Núi và Trung du. Đồng bằng Sông Hồng. Khu 4 cũ. 72.053 4.873 28.244 59.892 4.993 35.600 Miền Nam 60.736 77.791 Duyên hải MIền Trung. Tây Nguyên. Đông Nam bộ. Đồng bằng Sông Cửu Long. 23.395 8.078 5.111 24.152 24.490 10.628 4.635 38.038 Trung ương 41.833 40.000 Bộ Quốc phòng. Bộ Nội vụ. Đơn vị khác, cả Bộ Nông nghiệp. 2.140 300 39.393 Nguồn: Vụ kế hoạch và quy hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhìn chung kết quả đạt được còn thấp, chưa đạt so với yêu cầu đạt ra. Biểu số 02: Trồng cây phân tán năm 1999- 2000. Đơn vị: 1000 cây Năm 1999 2000 Địa phương 234.186 241.162 Miền Bắc 123.100 120.077 Miền Núi và Trung du. Đồng bằng Sông Hồng. Khu 4 cũ. 54.700 17.500 50.900 49.277 19.900 50.900 Miền Nam. 111.086 121.085 Duyên hải Miền Trung. Tây nguyên Đông nam bộ. Đồng bằng Sông Cửu Long. 26.882 2.848 6.610 74.746 16.750 16.600 6.200 81.535 Nguồn: Vụ Kế hoạch và Quy hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Biểu số 03: Chăm sóc rừng năm 1999- 2000. Đơn vị: ha Năm 1999 2000 Cả nước 408.180 422.907 Địa phương 370.340 382.907 Miền Bắc 226.101 224.787 Miền núi và Trung du. Đồng bằng Sông Hồng. Khu 4 cũ. 158.614 11.129 56.358 148.293 10.072 66.422 Miền Nam 144.239 158.120 Duyên hải Miền Trung. Tây Nguyên. Đồng Nam Bộ. Đồng bằng Sông Cửu Long. 50.297 23.866 10.431 59.645 46.450 17.633 30.621 63.416 Trung ương. 37.840 40.000 Bộ Quốc phòng. Bộ Nội vụ. Đơn vị khác, cả Bộ Nông nghiệp. 2.140 35.700 Nguồn: Vụ Kế hoạch và Quy hoạch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Về chăm sóc rừng thời gian qua đã đạt được những kết quả tốt so với kế hoạch đặt ra. b. Về giải ngân vốn đầu tư bằng nguồn ngân sách. * Quy định chung: -Ngân sách Nhà nước (ngân sách Trung ương) chỉ cấp phát cho các Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thuộc đối tượng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước theo quy định tại Quyết định số 661/ QĐ- TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ. - Vốn ngân sách Nhà nước cấp phát cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng bao gồm vốn cấp phát đầu tư, vốn cấp phát sự nghiệp và vốn hỗ trợ trồng rừng sản xuất được cân đối trong kế hoạch chi ngân sách Nhà nước hàng năm do Quốc hội phê duyệt. - Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước bố trí cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Bộ Tài chính thực hiện cấp phát cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước trực tiếp thực hiện kiểm tra, kiểm soát hồ sơ chứng từ có liên quan và tiến hành cấp phát vốn cho chủ dự án theo đúng chế độ quy định. * Quy định cụ thể: - Về vốn đầu tư dự án rừng phòng hộ và đặc dụng. + Bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở những vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tư bình quân không quá 50.000 đ/ha/năm, thời hạn không quá 5 năm. + Khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung cây công nghiệp, cây lấy quả, cây đặc sản đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở những vùng xung yếu và rất xung yếu (coi như chỉ tiêu bảo vệ rừng) với mức đầu tư không quá 50.000 đ/ha/, thời hạn không quá 5 năm. + Khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở những vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tư không quá 1.000.000đ/ha, thời hạn khoán 6 năm theo tỷ lệ vốn được phân bổ hàng năm và quy trình khoanh nuôi tái sinh rừng kết hợp trồng bổ sung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Trồng mới rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tư trực tiếp đến người trồng rừng bình quân 2,5 triệu/ha, bao gồm trồng mới và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ trực tiếp cho công tác lâm sinh bao gồm: Trạm bảo vệ rừng, công trình phòng chống cháy, phòng chữa sâu bệnh, vườn ươm...với mức đầu tư cho toàn bộ chương trình tối đa không quá 5% tổng vốn ngân sách Nhà nước bố trí cho Dự án hàng năm. - Về kinh phí quản lý dự án: + Các công việc được cấp phát kinh phí quản lý dự án. Khảo sát, xây dựng, thẩm định và xét duyệt dự án. Nghiên cứu khoa học, khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ thuộc Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Tập huấn, kiểm tra, tuyên truyền, khen thưởng, hội nghị sơ tổng kết. Bổ sung một số trang thiết bị cần thiết, văn phòng phẩm cho hoạt động chỉ đạo quản lý chung. Chi cho công tác quản lý, điều hành của Ban điều hành Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Trung ương và các Ban quản lý dự án. Chi lương cho các thành viên của Ban quản lý dự án chưa được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; chi phụ cấp, trợ cấp, công tác phí,... theo chế độ hành chính sự nghiệp cho các thành viên của Ban quản lý (kể cả các thành viên đã được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước). Chi hỗ trợ cho công tác quản lý, cấp phát vốn của hệ thống kho bạc Nhà nước. + Các cơ quan được bố trí vốn kinh phí quản lý dự án bao gồm: Ban điều hành Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Trung ương. Cơ quan chủ quản của dự án. Hệ thống Kho bạc Nhà nước. Các Bộ, cơ quan đoàn thể ở Trung ương, địa phương có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Ban quản lý dự án tỉnh và các Ban quản lý dự án cơ sở (trừ Ban quản lý dự án trồng rừng sản xuất). Tổng số vốn sự nghiệp quản lý dự án trồng rừng phòng hộ, đặc dụng được trích 8% trong tổng mức đầu tư ngân sách Nhà nước dành cho dự án; trong đó các ngành ở Trung ương là 0,7%, tỉnh, huyện, xã là 1,3%, chủ dự án cơ sở là 6%. - Về vốn hỗ trợ trồng rừng sản xuất. Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tự bỏ vốn trồng rừng sản xuất mà diện tích rừng là các loài cây gỗ đặc biệt quý hiếm có chu kỳ trên 30 năm, ưu tiên các loài cây có thể trồng được thuộc nhóm IA, IIA quy định tại Nghị định số 18/ HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ); có dự án và quy trình kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được Nhà nước cấp vốn hỗ trợ để triển khai thực hiện; Mức vốn hỗ trợ bình quân là 2 triệu đồng/ha. *Tiến độ giải ngân vốn đầu tư bằng nguồn ngân sách. - Năm 1999 Thủ tướng chính phủ uỷ quyền Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao mục tiêu, nhiệm vụ, danh mục dự án cơ sở, tổng vốn và cơ cấu cho từng tỉnh. Vốn được cấp qua hệ thống Kho bạc nên rất chủ động, vốn được triển khai và giải ngân thuận lợi, kế hoạch vốn ngân sách 322 tỷ Trung ương chuyển về Kho bạc tỉnh đủ 100%, hết năm 1999 vốn thanh toán được 302 tỷ đạt 94% kế hoạch năm. - Năm 2000, căn cứ vào Quyết định số 38/2000/QĐ-TTg ngày 24/03/2000 thì vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia chuyển về các tỉnh cho các Sở Tài chính. Căn cứ vào kế hoạch của tỉnh phân bố cho từng chương trình, Sở Tài chính chuyển vốn sang Kho bạc tỉnh để cấp phát, vì vậy triển khai vốn chậm, đến cuối tháng 5/2000 Bộ Tài chính mới có Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính nên rất khó khăn lúng túng, đến 31/8 Bộ Tài chính đã chuyển vốn được 150 tỷ đồng bằng 46% kế hoạch, giải ngân đạt 70 tỷ đạt 22% kế hoạch năm, bằng 38% giá trị thực hiện. Như vậy có thể nói tiến độ cấp phát vốn cho các dự án là rất chậm; mà nguyên nhân chủ yếu là do các chủ dự án chưa có khối lượng công việc hoàn thành để thanh toán, hoặc đã có nhưng chưa đủ hồ sơ tài liệu cần thiết, nên chưa được Kho bạc Nhà nước cấp vốn. Tình trạng này xuất phát từ các lý do sau: Thứ nhất, mặc dù đã có những kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện chương trình 327 trong các năm từ 1993 đến 1998; đặc biệt là qua các thời kỳ sắp xếp và điều chỉnh lại mục tiêu của chương trình theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng nhìn chung công tác sắp xếp, bàn giao các dự án từ chương trình 327 sang Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, các Bộ , ngành, địa phương triển khai còn lúng túng và thiếu tập trung, dứt điểm. Thứ hai, công tác phân bổ kế hoạch, phê duyệt thiết kế, dự toán của UBND các tỉnh, thành phố cho các dự án còn chậm; vì vậy có những dự án đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để thực hiện dự án, nhất là việc trồng rừng (như chuẩn bị giống, phân bón,...) nhưng vì không biết chỉ tiêu khối lượng cụ thể sẽ được giao bao nhiêu nên chưa dám triển khai thực hiện; khi đã có kế hoạch được giao thì đã quá thời hạn trồng rừng, vì vậy không thể triển khai thực hiện được ngay mà phải đợi đến mùa mưa mới tiếp tục thực hiện được. Thứ ba, việc triển khai thực hiện trực tiếp tại các dự án nhiều vướng mắc về các thủ tục như giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất; Quy hoạch, thiết kế lại dự án, ký kết hợp đồng giao khoán, bảo vệ với các hộ dân. Mặt khác, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý còn có những hạn chế nhất định; vì vậy tiến độ triển khai các công việc còn chậm. Thứ tư, sự phối hợp giữa các thành viên trong Ban điều hành Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng còn chưa được tốt, có nơi, có chỗ còn thiếu thống nhất; Dẫn đến tình trạng các khó khăn, vướng mắc không được tháo gỡ kịp thời từ cấp cơ sở, nên cũng phần nào ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và cấp phát vốn cho dự án. Thứ năm, cơ chế của Dự án này còn thiếu hoặc tuy mới ban hành nhưng đã có điểm chưa thực sự phù hợp với thực tế như quy định về quy chế đầu tư xây dựng cơ bản lâm sinh, quy trình nghiệm thu lâm sinh còn chưa được ban hành, quy định về định mức đơn giá trồng rừng còn thấp, quy định về việc nghiệm thu, xác nhận khối lượng công việc hoàn thành của Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh rất khó thực hiện. Tất cả những nguyên nhân trên đã trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến cấp độ cấp phát thanh toán vốn cho Dự án. Điều này đã gây trở ngại không nhỏ đến kết quả cũng như chất lượng trồng rừng, các chủ Dự án không có tiền trả cho dân, dân nghèo không được thanh toán kịp thời thiếu lòng tin vào chương trình. c. Một số kết quả đạt được khác. - Tăng cường các biện pháp tuyên truyền giáo dục, ngăn chặn có hiệu quả tệ nạn phá rừng, đốt nương làm rẫy, làm cho diện tích rừng phục hồi nhanh, tăng chức năng phòng hộ của rừng, bảo vệ tốt hơn diện tích rừng tự nhiên hiện còn. Đã chỉ đạo tích cực và tổ chức lực lượng để phòng chống cháy rừng, hạn chế cháy nhất trong những năm vừa qua. Tăng cường việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, trang thiết bị để kiện toàn, đổi mới lực lượng kiểm lâm, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công tác bảo vệ và phát triển rừng. Các tổ bảo vệ rừng và kiểm lâm ở cơ sở đã hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Mặc dù bọn lâm tặc hoạt động ngày cành tinh vi, tàn bạo nhưng nhièu cán bộ kiểm lâm đã đối mặt chiến đấu với bọn lâm tặc, có người đã hy sinh cả tính mạng hoặc bị thương tật suốt đời để bảo vệ tài nguyên rừng của quốc gia, những hành động hy sinh dũng cảm đó đã được Nhà nước và nhân dân ghi nhận. Mặt khác tăng cường các biện pháp kiểm tra , giáo dục cán bộ nhân viên lực lượng kiểm lâm, xử lý nghiêm kkhắc đối với những trường hợp lợi dụng chức quyền, gây khó khăn, sách nhiễu nhân dân cũng như làm trái với chức năng nhiệm vụ của ngành. - Tăng cường việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng như: thử nghiệm trồng giống cây rừng mới có năng suất cao, áp dụng công nghệ nuôi cấy mô, dâm hom để tạo giống đại trà cho một số rừng trồng nguyên liệu công nghiệp. Thử nghiệm nhập nội một số loài cây có hiệu quả như: các loài tre trúc lấy măng, tuyển chọn lai tạo được keo lai, bạch đàn lai, keo chịu hạn, phi lao đồi ... Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số địa phương đã triển khai chương trình sản xuất giống và cung cấp giống tốt cho nhân dân trồng rừng, phát triển một số trung tâm giống lâm nghiệp ở Trung ương và tỉnh huyện; Mở rộng mạng lưới nhân giống, cung cấp giống xuống các xã để phục vụ nhu cầu của nhân dân. Tuy thời gian còn ngắn, vốn đầu tư còn hạn chế (8,5 tỷ đồng) nhưng đã có kết quả rõ rệt. - Việc quản lý sử dụng vốn được chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, tập trung đầu tư chủ yếu cho mục tiêu phát triển rừng và ít phát sinh tiêu cực. Nhiều địa phương đã huy động thêm nguồn ngân sách của tỉnh, các nguồn thu từ rừng để đầu tư cho phát triển rừng. Theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, trong 2 năm (1999 - 2000) đã huy động thêm gần 30 tỷ đồng đầu tư cho dự án. - Nhiều tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đã tự bỏ vốn trồng rừng trên đất được giao như: Trồng tràm úc ở Đồng bằng Sông Cửu Long, xà cừ, keo lá tràm ở Đông Nam Bộ, keo lai, bạch đàn lai ở miền Bắc và miền Trung; Diện tích lớn các cây công nghiệp, cây ăn quả có tán che như cây rừng trên đất lâm nghiệp như điều, quý, hồi, vải, nhãn... Trong những năm gần đây mô hình kinh tế trang trại sản xuất lâm - nông nghiệp đã hình thành tại các địa phương và phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá đạt kết quả tốt. Chính phủ đã chỉ đạo các cấp các ngành phát triển công nghiệp chế biến để thu hút nguyên liệu, khuyến khích xuất khẩu để đẩy mạnh tiêu thụ lâm sản do nông dân làm ra. - Tăng cường các hoạt động thu hút viện trợ và đầu tư nước ngoài cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, trong các năm qua nhiều tổ chức tế như: Chương trình PAM; UNDP; FAO; Ngân hàng thế giới(WB); Ngân hàng phát triển Châu á (ADP); Ngân hàng Hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản; Chính phủ các nước: Thuỵ Điển, Cộng hoà liên bang Đức,Nhật Bản, Hà Lan ... đã quan tâm hỗ trợ cho các dự án trồng rừng và phát triển rừng của Việt Nam theo hình thức viện trợ không hoàn lại và vốn vay. Sự hỗ trợ đó đã góp phần đáng kể vào việc thực hiên các mục tiêu của Dự án. Tháng 12 năm 1999 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký thoả thuận với 15 nhà tài trợ quốc tế cam kết tham gia dóng góp hỗ trợ cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Việt Nam, việc tăng cường mở rộng các mối quan hệ với các đối tác sẽ được tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong các năm tiếp theo. III. Đánh giá kết quả thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. 1. Đánh giá về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch. Căn cứ kết quả kiểm tra giám sát của các đoàn công tác của Chính phủ và những tổng kết đánh giá của các địa phương có thể tổng hợp một số nhận định về tình hình thực hiên Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng như sau: a. Về ưu điểm. - Các chỉ tiêu khối lượng trồng mới và bảo vệ rừng so với yêu cầu của tiến độ đề ra thì chưa đạt nhưng so với kế hoạch và vốn đầu tư hàng năm thì đều vượt. Chủ trương ưu tiên đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ khoanh nuôi và chăm sóc rừng mặc dù mức đầu tư còn thấp nhưng đã đem lại hiệu quả cao. - Kế thừa kết quả của Chương trình 327, hai năm qua Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức đối với bảo vệ phát triển rừng ở các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân. ở nhiều nơi nhân dân tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng và trồng rừng. Có nơi nhân dân đã kiên quyết, dũng cảm phối hợp cùng các cơ quan chức năng đấu tranh với bọn lâm tặc, giúp đỡ các cơ quan chuyên ngành triệt phá được nhiều ổ nhóm lâm tặc phá rừng với quy mô lớn. Nhờ vậy công tác bảo vệ rừng được tăng cường và đổi mới theo chiều sâu. - Đã thực hiện tương đối tốt và toàn diện các công tác chuẩn bị tạo cơ sở thuận lợi cho việc triển khai thực hiện dự án trong giai đoạn tiếp theo. b. Về tồn tại . Có thể nêu những tồn tại cơ bản của việc thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong 2 năm qua: - Công tác bảo vệ rừng còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, tình hình phá rừng vẫn diễn ra gay gắt ở nhiều nơi. Trồng rừng kinh tế còn chậm. - Việc trồng và bảo vệ rừng còn dựa nhiều vào bao cấp của Nhà nước mà chưa có động lực mạnh để cho các thành phần kinh tế tham gia tích cực. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là: + Công tác quản lý dự án còn nhiều yếu kém, lúng túng. + Một số chính sách khuyến khích bảo vệ và trồng rừng mới chậm được ban hành: Quy chế quản lý 3 loại rừng, chính sách hưởng lợi từ sản xuất kinh doanh nghề rừng, hoặc những chính sách đã ban hành thì các địa phương triển khai chậm như việc giao đất, giao và khoán rừng, cấp giấy chứng nhận, điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Một số chưa phù hợp với tình hình thực tế như: Chính sách tín dụng, chính sách đầu tư, chính sách lưu thông, tiêu thụ lâm sản ... + Vốn đầu tư của Nhà nước thấp hơn so với dự kiến ban đầu (đạt 70%). Do chuyển đổi cơ chế quản lý tài chính nên bước đầu có lúng trong việc giải ngân vốn ngân sách. + Việc triển khai áp dụng khoa học công nghệ ra diện rộng còn chậm. Công nghiệp chế biến chậm phát triển nên chưa tiêu thụ nhiều lâm sản do nông dân làm ra, một số nơi có tình trạng thừa nguyên liệu, giá thấp nông dân thiếu phấn khởi để mở rộng trồng rừng. + Dự án được triển khai trên địa bàn rộng lớn, có nhiều khó khăn nhưng năng lực tổ chức điều hành của nhiều dự án ở cấp cơ sở còn yếu, nhất là cán bộ có năng lực về công tác quản lý và kỹ thuật . 2. Đánh giá chung 2 năm thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. - Đã hình thành hệ thống văn bản pháp quy quy định cơ chế chính sách tương đối đồng bộ và kịp thời như Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch của các Ngành và các thông tư chuyên ngành của các Bộ hướng dẫn thực hiện dự án. Hình thành sớm bộ máy tổ chức điều hành từ Trung ương đến cơ sở gồm Ban Chỉ đạo cấp nhà nước, Ban Điều hành Trung ương, Ban Điều hành, Ban Quản lý cấp tỉnh và các dự án cơ sở theo 3 loại rừng, quy định nhiệm vụ và quy chế hoạt động của từng tổ chức rõ ràng. Nhờ đó, hầu hết các địa phương tổ chức thực hiện dự án tương đối thuận lợi, trong năm 1999 cơ chế nghiệm thu thanh toán vốn chưa hợp lý đã làm chậm quá trình giải ngân, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành Quyết định số 251/QĐ-TTg sửa đổi. Cuối năm 1999 phần lớn các chỉ tiêu kế hoạch được đầu tư vốn ngân sách Trung ương đều đạt và vượt. Việc thực hiện dự án theo cơ chế chính sách quy định tại Quyết định 661/QĐ-TTg rất thuận lợi và được các địa phương đều đánh giá cao. Năm 2000 cơ chế kế hoạch hoá và cơ chế quản lý tài chính không được thực hiện như năm 1999 nữa, sự thay đổi cuối quý I/2000 mới triển khai, cuối tháng 5/2000 Bộ Tài chính mới có Thông tư hướng dẫn nên các tỉnh gặp khó khăn, vốn giải ngân rất chậm. - Các địa phương tập trung kiểm kê rừng, kiểm kê đất và xây dựng quy hoạch sử dụng đất, trên cơ sở đó đã xây dựng tổng quan phát triển 3 loại rừng theo Dự án 661. Các tỉnh tiếp tục biện pháp tuyên truyền giáo dục nhân dân và vận động mọi lực lượng tham gia vào truy quét lâm tặc, áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ rừng có hiệu quả. - Đẩy mạnh việc ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ phục vụ dự án. Tuy thời gian còn ngắn, vốn đầu tư 2 năm chỉ có 8,5 tỷ đồng nhưng đầu tư cho khoa học công nghệ hướng vào công nghệ giống là hướng đi đúng và bước đầu có hiệu quả. - Vốn ngân sách đầu tư cho dự án thấp nhưng việc sử dụng vốn khá tốt, hầu hết tập trung cho mục tiêu phát triển rừng, việc quản lý sử dụng vốn và thanh quyết toán khá chặt chẽ nhờ ngay từ đầu đã có Thông tư hướng dẫn số 28/TT/TC của Bộ Tài chính. Nhiều tỉnh đã huy động thêm ngân sách địa phương, các nguồn thu từ rừng để tăng vốn đầu tư cho dự án. Riêng việc khoán bảo vệ rừng 50.000 đ/ha/năm, một số nơi không giao đủ mức khoán này mà khoán thấp hơn vì yêu cầu bảo vệ rừng khá lớn mà tiền đầu tư từ Trung ương ít nên bắt buộc phải hạ mức khoán để giãn diện tích bảo vệ. Năm 2000 do không còn kinh phí quản lý dự án, Bộ Tài chính có Thông tư hướng dẫn kinh phí quản lý dự án dược trích trong vốn đầu tư theo quy định của cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nên suất đầu tư cho rừng càng giảm hơn. - Qua thực hiện Chương trình 327 và qua 2 năm thực hiện Dự án 661, việc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và khoanh nuôi có trồng bổ sung là biện pháp rất có hiệu quả, hầu hết các địa phương mở rộng biện pháp này, nhiều nơi sau 4 đến 5 năm rừng phát triển khá tốt, tỷ lệ che phủ tăng nhanh, mức đầu tư chỉ có bình quân 200.000 - 300.000 đ/ha/năm, đầu tư 5 năm hết 1 - 1,5 triệu đồng/ha đã có rừng, chỉ trồng rừng ở những nơi trống trọc không có khả năng tái sinh. Đánh giá chung trong phạm vi cả nước sau khi kiểm kê rừng, riêng rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng đặc dụng thì diện tích có khả năng tái sinh thành rừng cùng đưa vào diên tích khoanh nuôi là 2 triệu ha ( chưa kể rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu). - Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn coi trọng sự giúp đỡ tận tình và có hiệu quả nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế đa phương, song phương, phi Chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài tham gia vào chương trình trồng rừng. Trong những năm qua Bộ nông nghiệp và phát tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3841.doc
Tài liệu liên quan