Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp in I - Thông tấn xã Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHÂN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

1- Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. 3

1.1- Khái niệm và phân loại. 3

1.2- Nguồn hình vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 7

2- Sự cần thiết của việc nâng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 9

2.1- Vấn đề chung về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 9

2.2- Sự cần thiết và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 11

2.3- Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 13

2.4- Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn SXKD của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 19

3- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp. 23

PHẦN II : THỰC TẾ TỔ CHỨC VÀ CÔNG TÁC BẢO TOÀN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP IN I - TTXVN 26

1- khái quát chung về Xí nghiệp 26

1.1- Quá trình hình thành và phát triển 26

1.2- Cơ cấu tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy của Xí nghiệp. 27

1.3- Tổ chức công tác kế toán và bộ máy tác kế toán tại Xí nghiệp In I- TTXVN 32

2- thực trạng về sản xuất kinh doanh trong các năm vừa qua. 34

2.1- Tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật. 34

2.2- Tình hình hoạt động động kinh doanh qua một số năm. 35

3- tình hình quả lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp in I - TTXVN 40

3.1- Tình hình huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp in I - TTXVN 40

3.2- Tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp in I - TTXVN 43

3.3- Những thành tích đạt được và những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn của Xí nghiệp in I - TTXVN 57

3.4- Những biện pháp mà Xí nghiệp đã áp dụng để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong năm 2002. 59

PHẦN III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN THỰC HIỆN61

CÔNG TÁC BẢO TOÀN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI XÍ NGHIỆP IN I - TTXVN. 61

1- Chủ động tạo lập vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trên tinh thần kịp thờ, tiết kiệm và có hiệu quả. 62

2- Hoàn thiện công tác đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định của Xí nghiệp. 65

3-Hoàn thiện công tác khấu hao cơ bản và công tác sử dụng quỹ khấu hao. 67

4- Chú trọng công tác quản lý, bảo quản và sử dụng tiết kiệm vốn vật tư hàng hoá. 69

5- Vấn đề quản lý vốn lưu động trong khâu thanh toán của Xí nghiệp. 70

6- Một số giải pháp khác nhằm thực hiện tốt công tác bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp in I - TTXVN. 72

KẾT LUẬN 75

Tài liệu tham khảo 76

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp in I - Thông tấn xã Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đốc có nhiệm vụ mua vào, tính toán giá trị tiêu hao vật tư các loại để phụ vụ cho sản xuất của Xí nghiệp, đảm bảo đầy đủ chính xác kịp thời các loại vật tư cho công việc in ân. - Phòng chế bản: Gồm các bộ phận như bộ phận vi tính, bộ phận bóc tách màu ( chế độ ảnh màu) - Phân xưởng in: Tại đây các hợp đồng in của Xí nghiệp được in theo như kế hoạch của bạn giám đốc Phòng CKS hoặc gọi là phòng OTK : phòng này có chức năng, nhiệm vụ là kiểm tra lại các thành phẩm sau khi in xong. Phân xưởng thành phẩm: Có nhiệm vụ gia công sản phẩm và gửi lại phòng OTK lần nữa tiếp đó sản phẩm được nhập kho Kho thi Xí nghiệp chia làm hai bộ phận: Kho vật tư và kho thành phẩm. Kho vật tư lưu giữ vật tư để phục vụ cho việc in ân, kho thành phẩm dùng để chứa thành phẩm sau khi in. Trên đây là vài nét sơ qua về chức năng, nhiệm vụ của một số phòng tại đơn vị em thực tập con dưới đây là tổ chức, công tác tại phòng tài vụ của Xí nghiệp in. 1.3- Tổ chức công tác kế toán và bộ máy tác kế toán tại Xí nghiệp In I- TTXVN Tại Xí nghiệp in I - TTXVN, công tác quản lý tài chính được tập trung hầu hết tại phòng tài vụ như : thu thập dữ liệu, kiểm tra chứng từ, các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ trong phòng chủ yếu là tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện toàn bộ công tác thu thập, xử lý thông tin ban đầu. Thực hiện nhiệm vụ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo quy định chung của bộ tài chính. Từ đó cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin toàn cảnh về tình hình tài chính của Xí nghiệp. Đây là căn cứ để lãnh đạo đề ra biện pháp, đường lối phát triển phù hợp của Xí nghiệp. Do quy mô hoạt động của Xí nghiệp là không lớn nên hiện nay phòng tài vụ của Xí nghiệp có 4 cán bộ với nhiệm vụ chuyên môn khá thành thạo, một người có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau( kế toán làm công việc gì thì kiêm luôn kế toán tổng hợp công việc đó). Tại phòng tài vụ áp dụng hình thức kế toán NKCT. Phòng tài vụ được tổ chức như sơ đồ số 3: Kế toán trưởng : Là người quản lý tài sản cố định và các quĩ của Xí nghiệp, xác định kết quả kinh doanh thông qua công cụ kế toán để quản lý. Kế toán trưởng có trách nhiệm phân loại tài sản hiện có, tính khấu hao tài sản cố định hàng tháng theo phương thức khấu hao bình quân; là người lập, giữ sổ TSCĐ của toàn Xí nghiệp, theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ. Ngoài ra kế toán trưởng còn theo dõi tình hình tăng giảm nguồn vốn kinh doanh, các quĩ của Xí nghiệp, cộng thêm số liệu của kế toán vật liệu gửi sang kế toán trưởng lập báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tài chính theo quý và đưa lên cho giám đốc duyệt. Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức bộ máy của phòng tài vụ Xí nghiệp in i - ttxvn Kế toán trưởng Kiêm kế toán Kế toán tổng Kết toán thanh tổng hợp, kế hợp chi phí toán, kiểm toán toán TSCĐ, tính giá thành, tiền lương, kế Thủ quỹ nguồn vốn và kế toán vật tư toán doanh thu xác định kết thành phẩm quả kinh doanh Kế toán vật liệu: là người theo dõi các công cụ dụng cụ kiểm tra, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Khi vật liệu, công cụ dụng cụ mua về nhập kho, căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ hợp lệ khác nhau đã được giám đốc và kế toán trưởng ký duyệt, người kế toán vật liệu theo dõi và quản lý bằng hình thức ghi sổ kế toán. Kế toán tiền lương: hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương và sổ lương toàn Xí nghiệp do bộ phận lao động tiền lương tính toán gửi lên, kế toán tiến hàn lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH, từ đó làm căn cứ để tính chi phi tiền lương của toàn Xí nghiệp. Kế toán doanh thu: có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu trong ngày cuối tháng báo cáo cho kế toán trưởng. Hàng ngày khi nhận được hợp động in do phòng kế hoạch gửi lên để xuất hàng cho khách. Kế toán doanh thu tiến hành lập hoá đơn GTGT từ đó làm căn cứ ghi sổ theo dõi. Thủ quỹ : Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Xí nghiệp. Hàng ngày, căn cứ vào các phiếu thu, chi hợp lệ thủ quỹ tiến hành nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt, đồng thời ghi chép vào sổ quỹ tiền mặt. Sổ quỹ tiền mặt được lập trung cho cả năm, có cộng và rút số dư hàng ngày và số dư cuối tháng. Thủ quỹ là người giao dịch với ngân hàng cùng với kế toán thanh toán. Hàng tháng thủ quỹ cùng với kế toán tiền mặt đối chiếu số liệu, lập báo cáo tồn quỹ và gửi số liệu cho kế toán trưởng. 2- thực trạng về sản xuất kinh doanh trong các năm vừa qua. 2.1- Tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật. Tính đến cuối năm 2002, tổng số vốn của Xí nghiệp in I - TTXVN là 24.999.559.693(đ). Qua thời gian tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các loại TSCĐ trong Xí nghiệp đã được thay thế đổi mới rất nhiều, nhiều loại máy móc thiết bị mới được lắp đặt. Tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận máy móc không thể hoạt động hết công suất do đã qua sử dụng nhiều năm ( đây là bộ phận máy móc do Xí nghiệp mua lại hoặc nhập khẩu đã qua sử dụng nhiều măn) gây khá nhiều khó khăn trong việc vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Xí nghiệp cũng đã áp dụng tiến bộ của khoa học vào sản xuất và quản lý bộ máy làm việc cũng như bộ máy quản lý tài chính của Xí nghiệp. Các loại máy móc thiết bị Xí nghiệp đang dùng đề là những loại máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cua ngành in và đảm bảo được yêu cầu của chất lượng sản phẩm. Như máy tính Đông Nam á , máy ín OFFSET, máy xén 2, máy xén ba mặt của Wohlenberg do Đức sản xuất , máy phơi bản của Đức sản xuất, máy cuốn 4/4 nhãn hiệu Toshiba do nhật sản xuất v.v. Trong năm 2001 do Nha nước đầu tư đổi mới thiết bị một máy in cuốn và Xí nghiệp tự trang trang bị thêm một số máy móc. Để xây dựng nhà máy in mới ở Khương Đình cho nên đã phải phá bỏ hoàn toàn khu nhà kho cũ ở đó để xây dựng khu nhà in mới. 2.2- Tình hình hoạt động động kinh doanh qua một số năm. Trong thời gian qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp in I - TTXVN đã đạt được những kết quả nhất định, được biểu hiện qua biểu 1: Biểu 1 : Khái quát tình hình kế quả kinh doanh Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1. Doanh thu thần 10.519.680 10.737.584 11.543.788 2. Giá vốn bán hàng 9.438.391 10.010.841 10.409688 3. Lợi nhuận gộp 1.081.289 726.743 1.134.100 4. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 203.299 -52.053 165.757 5. Tổng lợi nhuận trước thuế 139.759 -36.711 462.118 6. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 44.722 0 147.878 7. Lợi nhuận sau thuế 95.036 0 314.240 8. Thu nhập bình quân đầu người 984/1ng/1th 1.066/1ng/1th 1.220/1ng/1th Qua số liệu thu được ta có thể đánh giá tình hình Xí nghiệp trong những năm qua vẫn chưa có sự ổn định. Tuy nhiên đến năm 2002 Xí nghiệp đã khẳng định được tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đã có xu hướng đi lên thông qua chỉ tiêu doanh thu thần và lợi nhuận trước thuế. Tổng nguồn vốn tăng lên do Xí nghiệp đầu tư thêm một số lớn máy móc các loại từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, và xây dựng nhà máy in mới ở khương đình( năm 2001), vốn vay ngân hàng và từ quỹ khấu hao của Xí nghiệp nhằm nâng cao trình độ năng lực sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Do công việc kinh doanh có hiệu quả nên mức lương bình quân của công nhân viên trong Xí nghiệp đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên để đạt được những kết quả trên công ty đã phải vượt qua những thách thức không nhỏ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với sự phát triển của đất nước, nhu cầu về ngành in ngày càng được mở rộng, đòi hỏi sự đáp ứng của các nhà in không chỉ về mặt số lượng mà đặc biệt là về chất lượng in của các sản phẩm in ấn. Để đáp ứng yêu cầu của xã hội, có rất nhiều cơ sở in đã được thành lập với máy móc trang thiết bị hiện đại, tiên tiến. Điều này tạo ra sự cạch tranh gay gắt trong thi trường in ấn trên toàn quốc cung như trên địa bàn Hà Nội ( trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 400 cơ sở in công nghiệp và khoảng hơn 5000 cơ sở in tư nhân, in lưới hoặc các cơ sở in sự nghiệp). Mặt khác trong cơ chế mới, Xí nghiệp in I -TTXVN phải tự tìm nguồn vốn để đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại bởi các loại máy cũ đã không thể đáp ứng được yêu cầu hiện đại, Xí nghiệp cũng phải tìm cách mở rộng lượng khách hàng đặt in, không chỉ in trong lĩnh vực in của TTXVN đặt in mà cò phải thu hút nhiều đối tượng khác. Với sự cố gắng nỗ lực hết mình của toàn thể các bộ công nhân viên trong toàn Xí nghiệp của những năm gần đây đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Bằng chứng là doanh thu của Xí nghiệp không gừng tăng lên ( năm 2000 tổng doanh thu đạt hơn 10 tỷ thì đến năm 2002 đã tăng lên gần 12 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2000). Mặt khác do Xí nghiệp chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng, ngoài việc in chủ yếu cho hãng thông tấn xã Viết Nam ra Xí nghiệp ít tiếp cận với thị trường nên Xí nghiệp cũng đã tìm các biện pháp mới để thu hút khách hàng như tham gia đấu thầu, hay công việc nghiên cứu kỹ các hợp đồng in để có thể hoàn thành tốt công việc trong hợp đồng. Sản phẩm làm ra của Xí nghiệp không chỉ đạt về mặt kỹ thuật mà còn phải cả về mặt mĩ thuật. Xí nghiệp cũng đã thu hút được một số lượng khách hàng thường xuyên như: Tạp chí gia đình ngày nay, báo tuổi trẻ, báo diễn đàn doanh nghiệp v.v Một trong những thuận lợi của Xí nghiệp là được phép in độc quyền cho Thông tấn xã Việt Nam như các ấn phẩm tin tức và các tài liệu tham khảo v.v phục vụ Chính Phủ, đây chính là đơn đặt hàng lớn nhất và ổn định nhất trong nhiều năm qua. Qua tình hình thực tế Xí nghiệp in I - TTXVN đã có những bước chuyển biến khá tích cực. Biểu hiện cụ thể qua chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu quan trọng nhất trong hoạt động của Xí nghiệp : lợi nhuận sau thuế của năm 2001 vẫn cò âm do Xí nghiệp đang tăng cường chi phí để đầu tư xây dựng mới nhà in để mở rộng sản xuất, tạo cơ hội mới trong sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, thì đến năm 2002 chỉ sau đó có một năm lợi nhận sau thuế của Xí nghiệp 314.240.236 (đ) ngay trong dai đoạn Xí nghiệp vẫn còn đang xây dựng khu nha in mới ở Khương Đình. Tuy mức lợi nhuận của Xí nghiệp năm 2001 là âm nhưng mức lương cho công nhân viên trong Xí nghiệp vẫn được đảm bảo điều này là động lực để cho Xí nghiệp tiếp tục hoạt động và không lâm vào tình thế đình chệ trong sản xuất do công nhân thiếu lương hoặc được nhận mức lương quá thấp lên bị bóc lột sức lao động. Nhưng cũng chỉ sau đó có một năm Xí nghiệp đã có doanh thu và bên cạnh đó là lương của công nhân viên trong Xí nghiệp cũng được tăng lên từ mức 1.066 nghìn đồng lên 1.220 nghìn đồng. Để xem xét kỹ hơn hoạt động của Xí nghiệp ta cần đi sâu tìm hiểu các nguyên nhân đã dẫn đến sự thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây: Thứ nhất : Do trên thị trường đã suất hiện nhiều loại giấy có chất lượng tốt, với sự cạnh tranh về giá thành ngày càng khốc liệt do đó nguồn vật liệu chính là giấy ( nguyên liệu đầu vào của Xí nghiệp ) có chi phí giảm dần. Mặt khác Xí nghiệp có một trung tâm kỹ thuật chế bản, nên đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về kỹ thuật của khách hàng nên khách hàng cảm thấy thuận tiện hơn trong khi ký hợp đồng, trong khâu chế bản Xí nghiệp cũng tiết kiệm được thời gian trong khâu chế bản từ đó tạo điều kiện có thể giao hàng nhanh cho khách Thứ hai : Đội ngũ lao động trong công ty phân lớn còn trẻ, khoẻ và nhiệt tình hăng hái trong công việc đang dần được tiếp thu các công nghệ in mới. Mặt khác sự đảm bảo về mặt vật chất tinh thần của công nhân viên ngày càng tăng (mức lương bình quân liên tục tăng trong vài năm gần đây), cùng với việc chăm sóc chu đáo của ban lãnh đạo Xí nghiệp đã tạo ra không khi hưng phấn, hăng say lao động sản xuất của toàn bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. Thứ ba : Do có sự đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp như: tăng cường công tác nâng cao chất lượng sản phẩm đầu tư máy móc mới để nâng cao công suất in của máy cũng như áp dụng thành quả khoa học vào công việc in của Xí nghiệp. Hơn nữa sự hiên đại hoá hệ thống máy móc, nâng cao khả năng đảm bảo về mặt chất lượng sảm phẩm đã tạo được liềm tin cho khách hàng điều đó làm tăng thêm nhiêu đơn đặt hàng cho Xí nghiệp. Do đó mà lợi nhuận của Xí nghiệp ngày càng tăng qua các năm. Tuy nhiên Xí nghiệp cũng gặp phải một số kho khăn đòi hỏi cần biện pháp thích hợp để giải quyết kịp thời: Thứ nhất : Việc quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ tại kho là chưa tốt gây ra tình trạng chất lượng vật tư hàng hoá không đảm bảo cho quá trình sản xuất. Hơn lữa Xí nghiệp thường xuyên sử dụng một lượng giấy khá lớn trong khi đó Xí nghiệp vẫn dự trữ một lượng giấy không nhiều điều này có thể gây khó khăn cho sản xuất khi thị trường nguyên liệu giấy trở nên hiếm và có biến động. Điều đó có thể gây tình trạng không đủ giấy và lam chậm tiến độ sản xuất, ảnh hưởng tới thời gian giao hàng cho khách hàng. Điều này có thể gây khó khăn cho sản xuất khi thị trường nguyên liệu giấy trở nên hiếm và có biến động. Điều đó có thể gây tình trạng không đủ giấy và làm chậm tiến độ sản xuất, ảnh hưởng tới thời gian giao hàng cho khách hàng. Thứ hai : Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp là chưa cao do các loại máy móc tuy mới nhập về nhưng lại không đồng bộ, việc đánh giá giá trị thực của máy khi mua về là chưa chính xác dẫn đến việc tính khâu hao chưa phản ánh đúng được giá trị hao mòn của máy trong thời gian sử dụng. Thứ ba : Các khoản phải thu của Xí nghiệp có xu hướng tăng nên, điều này làm vốn của Xí nghiệp bị chiếm dụng. Tổng các khoản phải thu của Xí nghiệp đầu năm 2002là 2.305,2 triệu đồng và tới cuối năm các khoản phải thu của Xí nghiệp đã tăng lên 2.314,1 triệu đồng. Điều này làm cho vốn của Xí nghiệp bị ứ đọng và vốn đưa vào lưu thông được ít, vì vậy đây là vấn đề hiện thời đòi hỏi có biện pháp giải quyết kịp thời. Trên đây là một vài nét sơ lược về tình hình hoạt động của Xí nghiệp in I - TTXVN qua một số năm. Mặc dù cò gặp nhiều khó khăn nhưng không thể phủ nhận những kết quả đạt được của Xí nghiệp. Đó là tăng cường mở rộng sản xuất, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại, đổi mới dây chuyền san xuất theo chiều sâu, dần nâng cao trình độ tay nghề và đời sống của người lao động v.v đó là những điều kiện cơ bản để thực hiện quá trình bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp. Còn sau đâu là tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp in I - TTXVN 3- tình hình quả lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp in I - TTXVN 3.1- Tình hình huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp in I - TTXVN Tổng số vốn của Xí nghiệp in I - TTXVN tính đến ngày 31 /12 / 2002 là 24.999.559.693 đồng giảm 4% so với đầu năm trong đó vốn lưu động 6.809.453.070 đồng chiếm 27,24% trong tổng số vốn của Xí nghiệp, còn vốn cố định 18.190.106.622 đồng chiếm 82,76%. Biểu2 : Phân tích cơ cấu vốn qua các năm Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Cuối năm 2000 Cuối năm 2001 Cuối năm 2002 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. vốn lưu động 4.379 39,05% 5.795 22,56% 6.809 27,24% 2. Vốn cố định 6.835 60,95% 19.888 77,44% 18.190 82.76% Tổng cộng 11.214 100% 25.683 100% 24.999 100% * Về tình hình huy động vốn kinh doanh của Xí nghiệp in I - TTXVN : Nguồn vốn của Xí nghiệp hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: - Từ ngân sách nhà nước - Từ nguồn vay ngân hàng - Vốn tự bổ sung Là một Xí nghiệp thuộc sự quản lý của TTXVN với mục tiêu chủ yếu là in các ấn phẩm phục vụ cho công tác chính trị của Chính phủ, Xí nghiệp in thường xuyên được sự hỗ trợ về vốn kinh doanh của Ngân sách Nhà nước cũng như TTXVN trong quá trình hoạt động. Trong năm 2000 Xí nghiệp đã trình dự án mở rộng quy mô sản suất, đầu tư vào TSCĐ và được chấp thuận với tổng số vốn ngần 17 tỷ đồng và đã được cấp vào năm 2001. Sau khi được cấp Xí nghiệp đã tiến hàn xây dựng khu nhà in mới ở Khương Đình, nên Xí nghiệp đã phải phá bỏ hoàn toàn khu nhà kho cũ để xây dựng nhà máy in mới. Nguồn vốn của Xí nghiệp còn hình thành từ nguồn vay nợ ngân hàng. Tính đến ngày 31/ 12/ 2002 nguồn vay ngắn hạn của Xí nghiệp là 1165,3 triệu đồng chiếm 4,7% tổng nguồn vốn và nợ dài hạn 210 triệu đồng chiếm 0,84% tổng nguồn vốn của Xí nghiệp. Như vậy với nguồn vay nợ của Xí nghiệp là không đáng kể trong tổng nguồn vốn của Xí nghiệp. Biểu 3 : Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu năm 2002 Đơn vị : Nghìn đồng Chỉ tiêu Số đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Số cuối kỳ I. Nguồn vốn kinh doanh 1. Ngân sách nhà nước 2. Tự bổ sung Vốn liên doanh vốn cổ phần II. Các quỹ Quỹ phát triển kinh doanh Quý dự trữ Quỹ khen thưởng Quý trợ cấp 21.947 19.627 2.317 610.365 520.123 77.888 12.354 21.947 19.627 2.317 610.365 520.123 77.888 12.354 Tổng cộng 22.557 22.557 Ngoài ra hàng năm Xí nghiệp còn tự bổ sung một lượng vốn từ lợi nhuận để lại Xí nghiệp tiến hành đầu tư một số TSCĐ từ quỹ khấu hao của Xí nghiệp. Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp cụ thể như biểu 3: * Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty : Trong năm 2002 số vòng quay tổng vốn kinh doanh đã tăng đáng kể so với năm 2001( 1.01 so với 0,99 . Điều này chứng tỏ sự quan tâm của Xí nghiệp đến công tác quản lý và sử dụng vốn tột hơn năm 2001, sự đóng góp của một đồng vốn trong việc tạo ra một đồng doanh thu trong quá trình luân chuyển vốn đã tăng. Mặc dù doanh thu thuần của Xí nghiệp đã giảm không đáng kể nhưng do có sự quản lý vốn tốt hơn nên chi phí sản xuất của Xí nghiệp đã giảm xuống làm cho số vòng quay tổng vốn kinh doanh tăng lên. Bên đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn của Xí nghiệp cũng tăng lên, điều này biểu hiện tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Xí nghiệp là tốt. Đòi hỏi Xí nghiệp cần phải phát huy hơn nữa vấn đề này. Biểu 4 : Bảng phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Xí nghiệp. STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 1 2 3 4 5 Doanh thu tiêu thu sản phẩm Tổng lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ Số vòng quay luân chuyển vốn kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn 11.737.584.512 0 11.792.095.672 0,99 0,02 11.551.698.543 314.240.236 11.378.031.623 1,01 0,037 3.2- Tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp in I - TTXVN Vốn kinh doanh chính là tiền đề cho quá trình sản xuất ở mỗi doanh nghiệp nhưng quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả mới là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, việc tổ chức sử dụng vốn kinh doanh luôn được các doanh nghiệp coi trọng, coi đó là nội dung quan trọn trong công tác quan lý tài chính doanh nghiệp. Để thấy được tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung của Xí nghiệp in I - TTXVN nói riêng ta xem xét tình hình quản lý và sử dụng vốn của từng loại vốn kinh doanh cụ thể của Xí nghiệp . 3.2.1- Tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Xí nghiệp. Trong các doanh nghiệp, vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và của vốn sản xuất kinh doanh nói chung. Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý, sử dụng nó là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật của sản xuất kinh doanh. Do có một vị trí then chốt và đặc điểm của nó lại tuân theo tính quy luật riêng nên việc quản lý vốn cố định được coi là một trọng điểm của công tác tài chính doanh nghiệp. Xem xét kết cấu và tình hình tăng giảm tài sản cố định qua số liệu biểu 5: Qua số liệu của biểu 5 ta thấy trong tổng TSCĐ của Xí nghiệp không có TSCĐ không sử dùng, chỉ có một phần nhỏ tài sản không sử dụng chờ thanh lý còn lại chủ yếu là TSCĐ đang dùng. Biểu 5 : Cơ cấu TSCĐ của Xí nghiệp in I - TTXVN. Đơn vị : VNĐ Loại tài sản cố định Cuối năm 2001 Tỷ trọng (%) Cuối năm 2002 Tỷ trọng (%) 1. Máy móc 18.740.515.754 94,23% 17.598.052.045 96,74% 2. Nhà cửa vất kiến trúc 100.606.410 0,5% 360.714.577 1,98% 3. TSCĐ chưa sử dụng 4. TSCĐ chờ thanh lý 1.046.615.000 5,27% 231.340.000 1,38% Tổng cộng 19.887.737.164 100% 18.190.106.622 100% TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý của Xí nghiệp cuối năm 2001 là 1.046.615.000 đồng và năm 2002 là 231.340.000 đồng và chiếm tỷ trọng tương đã giảm 815.275.000 đồng và đã giảm 77,89%, và tỷ trọng tương ứng là 5,27% và 1,38%. Tuy số tài sản không sử dụng của Xí nghiệp chiếm một tỷ trọng nhỏ và đến cuối năm 2002 tỷ trọng của loại tài sản này so với năm 2001 đã giảm 3,89% nhưng Xí nghiệp nên xúc tiến quá trình thanh lý tài sản nhanh hơn nữa để tránh tình trạng ứ đọng vốn làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Đối với máy móc thiết bị cuối năm 2002 so với cuối năm 2001 về giá trị thì đã giảm từ mức 19.887.737.164 đồng của năm 2001 thì năm 2002 chỉ còn 18.190.106.622 đồng, giảm 1697630542 đồng ( giảm8,54%). Nhưng tỷ trọng của loại tài sản này lại tăng lên từ mức 94,23% năm 2001 và 96,74% năm 2002 tức tỷ trọng đã tăng 2,51%. Về mặt nhà cửa, vật kiến trúc lại có sự khác biệt đó là cả về tỷ trọng và giá trị tài sản đề tăng. Về giá trị thì đến cuối năm 2001 giá trị nhà cửa, vật kiến trúc là 100.606.410 đồng và năm 2002 là 360.714.577 đồng, và tỷ trọng tăng từ 0,5% lên 1,98% tức là tăng 1,48%. Qua sự phân tích ở trên cho chúng ta thấy TSCĐ của Xí nghiệp đã có sự biến động qua hai năm vừa qua nhưng sự biến đổi đó đã làm thay đổi tỷ trọng của từng loại TSCĐ trong tổng TSCĐ của Xí nghiệp. Vơi đặc thù của ngành in thì tỷ trọng thay đổi đó của Xí nghiệp là tương đối phù hợp bởi lẽ công nghệ in là công nghệ tiên tiến của thế giới và hiện đại do đó về máy móc thiết bị phục vụ sản xuất đều có giá trị rất lớn. Sự thay đổi cơ cấu còn do Xí nghiệp tiến hành thanh lý một số máy móc quá cũ không đưa vào sản xuất được nữa để đầu tư một số trang thiết bị máy móc tốt hơn. Quá trình thanh lý diễn ra tương đối nhanh nhưng tài sản cần thanh lý vẫn con do đó Xí nghiệp cần xúc tiến nhanh quá trình này. * Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ của Xí nghiệp. Trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh, do sự tác động của nhiều nguyên nhân đã làm chó TSCĐ bị hao mòn dần và sau một thời gian nhất định thì TSCĐ sẽ bị hư hỏng. Chính vì vậy, nhận biết đánh giá đúng mức độ hao mòn TSCĐ là vấn đề quan trọng giúp Xí nghiệp có những biện pháp đúng đắn để tái sản xuất. Trong quá trình tính toán hệ số hao mòn càng cao chứng tỏ TSCĐ đã cũ, Xí nghiệp cần có kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ. Nếu hệ số hao mòn càng thấp, tức là việc đầu tư mua săm mới là chưa cần thiết phải tiến hành. Phương pháp tính khấu hao tại Xí nghiệp in I -TTXVN là phương pháp khấu hao tuyến tính cố định, nghĩa là quy định một tỷ lệ khấu hao TSCĐ bình quân vơi mối loại tài sản ( khấu hao theo phương pháo đường thẳng. Sau đây là biểu tính khấu hao của Xí nghiệp in I -TTXVN. Biểu 6 : Bảng tính khấu hao năm 2002 Đơn vị : nghìn đồng Loại TSCĐ Nguyên giá Giá trị hao mòn Hệ số hao mòn đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm 1.Máy móc thiết bị 33.672.680 33.380.319 13.812.280 15.550.927 41,02% 46,59% 2.nhà cửa vật, kiến trúc 832.000 832.000 426.120 471.285 51,22% 56,64% 3.Tài sản khác Tổng cộng 34.504.680 34.212.319 14.238.400 16.022.212 41.26% 46,83% Như vậy đến cuối năm 2002 thì hệ số hao mòn của TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh là 46,83% có nghĩa là giá trị còn lại của TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp còn lại 53,17% so với nguyên giá. Trong đó: - Máy móc thiết bị đưa vào sản xuất có hệ số hao mòn là 46,59% vào cuối năm có nghĩa là đã khấu hao hết 46,59% giá trị của máy móc. Như vậy có thể thấy rằng Xí nghiệp đã có sự đầu tư vào máy móc thiết bị nhưng do tình trạng kỹ thuật của các TSCĐ đã quá cũ chiếm một tỷ trọng lớn, lên các tài sản cố định của Xí nghiệp đã cũ kỹ và lạc hâu . Hệ số hao mòn của máy móc thiết bị chưa được cải thiện đáng kể so với đầu năm từ 41,02% nên 46,59% tăng 5,57%. Tuy rằng có sự đổi mới về TSCĐ nhưng tại Xí nghiệp có những máy móc thiết bị đã khấu hao hết nhưng vẫn còn đưa vào sử dụng chẳng hạn như máy dao xén giấy PC-49, máy dao 3 mặt POMM v.v các loại máy này đều được đầu tư từ trước những năm 70. Bên cạnh đó Xí nghiệp cũng còn nhiều máy móc thiết bị đang đã khấu hao được trên 85% nguyên giá như : máy OFFSET 1 màu P01 54-1, máy OFFSET 1 màu Zaia - Mitsubishi. Đó là một trong những khó khăn của Xí nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh của những năm sau này. - Về nhà cửa, vật kiến trúc có hệ số hao mòn là 56,64 vào cuối năm 2002 còn đầu năm Xí nghiệp có hệ số hao mòn là 51,22%. Như vậy có thể thấy rằng nhà cửa của Xí nghiệp đã xuống cấp khá nhiều do được xây dựng từ khá lâu. Tuy đã được Xí nghiệp nghiệp đầu tư xây mới nhưng không đáng kể vì mới tăng được 5,42% trong năm 2002. Như vậy, hệ số hao mòn TSCĐ của Xí nghiệp tăng từ 41,26% lên 46,83%. Điều này chứng tỏ rằng tình trạng kỹ thuật của TSCĐ của Xí nghiệp giảm do sử dụng, mặc dù trong năm Xí nghiệp có đầu tư mua sắm thêm TSCĐ song hầu hết số TSCĐ của Xí nghiệp đã cũ dẫn đến tiền trích khấu hao lớn làm cho hệ số hao mòn cuối năm tăng lên. * Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Xí nghiệp in I - TTXVN ta nghiên cứu biểu 7: - Về hiệu suất sử dụng vốn cố định: Năm 2001 hiệu suất sử dụng vốn cố định 0,878 có nghĩa là một đồng vốn cố định bỏ ra thu được 0,878 đồng doanh thu. Năm 2002 hiệu suất sử dụng vốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33561.doc
Tài liệu liên quan