Mục lục
Lời mở đầu 2
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng 4
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng 4
1.2 Các dịch vụ ngân hàng 9
1.2.1 Các dịch vụ truyền thống 9
1.2.2 Các dịch vụ ngân hàng mới phát triển gần đây 12
1.3 Vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại 21
Chương 2: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại VPBank 23
2.1 Sự hình thành và phát triển của VPBank 23
2.2 Phát triển các dịch vụ ngân hàng ở VPBank 26
2.2.1 Sự phát triển các dịch vụ ngân hàng ở VPBank 27
2.2.2 Các dịch vụ hiện có ở VPBank 33
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng ở VPBank trong thời gian tới 54
3.1 Đẩy mạnh việc xây dựng và quảng bá hình ảnh ngân hàng 54
3.2 Thành lập bộ phận Quản trị quan hệ khách hàng – CRM 55
3.3 Triển khai một số dịch vụ mới 59
Tài liệu tham khảo 72
73 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2872 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng tại VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tế xã hội của đất nước cũng như điều kiện của ngân hàng. Bắt đầu từ năm 2000, VPBank được định hướng phát triển trở thành một ngân hàng bán lẻ. Để làm được điều này, VPBank đã phải thiết kế lại toàn bộ sản phẩm của mình hướng tới mục tiêu phục vụ đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể và phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của dân cư. Đến nay, sau hơn 5 năm phát triển các dịch vụ của mình, VPBank cũng đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Nhìn chung các sản phẩm mà VPBank đang cung cấp cho khách hàng trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả khá tốt. Đem lại lợi nhuận tăng trưởng ổn định qua từng năm cho ngân hàng.
Để thực hiện mục tiêu chiến lược là trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam thì VPBank phải liên tục phát triển các sản phẩm dịch vụ của mình. Phát triển ở đây không chỉ đơn thuần là đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng mà còn phải làm sao cho các dịch vụ đó phát huy được hiệu quả tối đa và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Muốn làm được điều đó, trước hết VPBank cần phải triển khai thêm các dịch vụ mới để đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng, phức tạp của khách hàng. Đồng thời cũng cần thông qua các kênh phân phối, các biện pháp giới thiệu, quảng cáo để làm cho việc khách hàng tiếp cận với sản phẩm của ngân hàng trở nên đơn giản và dễ dàng nhất.
Với dân số hơn 80 triệu người, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở Châu Á, có tiềm năng lớn về ngân hàng bán lẻ. Dân số VN trẻ và năng động, trong đó 75% lực lượng lao động là dưới 45 tuổi. Đây là động lực chính của nền kinh tế trong nước. Việt Nam là nước có mức tăng trưởng GDP vào loại cao nhất tại Châu Á, và có khả năng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng như vậy cho đến năm 2010. Với tốc độ phát triển kinh tế như vậy, mức tiết kiệm và tiêu dùng trong nước cũng đã tăng lên. Tốc độ tăng trưởng tổng tiêu dùng cá nhân hàng năm đạt mức 23%, cao nhất Châu Á. Tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng cũng tăng ở tốc độ 28% mỗi năm. Những kết quả đó cho thấy thị trường trong nước đang là thị trường rất tiềm năng cho VPBank phát triển các dịch vụ ngân hàng của mình.
Quá trình phát triển các dịch vụ ngân hàng ở VPBank
Năm 2000, VPBank đã đưa vào triển khai các dịch vụ mới như cho vay trả góp mua nhà – sửa chữa nhà ở, cho vay trả góp mua ô tô – xe máy. Các dịch vụ này đã được khách hàng đánh giá cao nhờ có các ưu đãi về lãi suất và thủ tục xét duyệt cho vay nhanh chóng. Kết quả đem lại là doanh số cho vay đạt 1.150,2 tỷ đồng; Doanh số thu nợ là 1.085,3 tỷ đồng; Dư nợ tín dụng là 804,7 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 1999.
Năm 2001, VPBank đã tập trung nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mới hấp dẫn khách hàng như: tiết kiệm an sinh, tiết kiệm trả lãi trước đồng thời thực hiện cải tiến quy trình nghiệp vụ giao dịch, tăng cường công nghệ thông tin để phục vụ khách hàng tốt hơn…Kết quả là năm 2001, tổng nguồn vốn hoạt động của VPBank là 1.292,7 tỷ đồng, tăng 112.,2 tỷ đồng so với năm trước. Trong đó tiền gửi và các khoản vay tăng 69,9 tỷ đồng so với năm 2000 và chiếm 74% tổng nguồn vốn hoạt động. Hoạt động cho vay được chú trọng phát triển theo hướng tăng cường cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng. Trong đó, cho vay tiêu dùng được coi là hướng quan trọng theo chiến lược Ngân hàng bán lẻ mà Hội đồng Quản trị đã lựa chọn. Chính vì vậy, trong năm 2001, Ban điều hành đã có nhiều chính sách trong việc thu hút khách hàng, đặc biệt là khách hàng vay tiêu dùng, trả góp và cầm cố chứng từ có giá. Hướng đi này không những hạn chế được rủi ro mà còn đảm bảo tạo cho ngân hàng một khoản thu nhập ổn định. Doanh số cho vay năm 2001 đã đạt 920 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn đạt 533 tỷ đồng, cho vay trung dài hạn 128 tỷ đồng, cho vay trả góp và cho vay khác 258 tỷ đồng. Doanh số thu nợ đạt 851 tỷ đồng. Dư nợ cho vay 852,9 tỷ đồng, tăng 6,3% so với năm 2000.
Kiên trì mục tiêu xây dựng VPBank thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, trong năm 2002, VPBank đã đưa ra một số sản phẩm huy động vốn mới phục vụ thuận tiện hơn và đem lại lợi ích cao hơn co khách hàng, đó là cơ chế lãi suất lũy tiến, cung cấp sản phẩm dịch vụ tại nơi khách hàng yêu cầu. Kết quả huy động vốn của VPBank trong năm 2002 như sau: Tổng nguồn vốn huy động là 1.183 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2001, trong đó huy động từ thị trường 1 là 931,8 tỷ đồng (tăng 62,7 tỷ đồng so với năm 2001); huy động từ thị trường 2 (tiền gửi các TCTD) là 251,3 tỷ đồng, tăng 198,5 tỷ đồng so với năm 2001. Ngoài ra, trong năm 2002, VPBank đã thiết lập quan hệ hợp tác với Western Union để cung cấp dịch vụ chuyển tiền chất lượng cao.
Trong năm 2003, VPBank đã chú trọng tiếp thị các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu, nhờ vậy số khách hàng đến vay vốn tại VPBank tăng lên tới gần 4000 khách hàng, tăng trên 1000 khách hàng so với năm 2002. Bên cạnh việc duy trì các hoạt động nghiệp vụ truyền thống, để thu hút khách hàng về giao dịch tại VPBank và tăng nguồn thu phí dịch vụ cho ngân hàng, trong năm qua VPBank đã tập trung nghiên cứu mở ra một số sản phẩm dịch vụ mới như: tiền gửi “siêu lãi suất”; Tiết kiệm An Sinh Nhà ở và tiết kiệm An Sinh ô tô; cho vay du học…Để nâng cao uy tín của ngân hàng, bên cạnh việc phấn đấu từ nội lực thông qua việc cải tiến chất lượng phục vụ, trong năm 2003, VPBank cũng rất chú trọng đến công tác tuyên truyền quảng cáo khuyếch trương hình ảnh của mình trên báo chí, truyền hình. Đặc biệt, mỗi khi triển khai hoạt động của một phòng giao dịch mới, VPBank đều thực hiện một chương trình khuyến mại phù hợp và phát tờ rơi quảng cáo đến dân cư và các doanh nghiệp lân cận giúp cho việc quảng bá VPBank nói chung và phòng giao dịch mới nói riêng đến với khách hàng, thu hút được lưọng khách hàng nhiều hơn về giao dịch tại VPBank.
Huy động vốn là một hoạt động được VPBank đặc biệt quan tâm trong năm 2004. Trong khu vực dân cư, VPBank đã thực hiện liên tiếp 3 đợt huy động vốn có bốc thăm trúng thưởng, được người gửi tiền hưởng ứng nhiệt tình. Đặc biệt trong dịp cuối năm 2004, VPBank còn đưa ra hình thức huy động mới “Tiết kiệm VND được bù trượt giá USD”. Sản phẩm này đáp ứng được tâm lý của khách hàng e ngại sự mất giá của VND so với USD nhưng vẫn muốn hưởng lãi suất cao của VND. Nhờ vậy kết quả huy động vốn đạt được khá cao. Kết quả đến hết năm 2004, tổng nguồn vốn huy động đạt trên 3.872 tỷ đồng, tăng 75% so với thực hiện năm 2003 (tăng 219,6% so với năm 2002), trong đó riêng tiền tiết kiệm đạt 1.541 tỷ đồng, tăng 49% so với thực hiện năm 2003 (tăng 93% so với năm 2002). Huy động trên thị trường liên ngân hàng được trên 2000 tỷ đồng, tăng 112 % so với thực hiện năm 2003.
Sự tăng trưởng nguồn huy động vốn của VPBank thể hiện ở bảng sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2003
Năm 2002
Tổng nguồn huy động
3.872.813
2.212.964
1.211.540
Tổng huy động trên thị trường 1
1.824.539
1.242.884
931.815
Tiền gửi tiết kiệm
1.541.341
1.032.513
797.118
Tiền gửi thanh toán
283.198
210.371
134.697
Tổng huy động trên thị trường 2 và tiền gửi khác
2.048.274
970.080
279.725
Năm 2004, doanh số cho vay toàn hệ thống đạt 2.155 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2003. Dư nợ cho vay đạt 1.865,4 tỷ đồng, tăng 22% so với thực hiện năm 2003. Thu nhập thuần từ tiền lãi đạt 94,8 tỷ đồng, tăng 37% do với năm 2003
Sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của VPBank
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2003
Năm 2002
Doanh số cho vay toàn hệ thống
2.155
1.749
1.158,2
Dư nợ cho vay
1.864,4
1.525
1.105
Thu nhập thuần từ lãi
94,8
69,17
28,17
Năm 2005, VPBank đã thực hiện liên tiếp 3 đợt khuyến mại huy động vốn có bốc thăm trúng thưởng được người gửi tiền hưởng ứng rất nhiệt tình (“VPBank gửi tài lộc đầu xuân”, “Tiếp nối niềm vui”, “Vui cùng sinh nhật VPBank”). Đầu tháng 3/2005, VPBank đã đưa ra một hình thức huy động mới “Tiết kiệm VND được bảo đảm bằng USD”. Sản phẩm này đáp ứng được tâm lý của khách hàng nên đã được người dân hưởng ứng mạnh mẽ. Kết quả đến hết năm 2005, tổng nguồn vốn huy động đạt trên 5.645 tỷ đồng, vượt kế hoạch 19% và tăng 74% so với năm 2004, trong đó riêng tiền tiết kiệm tăng 75% so với năm 2004. Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2005 vượt kế hoạch 10% và tăng 82% so với thực hiện năm 2004. Dư nợ tín dụng toàn Hệ thống tính đến 31/12/2005 đạt 3.014 tỷ đồng, vượt 9% so với kế hoạch, tăng 62% so với năm 2004.
Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm mới, VPBank cũng đang cố gắng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình ra khắp các tỉnh thành trong cả nước. Năm 2000, hệ thống VPBank mới gồm Hội sở chính tại Hà Nội và 3 chi nhánh tại TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng với số nhân viên chỉ có 254 người. Đên hết năm 2005, hệ thống VPBank đã có tổng cộng 31 điểm giao dịch gồm: Hội sở chính tại Hà Nội, 12 Chi nhánh cấp I tại các tỉnh, thành phố của đất nước là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Ðà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Bắc Giang, 14 chi nhánh cấp 2 và 4 Phòng Giao dịch với số nhân viên là 782 người. Sự mở rộng mạng lưới hoạt động này đã tạo điều kiện rất thụân lợi cho VPBank phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Qua sự tăng trưởng liên tục của các chỉ tiêu: tổng nguồn huy động, doanh số cho vay, dư nợ… từ năm 2000 cho tới 2005 ta có thể nhận thấy các dịch vụ mới mà VPBank đưa ra trong thời kỳ này đều đạt được những mục tiêu mà ngân hàng đề ra, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của VPBank.
Tuy nhiên, nếu so sánh với các ngân hàng như ACB, Techcombank… thì các dịch vụ mà VPBank cung cấp chưa phong phú và đa dạng bằng. Tổng số các sản phẩm mà VPBank cung cấp cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp là 28 sản phẩm trong khi ngân hàng Á châu ACB cung cấp tới 47 sản phẩm cho khách hàng cá nhân và 30 sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp còn ngân hàng Techcombank thì tỷ lể tương ứng là 35 và 17 dịch vụ. Như vậy, trong thời gian tới, nếu muốn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì VPBank phải có giải pháp phát triển các sản phẩm của mình hơn nữa để đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trong nước.
Còn so với các ngân hàng trong khu vực, về sản phẩm, dịch vụ, VPBank hiện chủ yếu vẫn trong tình trạng "độc canh" dịch vụ tín dụng - nguồn thu từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng - trong khi tỷ trọng dịch vụ phi tín dụng ở các ngân hàng nước ngoài thường chiếm đến 40-50%. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại như ngân hàng điện tử, môi giới kinh doanh, đầu tư...chưa phát triển hoặc thậm chí mới sơ khai. Trong khi đó, các ngân hàng nước ngoài có ưu thế mạnh về các dịch vụ như giao dịch thanh toán và chuyển tiền, dịch vụ tư vấn, môi giới kinh doanh tiền tệ, phát triển doanh nghiệp...
Như vậy, trong thời gian tới, để hướng tới mục tiêu trở thành ngân bán lẻ hàng đầu Việt Nam và khu vực thì VPBank cần phải đẩy việc đa dạng hóa các sản phẩm của mình hơn nữa để trước mắt có thể theo kịp các ngân hàng Việt Nam và trong tương lai là theo kịp với trình độ của các ngân hàng nước ngoài, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
2.2.2 Các dịch vụ ngân hàng hiện có ở VPBank
Qua 5 năm liên tục phát triển các dịch vụ ngân hàng theo định hướng trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, hiện nay VPBank đang cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ như sau:
2.2.2.1 Tiền gửi thanh toán:
Hiện nay VPBank đang cung cấp các loại tài khoản tiền gửi thanh toán như sau:
a) Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn lãi suất bậc thang:
Lãi suất dành cho tiền gửi không kỳ hạn sẽ tăng dần theo số dư tiền gửi bình quân hàng tháng. Hiện tại VPBank đang áp dụng các mức lãi suất sau:
LOẠI KỲ HẠN
TIỀN GỬI VND (%THÁNG)
Tiền gửi USD (%năm)
Dưới 100 triệu đồng
Từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng
Từ 500 triệu đồng trở lên
KHH
0.25
0.26
0.27
1.50
b) Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt:
- Khách hàng có khả năng rút từng phần tiền gốc;
- Số tiền gốc rút trước hạn được hưởng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút. Số tiền gốc còn lại vẫn được hưởng lãi suất cố định tại thời điểm gửi tiền.
c) Tài khoản tiền gửi "Siêu lãi suất":
- Khách hàng vay vốn nếu có tiền nhàn rỗi tạm thời gửi trên tài khoản tiền gửi sẽ được hưởng "Siêu lãi suất";
- Gọi là tiền gửi " Siêu lãi suất" vì mặc dù là tài khoản không kỳ hạn nhưng được hưởng lãi suất cao gấp nhiều lần lãi suất không kỳ hạn thông thường. Mức "Siêu lãi suất" hiện nay là 0,7%/tháng đối với VND và 2,5%/năm đối với USD.
Đặc điểm:
Sản phẩm này thực chất là một chính sách ưu đãi của VPBank đối với khách hàng vay vốn, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn và tiết kiệm chi phí trả lãi vay (lấy lãi tiền gửi để bù một phần lãi vay phải trả);
Tiền gửi “Siêu lãi suất” chính là tiền gửi của khách hàng vay gửi vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn thông thường;
Tiền gửi hưởng “Siêu lãi suất” phải là tiền gửi cùng loại với tiền vay (ví dụ cùng là tiền VND hoặc cùng là USD), số dư không lớn hơn dư nợ vay tại cùng thời điểm. Nếu số dư tiền gửi lớn hơn dư nợ vay thì phần chênh lệch lớn hơn dư nợ được hưởng lãi suất bậc thang theo quy định của VPBank.
Tiện ích của Tiền gửi siêu lãi suất:
Một khoản vay thông thường, nếu kết hợp thêm với tiền gửi “Siêu lãi suất” sẽ tạo sự chủ động tối đa cho Khách hàng trong việc sử dụng vốn với chi phí hợp lý nhất;
Sự kết hợp nói trên tạo ra cho khoản vay những tính chất tương tự như một khoản vay theo hạn mức tín dụng;
Tiền gửi “Siêu lãi suất” có độ linh hoạt cao, Khách hàng có toàn quyền quyết định rút vốn hay gửi vào mà không cần bất cứ giải trình nào.
Các tiện ích của sản phẩm Tiền gửi Thanh toán:
Khi có nhu cầu sử dụng tiền đột xuất, Khách hàng gửi tiền sẽ được Ngân hàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất. Các dịch vụ tiện ích dành cho Khách hàng gửi tiền bao gồm: Rút tiền trước hạn, cầm cố khoản tiền gửi để vay vốn, chiết khấu khoản tiền gửi;
Thủ tục nhanh chóng, đơn giản: Khi gửi tiền vào tài khoản thanh toán, Khách hàng chỉ cần điền các thông tin thích hợp vào Phiếu gửi tiền và ký mẫu vào phần dành cho Khách hàng trên thẻ lưu. Khi lĩnh tiền: Khách hàng mang theo chứng chỉ tiền gửi, Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu.
2.2.2.2 Tiền gửi tiết kiệm
a) Tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt
- Tiền gửi Tiết kiệm rút gốc linh hoạt là một hình thức tiết kiệm có kỳ hạn nhưng khách hàng được quyền rút tiền gốc làm nhiều lần tùy theo nhu cầu sử dụng của mình.
- Lãi suất Tiết kiệm rút gốc linh hoạt sẽ được VPBank quy định thấp hơn lãi suất cùng kỳ hạn của loại tiết kiệm thông thường. Riêng mức lãi suất không kỳ hạn của loại hình “Tiết kiệm rút gốc linh hoạt” vẫn áp dụng bằng mức lãi suất không kỳ hạn bậc thang của hình thức tiết kiệm thông thường. Mức lãi suất cụ thể từng thời kỳ do Tổng giám đốc quyết định.
Biểu lãi suất tiết kiệm rút gốc linh hoạt áp dụng trong thời gian đầu tiên như sau:
Kỳ hạn
VND (%/năm)
USD (%/năm)
Kỳ hạn 1 tháng
5,88 %
2,08 %
Kỳ hạn 2 tháng
7,08 %
2,38 %
Kỳ hạn 3 tháng
7,68 %
2,68 %
Kỳ hạn 6 tháng
7,92 %
2,88 %
Kỳ hạn 12 tháng
8,28 %
3,48 %
Kỳ hạn 24 tháng
8,88 %
3,98 %
Kỳ hạn 36 tháng
9,36 %
4,18 %
Sản phẩm “Tiết kiệm rút gốc linh hoạt” chỉ áp dụng cho phương thức lĩnh lãi cuối kỳ, và không áp dụng với các hình thức tiết kiệm đặc biệt đã có thể lệ riêng như: Tiết kiệm VND được bù đắp trượt giá USD, Tiết kiệm VND bảo đảm bằng USD…
- Nếu khách hàng rút 1 phần hoặc toàn bộ tiền tiết kiệm khi chưa đủ thời hạn tối đa ghi trên sổ tiết kiệm thì số tiền rút trước hạn được hưởng mức lãi suất không kỳ hạn bậc thang do VPBank quy định tại thời điểm rút đối với loại tiết kiệm thông thường. Số dư tiền gửi gốc còn lại tiếp tục được hưởng lãi suất đã quy định ban đầu.
- Trường hợp khách hàng rút gốc khi thời gian gửi thực tế đúng bằng thời hạn tối đa ghi trên sổ tiết kiệm thì được hưởng 100% lãi suất ghi trên sổ tiết kiệm
- Số tiền rút gốc mỗi lần không thấp hơn 2 triệu đồng và phải là bội số của 1 triệu đồng. Số lần rút gốc tối đa trong mỗi tháng không quá 2 lần.
- Trong thời hạn của khoản tiền tiết kiệm, khách hàng chỉ được rút tiền ra, không được gửi thêm tiền vào chính sổ tiết kiệm đó.
b)Tiết kiệm An sinh
Đây là loại hình tiết kiệm gửi góp hay còn gọi là tiết kiệm tích lũy, trong đó khách hàng sẽ gửi đều các khoản tiền tại các thời điểm cách đều nhau trong một thời hạn xác định do khách hàng lựa chọn. Loại hình tiết kiệm này rất phù hợp với các khách hàng có nguồn thu nhập ổn định với những tiện ích đặc biệt. Nếu khách hàng có nhu cầu tích lũy cho mục đích chung (chưa xác định), thì có thể sử dụng sản phẩm Tiết kiệm An sinh.
Đặc điểm:
Khác với hình thức tiết kiệm thông thường, với TKAS khách hàng sẽ nộp tiền gửi vào ngân hàng theo định kỳ tuỳ chọn (tháng/ quý/ 6 tháng/ năm), trong thời hạn từ 1 năm đến 20 năm (1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm và 20 năm);
Tiền gửi góp định kỳ: Là số tiền mà khách hàng sẽ nộp vào ngân hàng theo mỗi định kỳ gửi góp; Tiền gửi góp định kỳ tối thiểu 50.000 đồng, hoặc nếu gửi nhiều hơn thì là số nhân chẵn của 50.000 đồng, ví dụ 100.000 đồng, 150.000 đồng....;
Khách hàng có thể nộp tiền trước cho nhiều định kỳ gửi góp;
Lãi suất TKAS áp dụng theo biểu lãi suất do VPBank công bố tại thời điểm gửi tiền kỳ đầu tiên;
Tiền lãi TKAS được thanh toán một lần cùng với tiền gửi gốc;
Khi thanh toán trước hạn, khách hàng được hoàn lại toàn bộ số tiền gốc đã gửi và được hưởng tiền lãi theo mức lãi suất không kỳ hạn bậc thang tại thời điểm rút.
Người thụ hưởng TKAS là người được hưởng số tiền gửi góp (gốc và lãi) khi kết thúc thời hạn gửi. Người thụ hưởng TKAS có thể là chủ sở hữu khoản tiền gửi hoặc được chủ sở hữu khoản tiền gửi chỉ định thụ hưởng số tiền tiết kiệm, được ghi rõ trong "Giấy đăng ký tham gia TKAS";
Khách hàng có thể đề nghị thay đổi Người Thụ hưởng; định kỳ gửi góp ..., việc thay đổi được xác nhận trên số TKAS;
Khách hàng là Chủ sở hữu khoản tiền gửi TKAS có quyền chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế khoản tiền này;
Khi cần tiền sử dụng đột xuất, Khách hàng có thể cầm cố khoản tiền gửi TKAS để vay tiền Ngân hàng với các điều kiện ưu đãi theo qui định của VPBank.
Lợi ích của dịch vụ TKAS:
Dịch vụ này giúp khách hàng giữ an toàn cho nguồn tiền của mình và giúp số tiền ấy tăng lên nhờ các hoạt động đầu tư, kinh doanh của ngân hàng;
Dịch vụ này phù hợp với khách hàng có thu nhập thường xuyên và có nhu cầu tích luỹ cho các kế hoạch tài chính quan trọng trong tương lai;
Mặc dù tiền gửi nộp theo nhiều định kỳ nhưng khách hàng vẫn được hưởng lãi suất cao tăng dần theo thời gian;
c) Tiết kiệm đồng Việt Nam được bù đắp trượt giá USD
Đây là một hình thức huy động tiền gửi VND được VPBank áp dụng bắt đầu từ ngày 06/12/2004, theo đó tuỳ vào mức độ biến động tỷ giá VND/USD mà Khách hàng sẽ được bù đắp sự mất giá của đồng Việt Nam so với USD Mỹ khi gửi tiền đồng Việt Nam tại VPBank với như sau:
§ Đối tượng: Tất cả các cá nhân gửi tiết kiệm bằng tiền đồng Việt Nam, chấp nhận các quy định trong Thể lệ này.
§ Thủ tục gửi tiền, thanh toán: Thực hiện theo Thể lệ tiền gửi và các quy định liên quan đến tiền gửi của VPBank.
§ Kỳ hạn và Lãi suất: áp dụng riêng cho hình thức huy động tiết kiệm này và do Tổng giám đốc VPBank quy định trong từng thời kỳ.
Kể từ ngày 06/12/2004 (cho đến khi có qui định mới), lãi suất tương ứng với từng kỳ hạn được qui định như sau:
+ Kỳ hạn 03 tháng: 0,60%/tháng
+ Kỳ hạn 06 tháng: 0,63%/tháng
+ Kỳ hạn 12 tháng: 0,67%/tháng
§ Phạm vi bù đắp: Toàn bộ tiền gửi gốc ban đầu của khách hàng được bù đắp biến động tỷ giá theo quy định sau:
§ Cách tính tiền bù đắp:
- Người gửi tiết kiệm sẽ gửi tiền bằng đồng Việt Nam vào VPBank và được hưởng lãi suất phù hợp với từng kỳ hạn theo quy định của VPBank áp dụng riêng đối với hình thức tiết kiệm này.
- Vào ngày tiết kiệm đáo hạn, ngân hàng sẽ tính toán Tỷ lệ tăng của tỷ giá đồng Việt Nam so với Đô la Mỹ/tháng theo công thức sau:
=
Tỷ lệ tăng của tỷ giá VND so với USD/tháng
(Tỷ giá ngày đáo hạn - Tỷ giá ngày gửi tiền)Tỷ giá ngày gửi tiền x Kỳ hạn (theo tháng)
x 100%
- Trong kỳ hạn gửi, nếu tỷ lệ tăng của tỷ giá đồng Việt Nam so với Đô la Mỹ không vượt quá 0,50%/tháng thì người gửi được hưởng lãi suất tiết kiệm như đã công bố (tỷ lệ tăng của tỷ giá đồng Việt Nam so với Đô la Mỹ 0,50%/tháng đảm bảo ngang bằng với mức chênh lệch lãi suất tiết kiệm VND và tiết kiệm USD, do vậy người gửi không bị thiệt so với gửi tiết kiệm bằng USD).
- Trong kỳ hạn gửi, nếu tỷ lệ tăng của tỷ giá đồng Việt Nam so với Đô la Mỹ trong 1 tháng vượt quá 0,50%/tháng, thì ngoài tiền lãi được hưởng theo lãi suất đã quy định, khách hàng còn được VPBank bù đắp số tiền ứng với mức chênh lệch giữa tỷ lệ tăng thực tế của tỷ giá đồng Việt Nam/ Đô la Mỹ so với tỷ lệ tăng bình quân 0,50%/tháng. Cụ thể:
Số tiền khách hàng được bù đắp trượt giá
=
Số vốn gốc
x
Tỷ lệ tăng thực tế của tỷ giá đồng Việt Nam so với Đôla Mỹ/tháng
-
0.5 %
x
Kỳ hạn gửi (theo tháng)
- Tỷ giá ngoại tệ được sử dụng trong tính toán tỷ lệ tăng bình quân của tỷ giá đồng Việt Nam so với Đô la Mỹ là tỷ giá bán USD chuyển khoản do Vietcombank Trung ương công bố tại thời điểm gửi tiết kiệm và thời điểm tiết kiệm đáo hạn. Tỷ giá tại thời điểm khách hàng gửi tiết kiệm được ghi trên giấy “Chứng nhận tiền gửi tiết kiệm” (phía trên chữ ký của nhân viên tiết kiệm) để khách hàng tiện theo dõi.
- Khách hàng có quyền rút tiền trên “Tiết kiệm đồng Việt Nam được bù đắp trượt giá đô la Mỹ” trước hạn, nhưng sẽ không được hưởng bù đắp trượt giá.
d) Tiết kiệm đồng Việt Nam đảm bảo bằng USD
§ Đối tượng: Là tất cả các cá nhân gửi tiết kiệm bằng tiền đồng Việt Nam, chấp nhận các quy định trong Thể lệ này.
§ Phạm vi bảo đảm: Toàn bộ tiền gửi gốc và lãi phát sinh của khách hàng khi rút ra (kể cả trường hợp rút trước hạn) đều được bảo đảm bằng giá trị đô la Mỹ tương đương.
§ Khách hàng gửi tiền theo hình thức “Tiết kiệm đồng Việt Nam được bảo đảm bằng đô la Mỹ” (hay “Tiết kiệm VND bảo đảm bằng USD”) được hưởng lãi suất theo quy định tại biểu lãi suất do Tổng giám đốc VPBank ban hành.
§ Vào ngày gửi tiền, số tiền đồng Việt Nam của khách hàng được tính quy đổi tương đương ra Đô la Mỹ theo tỷ giá mua chuyển khoản của VPBank công bố tại thời điểm gửi.
§ Để phân biệt với hình thức tiết kiệm khác, trên giấy “Chứng nhận tiền gửi tiết kiệm” sẽ in thêm dòng chữ “Tiết kiệm VND bảo đảm bằng USD”.
§ Cách ghi chép, theo dõi và tính lãi đối với khoản tiền “Tiết kiệm VND bảo đảm bằng USD” như sau:
Giả sử số tiền tiết kiệm là 15,76 triệu đồng, tương đương 1.000 USD vào ngày gửi, trên giấy “Chứng nhận tiền gửi tiết kiệm” sẽ được ghi bằng số là: “tương đương 1.000 USD”, và bằng chữ là: “Tương đương Một ngàn Đô – la Mỹ Chẵn”.
Trong suốt quá trình gửi tiền, tiền gửi gốc được theo dõi và hạch toán trên cơ sở giá trị đã quy đổi tương đương là 1.000 USD.
Số tiền lãi tiết kiệm được tính trên cơ sở tiền gửi gốc đã quy đổi (1.000 USD), theo mức lãi suất quy định và theo thời gian gửi tiền thực tế.
§ Vào ngày rút tiền, số tiền gốc và lãi của khách hàng (theo giá trị USD tương đương) sẽ được ngân hàng thanh toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá mua chuyển khoản của VPBank công bố tại thời điểm rút tiền.
§ Nếu khách hàng rút tiết kiệm trước hạn, sẽ được hưởng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút quy định đối với loại hình “Tiết kiệm VND bảo đảm bằng USD”.
§ Khi khoản tiền tiết kiệm đến hạn, nếu khách hàng không đến rút tiền thì số tiền gốc và lãi đến hạn (tính tương đương ra USD theo quy định tại Thể lệ này) sẽ được chuyển tiếp kỳ hạn mới giống như kỳ hạn trước đó, và áp dụng mức lãi suất quy định tại thời điểm chuyển kỳ hạn. Trường hợp vào ngày đáo hạn, VPBank không còn duy trì hình thức gửi tiết kiệm VND bảo đảm bằng USD, thì số tiền gốc và lãi đến hạn được tính ra VND theo tỷ giá quy định ở trên, và bảo lưu chờ thanh toán cho khách hàng nhưng không được tính lãi.
2.2.2.3 Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống
VPBank thực hiện việc cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi đối tượng khách hàng.
Đối tượng áp dụng:
§ Các cá nhân và pháp nhân Việt Nam:
Các Pháp nhân bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện hoạt động theo qui định của pháp luật Việt Nam;
Các cá nhân;
Hộ gia đình;
Tổ hợp tác;
Doanh nghiệp tư nhân;
Công ty hợp danh.
§ Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài
Điều kiện vay vốn: Khách hàng vay vốn tại VPBank để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh phải hội đủ các điều kiện sau:
§ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật, cụ thể là:
Đối với Khách hàng vay là Pháp nhân: cần có năng lực pháp luật dân sự;
Đối với các cá nhân, đại diện hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên Công ty hợp danh: cần có năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự đầy đủ;
Riêng đối với các pháp nhân và cá nhân nước ngoài: phải có năng lực pháp luật dân sự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- “Một số giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng tại VPBank.doc