Chuyên đề Một số giải pháp phát triển Khu công nghiệp Bỉm Sơn đến năm 2010 và những năm tiếp theo

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP. 3

1. Một số lý luận chung về khu công nghiệp. 3

1.1. Khái niệm về khu công nghiệp. 3

1.2. Mục tiêu của khu công nghiệp. 5

1.3. Những đặc trưng cơ bản của khu công nghiệp. 6

1.4. Phân loại khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 7

1.5. Vai trò của khu công nghiệp. 8

2. Điều kiện hình thành và các yếu tố tạo ra sự thành công của khu công nghiệp. 11

2.1. Điều kiện hình thành khu công nghiệp. 11

2.2. Các yếu tố tạo ra sự thành công của khu công nghiệp. 12

2.3. Vai trò của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội. 14

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KCN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BỈM SƠN. 18

1. Đặc điểm tự nhiên Kinh tế- Xã hội của thị xã Bỉm Sơn ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển của khu công nghiệp . 18

1.1. Vị trí địa lý của Thị xã Bỉm Sơn 18

1.2. Dân số và nguồn nhân lực của Thị xã Bỉm Sơn. 18

1.3. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của Thị xã. 19

1.4. Tình hình Kinh tế của Thị xã Bỉm Sơn. 19

2. Thực trạng phát triển khu công nghiệp ở thị xã Bỉm Sơn. 25

2.1. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp. 25

2.2. Thực trạng sử dụng dất và đầu tư xây dựng cơ bản của khu công nghiệp thời gian qua. 26

2.2.1. Thực trạng sử dụng đẩt trong khu công nghiệp Thị xã Bỉm Sơn trong thời gian vừa qua. 27

2.2.2. Thực trạng vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào khu công nghiệp ở Thị xã Bỉm Sơn thời gian qua. 28

2.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng. 28

2.2.4. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng. 28

3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Thị xã Bỉm Sơn đến năm 2006. 28

3.1. Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp Bỉm Sơn . 29

3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khu công nghiệp Bỉm Sơn trong thời gian qua. 31

4. Đánh giá tình hình phát triển khu công nghiệp Bỉm Sơn thời gian qua. 32

4.1. Những kết quả đạt được của các doanh nghiệp. 32

4.2. Những hạn chế trong việc phát triển khu công nghiệp và nguyên nhân của nó. 37

CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2010 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO 39

1. Mục tiêu và quan điểm phát triển Kinh tế- Xã hội của thị xã Bỉm Sơn. 39

1.1. Mục tiêu phát triển Kinh tế Xã hội. 39

1.2. Quan điểm phát triển khu công nghiệp của Thị xã Bỉm Sơn. 40

2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển khu công nghiệp. 43

2.1. Kinh nghiệm của khu công nghiệp kiểu mẫu Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh 43

2.2. Kinh nghiệm của khu công nghiệp Dung Quất. 44

2.3. Kinh nghiệm của các khu công nghiệp Đồng Nai. 45

3. Định hướng phát triển các khu công nghiệp. 47

3.1. Định hướng phát triển các khu công nghiệp trong cả nước. 47

3.2. Định hướng phát triển khu công nghiệp Bỉm Sơn. 49

4. Một số giải pháp nhằm phát triển khu công nghiệp Bỉm Sơn. 50

4.1. Nhóm giải pháp về tạo môi trường hoạt động thuận lợi. 50

4.2. Nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về khu công nghiệp. 52

4.3. Nhóm giải pháp về quy hoạch phục vụ phát triển khu công nghiệp. 53

4.4. Cần ra sức đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. 55

4.5. Nhóm giải pháp về khuyến khích đầu tư. 56

4.6. Nhóm giải pháp khác. 58

KẾT LUẬN 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển Khu công nghiệp Bỉm Sơn đến năm 2010 và những năm tiếp theo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t 357 tấn tăng gấp 4 lần so với năm 2000. Chăn nuôi tiếp tục phát triển mạnh sang hình thức chăn nuôi trang trại tập trung, chủ yếu phát triển đàn bò lai sin, lợn hướng nạc và gà vịt siêu trứng . Đã triển khai chương trình nuôi tôm càng xanh và cá rô phi đơn tính bước đầu đạt kết quả. Năng suất một số cây trồng tăng cao năng xuất lúa bình quân đạt 54 tạ/ha tăng 12,3 tạ/ha. Sản lượng lương thực đạt 9428 tấn tăng 1.700 tấn so với năm 2000. Trồng mía nguyên liệu đạt 1.184 ha, năng xuất 63 tấn/ha. Tiếp tục khoanh nuôi, chăm sóc bảo vệ 700 ha rừng đến năm 2005. Trồng cây tập trung theo chương trình dự án 661và cây phân tán đạt kế hoạch. (Nguồn: Báo cáo tình hình Kinh tế Xã hội của Thị xã Bỉm Sơn giai đoạn 2001-2005) Đến năm 2006 nông nghiệp đạt nhiều tiến bộ, thị xã đang tiến hành chỉ đạo đổi điền dồn thửa; quy hoạch vùng chuyên canh trong sản xuất nông nghiệp, tiếp tục chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mùa vụ; xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha. Trong năm tổng diện tích gieo trồng đạt 3.400 ha = 97% KH. Trong đó diện tích lúa đạt 1.601,84 ha = 101 % KH; năng suất đạt 59 tạ/ 1 ha, tăng 13% so với cùng kỳ; Tổng sản lượng lương thực đạt 9.710,0 tấn = 103% KH và 109% so với cùng kỳ; Giá trị sản xuất Nông- Lâm nghiệp đạt 83 tỷ đồng = 100% KH, tăng 3,3% so năm 2005. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và dịch LM ở gia súc, song đàn gia súc gia cầm thị xã vẫn phát triển ổn định: tổng đàn bò 4.165 con đạt 148% so với cùng kỳ; đàn trâu 560 con = 83.8% KH; đàn lợn 10.000 con =100% so với cùng kỳ; đàn dê 1.500 con = 125% so với cùng kỳ; đàn gia cầm 75.000 con = 93% so với cùng kỳ ; nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 350 tấn sản phẩm . Thị xã tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ rừng, tiến hành trồng mới được 36,7 ha rừng . Kinh tế trang trại phát triển ổn định theo hướng sản xuất hàng hoá, có 80 hộ đã được cấp giấy chứng nhận trang trại; sản phẩm một số loại cây chính: Mía cây đạt 61.140 tấn; Dứa quả 11.900 tấn; sản phẩm cây ăn quả các loại 800 tấn, mủ cao su đạt 84 tấn. (Nguồn: Báo cáo tình hình Kinh tế Xã hội của Thị xã Bỉm Sơn năm 2006) 2. Thực trạng phát triển khu công nghiệp ở thị xã Bỉm Sơn. 2.1. Quy hoạch phát triển khu công nghiệp. Năm 2001-2005, thị xã Bỉm Sơn đã tập trung lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thị xã đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; trong đó quy hoạch phát triển KCN có quy mô tổng diện tích đất quy hoạch 540 ha đã được Bộ KH&ĐT chủ trì cùng các bộ, ngành địa phương thẩm định, chấp thuận và giao cho UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định phê duyệt quy hoạch, làm căn cứ quy hoạch phát triển ngành lĩnh vực trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn. Thực tế những năm qua các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến thị xã Bỉm Sơn đều lựa chọn các vị trí thuận tiện đường giao thông, quanh quốc lộ 1A để thuận tiện cho công việc thông thương hàng hóa. Trước yêu cầu đó thị xã đã lập quy hoạch KCN thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng và dân cư đô thị. Trong KCN của thị xã Bỉm Sơn được quy hoạch phát triển thành 2 KCN nhỏ là Khu A và Khu B, các Khu này đã có chủ trương đầu tư cơ sở hạ tầng, được thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập, UBND tỉnh đã quyết định thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng tại KCN. * KCN Bỉm Sơn là KCN tập trung đa ngành: Công nghiệp vật liệu xây dựng; Công nghiệp cơ khí, sửa chữa, lắp ráp ô tô, máy nông nghiệp, chế tạo kết cấu xây dựng; Công nghiệp hàng tiêu dùng; các ngành Công nghiệp và tiểu thủ Công nghiệp vừa và nhỏ. * Vị trí KCN Bỉm Sơn nằm ngay trên quốc lộ 1A trong phạm vi quy hoạch chung của đô thị Bỉm Sơn, cách Hà Nội 120 km. * Tổng diện tích quy hoạch tới năm 2010 là 540 ha. * Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khoảng 329,5 tỷ đồng. * Lao động có thể thu hút lên tới 20.000 người và được phân bổ tại các khu dân cư đô thị của thị xã trong tương lai gần. Bảng 3: Quy hoạch về quy mô và cơ cấu đất của khu công nghiệp Bỉm Sơn đến năm 2006. TTT Lọai đất KCN KHU A KHU B Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất xây dựng CN -Đất xây dựng CN mới -Đất CN hiên trạng -Đất kho bãi hiện trạng 378,9 302,4 72,6 3,9 70,16 56 13,44 0,72 208,7 208,7 0 0 67,32 67,32 0 0 70,2 93,7 72,6 3,9 74 40,74 31,57 1,70 2 Đất dịch vụ CN 17 3,15 11,5 3,71 5,5 2,4 3 Đất trung tâm điều hành 10,7 1,98 5 1,6 5,7 2,48 4 Đất hạ tầng kỹ thuật 7,1 1,31 5 1,6 2,1 0,51 5 Đất sông hồ, cây xanh 60,8 11,27 45,7 14,75 15,1 6,57 6 Đất giao thong 65,5 12,13 34,1 11 31,4 13,65 Tổng 540 100 310 100 230 100 Nguồn: Bản quy hoạch KCN Bỉm Sơn2005. Trong quy hoạch KCN thì đất xây dựng công nghiệp mới chiếm 1 tỷ lệ khá cao (302,4 ha nâng tổng diện tích quy hoạch lên 378,9 ha trong tổng số diện tích toàn KCN là 540 ha) điều này chứng tỏ KCN Bỉm Sơn đang dần hình thành và phát triển trên quy mô công nghiệp cũ là 76,5 ha. Bên cạnh đó quy hoạch về đất giao thông, đất hạ tầng kỹ thuật... được phân bố theo tỷ lệ thích hợp. Giữa 2 khu A và khu B đã có sự chênh lệch trong quy hoạch, diện tích khu A gấp 1,5 lần của khu B tuy nhiên đất xây dựng công nghiệp của khu A lại gấp khoảng 3 lần khu B, có thể thấy quy hoạch của 2 khu đã có sự khác nhau khá lớn. 2.2. Thực trạng sử dụng dất và đầu tư xây dựng cơ bản của khu công nghiệp thời gian qua. 2.2.1. Thực trạng sử dụng đẩt trong khu công nghiệp Thị xã Bỉm Sơn trong thời gian vừa qua. Bảng 4 : Tình hình sử dụng đất cho các lô đất xây dựng trong khu công nghiệp đến năm 2006. Đơn vị : ha TT Loai đất Diện tích Tỷ lệ (%) Hsố sử dụng 1 Đất XN-CN nhỏ 71,9 25 0,6-0,7 2 Đất XN-CN TB 86,5 30,06 0,6-0,7 3 Đất XN-CN lớn 129,3 44,94 0,7 4 Tổng 287,7 100 Nguồn : Báo cáo về quy hoạch KCN Bỉm Sơn năm 2006. Trong 378,9 ha đất được quy hoạch cho đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp trong KCN thì đến năm 2006 mới chỉ có 288,7 ha được xây dựng. Trong đó được chia thành 3 loại đất : Đất XN- CN nhỏ chiếm 25%; Đất XN- CN trung bình chiếm 30,06%; Đất XN- CN lớn chiếm 49,94%. Điều này chứng tỏ KCN đang hình thành với các XN- CN lớn. Hệ số sử dụng đất của KCN là không cao, đất trong KCN mới chỉ được sử dụng từ 60%- 70%, trong 287,7 ha thì mới chỉ sử dụng có 172,62 ha và tối đa là 201,39 ha. 2.2.2. Thực trạng vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào khu công nghiệp ở Thị xã Bỉm Sơn thời gian qua. Đến năm 2006 thì tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào KCN của thị xã Bỉm Sơn đạt 795,09 tỷ đồng. Trong đó đã thực hiện được 678,05 tỷ đồng chiếm 85,28% tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào KCN. Điều này đã thúc đẩy quá trình phát triển KCN. 2.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng. Xây dựng KCN đúng tiến độ, tập trung xây dựng có trọng điểm, tổ chức thi công hợp lý, chú trọng đảm bảo sự đồng bộ, cân đối giữa cầu đầu tư và khả năng huy động vốn vào KCN; đảm bảo cân đối hợp lý trong và ngoài KCN. Trong đó vừa đảm bảo việc xây dựng các công trình sản xuất, vừa lo giải quyết nhà ở của người lao động, hệ thống chất thải, ô nhiễm môi trường... Giải quyết nhanh các vấn đề trong công tác giải phóng mặt bằng để giao đất đúng cam kết cho các nhà đầu tư để họ xây dựng. 2.2.4. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Ban quản lý KCN phối hợp với công ty đâu tư phát triển hạ tầng tiến hành thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, ước tinh đến năm 2006 là 235,6 ha. Đồng thời hoàn thành việc bồi thường đất thoả đáng và hợp lý cho người dân. 3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ở Thị xã Bỉm Sơn đến năm 2006. KCN được hình thành đã có nhiều dự án đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên có những dự án đã đăng ký nhưng chưa đầu tư vào, bên cạnh đó thì mức vốn đầu tư của các doanh nghiệp còn chênh lệch nhiều. 3.1. Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp Bỉm Sơn . Bảng 5: Các dự án đầu tư vào KCN Bỉm Sơn tính đến năm 2006. STT Tên dự án Diện tích (m2) Tổng mức VĐT ĐK ( tỷ đồng) Đã TH (tỷđồng) Chưa TH (tỷ đồng) 1 Xưởng nấu cán thépCT thương mại Thái Sơn 5.254 4,75 4,2 0,55 2 CT TNHH Sơn Hà 6.199 5,9 4,5 1,4 3 Xưỏng cán kéo thép CT TNHH Quyết Cường 8.008 5,3 5,3 0 4 Xưởng gia công cơ khí CT TNHH Thanh Xuân 1.364 1,5 1 0,5 5 DN Hoàng Bình 5.500 4,5 2,5 2 6 Xưởng SC ô tô Doanh nghiệp Đình Thiện 2.675 3,3 2,3 1 7 CT cổ phần Hoa Phượng 2.824 5,3 3,5 1,8 8 Khách sạn HTX Toàn Thắng 1.200 3,1 3,1 0 9 Xưởng sửa chữa ô tô XN sửa chữa ô tô Bắc Sơn 1.500 2,5 2,5 0 10 DN Sao Sáng 1.862 5,1 5,1 0 11 XN gia công kết cấu thép CT lắp máy và XD số 5 26.880 30 30 0 12 Xưởng SC ô tô Bắc Sơn 2.000 2,5 2,5 0 13 Nhà máy chế biến thức ăn gia súc 12.885 25 20 5 14 Nhà máy ô tô - Tổng cty máy động lực - Bộ CN 286.450 599,5 459 140 15 CT DV- TM Thăng Long 450 45 0 45 16 KS Cty Tiên Sơn 2.987,5 8 0,5 7,5 17 Xưởng SX đồ mỹ nghệ Cty Tiên Sơn 16.532 20 20 0 18 Nhà máy bia Sơn Hà 1.040 1,5 1,5 0 19 Cty TNHH Hà Thành 6.689 14,5 4,5 10 20 DN Hồng Phượng 1.200 1,37 1,37 0 21 Cty TNHH Quang Vinh 3.000 5,4 5,4 0 22 Cty QL và SC đường bộ 472 2.025 0,55 0,55 0 23 Cty DVTM Tiến Hà 1.800 3,565 2,5 1,065 24 Cty Thiên Thành 2.700 2,92 2,5 0,42 25 Cty TNHH Toàn Yến 5.000 3,565 2,5 1,065 26 HTX DV Hoàng Long 4.900 1,16 0 1,16 27 Cty DV- TM Thanh Hoá 4.900 0,87 0,87 0 28 HTX Quế Sơn 39.737 4,5 4,5 0 29 HTX Tam Sơn 1.587,5 0,76 0,76 0 30 Cty Thanh Bình 2.000 2,1 1,7 0,4 31 XN Thành Công 12.400 18,7 18,7 0 32 Cty Thái Sơn 5.994 4,75 4,5 0,25 33 Cty may Thanh Hoá 2.550 8 0 8 34 Cty may 40 40.000 12,7 1,7 11 35 Cty Thanh Xuân 1.200 1,5 1 0,5 36 Cty Hoàng Bình 5.500 4,5 2,5 2 37 Cty TM BBì HN 20.000 4,98 0 4,98 38 Cty máy động lưc Bộ CN 5.000 4,5 0 4,5 39 DN Huê Lương 2.675 3,3 3 0,3 40 Cty ĐT-XD và XNK Phục Hưng 8.915 5,55 0 5,55 41 Cty TAEIL BEAUTY (HQ) 6.493 8,64 5,5 3,14 42 Cty may Đông Hải 10.000 6,8 0 6,8 43 HTX NN Bắc Sơn 17.000 3,828 0 3,828 44 DN Tuấn Đạt 7.000 3,418 0 3,418 45 Tổng 605.876 905,176 631,55 273,626 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của KCN Dựa vào bảng 5 ta thấy có 9 doanh nghiệp (CT DV- TM Thăng Long, HTX DV Hoàng Long, Cty may Thanh Hoá, Cty TM BBì HN, Cty máy động lưc Bộ CN, Cty ĐT-XD và XNK Phục Hưng, Cty may Đông Hải, HTX NN Bắc Sơn, DN Tuấn Đạt) đã đăng ký đầu tư nhưng chưa đầu tư vào KCN với tổng mức vốn của các doanh nghiệp này là 83,236 tỷ đồng chiếm 9,2% trong tổng mưc đầu tư của các doanh nghiệp vào KCN. Bên cạnh đó là 35 doanh nghiệp đã đầu tư vào với tổng mức vốn đầu tư là 821,94 tỷ đồng, đã đầu tư để sản xuất kinh doanh là 631,55 tỷ đồng, chiếm 76,836% mức đầu tư của 35 doanh nghiệp đầu tư này và đạt 69,77% trong tổng các dự án đầu tư vào KCN. Quy mô các doanh nghiệp nhỏ bé chỉ có mức vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng, chỉ có Nhà máy ô tô - Tổng cty máy động lực - Bộ CN cao nhất với 599,5 tỷ đồng. 3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khu công nghiệp Bỉm Sơn trong thời gian qua. Doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN Bỉm Sơn trong giai đoạn 2003 - 2006. Bảng 6: Doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN Thị xã Bỉm Sơn từ năm 2003 đến năm 2006. Tỷ đồng : tỷ đồng. Năm 2003 2004 2005 2006 Doanh thu của KCN 137,161 172,823 193,029 237,426 Tốc độ tăng % 26 11,69 23 Nguồn: Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN. Doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN tăng dần qua các năm và đóng góp vào giá trị công nghiệp của Bỉm Sơn ngày càng tăng. Năm 2004 tăng 26% so với năm 2003, đạt 172,823 tỷ đồng. Năm 2005 đạt 193,029 tỷ đồng và tăng 11.69% so với năm 2004. Năm 2006, doanh thu của KCN là 237,426 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2005. Như vậy, các dự án đầu tư vào KCN đã làm cho doanh thu của KCN ngày càng tăng và góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4. Đánh giá tình hình phát triển khu công nghiệp Bỉm Sơn thời gian qua. 4.1. Những kết quả đạt được của các doanh nghiệp. 4.1.1. Tăng giá trị sản xuất công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất (so với năm 94) của các doanh nghiệp trong KCN tăng dần qua các năm và đóng góp vào giá trị công nghiệp của Bỉm Sơn ngày càng tăng. Bảng 7: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các Doanh nghiệp trong KCN. đơn v ị: tr.đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng gía trị sản xuất 987,2 959,2 1172 1654 1841,4 2277,3 Tốc độ tăng (%) -2,8 22,19 41,13 11,33 23,67 Nguồn: Tình hình sản xuất của các DN trong KCN. Từ năm 2001 đến năm 2006 tình hình sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp có nhiều biến động đáng kể. Năm 2002 giá trị sản xuất đạt 959,2 triệu đồng thấp hơn so với năm 2001 là 28 triệu đồng, điều này làm cho tốc độ của ngành công nghiệp giảm đi 2,8%. Nhưng đến năm 2003 thì tăng 22,19% so với năm 2002 và giá trị sản xuất đạt 1172 triệu đồng. Năm 2004 gía trị sản xuất đạt 1654 triệu đồng, tăng 41,13% so với năm 2003. Năm 2005 giá trị sản xuất đạt 1841,4 triệu đồng, tăng 11,33% so với năm 2004. Năm 2006 giá trị sản xuất đạt 2277,3 triệu đồng, tăng 23,67% so với năm 2005. Sự ra đời của KCN đã thúc đẩy việc thay đổi tỷ trọng cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế của thị xã, làm tăng cơ cấu thành phần công nghiêp từ 58,7% của năm 2005 lên 69,5% trong năm 2006. Thị xã chuyển dần lên nền kinh tế có trình độ công nghiệp cao, điều này đã tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển về kinh tế- văn hoá- xã hội của Bỉm Sơn. Như vậy, các dự án đầu tư vào KCN đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp cũng đồng thời làm tăng tỷ trọng của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4.1.2. Góp phần đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng hoá. Trong số các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào KCN thì số doanh nghiệp xuất khẩu trên 20% sản phẩm (chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước), 8 doanh nghiệp xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên và có 12 doanh nghiệp xuất khẩu dưới 50% sản phẩm. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh qua các năm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu là 0,12 (triệu USD), năm 2003 kim ngạch xuất khẩu tăng 615,611% so với năm 2002, và đạt 0,859 (triệu USD). Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu là 1,544 (triệu USD) tăng 79,82% so với năm 2003. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,701 (triệu USD) tăng 10,18% so với năm 2004. Đến năm 2006 thì kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên mức 4,370 (triệu USD) tăng 156,88% so với năm 2005. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Năm 2002, 2003 thị trường xuất khẩu chủ yếu là một số nước thuộc khối ASEAN, thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ hay các nước Châu Âu hâu như không có. Sang năm 2004, 2005 và đặc biệt là năm 2006 thị trường được mở rộng hơn sang các nước Châu Á khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và cũng đã sang các nước Châu Âu và Mỹ. Các loại mặt hàng xuất khẩu cũng được đa dạng hoá. Những năm đầu chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng, hàng may mặc. Năm 2005, 2006 mặt hàng xuất khẩu được tăng lên cả về chủng loại lẫn số lượng như các sản phẩm về văn phòng, đồ điện dân dụng, các sản phẩm chế biến chất lượng cao… Sự tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN là một nhân tố góp phần phát triển kinh tế của thị xã, và nó ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu của KCN thị xã Bỉm Sơn đến năm 2006. Đơn vị : Tr. USD Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch XK 1.800 12.881 23.162 25.520 65.555 Tốc độ tăng kim ngạch XK (%) 615,611 79,82 10,18 156,88 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của KCN đến năm 2006. Qua bảng trên ta có thể năm 2005 tốc độ kim xuất khẩu của KCN đã giảm nhanh từ 79,82% năm 2004 xuống 10,18% năm 2005, trong năm này KCN đã có đang đần hình thành nên những doanh nghiệp có thiên hướng xuất khẩu hàng hoá. Nhưng đến năm 2006 thì một số doanh nghiệp có thiên hướng xuất khẩu đã được hình thành và tìm được thị trường xuất khẩu làm tăng ngạch xuất khẩu một cách đột biến lên đến 156,88% và đạt 65.555 tr.USD. 4.1.3. Thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Cùng với tăng trưởng về giá trị, các dự án đầu tư vào KCN cũng là nguồn chính để bổ sung công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại cho công nghiệp của thị xã. Các dự án này đều là các dự án đầu tư mới, thực hiện đầu tư trước và sau khi nước ta ra nhập WTO. Nhận thức được sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt trong quá trình hội nhập kinh tế với nền thế giới nên các nhà đầu tư đều phải tính đến việc đầu tư máy móc thiết bị, đảm bảo đủ sức cạnh tranh lâu dài. Trên thực tế, phần lớn các máy móc thiết bị chính của các dự án là máy móc thiết bị nhập khẩu cùng với chuyển giao công nghệ vận hành, chỉ một số ít được gia công lắp ráp tại Việt Nam, đảm bảo về yêu cầu về môi trường và sức cạnh tranh của sản phẩm. Điều này rất thuận lợi cho việc học hỏi các kỹ thuật mới, cải tiến công nghệ lạc hậu của thị xã Bỉm Sơn. 4.1.4. Giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng lao động của địa phương. Các dự án đầu tư trong nước, ngoài nước thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc tạo thêm việc làm cho người lao động. Hàng năm đã tạo được hàng nghìn công việc, giải quyết một số lượng lớn lao động cho thị xã, từ đó nâng cao mức sống của người dân, tác phong lao động công nghiệp, nề nếp làm việc của lãnh đạo cũng như người lao động, nâng cao trình độ điều hành, quản lý trong các doanh nghiệp KCN. Bảng 9: Tình hình thu hút lao động trong KCN của thị xã Bỉm Sơn. Đơn vị: người lao động. KCN Nhu cầu lao động Lao động sử dụng Khu A 3.427 2.854 Khu B 2.644 2.091 Tổng 6.071 5.945 Nguồn: Ban quản lý các KCN Bỉm Sơn KCN của thị xã đã giải quyết việc làm cho khoảng 4.954 người lao động. Trong đó đã góp phần giải quyết lao động nhàn rỗi, làm tăng thu nhập cho người dân trong thị xã. Đồng thời góp phần làm giảm tiêu cực trong xã hội do đã giải quyết đươc một số lượng lớn lao động. Thật vậy qua bảng trên ta có thể thấy được nhu cầu lao động trong KCN là tương đối (4.945người), trong đó số lao động sử dụng ở Khu A chiếm 51,84% tổng số lao động sử dụng, với mức sử dụng lao động l.2854 người. Nhu cầu lao đông của Khu A này cũng cao hơn so với Khu B là 581 người, chiếm 56,45% tổng số nhu cầu lao động của KCN. Qua đó có thể thấy KCN đã góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm cho một khối lượng khá lớn lao động của địa phương. Không những vậy các lao động trong KCN còn có mức thu nhập ổn định và cao hơn so với mặt bằng chung của Bỉm Sơn, giảm bớt sức ép về lao động đối với xã hội và giảm được lao động di cư theo thời vụ từ Bỉm Sơn đến các đô thị lớn tỉnh, miền trung và cả nước mà tập trung là ở Hà Nội. Từ đó góp phần tích cực vào việc thực hiện công tác chính trị của đảng bộ và nhân dân Bỉm Sơn là thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo, từng bước nâng cao mức sống nhân dân, ổn định tình hình chính trị và đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Sự ra đời và phát triển của KCN đã thúc đẩy việc nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của người lao động. Do đó việc ra đời của KCN đã góp phần nâng cao nguồn nhân lực của thị xã. 4.1.5. Tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Trước khi thành lập thị xã, năm 1981 tổng thu ngân sách trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn không là bao nhiêu trong đó hầu như là thu từ tiền thuế đất, đất công nghiệp và các doanh nghiệp ở trên địa bàn thị xã. Năm 2006 thu ngân sách của thị xã đã đạt 519 tỷ đồng trong đó có 420 tỷ đồng thu từ hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Nhìn chung phần lớn ngân sách đạt 519 tỷ đồng năm 2006 thì trong đó tiền thu từ các khoản thuế, lệ phí và các khoản thu từ hoạt động dịch vụ do các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh nói chung và trong KCN nói riêng chiếm chủ yếu. Điều này đã đóng góp phân lớn vào sự phát triển về kinh tế xã hội của thị xã. 4.1.6. Khu công nghiệp đóng góp vào tăng trưởng GDP của Thị xã Bỉm Sơn trong thời gian qua. Trong giai đoạn 2001-2005 KCN trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đã có chiều hướng phát triển và thu hút các nhà đầu tư trong nước và mhpào nước, ngày càng tăng nhanh các doanh nghiệp đầu tư vào KCN. Điều này làm KCN đóng góp phần lớn cho ngân sách Nhà nước của địa phương, bình quân hàng năm giá trị sản xuất CN tăng 17,1%. Việc phát triển KCN đã nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tăng lợi nhuận, đồng thời làm mở rộng quy mô sản xuất góp phần làm tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp và góp phần làm tăng trưởng về kinh tế của thị xã. tăng trưởng kinh tế của thị xã trong giai đoạn 2001-2005 là 17,3%, năm 2006 là 16,5%. 4.2. Những hạn chế trong việc phát triển khu công nghiệp và nguyên nhân của nó. 4.2.1. Những hạn chế. - Qua nghiên cứu việc thu hút đầu tư vào KCN của thị xã Bỉm Sơn những năm qua cho thấy bên cạnh những thành công bước đầu trong công tác thu hút vẫn còn có một số tồn tại, vướng mặc cần tháo gỡ: + Về công tác đền bù giải phóng mặt bằng + Về tiến độ thi công cơ sở hạ tầng của các công ty xây dựng + Về quy hoạch sử dụng đất và đầu tư xây dựng đường công nghiệp + Công tác vận động và xúc tiến đầu tư + Về dịch vụ như: Cấp thoát nước, Về xử lý chất thải, Về chỗ ở cho người lao động, Về đào tạo việc làm, Cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, + Cạnh tranh trong thu hút đầu tư - Ngoài ra lao động trong KCN còn nhiều bất cập: nguồn lao động của địa phương khi được tuyển dụng phần lớn chưa được đào tạo các cơ sở đào tạo nghề của thị xã chưa phát triển nên các doanh nghiệp KCN ngoài việc tự đào tạo tại chỗ còn phải đưa công nhân đi học tại các nơi khác, do đó vừa gây khó khăn tốn kém cho người lao động vừa làm giảm tính hấp dẫn của mối trường đầu tư trên địa bàn thị xã. Việc phối hợp cơ quan quản lý lao động, các đơn vị đào tạo nghề thời gian qua đã có những cố gắng đáng kể tuy nhiên việc phối hợp này vẫn còn thụ động. Tuy nhiên khi đào tạo xong thì một số lao động lại không có tay nghề tốt để đảm nhiệm công việc, ngoài ra còn có tình trạng lao động đi làm việc ở nơi khác. 4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên. Nhiều nhà đầu tư lớn đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài không muốn đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài mà muốn liên doanh với nhà đầu tư trong nước, để thuận lợi cho công việc liên quan đến thủ tục, mạng lưới phân phối có sẵn để tiêu thụ sản phẩm. Vì thế, trong năm gần đây thị xã do sản xuất chưa phát triển các dự án đầu tư trong nước còn trong giai đoạn đầu tư ban đầu thì trên địa bàn thị xã không có đối tác tại chỗ để liên doanh, hạn chế đến việc thu hút các dự án đầu tư lớn của các nhà đầu tư. Việc tìm kiếm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng trong KCN còn khó là vì: chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi một khối lượng vốn rất lớn ít các chủ đầu tư có thể đáp ứng được. Thêm vào đó do tác động của các nhân tố kinh tế khác đã làm cho chi phí đầu tư xây dựng tăng lên từ đó đẩy chi phí cho thuê đất cũng tăng theo, chính điều này đã làm hạn chế việc thu hút các nhà đầu tư vào trong KCN. Cơ chế “một cửa tại chỗ” chưa được triển khai một cách triệt để, đồng bộ. Việc giải quyết các vướng mắc, thủ tục còn lê mề và chồng chéo. Chưa phát huy tác dụng của cơ chế uỷ quyền mà chỉ giới hạn trong một số nhiệm vụ nhất định nên việc giải quyết các công việc còn rất chậm và chưa triệt để. Các cơ quan ban ngành chưa thống nhất, quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng giải quyết vấn đề vướng mắc cho các nhà đầu tư. Các dịch vụ hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là dịch vụ tư vấn pháp luật hoạt động còn kém, khiến các nhà đầu tư nước ngoài tốn nhiều công sức và thời gian tìm hiểu hệ thống pháp luật và các điều kiện đầu tư. Nguồn lao động của địa phương chưa đáp ứng được những yêu cầu của các nhà đầu tư về chất lượng. Cơ cấu giữa đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp-kỹ thuật và các ngành nghề được đào tạo rất chênh lệch. Lực lượng lao động kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Do KCN có sẵn cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư phải thoả thuận với địa phương về đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng. vì thế không xác định được chính xác thời gian cần thiết để giải phóng mặt bằng làm các nhà đầu tư e ngại khi lựa chọn để đầu tư. Trên thực tế còn có hiện tượng do tâm lý khi tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài ngươi dân thường đòi hỏi cao hơn so với các nhà đầt tư trong nước. Cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN của thị xã đã từng bước được nâng cấp, xong vẫn chưa theo kịp với sự phát triển chung trong thời đại khoa học kỹ thuật, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP BỈM SƠN ĐẾN NĂM 2010 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO. 1. Mục tiêu và quan điểm phát triển Kinh tế- Xã hội của thị xã đến năm 2010. 1.1. Mục tiêu phát triển Kinh tế Xã hội. 1.1.1. Dư báo về phát triển kinh tế. Theo dự báo của hội nghị kiểm điểm tình hình khu vực kinh tế trong nước thì trong những năm tới khu vực kinh tế của tỉnh Thanh Hoá sẽ là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng không cao. Là một thị xã nằm giữa miền Bắc và miền Trung, nơi tiếp nối giao thương của hai miên, việc phát triển kinh tế- xã hội của thị xã gắn liền với chiến lược phát triển c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31909.doc
Tài liệu liên quan