Chuyên đề Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 4

CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM 8

I. Một số vấn đề cơ bản về ngành Bia – Rượu – Nước giải khát 8

1. Đặc điểm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát 8

1.1. Là một ngành sản xuất đồ uống, sản phẩm của ngành phải tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm 8

1.2. Công nghệ, các yếu tố đầu vào có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng sản phẩm 9

1.3. Rượu, bia là những sản phẩm Nhà nước hạn chế sử dụng, phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 11

2. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở VN 12

2.1. Các yếu tố bên ngoài 12

2.2. Các yếu tố bên trong 19

II. Sự cần thiết phải phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam 26

1. Vai trò của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trong nền kinh tế quốc dân 26

1.1. Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân 26

1.2. Đóng góp về giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và kim ngạch xuất khẩu 27

1.3. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước 28

1.4. Giải quyết vấn đề lao động 28

1.5. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển 28

2. Nhu cầu Bia – Rượu – Nước giải khát của Việt Nam và một số nước trên thế giới đến năm 2015 29

3. Khả năng đáp ứng nhu cầu của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam và xu hướng phát triển công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát trên thế giới 31

3.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam 31

3.2. Xu hướng phát triển công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát trên thế giới 32

4. Kết luận 33

CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 35

I. Thực trạng phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay 35

1. Về quy mô phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát 35

1.1. Về số lượng doanh nghiệp 35

1.2. Về quy mô các doanh nghiệp 37

1.3. Về bố trí các doanh nghiệp trong ngành: 40

2. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của ngành 43

2.1. Về giá trị sản xuất (GO) 44

2.2. Về giá trị tăng thêm (VA) 45

2.3. Về lợi nhuận 47

3. Về sản phẩm của ngành 49

3.1. Chủng loại sản phẩm 49

3.2. Chất lượng sản phẩm 53

3.3. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm 58

4. Về thị trường 59

4.1. Thị trường trong nước 59

4.2. Thị trường ngoài nước 62

II. Đánh giá chung về phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam 64

1. Những kết quả đạt được của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trong thời gian qua 65

1.1. Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đã tăng trưởng nhanh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu trong nước và một phần cho xuất khẩu 65

1.2. Ngành đã thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế, sự sắp xếp lại ngành có nhiều biến chuyển tốt 65

1.3. Các doanh nghiệp lớn đã chú trọng đến vấn đề công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, bảo vệ môi trường 66

2. Một số hạn chế và nguyên nhân 67

2.1. Năng lực cạnh tranh của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát còn thấp 68

2.2. Quy hoạch phát triển ngành còn nhiều bất cập 73

2.3. Ngành hoạt động chưa thực sự hiệu quả 76

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 77

I. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam 77

1. Quan điểm phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát 77

2. Định hướng phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát 78

3. Mục tiêu phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đến năm 2015 79

II. Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam 81

1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh 81

1.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 81

1.2. Giải pháp về thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu 86

2. Các giải pháp cải thiện quy hoạch phát triển ngành 88

2.1. Giải pháp về quản lý quy hoạch ngành 88

2.2. Giải pháp về vốn đầu tư 90

III. Một số kiến nghị với Chính phủ 91

1. Về công tác quản lý 91

2. Hỗ trợ về thị trường 93

3. Hỗ trợ về phát triển vùng nguyên liệu 93

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC 1 96

PHỤ LỤC 2 97

PHỤ LỤC 3 98

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8321 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp đến là ngành sản xuất nước giải khát. Lĩnh vực sản xuất rượu có giá trị sản xuất thấp nhất. Bảng 2.4. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát giai đoạn 2000-2007 Giá trị SXCN (giá CĐ 1994, tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng GO bình quân (%/năm) 2000 2005 2006 2007 2000-2005 2000-2007 Ngành BRNGK 10.037 19.762 22.740 26.745 14,51 15,03 Bia 6.810 14.211 15.020 18.257 15,85 15,13 Rượu 505 880 1.351 1.477 11,74 16,57 Nước giải khát 2.722 4.672 6.370 7.011 11,41 14,47 Ngành SX TPĐU 43.633 86.481 103.078 123.494 14,66 16,02 Toàn ngành CN 198.326 416.613 487.492 570.771 16,00 16,30 NgànhBRNGK so với ngành SXTPĐU (%) 23,00 22,85 22,06 21,66 Ngành BRNGK so với toàn ngành CN (%) 5,06 4,74 4,66 4,69 Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu, IPSI, 2008 Có thể thấy rằng cả ba phân ngành bia, rượu và nước giải khát đều có giá trị sản xuất tăng lên trong suốt giai đoạn 2000-2007. Đối với ngành rượu, năm 2006 giá trị sản xuất tăng nhanh và đạt 1.351 tỷ đồng, gấp hơn 1,5 lần so với năm 2005. Cả thời kỳ từ năm 2000 đến năm 2007, tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất rượu đạt 16,57%/năm, cao nhất trong ba phân ngành và thậm chí cao hơn cả tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành sản xuất thực phẩm đồ uống và ngành công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trong giai đoạn 2000-2005 và giai đoạn 2005-2007 lần lượt đạt 14,51% và 15,03%. Trong khi đó, ở ngành sản xuất thực phẩm đồ uống con số này lần lượt là 14,66% và 16,02% còn toàn ngành công nghiệp là 16% và 16,03%. Mặc dù giá trị sản xuất của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát tăng liên tục qua các năm tuy nhiên, do có tốc độ tăng trưởng thấp hơn các ngành khác nên tỷ trọng đóng góp của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát vào giá trị sản xuất của ngành sản xuất thực phẩm đồ uống và toàn ngành công nghiệp có xu hướng giảm chậm trong giai đoạn 2000-2005. Từ năm 2005 đến năm 2007, tỷ trọng đóng góp biến động không đều. Năm 2006 giảm so với năm 2005 và có xu hướng tăng trở lại vào năm 2007. 2.2. Về giá trị tăng thêm (VA) Giá trị tăng thêm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát tăng khá nhanh qua các năm. Năm 2000 đạt 5.246,46 tỷ đồng, năm 2007 đạt 13.483 tỷ đồng (theo giá cố định 1994). Tốc độ tăng giá trị tăng thêm của ngành giai đoạn 2000-2005 là 14,84%/năm, giai đoạn 2000-2007 là 14,07%/năm, tăng cao hơn nhiều so với toàn ngành công nghiệp là 10,14%/năm. Bảng 2.5. Giá trị tăng thêm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, tỷ trọng ngành trong ngành công nghiệp và trong GDP cả nước Đơn vị: tỷ đồng Giá trị tăng thêm (giá cố định 1994) 2000 2005 2007 Toàn ngành BRNGK 5.246,46 10.477,55 13.183,72 Bia 4.389,11 8.950,19 10.930,01 Rượu 216,39 361,34 610,89 Nước giải khát 640,97 1.166,01 1.642,81 Toàn ngành công nghiệp 76.259 123.439 149.910 Tỷ trọng ngành trong ngành CN, % 6,88 8,49 8,79 Tỷ trọng ngành trong GDP cả nước, % 1,92 2,67 2,86 Nguồn: Xử lý từ số liệu của Tổng cục Thống kê Giá trị tăng thêm ngành Bia – Rượu – Nước giải khát chiếm tỷ trọng đáng kể trong toàn ngành công nghiệp và có xu hướng tăng lên trong thời gian qua, năm 2000 chiếm 6,88%, đến năm 2007 đã tăng lên thành 8,79%. Tỷ trọng VA của ngành trong GDP cả nước cũng tăng lên từ năm 2000 đến nay, từ 1,92% năm 2000 tăng lên thành 2,86% năm 2007. Trong các lĩnh vực, lĩnh vực sản xuất bia có giá trị tăng thêm lớn nhất, tiếp đến là lĩnh vực sản xuất nước giải khát. Lĩnh vực sản xuất rượu có VA bé nhất. Nguyên nhân chính là do ngành bia có sản lượng lớn nhất (chiếm tới hơn 90 % sản lượng đồ uống có cồn) và có thuế tiêu thụ đặc biệt lớn, trong cơ cấu giá trị tăng thêm của ngành bia, thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm tới hơn 60%. Còn đối với ngành rượu, quy mô nhỏ của ngành đã kéo theo sản lượng rượu sản xuất ra nhỏ, giá trị sản xuất nhỏ và giá trị tăng thêm của ngành rượu cũng nhỏ. 2.3. Về lợi nhuận Lợi nhuận chính là điều mà các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Ở đây chuyên đề sẽ xem xét lợi nhuận của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát theo thành phần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Theo từng lĩnh vực sản xuất có lĩnh vực sản xuất bia, rượu và nước giải khát. Ngoài việc so sánh chéo giữa các phân ngành và các thành phần này, chuyên đề cũng sẽ xem xét sự biến động về lợi nhuận của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát theo thời gian từ năm 2000 đến nay. Bảng 2.6. Lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Đơn vị: triệu đồng 2000 2005 2006 2007 Tốc độ tăng bình quân 2000-2007 (%/năm) Tổng lợi nhuận theo thành phần kinh tế DN Nhà nước 757.496 1.481.133 1.663.554 1.486.152 10,11 DN ngoài nhà nước -283.630 -41.551 50.352 208.518 DN có vốn ĐT NN 114.462 928.788 1.325.086 1.272.773 41,07 Toàn ngành BRNGK 588.328 2.368.370 3.038.992 2.967.443 26,01 Tổng lợi nhuận theo phân ngành Bia 798.435 2.407.610 3.119.781 2.898.964 20,23 Rượu 1.650 39.956 82.181 16.052 38,40 Nước giải khát -211.757 -79.196 -162.970 52.427 Toàn ngành BRNGK 588.328 2.368.370 3.038.992 2.967.443 26,01 Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu, IPSI, 2008 Trong giai đoạn 2000-2005, lợi nhuận của toàn ngành tăng khá nhanh, năm 2005 lợi nhuận đã lớn gấp 4 lần so với năm 2000, cả giai đoạn 2000-2007, tốc độ tăng lợi nhuận là 26,01%. Xét theo thành phần kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước có lợi nhuận lớn nhất, tiếp đến là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lợi nhuận của hai khu vực này không ngừng tăng lên trong giai đoạn 2000-2005 và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2006, tuy nhiên đến năm 2007 lại có xu hướng giảm. Về tốc độ tăng lợi nhuận bình quân trong cả giai đoạn từ năm 2000 đến nay, doanh nghiệp ngoài Nhà nước có tốc độ tăng nhanh nhất, hơn 41%/năm. Riêng các doanh nghiệp ngoài Nhà nước thì chỉ đến năm 2006 mới bắt đầu có lãi, trước đó khu vực này bị lỗ liên tục, thậm chí năm 2000 lỗ đến 283.630 tỷ đồng. Nguyên nhân khiến khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước thua lỗ là do hầu hết các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng thấp, chưa có thương hiệu nên không cạnh tranh được với các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (vì các doanh nghiệp này xuất hiện từ khá lâu và có trang thiết bị tương đối hiện đại, chất lượng sản phẩm cao hơn). Xét theo chuyên ngành, ngành bia có lợi nhuận lớn nhất, gấp hàng chục lần lợi nhuận của ngành sản xuất rượu và nước giải khát. Ngành rượu mặc dù lợi nhuận thấp hơn nhưng lại có tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2000-2007 cao nhất, 38,40%/năm. Riêng ngành sản xuất nước giải khát thì liên tục bị lỗ trong thời kỳ từ năm 2000 đến năm 2006. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này rất nhiều doanh nghiệp mới đầu tư nên phát huy công suất thấp, thương hiệu chưa có. Sau một thời gian hoạt động, sản phẩm của ngành sản xuất nước giải khát trong nước đã có một vị trí nhất định, hơn nữa càng ngày đời sống nhân dân càng được cải thiện, nhu cầu về nước giải khát tăng mạnh tạo điều kiện cho các nhà máy phát huy công suất cao hơn. Những yếu tố này làm cho ngành đã có được lợi nhuận sau một thời gian thua lỗ, lợi nhuận năm 2007 của phân ngành sản xuất nước giải khát là 52.427 triệu đồng. Về sản phẩm của ngành 3.1. Chủng loại sản phẩm Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, trong thời gian qua các doanh nghiệp trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát không ngừng cố gắng đưa ra các sản phẩm mới, có thể nói sản phẩm của ngành khá phong phú về chủng loại và mẫu mã. Sản phẩm bia có các loại bia lon, bia chai, bia hơi, bia tươi. Bên cạnh các nhãn hiệu bia của Tổng công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) và Tổng công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (HABECO) như Sài Gòn, 333, SaiGon Special, SaiGon Export, Hà Nội…còn có các nhãn hiệu bia địa phương như Huda, Festival, Việt Hà, Nada, Bến Thành… Về rượu có các loại vodka, rượu vang, rượu champagne, rượu Liquor…; Rượu do các doanh nghiệp trong nước sản xuất được người tiêu dùng biết đến với các nhãn hiệu Lúa mới, Nếp mới, Vodka, Nàng Hương, Bình Tây, Napoleon, John Sài Gòn, Vina Vodka, vang Thăng Long, vang Đà Lạt… Một số làng nghề có truyền thống nấu rượu độc đáo, lâu đời và những lợi thế về điều kiện khí hậu, nguồn nước, bánh men đã sản xuất ra các sản phẩm đặc sản có hương vị riêng đặc trưng cho từng địa phương như rượu Mẫu Sơn (Lạng Sơn), rượu San Lùng (Lào Cai), rượu Làng Vân (Bắc Giang), rượu Bầu Đá (Bình Định)… Nước giải khát cũng rất phong phú về chủng loại, có loại có gaz, loại không gaz, nước hương liệu pha chế, nước ép trái cây, nước tinh lọc, nước khoáng với hàng trăm nhãn mác, kiểu dáng khác nhau. Có thể liệt kê một số sản phẩm như sau: Nước ngọt có gaz có Coca-Cola, Pepsi, 7-up, Everest, Sting, Twister do Công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam và PepsiCo Việt Nam sản xuất. Các doanh nghiệp trong nước có các sản phẩm Cola Number One, Cream Soda Number One (của Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát), sá xị, soda (Công ty CP NGK Chương Dương)… Nước ngọt không có gaz cũng có nhiều loại. Công ty Cổ Phần Nước giải khát Sài Gòn Tribeco có trên 30 loại sản phẩm nước giải khát không gaz thuộc dòng nước uống bổ dưỡng giàu vitamin, với các nhãn hiệu như Tribeco sữa đậu nành, TriO (các loại nước ép trái cây), Somilk (sữa đậu nành bổ sung canxi), Tromilk, trà bí đao, nước yến ngân nhĩ, nước nha đam… Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát sản xuất sữa đậu nành Number One, trà bí đao O0, trà xanh O0, trà Barley O 0… Sản phẩm nước giải khát của Công ty TNHH Thực phẩm quốc tế (Interfood) đa dạng, phong phú với trà bí đao, nước yến ngân nhĩ, nước trái cây đóng lon (nước nha đam, mãng cầu, vải, sữa dừa), cà phê đóng lon, nước sâm cao ly, nước sương sâm, nước sương sáo… Công ty TP & NGK Dona NEWTOWER sản xuất các loại sản phẩm mang nhãn hiệu Nature@. Nature@ được mọi người biết đến như một sản phẩm bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Nước tinh lọc và nước khoáng được người tiêu dùng biết đến với các nhãn hiệu như Lavie, Joy, Aquafina, A&B, Number One, Đakai, Vital, Vĩnh Hảo, Tiền Hải, Thạch Bích, Đảnh Thạnh, Kim Bôi, Suối Mơ… Khá đa dạng về chủng loại, cơ cấu sản phẩm của ngành trong thời gian qua cũng có nhiều thay đổi và phần nào phản ánh được nhu cầu của thị trường. Bảng 2.7. Cơ cấu và chyển dịch cơ cấu sản phẩm Đơn vị tính: % Sản phẩm 2000 2005 2006 2007 1. Sản lượng bia 100,00 100,00 100,00 100,00 - Bia chai 56,43 56,50 55,60 55,11 - Bia lon 10,29 15,23 15,45 17,08 - Bia hơi 33,27 28,27 28,95 27,81 2. Sản lượng rượu 100,00 100,00 100,00 100,00 - Rượu trắng có độ cồn từ 25o trở lên 3,76 5,93 11,58 11,90 - Rượu mầu có độ cồn từ 25o trở lên 2,85 0,96 1,60 1,40 - Rượu champagne các loại 0,24 0,13 0,17 0,16 - Rượu vang từ hoa quả tươi 5,08 3,91 4,22 4,3 - Rượu dân tự nấu 88,07 89,07 82,43 82,25 3. Sản lượng nước giải khát 100,00 100,00 100,00 100,00 - Nước uống có gaz 42,30 29,53 22,33 20,46 - Các loại đồ uống không gaz 27,12 9,02 7,47 5,93 - Nước quả các loại 0,75 5,52 4,75 5,20 - Nước tinh lọc 4,08 31,45 46,97 49,82 - Nước khoáng 25,76 24,49 18,47 18,59 Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu, IPSI, 2008 Trong cơ cấu sản phẩm bia, bia chai chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 55%) còn bia lon chiếm tỷ trọng thấp nhất ở tất cả các năm. Dường như có sự chuyển dịch cơ cấu giữa sản phẩm bia lon và bia hơi. Tỷ trọng bia lon đang có xu hướng tăng lên trong khi bia hơi lại có xu hướng giảm dần. Về sản phẩm rượu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại rượu là rượu dân tự nấu, tỷ trọng của loại rượu này luôn ở mức cao trên 82%. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007, tỷ trọng rượu dân tự nấu đang có xu hướng giảm nhưng còn chậm. Đến năm 2007, rượu tự nấu vẫn còn chiếm tới 82,25% trong các sản phẩm của ngành rượu. Bên cạnh đó, rượu vang từ hoa quả tươi có điều kiện để phát triển nhưng lại có xu hướng giảm trong giai đoạn 2000-2005 (năm 2000 chiếm 5,08%, đến năm 2005 còn 3,91%) và tăng chậm trong giai đoạn 2005-2007. Về cơ cấu nước giải khát, tỷ trọng nước uống có gaz và các loại nước không gaz pha chế từ hương liệu giảm nhanh, trong đó, nước uống có gaz giảm từ 42,30% năm 2000 xuống còn 20,46% năm 2007; nước hương liệu tương ứng giảm từ 27,12% xuống còn 5,93%. Trong khi đó tỷ trọng nước tinh lọc lại tăng mạnh, năm 2000 mới chỉ chiếm hơn 4% nhưng đến năm 2007 đã lên tới gần 50%. Về nước khoáng và nước quả các loại mặc dù có nhu cầu tăng lên nhưng trong thời gian qua, tỷ trọng nước khoáng lại đang giảm xuống còn nước hoa quả lại đang chiếm tỷ trọng quá nhỏ: năm 2000 là 0,75%, đến năm 2007 vẫn chỉ mới chiếm 5,2% (nhỏ nhất trong các loại nước giải khát), trong khi đây được xem là xu hướng tiêu dùng chính về nước giải khát trong thời gian tới. 3.2. Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta có thể chia thành hai nhóm tương ứng với quy mô của các doanh nghiệp. Sản phẩm của doanh nghiệp lớn nhìn chung đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, hợp thị hiếu người tiêu dùng. Ngược lại, sản phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ lại có chất lượng thấp, không đảm bảo VSATTP và rất khó kiểm soát được. Đối với các doanh nghiệp lớn trong từng lĩnh vực của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, nhiều doanh nghiệp đã và đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Hệ thống chất lượng ISO và HACCP là những tiêu chuẩn quốc tế chuẩn mực được áp dụng phổ biến hiện nay trên toàn thế giới cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Các tiêu chuẩn này thể hiện khả năng sản xuất và cung cấp các sản phẩm có chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sử dụng. Đây là mục tiêu mà các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đồ uống hướng đến để phát triển và có một thị trường ngày càng mở rộng. Trong lĩnh vực sản xuất bia, Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam (VBL) là nhà máy đầu tiên ở nước ta được nhận chứng chỉ Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9002:1994 và là nhà máy bia đầu tiên trên thế giới được công nhận đạt tiêu chuẩn Quản lý chất lượng ISO 9001:2000; Công ty TNHH Nhà máy bia Hà Tây được tổ chức BM STRADA (Anh) cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và HACCP; SABECO và HABECO ngày càng khẳng định uy tín của mình trên thị trường bằng việc duy trì và thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000... Đối với ngành sản xuất rượu, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000. Các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 9002:2000. Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được nhận cả chứng nhận ISO và HACCP... Nhìn chung, các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát do những nhà máy này sản xuất ra có chất lượng khá cao và ổn định. Ngược lại, sản phẩm của các cơ sở nhỏ thì hầu hết không đảm bảo chất lượng VSATTP và không kiểm soát được. Đối với sản xuất bia, sản phẩm của các cơ sở bia địa phương sản xuất với công suất thấp có chất lượng không cao, chủ yếu đáp ứng nhu cầu trong vùng. Các cơ sở nhỏ khác không đủ trang thiết bị để sản xuất bia lon và bia chai thì thường chỉ sản xuất bia hơi. Để giảm chi phí sản xuất, các cơ sở này mua các nguyên liệu malt, houblon, nấm men chất lượng kém, giá rẻ, nguồn gốc không rõ ràng, nguồn nước không đảm bảo. Bia cỏ không những chất lượng thấp mà còn không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, gây hại cho người tiêu dùng. Các loại bia cỏ này không quản lý được, thường được các quán bia trộn lẫn với bia Việt Hà, bia Hà Nội hay các loại bia có tiếng khác để bán. Chất lượng các sản phẩm rượu thì càng đáng báo động hơn. Các sản phẩm rượu chất lượng kém, rượu tự nấu, rượu giả, rượu lậu lưu hành phổ biến trên thị trường. Theo số liệu công bố tại hội thảo "Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với rượu tự nấu - Thực trạng và giải pháp" (diễn ra trong 2 ngày 24 và 25/12/2007 do Viện Chiến lược và Chính sách Y tế phối hợp với Vụ Công nghiệp tiêu dùng, Bộ Công thương tổ chức) mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 350 triệu lít rượu, trong đó có 250 triệu lít rượu tự nấu (chiếm trên 70% tổng lượng rượu tiêu thụ). Trước đây người nấu rượu thường tự làm men, nhưng bây giờ chủ yếu là sử dụng men của Trung Quốc sản xuất. Hơn nữa, quy mô các lò sản xuất rượu rất nhỏ lẻ, tự phát nên rất khó kiểm soát. Thậm chí có những cơ sở tận dụng bã rượu nấu lần thứ nhất, pha thêm cồn và thuốc trừ sâu DDT để làm trong rồi đem bán. Nhiều hộ gia đình sản xuất rượu chỉ để tận dụng bã rượu làm thức ăn cho gia súc nên không quan tâm đến chất lượng, điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong một nghiên cứu gần đây cũng của Viện Chiến lược và Chính sách y tế - Bộ Y tế cho thấy, nồng độ Anđêhyt trong rượu tự nấu lên đến 235 mg/l; trong khi đó nồng độ này trong rượu của nhà máy sản xuất chỉ là 11 mg/lít. Độ cồn bậc cao trong rượu tự nấu là 767 mg/l, trong khi đó nồng độ này trong rượu của nhà máy sản xuất chỉ nhỏ hơn 50 mg/l. Có thể thấy rằng, độc chất có trong rượu tự nấu cao hơn rất nhiều lần so với rượu sản xuất tại nhà máy. Hậu quả mà những loại độc chất trong rượu tự nấu gây ra cũng rất nghiêm trọng, dễ dẫn đến bệnh gan, rối loạn thần kinh, rối loạn hành vi, ngộ độc dẫn đến tử vong... Theo số liệu của Bộ Y tế, trong năm 2008 có tới 42% số ca tử vong do ngộ độc thực phẩm là có nguyên nhân từ rượu kém chất lượng. Kết quả kiểm tra của Bộ Y tế cho thấy, cả nước có hơn 20.000 cơ sở sản xuất rượu nhưng chỉ có khoảng 10% công bố tiêu chuẩn chất lượng (trong khi đó nước ta đến nay cũng mới chỉ có quy chuẩn cho 3 loại rượu là: Rượu trắng (TCVN 7043:2002), rượu mùi (TCVN 7044:2002) và rượu vang (TCVN 7045:2002), việc công bố chất lượng đối với từng loại rượu thì chưa có chế tài quy định). Mới đây, Sở Y tế Sơn La đã lấy 87 mẫu rượu tự nấu để kiểm tra VSATTP thì có tới 83 mẫu không đạt yêu cầu. Nồng độ Methanol vượt quá quy định hàng chục thậm chí hàng trăm lần. Đây cũng là tình trạng chung của các địa phương trên toàn quốc. Tình trạng rượu giả, rượu lậu cũng rất phổ biến. Đặc điểm của rượu giả, rượu nhái là dùng rượu kém chất lượng của các cơ sở nhỏ lẻ công nghệ chưng cất thấp, bớt công thức, nguyên liệu, dùng cồn công nghiệp pha chế với nước lã... nên chất lượng kém, rất nguy hiểm cho người sử dụng. Trong kết quả phân tích một số chai rượu giả của Halico thu được, nồng độ rượu giả chỉ có 29,7%V, nhưng nồng độ Aldehyde là 61,88%V, Iso-propano là 29,29 mg/l, Ethyacetate là 107,08 mg/l, Iso-amylic là 18,86 mg/l và đặc biệt chỉ số Methanol khá cao trong khi rượu thật những chỉ số đó bằng 0 hoặc rất thấp so với tiêu chuẩn Việt Nam. Trong các loại rượu thì rượu ngoại là mặt hàng bị làm giả nhiều nhất. Thủ đoạn sản xuất rượu giả của các đối tượng là dùng một số rượu rẻ tiền bán trên thị trường pha với hương liệu, nước đường nấu lên để tạo màu, mùi đặc biệt. Nhiều đối tượng làm giả bằng cách pha trộn rượu của Halico với khoảng 20% rượu ngoại thật và chất tạo màu làm từ kẹo đắng, đóng vào các vỏ chai rượu ngoại dán tem thật hoặc tem giả. Cá biệt có đối tượng mua men rượu pha với hương liệu, axit acetic, cồn 90 độ, nước lã, rồi ủ khoảng 2-3 ngày sau đó đóng vào chai. Với rượu ngoại những đối tượng làm hàng giả thường khoan một lỗ nhỏ dưới đáy chai rồi rút bớt rượu thật ra và bơm rượu giả vào sau đó dùng một loại keo đặc dụng bịt lại. Sự phát triển tràn lan của các cơ sở sản xuất nước giải khát trong thời gian qua cũng làm cho các cơ quan quản lý không theo kịp dẫn đến buông lỏng quản lý về chất lượng. Một lượng lớn nước ngọt pha chế được sản xuất từ các loại hương liệu và phẩm màu không rõ nguồn gốc xuất xứ, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, nhiễm khuẩn và tồn dư nhiều kim loại nặng. Ngày nay người dân thường có thói quen mua những bình nước tinh khiết về uống. Nhưng không phải tất cả đều sạch sẽ, chứ chưa nói đến "tinh khiết". Từ nguồn nước máy, nước giếng khoan và thậm chí là nước ao, hồ, một số xưởng sản xuất thủ công đem về lọc rồi đóng chai, dán lên những cái tên "nhai nhái" như Levi, Lavu, Vitales để đánh lừa khách hàng. Tình trạng này diễn ra thường xuyên ở các địa phương trong cả nước. Đặc biệt là những vùng sâu vùng xa hẻo lánh thì tình trạng này còn diễn ra thường xuyên với mức độ cao hơn. Tại các hàng quán ở đây các loại đồ uống đều bị biến tướng một cách độc đáo: Lavie thì biến thành Levi, Lavi, Lavu, Vitales, Pepsi thì biến thành Pesi, Peasi, CocaCola thì biến thành Colacoca, Cola, Coocacola, Aquafina biến thành Aquanafi, Aquafine…Ta có thể dễ dàng bắt gặp những chai nước nhái bày bán nhan nhản tại các mẹt hàng ở bến tàu, bến xe. Những cơ sở sản xuất nước tinh khiết đóng chai nhưng thực tế nước tinh khiết ở đây chỉ là nước máy. Ngay trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng không thể kể xiết tên tuổi, xuất xứ của các loại nước uống đóng chai (nước uống tinh khiết). Từ các nhãn hiệu quen thuộc như Aquafina, Laska, Sapuwa, Favor… đến những loại có cái tên na ná hoặc rất lạ như Aquabeta, Ada, Nasa, Panona, Amswa, Icewa, Aliwa, New Life, Fujice, Valentine. Rất nhiều loại nước giải khát bán trên thị trường đã được phát hiện có nhiễm khuẩn Coliform (có trong phân người) và vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa (có thể gây tiêu chảy nặng và nhiễm trùng huyết)…Tại thành phố Hồ Chí Minh, 89% số mẫu nước giải khát bán lẻ đều nhiễm bẩn. Đó là con số mà Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội công bố về chất lượng đồ ăn, thức uống hàng ngày mọi người đang dùng. 3.3. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm Trong thời gian qua, sản phẩm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước và đã chiếm được một vị trí nhất định. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm bia, rượu, nước giải khát của ngành có thể phân thành các nhóm sau: Nhóm thứ nhất: Những sản phẩm đã có thương hiệu, thường là sản phẩm của các doanh nghiệp lớn. Khả năng cạnh tranh của nhóm này tương đối cao. Đối với bia, sản phẩm của các công ty lớn trong ngành như SABECO, HABECO có chất lượng tốt, giá thấp hơn các sản phẩm nhập khẩu và hơn nữa lại hợp “gu” của người Việt nên có khả năng cạnh tranh cao. Các sản phẩm rượu của Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (HALICO) hay vang Thăng Long, vang Đà Lạt...có khả năng cạnh tranh nhờ giá thấp hơn rượu ngoại do không phải chịu thuế nhập khẩu và nhìn chung đảm bảo chất lượng VSATTP, không chứa nhiều độc tố như rượu tự nấu. Nước giải khát của các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam như SABECO, Tân Hiệp Phát, Interfood...với chất lượng ngày càng được cải thiện, phong phú về chủng loại và mẫu mã do sớm phải cạnh tranh với các nhãn hiệu hàng đầu trên thế giới như Coca-Cola, Pepsi nên có sức cạnh tranh khá cao. Nhóm thứ hai: sản phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Những sản phẩm này hầu như năng lực cạnh tranh rất thấp do chất lượng kém, chủ yếu đánh vào sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng. Đối với bia, bia cỏ, bia kém chất lượng được pha trộn với các loại bia có tiếng để tiêu thụ. Đối với rượu, rượu dân tự nấu chứa nhiều độc tố hiện nay vẫn đang tiêu thụ mạnh, nhiều sản phẩm rượu giả, rượu nhái vẫn đang trôi nổi trên thị trường. Tuy nhiên, cùng với mức thu nhập tăng lên, nhu cầu về bia, rượu có chất lượng tốt, đảm bảo VSATTP tăng lên, những sản phẩm này sẽ khó có thể tiêu thụ được. Tương tự đối với nước giải khát, hiện nay đang có rất nhiều sản phẩm nước giải khát nhái hay kém chất lượng được bày bán, nhưng khi sự hiểu biết của người tiêu dùng cao lên, các sản phẩm này sẽ rất khó tiêu thụ. Về thị trường 4.1. Thị trường trong nước Về thị trường bia, theo nhà cung cấp thông tin thị trường chính thức của thế giới Euromonitor, cơ cấu thị trường tiêu thụ bia của Việt Nam như sau: thị trường bia cao cấp 9%, thị trường bia trung cấp 64% và thị trường bia bình dân chiếm 27%. Hình 2.4. Cơ cấu thị trường tiêu thụ Bia trong nước Thị trường bia cao cấp chủ yếu do ba nhãn hiệu bia nước ngoài là Heineken, Carlsberg, Tiger và một số nhãn hiệu bia nội như Saigon Special, Saigon Lager, Hanoi Beer Premium 330ml (có tỷ trọng nhỏ)…chiếm lĩnh. Thị trường bia trung cấp chủ yếu thuộc về một số nhãn hiệu của SABECO, HABECO, Halida, Huda…Còn thị trường bia bình dân thuộc về các công ty bia địa phương và các cơ sở sản xuất thủ công. Mặc dù hiện nay thị trường bia bình dân vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiêu thụ bia, tuy nhiên thời gian tới thị trường này sẽ giảm dần tỷ trọng do đời sống của người dân tăng lên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm hợp vệ sinh sẽ tăng cao và các cơ sở gia công địa phương có công nghệ lạc hậu sẽ không cạnh tranh được với các công ty có tiềm lực mạnh. Thị trường trung cấp được dự báo sẽ là thị trường có sự tăng trưởng mạnh nhất trong những năm tới. Về thị phần, với hơn 10 nhãn hiệu bia có sức chi phối mạnh trên thị trường như Sài Gòn, 333, Hà Nội, Halida, Tiger, Heineken, Carlsberg, San Miguel, Bivina…thì SABECO chiếm thị phần lớn nhất (35%), tiếp đến là VBL (20%) và HABECO (10%). Xét hai doanh nghiệp lớn trong ngành là SABECO và HABECO. Sản phẩm bia của SABECO có mặt ở hầu hết khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước tuy nhiên tập trung c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21873.doc
Tài liệu liên quan