MỤC LỤC
BẢN CAM ĐOAN 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 4
I. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 4
1. Một số khái niệm cơ bản về ngành công nghiệp 4
1.1 Khái niệm và phân loại ngành công nghiệp 4
1.2 Các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ 5
2. Những đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá phát triển ngành công nghiệp 6
2.1 Những đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp 6
2.2 Một số chỉ tiêu đo lường phát triển công nghiệp 7
3. Vị trí và vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế 7
3.1 Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 7
3.2 Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 8
II. MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ PHẢT TRIỂN KINH TÊ -XÃ HỘI 9
1 Một số khái niệm về môi trường 9
1.1 khái niệm chung về môi trường và phân loại môi trường 9
1.2 Phân loại môi trường 10
2. Những đặc trưng cơ bản của môi trường 10
3. Một số tiêu chuẩn môi trường 11
3.1 Tiêu chuẩn môi trường Việt nam (TCVN) 11
3.2 Chỉ số chất lượng môi trường. 12
4. Vai trò của môi trường với sự phát triển 14
5. Biến đổi môi trường và các dạng biến đổi môi trường 14
5.1 Biến đổi môi trường và các yếu tố tác động biến đổi môi trường 14
5.2 Các dạng biến đổi môi trường. 15
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 16
1. Vai trò của môi trường tự nhiên đến phát triển sản xuất công nghiệp . 16
2. Phát triển sản xuất công nghiệp và tác động của nó đến môi trường tự nhiên. 16
2.1 Hoạt động sản xuất công nghiệp và vấn đề sử dụng tài nguyên. 17
2.2 Những tác động của sản xuất công nghiệp đến sự biến đổi môi trường tự nhiên 18
3. Một số nguyên nhân cơ bản do phát triển công nghiệp dẫn đến ô nhiễm môi trường. 19
3.1 Nguyên nhân do quy trình công nghệ trong sản xuất và xử lý chất thải 19
3.2 Do những hạn chế trong công tác quản lý 19
CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 21
I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ TỈNH QUẢNG NINH 21
1. Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm tài nguyên tỉnh Quảng Ninh của tỉnh Quảng Ninh 21
1.1 Đặc điểm tự nhiên 21
1.2 Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên Quảng Ninh. 22
2 Đặc điểm Kinh tế xã hội của Quảng Ninh. 24
2.1 Đặc điểm về kinh tế. 24
2.2 Đặc điểm về Xã hội 25
người 26
II.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 27
1. Sơ nét về thực trạng tổ chức công nghiệp trên lãnh thổ. 27
1.1 Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ. 27
1.2 Thực trạng bố trí sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ. 28
1.3 Một số ngành Công nghiệp then chốt của Quảng Ninh. 30
2. Lực lượng lao động công nghiệp 34
3.Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị cho ngành công nghiệp 35
3.1 Tình hình đầu tư vốn 36
3.2 Mức độ trang bị công nghệ cho ngành công nghiệp 37
3.3 Kết Cấu hạ tầng cho công nghiệp 37
4. Kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh 39
4.1 Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất công nghiệp 39
4.2 Giá trị gia tăng ngành công nghiệp 41
5. Những đóng góp của ngành công nghiệp vào sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh 42
5.1 Đóng góp vào giá trị tổng sản phẩm (GPD) của toàn tỉnh 42
5.2 Đóng góp vào quá trình chuyển dịch cấu kinh tế 44
5.3 Đóng góp vào xuất khẩu 45
5.4 Đóng góp vào giả quyết việc làm tạo thu nhập cho lao động 46
5.5 Đóng góp vào thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 47
6 Những hạn chế do phát triển công nghiệp tạo ra 48
III. THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 49
1. Đặc điểm tài nguyên môi trường và phân vùng môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 49
1.1 Đặc điểm chung về tài nguyên môi trường 49
1.2 Phân vùng môi trường 49
2. Thực trạng môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 51
2.1 Thực trạng tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 51
2.2 Thực trạng môi trường vùng phía Tây 54
2.3 Thực trạng môi trường vùng Trung tâm 55
2.4 Thực trạng môi trường vùng phía Đông 57
2.5 Thực trạng môi trường vùng ven bờ 58
2.6 Diễn biến Đa dạng sinh học 59
2.7 Những sự cố môi trường trong những năm gần đây. 60
2.8 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh. 61
3. Những kết luận chung về tình trạng Môi trường 62
V. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 63
1. Dự báo diễn biến môi trường trong sự phát triển của ngành công nghiệp trong thời gian tới 63
2 Những thuận lợi và thách thức trong việc bảo vệ môi trường khi phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh 66
2.1 Những thuận lợi 66
2.2 Những thách thức trong việc bảo vệ môi trường khi phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh 67
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 68
I. NHỮNG MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010 68
1. Quan điểm phát triển bền vững 68
2. Mục tiêu phương hướng phát triển công nghiệp giai đoạn (2006-2010) 69
3. Phương hướng bảo vệ môi trường trong thời gian tới 70
II MỐT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 71
1. Giải pháp lựa chọn công nghệ thích hợp 71
2. Giải pháp về hoàn thiện tổ chức sản xuất công nghiệp 73
3. Giải pháp tổ chức xử lý chất thải công nghiệp. 74
4. Giả pháp vốn đầu tư 75
5. Giải pháp trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng 76
6. Giải pháp trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khi phát triển công nghiệp 77
7. Một số biện pháp Bảo vệ môi trường theo cơ chế thị trường khi phát phát triển công nghiệp 78
KẾT LUẬN CHUNG 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
113 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển ngành Công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006- 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ít sẩn phẩm nước khoáng nổi tiếng như nước khoáng Quang Hanh. phục vụ cho dân cư trên địa bàn và dân các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.
Sản phẩm dầu thực vật: Dầu thực vật Cái lân đã có uy tín và được khách hàng đón nhận.
Ngành công nghiệp then chốt của Quảng Ninh có thể nhận thấy chủ yếu là công nghiệp khai thác than, khai thác vật liệu xây dựng, một số sản phẩm của ngành chế biến đồ uống và thực phẩm đông lạnh ( Bảng 8). Đặc điểm của những ngành này là bên cạnh mang lại thu nhập cao thì còn có ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
Bảng 8: Sản lượng một số sản phẩm ngành công nghiệp then chốt của Quảng Ninh
đơn vị
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Than sạch
1000 tấn
11.032
12.620
14.400
18.200
24.812
28000
Xi măng các loại
1000 tấn
108
110
136
137
167
190
Gạch, ngói nung các loại
1000 viên
259.135
279.296
348.411
476.462
599.856
639.465
Thuỷ sản đông lạnh
tấn
20.729
26668
40.208
42.552
57.552
61.000
( Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2005)
Bảng 9: Cơ cấu giá trị ngành công nghiệp then chốt trên địa bàn tỉnh (theo giá cố định 1994) (Đơn vị tính: %)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Công nghiệp toàn tỉnh
100
100
100
100
100
100
than
52,8
55,2
56,1
55,45
62,1
60,2
sản xuất VLXD
25,2
23
22,89
21,8
16,52
16
sản xuất thực phẩm và đồ uống
10,8
9,9
9,81
8,36
7,08
6,85
Công nghiệp khác
11,3
11,9
11,2
14,39
14,3
16,95
( nNguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2005)
Cơ cấu giá trị ngành công nghiệp then chốt trên địa bàn tỉnh cho thấy: Công nghiệp khai thác than luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 50- trên 60%) trong tổng cơ cấu ngành công nghiệp toàn tỉnh. Nếu tính cả cơ cấu của ngành khai thác than và sản xuất VLXD thì cơ cấu này lên đến trên 75% tổng cơ cấu ngành, điều đó tạo lên đặc trưng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Quảng Ninh.
Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất thực phẩm và đồ uống tuy cơ cấu có giảm do tỷ trọng của công nghiệp khai thác than và các ngành công nghiệp khác tăng lên còn về giá trị thì sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất thực phẩm đồ uống vẫn tiếp tục tăng.
2. Lực lượng lao động công nghiệp
Với nguồn lao động rồi rào, tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng trên 30% đây là một lợi thế cho Quảng Ninh khi phát triển công nghiệp
Trên địa bàn tỉn lao động trong ngành công nghiệp thường chiếm khoảng trên dưới 20% lực lượng lao động của tỉnh và phâm bổ vào các ngành công nghiệp thể hiện cụ thể như sau (xem Bảng 10)
Bảng 10: Lực lượng lao động công nghiệp Quảng Ninh phân theo ngành
(Đơn vị tính: người)
Năm
Tổng số LĐ
s.lượng C.cấu(%)
CN khai thác mỏ
S. lượng C. cấu (%)
CNchế biến
S.lượng C.cấu(%)
CN điện, nước
S.lượng C.cấu(%)
1996
101.340 100
72.456 71,50
26.729 26,38
2.155 2,12
1997
99.473 100
71.232 71,61
26.075 26,21
2.166 2,18
1998
97.535 100
70.588 72,73
24.016 24,62
2.231 3,01
1999
94.810 100
66.571 70,21
26.074 27,50
2.165 2,29
2000
90.85 100
63.900 70,33
24.725 27,21
2.230 2,46
2001
94.864 100
65.333 68,87
26.077 27,49
2.304 3,64
2002
98.263 100
68.189 69,34
27.746 28,24
2.327 2,36
2003
104.107 100
69.795 67,04
33.874 30,54
2.415 2,42
2004
111.551 100
73.352 65,58
35.651 31,96
2.548 2,46
2005
114.560 100
74.300 64,86
36.506 31,87
2.754 3,27
(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2002,2005)
Bảng 10 cho thấy lao động trong ngành công nghiệp tỉnh tăng qua các năm. Năm 2005 lao động là 114.560 người tăng 23.705 người so với năm 2000 và tăng tương ứng 26% tốc độ tăng bình quân 10 năm là 1,3%/ năm.
Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp thể cho thấy lao động trong ngành công nghiệp khai thác mỏ chiếm tỷ trọng lớn khoảng trên 65%- 75%. Đặc điểm khai thác mỏ là cần nhiều lao động mặt khác sản lượng khai thác than liên tục tăng qua các năm nên đòi hỏi số lượng lao động lớn và do đó tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp khai thác mỏ chiếm tỷ trọng cao, xu hướng tỷ trọng này sẽ giảm xuống do sự mở rộng sản xuất công nghiệp chế biến trong thời gian tới. Lao động trong nghành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng từ 25%-30%, tỷ trọng này có xu hướng tăng trong giai đoạn tới do số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến tăng sẽ thu hút nhiều lao động. Chỉ riêng công nghiệp điện khí, nước là không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể giao động từ 2-3%, trong thời gian tới khi các nhà máy điện đi vào hoạt động thì tỷ trọng này có xu hướng gia tăng.
3.Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị cho ngành công nghiệp
3.1 Tình hình đầu tư vốn
Vốn là yếu tố hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất nói chung và hoạt động sản xuất công nghiệp nói riêng. Việc đầu tư vốn cho sản xuất phát triển công nghiệp sẽ phần nào phản ánh trình độ công nghệ, mức độ hiện đại của quy trình sản xuất và quy mô của sản xuất. Với nhận thức vốn trong nước là quyết định vốn nước ngoài là quan trọng việc đầu tư phát triển cho các lĩnh vực kinh tế của tỉnh được quan tâm. Vốn đầu tư phát triển theo ngành kinh tế liên tục tăng trong giai đoạn 2000-2005.
Bảng 11: Đầu tư Xây dựng cho các ngành trong nền kinh tế.
(đơn vị: tỷ)
Năm
tổng số
CN &XD
dịch vụ
Nông, lâm, thuỷ sản
Giá trị
C.cấu (%)
Giá trị
C.cấu(%)
Giá trị
C.cấu (%)
Giá trị
C. cấu (%)
2000
4385
100
868
20
2780
63
737
17
2001
5700
100
542
9,5
4274
75
884
15
2002
7994
100
1791
22,4
5340
66,8
863
10,8
2003
9900
100
2881
29,1
5455
55,1
1564
15,8
2004
11880
100
1925
16,2
7662
64,5
2293
19,3
2005
14250
100
3250
22,8
8839
62
2167
15,2
T/đ tăng BQ
26,6
30,2
26,02
21,05
(Nguồn: Niên giám Thống kê Quảng Ninh 2005)
Nhìn chung vốn đầu tư cho khu vực Công nghiệp và xây dựng thấp hơn so với khu vực dịch và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn đầu tư phát triển chỉ từ 15- 30% trong khi khu vực dịch vụ là 60-70%, riêng năm 2001 cơ cấu đầu tư cho công nghiệp và xây dựng giảm chỉ còn 9% trong tổng cơ cấu đầu tư, do năm này tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp giảm đáng kể nhất là ngành than do ngành than gặp phải khó khăn trong tiêu thụ, nhiều xí nghiệp, nhiều mỏ công nhân không có việc làm do giảm sản lượng khai thác.
Một đặc điểm dễ nhận thấy là vốn đầu tư cho riêng công nghiệp sẽ thấp vì cả khu vực công nghiệp và xây dựng mới chiểm một tỷ trọng khá khiêm tốn, mặt khác vốn đầu tư cho khu vực này phần lớn là xây dựng đường giao thông, các công trình công cộng.
Đầu tư cho công nghiệp còn chưa tương xứng với thu nhập mà nó tạo ra cho nên kinh tế của tỉnh. Đây có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng công nghệ lạc hậu trong khai thác mỏ, các công trình giao thông chuyên dụng trong công nghiệp chưa đảm bảo và tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra.
Tuy nhiên nhận thấy vốn đầu tư cho công nghiệp và xây dựng tăng dần (tốc độ tăng bình quân 30,2%/năm) và chiểm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển. Xu hướng trong thời gian tới sẽ tăng cường đầu tư cho công nghiệp nhằm hiện đại dây truyền công nghệ, bảo đảm tăng trưởng trong ngành công nghiệp và bảo vệ môi trường.
3.2 Mức độ trang bị công nghệ cho ngành công nghiệp
Về mức độ trang bị công nghệ cho công nghiệp, Quảng Ninh được đánh giá là ở mức độ trung bình trong vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc bộ. Công nghệ còn thấp hơn so với một số tỉnh nằm trong khu vực này như Hà Nội, Hải Phòng, và các tỉnh gần kề Trung Quốc.
Trong ngành khai thác mỏ, nhất là khai thác than đã có từ rất lâu hơn 100 năm, do vậy có nhiều dây chuyền công nghệ đã lạc hậu, và xuống cấp đây có thể là một nguyên nhân dẫn đến khai thác hiệu quả chưa cao và tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực gần các mỏ khai thác. Gần đây đã có một số thiết bị về khai khoán được trang bị như Phương tiện khai thác, vận chuyển, khoan, bốc xúc, vỉ chống thuỷ lực… Tuy vậy, vấn đề hiện đại hơn công nghệ trong khai thác, vận chuyển các nguyên liệu khoáng cần được cân nhắc.
3.3 Kết Cấu hạ tầng cho công nghiệp
Về giao thông: Quảng Ninh có hệ thống giao thông phát triển tương đối đồng bộ gồm đường bộ, đường sắt, đường biển. Đặc biệt có cửa khẩu quốc gia và quốc tế thông thương với Trung Quốc (cửa khẩu Móng Cái, Hoành Mô, Bắc phong Sinh)
- Đường bộ: toàn tỉnh có tổng chiều dài đường bộ là 1911km, trong đó có 392km đưòng trải nhựa và 1519km đường cấp ph ối. Đường 18A chạy suốt chiều dài 240 km từ Đông triều đến Móng Cái nối với Hà Nội, các tỉnh phía Bắc, và cửa khẩu quốc tế Móng Cái; Đường 10 nối Uông Bí với Hải Phòng; đường 4 nối nối huyện Tiên Yên với Lạng sơn.
- Đường sắt: có tuyến đường sắt Kép- Bãi cháy nằm trong mạng đường sắt quôc gia, tuyến đường này sẽ được nâng cấp cải tạo để nối với cảng Cái Lân dùng vận chuyển than.
- Đường thuỷ: Hệ thống Cảng biển phát triển mạnh nhất là ở TP Hạ Long, thị Xã Cẩm phả, Móng Cái... Trong đó có nhiều cảng có khả năng tiếp nhận tàu 3-5 vạn tấn ra vào cảng. lượng hàng hoá thông qua cảng hiện đạt khoảng 10 triệu tấn.
Bảng 12: Hệ thống cảng biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Tên cảng
Chiều dài
Độ sâu
Tiếp nhận tàu
Cầu tàu số1 cảng Cái Lân
166m
-9m
15.000
Cảng dầu B12
neo tự do
-11m
30.000
Cảng Cửa Ông
300m
-9m
50.000
Cảng neo hòn Con Ong
neo tự do
-11m
50.000
Cảng neo Hòn Nét
neo tự do
-16m
50.000
Cảng Vạn Gia
neo tự do
-7,5m
10.000
Cảng Mũi Chùa
200m
-5m
1.000
( Nguồn: Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến 2010)
Hệ thống Sân bay: hiện có một bãi đỗ cho trực thăng ở Bãi cháy, Móng Cái, Việc xây dựng sân bay quốc tế ở Hạ Long đã được Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh giai đoạn 2006-2010.
Hệ thống cung cấp điện Nguồn điện cung cấp cho Quảng Ninh chủ yếu từ hệ thống điện lưới quốc gia thông qua nhiệt điện Uông bí và 6 trạm 110 KV và 220KV với tổng công suất là 154MVA. Dự kiến sẽ tăng thêm công suất nhà máy Uông bí từ 153MW lên 400MW và xây thêm 1-2 nhà máy nhiệt điện giai đoạn đầu là 300MW nhằm bảo đảm cho sản xuất và sinh hoạt.
Hệ thống cung cấp nước: Quảng Ninh hiện có một số công trình cấp nước phục vụ cho các khu công nghiệp. Lớn nhất là nhà máy nước Diễn Vọng công suất 60.000m3/ ngày và nhà máy nước Đông Ho công suất 20.000m3/ngày. Hệ thống này cung cấp nứoc cho TP Hạ Long và TX Cẩm Phả. sắp tới sẽ được đầu tư và nâng thêm công suất; Cơ sở cấp nước Mạo khê công suất 12.000m3/ ngày phục vụ cho khu công nghiệp Mạo Khê; Ngoài ra còn một số cơ sở khác công suất 3000-5000m3/ngày như Móng Cái, Uông bí, Đông triều, Yên Hưng.
Các hệ thống thông tin liên lạc, ngân hàng và Bảo hiểm:
Hệ thống các dịch vụ này cũng đã khá phát triển và trong thời gian tới se tiếp tục được củng cố đáp ứng cho các hoạt động sản xuất và dân sinh.
4. Kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh
4.1 Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong 10 năm qua đã đạt được những kết quả rất cao. Trong giai đoạn 1996-2000 giá trị sản xuất tăng bình quân trong 10 năm là 19,5%/năm theo giá cố định. Giai đoạn (2001-2005 ) tăng 20,1% cao hơn tốc độ tăng giá trị sản xuất của dịch vụ (15,5%) nông, lâm thuỷ sản (7,85%). (Bảng 13).
Với chính sách phát triển ngành công nghiệp với nhiều ngành nghề và thu hút sự tham gia của các khu vực kinh tế. Tuy vậy công nghiệp Quảng Ninh cũng có những đặc trưng thể hiện cụ thể kết quả sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bảng 13: Giá trị sản xuất theo ngành công nghiệp toàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn (1996-2005). (Theo giá cố định 1994)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Tổng giá trị sản xuất (GO)
Tốc độ tăng (%)
CN khai thác mỏ
CN chế biến
CN sản xuất và phân phối điện nước
Giá trị Cơ cấu
Giá trị C. cấu
Giá trị C.Cấu
1996
2.546.808
15,27
1.918.007 75,3%
467.932 18,4%
160.864 6,3%
1997
3.004.705
17,8
2.229.364 74,8%
541.989 18%
233.352 7,8%
1998
3.609.756
20,2
2.263.465 62,7%
1.084.080 30%
262.211 7,3%
1999
4.500.711
24,68
2.541.908 56,5%
1.674.814 37,2%
283.989 6,3%
2000
5.242.800
16,5
2.818.480 53,8%
2.235.632 42,6%
188.688 3,6%
2001
6.068.780
15,7
3.405.000 56,1%
2.429.058 40%
234.722 3,9%
2002
7.365.842
21,4
4.211.031 57,2%
2.852.056 38,7%
302.755 4,1%
2003
8.776.827
19,15
5.007.424 57,1%
3.462.699 39,5%
306.715 3,4%
2004
11.155.845
27,1
6.921.987 62,0%
3.937.090 35,3%
296.768 2,7%
2005
13.108.188
17,5
8.039.738 61,3%
4.705.300 35,9%
363.150 2,8%
(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2005)
Công nghiệp khai thác mỏ đóng vai trò chủ đạo trong nền công nghiệp toàn tỉnh, thể hiện qua giá trị sản xuất công nghiệp (GOCN) luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành (trên 50%). Xu hướng là tỷ trọng công nghiệp khai thác mỏ có giảm trong tổng cơ cấu nhưng giảm chậm, do giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến tăng lên. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới thì khai thác mỏ vẫn giữ vai trò ngành công nghiệp mũi nhọn.
GO của công nghiệp chế biến ngày càng tăng, tỷ trọng của giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp cũng tăng đáng kể từ 18,4% năm 1996 tăng lên đến 35,9 % năm 2005 có giai đoạn tăng gần 40% (2001,2002) do trong 2 năm 2001, 2002 khai thác than gặp phải khó khăn trong tiêu thụ làm tỷ trọng của công nghiệp khai thác mỏ giảm. Nguyên nhân chính làm tỷ trọng GOCN chế biến tăng là ở giai đoạn sau các nhà máy Xi măng, nhà máy gạch đi vào hoạt động; hoạt động sản xuất khoáng phi kim được mở rộng; một số cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm và đồ uống đi vào hoạt động
Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước tương đối ổn định Xu hướng trong thời gian tới giá trị sản xuất của công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước sẽ tăng lên do sự đị vào hoạt động của của các nhà máy nhiệt điện mới dự kiến 2010 thì tổng công suất của các nhà máy là 4500MW
4.2 Giá trị gia tăng ngành công nghiệp
Trong những năm qua, giá trị tổng sản phẩm ( GDP) của tỉnh đạt ở mức cao, tốc tăng nhanh nhanh và tương đối ổn định. Sự gia tăng GDP một phần do lạm phát của nền kinh tế nhưng yếu tố quan trọng nhất là vai trò quan trọng của công nghiệp thông qua những đóng góp của công nghiệp vào GDP của tỉnh. Thực trạng cho thấy chỉ riêng giá trị gia tăng của công nghiệp đã chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của tỉnh.
Bảng 14: Giá trị gia tăng ngành công nghiệp và cơ cấu giá trị gia tăng Công nghiệp trong GDP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1996-2005
(Theo giá hiện hành)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Giá trị TSP toàn tỉnh (GDP)
GTGTCN&XD
(VACN&XD)
GTGTCN
(VACN)
GTGTCN/TSP toàn tỉnh (%)
1996
3.294.832
154905
1481756
45
1997
3.744.194
1732070
1560602
41,7
1998
4.177.727
1894071
1808071
43,3
1999
4.659.230
2253002
2073002
44,5
2000
5.423715
2421432
2267086
41,8
2001
6.363.501
3078327
2833277
44,52
2002
7.475.557
3455041
3225947
43,15
2003
8.911.350
4383562
4113653
46,16
2004
10.420.980
5884513
5426628
52,06
2005
12.547.035
6826118
63289119
50,44
(Nguồn : Niên giám Thống kê Quảng Ninh 2005)
Trong vòng 10 năm (1996-2005) giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp là 4,27 lần, năm 2005 so 2001 tăng 2,233 lần. chỉ tính riêng giá trị gia tăng của công nghiệp đã chiếm tỷ trọng trung bình xấp xỉ 45% trong cơ cấu GDP của tỉnh còn nếu tính cả xây dựng thì tỷ trọng giá trị tăng thêm của công nghiệp và xây dựng sẽ chiếm khoảng trên 55% tổng GDP (theo giá hiện hành) của toàn bộ nền kinh tế của tỉnh. Trong giai đoạn tới giá trị sản xuất công nghiệp sẽ tiếp tục tăng.
5. Những đóng góp của ngành công nghiệp vào sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh
5.1 Đóng góp vào giá trị tổng sản phẩm (GPD) của toàn tỉnh
Quảng Ninh là một tỉnh có mức tăng trưởng cao và tương đối ổn định qua các năm. Giai đoạn 1996-2000 tăng trưởng bình quân là 9,6 % giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân là 12,75%. Trong đó đóng góp của ngành công nghiệp vào tăng trưởng của tỉnh là rất lớn, tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp vào GDP của tỉnh từ 40-50% ( xem bảng 15)
Bảng 15: Giá trị tổng sản phẩm (GPD) tỉnh Quảng Ninh giai đoạn (1996-2005) theo ngành kinh tế
( Giá cố định 1994)
Đơn vị:(Triệu đồng)
1996
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Giá trị TSP (GDP)
(Đv: Triệu đồng)
2.474.444
3.433.900
3.996.053
4.506.194
5.092.462
5.715.519
6.451.256
7.276.633
CÔNG NGHIệP&XD
CN
1.014.522
144.2238
2.008.022
2.253.037
2.534.930
2.883.005
3.355.113
3.514.102
XD
45.178
128.072
87.098
104.331
119.460
143.658
143832
192.538
Dịch vụ
1.134.450
1.530.331
1.519.947
1733.557
1997.778
219.3453
2.418.412
3.004.973
Nông, lâm thuỷ sản
280.294
333.250
380.986
415.269
440.284
495.403
533.899
565.020
C. Cấu GDP (%)
100
100
100
100
100
100
100
100
CÔNG NGHIệP&XD
CN
41
42
50,3
50
49,8
50,5
52
48,3
XD
1,8
3,7
2,2
2,3
2,3
2,5
2,2
2,6
Dịch vụ
45,8
44,6
38
38,5
39,2
38,4
37,5
41,3
Nông, lâm Thuỷ Sản
11,4
9,7
9,58
9,2
8,6
8,7
8,3
7,8
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2002, 2005)
Công nghiệp đóng vai trò rất lớn, tỷ trọng công nghiệp trong toàn bộ cơ cấu ngành kinh tế chiếm trên dưới 50%. Với vị trí này ngành công nghiệp đảm bảo cho vai trò tạo ra thu nhập , tích luỹ vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó sự phát triển của ngành công nghiệp kéo theo các ngành khác phát triển như giao thông vận tải, thương mại, tính dụng, các ngành dịch vụ phục vụ cho công nghiệp khác… đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho ngành dịch vụ ở Quảng Ninh phát triển với tỷ trọng trong GDP tăng dần.
Trong giai đoạn tới do các chính sách phát triển của tỉnh, tiếp tục coi công nghiệp là ngành then chốt trong cơ cấu ngành kinh tế nhằm tận dụng lợi thế của tỉnh về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản thì vai trò của công nghiệp trong GDP vẫn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu.
5.2 Đóng góp vào quá trình chuyển dịch cấu kinh tế
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tỉnh đã xác định cơ cấu kinh tế sẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ - Nông nghiệp. sau đó sẽ chuyển thành cơ cấu Dịch vụ - công nghiệp- nông lâm thuỷ sản.
Trong suốt 10 năm qua cơ cấu công nghiệp - dịch vụ- nông nghiệp vẫn được giữ vững thể hiện tỷ trọng của ngành công nghiệp luôn ở vị trí đứng đầu trong cơ cấu GDP. Mặt khác sự chuyển dịch cơ cấu cũng theo chiều hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần, giảm dần tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp. (bảng 15)
Một trong những lý do đó là do sự phát triển của công nghiệp tác động làm cho tỷ trọng dịch vụ tăng theo, vì khi công nghiệp phát triển nhất là đối với ngành công nghiệp đặc trưng của Quảng Ninh thì nhu cầu vận tải tăng lên, các nhu cầu dịch vụ phụ trợ khác phát sinh… do đó có thể nói chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực có một phần đóng góp hết sức quan trọng cuả ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trước mắt và thời gian tới vị trí của ngành công nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo để tạo vốn cho nên kinh tế, thúc đẩy các ngành khác phát triển theo các mối liên kết suôi và ngược trong tổng thể nền kinh tế để tiến đến một cơ cấu tiến bộ hơn là dịch vụ - công nghiệp - nông lâm thuỷ sản.
5.3 Đóng góp vào xuất khẩu
Trong số các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh thì chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp nhất là ngành công nghiệp then chốt. Các sản phẩm xuất khẩu than, thực phẩm chế biến …
Bảng 16: Các Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chủ yếu
Hạng mục
đơn vị
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Than
1000 tấn
3.000
4.300
6.049
6.972
11.038
15.000
Dầu thực vật
tấn
12.160
17.680
4.236
8.500
Đá mài
tấn
4377
2274
2284
2141
7414
8000
Thuỷ sản chế biến
tấn
4.108
6.659
11.460
5.940
4992
4780
( Nguồn: Niên giám thống kê 2005)
Sản lượng than xuất khẩu tăng qua các năm, các sản phẩm khác như thuỷ sản chế biến , dầu thực vật giao động lúc tăng lúc giảm tuy vậy xu hướng trong thời gian tới khi các dây truyền công nghệ hiện đại được lắp đặt thì sản lượng xuất khẩu sẽ tăng lên đáng kể.
Đóng góp của công nghiệp vào xuất khẩu của tỉnh được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 17: Giá trị xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh 1999-2005
(đơn vị 1000 USD)
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng giá trị xuất khẩu
183.462
228.759
351.724
253.760
307.337
568.301
799.000
Công nghiệp
139.888
147.509
168.331
201.512
248.69
460.323
655.180
Cơ cấu công nghiệp / tổng giá trị XK
76%
64%
67%
79%
80,%
81%
82,5%
( Nguồn: Niên giám thống kê 2003,2005).
Từ bảng 17 cho công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu và tỷ trọng này liên tục tăng. Năm 2000 chiếm tỷ trọng 64% đến năm 2005 chiếm 85% . Nguyên nhân là trước đây ngành công nghiệp mới chỉ xuất khẩu nhiên liệu than thì trong những năm gần đây sản phẩm xuất khẩu đã được mở rộng nhất là các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế biến như thực phẩm, dầu thực vật hàng may mặc..Do trong những năm gần đây công nghiệp chế biến đã phát triển với việc đầu tư cho các dây truyền công nghệ hiện đại như thiết bị đông lạnh của Nhật, mỹ…làm tăng giá trị của các sản phẩm chế biến và đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó ngành than vẫn tiếp tục tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu. Do đó mà tỷ trọng xuất khẩu của ngành công nghiệp trong tổng giá trị xuất khẩu liên tục tăng lên.
5.4 Đóng góp vào giả quyết việc làm tạo thu nhập cho lao động
Trong giai đoạn 5 năm 2000-2005 tốc độ tăng lao động bình quân hàng năm của tỉnh Quảng Ninh là 1,35% và hàng năm nền kinh tế tạo ra khoảng trên dưới 21.000 việc làm cho lao động với tốc độ tạo việc làm khoảng 1,5% /năm trong đó công nghiệp đóng góp một phần lớn đáng kể.
Bảng 18: Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân theo ngành kinh tế của tỉnh Quảng Ninh
(Đơn vị: người)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
tốc độbq(%)
T.Số LĐ đang làm việc
516000
529000
541000
550000
561000
570000
2%
CÔNG NGHIệP& XD
101.000
107.000
114.000
118.000
126.000
133.000
5,65%
nông ,lâm, ngư nghiệp
282.000
293.000
292.000
288.000
287.000
284.000
0,15%
dịch vụ
123.000
129.000
135.000
144.000
148.000
155.000
4,75%
số LĐ được giải quyết việc làm hàng năm
20.000
21.000
21.000
21.577
22.437
22.000
1,5%
(Nguồn:Niên giám thống kê Quảng Ninh 2005)
Tốc độ tăng lao động trong ngành công nghiệp tăng nhanh hơn so với các ngành khác. Trong khi số lao động trong ngành nông, lâm thuỷ sản thì giảm dần có thể thấy được ngành công nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động nhất là lao động ở nông thôn. Tuy nhiên, lao động trong ngành công nghiệp thường đòi hỏi phải có trình độ cao hơn nên trong thời gian tới cần tăng cường đào tạo lao động để phục vụ ngành công nghiệp.
Cùng với giải quyết việc làm cho lao động, tạo ra công việc ổn định là tạo ra thu nhập ổn định cho người lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh, Do đó công nghiệp đã đóng góp tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
5.5 Đóng góp vào thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh
Ngành công nghiệp khôngchỉ có vai trò quan trọng trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu, giải quyết việc làm cho lao động… mà còn đóng góp lớn vào thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Bảng 18: Nộp ngân sách công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
1997
2000
2001
2002
Tổng thu ngân sách
1815
2460
2527
3089
Thu từ CÔNG NGHIệP
170
381
340
386
tỷ trọng nộp của CN (%)
9,36
12,92
13,45
12,46
(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Ninh 2002)
Ngành công nghiệp đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các khoản đóng góp: Đóng thuế thu nhập của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, Thuế tài nguyên, …, Các khoản đóng góp này thường chiếm tỷ trọng từ 10- 15% trong tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, Xu hướng đóng góp của công nghiệp vào thu ngân sách ngày càng tăng cả về giá trị và tỷ trọng. Năm 1997 nộp ngân sách công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 170 tỷ chiếm 9,36% tổng nộp ngân sách trên địa bàn, đến 2002 tăng lên là 386 tỷ chiếm tỷ trọng là 12,46%. Trong những giai đoạn tới, cùng với chính sách phát triển công nghiệp thì đóng góp của ngành công nghiệp vào thu ngân sách nhà nước sẽ vẫn tiếp tục tăng.
Kết luận: Từ những kết quả đạt được của phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cho thấy đóng góp của ngành công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hết sức quan trọng. Những đóng góp đó thể hiện vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp và tạo lên nét đặc trưng phát triển của tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy phát triển công nghiệp trong giai đoạn vẫn là lựa chọn ưu tiên trong đường lối phát triển kinh tế xã hội nhằm phát huy tối đa những lợi thế có được của tỉnh.
6 Những hạn chế do phát triển công nghiệp tạo ra
Đóng góp của công nghiệp vào sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh là điều không thể phủ nhận được, Tuy nhiên những hạn chế mà ngành công nghiệp tạo ra thì lại ít được chú ý tớiv và chưa được quan tâm đúng mức
Hạn chế đầu tiên là sự mất cân đối trong phát triển giữa các vùng ngay trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là trên địa bàn tỉnh phân ra làm 3 miền rất rõ rệt. Miền Đông là những huyện công nghiệp chưa phát triển chủ yếu dân cư sống với nghề nông và lâm nghiệp, trong khi đó vùng trung tâm và phía tây của tỉnh công nghiệp phát triển khá sôi nổi. Cùng với sự khác biểt về phát triển công nghiệp thì kéo theo nhiều sự khác biệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32263.doc