Chuyên đề Một số giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè ở Nghệ An

MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

B. NỘI DUNG 4

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ 4

I. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ. 4

1.Vai trò của sản xuất - chế biến chè. 4

2. Đặc điểm của sản xuất, chế biến chè. 8

2.1. Đặc điểm của sản xuất chè. 8

2.2. Đặc điểm của chế biến chè. 10

II. YÊU CẦU CỦA VIỆC SẢN XUẤT- CHẾ BIẾN CHÈ TRONG THỜI GIAN TỚI 11

1. Cắt giảm thuế quan, thuế khoá và các biện pháp phi thuế quan để mở rộng thị trường. 12

2. Giảm hỗ trợ trong nước. 12

3. Giảm trợ cấp xuất khẩu đối với sản phẩm Chè. 13

4. Đảm bảo chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm Chè. 13

5.Các sản phẩm chè phải đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. 14

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ. 14

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè. 14

1.1.Nhân tố điều kiện tự nhiên. 14

1.2. Nhân tố lao động. 15

1.3.Nhân tố kết cấu hạ tầng. 16

1.4. Khả năng chế biến Chè. 17

1.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Chè. 17

1.6. Chính sách của Nhà nước. 18

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế biến chè. 18

2.1. Khả năng sản xuất chè. 18

2.2. Công nghệ chế biến. 18

2.3. Thị trường tiêu thụ. 19

IV. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ VIỆT NAM 19

1.Tình hình sản xuất. 19

2. Tình hình chế biến. 20

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 23

I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ , XÃ HỘI CỦA TỈNH NGHỆ AN ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ 23

1. Khái quát tình hình tự nhiên - kinh tế - xã hội 23

2. Những thuận lợi khó khăn cho việc phát triển sản xuất - chế biến chè Nghệ An 25

2.1. Những điều kiện thuận lợi 25

2.2. Những khó khăn cho sản xuất - chế biến chè ở Nghệ An. 25

II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN TRONG NHỮNG

NĂM VƯA QUA. 27

1.Thực trạng sản xuất chè nguyên liệu. 27

2. Thực trạng chế biến chè 38

III. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT- CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN. 42

1. Hiệu quả chung của sản xuất- chế biến chè Nghệ An. 42

1.1.Hiệu quả sản xuất. 42

1.2.Hiệu quả chế biến. 43

2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An 43

CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM TỚI 45

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT- CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN 45

1. Mở rộng diện tích trồng chè 45

2. Phát triển sản xuất chè theo hướng tập trung sản xuất hàng hoá lớn 46

3. Mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm 46

4. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm 47

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN 47

1. Rà soạt, điều chỉnh, bổ sung qui hoạch phát triển vùng chè nguyên liệu 47

2. Tăng cường công tác đầu tư nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học

kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất, chế biến 49

2.1 Nghiên cứu đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất 49

2.2. Nghiên cứu lựa chon các vật tư phân bón phù hợp 50

2.3. Đầu tư các dây chuyền công nghệ chế biến tiên tiến và hiện đại 51

2.4. Công tác khuyến nông cũng cần được đẩy mạnh 53

3. Giải pháp về vốn. 53

4. Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ và người lao động 55

4.1. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ. 55

4.2.Nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động. 56

5. Trên cơ sở chuyên môn hoá cây Chè cần tiến hành trồng và nuôi cây con thích hợp với điều kiện của vùng Chè. 56

6. Tăng cường mối liên kết giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ sản phẩm Chè. 57

7. Đảm bảo các chế độ chính sách mà người lao động được hưởng. 59

C. KẾT LUẬN 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1939 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè ở Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên thị trường quốc tế cũng như thị trường trong nước. Chè Việt Nam chủ yếu được chế biến ở dạng chè khô nguyên liệu, sản phẩm chè tinh chế còn rất hạn chế, nên khi xuất khẩu có giá trị thấp. Chất lượng chè khô chế biến khá song hầu như không có thương hiệu. Ngoài Vinatea của Tổng công ty chè Việt Nam, chỉ có những sản phẩm mang tính chất đặc sản của vùng như: Thái Nguyên, Lâm Đồng… CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA I. NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ , XÃ HỘI CỦA TỈNH NGHỆ AN ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ 1. Khái quát tình hình tự nhiên - kinh tế - xã hội Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, toạ độ địa lý từ 18033’10” đến 19024’43” vĩ độ bắc và 102052’53” đến 105045’ 30” Kinh đông, phía Bắc giáp với tinht Thanh Hoá, phía Nam giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp với nước ban Lào, phía đông giáp với Biển Đông. Đồng thời tỉnh Nghệ An nằm ở phía Đông Bắc dãy núi Trường Sơn, địa hình đa dạng phức tạp lại bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi, sông suối , hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng ở huyện Kỳ Sơn với dộ cao 2711 m so với mặt nước biển, thấp nhất là đồng bằng Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao 0,2 m so với mặt nước biển. Khí hậu đặc trưng là nhiệt đới gió mùa, Nghệ An là một trong những tỉnh chịu sự tác động trực tiếp của giáo mùa Tây Nam khô và nóng từ tháng 4 đến tháng 8 gió mùa Đông Bắc lạnh ẩm ướt từ thánh 11 đến tháng 3 năm sau . Nhiệt độ trung biènh là 24,20 C , tổng lượng mưa hang năm là 1610,9 mm, độ ẩm trung bình 84% có khi xuống thấp 42 % vào tháng 7. Tổng chiều dài sông suối là 9828 Km, mật độ trung bình 0,7Km/Km2. Tỉnh Nghệ An có diẹn tích tự nhiên là 1648729 ha, trong đó đất Nông nghiệp là 20710 ha, đất Lâm nghiệp là 1 195 477 ha, diện tích đồi núi chiếm 83 % diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Với các loại đất chủ yểu như : đất đỏ Bazan, Cát pha … Dân số của cả tỉnh là 3002748 người, mật độ dân số trung bình 184 người/km. Trong đó có 63% dân số trong độ tuổi lao động . Đa số dân cư sống ở vùng nông thôn, miền núi, thu nhập thấp đời sống còn nhiều khó khăn. Nghệ An là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, có mạng lưới giao thông phát triển và đa dạng, có các quốc lộ 7, 48, 46, 15,1A ngoài ra còn có 132 Km đường Hồ CHí Minh chạy qua các huyện miền núi trung du của tỉnh, có 124 km đường sắt trong đó có 94 km Bắc Nam và có 7 ga, có sân bay Vinh – Đà Nẵng, Vinh – Tân Sơn Nhất, có 2 cửa khẩu kinh tế : Nậm Cán và Thanh Thuỷ … Năm 2006, các công trình thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu chung cho 162 052 ha, sửa chữa, nâng cấp một số công trình thuỷ nông ở các huyện , kiên có hoá được 59km kênh mương loại III, đưa tổng chiều dài kênh mương được kiên cố hoá năm 2006 là 4259 km, hệ thống thủy lợi cơ bản đã hoàn thiện. Cũng trong năm 2006 toàn tỉnh đã có hơn 4000 máy Cày nhỏ đa chức chủ yếu làm đất, đưa tỉ lệ diện tích làm đất bằng cơ giới đạt 30% diện tích gieo trồng, 80% khối lượng hang hoá được vận chuyển bằng cơ giới, các khâu xay xát, tuốt lúa bằng cơ giới đã đạt 80 – 90%. Đến nay trên toàn tỉnh hiện có 40 nhà máy, xí nghiệp chế biến Cà phê, Cao su, Chè, Dứa, đường … Trong những năm vừa qua GDP toàn tỉnh liên tục tăng, năm 2005 GDP toàn tỉnh đạt 10 292 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 9, 65% , trong đó nông – lâm - thuỷ sản đóng góp 34,14 %. Bảng 4: GDP tỉnh Nghệ An 2001 – 2005 theo giá cố định năm 1994 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 2002 2003 2004 2005 GDP tỷ đồng 6901 7654 8523 9386 10292 Nông- Lâm- Thuỷ sản % 42,28 41,04 37,95 36,92 34,14 ( Nguồn : Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 ) Riêng trong nông nghiệp năm 2006 giá trị sản xuất nông – lâm - thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng là 6,11% trong đó nông nghiệp tăng 6,77%, lâm nghiệp tăng 1,18%, thuỷ sản tăng 6,84% đưa giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản năm 2006 lên 3753 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế nội ngành Nông nghiệp tiếp tục được phát triển đúng hướng năm 2005 Nông nghiệp có 78,6 %, Lâm nghiệp 14%, thuỷ sản 7,5%. Trong Nông nghiệp thuần tuý tỷ trọng chăn nuôi năm 2005 là 31,5 % . 2. Những thuận lợi khó khăn cho việc phát triển sản xuất - chế biến chè Nghệ An 2.1. Những điều kiện thuận lợi - Với 83% diện tích đất là đồi núi, khoảng hơn 13 000 ha đất đỏ Bazan, những huyện miền núi phía tây Nghệ An có khă năng đáp ứng khá tốt những yêu cầu sinh thái của cây chè về đất đó là : có độ dốc, có độ chua. - Cây chè yêu cầu độ ẩm cao vào khoảng 80 -90% trong khi đó độ ẩm trung bình của Nghệ An là 84%, tổng lượng mưa cũng khá lớn 1610,9 mm mỗi năm …rất thích hợp để trồng chè - Nguồn nước của tỉnh Nghệ An khá rồi dào với tổng lượng nước hàng năm là 28109 m3, trong đó 14109m3 là nước mặt đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất và phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân - Năm 2006 dân số toàn tỉnh Nghệ An là 30 2748 người xếp thứ tư cả nước, và có 63% dân số trong độ tuổi lao động như vậy Nghệ An có một lực lượng lao động dồi dào để phát triển sản xuất - chế biến chè. - Nghệ An là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước rất thuận lợi cho sự vận chuyển giao lưu, tiêu thụ sản phẩm chè. - Việc phát triển ngành chè đã được tỉnh Nghệ An đặc biệt chú ý, cây chè được xác định là cây kinh tế mũi nhọn, cây xoá đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã có những chính sách thích hợp từng bước phát triển như chính sách về vốn, chính sách hỗ trợ sản xuất, chính sách khoa học- kỹ thuật, chính sách thuế… - Thị trường xuất khẩu chè có nhiều biến động song cơ bản vẫn giữ được bạn hàng truyền thống và khả năng mở rộng thị trường là rất lớn trong điều kiện gia nhập WTO hiện nay. 2.2. Những khó khăn cho sản xuất - chế biến chè ở Nghệ An. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi tỉnh Nghệ An vẫn phải đối mặt với những khó khăn không nhỏ để phát triển cây chè trở thành cây kinh tế mũi nhọn, cây kinh tế chủ lực trong nông nghiệp, nông thôn. - Ở Nghệ An thời tiết, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, có một mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, nắng gắt kèm với gió khô Tây nam ( hay còn gọi là gió Lào ), nhiệt độ thường lên tới 37-390C , ẩm độ thường xuống dưới mức 40%. Cây chè luôn trong tình trạng hạn nặng, không cho thu hoạch, bị cháy hoặc chết. Bên cạnh đó vào mùa đông nhiệt độ thường xuông thấp 10-180C , cây chè thường chậm hoặc ngừng phát triển. Lượng mưa phân bố không đều, mưa lớn vẫn thường xảy ra làm cho đất trồng chè bị bào mòn mạnh, chất dinh dưỡng cho chè dễ bị rửa trôi. Nên sản phẩm chè Nghệ An có vị đắng hơn so với chè các vùng do hàm lượng đường ít hơn. - Để khắc phục được điều kiện thời tiết, khí hậu tỉnh Nghệ An cần một khối lượng vốn không nhỏ để xây dựng các hệ thống tưới tiêu, vốn trồng rừng phòng hộ, vốn mua phân bón bổ sung… Nhưng mặc dù GDP toàn tỉnh tăng mạnh, bình quân 9,5-10,5%/năm song Nghệ An vẫn thuộc trong những tỉnh nghèo trong cả nước. Dân cư chủ yếu sống ở nông thôn, miền núi đời sống còn nhiều khó khăn (hiện toàn tỉnh có tỷ lệ hộ đói nghèo lên đến 9,6%). Nguồn vốn chủ yếu dựa vào ngân sách của tỉnh. - Sự nhận thức một số người sản xuất chưa cao, còn mang năng tư tưởng của người sản xuất nhỏ. Nghệ An cũng là tỉnh có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống bao gồm : Thái, Thổ, HMông, Khơmú, Ơdu…Nên vẫn xảy ra tình trạng nông dân trồng, chăm sóc chè không đúng kỹ thụât và bán sản phẩm chè búp tươi cho tư thương để giải quyêt nhưng khó khăn trước mắt. - Giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ trực tiếp cho sản xuất - chế biến chè đều tăng liên tục tác động trực tiếp đến đời sống và khả năng đầu tư của người nông dân. Bên cạnh đó giá chè tăng không đáng kể nên sức cạnh tranh của cây chè với cây trồng khác thấp. Nhìn chung về mặt tương đối cây chè vẫn là cây có nhiều ưu thế để phát triển trên mảnh đất miền trung khắc nghiệt. Mảnh đất có rất ít cây công nghiệp dài ngày phát triển tốt hơn, và có tính chống chịu. II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM VƯA QUA. 1.Thực trạng sản xuất chè nguyên liệu. Những năm gần đây cây chè công nghiệp đã được chú trọng phát triển,có rất nhiều dự án đầu tư phát triển, nhiều đề án được xây dựng và phê duyệt. Để khuyến khích được đông đảo các hộ nông dân tham gia vào sản xuất, tỉnh đã có những chính sách phù hợp nhằm đưa cây chè từng bước phát triển mạnh như: - Chính sách trợ giá giống và tiến bộ kỹ thuật: Hộ trồng mới chè công nghiệp bằng các giống chè có năng suất, chất lượng cao LDP1, LDP2 được hỗ trợ 100đồng/ bầu giống chè với mật độ trồng là 16000 bầu/ha, hỗ trợ 1000 đồng/bầu giống chè Tuyết Shan với mật độ 3300 bầu/ha ( Quyết định số 07/2006 QĐ.UBND ngày 18/01/2006.). Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An là chủ đầu tư nguồn kinh phí đầu tư này. - Chính sách đầu tư tín dụng : các hộ trồng chè dược vay vốn với lãi suất ưu đãi để trồng chè mới trong vùng qui hoạch, thời gian vay vốn dài ( trong đó có quy dịng vốn vay trên một đơn vi diện tích là không qua 10 triệu đồng/ha ). - Chính sách đầu tư trở lại 100% thuế sử dụng đất Nông nghiệp. Từ năm 2001 trở đi, ngân sách tỉnh tiếp tục cấp lại cho công ty đầu tư phát triển chè Nghệ An và các doanh nghiệp sản xuất Nông nghiệp có đất qui hoạch trồng chè 100% tiền thuế sử dụng đất Nông nghiệp để phục vụ cho mục tiêu thâm canh trồng chè công nghiệp, trong đó 20% dùng cho công tác khuyến nông và 80% dùng cho đầu tư xây dựng cơ bản. - Hiện nay cây chè Nghệ An chủ yếu phân bổ ở các huyện miền núi phía Tây. Năm 2006, diện tích trồng chè được phân bổ như sau : Bảng 5 : Sự phân bố diện tích cây chè năm 2006 Các huyện trồng chè Đơn vị Diện tích chè Tổng diện tích toàn tỉnh Ha 5478,9 1. Yên Thành Ha 1,0 2. Quỳnh Lưu Ha 1,7 3. Thanh Chương Ha 3190,0 4. Anh Sơn Ha 1497 5. Quì Châu Ha 1,1 6. Quì Hợp Ha 253 7. Quế Phong Ha 57,3 8. Con Cuông Ha 272,4 9. Kỳ Sơn Ha 201,4 ( Nguồn : Cục thống kê tỉnh Nghệ An năm 2006 ) Theo nghiên cứu khảo sát của tỉnh, các huyện miền núi phái tây có rất nhiều đồi núi , trong đó đồi núi có độ thấp < 250 chiếm hơn một nửa. Đất ở đây có nhiều cây ưa chưa như Sim, Mua … sinh trưởng phát triển. Trước đây phần diện tích đồi núi này dường như là bỏ hoang. Ngoài ra ở đây còn có hơn 13 000 ha đất đỏ Bazan quí hiếm, thích hợp cho các cây công nghiệp đặc biệt là cây chè. Và khi cây chè được đưa vào sản xuất đã cho hiệu quả cao, và nó đã trở thành cây kinh tế mũi nhọn, chủ lực của tỉnh. - Nhờ những chính sách hỗ trợ của tỉnh và sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, các điạ phương, người dân đã được hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, yên tâm sản xuất. Trình độ thâm canh của người sản xuất chừ Nghệ An đang từng bước được nâng cao. Góp phần lớn trong việc tăng năng suất, sản lượng chè toàn tỉnh, cải thiện phần nào khó khăn để phát triển cây chè . + Trước đây giống chè chủ yếu của Nghệ An là giống chè trung du, lá nhỏ, gieo trồng bằng hạt vừ giống chè PH1 trồng bằng cành giâm. Chính vì vậy cây chè cho năng suất và chất lượng thấp, giống chè trung du cho năng suất chỉ vào khoảng 40 -50 tạ/ ha , giống chè PH1 cho năng suất khá song đòi hỏi đầu tư lớn. từ năm 2001 trở lại đây công tác nghiên cứu và cải thiện giống đã được tỉnh chú ý. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh đã có những giống chè cho năng suất cao, tính chống chịu tốt, chất lượng được đảm bảo như : LDP1, LDP2 là hai giống chè thích hợp trên các vùng chè Anh Sơn, Thanh Chương. Ngoài ra đưa thêm giống chè Tuyết Shan, Keo am tích, Hùng đỉnh bạch thích hợp cho công nghệ chế biến chè xanh tại Kỳ Sơn và Quế Phong. Kết quả đến năm 2005 cơ cấu giống chè các địa phương trên toàn tỉnh đã thay đổi cơ bản theo hướng tích cực, diện tích các giống chè LDP1, LDP2 và một số giống chất lượng cao chiếm 77%, giống chè trung du còn khoảng 600 ha chiếm 8,3%, còn lại là giống chè PH1. Phần lớn các giống chè được ươm từ cành tỉnh chịu trách nhiệm nghiên cứu tuyển chọn giống chè thích hợp, cung cấp một lượng giống chè trồng thử ban đầu. Còn khi được đưa vào sử dụng phổ biến và mở rộng diện tích người nông dân được hướng dẫn kỹ thuật ươm giống tại chỗ. Ươm giống bằng cành phải bắt đầu từ khâu chăm sóc cành và chọn cành chè đủ tiêu chuẩn để làm hom chè sau đó được ươm vào các bầu là các túi ni lông chứa đầy đất tơi nhỏ và có lỗ thông hơi. Chăm sóc các bầu giống phải tuân thủ theo qui trình chặt chẽ để đảm bảo giữ ẩm, nhiệt độ vừa, ánh sáng, chất dinh dưỡng, lượng nước phải đảm bảo cho các mầm giống đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng. Phương pháp giâm cành đã trở nên phổ biến và thành thạo. Đến nay các xí nghiệp, hộ gia đình chủ yếu tự sản xuất giống để trồng, tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn vào khoảng 70 – 80 %. + Khi có giống rồi người nông dân được hướng dẫn chọn đất, thiết kế vườn chè và kỹ thuật canh tác tăng năng suất. Chọn đất dốc nhỏ hơn 250 tầng đất dày 1m độ Ph từ 4,5 – 5,5 Kcl, có mực nước ngầm sâu hơn 1m. Thiết kế vườn chè tiện cho quản lý, chăm sóc, thu hoạch và tận dụng được diện tích đất. Vườn chè đợc phân thành lô diện tích từ 0,2 – 0,5 ha, chiều dài mỗi hang từ 50 -75 m, tối đa là 100m. Thiết kế hàng thẳng đối với những vùng đất phẳng hoặc có độ dốc nhỏ hơn 60, hàng là những đường đồng mức có xen kẽ hàng xép vơi độ dốc 6 – 200, từ 20 – 250 thiết kế hàng theo kiểu bậc thang. Kỹ thuật canh tác đất có nhiều điểm khác biệt, hàng được đào sâu 40 cm. bề rộng 30 cm, đào theo chiều dài hàng dài ( khác với tiêu chuẩn kỹ thuật 30x30 cm ). Điều này là do điều kiện đất đai, đào sâu hơn rồi tận dụng lớp mặt tơi xốp, nhiều mùn cho vào hàng làm đất trồng mới. + Dặm chè ban đầu chỉ bón phân hoai mục, tiến hành chăm sóc, phải giữ cho chè luôn sạch cỏ, và có thể phủ phân xanh cho chè, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho chè sinh trưởng, phát triển. Bón phân cho chè thời kỳ kiến thiết cơ bản chủ yếu là phân hữu cơ, song thời kỳ kinh doanh khâu bón phân phải đúng thời kỳ qui định, thường rạch sâu 15 – 20 cm rồi mới bón, bón xong cày lấp đất lại tránh những ngày nắng to, bón phân hữu cơ2 – 3 năm 1 lần, bón càng nhiều càng tốt. Riêng vào tháng 2, tháng 3 cần bón thêm Kaliclorua để chống rét và thúc đẩy hút đạm. Người sản xuất còn được hướng dẫn ủ phân xanh, rơm rạ … phủ cho chè nhằm giữ ẩm, chống sói mòn đất, tăng độ mùn và chống những thay đổi đột ngột của thời tiết. Các loại phân bón sử dụng chủ yếu là : Đạm Ure, Kaliclorua, Xupe lan … + Trong những năm vừa qua do yêu cầu chất lượng phải được đảm bảo nên công tác phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc hoá học hạn chế đến mức thấp nhất, chủ yếu phòng là chính. Do đó công tác bảo vệ thực vật đã có hiệu quả và đảm bảo chất lượng chè sạch. + Để có một vườn chè rộng lớn, chi phí đầu tư là không nhỏ. Người nông dân chỉ có đóng góp ngày công lao động và phân hữu cơ, còn lại chủ yếu là vay. Bảng 6: Mức đầu tư cho 1ha chè trồng mới TT Loại vật tư Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền (đ) I Phần vốn vay 8 210 000 1 Bầu giống Bầu 16 000 400 6 400 000 2 Đạm SA Kg 160 3 000 480 000 3 Kali Kg 100 3 800 380 000 4 Lân Kg 500 1 500 750 000 5 Hạt cây phân xanh Kg 5 20 000 100 000 6 Cây che bóng Kg 200 1 000 200 000 II Phần vốn người lao động 15 000 000 1 Khai hoang Công 4,5 600 000 2 700 000 2 Xây dựng vườn đồi và trồng mới Công 465 20 000 9 300 000 3 Phân hữu cơ Tấn 20 150 000 3 000 000 Cộng I, II 23 210 000 ( Nguồn : Đề án phát triển vùng chè nguyên liệu giai đoạn 2006 – 2010 ) Chè trồng mới trước khi đưa vào kinh doanh phải trải qua giai đoạn 3 năm kiến thiết cơ bản. Trong giai đoạn này chế độ chăm sóc phải hết sức chú ý. Để có một vườn chè kinh doanh đạt tiêu chuẩn cho năng suất cao, mức đầu tư chăm sóc cho 1 ha chè kiến thiết cơ bản trong vòng 3 năm là 6 640 000 đồng. Bảng 7: Mức đầu tư chăm sóc 1 ha chè kiến thiết cơ bản. TT Loại vật tư Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền(đ) I Phần vốn vay đồng 1 940 000 1 Đạm SA Kg 320 3 000 960 000 2 KaLi Kg 100 3 800 380 000 3 Lân Kg 400 1 500 600 000 II Phần vốn người lao động 4 700 000 Chi phí nhân công Công 235 20 000 4 700 000 Cộng I , II 6 640 000 ( Nguồn : Đề án phát triển vùng chè nguyên liệu giai đoạn 2006 – 2010 ) Vì vậy để có 1 ha chè cho sản phẩm, đu vào thời kỳ kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế, thì tổng mức đầu tư vốn lên tới 29 850 000 đồng. Ngoài ra trong thời gian kinh doanh chè vẫn được bón các loại phân, lân, dạm … bồi dưỡng cho chè theo định kỳ hàng năm. Bảng 8: Mức đầu tư hàng năm đối vơi 1ha chè sản xuất kinh doanh TT Loại vật tư Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền(đ) I Phần vốn vay Đồng 2 031 000 1 Đạm SA Kg 320 3 000 960 000 2 KaLi Kg 120 3 800 456 000 3 Lân Kg 410 1 500 615 000 II Phần vốn người lao động 4 900 000 Chi phí nhân công Công 245 20 000 4 900 000 Cộng I , II 6 931 000 ( Nguồn : Đề án phát triển vùng chè nguyên liệu giai đoạn 2006 – 2010 ) - Các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất bao gồm các hộ gia đình các trang trại và các doanh nghiệp. Trong đó các hộ gia đình cà các trang trại là những thành phần trực tiếp tham gia vào sản xuất chè. Còn các doanh nghiệp : Công ty Đầu tư phát triển Chè Nghệ An ; Công ty NCN 3/2; Công ty nông nghiệp Xuân Thành chịu trách nhiệm thu mua chè nguyên liệu và chế biến cho các hộ gia đình và các trang trại. Riêng Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An là chủ dự án phát triển chè công nghiệp của Nghệ An. Công ty Đầu tư phát triển chè có 6 xí nghiệp thành viên đều là các trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, tư vấn kỹ thuật cho của vùng sản xuất kinh doanh trực tiếp thu mua nguyên liệu của người sản xuất. Và là nơi chế biến, vận chuyển chè chế biến về công ty. Trong giai đoạn 2001 – 2006 chè Nghệ An đã có những bước phát triển mạnh mẽ về diện tích, năng suất, và sản lượng. Góp phần to lớn trong việc cải thiện mức sống cho người dân trồng chè. Trước đây khi cay chè mới được đưa vào sản xuất thì hiệu quả rất thấp, thu nhập của người trồng chè có khi âm, cuộc sống người dân trồng chè bấp bênh. Vì vậy người dân trồng chè phải chạy vạy từng bữa ăn, vận chuyển chè đến xí nghiệp chủ yếu trên đôi vai của mình mà đường thì xa và nhiều đồi núi. Nhưng nay chính sách phát triển chè đã được tỉnh chú ý trình độ thâm canh tiên tiến được áp dụng, đời sống nhân dân được nâng cao. Nhiều hộ tự mua sắm được các vật dụng cho cuộc sống như : xe máy, ti vi … và các công cụ sản xuất. - Về mặt diện tích, năm 2006 tổng diện tích chè là 5478,9 giảm 24% so với năm 2005. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do khâu khảo sát, điều tra thống kê không chặt chẽ dẫn đến những sai lệch về số lượng diện tích đã trồng. Nhưng nhìn chung trong giai đoạn 2001 – 2006, diện tích chè của cả tỉnh tăng. Theo số liệu thống kê thì năm 2005 diện tích chè Nghệ An là 7204 ha, đóng góp 6,08% vài tổng diện tích chè cả nước. Nghệ An cũng là tỉnh có diện tích chè đứng thứ 6 cả nước sau các tỉnh : Lâm Đồng, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái, và Phú Thọ. Bảng 9 : Diện tích trồng chè 6 tỉnh đứng đầu cả nước giai đoạn 2001 – 2005 TT Đơn vị Năm 2001 2001 2003 2004 2005 Cả nước 98 278 109 128 116 349 118 816 118 504 1 Lâm Đồng 23 200 24 700 25 178 25 449 25 300 2 Thái Nguyên 13 400 14 500 15 285 15 574 16 400 3 Hà Giang 12 400 13 300 14 135 14 388 14 900 4 Yên Bái 11 400 1 200 12 390 12 500 12 300 5 Phú Thọ 8 400 9 700 10 773 10 773 12 900 6 Nghệ An 4 378 5 328 6 078 6 806 7 204 ( Nguồn : Tổng cục thống kê ) Mặc dù diện tích gieo trồng chè theo điều tra thống kê năm 2006 có giảm so với năm 2005. Nhưng phần diện tích chè cho sản phẩm vẫn tăng qua các năm cùng kỳ. Năm 2006 diện tích chè cho sản phẩm là 4 265 ha tăng 200 ha so với năm 2005 và tăng 79,28% so với năm 2001. Diện tích chè kinh doanh của tỉnh Nghệ An hiện xếp thứ 7 cả nước và cũng chỉ xếp sau các tỉnh có ưu thế phát triển chè. Bảng 10 : Diện tích chè kinh doanh của 7 tỉnh đứng đầu cả nước 2001 – 2005 TT Đơn vị Năm 2001 2001 2003 2004 2005 Cả nước 74679 77279 86121 90963 94265 1 Lâm Đồng 20200 20600 21192 22438 22600 2 Thái Nguyên 11600 12000 12713 13249 14100 3 Hà Giang 6800 7700 8928 9611 10900 4 Yên Bái 8900 9600 10010 10009 10300 5 Phú Thọ 7200 7700 8270 8270 10300 6 Tuyên Quang 3300 3300 5104 5141 5500 7 Nghệ An 2379 2379 2710 3638 4065 ( Nguồn : Tổng cục thống kê ) Những năm 2001 – 2006 Nghệ An đã có những bước phát triển đáng kể về mặt diện tích. Song đến năm 2006 diện tích gieo trồng chè mới chỉ chiếm 2,65 % diện tích đất Nông nghiệp ( Chưa kể đất Lâm nghiệp ) chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. - Về năng suất của chè : những năm gần đây các giống chè có năng suất được khuyến khích đưa vào sản xuất, việc hỗ trợ đầu tư sản xuất chè về mặt kỹ thuật, vốn, vật tư phân bón … lên đã tạo được một điều hết sức đặc biệt là Nghệ An là một trong những tỉnh có năng suất chè đứng đầu cả nước. Năm 2005 năng suất chè Nghệ An là 65,31tạ bút tươi/ha. Trong khi đó năng xuất trung bình cả nước là 56,9 tạ búp tươi/ha. Đặc biệt năm 2006 năng suất chè Nghệ An đạt tới 75,26 tạ biúp tươi/ha, tăng gần 10tạ/ha.. Bảng 11 : Năng suất chè búp tươi các tỉnh có diện tích gieo trồng lớn nhất cả nước năm 2001 – 2005 Đơn vị : tạ búp tươi/ha TT Đơn vị Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Cả nước 45,6 54,8 52,1 54,1 56,9 1 Lâm Đồng 47,4 65,4 65,7 64,7 67,8 2 Thái Nguyên 59,0 62,7 53,7 61,8 66,1 3 Hà Giang 30,0 30,3 30,5 30,8 31,6 4 Yên Bái 50,6 54,2 50,0 52,3 58,5 5 Phú Thọ 43,5 50,6 54,5 54,5 61,8 6 Nghệ An 58,0 59,9 61,6 65,9 65,31 ( Nguồn : tổng cục thống kê ) Qua bảng số liệu ta thấy năng suất cây chè Nghệ An đang từng ngay được nâng lên, cho lên việc phát triển cây chè ở các vùng núi phía tây Nghệ An là khá thích hợp. Nghệ An cũng đã có những đầu tư, ứng dụng tốt các biện pháp thâm canh tăng năng suất vừa phát huy được các lợi thế của mình, vừa khắc phục dần những khó khăn tồn tại. Người nông dân trồng chè đang từng ngày tin tưởng cây chè sẽ khắc phục những khó khăn của họ, giúp họ làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Mặc dù, năng suất chè búp tươi năm 2006 đạt tới 75,26 tạ/ha, nhưng năng suất ở các huyện không đều nhau. Ở Kỳ Sơn năng suất cao nhất 90 tạ/ha, Quỳnh Lưu 88,24 tạ/ha; Thanh Chương 76,06 tạ/ha tuy nhiên một số vùng năng suất lại rất thấp như Quì Hợp có năng suất 54,07 tạ/ha. Sở dĩ có sự khác nhau về năng suất như vậy là do : các địa phương sử dụng các giống chè khác nhau, ở một số vùng còn trồng những giống chè có năng suất thấp, ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như khả năng đầu ở lại cho vườn chè ở mỗi địa phương là khác nhau, kĩ thuật chăm sóc không phải ở đâu cũng làm đúng được …. - Về mặt sản lượng : Sản lượng chè Nghệ An trong những năm trở lại đây tăng nhanh chóng, đến năm 2006 thì sản lượng chè búp tươi của tỉnh đạt 32 098 tấn , tăng 20,9% so với năm 2004 gấp 2,3 lần so với năm 2001. Sản lượng chè Nghệ An cụ thể như sau : Bảng 12: Sản lượng chè và tốc độ tăng trưởng chè Nghệ An và Cả nước giai đoạn 2001 – 2006 Năm Cả nước Nghệ An Sản lượng ( Tấn ) Tốc độ tăng sản lượng ( % ) Sản lượng ( Tấn ) Tốc độ tăng sản lượng ( % ) 2001 344398 - 13798 - 2002 423667 23,02 14267 3,4 2003 448608 5,89 16669 16,84 2004 493084 9,91 23985 43,89 2005 537049 8,91 26549 10,69 2006 32098 20,9 ( Nguồn : Tổng cục thống kê ) Với mức sản lượng này, Nghệ An cũng chie xếp sau các tỉnh có lợi thế phát treỉen chè ở Việt Nam, đó là các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái. Bảng 13 : Sản lượng chè búp tươi 7 tỉnh đứng đầu cả nước 2001 – 2005 Đơn vị : Tấn TT Đơn vị Năm 2001 2002 2003 2004 2005 1. Lâm Đồng 95700 134800 139180 145097 153300 2 Thái Nguyên 68400 75200 68300 81895 93200 3 Yên Bái 45000 52000 50006 55004 60300 4 Phú Thọ 31300 39000 45059 45059 63700 5 Tuyên Quang 16700 20000 27680 30698 33600 6 Hà Giang 20400 23300 27260 29576 34400 7 Nghệ An 13798 14267 16669 23985 26549 ( Nguồn : Tổng cục thống kê ) Nhìn chung việc sản xuất chè búp tươi nguyên liệu ở Nghệ An đang có những bước tiến quan trọng cả về mặt diện tích, năng suất và sản lượng. Điều đó chứng tỏ vai trò của cây chè trong ngành Nông nghiệp của Nghệ An. 2. Thực trạng chế biến chè Cùng với tốc độ tăng diện tích chè kinh doanh, hoạt động chế biến chè cũng dần được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu chế biến chè búp tươi nguyên liêụ trong toàn tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 công ty chịu trách nhiệm thu mua và chế biến đó là : Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An, Công ty NCN 3/2, và Công ty Nông nghiệp Xuân Thành. - Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An được thành lập năm 1992 là doanh nghiệp nhà nứơc duy nhất được giao nhiệm vụ sản xuất - chế biến và kinh doanh sản phẩm chè. Công ty có 5 xí nghiệp chế biến chè xuất khẩu thành viên, trong đó 3 xí nghiệp ở Thanh Chương là xí nghiệp chè Thanh Mai, xí nghiệp chè Hạnh Lâm, xí nghiệp chè Ngọc Lâm và 2 xí nghiệp ở Anh Sơn là xí nghiệp chè Bãi Phủ, xí nghiệp chè Anh Sơn. Các xí nghiệp thu gom nguyên liệu tại địa bàn quản lý của mình . Công suất chế biến của các nhà máy này vào khoảng 102 tấn/ngày. Trong đó có 5 dây chuyền chế biến chè đen với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32093.doc
Tài liệu liên quan