Chuyên đề Một số giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU : 1

CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

I. Sự ra đời khách quan và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường 3

1. Sự ra đời và phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt 3

2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 5

II. Nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt 8

1. Nguyên tắc về tài khoản thanh toán. 8

2.Nguyên tắc về chứng từ thanh toán 8

3.Nguyên tắc trách nhiệm của ngân hàng 9

III. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trong nền KTTT 10

1. Thanh toán bằng Séc. 10

1.1. Thanh toán bằng séc chuyển khoản 10

1.2. Thanh toán bằng séc bảo chi 11

2. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi - chuyển tiền 12

2.1. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi. 12

2.2. Thanh toán bằng Séc chuyển tiền 13

3. Thanh toán bằng thư tín dụng: 13

4.Thanh toán bằng ủy nhiệm thu 14

5.Thanh toán bằng thẻ thanh toán 15

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại 16

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 20

I. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội. 20

1. Khái quát về công tác tổ chức và hoạt động kinh doanh: 20

2. Cơ cấu tổ chức: 21

3. Tình hình hoạt động kinh doanh: 21

4. Tình hình cho vay : 25

5. Công tác kế toán thanh toán: 28

II. Thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT TP Hà Nội 29

1. Tình hình thanh toán nói chung: 29

2. Tình hình áp dụng các hình thức thanh toán tại NHNo & PTNT Hà Nội: 31

2.1. Tình hình thanh toán bằng séc. 32

2.2. Tình hình thanh toán bằng ủy nhiệm chi - chuyển tiền: 33

3. Kết quả đạt được của công tác thanh toán không dùng tiền mặt 34

4. Hạn chế và nguyên nhân của chúng trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt 34

CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 36

I. Định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của NHNo & PTNT Hà Nội 36

II.Một số giải pháp nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội 37

1. Phát triển mở tài khoản tiền gửi thanh toán 37

2. Đổi mới về công nghệ thanh toán 38

III. Một số kiến nghị 39

1. Kiến nghị đối với Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam 39

2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 40

3. Kiến nghị đối với Nhà nước 41

KẾT LUẬN 42

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3724 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác hệ thống thì trên địa bàn của người bán phải có chi nhánh ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng người mua và chi nhánh này tham gia thanh toán bù trừ với ngân hàng bên bán. Điều kiện: + Thời gian của thư tín dụng là 3 tháng. + Hạn mức tối thiểu là 10 triệu đồng. + Một thư tín dụng được mở để thanh toán cho một người bán và thanh toán một lần. Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng trả tiền cho bên thụ hưởng căn cứ vào hoá đơn, vận đơn hoặc chứng từ giao nhận hàng có chữ ký của đại diện người trả tiền, kèm theo giấy ủy nhiệm của người trả tiền do người thụ hưởng xuất trình phù hợp với các điều khoản quy định thống nhất giữa hai bên đã ghi trong thư tín dụng. Sau khi trả tiền cho người thụ hưởng, ngân hàng phục vụ người thụ hưởng phải báo nợ cho ngân hàng phục vụ người trả tiền để tất toán thư tín dụng. Thư tín dụng quy trình thanh toán rườm rà, quy định chặt chẽ, nặng nề về khâu an toàn, không phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế và đòi hỏi của khách hàng là vừa an toàn, nhanh chóng, thuận tiện do vậy khách hàng hầu như không sử dụng hình thức thanh toán này. 4.Thanh toán bằng ủy nhiệm thu Ủy nhiệm thu là giấy ủy nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng gửi vào ngân hàng phục vụ mình nhờ để thu tiền về số lượng hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng. Uỷ nhiệm thu được áp dụng thanh toán tiền hàng, dịch vụ giữa các chủ thể mở TK trong cùng một chi nhánh ngân hàng hoặc các chi nhánh ngân hàng cùng hệ thống hay khác hệ thống. Các chủ thể thanh toán phải thỏa thuận thống nhất dùng hình thức thanh toán ủy nhiệm thu với những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng phục vụ chủ thể thanh toán biết để làm căn cứ thực hiện các ủy nhiệm thu. Khi nhận được giấy ủy nhiệm thu, trong vòng một ngày làm việc, ngân hàng phục vụ bên trả tiền phải trích tài khoản của bên trả tiền để trả ngay cho bên thụ hưởng để hoàn tất việc thanh toán. Thanh toán ủy nhiệm thu: Trường hợp các chủ thể thanh toán mở tài khoản tại hai chi nhánh ngân hàng (cùng hoặc khác hệ thống). Thanh toán bằng ủy nhiệm thu phải luân chuyển chứng từ qua nhiều khâu nên quá trình thanh toán bị chậm trễ, hay xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau thường bị gây thiệt hại do người bán. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, mối quan hệ giữa các bên tham gia thanh toán trở nên ít tín nhiệm nhau hơn nên hình thức này được sử dụng không nhiều, chủ yếu thu tiền điện, nước, điện thoại, vệ sinh, tiền nhà.. 5.Thanh toán bằng thẻ thanh toán Thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự động. Muốn sử dụng loại thẻ này, khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản riêng tại ngân hàng và được sử dụng thẻ thanh toán có giá trị thanh toán bằng số tiền ký gửi quỹ ghi trong thẻ đã lưu ký. Khi sử dụng hết hạn mức tín dụng, hết số dư ký quỹ ghi trong thẻ hoặc hết hạn sử dụng thẻ, nếu có nhu cầu sử dụng thẻ phải đến ngân hàng phát hành thẻ để làm thủ tục sử dụng tiếp. Thẻ thanh toán là một hình thức thanh toán áp dụng công nghệ hiện đại. NHNo VN hiện nay đang xúc tiến rất nhiều dự án để tranh thủ kinh nghiệm thanh toán, cách thức tổ chức hệ thống thanh toán tìm ra sự tương đồng. IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Sự tăng trưởng nền kinh tế Khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu của con người ngày càng trở nên đa dạng do vậy nhu cầu cần thiết thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên cấp bách, bởi vì khi sản xuất hàng hoá phát triển ở trình độ cao thì thanh toán bằng tiền mặt ngày càng bộc lộ những nhược điểm vì phạm vi thanh toán mở rộng, khối lượng thanh toán lớn không thể thanh toán cho nhau bằng tiền được vì phải vận chuyển, bảo quản và kiểm đếm một khối lượng tiền lớn không đảm bảo an toàn, mặt khác khi nền kinh tế phát triển tạo điều kiện trao đổi hàng hoá trong xã hội được mở rộng làm nảy sinh các mối quan hệ kinh tế trở nên đa dạng, chằng chịt và phức tạp. Không đơn giản như trước nữa, thanh toán không ngừng tăng lên cả về khối lượng và số lượng, công tác thanh toán thường diễn ra nhiều hơn thậm chí diễn ra 24/24 giờ. Song có sự khác biệt về thời gian, không gian, giữa sản xuất hàng hoá và tiêu dùng, giữa chu kỳ sản xuất khác, phát sinh mối quan hệ mua bán chịu lẫn nhau trong trường hợp này sự vận động giữa vật tư hàng hoá tách rời nhau, độc lập với sự vận động của tiền tệ. Quá trình tái sản xuất là quá trình liên tục và không ngừng đòi hỏi phải có nhiều hình thức thanh toán tiến bộ hơn đó là quá trình thanh toán không dùng tiền mặt. Vì vậy khi nền kinh tế tăng trưởng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. 2. Sự đa dạng hoá các hình thức thanh toán. Trong thanh toán không dùng tiền mặt có nhiều hình thái thanh toán bao gồm thanh toán bằng séc, thanh toán bằng uỷ nhiệm chi, thanh toán bằng chuyển tiền thanh toán bằng thẻ thanh toán như vậy các nhiều hình thức thanh toans càng thu hút nhiều khách hàng hơn làm giảm bớt thanh toán bằng tiền mặt thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đối với các ngân hàng thương mại của nước ta cần mở rộng nhiều hơn hình thức thanh toán và giảm bớt những thủ tục thanh toán rườm rà để thúc đẩy việc thanh toán không dùng thương mại phát triển hơn. 3. Sự hiểu biết của khách hàng về thanh toán qua ngân hàng Việc thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng qua ngân hàng còn rất ít do trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế hơn nữa nhiều khách hàng còn ít đến giao dịch với ngân hàng bởi họ sợ mất thời gian, một phần vì họ chưa hiểu biết, và hơn nữa thói quen dùng tiền mặt của dân chúng còn nặng nền do vậy họ ít giao dịch qua ngân hàng hơn. Đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thanh toán không dùng tiền mặt. Vậy muốn cho công tác này phát triển mạnh mẽ hệ thống ngân hàng cần phải tuyên truyền rộng rãi dưới mọi hình thức để tăng thêm người dân đến giao dịch nhiều hơn. Bên cạnh đó còn phải cải tiến hơn trong quá trình thanh toán có như vậy mới hạn chế được thói quen dùng tiền mặt trong nhân dân. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thanh toán không dùng tiền mặt của dân chúng. 4. Sự hoàn thiện của thể lệ thanh toán qua ngân hàng. Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thanh toán không dùng tiền mặt của nhân dân, để thu hút và khuyến khích khách hàng đến với mối quan hệ nhiều hơn hệ thống ngân hàng cần phải cải tiến nhiều trong thủ tục thanh toán, trong thực tế thủ tục phức tạp, nhiều chỗ không cần thiết song vẫn còn tồn tại do vậy cần phải hạn chế bớt những yếu tố không cần thiết có như mới thúc đẩy nhiều hơn công tác thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng nhiều hơn. 5. Công tác tổ chức và trình độ cán bộ thực hiện thanh toán. Việc tổ chức trong mạng lưới ngân hàng còn chưa thuận tiện đối với khách hàng. Do vậy đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, trình độ cán bộ còn hạn chế gây phiền phức cho khách hàng, phong cách giao dịch chưa đúng mức. Để công tác thanh toán không dùng tiền mặt phát triển, hệ thống ngân hàng phải tổ chức lại và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ thanh toán viên hơn. Mặc dù đã có tiến bộ hơn trước đây nhưng vẫn còn nhiều bất cập vậy cần phải cải tiến thêm để thu hút ngày càng nhiều khách hàng. 6. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thanh toán Khi cơ sở vật chất phục vụ công tác thanh toán hiện đại tạo uy tín lớn đối với khách hàng, bởi vì khi giao dịch với ngân hàng khách hàng muốn thủ tục nhanh gọn thuận tiện. Vì vậy hệ thống ngân hàng cần phải cải tiến hơn cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thanh toán. 7. Ý thức trách nhiệm của ngân hàng và khách hàng. Để tạo lòng tin cho khách hàng phải nâng cao ý thức trách nhiệm hơn. Đây cũng chính là một nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thanh toán không dùng tiền mặt có như vậy mới thu hút được nhiều khách hàng hơn. Việc tổ chức hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt có những ưu điểm hình thành một bộ máy hoàn chỉnh, đa năng, trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ cao tại trung ương đảm bảo cho sự quản lý điều hành với các giao dịch lớn ở thị trường trong nước và quốc tế, giữ vai trò trọng yếu và quyết định tới sự phát triển của cả hệ thống ngân hàng. Mạng lưới chi nhánh rộng khắp, các nghiệp vụ đa dạng, các giao dịch được hạch toán, quản lý tập trung tại trung ương, hệ thống thông tin đa dạng phục vụ các nhu cầu tư vấn, kinh doanh của khách hàng, đảm bảo cho tính hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng, hạn chế rủi ro. Do đó việc áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội rất phù hợp với điều kiện hiện tại của Việt Nam và xu hướng phát triển của thời đại. Phương thức thanh toán này nhằm đổi mới, hoàn thiện và hiện đại hoá hệ thống thanh toán qua ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội nói riêng trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại háo đất nước. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 1. Khái quát về công tác tổ chức và hoạt động kinh doanh: Năm 1988 hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội ra đời sau và có hiệu lực theo nghị định 53/HĐBT ban hành ngày 26/3/1988. Đây là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, là ngân hàng thành viên và hạch toán độc lập của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam với trụ sở đặt tại 77 Lạc Trung - Hà Nội. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội là một ngân hàng cấp thành phố, có địa bàn hoạt động rộng và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi tình hình kinh tế xã hội của Hà Nội. Từ khi thành lập đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội hoạt động luôn luôn đổi mới để phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế. Ngân hàng hoạt động luôn tạo được lòng tin đối với khách hàng, kinh doanh có hiệu quả đặc biệt trong chương trình phát triển nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Năm 1999 ngân hàng đã đạt được huân chương lao động hạng ba do Nhà nước trao tặng. Để đạt được kết quả khả quan này là do sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên, sự phối hợp nhịp nhàng qua các phòng ban và sự đạo sáng suốt của ban lãnh đạo. Về lao động, hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên của ngân hàng là 221 người. Ngân hàng đã thiết lập được mạng lưới đơn vị cơ sở trực thuộc của mình ở hầu hết các quận trong thành phố và khu vực. Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ lớn, được bố trí tương đối hợp lý ở các vị trí tương ứng. Để có được thành công này, ban lãnh đạo phải mất một thời gian khá dài rà soát lại toàn bộ nhân viên, từ đó có cơ sở sắp xếp, bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, sở trường chuyên môn, tạo điều kiện phát huy được thế mạnh chung của toàn ngân hàng. Ngân hàng thường xuyên quan tâm, chú trọng đào tạo nâng cao trình độ cán bộ về mọi mặt đặc biệt về chuyên môn, nghiệp vụ. 2. Cơ cấu tổ chức: Ngân hàng nông nghiệp do Hội đồng quản trị quản lý và Tổng giám đốc điều hành,thực hiện chức năng kinh doanh đa năng, chủ yếu là kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng trong nước và nước ngoài. Đầu tư các dự án phát triển kinh tế xã hội, uỷ thác tín dụng, đầu tư theo Chính phủ, các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài trong các ngành kinh tế, trước hết là trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Về mặt tổ chức: Tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội. * Ngân hàng trung tâm và 8 ngân hàng Quận 3. Tình hình hoạt động kinh doanh: 3.1. Tình hình huy động vốn: Nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh của các doanh nghiệp, khác với ngành kinh doanh khác, vốn tự có của Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh, vốn đi vay chỉ là bổ sung. Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ với phương châm "đi vay để cho vay" thì vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn lại là vốn đi vay. Vì vậy để kinh doanh tiền tệ, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các ngân hàng thương mại là phải chăm lo nguồn vốn. Để có thể huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để đầu tư cho phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trên địa bàn. Duy trì các hình thức huy động vốn truyền thống kết hợp với các hình thức huy động mới. Bên cạnh đó Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội luôn thực hiện tốt công tác thanh toán và dịch vụ khác phục vụ khách hàng để thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch chuyển tiền, mở tài khoản tiền gửi cá nhân làm tăng thêm nguồn vốn trong thanh toán, mở rộng cho vay. Với mạng lưới quỹ tiết kiệm hiện có, phòng nguồn vốn đã cố gắng chiếm được lòng tin của khách hàng bằng phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đến 31/12/2001 đã đạt 4.257 tỷ đồng tăng 27,26% so với năm 2000, bình quân đầu người đạt 15,8 tỷ đồng so với những ngày đầu khi mới thành lập với 16 tỷ nguồn vốn, thì ngày nay sau 12 năm thành lập, nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội tăng trưởng 209 lần đã tạo ra thế và lực vững chắc cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội trong việc cung cáap vốn cho các nhu cầu phát triển kinh tế thủ đô của các doanh nghiệp có quan hệ giao dịch với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội. Ngoài ra trong năm 2001 cũng như nhiều năm trước đó Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã cung ứng một khối lượng vốn lớn đáng kể cho toàn ngành để điều hoà chung cả nước, riêng mức điều hoà vốn cho toàn ngành bằng 119% mức vốn điều hoà năm 2001. Để tăng trưởng nguồn vốn ổn định và vững chắc, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã thực hiện thu hút mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, xã hội, các trường học, bệnh viện … nên trong năm, năm 2001 kết cấu các loại nguồn vốn đều tăng trưởng khá ổn định nguồn vốn cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội có thể đầu tư cho các dự án trung dài hạn lớn. Đặc biệt trong năm 2001 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã triển khai huy động nguồn vốn ngoại tệ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã chủ động đáp ứng nhu cầu vay vốn ngoại tệ của các doanh nghiệp. Cụ thể nguồn vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Tình hình nguồn vốn qua 3 năm: ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2000/1999 (%) 2001/2000 (%) Tổng nguồn vốn 2.470 3.345 4.257 135,42 127,26 Trong đó: TGTK 420 357 640 85 179,27 Trái phiếu, kỳ phiếu 2.050 930 1.141 45 122,69 TGTCKT - 704 895 - 127,13 TGTCTD 1.022 1.454 - 142,27 TG kho bạc - 332 127 - 38,25 Theo bảng trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội trong năm 2001 chiếm 4.257 tỷ đồng với kết cấu như sau: TGTiết kiệm: 640 tỷ đồng chiếm 15% TG kỳ phiếu: 1.141 tỷ đồng chiếm 28% TG tổ chức kinh tế: 895 tỷ đồng chiếm 21% TG tổ chức TD: 1.454 tỷ đồng chiếm 34% TG kho bạc: 127 tỷ đồng chiếm 2%. Với nguồn vốn trên Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã chủ động đáp ứng nhu cầu tín dụng các thành phần kinh tế, đặc biệt đã đầu tư các dự án trung, dài hạn, góp vốn đồng tài trợ các dự án lớn. Trong năm 2001 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội tiếp tục huy động tiền gửi ngoại tệ trên địa bàn đáp ứng được cơ bản nhu cầu vay vốn ngoại tệ của các doanh nghiệp. Thị phần nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội so với nguồn vốn của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn thủ đô: * Tổng nguồn vốn đạt 4257 tỷ/ 95.946 tỷ động chiếm 4,4% - Trong đó: tiền gửi dân cư: 1.781 tỷ/ 33.258 tỷ đồng chiếm 4,1% + Tiền gửi nội tệ: 3.906 tỷ/ 43.095 tỷ đồng chiếm 9.1% + Tiền gửi ngoại tệ:350 tỷ/ 31.389 tỷ đồng chiếm 1,1% 4. Tình hình cho vay : Trong chiến lược phát triển chung trong giai đoạn hiện nay, kinh doanh tín dụng giữ vai trò chủ đạo là cơ sở để tiến hành và thực hiện tất cả các hoạt động khác trong ngân hàng. Ngân hàng xác định kinh doanh không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ tín dụng mà với phương châm "toàn quân ra trận" tất cả các bộ, phòng ban kết hợp với nhau tạo thành guồng máy hoạt động nhịp nhàng ăn khớp nhằm thống nhất mục tiêu chung là phục vụ khách hàng. Với những phương thức cho vay mới theo quy ước tín dụng ban hành ngày 30-9-1998 ngân hàng lượt bớt những thủ tục rườm rà, giảm thiểu thời gian duyệt và số lần ký hợp đồng tín dụng, cải thiện cơ bản mối quan hệ giữa ngân hàng với bạn hàng. Trên cơ sở tính lãi suất đầu vào ngân hàng đã áp dụng mức lãi suất ưu đãi phù hợp cho khách hàng tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong năm 2001, Tổng dư nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đạt 1.574 tỷ đồng đạt 95% kế hoạch, tăng 21,8% so với năm 2000. Với tổng số 112 doanh nghiệp nhà nước, 103 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 562 hộ sản xuất, đặc biệt có 7 tổng công ty…, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã đầu tư với tỷ trọng: Dư nợ DNNN: 1.267 tỷ đồng chiếm 80% tổng dư nợ, tăng 43,3% so với năm 2000. Dư nợ ngoài quốc doanh: 158 tỷ chiếm 10% tổng dư nợ, tăng 52% so với năm 2000. Dư nợ HTX: 2,9 tỷ chiếm 0,2% tổng dư nợ, giảm 25% so với năm 2000. Dư nợ hộ sản xuất: 48 tỷ chiếm 3% tổng dư nợ, tăng 122% so với năm 2000. Dư nợ vay khác: 97 tỷ chiếm 6.8% tổng dư nợ, giảm 69% so với năm 2000. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã đáp ứng tốt mọi nhu cầu tín dụng cho các thành phần kinh tế trên địa bàn, ngoài ra Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã thẩm định và giải ngân 2 dự án trung hàn, mở rộng dây chuyền sản xuất bia của nhà máy Bia Hà Nội (đến 31/12/2001 đã giải ngân 40 tỷ đồng). Dự án nhà máy Kính nổi Bình Dương thuộc tổng công ty Thuỷ tinh gốm xây dựng (đến 31/12/2001 đã giải ngân 170 tỷ đồng). Ngoài những sự án lớn Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã thẩm định và giải ngân một số dự án trung hạn như mở rộng dây chuyền gạch ốp Nhà máy gạch Hà Nội, dự án dây chuyền sản xuất bao bì xi măng của nhà máy văn phòng phẩm Cửu Long. Việc giữ ổn định số khách hàng hiện có là nhiệm vụ rất quan trọng của toàn chi nhánh, mặt khác Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã liên tục tiếp thị và mở rộng thêm khách hàng mới về mở tài khoản và quan hệ tín dụng với Ngân hàng như Công ty dệt Hà Nội, Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội… Cùng với việc đầu tư các doanh nghiệp hiện có, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội còn chỉ đạo tập trung khai thác và tiếp thị các công ty THHH, hộ sản xuất. Đây chính là đối tượng mang lại hiệu quả và an toàn cao tránh rủi ro khi đầu tư. Với tổng dư nợ 1.574 tỷ đồng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã cho vay 1.114 tỷ đồng ngắn hạn, 274 tỷ đồng trung hạn, 186 tỷ đồng dài hạn. Để đạt được những kết quả đáng kể nêu trên, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã thực hiện áp dụng nhiều biện pháp: Áp dụng lãi suất ưu đãi đối với doanh nghiệp truyền thống. Liên tục phân loại khách hàng theo tháng, quý, năm qua đó nắm bắt được những khách hàng làm ăn có hiệu quả, kinh doanh có lãi tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp hoà nhập với cơ chế thị trường. Miễn giảm phí dịch vụ, phí chuyển tièn với doanh nghiệp có dư nợ cao kinh doanh có lãi vay, trả sòng phẳng. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục mở rộng thị phần khách hàng, mở rộngt hu tiền mặt tại chỗ tiết kiệm cho doanh nghiệp tạo thêm nguồn vốn cho Ngân hàng. Liên tục đổi mới phong cách phục vụ, giao tiếp phương châm "Sự thành đạt của khách hàng là thành công của Ngân Hàng". Với sự hành công đáng kể trên của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội cũng chính là sự đóng góp nhỏ bé của NHNo & PTNT Hà Nội vào sự phát triển kinh tế thủ đô cũng như mở rộng quy mô hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam. Thực hiện chương trình 13 của Thành ủy Hà Nội về việc phát huy nội lực, khai thác nguồn vốn tại chỗ để đầu tư cho nền kinh tế trên địa bàn thủ đô, NHNo & PTNT Hà Nội ngoài việc đáp ứng nhu cầu vốn thương mại cho các thành phần kinh tế đã phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, các quận triển khai cho vay đối với các hộ nghèo thiếu vốn làm ăn. Trong năm 2001, NHNo Hà Nội đã cho 950 hộ vay 1,2 tỷ đồng vốn cho sản xuất kinh doanh, nhiều hộ đã có thu nhập khá, trả nợ ngân hàng được1,7 tỷ đồng. Hiện nay còn gần 1000 hộ nghèo đang có dư nợ vay ngân hàng 1,7 tỷ đồng. Về nợ quá hạn: đến 31-12-2001, tổng dư nợ quá hạn của NHNo Hà Nội đạt 23 tỷ, chiếm 1,8% dư nợ giảm 3,8% so với đầu năm. Trong năm 2000, ngân hàng đã tích cực triển khai các biện pháp thu hồi nợ quá hạn nhất là phát mại tài sản, đặc biệt được NHNo & PTNT Việt Nam xử lý rủi ro trên 40 tỷ đồng nên nợ quá hạn giảm thấp hơn năm 1999. 5. Công tác kế toán thanh toán: Công tác kế toán thanh toán ở NHNo Hà Nội không ngừng được đổi mới với nhiều hình thức phong phú, đã thực hiện tin học hóa công nghệ thanh toán, đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán đã làm tốt công tác của mình, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh đồng thời đảm bảo thanh toán thu chi hợp lý đảm bảo quy chế phân phối thu nhập phù hợp cho người lao động. Phòng kế toán đã được tổ chức tốt công tác phát huy hiệu quả công nghệ ngân hàng. Năm 2000 ngân hàng đã thực hiện tốt công tác vốn giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn cũng như với các ngân hàng nông nghiệp trong cùng hệ thống không để xảy ra nhầm lẫn, sai sót với doanh số 13.790 tỷ đồng, bằng 136% doanh số thanh toán năm 1999, số lượng khách hàng chuyển tiền qua mạng vi tính ngày càng tăng lên, đặc biệt khi NHNo & PTNT Việt Nam triển khai thực hiện việc chuyển tiền điện tử NHNo Hà Nội, được tham gia thực hiện ngay từ đầu. Tuy còn mới mẻ nhưng ngân hàng đã cố gắng phục vụ khách hàng không có những sai sót, nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NHNO & PTNT TP HÀ NỘI 1. Tình hình thanh toán nói chung: Xuất phát từ đặc điểm ngân hàng là đơn vị kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn chủ yếu là đi vay để cho vay, phục vụ nền kinh tế làm cho vốn tiền tệ sinh sôi. Một trong số các nguồn vốn có khả năng sinh lời nhiều nhất cho hoạt động của ngân hàng là nguồn vốn thanh toán. Để huy động nguồn vốn này ngoài việc mở rộng quy mô hoạt động, ngân hàng còn chú trọng đến việc vận động khách hàng mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng với thủ tục đơn giản, thuận tiện, áp dụng nhiều hình thức thanh toán mới phù hợp với cơ chế thị trường như chuyển tiền điện tử, thanh toán bằng thẻ tín dụng. Ngân hàng có mạng lưới thanh toán hiện đại và rộng khắp toàn quốc, tạo cho khách hàng thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn. Uy tín của ngân hàng được nâng cao, thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, ngân hàng có thể mở rộng đầu tư làm cho hoạt động tín dụng không ngừng được tăng lên. Ta có thể phân tích tình hình thanh toán của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội qua bảng sau: Bảng 2: Tình hình thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội năm 2000 và năm 2001 ĐVT: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Doanh số Tỷ lệ (%) Doanh số Tỷ lệ (%) Thanh toán chung 30.363.374 100 27.218.539 100 Thanh toán bằng tiền mặt. 8.623.198 28,4 7.577.764 27,8 Thanh toán không dùng tiền mặt 21.740.176 71,6 19.640.775 72,2 *( Số liệu trên được lấy từ giao dịch trực tiếp) Qua bảng trên ta thấy thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng cao trên 70% trong tổng thanh toán chung. Cụ thể hơn là tình hình thanh toán bằng tiền mặt trong năm 2000 đã giảm từ 28,4% xuống chỉ còn 27,8% trong năm 2001, còn tỷ trọng của tình hình thanh toán không dùng tiền mặt trong năm 2001 đã chiếm tỷ trọng cao hơn năm 2000 trong tổng thanh toán chung. Điều này chứng tỏ trong nền kinh tế thị trường, các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt đã phát huy được vai trò của mình và có những ưu thế để khách hàng chấp nhận và sử dụng. Thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng cao còn chứng tỏ tâm lý muốn dùng tiền mặt để thanh toán đã giảm đáng kể. Thanh toán bằng tiền mặt sẽ mất nhiều thời gian kiểm đếm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1769.DOC
Tài liệu liên quan