MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG 3
CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3
I. Tổng quan về quan về CTCK 3
1. Sự hình thành và phát triển 3
2. Khái niệm và đặc điểm 4
2.1 Khái niệm về CTCK 4
2.2 Đặc điểm 5
2.2.1 Đặc điểm về vốn 5
2.2.2 Đặc điểm về nhấn sự 5
2.2.3 Đặc điểm về đội ngũ lãnh đạo 5
2.2.4 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật 6
2.2.5 Đặc điểm về xung đột lợi ích giữa quyền lợi khách hàng và CTCK 6
2.3 Phân loại CTCK 6
2.3.1 Công ty chuyên doanh chứng khoán 6
2.3.2 Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán. 7
2.4 Các loại hình tổ chức công ty chứng khoán 7
2.4.1 Công ty hợp doanh 8
2.4.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn 8
2.4.3 Công ty cổ phần 9
2.5 Chức năng và vai trò của công ty chứng khoán 9
2.5.1 Chức năng 9
2.5.2 Vai trò 9
II. Hoạt động của công ty chứng khoán 11
1. Nguyên tắc hoạt động 11
1.1. Nguyên tắc tài chính 11
1.2. Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp 12
2. Hoạt động của công ty chứng khoán 12
2.1. Tự doanh chứng khoán 12
2.2. Hoạt động môi giới chứng khoán 13
2.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành 13
2.4. Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư 14
2.5. Hoạt động tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán 14
2.6. Các nghiệp vụ hỗ trợ khác 14
III. Phát triển hoạt động của CTCK 16
1. Khái niệm 16
2. Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động của công ty chứng khoán 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI (HBBS) 18
I. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 18
1. Giai đoạn 2000 – 2005 18
1.1. Số lượng và quy mô hoạt động của CTCK 18
1.2. Chất lượng hoạt động 19
2.Giai đoạn 2006 - 2007 20
2.1. Về quy mô vốn 20
2.2. Về hoạt động của các CTCK 21
3. Giai đoạn nửa cuối 2007 đến nay 21
3.1. Về số lượng và quy mô giao dịch 21
3.2. Về hoạt động của các CTCK: 21
3.3. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh: 22
4. Thực trạng các CTCK 3 quý đầu năm 2009 22
4.1. Hoạt động môi giới 22
4.2. Hoạt động tự doanh 24
4.3. Repo 24
4.4. Vấn đề Đòn bẩy tài chính mà các CTCK phối hợp với ngân hàng cung cấp cho nhà đầu tư chủ yếu dưới dạng hợp đồng hợp tác đầu tư. 25
II. Thực trạng hoạt động của công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội ( HBBS) 26
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 26
2. Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty 28
2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty 28
2.2. Cơ cấu nhân sự của công ty 29
5. Thực trạng hoạt động 30
5.1. Môi giới chứng khoán: 30
5.2. Tự doanh: 33
5.3. Tư vấn đầu tư chứng khoán: 36
5.4. Lưu ký, thanh toán và làm đại lý cho các cổ đông: 36
6. Đánh giá kết quả hoạt động của công ty 37
6.1. Đánh giá tình hình hoạt động qua các năm 37
6.1.1. Thông qua chỉ số doanh thu, lợi nhuận 37
6.1.2. Cơ cấu doanh thu qua các hoạt động nghiệp vụ 38
6.2. Đánh giá chung 39
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHO CÔNG TY CHỨNG KHOÁN HABUBANK SECUIRITIES (HBBS) 41
I. Mục tiêu 41
II. Một số giải pháp 41
1. Tăng quy mô vốn 41
1.1. Giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư 41
1.2. Phát hành trái phiếu 42
2. Tái cấu trúc vốn 42
2.1. Thay đổi hình thái sở hữu 42
2.2. Tái cấu trúc vốn 43
2.3. Tái cấu trúc hoạt động 43
3. Ứng dụng công nghệ thông tin 44
4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 44
5. Các giải pháp nguồn lực để thực hiện mục tiêu 45
6. Giải pháp cho các hoạt động nghiệp vụ 48
6.1. Hoạt động môi giới 48
6.3. Hoạt động tư vấn chứng khoán 49
6.4. Hoạt động bảo lãnh phát hành 50
III. Một số kiến nghị 50
1. Kiến nghị với Chính phủ. (kiến nghị với bộ tài chính không được – bộ tài chính ko đc sửa luật) 50
1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý. 50
1.2. Ưu đãi thuế cho hoạt động chứng khoán 52
2. Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. 52
2.1. Giám sát và quản lý vốn khả dụng đối với công ty chứng khoán 53
2.2. Quy định về chế độ báo cáo và công khai hoá thông tin 53
2.3. Tuyên truyền và đào tạo kiến thức về chứng khoán và TTCK 54
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển thị trường cho công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môi giới và tư vấn cũng thua lỗ. Một số CTCK dù đã đi vào hoạt động từ trước năm 2007, nhưng doanh thu vẫn rất khiêm tốn, thể hiện hoạt động môi giới chưa hiệu quả.
4. Thực trạng các CTCK 3 quý đầu năm 2009
Hoạt động môi giới
- Thành tựu đạt được
Thị phần giá trị giao dịch môi giới quý III/ 2009 của 10 CTCK hàng đầu tại sở giao dịch chứng khoán TP. HCM
Cổ phiếu và Chứng chỉ quỹ:
1. Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long TSC 8,93%
2. Công ty TNHH một thành viên Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín SBS 8,73%
3. Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn SSI 7,52%
4. Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HSC 5,68%
5. Công ty TNHH Chứng khoán ACB ACBS 4,37%
6. Cổng ty Cổ phần Chứng khoán KimEng Việt Nam KEVS 3,82%
7. Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt BVSC 3,71%
8. Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT FPTS 3,65%
9. Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCBS 2,94%
10. Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam BSC 2,63%
Trái Phiếu:
1. Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn SSI 32,651%
2. Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng Công thương
Việt Nam Vietinbank 32,259%
3. Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt BVSC 12,139%
4. Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HSC 12,139%
5. Công ty TNHH Chứng khoán ACB ACBS 10,806%
6. Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long TSC 0,004%
7. Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam BSC 0,003%
(Trong Quý III/2009, chỉ có 7 CTCK tham gia giao dịch môi giới Trái Phiếu)
Đối với lĩnh vực môi giới cổ phiếu, 10 CTCK lớn nhất chiếm 42,13% thị phần. Chứng khoán Thăng Long (TSC) dẫn đầu với 8,13% thị phần, cách biệt lớn so với công ty ở vị trí thứ 2 là Sacombank-SBS với 4,76% thị phần. Đây là cũng hai công ty dẫn đầu về thị phần môi giới tại HoSE trong quý III.
Trong số 10 doanh nghiệp trên, có 7 doanh nghiệp cũng nằm trong top 10 doanh nghiệp có thị phần môi giới lớn nhất tại HoSE. Bảy doanh nghiệp này chiếm 32,33% thị phần tại HNX và 41,82% thị phần tại HoSE.
Tính thanh khoản của TTCK Việt Nam được cải thiện mạnh trong thời gian qua. Điều này được thể hiện ở giá trị giao dịch trong năm 2009, con số 65 phiên giao dịch, trung bình trên HOSE mỗi phiên có 50 triệu cổ phiếu được sang tên với giá trị chuyển nhượng 2200 tỷ đồng - những con số mơ ước, vượt xa mức kỷ lục năm 2008 (38,5 triệu cổ phiếu, xác lập vào ngày 23/9/2008). Trên HNX, tuy giao dịch kém sôi động hơn một chút, nhưng giá trị giao dịch cũng luôn ở mức bằng 1/2 - 2/3 giá trị giao dịch tại HOSE. Cùng với thanh khoản cải thiện, doanh thu từ hoạt động môi giới tại các CTCK tăng mạnh.
Tuy nhiên bên cạnh các CTCK lớn chiếm được thị phần môi giới lớn thì vẫn còn những công ty nhỏ. Dù không đủ vốn để được thực hiện nghiệp vụ tự doanh, nhưng nhiều CTCK nhỏ vẫn hoạt động tự doanh chui.
Số lượng tài khoản nhà đầu tư khiêm tốn, đặc biệt nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài hầu như không có; công nghệ và nhân sự ở mức tối thiểu; không báo cáo phân tích nghiên cứu thị trường; dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư chỉ ở mức khiêm tốn, đó là những nét chính, khắc họa điểm chung của các CTCK nằm phía dưới bảng xếp hạng.
Tuy nhiên với các CTCK nhỏ thuộc tốp dưới, thị phần môi giới vẫn rất khiêm tốn. Khoảng 20% CTCK nhỏ có thị phần môi giới mỗi công ty chỉ chiếm dưới 0,1%. Doanh thu phí môi giới trung bình hàng tháng (trên cả HOSE và HNX) của các CTCK tốp cuối chỉ từ 10 - 50 triệu đồng/tháng. Cá biệt, vào tháng 8/2009, trên HOSE có CTCK chỉ môi giới được đúng 3.400 cổ phiếu cho nhà đầu tư với phí môi giới chưa đến 120.000 đồng.
Hoạt động tự doanh
Trong quý I /2009 hàng loạt CTCK đã nộp đơn lên UBCKNN xin rút bớt nghiệp vụ tự doanh. Theo quy định, nghiệp vụ này yêu cầu vốn pháp định của doanh nghiệp là 100 tỷ đồng, một số tiền không nhỏ trong tình hình khó khăn hiện nay.
Để giảm bớt gánh nặng, nhiều CTCK đã bắt đầu cắt giảm nhân sự, đóng cửa các đại lý nhận lệnh, thu hẹp diện tích hoặc chuyển sàn ra khỏi khu vực trung tâm để giảm bớt chi phí.
Nhìn tổng thể, kết quả hoạt động của các CTCK trong 6 tháng đầu năm đã phản ánh tương đối toàn diện tình hình hoạt động của các CTCK. Chặng đường sắp tới, CTCK lớn có thị phần rộng, được quản trị rủi ro tốt, có chiều sâu về nhân lực sẽ phát triển ổn định và vượt xa mức bình quân chung của toàn ngành.
Mảng tự doanh chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu doanh thu của các CTCK. Có công ty doanh thu của hoạt động tự doanh trên 50% tổng doanh thu, có công ty còn lên tới 80%.
Repo
UBCKNN vừa nhắc nhở các CTCK thực hiện theo yêu cầu đã có từ cuối tháng 5, là ngừng ký hợp đồng mới các hợp đồng giao dịch kỳ hạn (repo).
Theo đó, UBCKNN sẽ kiểm tra hoạt động của các CTCK và xử lý những trường hợp vi phạm. Repo (repurchase agreement) chứng khoán là nghiệp vụ trong đó người đi vay sử dụng chứng khoán làm tài sản thế chấp để vay tiền với lãi suất đã định trước.
Hình thức này có thể phát sinh rủi ro khi người vay không thể trả nợ (tức là mua lại chứng khoán), khiến CTCK phải bán ra để thu hồi tiền hoặc sở hữu luôn số chứng khoán đó.
Ngoài ra, UBCKNN cũng chấn chỉnh hoạt động giao dịch OTC tại một số CTCK. Theo quy định hiện nay, chỉ Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán mới được phép tổ chức TTCK.
UBCKNN yêu cầu các CTCK thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đã được cấp phép. Đối với các sản phẩm, dịch vụ tài chính khác, trước khi thực hiện, các công ty phải báo cáo cho UBCKNN phương án, quy trình thực hiện, các biện pháp quản trị rủi ro.
Vấn đề Đòn bẩy tài chính mà các CTCK phối hợp với ngân hàng cung cấp cho nhà đầu tư chủ yếu dưới dạng hợp đồng hợp tác đầu tư.
Thời gian này, TTCK đang có những dấu hiệu sôi động dần, chỉ số VN-Index đã lên hơn 600 điểm; giá trị giao dịch nhiều phiên lên đến lên tới 3.000 - 4.000 tỷ đồng/phiên, cá biệt có phiên lên đến gần 6.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng, chỉ số VN- Index lên điểm một phần không nhỏ đến từ đòn bẩy tài chính dưới các hình thức: bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán, cầm cố, hợp đồng hợp tác đầu tư…
Đòn bẩy tài chính mà các CTCK phối hợp với ngân hàng cung cấp cho nhà đầu tư chủ yếu dưới dạng hợp đồng hợp tác đầu tư. Tùy đặc thù của mỗi công ty, đòn bẩy được thực hiện dưới các hình thức khác nhau, phổ biến nhất là hình thức cho vay ký quỹ. Khi giá trị cổ phiếu giảm khoảng 20% hoặc 30% so với giá mua, ngân hàng sẽ yêu cầu nhà đầu tư đóng thêm tiền hoặc giải chấp chứng khoán để thu hồi vốn.
Hiện tại, nhiều CTCK mời chào các sản phẩm cho vay đầu tư chứng khoán với tỷ lệ khá hấp dẫn, một số nơi lên đến 300% giá trị khách hàng ký quỹ. Ngoài ra, các CTCK cũng đưa ra một số dịch vụ cho vay khác như cho vay ứng trước ngay sau khi có kết quả khớp lệnh; cầm cố chứng khoán chưa niêm yết; cho vay bảo chứng; cho vay 100% thời gian T+1, T+2, thậm chí đến T+7… Lãi suất phụ thuộc thời gian khách hàng sử dụng dịch vụ ít nhất là 0,04-0,05%/ngày.
Hiện tại chưa có quy định nào cho phép hoặc không cho phép các CTCK thực hiện nghiệp vụ giao dịch ký quỹ. Hơn nữa hình thức hợp tác giữa CTCK và nhà đầu tư cũng không thể hiện trên giấy tờ là nghiệp vụ ký quỹ, nên các CTCK không phải báo cáo nghiệp vụ này với cơ quan quản lý. Thực tế này là nguyên nhân khiến thị trường không có số liệu chính thức mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của nhà đầu tư và không biết có bao nhiêu CTCK cung cấp dịch vụ này.
Thực trạng hoạt động của công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội ( HBBS)
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội( Habubank) là một trong các Ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam. Năm 2006 là năm mà HABUBANK lần thứ 7 liên tục được Ngân hàng Nhà Nước xếp vào nhóm ngân hàng loại A và được tạp chí “ The Banker ” của Anh trao giải “ Ngân hàng của năm”. Một trong những chiến lược hàng đầu của HABUBAK là đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng các dịch vụ ngoài tín dụng trong đó : Kinh doanh chứng khoán vừa tập trung được các yêu cầu hiện tại vừa chuẩn bị được nguồn lực lớn hơn và hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính trong những năm tiếp theo.
Việc thành lập công ty chứng khoán đã được HABUBANK quan tâm từ rất sớm và không nằm ngoài chiến lược về mở rộng và đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ của mình. Việc thành lập công ty chứng khoán sẽ cho phép HABUBANK không những giữ vững được số khách hàng hiện có mà còn mở rộng thêm khách hàng mới thông qua những loại hình kinh doanh mà công ty chứng khoán đang được phép thực hiện.
Công ty TNHH chứng khoán NHTMCP Nhà Hà Nội (sau đây gọi tắt là HBBS) được thành lập ngày 04/11/2005 theo quyết định số 14/UBCK – GPHĐKD của chủ tịch UBCKNN.
Tên đầy đủ : Công ty TNHH chứng khoán ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
Tên tiếng Anh : HABUBANK Securities Company Ltd.
Tên viết tắt : HBBS
Vốn điều lệ : 150 tỷ
Trụ sở chính : 2C Vạn Phúc – Ba Đình – Hà Nội.
Tel : 84.4.7262480 – 7262483
Người đại diện
theo pháp luật : Ông Nguyễn Lâm Dũng, Giám đốc
Website : www.habubanksecurities.com.vn
Chi nhánh : - Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Tầng 1, tầng 2, Lô H3 Hoàng Diệu, Phường 6, Quận 4, Tp.Hồ Chí Minh. - Phòng giao dịch Trung Hoà
- Nhân Chính trực thuộc trụ sở chính: Tầng 1-17T1– Khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội.
- Phòng giao dịch Hàng Trống trực thuộc trụ sở chính: số 71B phố Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội.
Giấy phép thành lập và hoạt động : 14/UBCK–GPHĐKD , Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 04/11/2005.
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2006, với mục tiêu trở thành một trong những CTCK hàng đầu trên thị trường, cung ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ có tính sáng tạo cao và mang lại giá trị thực sự cho khách hàng. HBBS đã đầu tư lớn và không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất cũng như đội ngũ cán bộ trong công ty.
Sơ lược quá trình phát triển
- Ngày 03/ 11/ 2005: Chính thức thành lập Công ty chứng khoán NH TMCP Nhà Hà Nội, hoạt động 50 năm có số vốn tối thiểu 20.000.000 đồng
- Ngày 26/05/ 2006: HBBS được bổ sung thêm các loại hình kinh doanh chứng khoán: Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và Bảo lãnh phát hành chứng khoán.
- Ngày 23/ 12/ 2006: Vốn điều lệ tăng lên 50.000.000 đồng
- Ngày 31/ 12/ 2006: Lợi nhuận trước thuế qua 8 tháng hoạt động (07/ 04/ 2006 đến 31/ 12/ 2006) đạt 18,4 tỷ đồng, vượt 381% so với kế hoạch đã đặt ra.
- Ngày 05/ 01/ 2007: Bảo lãnh phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu đợt I, kỳ hạn 5 năm của Vinashin.
- Ngày 05/ 03/ 2007: Bảo lãnh phát hành thành công 500 tỷ VNĐ trái phiếu kỳ hạn 5 năm của Lilama.
- Ngày 06/ 06/ 2007: Phối hợp cùng Deustch Bank hỗ trợ thành công phát hành 1000 tỷ trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Lilama.
- Ngày 24/ 08/ 2007: Vốn điều lệ của HBBS tăng từ 50 tỷ lên 150 tỷ VNĐ
- Ngày 25/07/ 2008: Tư vấn phát hành thành công 900 tỷ trái phiếu cho Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam.
- Ngày 12/03/2009: Phối hợp cùng Deustch Bank hỗ trợ thành công phát hành 3000 tỷ VNĐ trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Vinashin. Đây là đợt phát hành có tổng giá trị phát hành lớn nhất.
- Ngày 23/10/2009: Tư vấn và tổ chức phát hành thành công 1000 tỷ đồng trái phiếu cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (HBB)
- Năm 2009, công ty đạt 169,3 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 61,6 tỷ, tương ứng tăng 57,2% so với năm 2008.
2. Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty
2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
HBBS được tổ chức theo mô hình công ty TNHH một thành viên với chủ sở hữu duy nhất là Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, bộ máy lãnh đạo của công ty được phân chia thành : Chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc và ba phó giám đốc, trong đó có một phó giám đốc phụ trách trực tiếp chi nhánh Hồ Chí Minh, hai phó giám đốc ở trụ sở Hà Nội phụ trách các phòng
Công ty có trụ sở chính tại 2C Vạn Phúc, Hà Nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tại 2 địa điểm này, HBBS đều có phòng môi giới, phòng kinh doanh, hành chính tổng hợp và kế toán lưu ký. Trong thời gian sắp tới, để đáp ứng việc triển khai nghiệp vụ kinh doanh công ty sẽ xúc tiến thành lập thêm chi nhánh, phòng giao dịch và đại lý nhận lệnh tại các tỉnh và thành phố trong cả nước.
Biểu 2 :Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Chủ tịch công ty
Giám đốc công ty
Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Phó giám đốc 1 trụ sở Hà Nội
Phó giám đốc 2 trụ sở Hà Nội
Phó giám đốc 3 trụ sở tp. HCM
Phòng kinh doanh
Phòng môi giới chứng khoán
Phòng HCTH& KT lưu ký CK
Phòng tư vấn
Phòng phân tích
Phòng môi giới chứng khoán
Phòng kinh doanh
Phòng HCTH & KT lưu ký CK
Nguồn: phòng nhân sự công ty
2.2. Cơ cấu nhân sự của công ty
Yếu tố nhân lực vẫn là yếu tố chính quyết định đến sự phát triển của công ty. Do đó, công tác nhân sự được ban lãnh đạo công ty rất coi trọng và quan tâm. Công ty thường xuyên tổ chức tuyển dụng nhân sự chất lượng nhằm đáp ứng kịp thời sự phát triển mạnh mẽ của bản thân công ty, hầu hết những nhân sự của công ty đều là những người có trình độ chuyên môn cao, có năng lực và trách nhiệm với công việc, yêu nghề, sức khoẻ tốt, có khả năng đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty. Qua quá trình làm việc tại công ty, các nhân sự mới được đào tạo bài bản, tiếp xúc và dần nắm bắt được hết các quy trình nghiệp vụ, từ đó có thể phát huy hết khả năng sáng tạo, trí tuệ của mình, có điều kiện thực hiện các ý tưởng mới nhằm đem lại hiệu quả làm việc cao nhất.
Sau đây là bảng kê tình hình nhân sự của công ty tính đến thời điểm cuối năm 2009:
Bảng 2.2.1: Tình hình nhân sự của HBBS
Đơn vị: Nhân viên
Thời gian
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng số nhân viên
30
25
50
Số nhân viên được cấp Chứng chỉ
10
8
21
Nguồn: Phòng nhân sự Ngân hàng Habubank
Số nhân viên được cấp chứng chỉ năm 2007 là 10 người, sang năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng số lượng nhân viên giảm, kéo theo số nhân viên được cấp chứng chỉ cũng giảm theo. Sang năm 2009 tình hình có khả quan hơn. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển lâu dài công ty cần chú trọng bồi dưỡng đội ngũ nhân viên hơn nữa, cần tăng số lượng nhân viên được cấp chứng chỉ.
Bảng 2.2.2: Cơ cấu nhân sự các phòng ban của HBBS
Phòng, ban
Số lượng nhân viên (người)
Phòng môi giới chứng khoán
20
Phòng phân tích chứng khoán
4
Phòng kế toán lưu ký chứng khoán
11
Các phòng khác
15
Nguồn: Phòng nhân sự Ngân hàng Habubank
Bảng 2.2.3 : Cơ cấu nhân sự theo trình độ của HBBS
Trình độ
Số lượng nhân viên( người)
Đại học
43
Trên đại học
7
Nguồn: Phòng nhân sự Ngân hàng Habubank
Với tình hình kinh tế hiện nay, việc tồn tại được đã là vấn đề khó khăn, muốn phát triển công ty cần phải chú trọng hơn nữa đến việc đào đạo chuyên viên cao cấp, đặc biệt là nhân viên có trình độ trên đại học.
Thực trạng hoạt động
Khi mới thành lập, Công ty TNHH Chứng khoán Habubank có vốn điều lệ là 50 tỷ Việt Nam đồng, do vậy các hoạt động của công ty chủ yếu mới chỉ tập trung vào hoạt động môi giới, còn các hoạt động khác phát triển nhưng chưa mạnh. Đầu năm 2007 công ty đã tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ, chú trọng nhiều hơn đến các hoạt động khác đặc biệt là hoạt động tự doanh và tư vấn.
Môi giới chứng khoán:
Công ty thực hiện chức năng là môi giới mua, bán chứng khoán được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán theo yêu cầu của khách hàng. Tiện ích của dịch vụ này tại HBBS là:
- Thủ tục đơn giản, chặt chẽ, nhanh chóng, thuận tiện.
- Mọi thông tin liên quan đến tài khoản của khách hàng được bảo mật tuyệt đối.
- HBBS giúp khách hàng thực hiện giao dịch chứng khoán diễn ra thuận tiện, kịp thời; ngoài hình thức giao dịch trực tiếp, công ty còn cung cấp dịch vụ giao dịch qua điện thoại, gửi tin nhắn SMS về số dư tiền mặt và số dư chứng khoán cho khách hàng. Cũng như gửi kết quả và chăm sóc khách hàng qua SMS khiến khách hàng và công ty thân thiết hơn.
- HBBS cung cấp cho các nhà đầu tư báo cáo giao dịch, các thông tin cập nhật về thị trường, báo cáo tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần, các văn bản pháp luật hàng ngày ...
- Đội ngũ chuyên viên môi giới tận tình, có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và cập nhật thông tin.
- Công ty cung cấp các dịch vụ bổ trợ như: ứng trước tiền bán chứng khoán cho khách hàng, cầm cố chứng khoán,…tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc sử dụng linh hoạt nguồn vốn đầu tư của mình, nhằm đưa lại hiệu quả đầu tư cao nhất.
Mức phí giao dịch tại HBBS
Bảng 2.2.4 : mức phí giao dịch tại HBBS
TT
Biểu phí theo ngày
Mức phí
1
Giá trị giao dịch cổ phiếu niêm yết
- Giá trị giao dịch từ 0 đế n dưới 100 triệu đồng
0.30%
- Giá trị giao dịch từ 100 triệu đến dưới 300 triệu
0.28%
- Giá trị giao dịch từ 300 triệu đến dưới 1 tỷ
0.25%
- Giá trị giao dịch từ 1 tỷ đến 5 tỷ
0.2%
- Giá trị giao dịch trên 5 tỷ
0.18%
2
Phí giao dịch trái phiếu niêm yết
- Đối với tổ chức
0.05%
- Đối với cá nhân
0.10%
Biểu ứng trước tiền bán chứng khoán
+ Phí ứng trước = 0.035% / ngày x số tiền ứng trước x số ngày ứng trước
+ Phí ứng tối thiểu = 50.000 đồng
Thị phần
Bảng 2.2.5 Thị phần giá trị giao dịch khớp lệnh của HBBS
so với toàn thị trường
Đơn vị : Đồng
GTGDKL tại HBBS
Tổng GTGDKL toàn thị trường
Tỷ trọng
Năm 2008
1.594.308.065.000
32.875.773.000.000
4.85%
Năm 2009
2,400,901,342,000
48.405.269.000.000
4.96%
Nguồn : Báo cáo KQKD của HBBS năm 2008 và năm 2009
Thị phần của công ty năm sau tăng so với năm trước, giá trị giao dịch cũng tăng lên. Năm 2009 được xem là năm nền kinh tế toàn cầu nói chung, nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang dần phục hồi. Theo đó TTCK cũng có bước tiến đáng kể. Giá trị giao dịch toàn thì trường tăng lên. Giá trị giao dịch tại công ty cũng tăng theo. Đây là một giấu hiệu đáng mừng cho hoạt động môi giới.
Về số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán
Bảng 2.2.6 Số lượng tài khoản giao dịch đóng mở tại HBBS
Đơn vị : Tài khoản
Tháng
Tài khoản mở
Tổng
Mở
Tài khoản đóng
Tổng đóng
Cá nhân
Tổ chức
Cá nhân
Tổ chức
Trong nước
Nước ngoài
trong nước
nước ngoài
trong nước
nước ngoài
Trong nước
Nước ngoài
T10/08
60
2
0
0
162
0
0
0
0
0
T11/08
28
0
0
0
228
0
0
0
0
0
T12/08
21
0
1
0
122
1
0
0
0
1
T1/09
0
0
1
0
81
1
0
0
0
1
T2/09
13
0
0
0
113
6
0
0
0
6
T3/09
3
0
0
0
73
2
0
0
0
2
T4/09
0
1
1
0
82
3
0
0
0
3
T5/09
39
0
1
0
140
1
0
0
0
1
T6/09
70
1
1
0
372
6
0
0
0
6
T7/09
38
0
0
0
238
9
0
0
0
9
T8/2009
20
0
3
0
223
6
0
0
0
6
T9/09
09
0
1
0
110
4
0
0
0
4
T10/09
30
0
2
0
832
1
0
0
0
1
T11/09
53
0
1
0
854
1
2
0
0
1
T12/09
252
1
3
0
1256
1
0
0
0
2
Tổng
866
6
4
0
4886
2
2
0
0
44
Nguồn: Báo cáo KQKD của HBBS năm 2008 và năm 2009
Biểu 3 Số lượng tài khoản mở qua các năm
Số bảng trên thể hiện sự biến động của thị trường nói chung tác động đến lòng tin của nhà đầu tư. Họ bắt đầu mở các tài khoản giao dịch nhiều hơn. Năm 2008 số lượng tài khoản tăng có vẻ châm chạp, càng về sau thì càng tăng lên khi mà nền kinh tế đang phục hồi dần. Tháng 12/2009 có thể xem là đỉnh điểm của thời gian giao dịch trong năm. Mọi người bắt đầu tin tưởng nhiều hơn vào nền kinh tế và có những động thái tích cực hơn, thể hiện số lượng tài khoản giao dịch lên đến con số 1256.
Số lượng tài khoản mở tại HBBS tăng dần theo thời gian. Tính đến thời điểm cuối năm, số lượng tài khoản chứng khoán được mở tại công ty đã đạt gần 5000 tài khoản, tăng lên rất nhiều so với năm 2008, đây quả thực là một thành công lớn của công ty trong việc thu hút các nhà đầu tư. Số lượng tài khoản giao dịch chứng tỏ uy tín của công ty trên thị trường, là thành quả xứng đáng cho thái độ làm việc miệt mài, tận tâm và hiệu quả của toàn bộ cán bộ nhân viên công ty trong thời gian qua.
Tự doanh:
Mua bán chứng khoán, đầu tư, tài trợ cho các dự án:
HBBS trực tiếp mua và bán chứng khoán cho chính mình và thực hiện việc đầu tư vào các doanh nghiệp cổ phần hoá, các dự án đầu tư khác. Thực hiện tư vấn, làm đại lí hoặc bảo lãnh phát hành chứng khoán cho các tổ chức, doanh nghiệp và dự án. Công ty thực hiện kinh doanh chứng khoán bằng chính nguồn vốn của công ty nhằm thu lợi cho chính mình. Các danh mục đầu tư của công ty luôn được nghiên cứu kỹ, thay đổi hợp lý phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty và diễn biến của thị trường.
Đầu tư vào doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, các tổ chức phát hành
Mua bán các loại công trái, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Công ty và các loại chứng khoán niêm yết và chưa niêm yết
Mua bán kỳ hạn chứng khoán chưa niêm yết (repo OTC): Dịch vụ cho giao dịch mua bán chứng khoán chưa niêm yết có kỳ hạn, CTCK mua chứng khoán chưa niêm yết từ khách hàng và cam kết bán lại chứng khoán cho khách hàng với giá thoả thuận từ thời điểm CTCK mua.
Trong hoạt động tự doanh, HBBS thực hiện theo nguyên tắc an toàn và hiệu quả trong đó tính an toàn được đặt lên hàng đầu. Do đó theo quyết định 27/2007/QĐ-BTC để đảm bảo an toàn trong hoạt động tự doanh, CTCK khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh không được:
Đầu tư vào cổ phiếu của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của CTCK;
Đầu tư từ 20% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết;
Đầu tư từ 15% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết.
Ngoài ra, công ty đã đưa ra quy định nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tự doanh. Cụ thể là
- Quy định điểm giới hạn lỗ: Người quản lý chứng khoán sẽ phải đặt bán loại chứng khoán khi mà giá trị trường của nó giảm quá điểm giới hạn lỗ (15% giá trị vốn đầu tư). Trong trường hợp giữ lại thì phải lập một tờ trình và chỉ được giữ lại khi Giám đốc chấp thuận.
- Giám đốc hoặc trưởng phòng tự doanh sẽ trực tiếp quy định với từng cán bộ tự doanh về tỷ lệ vốn tối đa được đầu tư vào một loại cổ phiếu trên tổng số vốn được phân bổ.
- Tỷ trọng, danh mục đầu tư các loại chứng khoán được phép giao dịch trong từng thời kỳ do Giám đốc quy định dựa trên ý kiến của Hội đồng đầu tư.
Sau nhiều năm hoạt động, phòng tự doanh của HBBS đã gặp rất nhiều khó khăn về nhân sự cũng như sự hợp tác với các bộ phận khác trong công ty. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, bộ phận tự doanh đã vượt qua những khó khăn ban đầu đó để đạt được những kết quả rất khả quan:
Bảng 2.2.7 : Kết quả hoạt động của HBBS
Đơn vị : nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Vốn đầu tư
245,014,357
31,881,748
69,096,197
Doanh thu
198,461,629
19,129,049
53,895,034
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh
Năm 2007 là một năm hoạt động đầy thăng trầm của TTCK Việt Nam khi trải qua những biến động lên xuống thất thường: giai đoạn thị trường bùng nổ trong 3 tháng đầu năm, thị trường bắt đầu hạ nhiệt và điều chỉnh mạnh vào 5 tháng giữa năm, tiếp đến là một đợt phục hồi trước khi đi vào thoái trào trong 4 tháng cuối, do đó kết quả hoạt động của hoạt động đầu tư tự doanh cũng bị ảnh hưởng đáng. Biến động cuối năm 2007 làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư 2008, giá trị đầu tư giảm xuống chỉ còn hơn 31 tỷ đồng. Đến năm 2009, giá trị này lại tăng lên mạnh, gấp đôi năm 2008, đây là dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động tự doanh của công ty.
Doanh thu của hoạt động tự doanh nhìn chung tăng đều qua các năm. Năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng nên hiệu quả tự doanh giảm nhẹ so với năm 2007. So sánh chỉ tiêu doanh thu vốn đầu tư có thể thấy năm 2007 hoạt động tự doanh mang lại hiệu quả hơn.
Danh mục đầu tư của HBBS trên cả thị trường niêm yết và chưa niêm yết luôn bảo đảm tính an toàn cao và tuân thủ nghiêm túc điểm giới hạn lỗ là 15%. Trên thị trường niêm yết, công ty chú trọng đầu tư vào những cổ phiếu có tính thanh khoản cao và tránh đầu tư vào những cổ phiếu có rủi ro cao. Còn trên thị trường OTC, Habubank Securities chỉ tập trung đầu tư vào những cổ phiếu các công ty thuộc những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định và an toàn như ngành ngân hàng, viễn thông, điện lực...
Song song với quá trình tự doanh cổ phiếu, CTCK Habubank cũng đã đẩy mạnh giao dịch tự doanh trái phiếu thông qua việc tìm kiếm nguồn vốn có lãi suất phù hợp trong điều kiện thị trường tài chính đang rất nóng. Bên cạnh việc đẩy mạnh tìm kiếm nguồn vốn ủy thác đối ứng để thu chênh lệch. Ngoài kinh doanh trái phiếu niêm yết, công ty đã mở rộng sang kinh doanh trái phiếu chưa niêm yết, sử dụng các giấy tờ có giá để làm tài sản đảm bảo quay vòng vốn.
Ngoài ra, thông qua hoạt động tự doanh, HBBS đã bước đầu xây dựng được một mạng lưới khách hàng là tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện kinh doanh chứng khoán với công ty. Việc xây dựng được một mạng lưới khách hàng đã giúp cho HBBS có được nhiều cơ hội đầu tư, giảm bớt rủi ro trong hoạt động đầu tư.
Tư vấn đầu tư chứng khoán:
Tư vấn đầu tư là hoạt động tư vấn cho người đầu tư về thời gian mua bán, nắm giữ, giá trị của các loại chứng khoán và các diễn biến của thị trường. Người tư vấn sử dụng kiến thức của mình để kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cho khách hàng. Lời tư vấn dựa trên sự phân tích những diễn biến của thị trường trong quá khứ, có thể đúng có thể sai, vì vậy khách hàng vẫn là người quyết định cuối cùng, thông tin người tư vấn đưa ra chỉ nên mang tính chất tham khảo. Trong hoạt động này, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tư vấn luôn được đề c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25655.doc