MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 3
I. Thị trường, thị trường nội địa 3
1. Khái niệm thị trường 3
2. Khái niệm về thị trường nội địa 3
3. Các đặc điểm của thị trường nội địa 3
3.1. Các đặc điểm vi mô 3
3.2. Các đặc điểm vĩ mô 6
4. Các nhân tố cấu thành của thị trường nội địa 7
4.1 Thị trường người tiêu dùng 7
4.1.1.Thị trường người tiêu dùng và hành vi mua của người tiêu dùng 7
4.1.1.1.Khái quát về thị trường người tiêu dùng 8
4.1.1.2. Hành vi mua của người tiêu dùng 8
4.1.1.3. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng 9
4.1.2. Thị trường các tổ chức và hành vi mua của các tổ chức 11
4.1.2.1. Thị trường và hành vi mua của các doanh nghiệp sản xuất 11
4.1.2.2. Thị trường và hành vi mua của các tổ chức thương mại 13
4.1.2.3. Thị trường và hành vi mua của các tổ chức Nhà nước. 14
4.2. Thị trường người bán 14
II. Các hoạt động phát triển thị trường nội địa 15
1. Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường 15
1.1. Đo lường và dự báo cầu thị trường 15
1.1.1. Những khái niệm chính trong đo lường và dự báo cầu 15
1.1.2. Ước tính cầu hiện tại 16
1.1.3. Ước tính cầu tương lai 17
1.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu 18
1.2.1. Khái quát chung về lựa chọn thị trường mục tiêu 18
1.2.2. Phân đoạn thị trường 18
1.2.3.Lựa chọn thị trường mục tiêu 19
1.3. Định vị thị trường 22
1.3.1. Định vị thị trường 22
1.3.2. Các hoạt động trọng tâm của chiến lược định vị 23
1.3.3. Các bước của tiến trình định vị 24
2. Các hoạt động phân phối sản phẩm 24
2.1. Bản chất và tầm quan trọng của các kênh phân phối 24
2.2. Cấu trúc và tổ chức kênh phân phối 25
2.2.1. Cấu trúc kênh phân phối 25
2.2.2. Tổ chức và hoạt động của kênh 26
3. Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp 29
3.1. Khái quát về xúc tiến hỗn hợp 29
3.2. Các công cụ xúc tiến hỗn hợp 29
III. Vai trò phát triển thị trường nội địa đối với Công ty cổ phần Nước Khoáng Cúc Phương 30
1. Vai trò của thị trường nội địa đối với sự phát triển của Công ty cổ phần Nước Khoáng Cúc Phương 30
2. Tiềm năng của thị trường nội địa 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG CÚC PHƯƠNG 32
1. Tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Nước Khoáng Cúc Phương 32
1.1. Giá trị sản xuất sản phẩm 32
1.1.1. Giá trị sản xuất sản phẩm qua các năm 32
1.1.2. Chủng loại, chất lượng sản phẩm một số sản phẩm chính của Công ty cổ phần Nước Khoáng Cúc Phương 32
1.2. Nguyên vật liệu 32
1.3.Chi phí sản xuất và giá thành 33
1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất 33
1.3.2: Giá thành kế hoạch 34
1.4. Trình độ công nghệ 35
1.5. Đặc điểm lao động 36
1.6. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới 36
1.7. Hoạt động Marketing 36
1.7.1. Hoạt động xây dựng thương hiệu 36
1.7.2. Hoạt động xúc tiến hỗn hợp 37
1.7.3. Mạng lưới phân phối 38
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2000 – 2007 39
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh 2000 – 2007 39
2.2. Tình hình nguồn vốn 2000 – 2007 41
3. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành 41
3.1. Các đối thủ cạnh tranh 41
3.1.1. Các doanh nghiệp Nước Khoáng trong Nước 41
3.1.2. Các doanh nghiệp Nước Khoáng nước ngoài 42
3.2. Vị thế của Công ty 42
3.3. Triển vọng của Công ty 44
4. Đánh giá hoạt động phát triển thị trường của Công ty cổ phần Nước Khoáng Cúc Phương 45
4.1. Đánh giá về hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm 45
4.2. Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp, xây dựng thương hiệu và hiệu quả của các hoạt động đó 45
4.3. Một số đánh giá về công tác tìm hiểu thị trường 46
4.4. Đánh giá về hệ thống kênh phân phối hiện nay của Công ty cổ phần Nước Khoáng Cúc Phương 46
5. Những tồn tại và nguyên nhân của Công ty cổ phần Nước Khoáng Cúc Phương 47
5.1. Những mặt còn tồn tại 47
5.2. Những nguyên nhân 48
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG CÚC PHƯƠNG 49
I. Định hướng và mục tiêu phát triển thị trường nội địa 49
1. Dự báo tiềm năng phát triển thị trường nội địa đối với Công ty cổ phần Nước Khoáng Cúc Phương 49
2. Định hướng và mục tiêu phát triển thị trường nội địa đối với Công ty cổ phần Nước Khoáng Cúc Phương 49
2.1. Định hướng phát triển 49
2.2. Mục tiêu phát triển 50
II. Giải pháp phát triển thị trường nội địa đối với Công ty cổ phần Nước Khoáng Cúc phương 50
1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức 51
2. Giải pháp về các hoạt động phát triển thị trường nội địa 52
2.1. Tạo vị thế trên thị trường đối với sản phẩm của Công ty 52
2.1.1. Đẩy mạnh các hoạt động tìm hiểu thị trường và lựa chọn đoạn thị trường phù hợp 52
2.1.2. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bán hàng, lựa chọn các loại hình xúc tiến bán hàng phù hợp và hiệu quả 53
2.1.3. Mở rộng và nâng cao chất lượng của mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ra khắp các tỉnh thành 55
2.1.4. Đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm 56
2.2. Từng bước đổi mới công nghệ để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao 56
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1922 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa của Công ty cổ phần Nước Khoáng Cúc Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phía khách hàng
Mối đe doạ của cạnh tranh trong ngành
Một đoạn thị trường sẽ không được coi là hấp dẫn nếu có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành cùng hoạt động
+ Mối đe doạ của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Một đoạn thị trường sẽ kém hấp dẫn nếu tiềm ẩn cơ hội thu lợi nhuận cao, có sức hút mạnh những doanh nghiệp ngoài ngành nhập cuộc. Sự xuất hiện của họ sẽ đem vào thị trường khả năng cung ứng mới, làm gia tăng áp lực cạnh tranh và áp lực phân chia thị phần. Vì vậy, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp hiện có giảm mạnh. Khả năng gia nhập của các đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc vào rào cản của sự gia nhập vào một đoạn thị trường như là: khả năng chống trả của các doanh nghiệp hiện có trong ngành, mức độ trung thành của khách hàng với những nhãn hiệu hiện có, tính khác biệt của sản phẩm, đòi chi phí đầu tư cơ bản và sự hấp dẫn về lợi nhuận mà đoạn thị trường hứa hẹn.
+ Đe doạ của các sản phẩm thay thế
Một đoạn thị trường sẽ không hấp dẫn nếu có nhiều sản phẩm thay thế thực hiện hoặc tiềm ẩn. Khả năng thay thế của sản phẩm càng cao, giá cả và lợi nhuận có xu hướng giảm xuống
+ Đe doạ về quyền thương lượng của khách hàng
Một đoạn thị trường mà quyền lực thị trường của khách hàng lớn, thì đoạn thị trường đó được coi là kem hấp dẫn. Khi khách hàng có quyền lực thị trường cao họ sẽ ép giá ở mức thấp, đòi hỏi chất lượng hàng hoá cao hơn, số lượng dịch vụ nhiều hơn… khiến chi phí cho hoạt động kinh doanh nhiều hơn, khả năng sinh lời thấp và giảm dần.
Các mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp
Một đoạn thị trường hấp dẫn có thể bị loại bỏ do chúng không ăn khớp với mục tiêu lâu dài và khả năng của doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp cứ cố gắng theo đuổi sức hấp dẫn của đoạn thị trường vượt quá khả năng và mục tiêu của họ thì nguồn lực của doanh nghiệp sẽ bị phân tán, không tập trung cho các mục tiêu chiến lược.
b) Lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu
Khái niệm đoạn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng, đồng thời các hoạt động Marketing của doanh nghiệp có thể tạo ra ưu thế so với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu kinh doanh đã định. Thị trường mục tiêu chính là những đoạn thị trường hấp dẫn mà doanh nghiệp quyết định lựa chọn để tập trung nỗ lực Marketing của mình.
1.3. Định vị thị trường
1.3.1. Định vị thị trường
Khái niệm
Định vị thị trường là thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm chiếm được một vị trí đặc biệt và có giá trị trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
Định vị thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải quyết định khuyếch trương bao nhiêu điểm khác biệt và những điểm khác biệt nào dành cho khách hàng mục tiêu.
1.3.2. Các hoạt động trọng tâm của chiến lược định vị
a) Tạo ra một hình ảnh cụ thể cho sản phẩm, nhãn hiệu trong tâm trí khách hàng ở thị trường mục tiêu
Hình ảnh trong tâm trí của khách hàng là sự kết hợp giữa nhận thức và đánh giá của khách hàng về doanh nghiệp và các sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng. Nó là một tập hợp các ấn tượng, cảm giác và khái niệm khách hàng có được về sản phẩm và nhãn hiệu đó.
b) Lựa chọn vị thế của sản phẩm, của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu
Hình ảnh khắc hoạ trong tâm trí khách hàng không chỉ do bản thân sản phẩm và hoạt động Marketing của doanh nghiệp tạo dựng mà còn do tương quan so sánh với các sản phẩm cạnh tranh. Vì vậy, công việc của một chiến lược định vị không chỉ dừng lại ở việc tạo dựng được một hình ảnh mà còn phải lựa chọn hình ảnh có vị thế trên thị trường mục tiêu.
c) Tạo được sự khác biệt cho sản phẩm, nhãn hiệu
Tạo ra sự khác biệt hay dị biệt cho sản phẩm là thiết kế một loạt những điểm khác biệt có ý nghĩa để khách hàng có thể phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm cạnh tranh.
d) Lựa chọn và khuyếch trương những điểm khác biệt có ý nghĩa
Những điểm khác biệt được lựa chọn, được khuyếch trương phải gắn với lợi ích mà khách hàng mong đợi sản phẩm và hoạt động cung ứng của doanh nghiệp…
1.3.3. Các bước của tiến trình định vị
Bước 1: Tiến hành phân đoạn thị trường, lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu theo đúng yêu cầu của Marketing
Bước 2: Đánh giá thực trạng của những định vị hiện có trên thị trường mục tiêu
Bước 3: Chọn hình ảnh và vị thế cho nhãn hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp trên bản đồ định vị.
Bước 4: Soạn thảo chương trình Marketing mix để thực hiện chiến lược định vị đã chọn.
2. Các hoạt động phân phối sản phẩm
2.1. Bản chất và tầm quan trọng của các kênh phân phối
a) Định nghĩa về kênh phân phối
Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và các cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất tới người tiêu dùng.
Trung gian thương mại nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng là thành viên quan trọng trong nhiều kênh phân phối. Một số loại trung gian thương mại :
Nhà bán buôn : Là những trung gian bán hàng hoá và dịch vụ cho các trung gian khác, cho nhà bán lẻ hoặc những nhà sử dụng công nghiệp.
Nhà bán lẻ : Là những người trung gian bán hàng hoá và dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng
Đại lý và môi giới : Là những nhà trung gian có quyền hành động hợp pháp thay mặt cho nhà sản xuất.
b) Vai trò của trung gian thương mại – thành viên kênh
Kênh phân phối là con đường mà hàng hoá được lưu thông từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Vai trò chính của các trung gian thương mại là làm cho cung và cầu phù hợp một cách trật tự và hiệu quả. Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được những khác biệt về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất với những người tiêu dùng hàng hoá dịch vụ.
c) Chức năng của các thành viên của kênh phân phối
Nghiên cứu thị trường : Nhằm thu thập thông tin cần thiết để lập chiến lược phân phối
Xúc tiến khuyếch trương cho những sản phẩm họ bán: Soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hoá.
Thương lượng: Để thoả thuận phân chia trách nhiệm và quyền lợi trong kênh. Thoả thuận với nhau về giá cả và những điều kiện phân phối khác.
Phân phối vật chất: Vận chuyển, bảo quản, dự trữ hàng hoá.
Thiết lập các mối quan hệ: Tạo dựng và duy trì mối liên hệ với những người mua tiềm năng.
Hoàn thiện hàng hoá: Làm cho hàng hoá đáp ứng được những yêu cầu của người mua, nghĩa là thực hiện một phần công viêc của nhà sản xuất.
Tài trợ: Cơ chế tài chính trợ giúp cho các thành viên kênh trong thanh toán.
San sẻ rủi ro: Những rủi ro liên quan đến quá trình phân phối.
2.2. Cấu trúc và tổ chức kênh phân phối
2.2.1. Cấu trúc kênh phân phối
Cấu trúc kênh phân phối được xác định qua chiều dài và bề rộng của kênh phân phối
Chiều dài của kênh phân phối: Chiều dài của kênh phân phối được xác định bằng số cấp độ trung gian có mặt trong kênh. Dưới đây là các kênh phân phối được cấu trúc theo chiều dài
Các kênh phân phối cho hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cá nhân
+ Kênh A là kênh trực tiếp: Nhà SX è Người TD
+ Kênh B là kênh 1 cấp: Nhà SX è Nhà bán lẻ è Người TD
+ Kênh C là kênh 2 cấp: Nhà SX è Nhà bán buôn è Nhà bán lẻ è Người TD
+ Kênh D là kênh 3 cấp: Nhà SX è Đại lý è Nhà bán buôn è Nhà bán lẻ è Người TD
Các kênh phân phối cho hàng hoá và dịch vụ công nghiệp
+ Kênh A là kênh trưc tiếp: Nhà SX è Người SDCN
+ Kênh B: Nhà SX è Người PPCN è Người SDCN
+ Kênh C: Nhà SX è Đại lý è Người SDCN
+ Kênh D: Nhà SX è Đại lý è Người PPCN è Người SDCN
Bề rộng của kênh phân phối
Để đạt được sự bao phủ thị trường tốt nhất, doanh nghiệp phải quyết định số lượng các trung gian thương mại ở mỗi cấp độ phân phối. Có 3 phương thức phân phối: Phân phối rộng rãi, phân phối chọn lọc, phân phối duy nhất (đặc quyền)
+ Phân phối rộng rãi là doanh nghiệp bán sản phẩm qua nhiều trung gian thương mại ở mỗi cấp độ phân phối.
+ Phân phối duy nhất là phương thức ngược với phân phối rộng rãi, trên một khu vực doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm qua trung gian thương mại duy nhất.
+ Phân phối chọn lọc nằm giữa phân phối rộng rãi và phân phối duy nhất nghĩa là doanh nghiệp bán sản phẩm qua một số trung gian thương mại được chọn lọc theo những tiêu chuẩn nhất định ở mỗi cấp độ phân phối.
2.2.2. Tổ chức và hoạt động của kênh
a) Khái quát về tổ chức và hoạt động của kênh
Một kênh phân phối là sự liên kết các doanh nghiệp sản xuất và thương mại khác nhau vì lợi ích chung. Mỗi thành viên trong kênh đều dựa vào các thành viên khác của kênh và thành công của họ gắn liền với thành công của các thành viên kênh khác. Mỗi thành viên giữ một vai trò riêng và chuyên thực hiện một hoặc một số chức năng. Kênh sẽ hiệu quả nhất khi từng thành viên được giao những nhiệm vụ họ có thể làm tốt nhất.
b) Kênh phân phối truyền thống
Những kênh phân phối truyền thống được mô tả như một tập hợp ngẫu nhiên các cơ sở độc lập về chủ quyền và quản lý và mỗi cơ sở ít quan tâm tới hoạt động của cả kênh. Đó là một mạng lưới rời rạc kết nối lỏng lẻo các nhà sản xuất, bán buôn và bán lẻ do buôn bán trực tiếp với nhau, tích cực thương lượng về các điều khoản mua bán và hoạt động độc lập. Các thành viên trong kênh truyền thống hoạt động vì mục tiêu riêng của họ chứ không phải mục tiêu chung của cả kênh. Các thành viên trong kênh thường quan tâm đến những mục tiêu ngắn hạn và những giao dịch với những thành viên kế cận trong kênh. Việc hợp tác để đạt được những mục tiêu chung của kênh đôi khi có nghĩa là từ bỏ những mục tiêu riêng. Vì vậy thường xảy ra những bất đồng về vai trò và mục tiêu và dẫn đến những xung đột trong kênh.
Xung đột chiều ngang: là những xung đột giữa các trung gian ở cùng mức độ phân phối trong kênh. Ví dụ, xung đột giữa những người bán buôn cùng một mặt hàng với nhau do định giá khác nhau hoặc bán hàng ngoài khu vực lãnh thổ đã phân chia.
Xung đột chiều dọc: là xung đột xảy ra giữa các thành viên ở các mức độ phân phối khác nhau trong kênh. Ví dụ, xung đột giữa người sản xuất với người bán buôn về việc định giá, cung cấp dịch vụ và quảng cáo.
Các xung đột có thể dẫn tới giảm hiệu quả của kênh thậm chí phá vỡ kênh, nhưng cũng có trường hợp xung đột làm kênh hiệu quả hơn do các thành viên tìm ra phương cách phân phối tốt hơn để giải quyết xung đột.
c) Các kênh phân phối liên kết dọc (hệ thống Marketing chiều dọc)
Hệ thống Marketing chiều dọc (VMS) là các kênh phân phối có chương trình trọng tâm và quản lý chuyên nghiệp được thiết kế để đạt hiệu quả phân phối và ảnh hưởng Marketing tối đa. Các thành viên trong kênh có sự liên kết chặt chẽ với nhau và hoạt động như một thể thống nhất, vì mục tiêu thoả mãn nhu cầu thị trường của cả hệ thống. VMS xuất hiện nhằm kiểm soát hoạt động của kênh và giải quyết xung đột. Nó đạt được hiệu quả theo quy mô, khả năng mua bán, xoá bỏ những công việc trùng lặp và giảm thiểu tối đa các xung đột.
Hệ thống kênh phân phối theo chiều dọc chủ yếu gồm:
- Hệ thống kênh thứ nhất, đó là Hệ thống Marketing liên kết dọc tập đoàn. Tất cả các thành viên trong kênh đều thuộc quyền sở hữu của một tổ chức, hoặc người bán lẻ có thể làm chủ các Công ty sản xuất. Các kênh này là kết quả của sự mở rộng một doanh nghiệp theo chiều dọc ngược lên phía trên từ nhà bán lẻ hoặc xuống phía dưới từ nhà sản xuất. Xung đột được thực hiện qua các cách thức tổ chức quản lý thông thường trong nội bộ một doanh nghiệp.
- Hệ thống kênh thứ hai, đó là Hệ thống Marketing liên kết dọc hợp đồng. Đây là hệ thống kênh phân phối mà sự liên kết giữa các thành viên trong kênh được thực hiện qua các hợp đồng ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi giữa các thành viên kênh.
- Hệ thống kênh thứ ba, đó là Hệ thống Marketing liên kết dọc được quản lý. Hệ thống này được quản lý đạt được sự phối hợp ở các giai đoạn kế tiếp trong sản xuất và phân phối không phải qua sự sở hữu chung hay hợp đồng ràng buộc mà bằng quy mô và ảnh hưởng của một thành viên kênh tới những người khác.
3. Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp
3.1. Khái quát về xúc tiến hỗn hợp
Bản chất của xúc tiến hỗn hợp chính là truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng để thuyết phục họ mua.
Một số dạng chủ yếu thường được công ty sử dụng trong các chiến lược xúc tiến hỗn hợp là:
Quảng cáo: Bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề cao những ý tưởng, hàng hoá và dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo và chủ thể phải thanh toán các chi phí.
Xúc tiến bán hàng (khuyến mại): Là những biện pháp tác động tức thời ngắn hạn để khuyến khích việc mua sản phẩm hay dịch vụ.
Tuyên truyền (quan hệ với công chúng): Là việc kích thích một cách gián tiếp nhằm tăng nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ hay tăng uy tín của một đơn vị kinh doanh bằng cách đưa ra những tin tức có ý nghĩa thương mại về chúng trên các ấn phẩm, các phương tiện thông tin đại chúng và miễn phí.
Bán hàng cá nhân: Là sự giới thiệu bằng miệng về hàng hoá và dịch vụ của người bán hàng qua cuộc đối thoại với một hoặc nhiều khách hàng tiềm năng nhằm mục đích bán hàng.
Marketing trực tiếp: Là việc sử dụng một hoặc nhiều công cụ truyền thông Marketing để ảnh hưởng đến quyết định mua trực tiếp của khách hàng và tạo nên các giao dịch kinh doanh ở mọi địa điểm.
Mỗi loại trên lại bao gồm một tập hợp các công cụ chuyên biệt để thực hiện truyền thông Marketing thích hợp trong những thị trường cụ thể đối với những hàng hoá cụ thể.
3.2. Các công cụ xúc tiến hỗn hợp
Những công cụ xúc tiến hỗn hợp chủ yếu là:
Quảng cáo gồm các công cụ: Báo chí và truyền thanh, truyền hình,bao bì bên ngoài, phim ảnh, sách mỏng và tờ gấp, áp phích và tờ rơi, sách niên giám, Pano, bảng hiệu, trưng bày tại cửa hàng, tư liệu nghe nhìn, biểu tượng và Logo.
Khuyến mại gồm các công cụ: Thi trò chơi, sổ xố, thưởng, quà tặng. mẫu chào hàng, hội chợ và triển lãm thương mại, trưng bày, trình diễn, phiếu thưởng, giảm giá, tài trợ lãi suất thấp, tiếp khách, phiếu mua hàng, bán kèm có giảm giá.
Quan hệ công chúng gồm có các công cụ: Họp báo, nói chuyện, hội thảo, đóng góp từ thiện, bảo trợ, tuyên truyền, quan hệ với cộng đồng, vận động hành lang, tạp chí của doanh nghiệp, tổ chức các sự kiện.
Bán hàng cá nhân gồm các công cụ: Trình diễn bán hàng, hội nghị bán hàng, chương trình khen thưởng, mẫu chào hàng, hội chợ và triển lãm thương mại.
Marketing trực tiếp gồm các công cụ: Catalog, thư, Marketing qua điện thoại, mua bán qua máy tính, mua bán qua vô tuyến truyền hình.
III. Vai trò phát triển thị trường nội địa đối với Công ty cổ phần Nước Khoáng Cúc Phương
1. Vai trò của thị trường nội địa đối với sự phát triển của Công ty cổ phần Nước Khoáng Cúc Phương
Phát triển thị trường nội địa rất quan trọng đối với sự phát triển của Công ty cổ phần Nước Khoáng Cúc Phương vì:
Thị trường nội địa là cơ sở tồn tại của Công ty cổ phần Nước Khoáng Cúc Phương, để tạo ra sự phát triển bền vững của Công ty. Trước đây Công ty chỉ quan tâm đến vấn đề sản xuất Nước Khoáng chưa chú trọng đến các đơn hàng tiêu thụ trong nước. Nhưng nếu chỉ tập trung vào sản xuất mà không có các chiến lược tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp không thể lường trước được hết những rủi ro, và sự biến động về kinh tế, văn hoá và chính trị…Bên cạnh đó sức ép cạnh tranh của các đối thủ rất mạnh trên thị trường nước uống. Do đó phát triển thị trường nội địa của Công ty cổ phần Nước Khoáng Cúc Phương là để tạo cơ sở tồn tại, an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hơn nữa vị thế của Công ty trên thị trường hiện nay chưa cao đặc biệt với các sản phẩm từ trước đến nay Công ty chưa thực sự đầu tư nhiều cho hoạt động phát triển thị trường nội địa.
Phải có một hậu phương vững chắc để từ đó vươn mình ra thế giới mới là sự phát triển bền vững.
2. Tiềm năng của thị trường nội địa
Tiềm năng của thị trường nội địa là vô cùng rộng lớn với trên 83 triệu dân cùng với thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể do sự phát triển của nền kinh tế do đó mức sống của người dân đang có sự chuyển biến tích cực. Cụ thể là trong nhu cầu của người dân họ quan tâm đến sức khoẻ của mình hơn, chính vì vậy nước uống không thể thiếu được đối với cuộc sống của con người.
Như vậy có thể khẳng định tiềm năng của thị trường nội địa đối với sản phẩm nước uống là rất lớn và hiện nay các doanh nghiệp sản xuất nước uống của Nước ta mới chỉ đáp ứng được 40% thị trường.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG CÚC PHƯƠNG
1. Tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Nước Khoáng Cúc Phương
1.1. Giá trị sản xuất sản phẩm
1.1.1. Giá trị sản xuất sản phẩm qua các năm
1.1.2. Chủng loại, chất lượng sản phẩm một số sản phẩm chính của Công ty cổ phần Nước Khoáng Cúc Phương
Sản phẩm của Công ty được sản xuất với nhiều chủng loại khác nhau phù hợp với nhu cầu về nước uống cho mọi đối tượng.
- Hàng hộp thì có nhiều loại như: loại 0,3 lít,0,5 lít, 0,33 lít, 1,5 lít
- Hàng bình thì có loại bình 5 gallons
Các sản phẩm của Công ty trước khi được bán trên thị trường đều được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn về vệ sinh nước uống. Trên chai bình có dán ngày, tháng, năm sản xuất và thời hạn sử dụng.
1.2. Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu chủ yếu dùng cho sản xuất kinh doanh của Công ty là các chai, bình, nút bình và nút chai đã gia công bằng các nguyên vật liêu như nhựa polime…
Bảng1: Bảng nhập nguyên vật liệu của Công ty 2000- 2007
Chỉ tiêu
Số lượng (Chiếc)
Đơn giá
Thành tiền (Vnđ )
2000
3.000.000.000
1.500
4500.000.000
2001
4.000.000.000
1.500
6000.000.000
2002
5.000.000.000
1.500
7500.000.000
2003
6.000.000.000
2.500
15000.000.000
2004
7.000.000.000
2.500
17500.000.000
2005
8.000.000.000
3.500
28000.000.000
2006
9.000.000.000
3.500
31500.000.000
2007
10.000.000.000
3.500
35000.000.000
(Nguồn:phòng Kế hoạch – Tài chính)
Chi phí sản xuất của Công ty quá cao, điều này phần lớn do phải nhập nguyên vật liệu qua nhiều, và năng suất lao động thấp.
1.3.Chi phí sản xuất và giá thành
Chi phí sản xuất - kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (quý, năm, tháng)
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất
Do chi phí kinh doanh của Công ty có rất nhiều loại nên cần thiết phải phân loại chi phí nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí. Đó là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau từng nhóm theo những dặc trưng nhất định.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Giá cả thực tế của nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, bán thành phẩm…
Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương các khoản phụ cấp theo lương, tiền thưởng thường xuyên, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí về tổ chức và quản lý chung phát sinh ở bộ phận sản xuất trong phân xưởng, gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí nhân viên quản lý, vật liệu quản lý, đồ dùng văn phòng, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác..
Chi phí bán hàng: chi lương, hoa hồng, khấu hao thiết bị, tiền thuê cửa hàng, điện, điện thoại,…
Bảng 2: Tổng chi phí giai đoạn 2000- 2007
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu (Triệu/ lít)
Tổng chi phí
2000
3.000
4500.000.000
2001
4.000
6000.000.000
2002
5.000
7500.000.000
2003
6.000
15000.000.000
2004
7.000
17500.000.000
2005
8.000
28000.000.000
2006
9.000
31500.000.000
2007
10.000
35000.000.000
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch- Tài chính)
Chi phí sản xuất của Công ty quá cao điều này phần lớn do phải nhập nguyên vật liệu, phụ liệu quá cao cho nên dẫn đến năng suất lao động thấp.
1.3.2: Giá thành kế hoạch
Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các chi phí kế hoạch và giá trị sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch là do phòng Tài chính và phòng kinh doanh thực hiện và tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất. Giá thành thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của Công ty, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của Công ty.
Phương pháp tính giá thành kế hoạch của một đơn vị sản phẩm, được tính theo 3 khoản mục:
- Phương pháp tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CFNVLTT = Định mức tiêu hao/ Đơn vị sản phẩm * Giá của NVT đó
- Phương pháp tính chi phí nhân công trực tiếp,gồm:
+ Tiền lương CNSX = số SP kế hoạch * Đơn giá lương 1 SP
+ BHXH, BHYT tính theo quy định của Nhà Nước
- Phương pháp tính chi phí sản xuất chung
Vì Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau nên chi phí sản xuất này được Công ty đưa vào giá thành theo công thức phân bổ sau:
Bước 1: Lập dự toán chi phí kế hoạch theo yếu tố cho cả năm: chi phí nhân công, chi phí vật liệu, khấu hao tài sản cố định, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Bước 2: Phân bổ tổng chi phí cho từng loại sản phẩm
Tiêu thức phân bổ tiền lương:
Tổng CFSXC
CFSXC = * TLspi
Tổng (SLspi * TLspi)
Bước 3: Chia tổng chi phí đã phân bổ cho tổng sản lượng kế hoạch trong năm. Các chi phí này đều được tính toán trên cơ sở các định mức tiêu hao và kế hoạch
Công thức tính:
Tổng KHđvsp = CFNVLKH + TLKH + BH + CPSXCKH
Tổng KH toàn bộ sp = Tổng KH đvsp * SLKH
1.4. Trình độ công nghệ
Cùng với máy móc trang thiết bị tiên tiến của hãng Botton di macri vittorio Italia, và đội ngũ kỹ thuật lành nghề. Công ty không ngừng cải tiến các trang thiết bị hiện đại tiến tiến nhất của các hãng sản xuất Nước Khoáng trong và ngoài nước để nâng cao hiệu quả năng suất lao động. Từ khâu lọc nước đến khâu đóng chai và bảo quản đều tuân theo quy trình hay tiêu chuẩn của ngành thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm
1.5. Đặc điểm lao động
Lực lượng lao động là nguồn lực chính quyết định sự phát triển của Công ty. Để có được năng suất lao động cao đòi hỏi phải có đội ngũ lao động lành nghề, giỏi. Bên cạnh đó cần phải có cơ cấu lao động hợp lý. Số lượng lao động của công ty không ngừng tăng lên hiện nay Công ty có 150 người
Bảng 3: Cơ cấu và chất lượng lao động thời điểm tháng 12 năm 2007
STT
Trình độ
Số lao động
1
Trên đại học
5
2
Đại học
15
3
Cao đẳng
10
4
Trung cấp
20
5
Công nhân phân xưởng
100
(Nguồn: Phòng Hành Chính)
1.6. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Để phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng Công ty đã đưa ra các sản phẩm nước uống như nước uống tinh khiết với các chai có kích thước khác nhau như 0,3 lít, 0,33 lít,0,5 lít, 1,5 lít…Hiện nay Công ty đang nghiên cứu đưa ra thị trường một loại sản phẩm mới đó là Nước Khoáng có Ga.
1.7. Hoạt động Marketing
1.7.1. Hoạt động xây dựng thương hiệu
Thương hiệu là yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty đặc biệt là đối với sản phẩm Nước Khoáng. Do vậy Nước Khoáng Cúc Phương đã và đang xây dựng thương hiệu để nâng cao vị trí của mình trên thị trường nội địa.
Các bộ phận nghiên cứu và phát triển cũng như bán hàng, sản xuất, tiếp thị…đều nhất quán trong chính sách xây dựng thương hiệu, phân phối chặt chẽ để đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện chính sách phát triển thương hiệu.
Quản trị thương hiệu do phòng kinh doanh đảm nhiệm. Với công việc đánh giá và phát triển thương hiệu của Công ty, chủ trì thực hiện các chiến dịch quảng bá thương hiệu, đảm bảo đưa thương hiệu gần gũi với người tiêu dùng và nâng cao uy tín thương hiệu.
1.7.2. Hoạt động xúc tiến hỗn hợp
Có thể nói rằng các hoạt động xúc tiến hỗn hợp là vô cùng quan trọng đối với việc tiêu thụ sản phẩm. Ngoài các chính sách khác ra việc lựa chọn được một chính sách xúc tiến hỗn hợp phù hợp với hiệu quả sẽ quyết định khả năng tiêu thụ sản phẩm và quảng bá thương hiệu của Công ty.
Nước Khoáng Cúc Phương đã thực hiện các hình thức quảng bá: quảng bá trên các báo như báo ngành, báo xuân hàng năm của Công ty, quảng cáo bằng các biển quảng cáo trên đường cao tốc của Tỉnh Ninh Bình ngã tư rẽ về Vườn Quốc Gia Cúc Phương. Ngoài ra Công ty còn in nhiều các catalogue để giới thiệu và quảng bá hình ảnh của Công ty.
Công ty tham gia các hội trợ triển lãm mỗi năm từ 3 đến 5 hội trợ trong nước, đây là hoạt động quan trọng trong hoạt động xúc tiến của Công ty. Hội trợ là nơi thích hợp cho việc giới thiệu sản phẩm của Công ty, thiết lập các mối quan hệ bạn hàng, là nơi chủ yếu ký hợp đồng và tìm hiểu thị trường.
Bên cạnh những công cụ trên thì Công ty còn áp dụng một số công cụ khác của quá trình xúc tiến như: cổ động tuyên truyền, chào bán Marketing trực tiếp, xúc tiến bán hàng được sử dụng gián tiếp nhằm hỗ trợ cho những công cụ chủ yếu mà Công ty đang sử dụng thông qua việc tham gia hội trợ.
Hình thức khuyến mại hàng năm vẫn được Công ty áp dụng và tổ chức từ 3 đến 5 chương trình như tăng quà bằng cốc, khuyến mại bằng doanh số bán hàng.
Đã từ lâu Công ty đã khai thác lợi thế của mạng Internet để quảng cáo và giới thiệu về sản phẩm, chào hàng, bán hàng, qua trang web đưa hình ảnh của Công ty tới người tiêu dùng một cách cụ thể, từ đó tạo được lòng tin củ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27719.doc