MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 8
I. Khái quát chung về thị trường xuất khẩu 8
1. Khái niệm thị trường và thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 9
1.1 Khái niệm thị trường 9
1.2 Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 10
2. Các yếu tố của thị trường xuất khẩu 12
3. Chức năng và vai trò của thị trường xuất khẩu 16
II. Phát triển thị trường xuất khẩu 18
1. Sự cần thiết phải phát triển thị trường xuất khẩu 18
2. Nội dung phát triển thị trường xuất khẩu 20
3. Nội dung hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu 23
3.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu và nhận biết cơ hội kinh doanh 23
3.2 Lập chiến lược và kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu: 27
3.3 Thực hiện kế hoach chiến lược 32
3.4 Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoach chiến lược 32
III. Thị trường dầu nhờn và phát triển thị trường dầu nhờn của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng đó 33
1. Đặc điểm thị trường xuất khẩu dầu nhờn 33
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường dầu nhờn 35
2.1 Nhóm nhân tố khách quan (bên ngoài doanh nghiệp) 35
2.2 Nhóm nhân tố chủ quan 39
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY HOÁ DẦU PETROLIMEX 41
I. Khái quát về công ty hoá dầu petrolimex 41
1. Quá trình hình thành và phát triển 41
2. Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Công ty hoá dầu Petrolimex 42
2.1 Chức năng, nhiệm vụ 42
2.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của PLC : 43
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 45
II. Thị trường dầu nhờn của công ty 48
1. Các mặt hàng dầu nhờn chủ yếu của công ty: 48
1.1 Đặc điểm sản phẩm dầu nhờn 48
1.2 Phân loại dầu nhờn 48
1.3 Chức năng, tác dụng của dầu nhờn: 49
1.4 Quy trình sản xuất dầu nhờn của doanh nghiệp 51
2. Quy mô và cơ cấu thị trường xuất khẩu. 55
3. Khách hàng chủ yếu của công ty 59
4. Các đối thủ chính trên thị trường dầu nhờn 63
5. Những biện pháp mà công ty đã sử dụng để phát triển thị trường dầu nhờn 64
III. Kết luận rút ra từ công tác phát triển thị trường xuất khẩu của công ty hoá dầu PLC 68
1. Ưu điểm 68
2. Nhược điểm 69
3. Nguyên nhân 71
CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRỪƠNG DẦU NHỜN XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY HOÁ DẦU PETROLIMEX 72
I. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới Error! Bookmark not defined.
II. Định hướng phát triển thị trường của công ty hoá dầu PETROLIMEX 75
1. Phương hướng phát triển thị trường của công ty trong thời gian tới 75
2. Các mục tiêu xuất khẩu dầu nhờn của công ty 76
III. Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu 77
1. Những giải pháp chung 77
1.1.Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường: 81
1.2. Hoàn thiện mạng lưới phân phối 83
1.3. Tăng cường các dịch vụ sau bán hàng 85
1.4 Tăng cường hoạt động quảng cáo 85
1.5 Xúc tiến bán hàng 87
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu 89
2.1 Giữ vững và nâng cao uy tín của công ty trong thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu 89
2.2 Nâng cao kiến thức marketing quốc tế cho đội ngũ cán bộ phục vụ của công ty 90
2.3 Tăng cường hợp tác quan hệ song phương và đa phương, duy trì mối quan hệ với bạn hàng cũ và mở rộng quan hệ với bạn hàng mới. 91
2.4 Đa dạng hoá phương thức thanh toán 91
2.5 Xúc tiến áp dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 91
3. Giải pháp cụ thể đối với từng thị trường 92
3.1 Thị trường Lào, Campuchia 92
3.2. Thị trường Hồng Kông, Trung Quốc 92
3.3 Thị trường Philipinvà các nước Đông Nam Á 93
III. Một số kiến nghị: 93
1. Về phía nhà nước 93
2. Về phía Tổng công ty xăng dầu 94
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu của công ty hoá dầu PETROLIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều đó đã giúp cho công ty có chỗ đứng vững chắc cùng với các đơn vị khác làm cho Tổng công ty xăng dầu Việt Nam có đủ sức cạnh tranh với các hãng xăng dầu ngoài nước. Công ty còn là một công cụ của Nhà Nước để điều tiết thị trường xăng dầu Việt Nam.
PLC là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân hoạt động theo chế độ hoạch toán kinh doanh độc lập. Mục đích hoạt động của Công ty là đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng cả về số lượng và chất lượng các sản phẩm DMN, hoá chất, nhựa đường cũng như các dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho các ngành kinh tế, sản xuất, an ninh quốc phòng... và hướng tới xuất khẩu.
Hiện nay Công ty đại diện cho Petrolimex là một bên đối tác của liên doanh BP-Petco (Liên doanh giữa Petrolimex và BP Oil của Anh Quốc) cung ứng những sản phẩm chất lượng cao của BP trên thị trường, PLC là thành viên thứ 27 của hiệp hội dầu nhờn Pháp (ELF Lub Marine).
2. Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Công ty hoá dầu Petrolimex
2.1 Chức năng, nhiệm vụ
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh và điều lệ hoạt động Công ty PLC có các chức năng sau :
- Xuất nhập khẩu kinh doanh dầu mỡ nhờn, các sản phẩm hoá dầu (từ nhiên liệu), vật tư, trang thiết bị chuyên dùng cho xăng dầu, vận tải phục vụ công tác kinh doanh của Công ty.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh và các hoạt động khác của đơn vị và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch sau khi được Tổng công ty duyệt
* Nhiệm vụ :
Theo quyết định số 567/DX-QĐ Tổng công ty xăng dầu Việt Nam xác định nhiệm vụ chủ yếu của PLC là nghiên cứu sản xuất, pha chế các loại DMN để thay thế các mặt hàng nhập khẩu thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty.
Nhiệm vụ xuyên suốt :
- Lập kế hoạch SXXD cho các phòng ban của Công ty từ đó có thể theo dõi được tình hình phát triển của Công ty.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ hoạch toán kế toán kinh tế nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực lao động, tài sản, vật tư... nhằm đảm bảo hiệu quả cao trong kinh doanh.
- Nghiên cứu áp dụng tiến bộ XHKT và công nghệ mới hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với như cầu phát triển của thị trường.
- Thực hiện các chế độ tiền lương, BHXH, an toàn về lao động đối với cán bộ công nhân viên.
2.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của PLC :
Hình thức tổ chức quản lý ở Công ty là hình thức tổ chức quản lý trực tuyến tham mưu được khái quát qua sơ đồ sau :
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng KT-TC
Phòng KT-SX
Phòng KD dầu nhờn
Phòng XD nhựa đường
Phòng KD hoá chất
CNHD Sài Gòn
CNHD Hải Phòng
CNHD Đà Nẵng
CNHD Cần Thơ
CNHD Hà Nội
Một số cửa hàng KD tại HN
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của PLC
- Giám đốc: Phụ trách chung, quản lý giám sát mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tổng công ty về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty về tính hiệu quả cũng như việc chấp hành đúng pháp luật hiện hành.
- Phó giám đốc: Gồm hai người, trong đó một người phụ trách mảng kinh doanh của công ty; một người phụ trách nội chính, xây dựng cơ bản…. Các phó giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ công việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc điều hành công ty khi giám đốc uỷ quyền.
* Các phòng ban chức năng:
- Phòng tổ chức hành chính: là phòng nhiệm vụ có chức năng giúp việc, giám đốc thực hiện các công việc sau:
+ Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, tổ chức cán bộ, bố trí sắp xếp quản lý và sử dụng lao động, giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động.
+ Bảo vệ nội bộ, thanh tra, kiểm tra, đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn lao động.
- Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý kinh tế từ công ty tới các xí nghiệp, chi nhánh theo dõi tình hình, biến động vốn, tài sản của công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê mà Nhà nước ban hành.
- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc bán hàng đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng, kiểm tra xét duyệt các luận chứng kinh tế kỹ thuật.
- Phòng kinh doanh: gồm có
Phòng kinh doanh dầu mỡ nhờn
Phòng kinh doanh hoá chất
Phòng kinh doanh nhựa đường.
Các phòng kinh doanh có nhiệm vụ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và của các chi nhánh xí nghiệp.
* Các đơn vị phụ thuộc: Bao gồm:
Chi nhánh hoá dầu Sài Gòn
Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng
Chi nhánh hoá dầu Đà Nẵng
Chi nhánh hoá dầu Cần Thơ
Xí nghiệp hoá dầu Hà Nội.
Các đơn vị này có nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh trên địa bàn mình đảm nhiệm, bảo đảm cung cấp hàng cho mọi miền trên toàn quốc. Các đơn vị nỗ lực phát huy tính sáng tạo nhằm tăng doanh số bán, tăng uy tín đối với khách hàng, góp phần thực hiện mục tiêu của công ty.
Ngoài ra còn có cửa hàng kinh doanh Hà Nội (trụ sở tại 45 Trường Chinh- Thanh Xuân- Hà Nội ). Cửa hàng là nơi trưng bày, giới thiệu các sản phẩm dầu mỡ nhờn của công ty.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Biểu 1: Kết quả hoạt động kinh doanh thương mại năm 2002
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
T.số
XD.
Chính
DMN
HC,DM
NĐ
HàNG HOá khác
1. DT hoạt động TM
605.092
1.090
300.428
165.008
136.690
1.876
2. Các khoản giảm trừ
52
52
3. DT thuần
605.040
1.090
300.428
164.596
136.690
1.876
4. S SHB
551.789
1.064
252.874
146.116
110.149
1.586
5. Lãi gộp
93.251
26
47.554
18.840
26.541
290
6. CNVKD
79.798
15
39.451
15.965
24.371
7. LN hoạt động kinh doanh TM
13.453
11
8.103
2.875
2.169
290
Biểu 1 cho biết, lợi nhuận hoạt động kinh doanh TM năm 2002 là 13.453 triệu.
Trong đó: Lợi nhuận từ hoạt động XDC là 11 triệu chiếm (0,08%). Lợi nhuận từ kinh doanh DMN là 8.103 triệu (60,21%). Lợi nhuận từ kinh doanh HC, DM là 2.875 triệu (21,37%). Lợi nhuận từ kinh doanh NĐ là 216 triệu (16,12%). Lợi nhuận từ kinh doanh hàng hoá khác là 290 triệu (2,16%).
Công ty đạt mức lợi nhuận như vậy là do kết quả của:
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh TM đạt được là 605.092 triệu
Trong đó: DT từ XDC là 1.909 triệu (0,18%), DT từ kinh doanh DMN là 300.428 triệu (49,65%), DT từ HC, DM là 165.008 triệu (27,27%), DT từ NĐ là 136.690 triệu (22,59%), DT từ kinh doanh hàng hoá khác là 1.876 triệu (0,31%).
- Giá vốn hàng bán hoạt động kinh doanh thương mại năm 2002 là 511.789 triệu.
Trong đó: Giá vốn hàng bán của XDC là 106 triệu, giá vốn hàng bán của DMN là 258.874 triệu, giá vốn hàng bán của HC, DM là 146.116 triệu, giá vốn hàng bán của NĐ là 110.149 triệu, giá vốn hàng bán của hàng hoá khác là 1.586 triệu.
- Và chi phí NVKD là 79.789 triệu trong đó: Chi phí cho XDC: 15 triệu, DMN: 39,451 triệu, HC,DM: 15.965 triệu, NĐ: 24.371 triệu.
Qua đó ta thấy mặt hàng đem lại lợi nhuận cao nhất cho Công ty là DMN. đây là mặt hàng truyền thống của Công ty chất lượng ngang với thương hiệu nổi tiếng như Mobil, caltex, Shell … đặc biệt là mặt hàng dầu nhờn động cơ.
Còn mặt hàng nhựa đường chỉ đem lại cho Công ty 16,12% trong tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh thương mại vì mặt hàng này chịu sức cạnh tranh lớn từ các đối thủ nước ngoài như Shell, Laltax, ADCO… và còn một đối thủ lớn nữa là liên doanh sản phẩm nhựa đường Total - Việt Nam tại Vũng Tầu.
Đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu chính chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại (0,08%) vì mặt hàng này mới xây dựng nên kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều.
Biểu 2 : Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh năm 2002
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2001
Năm
2002
So sánh 02/01
Số tiền
%
1. Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh
596.070
608.070
12.000
2.01
2. Doanh thu hoạt động kinh doanh thuần
596.015
608.018
12.003
2.01
3. Lợi nhuận trước thuế
10.155
19.294
9.142
90
4. Lợi nhuận sau thuế
3.250
6.174
2.924
90
5. Tổng nộp NSNN
85.147
94.213
9.066
10.65
6. Thu nhập bình quân
1.68
1.81
0.13
7.74
Nhận xét: Qua biểu 2 ta thấy tất cả các chỉ tiêu năm 2002 đều tăng so với năm 2001. Cụ thể.
+ DTBH năm 2002 là 608.070 triệu đồng tăng 12.000 triệu đồng so với năm 2001 tỷ lệ tăng tương ứng là 2,1%.
+ DT thuần hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 12.003 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 2,01.
+ LNttnăm 2002so với 2001tăng 942 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 90%.
+LNst năm 2002 so với 2001 tăng 29,9 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 90%.
+Tổng NSNN tăng 9.066 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 10,65%.
Nhờ kinh doanh có lãi nên công ty có điều kiện để tăng thu nhập cho người lao động. Năm 2002 thu nhập bình quân là 1,81 triệu tăng 0,13 triệu đồng so với năm 2001 tương ứng với tỷ lệ tăng 7,74%.
Đánh giá hiệu quả thực tế lợi nhuận của công ty:
Lợi nhuận tuyệt đối không phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, để có cái nhìn tổng quan về lợi nhuận của công ty chúng ta cần xem xét đến các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của công ty.
Biểu 3: Hệ thống chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
Chỉ tiêu (%)
2001
2002
So sánh
Mức
%
1. Doanh lợi doanh thu
1,69
3,14
1,45
85,8
2. Doanh lợi giá thành
1,95
3,76
1,81
92,8
3. Doanh lợi vốn
2,03
3,87
1,84
90,6
Các chỉ tiêu doanh lợi năm 2002 đều cao hơn nhiều so với năm 2001 điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty không ngừng được nâng cao.
Qua biểu cho biết :
- Cứ 100đ DTT năm 2002 có 3,14đ LN, tăng so với năm 2001 là 1,81đ (92,8%).
- Cứ 100đ VSX bq ra mang lại 3,86 đ LNTT , tăng so với năm 2001 là 1,84 đ (90,6%).
II. Thị trường dầu nhờn của công ty
1. Các mặt hàng dầu nhờn chủ yếu của công ty:
1.1 Đặc điểm sản phẩm dầu nhờn
Dầu nhờn là sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp. Nó là sản phẩm được pha chế giữa dầu ngốc và phụ gia. Thông qua hàng triệu các công thức khác nhau mà người ta pha chế ra các loại dầu nhờn khác nhau. Trong đó dầu gốc là sản phẩm của quá trình chưng cất sâu phần năng của dầu thô đặc biệt; phụ gia là sản phẩm của quá trình hoá dầu. Họ phụ gia : 8-10 IV, chất tẩy rửa, phân tán ức chế ăn mòn, chống tạo bọt.
1.2 Phân loại dầu nhờn
Để có thể thực hiện tốt công tác phát triển thị trườngchúng ta cần phải biết nhu cầu của từng thị trường về các loại dầu nhờn. Có nhiều tiêu thức để phân loại thị trường dầu nhờn:
Theo công dụng sản phẩm:
Dầu động cơ
Dầu thuỷ lực
Dầu bánh răng hộp số
Dầu tuần hoàn
Dầu turbine
Dầu biến thế điện
Dầu máy nén...
Phân loại API:
Dầu cho động cơ xăng
Dầu cho động cơ diesel
Dầu cho động cơ hai thì
Dầu truyền động hộp số
Cách phân loại này theo chất lượng của dầu, chỉ thay thế cho loại có chất lượng cao và loại có chất lượng thấp
Phân loại SAE:(phân loại theo cấp độ nhớt ở 100oC)
Dầu động cơ đơn cấp, dầu động cơ đa cấp
Dầu truyền động đơn cấp, dầu truyền động đa cấp
1.3 Chức năng, tác dụng của dầu nhờn:
Sản phẩm dầu nhờn đặc biệt là dầu động cơ có rất nhiều các tác dụng giúp cho máy móc hoạt động được tốt hơn bao gồm chức năng giảm thiểu ma sát, chống mài mòn, làm mát các bộ phận chuyền động, làm kín vùng secmăng của pittông, chống sự biến chất của chính dầu nhờn, chống ăn mòn.
Chức năng của các phụ gia trong dầu nhờn:
Cải tiến chỉ số độn nhớt, giảm tốc độ thay đổi của độ nhớt đối với nhiệt độ.
ức chế nhiệt đọ rót chảy, hạ thấp nhiệt đọ rót chảy của dầu.
Chống phồng rộp: tác dụng ngược lại với tác dụng làm phồng rộp của dầu đối với các phốt và miếng đệm.
Tác nhân chống mài mòn và chịu áp suất cao làm giảm mài mòn và cào xước.
ức chế ăn mòn, ngăn ngừa tác động của những tạp chất ăn mòn.
Chứa chất tẩy rửa: trung hoà và giữ chon các bề mặt không bị đóng cặn nhựa và cácbon.
Cá chất chống oxy-hoá làm chậm lại mức độ biến chất hoặc oxyhoá hoá tự nhiên của dầu.
Chứa các chất khử hoạt tính kim loại hình thành một lớp trơ trên bề mặt kim loại, nhờ đó ngăn chặn tác dụng xúc tác của kim loại
Tác nhân chống tạo bọt : phá vỡ sức căng bề mặt của các bọt khí do đó làm bọt vỡ nhanh.
Như vậy dầu nhờn có tác dụng bảo vệ và kéo dài tuổi thọ động cơ. Cùng với sự phát triển về kinh tế khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều các phát minh sáng chế, khiến cho hàng loạt các máy móc thiết bị ra đời. Để đảm bảo an toàn trong sử dụng cũng như an toàn trong lao động , đẩm bảo các tiêu chuẩn của máy móc thiết bị , động cơ hầu hết đều phải sử dụng sản phảm dầu nhờn.
Dầu nhờn là sản phẩm đầu vào của các ngành công nghiệp từ công nghiệp luyện kim , khai thác than, sản xuất ximăng, hoá chất, cơ khí chế tạo máy, ngành tầu biển đến các ngành công nghiệp chế biến.
Để phục vụ một lượng khách hàng lớn và để đáp ứng được nhu cầu thị trường với mong muốn mở rộng thêm thị phần bằng các công tác phát triển thị trưòng xuất khẩu, hiện nay công ty hoá dầu Petrolimex đa có các mặt hàng xuất khẩu sau:
Dầu nhờn động cơ gồm: Energol,Atlantamarine,Aurelia, Diosla, Talusia, Vanelnus,PLCSG Racer, PLC Diesel, Vistra, PLC Komat.
Dầu truyền động gồm: Eponaz, Blasia, Energear, Energol GR-XP,Enersyn SG-XP, Autran MBX, PLC Indusgear, PLC Gearoil GX, PLC Angla.
Nhờn công nghiệp: Energol CS, Energol TX, White spindle oil, PLC rolling oil.
Dầu xilanh: Taluxia HR, Energol DC.
Dầu nhờn turbine: Energol THB, Turbine T100.
Dầu nhờn máy nén khí: Primeria SG, Primeria PLG, Energol RCR.
Dầu nhờn máy lạnh: Friga, Energol LPT.
Dầu nhờn thuỷ lực: Visga, Energol HLP, PLC-Ă Hydroll, Bartean HV.
Dầu nhờn máy biến thế: Supertran3, Dielectric và các loại khác.
Cùng với việc đa dạng hoá các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, công ty Petrolmex cũng coi trọng thị hiếu tiêu dùng, cải tiến mẫu mã bao bì hấp dẫn người tiêu dùng, phù hợp với đặc điểm thị trường sản phẩm.
1.4 Quy trình sản xuất dầu nhờn của doanh nghiệp
Sản phẩm của công ty được tổ chức thực hiện ở hai nhà máy Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Dây chuyền pha chế dầu mỡ nhờn được trang bị theo trình độ tiêu chuẩn G7. Đó là một quy trình công nghệ khép kín, liên tục và không bị gián đoạn. Nguyên vật liệu dùng để sản xuất dầu, mỡ, nhờn gồm:
- Dầu gốc là thành phần chủ yếu của dầu nhờn phần lớn được nhập ở nước ngoài.
- Phụ gia là chất làm tăng tính bôi trơn của dầu (chống ăn mòn, mài mòn…) chủ yếu được nhập từ các hãng nổi tiếng của Mỹ như Lubstgol, Paramin, Ethyl… tuỳ từng mặt hàng có tỉ lệ dầu gốc và phụ gia khác nhau.
Như vậy nguyên vật liệu để sản xuất pha chế dầu nhờn của công ty chủ yếu phải nhập khẩu. Nguyên vật liệu chủ yếu được nhập khẩu qua các năm được thể hiện ở bảng sau:
Biểu 4 : Nguyên vật liệu nhập khẩu qua các năm
Năm
Loại hàng
2001
2002
So sánh 2002/2001
Số lượng
(tấn)
Số tiền
(đô la)
Số lượng
(tấn)
Số tiền
(đô la)
Số tiền
(đô la)
%
Dầu gốc
12.790
5.476.000
12.070
5.032.000
-444.000
-8,1
Phụ gia
3.180
1.986.000
3.030
1.782.000
-204.000
-10,27
Tổng số
15.970
7.462.000
15.100
6.814.000
-648.000
-8,68
Năm 2002 giá trị nhập khẩu nguyên vật liệu giảm 8,68% so với năm 2001 do nhu cầu năm 2002 giảm. Giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu luôn thay đổi qua các năm do có sự thay đổi kế hoạch sản xuất kinh doanh các năm. Kế hoach sản xuất được lập lên do xác định nhu cầu của năm. Dựa vào kế hoạch sản xuất công ty xác định lượng nguyên liệu cần nhập trong năm.
Nguyên liệu mua vào căn cứ vào các nguồn sau:
+ Nguồn hàng sản xuất trong nước
+ Nguồn hàng nhập khẩu.
Hầu như nguồn sản xuất trong nước rất ít chỉ chiếm khoảng 12-15% lượng nguyên liệu cần thiết còn lại công ty phải nhập khẩu.
Dầu gốc và phụ gia công ty chủ yếu nhập từ các nước trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc. Trong đó nhập từ Singapore chiếm tỉ trọng lớn nhất khoảng 45%. Phần lớn nguồn hàng công ty nhập từ các doanh nghiệp đã có quan hệ buôn bán lâu dài do thừa hưởng quan hệ của phòng kinh doanh xăng dầu nhờn của Tổng công ty trước đây. Khi thành lập công ty đã nỗ lực tìm kiếm các nguồn hàng nhập khẩu mới. Công ty có thể mua hàng theo đơn đặt hàng trước (với những nguồn hàng ổn định) và mua hàng không cần đơn đặt hàng trước.
Thực hiện hoạt động nhập khẩu theo đơn đặt hàng trước: Công ty đưa ra các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời gian, đặc điểm kỹ thuật trước với người bán (thực chất là thư chào hàng cố định). Sau khi đã thoả thuận và đi đến thống nhất, công ty ký hợp đồng nhập khẩu cho từng đợt, từng lô, từng chuyến hàng hoặc cho từng tháng, từng quý. Phương thức nhập khẩu này thường áp dụng với số lượng nhập khẩu lớn.
Mặc dù thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ sản xuất song nguồn hàng nhập khẩu của công ty còn hạn chế nên đôi khi phải phụ thuộc vào bên bán, điều đó ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất của công ty. Vì vậy, công ty cần tăng cường công tác nghiên cứu tìm kiếm thị trường để đa dạng các nguồn hàng đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất.
Nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm của công ty là dầu gốc. Đây là nguyên liệu chính và phải nhập khẩu nên chịu sự tác động của giá cả thị trường thế giới, chi phí vận chuyển bảo quản, thuế nhập khẩu… Điều đó làm cho chi phí nguyên vật liệu lớn, ảnh hưởng đến giá thành từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó, thị trường xăng dầu thế giới khan hiếm, dần sẽ ảnh hưởng đến việc nhập khẩu hàng của công ty từ đó ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh của công ty.
Trong quá trình sản xuất công ty vẫn chưa tự mình tạo ra các công thức pha chế vì vậy còn nhập khẩu các công thức đó từ nước ngoài. Hệ thống quy trình công nghệ đi kèm với các công thức pha chế đều phải nhập khẩu. Giá cả cua các công thức pha chế khá đắt. Nếu công ty không tự chủ trong việc này sẽ tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất dầu mỡ nhờn
Dầu gốc
Phụ gia
Bồn chứa phụ gia
Bồn chứa dầu gốc
Hệ thống đóng rót
Bộ chứa sản phẩm
Sản phẩm
Bộ pha chế
Máy khuấy
Gia nhiệt
Ô tô
Can
Phuy
Lon
Bơm
Bơm
Bơm
Bơm
* Nhận xét:
Quy trình sản xuất dầu nhờn rất phức tạpđòi hỏi quy mô sản xuất lớn và sự phối hợp đồng bộ giữa các công đoạn và bộ phận. Mỗi công đoạn là một mắt xích quan trọng không thể thiếu và ảnh hưởng dến chất lượng sản phẩm.
Vì vậy để đảm bảo chất lượng sản phẩm phải tuân thủ đúng quy trình công nghệ, đúng công thức pha chếtừ đó tránh được những sai hỏng từ đó tiết kiệm được chi phí hạ giá thành sản phẩm.
2. Quy mô và cơ cấu thị trường xuất khẩu.
Ra đời trên nền tảng của tổng công ty xăng dầu Việt Nam, một tổng công ty 90 mạnh đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xăng dầu.do đó PLC đã được kế thừa những kinh ngiệm và uy tín quý báu đặc biệt là mối quan hệ làm ăn với các bạn hàng trong và ngoài nước mà trước đó tổng công ty đã xây dựng lên. PLC có vị trí kinh doanh khá ổn định trên thị trường, mạng lưới phân phối rộng khắp .Cùng với sự phát triển về kinh tế, máy móc công nghệ được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực. Sản phẩm của công ty là cần thiết cho các ngành công nghiệp như hó chất, luyện kim, xi măng, vận tải. Công ty có mối quan hệ tốt đẹp với nhiều khách hàng trong và ngoài nước.Thị trường trong nước của công ty chiếm khoảng 67,5% sản phẩm dầu nhờn tiêu thụ trong đó phải kể đến khách hàng quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn nhất là vận tải, đường biển, đường sắt, xi măng, hoá chất.
Bảng 5: Khối lượng dầu nhờn tiêu thụ trên thị trường
1998
2002
Thị trường trong nước
Thị trường xuất khẩu
Thị trường trong nước
Thị trường xuất khẩu
1.Dầu công nghiệp
trong đó:
- Vận tải thuỷ
- Vận tải đường sắt
- Quân đội
- Than
- Ximăng
- Hoá chất
- Luyện kim
- Cơ khí
- Các ngành công nghiệp khác
25.7663
4.122
3349
3091
2391
1959
1803
1597
1288
9326
945
17124
3251
2295
1504
1444
1422
1532
1052
1285
3339
3118
2. Dầu nhờn tiêu dùng
2024
396
4324
1566
Tổng
27787
1341
23448
4684
Năm 2002 mặc dù có sự sụt giảm về sản lượng tiêu thụ trong nước nhưng có sự gia tăng mạnh mẽ về khối lượng tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu. Năm 1998 khối lượng xuất khẩu chỉ chiếm 4,6% lượng hàng tiêu thụ của công ty. Năm 2002 là bước đột phá thành công của công ty khi xuất khẩu sang Hồng Kông, đạt 2010 tấn.
So với năm 1998 khối lượng tiêu thụ ở thị trường trong nước giảm 33,5% nhưng doanh thu chỉ giảm 15% từ 353.445 triệu đồng xuống 300.428 triệu đồng, trong đó lợi nhuận giảm 13% từ 10.508 triệu đồng xuống 9.142 triệu đồng. Năm 2002 khối lượng xuất khẩu chiếm 17,9% khối lượng tiêu thụ của công ty. Kim ngạch xuất khẩu đạt 85.436 triệu đồng chiếm 22,14% tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh dầu nhờn nhưng chiếm 28,5% lợi nhuận từ hoạt dộng kinh doanh dầu nhờn của công ty
Hiện nay để nâng cao uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường, công ty đã tăng cường công tác dịch vụ, áp dụng chặt chẽ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000. Hàng năm công ty tổ chức từng đợt khuyến mại, tặng quà tới khách hàng.
Trước đây, công ty chỉ chú ý đến thị trường trong nước, hầu hết các ngành công nghiệp đều sử dụng sản phẩm dầu nhờn mà công ty cung cấp, các hãng dầu nhờn khác chưa xâm nhập vào thị trường Việt Nam, sản phẩm dầu nhờn của Petrolimex chiếm vị trí chủ đạo. mặc dù thị trường trong nước gần như được công ty năm giữ nhưng thị trường nước ngoài của công ty chiếm tỉ trọng rất nhỏ chỉ khoảng 4,3%- 4,6% lượng dầu nhờn bán ra. Công ty chỉ xuất khẩu sang thị trương một số nước lân cận như Lào, Campuchia.
Hiện nay nhờ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 mà sản phẩm của công ty có chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Từ năm 2000 trở lại đây, công ty đã tăng cường các mối quan hệ hợp tác, thực hiện liên doanh, liên kết, công ty đã củng cố thị trường truyền thống và mở rộng sang thị trường có nhiều triển vọng như Hồng Kông, Trung Quốc, Philipin…Năm 1998, xuất khẩu chỉ đạt khoảng 2,1 triệu đôla. Đến năm 2002, sản phẩm dầu nhờn của công ty đã xuất khẩu sang 9 nước Châu á, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,6 triệu đôla. Lào và Campuchia là hai thị trường truyền thống dược kế thừa quan hệ từ tổng công ty trước đây. Hiện nay sản phẩm dầu nhờn có mặt ở các nước Hồng kông, Trung Quốc, Philippin và các nước thuộc khu vực Đông Nam á. Kể từ khi thực hiện quan hệ hợp tác liên doanh với hãng dầu nhờn BP của Pháp và hãng dầu nhờn đi biển của Anh Quốc, sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường. Mặt hàng dầu nhờn không phải là mặt hàng xuất khẩu truyền thống như dầu khí, may mặc, giày dép và các mặt hàng nông sản nhưng bằng các nỗ lực trong sản xuất đã tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt dủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Bảng 6:Kim ngạch xuất khẩu dầu nhờn trên một số
thị trường (năm 2000-2002)
Đơn vị :USD
Nước
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Lào
659.683
529.565
557.423
Campuchia
531.190
507.873
565.367
Hồng Kông
443.000
2.046.892
Trung Quốc
283.142
318.507
623.078
Philipin
166.830
197.320
254.881
Châu úc
386.120
223.000
349.512
Đài Loan
126.321
218.245
356.789
Các nước khác
225.532
226.418
886.857
Tổng
2.478.029
2.663.928
5.640.799
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp PLC)
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia tương đối ổn định tuy có giảm nhưng không đáng kể xuất khẩu sang Trung Quốc, Philipin, Châu úc, Đài Loan và các nước khác đều tăng trong đó tăng mạnh nhất là Trung Quốc tăng gần gấp đôi so với năm 2001. Tốc độ tăng đột biến phải kể đến thị trường Hồng Kông năm 2001 mới thâm nhập vào mà năm 2002 đạt 2.046.892 USD chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu dầu nhờn của công ty.
Biểu 7: Khối lượng xuất khẩu dầu nhờn trên một số thị trường
(năm 2000-2002)
Đơn vị: Tấn
Năm
Nước
2000
2001
2002
Khối
Lượng
Tỷ trọng (%)
Khối
lượng
Tỷ trọng (%)
Khối lượng
Tỷ trọng (%)
Lào
589
29,45
535
22,13
511
12,21
Campuchia
439
21,95
513
21,19
509
12,16
Hôngkông
403
16,65
2010
48,04
Trung Quốc
234
11,7
325
13,43
329
7,86
Philipin
139
6,95
184
7,60
209
5,00
Châu úc
394
19,7
201
8,30
305
7,28
Các nước khác
205
10,25
259
10,70
311
7,45
Tổng
2000
100
2420
100
4184
100
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp PLC)
Từ khi nhà nước giảm bớt vai trò độc quyền trong lĩnh vực xăng dầu tạo điều kiện nâng cao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, Tổng công ty xăng dầu dường như làm ăn có hiệu quả hơn và công ty hoá dầu Petrolimex cũng thế. Nhà nước cho phép một số hãng dầu nhờn nước ngoài vào xâm nhập thị trường Việt Nam . Điều đó làm cho thị phần của công ty ở trong nước bị giảm dần. Để tồn tại, phát triển vững mạnh trên thị trường không còn cách nào khác là công ty đổi mới phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ chỗ chỉ chú ý đến thị trường trong nước và một số thị trường nước ngoài, công ty đã vươn ra các thị trường mới. Do có lợi thế về mặt địa lý được tiếp giáp với rất nhiều nước trong khu vực Đông Nam á thông qua hệ thống đường biển. Giao thông đường biển phát triển đã tạo điều kiện cho sản xuất tiêu thụ dầu biển phát triển. Việc liên doanh với hãng dầu nhờn tàu biển ELF của Anh Quốc là một thành công bước đầu. Nhờ đó mà xuất khẩu dầu nhờn sang Hồng Kông, Philipin, Indonesia thông qua hệ thống vạn tải tàu biển rất phát triển. Công ty đã cung cấp các loại dầu tàu biển cho các hãng tàu biển. Công ty đặt đại lý phân phối dầu ELF tại các nước trong khu vực Châu á, khi tàu của ta hay các nước khác sử dụng dầu ELF đến bất cứ cảng nào có đại lý phân phối của công ty ở đó để tiếp dầu. Công ty mới chỉ xút sang những nước Châu á lân cận, chưa vươn ra những thị trường xa hơn ở các khu vực khác. Việc xuất sang thị trường các nước Châu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100875.doc