Chuyên đề Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Thành

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 2

1.1. Khái niệm và đặc trưng của tín dụng ngân hàng 2

1.1.1.Khái niệm tín dụng : 2

1.1.2. Đặc trưng của tín dụng: 3

1.2.Rủi ro tín dụng và các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng của Ngân Hàng Thương Mại 4

1.2.1.Rủi ro tín dụng trong hoạt dộng kinh doanh của Ngân Hàng Thương Mại 4

1.2.2, Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng. 10

1.2.3, Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại. 12

1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. 18

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước 18

1.3.2. Bài học kinh nghiệm với Việt Nam 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH HÀ THÀNH 22

2.1.Tổng quan về chi nhánh NHNO&PTNT chi nhánh Hà Thành 22

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 22

2.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT chi nhánh Hà Thành 24

2.2.1. Tình hình huy động vốn 24

2.2.2 Tình hình sử dụng vốn 27

2.2.3, Hoạt động cung cấp dịch vụ 28

2.2.4, Đánh giá chung về kết quả kinh doanh của NHNO&PTNT chi nhánh Hà Thành trong thời gian gần đây. 30

2.3, Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNO&PTNT chi nhánh Hà Thành 31

2.3.1, Kết quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong những năm qua. 31

2.3.2, Tình hình nợ quá hạn. 35

2.3.3, Công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng 39

2.4, Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại NHNO&PTNT chi nhánh Hà Thành 40

2.4.1. Các biện pháp mà chi nhánh đã thực hiện để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. 40

2.4.2, Một số kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh 49

2.4.3, Những tồn tại ,hạn chế 49

2.4.4, Nguyên nhân của thực trạng trên 50

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH HÀ THÀNH 54

3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT chi nhánh Hà Thành trong thời gian tới 54

3.1.1, Định hướng chung trong hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT chi nhánh Hà Thành trong thời gian tới 54

3.1.2, Định hướng về công tác phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng của chi nhánh Hà Thành. 55

3.2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Hà Thành 56

3.2.1, Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án, phương án sản xuất kinh doanh 56

3.2.2, Xây dựng và hoàn thiện chiến lược quản trị rủi ro tín dụng 58

3.2.3, Tăng cường và sử dụng có hiệu quả tài sản đảm bảo 59

3.2.4, Phân tán rủi ro tín dụng 60

3.2.5, Nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin tín dụng 62

3.2.6, Xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi 63

3.2.7, Tăng cường sử dụng các công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro tín dụng 65

3.3, Kiến nghị: 66

3.3.1, Đối với chính phủ và các Bộ, Ngành: 66

3.3.2, Đối với NHNN 67

3.3.3 Kiến nghị đối với NHNO&PTNT Việt Nam và NHNO&PTNT chi nhánh Hà Thành 68

KẾT LUẬN 70

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à ngày càng cao của khách hàng.Mặc dù, dịch vụ liên tục tăng qua các năm ,nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng thu nhập.Thu dịch vụ năm 2007 đạt :635 triệu đồng,tăng 10,35% so với năm 2006, chiếm 0,27% trong tổng thu nhập : 235.160 triệu đồng. *Hoạt động kinh doanh ngoại hối: Nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 2.051.944 USD giảm so với năm 2006, năm 2006 đạt:3.890.774 USD. Ngoài ra chi nhánh từng bước mở rộng huy động các nguồn ngoại tệ khác như : EUR nhằm đa dạng các loại nguồn vốn huy động. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế : trong năm 2007 có sự tăng trưởng về khách hàng đó là : Công ty dệt may Hà Nội ;đây là khách hàng tiềm năng về thanh toán quốc tế,tuy nhiên do mới đặt quan hệ cho nên doanh số hoạt động còn khiêm tốn. Trong năm đã thực hiện mở 28 L/C và 5 món thông báo nhờ thu với tổng giá trị 7.798.303 USD cho các nhu cầu nhập khẩu như đã nêu trên ; 9 món thông báo L/C xuất khẩu các loại hàng hóa như: cao su, cà fê .một số mặt hàng nông sản với tổng giá trị 213.188 USD ,.. Hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ : chi nhánh đã triển khai mua bán 2 loại ngoại tệ : USD,EUR, hoạt động kinh doanh này đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ như :nguồn vốn hoạt động,dư nợ .nghiệp vụ thanh toán quốc tế,..luôn luôn tăng trưởng.Mặt khác đã tạo cho chi nhánh một lợi thế cạnh tranh ,thu hút khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ này. * Dịch vụ thẻ: Số lượng thẻ phát hành năm 2007,là :2894 thẻ ,đạt 44,7% so với kế hoạch ,đưa số lượng thẻ phát hành tính đến thời điểm 31/12/1007 là 5472 thẻ ,tăng 83,4% so năm 2006.Việc phát triển thẻ ATM đã góp phần đưa thu dịch vụ thẻ tăng 15,87% so năm 2006. Dịch vụ thẻ quốc tế đã được triển khai thực hiện tại chi nhánh ,các bộ phận liên quan cũng nhanh chóng nắm bắt quy trình nghiệp vụ để thực hiện nhanh chóng và tốt hơn.Tuy nhiên, kết quả về phát hành thẻ tín dụng quốc tế và phát triển các cơ sơ chấp nhận thẻ còn hạn chế ,đòi hỏi các phòng cần quan tâm hơn nữa.Bên cạnh đó, cũng cần có quy định rõ ràng hơn trong việc Maketting cho phát triển dịch vụ thẻ tại các phòng nghiệp vụ thẻ để đạt kết quả tốt. * Công tác tiền tệ kho quỹ. Bảng 2.3: Tình hình thu- chi tiền mặt tại chi nhánh Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ (%) Tổng thu VND (tỷ đồng) Tổng chi VND (tỷ đồng) Tổng thu ngoại tệ(triệu USD) Tổng chi ngoại tệ (triệu USD) 1.394 1.394 2,205 2,204 1.420 4.410 9,507 9,506 101,90 101,80 431,16 431.31 Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 ,2007 Công tác tiền tệ,. kho quỹ luôn đảm bảo tốt nhu cầu của khách hàng ,thu –chi kịp thời đúng quy trình,không để xảy ra mất an toàn kho quỹ. Chủ động khai thác mọi nguồn thu tiền mặt nộp vào ngân hàng ,tổ chức thu tiền lưu động theo yêu cầu của khách hàng. Chấp hành nghiêm túc mức tồn quỹ quy định. Trong thu-chi tiền mặt đã trả lại nhiều món tiền thừa cho khách hàng với tổng số 77 món, trị giá : 76.920.000 đồng. Quản lý tốt tài sản và chứng từ có giá. 2.2.4, Đánh giá chung về kết quả kinh doanh của NHNO&PTNT chi nhánh Hà Thành trong thời gian gần đây. Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng thu nhập 134.562 235.160 425.880 Tổng chi phí 127.534 226.347 408.896 Chênh lệch thu-chi + 7.028 + 8.813 + 16.984 Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005,2006,2007 Qua bảng thống kê trên ta thấy lợi nhuận của chi nhánh ổn định qua các năm.Năm 2006, tổng thu nhập đạt : 235.880 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là :100.598 triệu đồng ,tương đương 74,75%, chênh lệch thu-chi có lãi đạt 8.813 triệu đồng. Năm 2007, tổng thu nhập đạt : 425.880 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là : 190.720 triệu đồng ,tương đương : 81,10%,chênh lệch thu-chi có lãi đạt :16.984 triệu đồng vượt kế hoạch mà chi nhánh đã đặt ra 17,6%. Đạt được kết quả như trên là một sự cố gắng lớn của toàn thể cán bộ ,công nhân viên toàn chi nhánh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: tăng thu dịch vụ chuyển tiền, thu chi tiền theo yêu cầu của khách hàng ,đặc biệt thu dịch vụ từ nghiệp vụ thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập của chi nhánh. 2.3, Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNO&PTNT chi nhánh Hà Thành 2.3.1, Kết quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong những năm qua. Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh qua các năm có xu hướng tăng: Năm 2005, dư nợ cho vay đạt : 198.931 triệu đồng, đến năm 2006, dư nợ cho vay đạt 298.414 triệu đồng,tăng so với năm 2005 là : 99.483 triệu đồng,tương đương 50,01%. Năm 2007, dư nợ đạt :477.157 triệu đồng ,tăng so năm 2006 là : 178.743 triệu đồng ,tương đương 59,90% Bảng 2.5: Tổng hợp tình hình tín dụng tại chi nhánh Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 198.931 100 298.414 100 477.157 100 1.Theo kỳ hạn nợ - Ngắn hạn - Trung&Dài hạn 141.426 57.505 71,09 28,91 226.405 72.009 75,87 24,13 386.202 90.955 80,94 19,06 2. Theo loại tiền - VND - Ngoại tệ quy đổi 160.480 38.451 80,07 19,93 250.445 47.969 83,93 16,07 387.532 89.625 81,22 18,78 Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005,2006,2007 Năm 2005, do sự quán triệt và chỉ đạo của ngân hàng nhà nước và NHNO&PTNT trong công tác tín dụng , về đẩy mạnh các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng hợp lý đi đôi với năng lực quản lý và kiểm soát chặt chẽ vốn vay. Tuy nhiên, năm 2005 cũng là năm mà nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi giá dầu mỏ thế giới tăng cao và liên tục cùng những thảm họa thiên tai như:bão lụt, dịch cúm gia cầm ,.. do vậy làm chỉ số giá cả tăng cao 8,4%( Hà Nội là 9,46%) chủ yếu là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu .Do vậy ,mà nó đã có tác động đến dư nợ vay đối với nền kinh tế .Năm 2005 dư nợ tại chi nhánh đạt : 198.931 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 6,97%. Đây là sự cố gắng và nỗ lực rất lớn của chi nhánh trong điều kiện thị trường có nhiều diễn biến phức tạp. Sang năm 2006, dư nợ cho vay nền kinh tế của chi nhánh là : 298.414 triệu đồng ,tăng 99.483 triệu đồng,tăng so với kế hoạch đã đặt ra của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ,tăng 50,01% so với năm 2005. Trong khi dư nợ cho vay của khối NHTM tên địa bàn Hà Nội đtj 132.000 tỷ VND, tăng 26,4%. Có được sự tăng trưởng tín dụng này, là do chi nhánh đã tập trung đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực đầu tư các mặt hàng xuất nhập khẩu : nguyên liệu sợi,cao su ,cà fê… Bước sang năm 2007, được sự chỉ đạo của ngân hàng nhà nước và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong công tác tín dụng về đẩy mạnh biện pháp nâng cao nâng cao chất lượng tín dụnggắn liền với tăng trưởng tín dụng. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng ,giảm dần dư nợ đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém ,vốn chủ sở hữu thấp hơn quy định ,nâng cao chất lượng thẩm định dự án ,coi trọng hiệu quả kinh tế ,thực hiện nghiêm túc các cơ chế tín dụng hiện hành nên dư nợ năm 2007 của chi nhánh đã tăng cao. Năm 2007,dư nợ cho vay nền kinh tế của chi nhánh là: 477.157 triệu đồng ,tăng so với năm 2006là :178.743 triệu đồng ,tương đương :59,90%.Vượt mức kế hoạch đặt ra 12,5% .Để có được kết quả như trên ,là do chi nhánh đã tạp trung chủ yếu mở rộng đầu tư các lĩnh vực:mặt hàng xuất nhập khẩu: cao su ,cà fê,hạt điều, sắt thép ,máy móc ,công cụ ,hóa chất chế biến thức ăn gia súc,…Thu mua và tiêu thụ nội địa các mặt hàng nông sản: ngô,hạt điều, tiêu,..Đầu tư xây dựng cơ bản ,xây dựng nhà điều hành, giới thiệu sản phẩm,..Cho vay đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.Đặc biệt ,chi nhánh còn khuyến khích cho vay tiêu dùng : mua sắm đồ dùng sinh hoạt,sửa chữa nhà ở ,mua ô tô,.. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng của chi nhánh chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn truyền thống chưa chú ý đúng mức đầu tư vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ,tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ còn thấp.một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do: sự biến động bất lợi về giá cả kinh doanh bất động sản đã ảnh hưởng nhiều đến khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực này,hoặc một số khách hàng rút một phần vốn vay sản xuất kinh doanh chuyển sang kinh doanh nhà đất dẫn đến thua lỗ ,khả năng trả nợ khó khăn ,chất lượng tín dụng giảm đã tác động đến khả năng tăng trưởng tín dụng mà chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư vào lĩnh vực này. Cũng xuất phát từ tính phức tạp trong cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế cá thể trên địa bàn Hà Nội.Công tác thu hồi nợ trên từng địa bàn thực sự khó khăn đã tác động không nhỏ đến tâm lý mở rộng tín dụng vào đối tượng hộ sản xuất hay kinh doanh cá thể. Dư nợ của chi nhánh chủ yếu tập trung vào dư nợ ngắn hạn .Năm 2005, dư nợ ngắn hạn là: 141.426 triệu đồng, chiếm 71,09% tổng dư nợ. Đến năm 2006,là : 226.405 triệu đồng, tăng 84.976 triệu đồng, chiếm 75,87% tổng dư nợ. Năm 2007,là: 386.202 triệu đồng ,tăng 159.797 triệu đồng, chiếm 80,94% tổng dư nợ. Nguyên nhân ở đay là nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn ,cùng với những quy định bắt buộc của pháp luật về tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung&dài hạn. Biểu 2.2: Tình hình dư nợ theo kỳ hạn nợ Biểu 2.2.1 : Tình hình dư nợ theo kỳ hạn nợ Khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước ,dư nợ doanh nghiệp nhà nước : 181.350 triệu đồng ,chiếm 91,96% tổng dư nợ năm 2005. Năm 2006, dư nợ doanh nghiệp nhà nước : 277.380 triệu đồng ,chiếm 92,95% tổng dư nợ. Năm 2007,dư nợ doanh nghiệp nhà nước : 428.884 triệu đồng ,chiếm 89,88% tổng dư nợ.Sở dĩ ,đến năm 2007, dư nợ khối doanh nghiệp nhà nước giảm là do : một số doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa ,còn dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn tăng trưởng qua các năm. Đây là dấu hiệu tốt. 2.3.2, Tình hình nợ quá hạn. Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ Dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn(%) 198.931 9.650 4,85% 298.414 3.564 1,19% 477.157 2.946 0,62% Nguồn : Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh Hà Thành Diễn biến nợ quá hạn của chi nhánh trong những năm gần đây là chuyển biến tích cực, theo chiều hướng tốt ,giảm thấp cả về số lượng và tỷ trọng. Nếu như dư nợ quá hạn năm 2005 là 9.650 triệu đồng,tỷ trọng là 4,85% so với tổng dư nợ thì đến năm 2006 chỉ còn 3.564 triệu đồng, chiếm 1,19% tổng dư nợ.Năm 2007, dư nợ quá hạn cũng đã giảm xuống còn 2.946 triệu đồng,chỉ còn chiếm 0,62% tổng dư nợ.Để có được kết quả như trên là một sự cố gắng rất lớn của ngân hàng. Biểu 2.3 : Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh Dư nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn. Năm 2005, nợ quá hạn ngắn hạn là 58.616 triệu đồng; chiếm 65,1% tổng nợ quá hạn. Đến năm 2006 nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng giảm xuống về số tuyệt đối xuống còn 2.950 triệu đồng, nhưng về số tương đối lại tăng chiếm 82,8% tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân là do trong năm 2006,dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và ảnh hưởng bởi những biến động nền kinh tế trông nước và bối cảnh quốc tế. Sang năm 2007, nợ quá hạn đã giảm xuống còn 2.964 triệu đồng ,về số tuyệt đối giảm xuống là 77,2%. Bảng 2.7 Nợ quá hạn theo thời hạn và theo thành phần kinh tế Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền %NQH Số tiền %NQH Số tiền %NQH Tổng dư nợ quá hạn 9.650 100 3.564 100 2.964 100 1.Theo thời hạn - Ngắn hạn - Trung&dài hạn 6.281 3.369 65,1 34,9 2.950 614 82,8 17,2 2.287 677 77,2 22,8 2. Theo thành phần kinh tế - Quốc doanh - Ngoài quốc doanh - HGĐ& cá thể 2.564 4.578 2.508 26,6 47,4 26,0 429 2.050 1.085 12,1 57,5 30,4 169 1.950 845 5,7 65,8 28,5 Nguồn : Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh Hà Thành Biểu 2.4 : Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại chi nhánh Về cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế: Dư nợ quá hạn của chi nhánh tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp ngoài quốc doanh . Năm 2005, nợ quá hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 4.578 triệu đồng, chiếm 47,4% tổng nợ quá hạn, trong khi đó doanh nghiệp quốc doanh là : 2.564 triệu đồng, chiếm 26,6% tổng nợ quá hạn .Năm 2006,dư nợ quá hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm xuống còn 2.050 triệu đồng, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nợ quá hạn, chiếm 57,5%. Đến năm 2007, dư nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doan có giảm xuống còn 1.950 triệu đồng, nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng dư nợ quá hạn là 65,8%, trong khi đó doanh nghiệp quốc doanh giảm mạnh xuống còn 169 triệu đồng, chiếm 5,7% tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong những năm gần đây haọt động không hiệu quả, dẫn đến không thực hiện được nghĩa vụ với ngân hàng. Ngoài chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Chúng ta hãy xem xét tình hình nợ xấu của chi nhánh qua bảng sau: Bảng 2.8 : Tình hình nợ xấu của chi nhánh Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ 198.931 298.414 477.157 Tổng nợ quá hạn 9.650 3.564 2.964 Nợ nhóm III 1.436 0 200 Nợ nhóm IV 2.570 270 450 Nợ nhóm V 3.264 2.117 606 Tổng nợ xấu 7.270 2.387 1.256 Tỷ lệ nợ xấu(%) 3,65% 0.8% 0.3% Nguồn : Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh Hà Thành Như vậy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh có xu hướng giảm. Tính thời điểm 31/12/2007, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là: 0,3%. Trong đó tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến cuối năm 2007 là: 2,7 %( trên địa bàn Hà Nội là 3,1 %). Nợ xấu năm 2007, giảm thấp là do cuối năm xử lý nợ nhóm V là : 1.131 triệu đồng. Tuy tỷ lệ nợ xấu thấp và nằm trong tầm kiểm soát của chi nhánh nhưng tiềm ẩn nợ xấu môt số khó thu hồi vẫn còn rất lớn cần phải được phân tích ,đánh giá đúng mức từng trường hợp để có giải pháp xử lý thích hợp. Do vậy ,chi nhánh đạt được kết quả như trên đã thể hiện chất lượng tín dụng tại chi nhánh đang được cải thiện. Nợ xấu của chi nhánh chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn. Năm 2006, nợ xấu ngắn hạn có xu hướng giảm,về số tuyệt đối giảm 3.885 triệu đồng ; nhưng lại tăng về số tương đối , chiếm 87,7% tổng nợ xấu .Nguyên nhân do trong năm 2006, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là do những biến động bất lợi từ bối cảnh quốc tế : giá dầu mỏ thế giới tăng ,dịch cúm gia cầm ,…và các yếu tố từ thiên nhiên: lũ lụt,hạn hán . Sang năm 2007, nợ xấu có xu hướng giảm rõ rệt ,tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm xuống còn 1.054 triệu đồng , chiếm 83,9% tổng nợ xấu. Bảng 2.9 : Nợ xấu theo thời hạn và theo thành phần kinh tế Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng nợ xấu 7.270 2.387 1.256 1.Theo thời hạn - Ngắn hạn - Trung &Dài hạn 5.980 1.290 2.095 292 1.054 202 2. Theo TPKT - Quốc doanh - Ngoài quốc doanh - HGĐ& cá thể 1.672 3.614 1.984 0 1600 787 0 865 391 Nợ xấu theo thành phần kinh tế : nợ xấu tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp ngoài quốc doanh . Năm 2005, nợ xấu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là : 3.614 triệu đồng , chiếm 50% tổng nợ xấu; trong khi đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là : 1.672 triệu đồng ,chiếm 23% tổng nợ xấu ,nợ xấu hộ gia đình &cá thể là: 1.984 triệu đồng ,chiếm 32% tổng nợ xấu. Năm 2006, nợ xấu doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm xuống còn 1600 triệu đồng, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nợ xấu, chiếm 67,03%. Đến năm 2007, dư nợ quá hạn giảm xuống còn 865 triệu đồng ,nợ xấu doanh nghiệp quốc doanh giảm xuống bằng 0 triệu đồng. Nguyên nhân, do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động kém hiệu quả trong năm 2005,dẫn đến việc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng. Nợ xấu các doanh nghiệp quốc doanh giảm xuống bằng 0 triệu đồng, cũng do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa ,nên dư nợ cho vay giảm xuống. 2.3.3, Công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng Chi nhánh thực hiện việc phân loại nợ & trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam. Trên cơ sở phân loại nợ ,chi nhánh đã tiến hành trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Định kỳ hàng tháng ,hàng quý chi nhánh thực hiện việc phân loại nợ,trích lập dự phòng và xét duyệt các khoản nợ rủi ro , đồng thời lập phương án thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. Bảng 2.10 : Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại chi nhánh Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ 198.931 298.414 477.157 Số tiền trích lập dự phòng 1.772 2.058 1.070 Nguồn : Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh Hà Thành Số tiền trích lập dự phòng của chi nhánh tăng qua các năm 2005,2006 Năm 2005, số tiền trích lập dự phòng rủi ro là 1.772 triệu đồng, năm 2006 là 2.058 triệu đồng, tăng 286 triệu đồng so với năm 2005. Tuy nhiên , sang năm 2006, số tiền trích lập dự phòng giảm xuống còn 1.070 triệu đồng. Thực chất việc giảm trích lập dự phòng rủi ro ,một phần do giảm được các khoản nợ xấu, cũng một phần giảm do quyết định 234/QĐ- NHCT 37 cho tất cả các khoản nợ xấu, năm 2007 chỉ thực hiện một phần các khoản nợ đó. 2.4, Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại NHNO&PTNT chi nhánh Hà Thành 2.4.1. Các biện pháp mà chi nhánh đã thực hiện để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. 2.4.1.1, Các biện pháp của chi nhánh Hà Thành trong việc hạn nợ quá hạn mới * Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng Chi nhánh đã tìm mọi cách nâng cao chất lượng quy trình tín dụng. Về phía các cán bộ tín dụng của cho nhánh luôn tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng trước và sau khi cho vay.Việc ra quyết định cho vay được xem cho vay được xem xét một cách cẩn trọng,.. sau khi đã giải ngân cho khách hàng lại tiếp tục giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn nhằm tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích gây rủi ro cho ngân hàng Việc thẩm định, đánh giá khách hàng được chi nhánh thực hiện : “ Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng ”.Nội dung của quy trình này đối với doanh nghiệp như sau: Bước 1 :Thu thập thông tin. Sau khi nhận được hồ sơ thông tin khách hàng ,cán bộ chấm điểm tín dụng tiến hành điều tra, thu thập ,xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư từ các nguồn: - Hồ sơ do khách hàng cung cấp : giấy tờ pháp lý,các báo cáo tài chính và các tài liệu khác - Phỏng vấn trực tiếp khách hàng. - Đi thăm thực địa khách hàng - Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác. - Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp . - Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước Việt Nam - Các nguồn khác. Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cán bộ chấm điểm tín dụng căn cứ vào ngành nghề lĩnh vự sản xuất kinh doanh chính đăng ký trên giấy chứng nhận kinh doanh của doanh nghiệp, xác định ngành nghề ,lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: - Nông ,lâm và ngư nghiệp. - Thương mại và dịch vụ. - Xây dựng - Công nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì căn cứ vào ngành nghề , lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp. Bước 3: Chấm điểm và xác định quy mô của doanh nghiệp Các tiêu chí sử dụng để chấm điểm bao gồm: nguồn vốn kinh doanh ,số lao động , doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách nhà nước. Bảng 3.1 : Bảng tiêu chí sử dụng để chấm điểm tín dụng của doanh nghiệp STT Tiêu chí Trị số Điểm 1. ốn kinh doanh Từ 50 tỷ đồng trở lên Từ 40 tỷ đồng 50 tỷ đồng Từ 30 tỷ đồng 40 tỷ đồng Từ 20 tỷ đồng 30 tỷ đồng Từ 10 tỷ đồng 20 tỷ đồng < 10 tỷ đồng 30 25 20 15 10 5 2. Lao động Từ 1500 người trở lên Từ 1000 người 1500 người Từ 500 người 1000 người Từ 100 người 500 người Từ 50 người 100 người < 50 người 15 12 9 6 3 1 3. Doanh thu thuần Từ 200 tỷ đồng trở lên Từ 100 tỷ đồng 200 tỷ đồng Từ 50 tỷ đồng 100 tỷ đồng Từ 20 tỷ đồng 50 tỷ đồng Từ 5 tỷ đồng 20 tỷ đồng < 5 tỷ đồng 40 30 20 10 5 2 4. Nộp ngân sách Từ 10 tỷ đồng trở lên Từ 7 tỷ đồng 10 tỷ đồng Từ 5 tỷ đồng 7 tỷ đồng Từ 3 tỷ đồng 5 tỷ đồng Từ 1 tỷ đồng 3 tỷ đồng < 1 tỷ đồng 15 12 9 6 3 1 Căn cứ vào thang điểm trên các doanh nghiệp được xếp loại thành quy mô lớn,vừa và nhỏ Bảng 3.2 : Bảng thang điểm xếp loại theo quy mô doanh nghiệp Điểm Quy mô Từ 70 điểm đến 100 điểm Từ 30 điểm đến 69 điểm < 30 điểm Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,cán bộ tín dụng chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp căn cứ vào kết quả xác định ngành nghề sản xuất kinh doanh/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh , các số liệu trên cân đối kế toán sau điều chỉnh, chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. Bước 5: Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính Cán bộ tín dụng chấm điểm các tiêu chí phi tài chính của doanh nghiệp, bao gồm :tiêu chí lưu chuyển tiền tệ; tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý; tiêu chí uy tín trong giao dịch với ngân hàng; tiêu chí môi trường kinh doanh ; tiêu chí và các đặc điểm hoạt động khác. Bước 6 : Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng Cán bộ tín dụng cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính và nhân với trọng số theo quy định (có tính đến báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không ) để xác định điểm tổng hợp. Bước 7 : Trình duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng Cán bộ chấm điểm tín dụng thực hiện việc xếp hạng các khách hàng là doanh nghiệp thành 10 hạng theo quy định của NHNO&PTNT Việt Nam có mức độ rủi ro từ thấp đến cao :AAA ,AA, A ,BBB, BB ,B ,CCC ,CC ,C ,D. Bảng 3.3 :Bảng xếp hạng mức độ rủi ro khách hàng là doanh nghiệp Loại Đặc điểm Mức độ rủi ro AAA: Loại tối ưu Điểm tín dụng tốt nhất dành cho các khách hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất - Tình hình tài chính mạnh - Năng lực cao trong quản trị - Hoạt động đạt hiệu quả cao - Triển vọng phát triển lâu dài - Rất vững vàng trước các tác động của môi trường kinh doanh - Đạo đức tín dụng cao Thấp nhất AA : Loại ưu - Khả năng sinh lời tốt - Hoạt động hiệu quả và ổn định - Quản trị tốt - Triển vọng phát triển lâu dài - Đạo đức tín dụng tốt Thấp, nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng loại AAA A : Loại tốt - Tình hình tài chính ổn định, nhưng có những hạn chế nhất định - Hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như khách hàng loại AA - Quản trị tốt. - Triển vọng phát triển tốt. - Đạo đức tín dụng tốt Thấp BBB : Loại khá - Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn - Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh. Trung bình BB : Loại trung bình khá - Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn. - Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ tổn thương bởi các tác động lớn trong môi trường kinh doanh do các sức ép cạnh trạnh và sức ép từ nền kinh tế nói chung Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được bảo đảm hơn khách hàng loại BBB B : Loại trung bình - Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động - Hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, chịu nhiều sức ép mạnh mẽ hơn, dễ bị tác động lớn từ những biến động kinh tế nhỏ Cao , do khả năng tự chủ tài chính thấp.Ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn ngay, nhưng lâu dài sẽ khó khăn CCC : Loại dưới trung bình - Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động. - Năng lực tài chính yếu bị thua lỗ trong một hay một số năm tài chính gần đây, và hiện tại đạng vật lộn để duy trì khả năng sinh lợi - Năng lực quản lý kém Cao, là mức cao nhất có thể chấp nhận,xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có biện pháp kịp thời ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn CC : Loại xa dưới trung bình - Hiệu quả hoạt động thấp - Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn (< 90 ngày ) - Năng lực quản lý kém Rất cao, khả năng trả nợ ngân hàng kém.Nếu không có biện pháp kịp thời ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn C : Loại yếu kém - Hiệu quả hoạt động rất thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi - Năng lực tài chính yếu kém ,đã có nợ quá hạn - Năng lực quản lý yếu kém Rất cao, ngân hàng sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức thu hồi vốn cho vay. D : Loại rất yếu kém - Các khách hàng này bị thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém,có nợ khó đòi, năng lực quản lý yếu kém Đặc biệt cao, ngân hàng hầu như sẽ không thể thu hồi được vốn vay Sau khi hoàn tất việc xếp hạng khách hàng ,cán bộ tín dụng , lập tờ trình đề nghị Giám đốc ngân hàng cho vay phê duyệt. Tờ trình phải được trưởng phòng tín dụng kiểm tra và ký trước khi trình lên giám đốc ,nội dung tờ trình phải có những ý cơ bản sau: - Giới thiệu thông tin cơ bản về khách hàng - Phải dựa trên mô hình áp dụng để chấm điểm tín dụng - Tài liệu làm căn cứ để chấm điểm tín dụng - Nhận xét dựa trên đánh giá của cán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33400.doc