Mục Lục
Phần mở đầu. 1
LỜI CAM ĐOAN 4
Phần nội dung 5
Chương I: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) và các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của các dự án FDI 5
I. Lý luận về FDI 5
1. Các khái niệm cơ bản 5
2. Các đặc trưng cơ bản 6
3. Vai trò của FDI đối với nền kinh tế 7
II. Rủi ro trong các dự án FDI. 9
1. Khái niệm và tính chất của các rủi ro trong các dự án FDI 9
2. Phân loại rủi ro 10
3. Một số rủi ro trong các hoạt động của dự án FDI 13
III. Quản lý rủi ro. 15
1. Phương pháp mà các nhà đầu tư lựa chọn để quản lý rủi ro 15
2. Quản lý Nhà Nước đối với các dự án FDI 18
Chương II: Tổng quan về các dự án FDI và phân tích các rủi ro trong các dự án FDI tại Việt Nam từ năm 1987 đến nay 23
I. Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 23
1. Các hình thức đầu tư cơ bản 23
2. Cơ cấu và khu vực phân bổ FDI 24
3. Đóng góp của FDI vào nền kinh tế Việt Nam. 29
II. Phân tích một số rủi ro xảy ra trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 35
1. Một số rủi ro thường gặp 35
2. Thực trạng cấp phép các dự án FDI ở Việt Nam và các nguyên nhân. 43
3. Một số đánh giá nguyên nhân rủi ro từ phía các nhà đầu tư. 47
III. Các hoạt động của Nhà Nước nhằm hạn chế rủi ro trong các dự án FDI tại Việt Nam. 49
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.50
2 Hướng dẫn hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư, giải quyết các vướng mắc, yêu cầu của các nhà đầu tư. 51
3 Thủ tục hành chính:Cấp và thu hồi giấy phép đầu tư.54
4 Tổ chức hoạt động đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động đầu tư.55
5 Hoạt động xúc tiến thương mại.56
Chương III: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động của các dự án FDI tại Việt Nam 57
I. Một số giải pháp 57
1. Các giải pháp chung. 57
2. Các giải pháp tác động trực tiếp đến các dự án FDI. 63
II- Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước. 65
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 65
2. Bộ Tài chính 66
3. Bộ Công nghiệp: 67
4. Với các bộ khác. 68
Phần kết luận. 73
Danh mục tài liệu tham khảo 74
77 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2117 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp quản lý Nhà nước nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn ở những khu vực khác, điều này lý giải cho những đóng góp của các dự án FDI vào chuyển giao công nghệ mới vào Việt Nam. Bên cạnh đó, hình thức đầu tư này còn giúp đưa những phương thức quản lý mới, tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của các dự án.
3.1.5. FDI góp phần hội nhập kinh tế Việt Nam với thế giới và lan toả khắp các thành phần của nền kinh tế trong nước.
Sự tham gia của FDI vào nền kinh tế giúp mở rộng nguồn vốn đầu tư và quy mô sản xuất. Sự liên quan chặt chẽ của các thành phần kinh tế kéo theo sự lan toả đến các thành phần kinh tế khác ngoài khu vực có FDI. Giữa các doanh nghiệp hoạt động trong nước đã có sự chuyển giao công nghệ, vốn và năng lực kinh doanh do có sự hợp tác với các doanh nghiệp có yếu ố nước ngoài. Đồng thời sự tham gia của các dự án FDI cũng tạo động lực cho sự phát triển vì giữa các doanh nghiệp có sự cạnh tranh để có được thị trường lớn hơn, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá.
Song song với những tác động đối với các thành phần kinh tế trong nước, FDI còn đưa Việt Nam tiến sâu hơn vào hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những khu vực có FDI, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu tăng rất nhanh và cao hơn mức bình quân trong cả nước. Xuất khẩu trong khu vực này trong giai đoạn 1996-2000 là 10,6 tỷ USD ( không kể dầu thô), chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước. Đến năm 2000 con số này là 25% và đến ba năm gần đây là hơn 55%, đạt mức cao nhất trong hai mươi năm trở lại đây. Một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu hàng năm khá lớn: Vietxopetro 4-5 tỷ USD; Công ty Fujisu trên 300 triệu USD, riêng năm 2000 là 586 triệu USD; Công ty Canon hơn 200 triệu USD vào năm 2004 và trên 400 triệu USD vào năm 2005; Taekang Vietnam, Pou Chen hàng năm xuất khẩu trên 120 triệu USD.
Thông quan mạng lưới tiêu thụ của các công ty xuyên quốc gia hàng hoá và sản phẩm của Việt Nam đã được bạn bè quốc tế biết đến. Tỷ trọng xuất khẩu một số mặt hàng cao như 100% dầu khí, 35% hàng may mặc, 42% hàng da giày,..
Việc có mặt của các du khách cũng như các doanh nhân nước ngoài đến Việt Nam góp phần phát triển các ngành như du lịch khách sạn, đồng thời gia tăng lượng tiêu thụ trong nước. Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập mới, các lĩnh vực tài chính và ngân hàng cũng đang từng bước hội nhập với kinh tế thế giới.
3.2. Về mặt xã hội.
3.2.1. FDI chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao quan hệ hợp tác giữ Việt Nam và thế giới.
Trước đây, việc đóng cửa về kinh tế đã gây ảnh hưởng làm trì trệ nền kinh tế Việt Nam. Cho phép các dự án FDI vào Việt Nam gióp phần cải thiện quan hệ giữa Việt Nam với nhiều nước trên thế giới, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá, thúc đẩy Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư.
Đến nay, Việt Nam đã chính thức tham gia vào các tổ chức như ASEAN, APEC, ASEM và gần đây nhất là WTO. Bên cạnh đó cũng đã ký hết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, đặc biệt là hai hiệp định: Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ ( BTA) và HIệp định tự do hoá, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản.
Qua các dự án FDI thành công ở Việt Nam và sự ủng hộ của các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã góp phần đưa hình ảnh của Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế và ngày càng có vị thế cao hơn trong nền kinh tế quốc tế.
3.2.2. Các dự án FDI mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, đào tạo năng lực cho đội ngũ lao động góp phần nâng cao năng suất lao động.
Đến nay, khu vực có vốn ĐTNN đã tạo ra việc làm cho khoảng 1,2 triệu lao động trực tiếp, chiếm hơn 17% tổng số lao động có việc làm tại Việt Nam. Riêng trong 5 năm 2001-2005, khu vực có vốn ĐTNN đã thu hút thêm khoảng 62 vạn lao động. Trung bình trong 5 năm 2001-2005, tốc độ thu hút lao động của khu vực có vốn ĐTNN tăng 22% /năm.
Bên cạnh số lao động trực tiếp nói trên, khu vực ĐTNN còn gián tiếp tạo thêm việc làm cho khoảng 2 triệu lao động gián tiếp trong lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp phụ trợ. Hàng năm khu vực kinh tế ĐTNN tạo ra một khoản thu nhập cho người lao động khoảng 1,4 tỷ USD.
Trong khoảng 1 triệu lao động trực tiếp có 10.000 cán bộ quản lý; 30.000 cán bộ kỹ thuật. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Việt Nam đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao và có tác phong công nghiệp hiên đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến. Một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp ĐTNN đã dần thay thế các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm các vị trí quản lý doanh nghiệp cũng như điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại.
3.3. Về môi trường.
Nhìn chung các doanh nghiệp ĐTNN tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và có kết quả bảo vệ môi trường tốt hơn so với số đông các doanh nghiệp trong nước, vì họ có khả năng tài chính và khả năng tiếp cận với các kỹ năng quản lý môi trường. ĐTNN cũng tạo điều kiện làm cho nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên... được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn. Theo thống kê năm 2002 của Viện Quản lý kinh tế trung ương có 77% doanh nghiệp có kết quả về các thông số gây ô nhiễm môi trường thấp hơn tiểu chuẩn cho phép của Việt Nam.
ĐTNN đã tác động tích cực tới kết quả môi trường của các nhà cung cấp đầu vào và các công ty vệ tinh thông qua việc hỗ trợ, tư vấn về hệ thống quản lý môi trường hoặc các giải pháp xử lý môi trường. Thông qua các đối tác nước ngoài trong liên doanh, các đối tác Việt Nam có thể học hỏi, được hỗ trợ và tư vấn để cải thiện kết quả môi trường. Doanh nghiệp ĐTNN có thể trở thành những "mô hình mẫu" giới thiệu những kiến thức quản lý môi trường hiện đại vào Việt Nam cũng tinh thần sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường, đồng thời tạo áp lực để các doanh nghiệp trong nước cải thiện kết quả môi trường của mình.
II. Phân tích một số rủi ro xảy ra trong hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
1. Một số rủi ro thường gặp
1.1. Rủi ro từ môi trường pháp lý
1.1.1. Hệ thống pháp luật
Môi trường pháp lý được thể hiện bởi hệ thống pháp luật quy định về hoạt động thu hút vốn FDI. Hiện nay mặc dù đã có những cải thiện đáng kể và đột phá trong việc cải thiện môi trường pháp lý của Việt nam, tuy nhiên hệ thống pháp luật vẫn đang là một trong những vấn đề làm các nhà đầu tư than phiền khi quyết định đầu tư vào Việt Nam.
- Pháp luật có nhiều điểm mập mờ, chòng chéo và thiếu tính nhất quán thể hiện qua các văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của các dự án FDI, đặc biệt là những mặt hàng đặc biệt như ô tô, xe máy,… Điều này có nguyên nhân từ việc quá nhiều ban, ngành đảm trách và quản lý. Lại có những quy phạm mới hoàn toàn hay bộ phận làm chính những người quản lý gặp nhiều vấn đề trong việc thực hiện các hoạt động. Điều này làm các dự án FDI không thể tiến hành thuận lợi, đôi khi còn gây những thiệt hại không đáng có.
- Thay đổi đột ngột, khó dự đoán: hiện nay cũng như trước đây, đòi hỏi cấp thiết là cần phải có một hệ thống chính sách môI trường đầu tư thống nhất từ đầu đến cuối và dễ dàng tiên đoán trước nhằm giúp các nhà đầu tư cảm thấy yên tâm đầu tư và ít bị động trong các hoạt động của các dự án đầu tư.
Ngày 3/12/2002,Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 175/2002/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Việt nam ô tô đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2002, trong đó khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất phụ tùng ô tô ( nhất là các linh kiện cho động cơ ). Tuy nhiên, chỉ sau một ngày Bộ Tài chính lại ban hành Công văn số 146/2002/QĐ-BTC về việc sửa đổi mức thuế xuất nhập khẩu xe và phụ tùng, linh kiện ô tô. Và với quyết định này, thuế xuất nhập khẩu mặt hàng này sẽ tăng 2-4 lần trong năm 2003 và 3,5-7 lần trong năm 2004. Sự mâu thuẫn giữa quyết định và công văn này đã gây nên cú sốc lớn và nhiều những phản ứng từ phía các nhà đầu tư vì họ gặp nhiều khó khăn. Đây là một ví dụ điển hình cho việc thay đổi đột ngột của một vài điểm trong pháp luật gây cản trở cho các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư cho một lĩnh vực nào đó.
- Thiếu đồng bộ, rõ ràng: Các văn bản hướng dẫn thường ban hành chậm và đôi khi rất khó hiểu làm cho việc thực hiện và vận dụng theo nhiều ý khác nhau, thiếu tính đồng bộ.
Đồng thời các văn bản, mang tính tham chiếu quá nhiều, gây sự phụ thuộc của các nhà đầu tư khi thực hiện theo văn bản nàylại phải tham khảo lại rát nhiều những văn bản cũ.
Thêm nữa, việc giải thích và thực thi luật pháp phụ thuộc quá nhiều vào các cơ quan hành chính tư trung ương đến điạ phương. Trong khi đó, ở một số địa phương, việc thực hiệndự án gặp nhiều khó khăn, thậm chí phải giải thể do sự thiếu nhất trí trong các cơ quan lãnh đạo và trong dư luận xã hội đối với các dự án. Đôi khi nguyên nhân xuất phát từ việc các cơ quan địa phương tự đề ra những quy định riêng về thẩm định các dự án trái với các quy định của Nhà Nước, gây nên những hoài nghi về chính sách của Nhà Nước từ phía các nhà đầu tư.
1.1.2. Khả năng xử lý hành chính.
Môi trường pháp lý bao gồm không chỉ hệ thống pháp luật mà còn có chất lượng của bộ máy hành chính và khả năng thực hiện các chính sách của bộ máy đó.
Tốc độ xử lý hành chính của Việt Nam hiện nay rất chậm so với nhiều nước trong khu vực. Theo điều tra của tổ chức xúc tiến thương mại của Nhật Bản ( JETRO ) năm 2000, có tới 42% tổng số doanh nghiệp Nhật Bản được điều tra cho rằng khó khăn lớn nhất của họ khi hoạt động tại Việt Nam là do thủ tục hành chính. Trong khi đó, ở Thái Lan chỉ là 13%, Philipine là 18% và ở Indonesia 22%.
Có thể thấy chính sự chậm trễ trong các thủ tục hành chính đang làm nản lòng các nhà đầu tư và gây khó khăn, làm chậm tiến trình kinh doanh,
thậm chí lỡ mất cơ hội tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư.
Ngoài ra, việc quản lý hành chính lỏng lẻo còn là nguyên nhân cho nạn kinh doanh trái phép, buôn lậu, trốn lậu thuế, gian lận thuơng mại,…ảnh hưởng đến các kênh phân phối của các nhà sản xuất.
Nguyên nhân nữa được nhắc đến là do lối tác nghiệp vội vàng, sai lầm của như các cơ quan hành chính. Đôi khi là sự chậm trễ trong công tác cập nhật, nhận và truyền thông tin..giữa các đơn vị trên mạng thông tin của Cục Hải Quan chưa ăn khớp gây cản trở trong việc làm các thủ tục.
1.2. Rủi ro từ môi trường kinh tế.
1.2.1. Nguyên nhân từ khủng hoảng kinh tế thế giới.
Môi trường kinh tế thế giới ảnh hưởng đến tất cả các nước trên thế giới. Do ảnh hưởng lan tràn của các cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ đã gây hậu quả nặng nề cho các quốc gia, buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải xem xét lại chiến lược đầu tư tập trung, ổn định tình hình kinh tế trong nước họ bằng cách rút vốn về nước hoặc cắt dần vốn đầu tư để có khả năng để đối phó với những biến động trong nước. Chính vì vậy, dòng vốn đầu tư chảy vào Việt Nam có nhiều biến động theo chiều hướng của nền kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái kinh tế và khủng hoảng nên hàng hoá xuất khẩu của các dự án FDI bị sụt giảm, hiệu quả hoạt động không cao làm một số dự án bị giãn tiến độ hoặc tạm thời đình hoãn, trong đó có những dự án bị buộc phải giải thể.
1.2.2. Rủi ro xuất phát từ những vấn đề của nền kinh tế trong nước.
Trong những năm gần đây, Việt Nam mặc dù vẫn được đánh giá là nền kinh tế tương đối ổn định về mặt vĩ mô: lạm phát thấp, cán cân thanh toán quốc tế tương đối tổng thể thặng dư, thâm hụt ngân sách trong tầm kiểm soát, vấn đề chênh lệch tỷ giá… Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì nền kinh tế Việt Nam vẫn còn chứa đựng khá nhiều những rủi ro như khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai và nợ nước ngoài, các chính sách tiền tệ và tỷ giá, tính ổn định của đồng tiền Việt Nam, tính vững chắc của hệ thống tài chính,… Những yếu tố này có ảnh hưởng xấu và gây những tác động làm hạn chế và kìm hãm hoạt dộng của các dự án FDI ở Việt Nam.
Mặc dù đời sống xã hội của người dân Việt Nam đã dần được cải thiện, mức nhu cầu tiêu dùng cũng tăng khá nhanh qua nhiều năm nhưng sức mua và dung lượng thị trường vẫn còn twong đối thấp. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã ngày càng thấy rõtầm quan trọng của nhân tố thị trường đối với việc thu hút vốn FDI vì quy mô và tính chất của thị trường quyết định tính chất và quy mô của sản xuất và lợi nhuận thu được. Vì vậy, các nhà đầu tư luôn có xu hướng hướng vào những thị trường tiềm năng có quy mô lớn như Trung Quốc để đầu tư vì những nơi đó thị trường lớn và giá thành nhân công rẻ. Tuy nhiên quy mô thị trường không chỉ phụ thuộc vào dân số mà còn phụ thuộc vào mức sống của người dân, nó có tác động đến sức mua của dân chúng, làm tăng quy mô của thị trường theo chiều sâu.
1.3. Rủi ro từ môi trường tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên cũng là một trong những vấn đề gây e ngại cho các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào Việt Nam.
Đến cuối năm 2007, đã có 768 dự án đầu tư vào nagnhf nồn- lâm nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 3,8 tỷ USD. Tuy nhiên trong các dự án này lại thành công không nhiều do thường xuyên gặp rủi ro về thiên tai, dịch bệnh như hạn hán, cháy rừng, sét đánh, bão lụt, dịch bệnh do ô nhiễm nguồn nước,… Bên cạnh đó, các vùng nguyên liệu như rừng cao su, mía, gỗ,… phục vụ cho sản xuất đang liên tục bị con người tàn phá, lấn chiếm. Hai nguyên nhân này đã ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu, sản phẩm và khiến cho nguồn nguyên liệu không ổn định.
1.4. Rủi ro từ nhà đầu tư và các chủ thể khác.
1.4.1. Từ việc quyết định của các nhà đầu tư vào các ngành nghề.
Từ khi có các chính sách khuyến khích hỗ trợ từ Nhà Nước đối với các dự án thay thế hàng nhập khẩu, các nhà đầu tư đã nhanh chóng tập trung đầu tư vào các ngành nghề dễ thu lợi nhuận và được hưởng ưu đãI như sản xuất các chất tẩy rửa, ngành gia công may mặc, giày dép, lắp ráp ôtô, xe máy, điện dân dụng, xi măng, mía đường, khách sạn,… dẫn tới mức sản xuất tăng quá nhanh, vượt mức cầu, sản phẩm sản xuất không theo tín hiệu thị trường. Ngoài ra, nguyên nhân từ việc thiếu sự quy hoạch đầy đủ đối với việc thu hút cũng như hoạt động của các dự án FDI ở các địa phương dẫn đến việc nhiều địa phương chỉ chú trọng liên doanh với nước ngoài, bất chấp tính khả thi của dự án. hậu quả của những quyết định này là có quá nhiều dự án đầu tư bị thất bại ngay trong giai đoạn hoạt động đầu tiên.
Khi sức tiêu thụ trong nước lớn, đầu tư vào các lĩnh vực có điều kiện phát triển nhung khi nhu cầu trên thị trường trở nên bão hoà thì hiệu quả lại trở nên giảm sút do cung vượt cầu.Mặc dù chính sự bão hoà này cung cấp động lực thúc đẩy cho các doanh nghiệp tăng cường tính cạnh tranh nhưng mặt khác cũng loại bỏ khỏi thị trường các doanh nghiệp yếu kém.
Thêm nữa, chất lượng sản phẩm chưa ổn định, giá cả tương đối cao so với các nước nên sản phẩm của một số sản phẩm của các doanh nghiệp FDI bị bão hoà và không thể cạnh tranh và thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Trong khi đó, nếu có sự bão hoà của thị truơnừng trong nước thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực nhiều để thâm nhập thị trường nước ngoài nhằm mục đích duy trì tăng trưởng và lấp vào những khoảng trống về sản phẩm của mình.
1.4.2. Rủi ro từ mâu thuẫn của các nhà đầu tư.
Lựa chọn đối tác trong hoạt động đầu tư có vai trò quan trọng trong suốt quá trình hình thành và các giai đoạn tiếp theo để phát triển dự án, cũng như giai đoạn triển khai.
Trong những năm đầu thu hút vốn FDI, hình thức doanh nghiệp liên doanh đã được khá nhiều các nhà đầu tư lực chọn. Nhưng gần đây việc lực chọn hình thức đầu tư đã có nhiều thay đổi vì trong số những dự án đầu tư bị rút giấy phép kinh doanh ở nước ta thì hình thức này chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Nguyên nhân lớn gây nên sự đổ bể của những dự án này là do những mâu thuẫn nội bộ giữa các đối tác và các mâu thuẫn này thường kéo dài, không có khả năng hoặc rất khó hàn gắn. Mực dù đã có những quy định rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên, tỷ lệ góp vốn, phân chia lỗ lãi, tiến độ triển khai dự án, cơ chế thanh lý, xử lý tranh chấp giữa các bên trong suốt thời hạn thực hiện dự án,.. trong hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh nhưng trong quá trình triển khai thực hiện dự án nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bất đồng từ quan điểm sở hữu đến trình độ hay quyền lợi...
Mâu thuẫn và sự không thống nhất không chỉ xảy ra do việc góp
vốn ngang nhau nên khó phân chia mà ngay cả khi mức đóng góp vốn chênh lệch thì các mâu thuẫn cũng sẽ xuất hiện và khó tháo gỡ khi có xu hướng thiếu thiện chí hợp tác trong toàn dự án.
1.4.3. Rủi ro do chọn nhầm đối tác đầu tư.
Lựa chọn đối tác trong kinh doanh có thể nảy sinh nhiều mâu thuẫn như đã nói ở trên và vì vậy rủi ro cũng có thể phát sinh ngay giai đoạn đầu khi lực chọn đối tác tham gia dự án.
Trong quá trình xác minh, tìm hiểu và tiếp xúc với đối tác nước ngoài do thông tin không đầy đủ, thiếu năng lực hay do sự chủ quan.. nên các đối tác Việt Nam đã không kiểm tra kỹ tư cách pháp lý, năng lực tài chính, khả năng và kinh nghiệm chuyên môn, kỹ thuật của các đối tác nước ngoài.Trong một số trường hợp, bên nước ngoài hoặc không đủ năng lực tài chính, hoặc đối tác nước ngoài không đủ năng lực tài chính hoặc đối tác nước ngoài chủ yếu làm môi giới nhưng không thành công trong việc bán hợp đồng.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai dự án đối tác nước ngoài bỏ bê công việc, hoạt động không tích cực, chủ tịch ít khi có mặt ở Việt Nam làm công việc giữa các bên không được thường xuyên hoặc gián đoạn. Vì vậy sau một thời gian hoạt động các dự án này lần lượt bị thu hồi giấy phép đầu tư hoặc gặp nhiều khó khăn để tiếp tục.
1.4.4. Những yếu kém về năng lực quản lý của các nhà đầu tư Việt Nam.
Bên cạnh sự yếu kém về năng lực tài chính ( tỷ lệ góp vốn liên doanh của Việt Nam chỉ chiếm 23% vốn pháp định, khoảng hơn 10% vốn thực hiện mà chủ yếu là vốn bằng quyền sử dụng đất, nhà xưởng có sẵn, chỉ có khoảng 1-2% bằng tiền) thì hiện nay năng lực quản lý của các nhà đầu tư Việt Nam cũng là một vấn đề đáng lưu tâm.
Nhà đầu tư trong nước thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa có sự rèn luyện bản lĩnh đầy đủ nên không đủ sức xử lý các vấn đề phát sinh, ngay cả những mâu thuẫn trong hội đồng quản trị. Vì vậy vai trò của bên Việt Nam luôn bị lấn át.
Trong liên doanh, các đối tác Việt Nam thường bị động trước các vấn đề mới nên bị thao túng gần như hầu hết các hoạt động. Bên cạnh đó, chưa có sự chuẩn bị cần thiết để đàm phán với các đối tác nước ngoài nên chất lượng hợp đồng thấp, hồ sơ dự án phải sử lại nhiều lần làm gián đoạn các hoạt động của toàn dự án.
1.5. Rủi ro từ việc cung cấp cơ sở hạ tầng ở các khu công nghiệp và khu chế xuất làm mất cơ hội kinh doanh
Tạo đà cho chủ trương, mục tiêu phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh phát triển cơ sở công nghiệp một cách tự phát, tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra, hàng loạt các KCN-KCX-KCNC đã được Nhà Nước phê duyệt và đưa vào xây dựng.Với các cơ chế ưu đãi cộng thêm các công trình hạ tầng tương đối mới và tốt hơn ngoài khu công nghiệp, các KCN-KCX-KCNC này đã ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước mà cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, hằu như việc thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng KCN hiện nay được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, phân kỳ do vốn đầu tư hạn hẹp, dựa vào vốn đối ứng của các nhà đầu tư thứ cấp. Vì vậy, các KCN-KCX-KCNC này đều chưa có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Ngoài ra các công trình kỹ thuật ngoài hàng rào như hệ thống giao thông, cấp điện, nước, thông tin liên lạc,... còn yếu, triển khai chậm, không đồng bộ nên gây cản trở, khó khăn cho việc triển khai các dự án FDI. Chính vì vvậy, nhiều dự án FDI trong KCN mặc dù đã hoàn thành xong các hạn mục phía trong nhà máy vẫn chưa thể triển khai và không biết đến bao giờ có thể khánh thành và vận hành đúng dự định.
Không những việc chậm tiến độ xây dựng, bàn giao công trình cho các dự án FDI đã làm ảnh hưởng, gây rủi ro do làm mất cơ hội kinh doanh của các dự án mà việc cung cấp các loại dịch vụ như: Internet, điện,... với giá cao nhưng chất lượng lại rất thấp cũng làm cho hiệu quả hoạt động của các dự án trong KCN-KCX này không cao.
2. Thực trạng cấp phép các dự án FDI ở Việt Nam và các nguyên nhân.
2.1. Thực tiễn các dự án FDI được cấp phép ở Việt Nam
Sau năm 1986, khi bối cảnh kinh tế chính trị của Việt Nam có rất nhiều những biến động và chịu sự quấy phá của rất nhiều lực lượng thù địch bên cạnh tình hình thế giới diến ra vô cùng phức tạp với những tổn thất sau chiến tranh và sự phục hồi chậm của nền kinh tế, các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam á bắt đầu thực hiện những chính sách cải cách kinh tế để có thể tiến kịp với nền kinh tế thế giới.
Việt Nam lúc đó là một nước nông nghiệp với xuất phát điểm thấp.
Tình trạng kinh tế trì trệ do nhiều năm thực hiện chính sách bao cấp không phù hợp, nền sản xuất manh mún nhỏ lẻ. Với tỷ lệ siêu lạm phát hơn 700% năm 1986 kết hợp với việc trì trệ trong cơ sở kỹ thuật, không có sự giao lưu học hỏi với những nước phát triển trên thế giới đã đẩy nền kinh tế trong nước rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
Trước tình hình này, chính sách mở cửa nền kinh tế đã được đưa ra một cách kịp thời nhàm giải quyết tình trạng thiếu vốn cho các hoạt động của nên kinh tế trong nước. Năm 1987, Bộ luật Đầu tư nước ngoài được hoàn thiện tư Điều lệ Đầu tư mở ra một thời kì mới góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế của đất nước.
Trong giai đoạn 1988-2007, có 9500 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 98 tỷ USD, kể cả vốn tăng thêm. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động có các dự án hết thời hạn hoặc bị giải thể nên đến hết 31/12/2007, có 8590 dự án FDI ở Việt Nam với 83,1 tỷ USD tổng vốn đăng ký.
Số dự án được cấp phép hoạt động thay đổi theo từng thời kỳ. Với thời gian đầu mở cửa, chỉ có khoảng 214 dụ án vào 1988-1990 nhưng sau đó, con số này đã gia tăng nhanh chóng. Đặc biệt trong những năm 1991-1996, đã có đến 1781 dự án được cấp phép với 28,3 tỷ USD vốn đăng ký. Tiếp đến là thời kỳ suy giảm và phục hồi chậm, thường là số vốn đầu tư trong năm trước thấp hơn năm sau như năm 2002 chỉ băng 91,6% so với năm 2001.
Nhưng mấy năm trở lại đây đã có sự gia tăng trở lại của các dự án FDI. Năm 2004 là 4,5 tỷ USD, tăng 50,8% vào năm 2005, tăng 75,4 % vào năm 2006 và đạt kỷ lục là năm 2007 có tổng vốn đầu tư 20,3 tỷ USD tăng 69% so với năm trước.
2.2. Hoạt động của các dự án bị giải thể và rút giấy phép đầu tư trước thời hạn.
Theo thống kê trên đây về số dự án được cấp phép và các dự án còn hoạt động đến thời điểm này thì có khoảng 1,359 bị giải thể trước thời hạn với 15,5 tỷ USD. Chỉ có khoảng 38 dự án kết thúc đúng thời hạn với tổng vốn đăng ký khoảng 658 triệu USD và chủ yếu trong các ngành như trục vớt tàu, khai thác dầu, nuôi trồng thuỷ sản.
Trong số các dự án bị giải thể trước thời hạn, có 55% thuộc ngành dịch vụ và 42,3% thuộc ngành công nghiệp và xây dựng. Điều này chứng tỏ các dự án về dịch vụ chưa có sự thích nghi phù hợp với môi trường kinh tế ở Việt Nam.
Theo hình thức đầu tư thì các dự án FDI bị giải thể nhiều nhất trong hình thức liên doanh với 56% số dự án và 67,2% tổng vốn đăng ký giải thể. Tiếp đến là 13% các dự án 100% vốn nước ngoài và 10% trong hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh bị giải thể.
Giai đoạn
Số dự án rút GP
% số dự án
Số VĐT rút GP ( triệu USD )
%TVĐT
1988-1992
92
7%
719
5%
1993-1997
255
19%
2149
14%
1998-2002
608
45%
4816
31%
2003-2007
404
30%
7816
50%
Tổng
1359
15500
Số sự án giải thể, rút giấy phép trước thời hạn từ năm 1988-2007
Trong giai đoạn 1988-2007, số dự án bị giải thể nhiều nhất vào giai đoạn 1988-2002 với 608 dự án rút giấy giấy phép, chiếm 45% tổng số dự án
Tỷ trọng hình thức đầu tư của số các dự án bị giải thể trước thời hạn
và 31% tổng số vốn rút giấy phép. Năm năm trở lại đây, có 404 dự án bị rút giấy phép và 7,816 triệu vốn đầu tư rút giấy phép, chiếm 50% tổng vốn bị rút.
2.3. Nguyên nhân cơ bản.
Việc các dự án bị giải thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể tóm lại bằng những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, có những dự án hết thời hạn đăng ký ghi trong các giấy phép đầu tư. Trong giai đoạn 1988-2002, có 33 dự án và hơn 624 triệu USD số vốn các dự án hết hạn đăng ký.
Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân các đối tác tham gia đầu tư không tính hết được những khó khăn mà các dự án có thể gặp phải khi đưa vào hoạt động ở Việt Nam.
Có thể nguyên nhân là do môi trường đầu tư có quá nhiều biến động bất ngờ hoặc có những thay đổi về chính sách gây cản trở cho việc tiếp tục của các dự án. Ví dụ như việc thay đổi chính sách tín dụng ngân hàng làm các dự án bị đình lại do không thể dùng bất động sản để vay thêm vốn từ ngân hàng.
Thứ hai, các dự án FDI không tuân thủ các quy định của luật đầu tư nước ngoài thì việc bị rút giấy phép chỉ là sớm hay muộn khi bị các cơ quan có thẩm quyền phát hiện.
Có một số dự án không thể triển khai theo đúng hạn cam kết, hoặc có thể đã nhận giấy phép đăng ký nhưng chưa kịp đi vào hoạt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 số giải pháp quản lý Nhà nước nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động của các dự án FDI vào VN trong thời kỳ hôi nhập.DOC