MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU: 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM 3
I- LÝ LUÂN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG 3
1. Vai trò của tiền lương 3
2. Khái niệm cơ bản về tiền lương 4
2.1 Tiền lương trong nền kinh tế thị trường 4
2.2 Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế 5
2.3 Tiền lương tối thiểu 6
3. Nguyên tắc cơ bản về tiền lương 7
4. Nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương 8
II- CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM 10
1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm 10
2. Các hình thức trả lương theo sản phẩm 11
2.1 Vai trò của hình thức trả lương theo sản phẩm 11
2.2 Điều kiện áp dụng của hình thức trả lương theo sản phẩm 13
2.3 Các hình thức trả lương theo sản phẩm 14
2.3.1 Các hình thức thanh toán tiền lương 15
2.3.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân 16
2.3.3 Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp 17
2.3.4 Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể 18
2.3.5 Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng 21
2.3.6 Hình thức trả lương sản phẩm lũy tiến 22
2.3.7 Hình thức trả lương khoán
24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 20 - TCHC 25
I- TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 20 25
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 20 25
2. Những đặc điểm về sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý có ảnh hưởng đến hình thức trả lương theo sản phẩm 28
2.1 Đặc điểm về cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý 28
2.2 Đặc điểm về lao động 31
2.3 Đặc điểm về các mặt hàng sản xuất 33
2.4 Đặc điểm về nguyên vật liệu 35
2.5 Đặc điểm về quy trình công nghệ 35
2.6 Đặc điểm về máy móc thiết bị 37
II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 20 38
1.Tổng quan về công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty 20 38
2. Các điều kiện trả lương theo sản phẩm tại Công ty 20 39
2.1 Công tác định mức 39
2.2 Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc 40
2.3 Công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm 41
2.4 Công tác thống kê sản phẩm 42
3. Các phương pháp trả lương theo sản phẩm tại Công ty 20 43
3.1 Xác định đơn giá cho một đơn vị thành phẩm 43
3.2 Chế độ trả lương sản phẩm áp dụng tại Công ty 20 47
III- ĐÁNH GÍA CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 20 53
1. Kết quả 53
2. Tồn tại 54
3. Nguyên nhân của tồn tại
55
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẢM
TẠI CÔNG TY 20 - TCHC 55
I- PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY THỜI GIAN TỚI 55
II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP 56
1. Công tác tổ chức lao động 56
1.1 Công tác định mức lao động 56
1.2 Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc 58
1.3 Công tác bố trí phân công lao động 60
2. Nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ quản lý 60
3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 61
4. Hoàn thiện công tác thống kê 62
5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phảm 62
6. Hoàn thiện cách xác định đơn giá 63
7. Mở rộng các hình thức trả lương sản phẩm 65
8. Áp dụng hình thức thưởng tạo động lực cho người lao động 66
KẾT LUẬN: 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 69
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp quản lý nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty 20 - Tổng cục Hậu cần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai đoạn 1965 – 1975:
Trong giai đoạn này nhiệm vụ của Xí nghiệp X20 ngày càng tăng lên, Tổng cục hậu cần quyết định tăng cường lực lượng lao động cho xí nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất. Ngày 05/12/1965 xí nghiệp tiếp nhận trên 300 công nhân của tổng đội. Đó là lực lượng lao động lớn có nhiệt tình nhưng chưa có tay nghề, việc gấp rút đào tạo tay nghề cho họ trở thành công việc chung cho toàn xí nghiệp. Trong suất giai đoạn này Xí nghiệp X20 đã luôn hoàn thành nhiệm vụ thường xuyên theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, trau dồi tay nghề công nhân đáp ứng yêu cầu góp phần trang bị cho quân đội trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Năm 1967 Xí nghiệp đã đạt được giá trị tổng sản lượng lớn chưa từng có kể từ khi thành lập (92.798 bộ tiêu chuẩn, đạt 101,9% kế hoạch trên giao). Cán bộ công nhân viên được tiếp tục đi học để nâng cao trình độ văn hoá, tay nghề. Mười năm xây dựng và trưởng thành trong chiến tranh, Xí nghiệp X20 đã ngày càng khẳng định vị trí của mình. Đó là những năm phấn đấu gian khổ của cán bộ, công nhân viên toàn Xí nghiệp.
* Giai đoạn 1975-1987:
Xí nghiệp đã bắt đầu hướng vào việc ổn định sản xuất chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Năm 1975 sản lượng của xí nghiệp đạt 812.874 bộ tiêu chuẩn. Dây chuyền sản xuất ngày càng được cơ khí hoá, xí nghiệp đã dần tự đảm nhiệm được khâu sửa chữa phục hồi máy móc trang thiết bị của mình và xác định mở rộng diện trả lương theo sản phẩm; Mở xưởng sản xuất phụ liên doanh liên kết để tạo ra nguồn vốn và cơ sở vật chất đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, làm phong phú các mặt hàng sản xuất.
* Giai đoạn 1987- 1992:
Giai đoạn này từ khi có Quyết định 217/HĐBT, ngày 14/11/1987, cơ chế quản lý có sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế tự hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Là doanh nghiệp quốc phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng cục Hậu cần, nhiệm vụ của Xí nghiệp X20 trong giai đoạn này là sản xuất các mặt hàng phục vụ quân đội theo đơn đặt hàng của Cục quân trang. Mặt khác, xí nghiệp phải tự mình mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị trường tạo việc làm, tận dụng hết năng lực sản xuất của mình, đảm bảo đời sống cho hơn 1000 cán bộ công nhân viên của xí nghiệp, nhưng xí nghiệp gặp phải những khó khăn vướng mắc về vốn, trang thiết bị... và đặc biệt là phương thức kinh doanh mới. Tuy vậy, bằng quyết tâm của cơ quan chủ quản là Tổng cục Hậu cần, xí nghiệp đã mạnh dạn vay vốn và đầu tư mua sắm, đổi mới trang thiết bị máy móc chuyên dùng để triển khai thực hiện chương trình may hàng gia công xuất khẩu với nước ngoài cũng như việc nâng cao chất lượng hàng may mặc phục vụ quân đội.
* Giai đoạn từ 1992 đến nay:
Công ty may 20 tiếp tục khẳng định vị trí của một doanh nghiệp trong quân đội, mở rộng các mối quan hệ kinh tế, xã hội, củng cố vị trí của Công ty trong ngành Dệt may Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới. Năm 1998, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký quyết định về việc đổi tên Công ty may 20 thành Công ty 20 và bổ sung ngành nghề cho Công ty. Đây không chỉ đơn giản là sự thay đổi về chất đối với một doanh nghiệp, đó là kết quả của một hành trình lâu dài từ khi ra đời cho đến ngày nay. Công ty đã lần thứ hai vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển và liên tục tăng trưởng. Công ty đã bằng nhiều biện pháp để nâng cao doanh thu, tăng thu nhập, đảm bảo việc làm và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. Kết quả đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Kết quả SXKD của Công ty 20
trong những năm gần đây
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Vốn CĐ
Tỷ đồng
96,03
104,24
109,92
Vốn LĐ
Tỷ đồng
16,28
16,84
17,38
Doanh thu
-Quốc phòng
-KT
Xuất khẩu
Tỷ đồng
-nt-
-nt-
-nt-
328,92
283,91
299,94
321,15
341,74
311,41
317,27
328,29
371,20
321,15
329,57
330,43
Lợi nhuận
Tỷ đồng
16,47
17,12
17,86
Nộp ngân sách nhà nước
Tỷ đồng
22,38
25,89
27,64
Thu nhập BQ tháng
1000đ
1.092
1.247
1.380
[Nguồn: Phòng KH-TCSX]
2. Những đặc điểm về sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý có ảnh hưởng đến hình thức trả lương theo sản phẩm
2.1 Đặc điểm về cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý
Mô hình mới của Công ty được hình thành và ngày càng hoàn thiện hơn với mục đích nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát huy quyền chủ động sáng tạo của các đơn vị trong công ty trong việc thực hành tiết kiệm, khai thác mọi tiềm năng của Công ty, phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ với hiệu quả cao, góp phần xây dựng công ty ngày càng phát triển vững mạnh và không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động của toàn công ty.
Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này Giám đốc là người có quyền cao nhất trong Công ty. Có 3 Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc theo các lĩnh vực kinh doanh, kinh tế và chính trị (do tính chất của Công ty là một Xí nghiệp quốc phòng).
Bảng 2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty 20
CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 20
Giám đốc công ty
Phó Giám đốc
kỹ thuật – công nghệ
Phó Giám đốc
kinh doanh
Phó Giám đốc
chính trị
Phòng kế hoạch tổ chức sản xuất
Phòng kỹ thuật
Phòng tài chính kế toán
Phòng KD xuất nhập khẩu
Phòng chính trị
Văn phòng
Ban kiểm toán
XN may1 đo may cao cấp
XN may 2
XN may 3
XN may 4
XN 5
dệt kim
XN may 6
XN dệt vải
XN 198 cơ khí
XN may 199
TT thương mại dịch vụ
TT đào tạo nghề dệt may
Chi nhánh phía nam
Trườg mầm non
Với mô hình của công ty như trên hiện nay, công ty đã dần hoàn thiện quy chế phân cấp quản lý tổ chức giữa công ty và các đơn vị thành viên đảm bảo sự nhịp nhàng và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
- Phòng chính trị: Giúp Đảng uỷ và Giám đốc công ty tiến hành công tác tư tưởng, tổ chức trong công tác đảng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của bí thư Đảng uỷ và chỉ đạo nhiệm vụ chuyên môn.
- Phòng Kế hoạch tổ chức sản xuất: Làm nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện các kế hoạch hướng dẫn các đơn vị thành viên về xây dựng bảo vệ các kế hoạch sản xuất, cân đối các loại vật tư máy móc, sắp xếp lại bộ máy cho phù hợp, các kế hoạch tuyển dụng bồi dưỡng đào tạo điều động thuyên chuyển lao động trong công ty, xét nâng lương tăng bậc, thưởng, kỷ luật trong công ty.
- Phòng Tài chính kế toán: Quản lý về tài sản, vốn trong công ty, tổng kết thu chi tài chính, thực hiện các chế độ báo cáo quyết toán, kiểm tra hoạt động kinh tế, xây dựng kế hoạch tài vụ, cân đối thu chi, phân phối lợi nhuận thu nhập và các hiệu quả của việc kinh doanh sử dụng vốn.
- Phòng Kỹ thuật: Xây dựng định mức kinh tế, quản lý máy móc thiết bị lao động, tiền lương, giá, tăng sản phẩm, nâng cao chất lượng máy móc, phối hợp phòng Tổ chức tuyển dụng, đào tạo công nhân.
- Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu: Triển khai các hoạt động kinh doanh lập kế hoạch tạo nguồn hàng kinh doanh, nghiên cứu các phương án sản xuất, giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng, chuẩn bị tài liệu thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, tham gia tìm kiếm cơ hội kinh doanh, dự đoán thị trường.
- Phòng Hành chính quản trị (văn phòng): Cất trữ các công văn lưu trữ, tiếp nhận truyền đạt, soạn thảo, bảo quản, sử dụng con dấu, đưa đón khách, thông báo lịch công tác, lịch trực, lập phương án bảo vệ tuần tra, chăm lo sức khoẻ cán bộ nhân viên.
- Các đơn vị thành viên: Các Xí nghiệp có nhiệm vụ sản xuất hàng may mặc phục vụ quốc phòng, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu theo kế hoạch công ty . Xí nghiệp kinh doanh giao dịch giới thiệu sản phẩm làm dịch vụ may trực tiếp cho khách hàng. Trung tâm đào tạo bồi dưỡng thợ may bậc cao cho các đơn vị thành viên trong toàn quân theo kế hoạch đề ra.
Là một trong những Công ty may Quốc phòng quan trọng, có nhiệm vụ đảm bảo quân trang cho quân đội. Trong những năm kháng chiến công ty đã có vinh dự lớn lao đó là được giao nhiệm vụ may đo trang phục cho Bác Hồ kính yêu. Ngoài ra còn có vinh dự may đo trang phục cho nhiều đồng chí cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, của Quân đội trong những dịp lễ hội hay hoạt động ngoại giao.
Do vậy, nhiệm vụ sản xuất quân trang phục vụ quân đội luôn được công ty xác định là nhiệm vụ trung tâm, công ty đã phục vụ tốt các kế hoạch sản xuất quân trang cho quân đội, góp phần thực hiện chính quy hoá của quân đội.
Bên cạnh đó, Công ty còn tham gia sản xuất và làm hàng xuất khẩu những mặt hàng đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao như: bộ đồ đua ô tô xe máy, đồng phục cảnh sát, các loại áo jăcket, thể thao... phục vụ nhu cầu quân trang của nhiều nước Liên Xô, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc...
Ngoài ra Công ty còn nhận may trang phục cho các đơn vị quân đội khác như An ninh, Cảnh sát, kiểm lâm, các đơn vị hành chính....
2.2 Đặc điểm về lao động:
Trước đây công nhân của công ty phần lớn được bổ sung từ các đơn vị thanh niên xung phong hoặc từ các đơn vị bộ đội chuyển sang, do đó trình độ tay nghề phần lớn là chưa qua đào tạo cơ bản, thêm vào đó là sức khoẻ, trình độ văn hoá kém, chủ yếu lao động lại là nữ. Khi có Quyết định 176, song song với việc cho nghỉ theo chế độ những người không đủ tiêu chuẩn trong các dây chuyền sản xuất, đồng thời công ty đã tiến hành bổ sung một lực lượng lao động trẻ, khoẻ, có trình độ văn hoá, tay nghề đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn đề ra. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, Công ty đã tiến hành rất nhiều chương trình đào tạo nâng cao tay nghề, bậc thợ cho người lao động. Hiện nay Công ty đã có một đội ngũ lao động có trình độ và tay nghề cao. Chất lượng lao động của Công ty trong những năm qua được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Chất lượng lao động của Công ty 20 từ năm 2004-2006
TT
Các chỉ tiêu
2004
2005
2006
Tuyệt đối
(%)
Tuyệt đối
(%)
Tuyệt đối
(%)
11
Tổng CBCNV
Trong đó LĐ nữ
3735
3024
100
80.96
3974
3265
100
82.16
4055
3263
100
80.47
a) Quản lý
442
11.83
433
10.90
423
10.43
- Cán bộ
156
35.29
152
3.82
150
3.70
- Đại học
125
28.28
122
3.07
119
2.93
- Trung cấp
161
36.43
159
93.11
154
93.37
b) CN trực tiếp
3293
88.17
3541
89.10
3632
89.57
22
Bậc thợ: 1
214
6.50
202
5.70
199
5.48
2
400
12.15
391
11.04
395
10.88
3
464
14.09
525
14.83
553
15.23
4
648
19.68
686
19.37
707
19.47
5
582
17.67
636
17.96
646
17.79
6
524
15.91
579
16.35
591
16.27
7
461
14.00
522
14.74
541
14.90
[Nguồn: Phòng KH-TCSX]
Bảng trên cho thấy số lượng và chất lượng lao động của công ty đã tăng dần theo từng năm, xu hướng chung là giảm số lượng lao động gián tiếp (cán bộ quản lý) và tăng công nhân trực tiếp.
- Năm 2004 tổng CBCNV là 3735, trong đó cán bộ quản lý chiếm 11,83%; công nhân trực tiếp chiếm 88,17%.
Năm 2005: tổng số CBCNV là 3974, cán bộ quản lý chiếm 10,9% tổng số CBCNV; công nhân trực tiếp chiếm 89,1%.
Năm 2006: tổng số CBCNV là 4055, cán bộ quản lý chiếm 10,43% và công nhân trực tiếp chiếm 89,57%.
Có thể thấy rằng số lượng lao động trực tiếp của Công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số cán bộ nhân viên, đó là một thuận lợi để Công ty có thể áp dụng hình thức trả lương sản phẩm một cách rộng rãi.
Bậc thợ của công nhân trong những năm qua đã được nâng lên rõ rệt. Công nhân có bậc thợ cao ngày chiếm tỷ lệ cao, điều đó nói lên tình hình công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty được thực hiện rất tốt.
Một đặc điểm dễ nhận thấy của Công ty 20 là lực lượng lao động nữ của công ty chiếm tỷ trọng rất cao (khoảng 80%), do vậy Công ty cần có kế hoạch sử dụng lao động hợp lý cũng như việc quản lý tốt lao động, kế hoạch hoá gia đình, tiền lương để không ảnh hưởng đến sản xuất.
2.3 Đặc điểm về các mặt hàng sản xuất:
2.3.1- Hàng quốc phòng và hàng kinh tế:
Các mặt hàng này hiện nay hầu hết là các mặt hàng chủ lực của công ty được Tổng cục Hậu cần giao nhiệm vụ sản xuất với tỷ trọng lớn và thường giao từ cuối năm trước. Do vậy đã tạo điều kiện cho công ty chủ động trong việc cân đối năng lực bố trí kế hoạch tổ chức sản xuất và khai thác nguyên vật liệu kịp thời. Tuy là mặt hàng truyền thống của Công ty nhưng do yêu cầu kỹ thuật, đơn đặt hàng ngày càng cao phù hợp với tính chất chính quy hiện đại của quân đội, do vậy nó đã nảy sinh ra các mức độ phức tạp làm ảnh hưởng đến sản xuất do thị trường khan hiếm nguyên vật liệu, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.
Hàng xuất khẩu:hiện nay công ty đã nhận gia công hàng cho rất nhiều đơn vị do uy tín và chất lượng của Công ty đã được nâng lên. Do mẫu mã và chủng loại mặt hàng rất đa dạng và luôn thay đổi, vì vậy quy trình công nghệ cũng phải thay đổi theo, ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sản xuất. Số lượng hàng xuất khẩu càng nhiều thì công ty lại càng phải có những chiến lược và kế hoạch mới để luôn đáp ứng được nhu cầu và bắt kịp với sự thay đổi của thị trường.
Bảng 2.4: Các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty
tTT
Sản phẩm
ĐVT
2005
2006
1
11
Hàng quốc phòng
a) Hàng may đo
QPCB hè
Xuất
28.252
37.521
QPCB đông len nam nữ
Xuất
2.321
3.897
Đại lễ phục hè
Xuất
471
542
Áo khoác quân sự
Cái
699
872
QPCB đông nam
Xuất
31.124
33.121
QPCB nam đặc cỡ
Bộ
1.671
1.892
b) Hàng loạt
QPCB GBĐ len nam
Bộ
9.100
9.600
QPCB đông nam STH
Bộ
8.600
9.400
QPCB đông nam Tropican
Bộ
33.000
35.000
QPSQ dã ngoại nam nữ
Bộ
3.600
4.100
QPSQ đông Tropican
Bộ
3.100
3.900
QPSQ nam nữ các loại
Bộ
45.700
49.900
Áo hè CB dài tay, ngắn tay
Cái
54.100
68.200
Áo lót DK ĐA13
Cái
380.100
420.300
Áo ấm 3 lớp nam nữ
Cái
42.200
48.600
Quần dài CB nam Tropican
Cái
56.700
59.300
Mũ mềm dã ngoại
Cái
45.600
50.900
Màn tuyn cá nhân
Cái
29.200
35.700
Áo xuân thu nam nữ
Cái
59.200
65.800
Khăn mặt
Cái
450.200
500.900
Bít tất
Đôi
500.800
625.900
22
Hàng xuất khẩu
Jăcket
Cái
71.000
79.000
Đồng phục cảnh sát
Bộ
46.000
53.000
Bộ đồ đua ô tô và xe máy
Bộ
26.000
25.000
[Nguồn: Phòng KH-TCSX]
Do đặc điểm mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu là sản xuất sản phẩm (hàng may mặc- quốc phòng và xuất khẩu), kết quả công việc có thể xác định được dễ dàng, vì vậy việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty sẽ giúp cho Công ty tiến hành xác định lương cho công nhân được chính xác và công bằng hơn.
2.4 Đặc điểm về nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quyết định đến tính liên tục của quá trình sản xuất, cũng là nhân tố quyết định tới kế hoạch sản xuất. Nguyên vật liệu không đầy đủ, kế hoạch sản xuất không ổn định thì không thể có điều kiện thực hiện mức lao động của công nhân, gây khó khăn cho việc trả lương theo sản phẩm.
Nguyên vật liệu chính của công ty là vải, bao gồm rất nhiều chủng loại vải theo yêu cầu của từng loại quần áo. Ngoài ra còn có các nguyên vật liệu phụ cho ngành may như: khuy, chỉ Mex.... Với các mặt hàng gia công xuất khẩu, nguyên vật liệu thường là do khách hàng cung cấp, chỉ có một số phụ liệu sẵn có trong nước thì công ty mua cho khách hàng và khách hàng chịu trách nhiệm bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Tuy nhiên đôi lúc sự cung cấp nguyên vật liệu từ khách hàng lại chậm chễ làm ảnh hưởng đến tính liên tục trong dây chuyền sản xuất, công nhân phải chờ đợi gây lãng phí thời gian lao động, có khi gây thiếu việc làm cục bộ trong một phân xưởng.
Với mặt hàng quân trang phụ vụ thực tế cho thấy tình hình cung cấp nguyên vật liệu chưa đầy đủ cả về số lượng và chất lượng vải. Đây là sản phẩm truyền thống của công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của Tổng cục Hậu cần-BQP. Do yêu cầu trang bị chính quy Quân đội, Tổng cục Hậu cần quy định thống nhất về chất lượng màu sắc và chủng loại vải. Nguyên vật liệu được Tổng cục Hậu cần quy định lấy tại Nhà máy Dệt 8/3.
2.5 Đặc điểm về quy trình công nghệ:
Do đặc điểm của mặt hàng mà quy trình công nghệ tương đối phức tạp, bao gồm nhiều khâu, trong mỗi khâu lại bao gồm nhiều bước, mỗi một mẫu mã hàng thì lại yêu cầu một quy trình công nghệ khác nhau, song nhìn chung nó gồm các bước sau:
Giác
Đóng gói
Là
KCS
May
Cắt
- Giác mẫu: Trên cơ sở khách hàng thuê gia công, công nhân giác mẫu có nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, sau đó lắp ráp lên bản giác mẫu bằng bìa hoặc giấy cứng.
- Cắt: Bộ phận này nhận sơ đồ mẫu về nghiên cứu, trải vải cắt theo yêu cầu của phiếu sản xuất
- May: May chi tiết các bộ phận đã cắt lắp giáp các chi tiết thành thành phẩm. Bộ phận may này gồm rất nhiều công đoạn nên được chia thành nhiều bộ phận nhỏ, mỗi bộ phận nhỏ chuyên may một vài chi tiết của sản phẩm.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS): Nhiệm vụ của bộ phận này là kiểm tra chất lượng sản phẩm, hướng dẫn công nhân làm đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo tất cả các sản phẩm sản xuất ra đều yêu cầu chất lượng và được khách hàng chấp nhận.
- Là: Sau khi may, để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng, bộ phận là có nhiệm vụ là ủi theo yêu cầu của từng loại sản phẩm theo quy trình kỹ thuật.
- Đóng gói: Là công đoạn cuối cùng của năm công đoạn trên, sản phẩm phải được gấp gói hoặc đóng gói, bao bì để giao nộp cho kho thành phẩm hoặc giao cho khách hàng.
Trên đây là các công đoạn sản xuất chủ yếu, trong đó hai công đoạn Cắt và May là 2 công đoạn chính, Cắt và May được bố trí theo dây chuyền sản xuất có tính liên tục, chi tiết tới từng bộ phận của sản phẩm.
Công đoạn cắt:
May
Đóng gói
Đánh số
Cắt hoàn chỉnh
Trải vải
Công đoạn may:
Đóng gói
Thùa khuy đính cúc
May
May vặt
Kiểm tra bán thành
Các sản phẩm sản xuất ra của công ty tương đối đa dạng, từng sản phẩm sản xuất ra phải trải qua nhiều công đoạn và mỗi công đoạn phải chia ra nhiều khâu nhỏ. Do đó việc xác định cấp bậc cho từng mặt hàng trong từng khâu là hết sức phức tạp, nó ảnh hưởng tới sự công bằng cho người lao động. Với đặc điểm quy trình công nghệ như vậy thì việc tạo công bằng cho người lao động cũng rất khó khăn, do vậy công ty phải theo sát thực tế quy trình sản xuất.
2.6 Đặc điểm về máy móc thiết bị
Hiện nay Công ty 20 không những sản xuất để phục vụ trong nước mà còn phục vụ cho bạn hàng nước ngoài, vì vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường may là rất quan trọng. Công ty đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư chiều sâu cho các xí nghiệp thành viên bằng trang thiết bị một loạt máy móc thiết bị dây chuyền hiện đại thay thế các loại máy móc cũ, trang bị thêm các loại máy móc khác, giúp cho người lao động có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức năng suất lao động; góp phần tạo điều kiện cho Công ty có thể thực hiện hình thức trả lương một cách hiệu quả.
Trong thời gian qua Công ty đã thực hiện đổi mới, thay thế trang thiết bị như:
Xí nghiệp được bổ sung 62 thiết bị mới.
Xí nghiệp 3 và 4 được sửa chữa lại mặt bằng sản xuất, bổ sung mỗi xí nghiệp 4 dây chuyền sản xuất mới và 120 thiết bị đồng bộ.
Xí nghiệp may 6 đổi mới 100% thiết bị cũ, bổ sung thêm 3 dây chuyền mới với 150 thiết bị hiện đại.
Bằng việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại, thời gian qua đã góp phần vào việc ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm của toàn công ty cũng như ngày càng tăng thu nhập cho người lao động, giúp người lao động ổn định cuộc sống và ngày càng củng cố địa vị của mình trên thị trường ngành Quốc phòng. Thêm vào đó công ty còn tiếp tục rút kinh nghiệm tổ chức cho công nhân được huấn luyện làm quen với các loại máy móc thiết bị để phục vụ kế hoạch đo may đạt kết quả cả về chất lượng và tiến độ sản xuất trả hàng cho các đơn vị. Do vậy hạn chế được các sai sót, nâng cao được uy tín của công ty.
Bảng 2.5: Thực lực máy móc thiết bị tại các đơn vị thành viên
TT
Tên máy móc thiết bị
XN1
XN2
XN3
XN4
XN5
XN6
1
Máy may bằng kim Juki
82
212
238
219
2
Máy 2 kim có động Brother
52
53
3
Máy 2 kim cố định Juki
22
19
4
Máy 2 kim 3 chỉ Juki
14
17
13
15
5
Máy vắt sổ 1 kim 3 chỉ
11
12
10
9
6
Máy 2 kim 3 chỉ KANSAI
5
7
Máy di bọ Juki
8
12
12
11
8
8
Máy đính cúc Juki
8
13
14
9
9
Máy thùa khuy Juki
6
12
14
11
12
10
Máy vắt gấu mờ Juki
9
8
9
11
Máy cắt vòng Juki
8
8
9
6
9
12
Máy cắt di động ESAMAN
7
13
Máy xén đầu
14
Máy thùa đầu tròn RÊCE
8
9
7
15
Máy doa tay Juki
8
16
Bộ là hơi: Nồi hơi
6
9
7
17
Bàn hút
12
13
11
18
Bàn là hơi
11
12
10
19
Bàn là treo
10
11
10
15
20
Máy ép Mẽ Simit
8
21
Máy Texima
65
22
Máy Single
66
23
Máy dệt khăn mặt
53
24
Máy dệt kim Single
12
25
Máy dệt kim Interlok
16
26
Máy dệt tất
81
27
Máy may dệt kim
63
28
Hệ số sử dụng TB (%)
95
95
95
95
95
91
[Nguồn: Phòng KH-TCSX]
Các loại máy móc trang thiết bị của Công ty tương đối đa dạng do vậy việc định mức cho từng bộ phận là khá phức tạp.
II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 20
1.Tổng quan về công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty 20
Công ty 20 là doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục Hậu cần- Bộ Quốc phòng, có quyền tự chủ về kết quả sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Thu nhập của Công ty từ 2 nguồn chính là hàng quốc phòng và hàng gia công xuất khẩu. Tại công ty hiện nay đang thực hiện hai hình thức trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm, tuỳ theo tính chất của từng bộ phận mà áp dụng hình thức trả lương cho phù hợp. Cụ thể là trên khối phòng, ban của Công ty thì hưởng lương theo thời gian, còn lao động quản lý phục vụ và lao động trực tiếp sản xuất ở các xí nghiệp thành viên thì hưởng lương theo sản phẩm.
Bảng 2.6: Cơ cấu hình thức trả lương của Công ty 20
TT
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
1
Tổng CBNV
3735
100%
3974
100%
4055
100%
2
Số người hưởng lương thời gian
442
11.83
433
10.90
423
10.43
3
Số người hưởng lương sản phẩm
3293
88.17
3541
89.10
3632
89.57
[Nguồn: Phòng KH-TCSX]
Ba năm qua tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty tăng nhanh, thể hiện sự tăng trưởng về quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong đó có thể thấy số lượng người hưởng lương sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong Công ty qua các năm (lớn hơn 85%): Năm 2004 số người hưởng lương sản phẩm chiếm 88,17%, năm 2005 chiếm 89,10% và năm 2006 chiếm 89,57%. Tuy nhiên số lao động hưởng lương thời gian chiếm chỉ trên 10% và tăng chậm qua các năm. Điều đó cho thấy hình thức trả lương sản phẩm đang là hình thức được áp dụng rộng rãi để trả lương cho người lao động tại công ty.
2. Các điều kiện trả lương theo sản phẩm tại Công ty 20
2.1 Công tác định mức
Công tác định mức là khâu quan trọng then chốt để trả lương theo sản phẩm, đánh giá một cách chính xác khả năng làm việc của người lao động cũng như trả lương cho người lao động đã phù hợp chưa, do vậy phải dựa vào công tác định mức có chính xác hay không.
Công tác định mức là do phòng Kỹ thuật đảm nhiệm có trách nhiệm cung cấp định mức thời gian, hao phí lao động đối với từng loại sản phẩm trên dây chuyền sản xuất trực tiếp hoặc dây chuyền chế thử của phòng Kỹ thuật. Do đặc điểm của quy trình công nghệ ngành may bao gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn, mặt hàng đa dạng, thường xuyên thay đổi, nên việc xây dựng mức từng bước công việc, từng công đoạn, từng mặt hàng là tương đối phức tạp, đòi hỏi phải tiêu hao một khối lượng công sức lớn.
Công ty thường sử dụng phương pháp khảo sát (bấm giờ trực tiếp trên dây chuyền may hoặc dây chuyền chế thử của phòng Kỹ thuật) và phương pháp thống kê kinh nghiệm để xây dựng định mức. Do vậy mức độ chính xác chưa cao và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của cán bộ định mức. Các mức được xây dựng bằng phương pháp khảo sát đòi hỏi nhiều thời gian và yêu cầu về độ chính xác cũng ở mức tương đối. Việc bấm giờ này nhiều khi chưa được chính xác và chưa phản ánh đúng thực tế do mã hàng luôn thay đổi hoặc thời gian làm hàng ngắn không đủ thời gian cần thiết để xem xét lại toàn bộ định mức đã xây dựng nhằm bổ sung sửa đổi.
2.2 Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc
Tổ chức và phục vụ nơi làm việc là một thiết yếu bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục nhờ đó làm giảm thời gian hao phí không cần thiết, hạn chế đến mức tối đa thời gian không làm ra sản phẩm của người công nhân. Từ đó công ty và các xí nghiệp thấy rõ được tầm quan trọng của công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.
Căn cứ vào quy trình sản xuất nhằm thực hiện sản xuất theo dây chuyền. Vì vậy các khâu trong quá trình sản xuất được bố trí liên tiếp nhau tạo thành một dây chuyền liên tục, sản phẩm của khâu này là nguyên vật liệu của khâu khác. Máy móc thiết bị được thiết kế lắp đặt sao cho đường vận chuyển là ngắn nhất, tiện dụng nhất.
Để có nơi làm việc hợp lý Công ty đã thiết kế nơi làm việc theo yêu cầu quá trình sản xuất và quá trình lao động. Nơi làm việc trong xí nghiệp là những nơi làm việc chuyên môn hoá cả về máy móc, thiết bị và công nhân. Nhìn chung công nghệ sản xuất ổn định mặc dù hàng sản xuất đa dạng, sản phẩm phải trải qua nhiều khâu, nhiều bước công việc. Tại mỗi nơi làm việc công nhân tiến hành một chức năng nhất định của quá trình sản xuất vì vậy các nơi làm việc này được phân thành từng bộ phận riêng biệt, trang bị cùng một loại máy móc thiết bị, điều đó giúp cho công nhân dễ nắm bắt được đặc điểm công việc của mình một cách dễ dàng, thích nghi nhanh với máy móc trang thiết bị của họ.
Về ánh sá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp quản lý nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty 20 - Tổng cục Hậu cần – QĐNDVN.docx