Giai đoạn 2001-2005, khu vực thị trường châu Á đã giảm dần tỷ trọng từ 57,3% năm 2001 xuống 50,5% năm 2005 song vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Âu có xu hướng giảm nhẹ nhưng giá trị tuyệt đối năm sau vẫn tăng so với năm trước (giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 13,5%/năm) và đóng gúp trờn 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong khi đó, xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Mỹ tăng khá đột biến, chiếm tỷ trọng từ 8,9% năm 2001 lên 21,3% vào năm 2005; xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh từ 7,1% năm 2001 lên 20,2% năm 2005. Khu vực thị trường châu Phi có tỷ trọng tăng từ 1,2% năm 2001 lên 2,1% năm 2005 và tăng được kim ngạch xuất khẩu gấp gần 4 lần trong giai đoạn này từ 176 triệu USD năm 2001 lên 681 triệu USD năm 2005. Tỷ trọng của khu vực thị trường châu Đại Dương tăng chậm và khá ổn định từ 7,1% năm 2001 lên 8,0% năm 2005.
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Với một cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp hợp lý không chỉ giúp điều hành hoạt động kinh doanh tốt mà còn giảm tối thiểu các chi phí quản lý và xây dựng một cơ cấu lao động tối ưu. Đồng thời, nó góp phần xây dựng và lựa chọn hợp lý các phương án huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu vào phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kinh doanh là hoạt động thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và ngày càng tối ưu các yếu tố sản xuất bằng các kiến thức khoa học và nghệ thuật. Nhà quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là lãnh đạo doanh nghiệp, bằng phẩm chất và tài năng của mỡnh, cú vai trò quan trọng bậc nhất, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành đạt của công ty. Để có thể tạo dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp tốt đòi hỏi nhà quản trị doanh nghiệp phải có kiến thức khoa học và nghệ thuật kinh doanh.
Ở bất kỳ một doanh nghiệp nào hiệu quả kinh tế cũng đều phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức cơ cấu bộ máy quản trị, nhận thức hiểu biết về chất lượng và trình độ của đội ngũ các nhà quản trị, khả năng xác định chính xác mục tiêu, phương hướng kinh doanh có lợi nhất cho doanh nghiệp.
2.2 Lực lượng lao động hay nhân tố con người.
Con người luôn là trung tâm của mọi hoạt động. Hiện nay, các doanh nghiệp đã ngày càng chú trọng đến nhân tố con người, nhất là trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì con người là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động.
- Con người bằng lao động sáng tạo của mình tạo ra công nghệ mới, thiết bị máy móc mới, nguyên liệu mới có hiệu quả hơn trước hoặc cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, hiệu quả so với trước.
- Con người trực tiếp điều khiển thiết bị máy móc tạo ra kết quả của doanh nghiệp. Hiệu quả của quá trình này thể hiện ở việc tận dụng công suất của thiết bị máy móc, tận dụng nguyên vật liệu, chi phí trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất, tăng hiệu quả từng nơi làm việc.
- Lực lượng lao động có kỹ thuật, chấp hành đúng mọi quy định về thời gian, về quy trình hoạt động, quy trình bảo dỡng thiết bị máy móc dẫn đến kết quả không phải chỉ tăng hiệu quả mà còn tăng độ bền, giảm chi phí sửa chữa góp phần làm giảm chi phí kinh doanh.
Ngoài ra chất lượng kinh doanh còn phụ thuộc rất lớn vào ý thức trách nhiệm, tinh thần hiệp tác phối hợp, khả năng thích ứng với những thay đổi, nắm bắt thông tin của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Lực lượng lao động càng có trình độ, có trách nhiệm là động cơ tốt phát huy hiệu quả kinh doanh.
Để nâng cao vai trò của nhân tố con người và có được đội ngũ lao động có trình độ, tinh thần, ý thức trách nhiệm cao thì doanh nghiệp phải chăm lo đến việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động. Đồng thời phải quan tâm thích đáng đến lợi ích cá nhân bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.
2.3 Mạng lưới kinh doanh.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ngoại thương phụ thuộc rất lớn vào hệ thống mạng lưới kinh doanh của nó. Mạng lưới kinh doanh rộng lớn là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tạo nguồn hàng vận chuyển làm đại lý xuất khẩu ... Do vậy mạng lưới kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Nếu mạng lưới kinh doanh không hợp lý sẽ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh làm triệt tiêu tính năng động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
2.4 Khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở vật chất của doanh nghiệp như vốn cố định bao gồm các máy móc thiết bị, hệ thống kho tàng, nhà xưởng, hệ thống phương tiện vận tải, các điểm thu mua hàng, các đại lý chi nhánh và trang thiết bị của nú...cựng với vốn lưu động là cơ sở cho hoạt động kinh doanh. Các khả năng này quy định quy mô, tính chất lĩnh vực hoạt động xuất khẩu và vì vậy góp phần quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu:
Chỉ tiêu lợi nhuận.
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là lượng dôi ra của doanh thu so với chi phí.
Tổng LN= Tổng DT - Tổng CP
Tổng doanh thu (Tổng DT) là toàn bộ số tiền thu được qua việc bán hàng hoá, dịch vụ, lãi tiền gửi ngân hàng, thu hồi do bồi thường,... trong 1 năm.
Tổng chi phí (Tổng CP) là những phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi sản xuất kinh doanh hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ trong 1 năm.
*Lợi nhuận xuất khẩu:
Lợi nhuận tính cho một mặt hàng:
Trong đó : Px :Lợi nhuận của một mặt hàng xuất.
q :Khối lượng hàng xuất khẩu.
p :Đơn giá hàng xuất.
f :Chi phí đầy đủ của một đơn vị hàng xuất.
Tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
=
Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của xuất khẩu:
Hiệu quả của việc xuất khẩu được xác định bằng so sánh số ngoại tệ thu được do xuất khẩu ( giá trị quốc tế của hàng hoá ) với những chi phí bỏ ra cho việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu đó ( giá trị dân tộc của hàng hoá ).
Trong đó :
Hx: Hiệu quả tương đối của việc xuất khẩu.
Tx: doanh thu ( bằng ngoại tệ) từ việc xuất khẩu đơn vị hàng hoá, dịch vụ ( giá quốc tế ).
Cx: Tổng chi phí của việc sản xuất sản phẩm xuất khẩu, bao gồm cả việc vận tải đến cảng xuất ( giá trong nước ).
Công thức này được vận dụng để tính hiệu quả xuất khẩu của từng mặt hàng, hoặc hiệu quả xuất khẩu sang từng nước, khu vực thị trường.
Để tính chính xác hiệu quả xuất khẩu của từng doanh nghiệp hoặc của từng mặt hàng thì điều quan trọng là phải tính đầy đủ, chính xác các chi phí bỏ ra cho việc xuất khẩu đó. Trong điều kiện hiện nay đây là công việc rất khó khăn và phức tạp.
3. Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu.
Việc tính toán hiệu quả kinh doanh xuất khẩu theo cỏc cỏch tính toán trên đây gặp không ít khó khăn do tính toán chi phí của hàng hoá xuất khẩu. Vì vậy, để giúp ta tính toán và so sánh dễ dàng những kết quả hoạt động xuất khẩu người ta dùng chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu để xem xét.
Dx = (Tx / Cx) x 100%
Trong đó:
Dx: Doanh lợi xuất khẩu.
Px: Thu nhập về bán hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá công bố mua của Ngân hàng Ngoại thương (sau khi trừ mọi chi phí bằng ngoại tệ)
Cx: Tổng chi phí cho việc xuất khẩu.
Doanh lợi kinh doanh xuất khẩu phản ánh kết quả tài chính của hoạt động xuất khẩu, nghĩa là nó phản ánh những kết quả bằng tiền thực tế thu đợc và những chi phí thực tế bỏ ra; giỏ tớnh doanh lợi được tính toán trên cơ sở giá hiện hành (giá tính toán của kế toán doanh nghiệp).
Chỉ tiêu doanh lợi kinh doanh xuất khẩu được dùng để tính toán doanh lợi riêng cho xuất khẩu, cho từng hàng hoá cũng như cho cả quá trình lưu thông xuất khẩu nói chung. Nó phản ánh những kết quả bằng tiền thực tế thu được và những chi phí thực tế bỏ ra; giỏ tớnh doanh lợi được tính toán trên cơ sở giá hiện hành (giá tính toán của kế toán doanh nghiệp).
4. Chỉ tiêu doanh lợi kinh doanh xuất khẩu trong điều kiện tín dụng.
Để đẩy mạnh xuất khẩu, người xuất khẩu thường bán chịu hàng của mình cho người mua, và các điều kiện thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu rất khác nhau. Do vậy chỉ tiêu doanh lợi kinh doanh thương mại quốc tế cũng thay đổi.
=
Trong đó:
Dx: Doanh lợi xuất khẩu trong điều kiện tín dụng.
Tx: Thu nhập ròng về xuất khẩu(sau khi đã trừ đi chi phí bằng ngoại tệ).
TCx: Tổng chi phí về xuất khẩu.
R: Lãi suất tín dụng.
Kv: Hệ số hiệu quả vốn kinh tế quốc dân.
t: Thời gian thanh toán.
Chương II: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu
và các nhân tố quản lý liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu
ở Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Ninh Bình.
I. Tình hình xuất khẩu ở nước ta trong thời gian qua.
1.Kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu.
Từ năm 1986 đến nay, dưới sự khởi xướng của Đảng và Nhà nước, con đường đổi mới ở Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, nền kinh tế đã đi vào thế ổn định và đang phát triển đi lên, quan hệ quốc tế được mở rộng. Trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu cũng không ngừng gia tăng, đóng góp một phần đáng kể cho GDP. Với chính sách hướng về xuất khẩu, xuất khẩu đã và đang trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoỏ-hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm qua, thành tựu của xuất khẩu hàng hoá ở nước ta không chỉ thể hiện ở tổng kim ngạch mà còn ở sự chuyển đổi cơ cấu hàng hoá, cơ cấu nghành. Điều đó nói lên sự phát triển của sản xuất hàng hoá xuất khẩu theo xu hướng tiến bộ hơn.
Giai đoạn 2001-2005 là giai đoạn 5 năm đầu thực hiện Chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010. Có thể nói, đây là giai đoạn chứng kiến nhiều biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội trên quy mô toàn thế giới và để đạt được tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân 17,4%/năm (tức là cao hơn so với mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế thế xã hội 5 năm 2001-2005 là 1,3%) thì Chính phủ, các Bộ, ngành và doanh nghiệp đã thể hiện được những nỗ lực và quyết tâm rất lớn.
Trong giai đoạn 2001- 2005, hoạt động xuất khẩu đạt được một số kết quả thể hiện trên những mặt chủ yếu như sau.
Qui mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu:
- Trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá:
Giai đoạn 2001-2005, qui mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá đều đạt và vượt các chỉ tiêu đặt ra cho giai đoạn 5 năm đầu của Chiến lược xuất khẩu 2001 - 2010. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trung bình cả giai đoạn đạt 17,5%/năm vượt 1,5% so với chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược là 16%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt trên 32,4 tỷ USD, vượt hơn 4 tỷ USD so với chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược là 28,4 tỷ USD. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trong giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng từ 44,7% năm 2000 lên 61,3% năm 2005 so với chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược là 66,3%.
Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu diễn ra không đều trong giai đoạn 2001-2005. Trong 2 năm đầu, 2001 - 2002, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình chỉ đạt mức 7,4%/năm, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu trung bình đặt ra là 16%/năm. Trong 3 năm cuối, 2003 - 2005, hoạt động xuất khẩu đã có sự bứt phá mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng đạt mức bình quân 24,7%/năm.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2001 – 2005.
Đơn vị: triệu USD, %
Nội dung
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Giai đoạn2001-2005
KN
Tăng
KN
Tăng
KN
Tăng
KN
Tăng
KN
Tăng
KN
Tăng
Tổng số
15.029
3,8
16.706
11,2
20.149
20,6
26.503
31,5
32.442
22,2
110.829
17,5
Tỷ trọng XK/GDP
46,2
47,6
51
58,3
61,3
Tăng bình quân
7,4
24,7
17,5
- Nhóm nông, lâm, thuỷ sản
3.649
5,8
3.989
9,3
4.452
11,6
5.437
22,1
6.852
26,0
24.379
14,0
- Nhóm nhiên liệu, khoáng sản
3.239
-9,9
3.426
5,8
4.005
16,9
6.026
50,5
8.042
33,5
24.738
17,5
- Nhóm công nghiệp và TCMN
5.102
2,9
6.340
24,3
8.164
28,8
10.697
31,0
12.459
16,5
42.761
20,0
- Nhóm hàng khác
3.039
22,4
2.952
-2,9
3.528
19,5
4.344
23,1
5.089
17,2
19.037
15,8
(nguồn: Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 – Bộ Thương Mại)
- Trong lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ:
Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khu vực dịch vụ đạt mức trung bình 15,7%/năm, cao hơn mức chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược là 15%/năm. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tăng từ khoảng 3,32 tỷ USD năm 2001 lên 5,65 tỷ USD năm 2005, vượt 1,65 tỷ USD so với chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược là 4 tỷ USD.
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khu vực dịch vụ giai đoạn 2001-2005.
Đơn vị: triệu USD, %
Nội dung
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Giai đoạn2001-2005
KN
Tăng
KN
Tăng
KN
Tăng
KN
Tăng
KN
Tăng
KN
Tăng
Tổng số
3.317
12,5
3.741
12,8
4.227
13,0
4.887
15,6
5.650
10,5
21.824
15,7
Tỷ trọng XK/GDP
9,5
10,0
10,5
11,3
12,0
10,8
(nguồn: Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 – Bộ Thương Mại)
2.C Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:
- Nhìn chung, sự chuyển dịch trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 chậm và không ổn định qua các năm. Trong đó, tỷ trọng của nhóm hàng nụng, lõm, thuỷ sản giảm dần từ 24,3% năm 2001 xuống còn 21,1% năm 2005; nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm dần trong 3 năm đầu thực hiện Chiến lược từ 24,3% năm 2001 xuống 22,1% năm 2003 nhưng đã tăng trở lại trong năm 2004 - 2005 và chiếm tỷ trọng 24,7% năm 2005; nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ có xu hướng tăng nhẹ nhưng không đều và chiếm tỷ trọng 38,4% trong cơ cấu hàng xuất khẩu năm 2005.
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu theo cơ cấu ngành hàng giai đoạn 2001-2005.
Đơn vị: triệu USD, %
Nội dung
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Giai đoạn2001-2005
KN
Tỷ trọng
KN
Tỷ trọng
KN
Tỷ trọng
KN
Tỷ trọng
KN
Tỷ trọng
KN
Tỷ trọng
Tổng XK hàng hoá
15.029
100
16.706
100
20.149
100
26.503
100
32.442
100
110.829
100
- Nhóm nông, lâm, thuỷ sản
3.649
24,3
3.989
23,9
4.452
22,1
5.437
20,5
6.851
21,1
24.379
22
- Nhóm nhiên liệu, khoáng sản
3.239
21,6
3.426
20,5
4.005
19,9
6.026
22,7
8.042
24,7
24.738
22,3
- Nhóm công nghiệp và TCMN
5.102
33,9
6.340
40,0
8.164
40,5
10.697
40,4
12.459
38,4
42.761
38,6
- Nhóm hàng khác
3.039
20,2
2.952
15,6
3.528
17,5
4.344
16,4
5.089
15,6
19.037
17,2
(nguồn: Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 – Bộ Thương Mại)
3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu:
Giai đoạn 2001-2005, khu vực thị trường châu Á đã giảm dần tỷ trọng từ 57,3% năm 2001 xuống 50,5% năm 2005 song vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Âu có xu hướng giảm nhẹ nhưng giá trị tuyệt đối năm sau vẫn tăng so với năm trước (giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 13,5%/năm) và đóng gúp trờn 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong khi đó, xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Mỹ tăng khá đột biến, chiếm tỷ trọng từ 8,9% năm 2001 lên 21,3% vào năm 2005; xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh từ 7,1% năm 2001 lên 20,2% năm 2005. Khu vực thị trường châu Phi có tỷ trọng tăng từ 1,2% năm 2001 lên 2,1% năm 2005 và tăng được kim ngạch xuất khẩu gấp gần 4 lần trong giai đoạn này từ 176 triệu USD năm 2001 lên 681 triệu USD năm 2005. Tỷ trọng của khu vực thị trường châu Đại Dương tăng chậm và khá ổn định từ 7,1% năm 2001 lên 8,0% năm 2005.
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu phân theo cơ cấu thị trường giai đoạn 2001-2005.
Đơn vị: triệu USD, %
Nội dung
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Giai đoạn2001-2005
KN
Tỷ trọng
KN
Tỷ trọng
KN
Tỷ trọng
KN
Tỷ trọng
KN
Tỷ trọng
KN
Tỷ trọng
Tổng XK hàng hoá
15.029
100
16.706
100
20.149
100
26.503
100
32.442
100
110.829
100
Châu Á
8.610
57,3
8.684
52,0
9.756
48,4
12.634
47,7
16.383
50,5
56.067
50,6
ASEAN
2.556
17,0
2.437
14,6
2.958
14,7
3.885
14,7
5.450
16,8
17.286
15,6
Trung Quốc
1.418
9,4
1.495
8,9
1.748
8,7
2.735
10,3
3.082
9,5
10.478
9,4
Nhật Bản
2.510
16,7
2.438
14,6
2.909
14,4
3.502
13,2
4.639
14,3
15.998
14,4
Châu Âu
3.515
23,4
3.640
21,8
4.326
21,5
5.412
20,4
5.872
18,1
22.765
20,5
EU-25
3.152
21,0
3.311
19,8
4.017
19,9
4.971
18,8
5.450
16,8
20.901
18,9
Châu Mỹ
1.342
8,9
2.774
16,6
4.327
21,5
5.642
21,3
6.910
21,3
20.995
18,9
Hoa Kỳ
1.065
7,1
2.421
14,5
3.939
19,5
4.992
18,8
6.553
20,2
18.970
17,1
Châu Phi
176
1,2
131
0,8
211
1,0
427
1,6
681
2,1
1.626
1,5
Châu Đại Dương
1.072
7,1
1.370
8,2
1.455
7,2
1.879
7,1
2.595
8,0
8.371
7,6
(nguồn: Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 – Bộ Thương Mại)
4. Những thành tựu và hạn chế:
4.1Những thành tựu chủ yếu: Những thành tựu chủ yếu:
1. Qui mô và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu đã được mở rộng và tăng trưởng ở mức độ khá cao. Hầu hết những chỉ tiêu được đặt ra về tăng trưởng xuất khẩu cho 5 năm đầu của Chiến lược năm 2001-2005 đều đã được thực hiện đạt và vượt, đặc biệt có một số chỉ tiêu đã vượt ở mức cao.
2. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. Nhiều mặt hàng xuất đã mở rộng được qui mô sản xuất, nâng cao giá trị xuất khẩu như dệt may, giày dép, thuỷ sản, gạo...; nhiều mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng cao đang và sẽ là những hạt nhân quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong những năm tới đõy như sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện máy tính, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa...
3. Công tác phát triển thị trường xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, vừa mở ra những thị trường mới, vừa thâm nhập và khai thác tốt hơn những thị trường đang có.
4. Các chủ thể tham gia xuất khẩu không ngừng được mở rộng, đa dạng hoá và hoạt động ngày càng hiệu quả, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
4.2. Những hạn chế cơ bản:
1. Qui mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của nước chỉ gần bằng 1/4 kim ngạch xuất khẩu của Malaysia, 1/3 của Thái Lan và 2/3 của Philippin; Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp hơn, chỉ bằng 1/4 của Thái Lan và 2/3 của Philippin.
2. Xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới của nước ngoài.
3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý, thể hiện trên cả ba phương diện: (i) chủng loại hàng hóa xuất khẩu còn đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới có đúng góp kim ngạch đáng kể;
(ii) các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng còn thấp. Xuất khẩu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng như khoáng sản (dầu thô, than đá), nụng, lõm, thủy, hải sản, trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, gia giày, điện tử và linh kiến máy tính.. chủ yếu vẫn mang tính chất gia công;
(iii) quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng công nghiệp hoá diễn ra chậm và chưa có giải pháp cơ bản, triệt để. Về thực chất, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn.
4. Khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Chưa tận dụng triệt để lợi ích từ các hiệp định thương mại song phương, đa phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc..
5. Năng lực cạnh tranh còn yếu kém ở cả 3 cấp độ (nền kinh tế, doanh nghiệp và mặt hàng xuất khẩu). Trong đó, những hạn chế từ phía doanh nghiệp chuyển biến chậm: đại bộ phận có quy mô nhỏ, yếu về năng lực, kém về kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh thương mại quốc tế, phần nhiều doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh, xuất khẩu dài hạn, mức độ thụ động cao.
6. Công tác của mạng lưới đại diện, đặc biệt về thương mại, ở nước ngoài còn nhiều yếu kém, chưa thực sự hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu, các chương trình XTTM nhỏ lẻ, rời rạc hiệu quả chưa cao.
Tổng quát về Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Ninh Bình.
Giới thiệu chung về Công ty:
Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Ninh Bỡnh (tờn giao dịch PRIMEXCO Ninh Bình) là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Sở Thương mại tỉnh Ninh Bình quản lý, được thành lập ngày 24/10/1992 theo quyết định số 394/QĐUB do ông Chủ tịch tỉnh Ninh Bình ký.
Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Ninh Bình là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng (Ngân hàng Công Thương Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng Công thương Ninh Bỡnh) nờn công ty chủ động trong việc ký kết hợp đồng kinh tế với các khách hàng và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2.Mục đích, phạm vi hoạt động của công ty Mục đích, phạm vi hoạt động của công ty:
Mục đích hoạt động của công ty:
Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ. Tăng cường hoạt động nhập khẩu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
2.2Phạm vi và đối tượng sản xuất kinh doanh: Phạm vi và đối tượng sản xuất kinh doanh:
- Tập trung khai thác tiềm năng sẵn có của để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, đồng thời tận thu các mặt hàng khác để tăng kim ngạch xuất khẩu khi có điều kiện. Liên doanh, liên kết, hợp tác với các đơn vị trong và ngoài tỉnh để sản xuất thu mua hàng xuất nhập khẩu thuộc chức năng, quyền hạn của công ty.
- Trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm công nghiệp thực phẩm, nông sản, thuỷ sản và lâm sản chế biến thuộc phạm vi kinh doanh của công ty, đồng thời XK các hàng hoỏ khỏc khi có hợp đồng đối ngoại và được phép của nhà nước.
- Trực tiếp nhập khẩu phương tiện vận tải ụtụ cỏc loại, xe gắn máy, phụ tùng ụtụ, hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị vật tư, nguyên liệu kinh doanh.
- Thực hiện việc hợp tác liên doanh, tiếp nhận đầu tư nước ngoài theo sự phân công của tỉnh.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty:
3.1Nhiệm vụ của công ty:
- Xây dựng và tổ chức thực thiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đặc biệt là các mặt hàng truyền thống của tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và xây dựng ngân sách Đảng ngày càng nhiều.
- Từng bước tự tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, làm cầu nối cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh với thị trường nước ngoài để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thiết thực phục vụ cho việc thực hiện các kế hoạch, kinh tế xã hội hàng năm và dài hạn của tỉnh.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ chính sách, quản lý kinh tế, quả lý xuất nhập khẩu, quản lý ngoại tệ của nhà nước đảm bảo tín nhiệm với các bạn hàng trong nước và nước ngoài.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu phục vụ các chương trình kinh tế xã hội của tỉnh.
- Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao động tiền lương, chế độ bảo hộ và an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc phòng.
3.2Quyền hạn của công ty: Quyền hạn của công ty:
Được xuất nhập khẩu trực tiếp với thị trường nước ngoài, nhận uỷ thác xuất nhập khẩu với các đơn vị kinh tế trong tỉnh và ngoài tỉnh đối với các mặt hàng thuộc phạm vi hoạt động của công ty. Được ký kết và thực hiện các phương án hợp tác sản xuất, đầu tư với nước ngoài theo luật đầu tư.
- Được vay vốn (kể cả vốn ngoại tệ) tại các ngân hàng Việt Nam và nước ngoài, được huy động vốn của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước, phục vụ các hoạt động kinh doanh của công ty.
- Được ký kết hợp đồng kinh doanh, liên kết hợp tác sản xuất, đầu tư, gia công sản xuất, mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu với các thành phần kinh tế trong nước theo pháp luật hiện hành, trên cơ sơ bình đẳng, tự nguyện, cùng có lợi.
Tổ chức bộ máy của công ty:
Tổ chức công tác quản lý của doanh nghiệp luôn luôn và bao giờ cũng gắn liền vớiđặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của toàn doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc tổ chức như thế nào cho hợp lý, khoa học là vấn đề hết sức quan trọng quyết định đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Việc bố trí các phân xưởng, bộ phận sản xuất ra sao phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất cho có hiệu quả nhất. Tổ chức công tác quản lý khoa học hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường, là rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, trình độ đội ngũ các cấp quản lý tổ chức...
Công tác tổ chức cán bộ:
Là một công ty có truyền thống làm ăn nghiêm túc, công ty luôn quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ với ý thức con người là nhân tố quyết định tất cả.
Công ty tổ chức thực hiện các phương án đổi mới nhất là lĩnh vực sắp xếp lại hoạt động kinh doanh - sản xuất - dịch vụ thông qua phương án tổ chức. Công ty có phương án bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ và lao động có hiệu quả, sử dụng được sức mạnh tổng hợp của cán bộ công nhân viên, có chính sách hỗ trợ cho người lao động ở các làng nghề truyền thống.
Công ty có chính sách ưu tiên trong lĩnh vực đào tạo và đào tạo lại cán bộ, có chương trình rõ ràng, dành chi phí hợp lý cho đào tạo. Hằng năm công ty đều tổ chức cỏc khoỏ học về nghiệp vụ, ngoại ngữ và vi tính cho cán bộ công nhân viên.
Bảng 5: Mô hình tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tổ chức hành
chính
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 147.doc