MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.1
Chương I: Thực trạng công tác quản lý chống bán phá giá trên thị trường nội địa của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương.3
I. Giới thiệu về Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương.3
1) Lịch sử hình thành và phát triển.3
2) Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương .4
2.1) Vị trí.4
2.2) Chức năng.4
2.3) Nhiệm vụ.4
3) Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương.7
3.1) Các đơn vị chuyên môn.7
3.2) Các đơn vị hỗ trợ.10
3.3) Các đơn vị sự nghiệp.10
II.Một số quy định về chống bán phá giá và thuế chống bán phá giá.11
1) Hiệp định chống bán phá giá của WTO.11
1.1) Xác định việc bán phá giá.11
1.1.1) Tính biên độ phá giá.12
1.1.2) Cách xác định giá xuất khẩu.12
1.1.3) So sánh giá thông thường và giá xuất khẩu.12
1.1.4) Cách so sánh.13
1.2) Xác định thiệt hại.13
1.3)Trình tự điều tra.14
1.3.1) Xác định ngành sản xuất trong nước.15
1.3.2) Áp dụng biện pháp tạm thời.16
1.3.3) Cam kết giá.16
1.3.4) Thuế chống bán phá giá.17
1.3.5) Rà soát.18
2) Quy định của luật pháp Việt Nam về xác định bán phá giá.19
2.1) Pháp lệnh Chống bán phá giá.19
2.2) Nội dung điều tra chống bán phá giá.20
2.2.1) Giá thông thường.21
2.2.2) Giá xuất khẩu.21
2.3) Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá.22
2.4) Các biện pháp chống bán phá giá. 23
2.5) Các thời hạn trong điều tra chống bán phá giá.24
III.Vai trò của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương trong quản lý chống bán phá giá.25
1) Thẩm quyền của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương trong xử lý chống bán phá giá.25
2) Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc chống bán phá giá.26
IV.Thực trạng bán phá giá trên thị trường Việt Nam.28
1) Vụ việc Coca cola.29
2) Vụ việc áo sơ mi Trung Quốc.30
3) Vụ việc thép cuộn Trung Quốc.31
4) Vụ việc kính nổi.32
Chương II: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chống bán phá giá hàng nhập khẩu của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương.34
I) Dự báo tình hình nhập khẩu của Việt Nam đến 2020.34
1) Nhập khẩu của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới.34
1.1) Giá trị nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu . .35
1.2) Thị trường nhập khẩu hàng hóa chủ yếu của Việt Nam . .36
2) Dự báo khả năng tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam đến 2020.38
3) Khó khăn của Việt Nam khi đối mặt với tranh chấp bán phá giá.41
II) Kinh nghiệm phát hiện, kiểm soát và xử lý bán phá giá của một số quốc gia trên thế giới.44
1) Hoa Kỳ.44
2) Liên minh Châu Âu ( EU ).46
3) Ấn Độ.50
III) Giải pháp phát hiện, kiểm soát, xử lý hành vi bán phá giá đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương.52
KẾT LUẬN.57
PHỤ LỤC . 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO . .73
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1748 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chống bán phá giá hàng nhập khẩu của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chưa tiến hành một vụ kiện chống bán phá giá nào đối với hàng hóa xuất khẩu của nước ngoài, mặc dù đã có rất nhiều biểu hiện, căn cứ để cho rằng tương đối nhiều các loại hàng hóa đang bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt Nam. Phần lớn các mặt hàng bị cho rằng đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam là các loại hàng hóa đòi hỏi công nghệ, hàm lượng vốn đầu tư cao mà Việt Nam khó có thể cạnh tranh được về công nghệ, vốn hay nguyên liệu đầu vào… như sắt thép, xi măng…
Với một thị trường lớn với trên 86 triệu dân, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định, do đó nhu cầu là rất lớn, đa dạng. Nhận thấy đây là một thị trường tiềm năng và có khả năng tăng trưởng phát triển cao. Hàng hóa nước ngoài, các nhà đầu tư xâm nhập vào Việt Nam ngày một tăng mạnh với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường và lợi nhuận. Một trong những chiến lược mà các nhà sản xuất nước ngoài sử dụng để chiếm lĩnh thị phần là bán phá giá hàng hóa vào thị trường Việt Nam.
Lợi dụng kẽ hở trong luật pháp chống bán phá giá của Việt Nam cũng như kinh nghiệm điều tra, xử lý chống bán phá giá của nước chủ nhà. Đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều mặt hàng nhập khẩu đã và đang bán phá giá trên thị trường Việt Nam.
Vụ việc Coca cola
Coca cola bước vào thị trường Việt Nam từ năm 1994. Đây là một trong những tập đoàn nước giải khát lớn nhất trên thế giới. Khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam, nó nhanh chóng ‘loại bỏ’ các hãng giải khát nhỏ lẻ trong nước để trở thành hãng giải khát chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam lúc bấy giờ. Ngoài việc tăng cường đầu tư, sử dụng các chiến lược marketing, quảng cáo, khuyến mãi... Coca cola còn sử dụng chiến lược bán phá giá theo kiểu ‘‘cá lớn nuốt cá bé’’. Làm được điều này là do tiềm lực tài chính hùng mạnh từ công ty mẹ mà các công ty nhỏ tại nước nhập khẩu không đủ khả năng để có thể cạnh tranh.
Một lon coca cola ở thị trường Mỹ là 75 cents (tương đương khoảng 10.500 VNĐ) trong khi đó, một lon coca cola bán ở thị trường Việt Nam có giá từ 5.000 VNĐ – 7.000 VNĐ (khoảng từ 40 – 50 cents) thấp hơn mức giá tại Mỹ là 25 cents (theo tỷ giá lúc bấy giờ là 14.000 VNĐ/USD). Nghiên cứu chỉ ra rằng công ty Coca cola Chương Dương xâm chiếm thị phần của các đối thủ bằng con đường bán phá giá (đặc biệt trong 2 tháng 3/1998 và tháng 4/1998, Coca Cola đã bán phá giá kỉ lục là 30%) trong khi liên doanh này không hề có sự chuyển biến rõ rệt về công nghệ, năng suất và hiệu suất các khâu khác. Với tiềm lực tài chính hùng hậu, Coca cola chấp nhận bán với giá thấp và chịu lỗ lớn nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Việt Nam, độc chiếm thị phần và thị trường. Nhận thấy sự cạnh tranh không lành mạnh như vậy và sự thua thiệt nặng nề của các nhà sản xuất nội địa, nhưng do chưa có đủ cơ sở pháp lý và các điều kiện cần thiết khác nên các hãng sản xuất nước giải khát trong nước khi đó không thể kiện Coca cola cạnh tranh không lành mạnh mà đành chấp nhận thua lỗ hoặc chuyển đổi chiến lược kinh doanh.
Vụ việc áo sơ mi Trung Quốc
Thời điểm năm 2005, đã có hiện tượng hàng dệt may Trung Quốc bán phá giá áo sơ mi vào thị trường Việt Nam. Một chiếc áo sơ mi Trung Quốc bán tại Việt Nam có khi chỉ với mức giá là 15.000 đồng. Với mức giá này, dù tính toán kiểu gì vẫn thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất. Ông Lê Viết Tòa, khi đó là Phó Tổng giám đốc công ty may Việt Tiến khẳng định, áo sơ mi vải 65% polieste và 35% cotton, tính hết tất cả chi phí thì giá thành khoảng 70.000 đồng/áo, nhưng khi đó ở thị trường Việt Nam, áo sơ mi Trung Quốc chỉ bán với giá 25.000 - 30.000 đồng/chiếc.
Về lý thuyết thì rõ ràng áo sơ mi Trung Quốc bán phá giá, tuy nhiên trên thực tế không dễ để kết luận điều này. Và muốn kiện áo sơ mi Trung Quốc bán phá giá phải nắm chắc được nhà sản xuất, xuất khẩu của họ là ai, giá thành sản xuất là bao nhiêu, giá xuất khẩu bao nhiêu… Ngoài ra còn phải biết rõ ‘’đường đi’’ của các mặt hàng và chúng được nhập vào Việt Nam theo con đường nào… Việc điều tra những vấn đề trên là vô cùng khó khăn và rất khó để chúng ta có thể làm được nếu không có quy định, quy chế giám sát, quản lý ngay từ đầu.
Thực tế cũng cho thấy rằng hàng dệt may Trung Quốc nhập vào Việt Nam đã vượt quá tỷ lệ 3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may. Nhưng các bằng chứng để xác thực nhận định trên thì rất khó để thu thập.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam vẫn đang tràn ngập các mặt hàng Trung Quốc giá rẻ nhưng không ai biết nó từ đâu ra và ai chịu trách nhiệm về những vấn đề này.
Vụ việc thép cuộn Trung Quốc
Năm 2006, hàng vạn tấn thép giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, một điều đặc biệt là loại thép φ6 và φ8 được chào bán ngang bằng với giá phôi, trong khi đó, chi phí giá công từ phôi sang thép thành phẩm tại bất kì một nhà máy thép nào của Việt Nam và trong khu vực đều ở mức 35 – 60 USD/tấn. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, giá bán thép cuộn nói trên chưa bao gồm VAT của các nhà sản xuất trong nước dao động trong khoảng 7,2 – 7,5 triệu đồng/tấn. Tại khu vực phía Nam, giá thép cuộn có giá cao hơn: 7,8 triệu đồng/tấn.
Theo đó, giá phôi CNF chào bán tại các cảng Việt Nam khoảng 400 USD/tấn thì giá thép cuộn φ6 và φ8 ở mức 405 USD/tấn. Giống như ngành thép trong khu vực và các nhà máy thép trên thế giới, chi phí gia công từ phôi sang thép thành phẩm tại các nhà máy Việt Nam dao động từ 35 – 60 USD/tấn. Nhưng đối với loại thép từ Trung Quốc sang Việt Nam, mức chi phí gia công từ phôi sang thép thành phầm gần như bằng (=) 0. Do giá bán rẻ hơn nên hàng loạt nhà máy thép Việt Nam đứng trước nguy cơ phải dừng sản xuất dòng sản phẩm thép này. Trước khi xuất hiện loạt sản phẩm thép giá rẻ này từ Trung Quốc, mức tiêu thụ thép φ6 và φ8 hàng tháng của nhà máy gang thép Thái Nguyên là khoảng 5 – 6 nghìn tấn 1 tháng. Nhưng kể từ lúc xuất hiện thép giá rẻ từ Trung Quốc, doanh số bán ra bị giảm gần 50%. Tình trạng này cũng xảy ra với doanh nghiệp thép Hòa Phát, VPS.
Trước tình hình như trên, có ý kiến cho rằng cần phải liên minh các nhà sản xuất thép trong nước với nhau để bán với giá thấp hơn nhưng bị phản đối. Lý do là nếu tính tổng mức tiêu thụ thép cuộn miền Bắc khoảng 2,5 – 3 vạn tấn/tháng và mỗi tấn phải chấp nhận lỗ khoảng 500 nghìn đồng thì thiệt hại mỗi tháng sẽ là 15 tỷ đồng, chưa kể công ăn việc làm của người lao động bị đe dọa. Ảnh hưởng của thép Trung Quốc giá rẻ đã khiến 23 doanh nghiệp thép Việt Nam phải giảm sản lượng thép cuộn và nhiều đơn vị phải tạm ngưng sản xuất mặt hàng này.
Vụ việc kính nổi
Thời gian vừa qua, 2 doanh nghiệp Việt Nam đề nghị áp thuế chống bán phá giá là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Kính nổi Việt Nam (VFG) tại Bắc Ninh và công ty Kính nổi Viglacera (VIFG) tại Bình Dương đề nghị tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng Viglacera làm đầu mối đứng đơn kiện một số doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá mặt hàng kính nổi vào Việt Nam. Theo các số liệu mà công ty cung cấp và được hải quan xác nhận, số lượng kính nhập khẩu đã tăng đột biến từ năm 2007 đến đầu năm 2009: khoảng 13 triệu mét vuông quy tiêu chuẩn năm 2007; năm 2008 là gần 25 triệu mét vuông quy tiêu chuẩn và quý I/2009 đã đạt khoảng 7 triệu mét vuông quy tiêu chuẩn. Tổng thị phần của các doanh nghiệp sản xuất kính trong nước giảm đáng kể : từ 80% năm 2007 xuống còn 61% năm 2008.
Theo hồ sơ kiện của Viglacera thì có 14 nhà sản xuất nước ngoài và các doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu đã xuất khẩu các mặt hàng kính nổi vào Việt Nam (chủ yếu là các doanh nghiệp của Trung Quốc, Malaisia, Indonesia, Thailan…) và 6 công ty thương mại trong nước tham gia nhập khẩu mặt hàng này. Do lượng hàng nhập khẩu tăng mạnh và bán với mức giá thấp hơn 30% so với mặt hàng kính nổi trong nước, các nhà sản xuất nội địa đã và đang chịu thua lỗ nghiêm trọng. Từ giữa năm 2008, các nhà sản xuất Việt Nam đã phải giảm sản lượng xuống còn 50% công suất thiết kế nhưng lượng tồn kho vẫn tăng, thậm chí có doanh nghiệp phải đạp bỏ bớt thành phẩm để đem nấu lại, một số doanh nghiệp phải cắt giảm lương công nhân. Tuy nhiên sau đó, do khó khăn về chi phí, kinh nghiệm, thời gian trong việc phải sang tận nước xuất khẩu điều tra nếu kiện chống bán phá giá, do vậy các doanh nghiệp trong nước đã thay đổi yêu cầu từ kiện chống bán phá giá sang yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ. Mức thuế tuyệt đối đề nghị với các sản phẩm kính nổi nhập khẩu của các nhà sản xuất trong nước là 0,6 USD/mét vuông trong thời hạn 4 năm. Vglacera cũng đề nghị trước khi cơ quan điều tra là Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương có quyết định cuối cùng, cần áp ngay thuế suất thuế nhập khẩu chung là 40% cho tất cả các sản phẩm kính nổi nhập khẩu trong thời hạn 200 ngày. Bộ Công Thương đã có quyết định tiến hành điều tra áp dụng các biện pháp tự vệ với mặt hàng kính nổi và Bộ Xây dựng cũng đã ban hành quy định về tiêu chuẩn an toàn với sản phẩm kính nổi.
Qua một số thực trạng trên, có thể thấy tác động rất lớn của việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu đến ngành sản xuất nội địa. Thực hiện các cam kết với WTO và các tổ chức quốc tế khác, Việt Nam sẽ tiến dần đến việc cắt giảm hay loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan vì thế cần phải có sự chuẩn bị kĩ trước các tình huống có thể xảy ra, đặc biệt là chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu. Vì chắc chắn trong tương lai gần, khi các hàng rào bảo hộ dần được xóa bỏ, sẽ là sự gia tăng mạnh về xâm nhập của hàng hóa nước ngoài. Đây là một vấn đề cần phải được nhìn nhận một cách hệ thống và cần thiết có các chiến lược đối phó ngay từ bây giờ với không chỉ các cơ quan Nhà nước mà với cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước.
Chương II Giải pháp tăng cường công tác quản lý chống bán phá giá hàng nhập khẩu của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương
Dự báo tình hình nhập khẩu của Việt Nam đến 2020
Nhập khẩu của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) đề ra đường lối đổi mới phát triển đất nước. Một trong những sự đổi mới trọng tâm nhất là đổi mới kinh tế, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập. Việt Nam đã từng bước thiết lập và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, đặt quan hệ kinh tế với tất cả các quốc gia trên thế giới. Điều này được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu qua các năm :
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bình quân giai đoạn 1986 – 2005 là 20,7 tỷ USD/năm, gấp 7 lần năm 1985. Tốc độ tăng trưởng từng thời kì là rất cao, từ 1986 – 2000 tăng gần 3 lần so với 5 năm trước đó (đạt trên 100 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng bình quân là 17,2%/năm. Thời kì từ 2001 – 2005 tăng hơn 2 lần giai đoạn trước, đạt 241 tỷ USD, tăng bình quân mỗi năm là 18,2%.
Trong đó, nhập khẩu tăng bình quân giai đoạn 1986 – 2005 là 16,1%/năm. Kim ngạch nhập khẩu từ 2,155 tỷ USD năm 1986 lên gần 37 tỷ USD năm 2005. Việt Nam từ khi đổi mới đến nay đều là quốc gia nhập siêu. Thời kì 1986 – 2000, tốc độ tăng bình quân của nhập khẩu là 15,5%. Tỷ trọng nhập khẩu so với GDP trong 20 năm đổi mới là 50,9%.
Hoạt động nhập khẩu sau hơn 20 năm đổi mới 1986 – 2009 hướng mục tiêu vào phục vụ phát triển xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước. Nhập khẩu giai đoạn 1986 – 2009 theo hướng tăng tỷ trọng tư liệu sản xuất, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng. Nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng từ mức 12,7% giai đoạn 1986 – 1990 xuống 8,9% giai đoạn 1996 – 2000 và xuống còn 6,4% giai đoạn 2001-2005. Trong nhập khẩu tư liệu sản xuất thì máy móc thiết bị chiếm khoảng 30%, còn lại 70% là nhập khẩu nguyên vật liệu.
1.1) Giá trị nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu:
Bảng 1.2: Nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn từ 2005 – 2009
ĐV tính
2005
2006
2007
2008
2009
Oto nguyên chiếc
Chiếc
21.279
12.496
30.471
51.059
80.596
Thiết bị, phụ tùng dệt may
Triệu USD
447,2
481,8
641,7
878,7
1161,1
Thiết bị phụ tùng da giày
Triệu USD
87,4
57,9
69,3
73,6
83,2
Máy, phụ tùng máy xây dựng
Triệu USD
255,8
290,8
392,6
490,7
647,1
Máy móc thiết bị hàng không
Triệu USD
65,9
7,8
515
786,2
1267,6
Máy móc thiết bị thông tin liên lạc
Triệu USD
598,2
945,7
1631,7
1855,7
2054,5
Linh kiện điện tử máy tính
Triệu USD
1.638,6
1.869,7
2.958,4
3.714,3
3.932
Xăng dầu các loại
Nghìn tấn
11.477,8
11.224,6
13.195
12.963,9
12.705,7
Phân bón
Nghìn tấn
2.915
3.107,1
3.800,1
4136,7
4.518,9
Sắt thép
Nghìn tấn
5.495,1
5.667
8.115,5
8.263,6
9.748,7
Hóa chất
Triệu USD
921,4
1.121,8
1.527,9
1.775,5
1.624,7
Chất dẻo
Triệu USD
1.516,9
1.886,2
2.528,7
2.945,1
2.813
Nguyên phụ liệu giày dép
Triệu USD
843,3
827,5
928,3
2.355,1
2678,9
Vải
Triệu USD
2.474,2
2.947
3.990
4.457,8
4.226
Nguồn : Tổng Cục Thống kê.
Trong số các loại hàng hóa kể trên, nhập khẩu tăng cao nhất là các mặt hàng như sắt thép, vải, chất dẻo, xăng dầu, máy móc thiết bị thông tin liên lạc. Lượng sắt thép tăng nhanh do nhu cầu xây dựng, phát triển và dòng vốn đầu tư đổ vào các công trình xây dựng. Sắt thép nhập khẩu năm 2009 tăng 77,4% so với năm 2005 dù năm 2008 và 2009 chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Lượng vải nhập khẩu cũng tăng mạnh qua các năm, nhập khẩu vải năm 2008 tăng 11,7% so với năm 2007 và tăng 80,1% so với năm 2005. Cùng với quá trình phát triển ngành thông tin liên lạc viễn thông trong nước, máy móc thiết bị thông tin liên lạc nhập khẩu cũng tăng mạnh qua các năm, năm 2007 tăng 72,5% so với năm 2006 và tăng gấp gần 3 lần so với năm 2005. Ngoài ra giá trị nhập khẩu các mặt hàng như hóa chất, phân bón cũng tăng mạnh do sự gia tăng của nhu cầu sản xuất trong nước. Giá trị nhập khẩu hóa chất và phân bón năm 2009 (hóa chất là 1.624,7 triệu USD; phân bón là 4.518,9 triệu USD) tăng gấp gần 2 lần so với năm 2005 (lần lượt là 921,4 triệu USD và 2.915 triệu USD).
1.2) Thị trường nhập khẩu hàng hóa chủ yếu của Việt Nam:
Hàng hóa nhập vào Việt Nam từ trên 200 quốc gia trên thế giới, trong đó tỷ trọng nhập khẩu từ Châu Á tăng mạnh nhất, bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước Asean. Tám đối tác chính chiếm hơn 85% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam năm 2009 gồm: Trung Quốc 16,4 tỷ USD tăng 2,7% so với năm 2008; Asean 13,8 tỷ USD; Nhật Bản 7,4 tỷ USD; Hàn Quốc 6,7 tỷ USD; Đài Loan 6,2 tỷ USD; EU 6,4 tỷ USD; Mỹ 3,0 tỷ USD tăng 9,1% so với năm 2008.
Bảng 2.2: Một số thị trường nhập khẩu hàng hóa chủ yếu của Việt Nam
Đơn vị tính
2006
2007
2008
2009
EU
Triệu USD
3129,2
5142,4
5445,1
6417,5
Asean
Triệu USD
12546,6
15908,2
19570,8
13813
Hoa kỳ
Triệu USD
987
1700
2635,2
3009,3
Nhật
Triệu USD
4702,1
6188,9
8240,6
7468
Úc
Triệu USD
1009,7
1059,4
1360,5
1050
Trung Quốc
Triệu USD
7391,3
12710
15652,1
16440,9
Malaixia
Triệu USD
1482
2289,9
2596
2504,7
Ấn Độ
Triệu USD
880,3
1357
2094,4
1634,8
Nguồn: Tổng Cục thống kê.
Nhập khẩu hàng hóa năm 2006 vào khoảng 44,41 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2005. Nhập khẩu máy móc thiết bị tăng 24,1%, xăng dầu tăng 16,4%, phân bón tăng 5,1%; vải tăng 23,1%...
Theo Tổng Cục Thống kê, giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2007 ước đạt 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm 2006. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao năm 2007 là : máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt gần 10,4 tỷ USD tăng 56,5%; xăng dầu là 7,5 tỷ USD tăng 25,7%; sắt thép gần 4,9 tỷ USD tăng 66,2%; vải 4 tỷ USD tăng 33,6%; điện tử máy tính và linh kiện là 2,9 tỷ USD tăng 43,7%; nguyên phụ liệu dệt, may, da là 2,2 tỷ USD tăng 12,1%...
Năm 2008, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính khoảng 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007. Hàng nhập khẩu tư liệu sản xuất chiếm 88,8%; hàng tiêu dùng chiếm 7,8%. Hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc là 15,4 tỷ USD tăng 23,2%; nhập khẩu từ các nước Asean đạt 19,5 tỷ USD tăng 22,5%...
Năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, kim ngạch nhập khẩu giảm 14,7% so với năm 2008 đạt khoảng 68,8 tỷ USD. Hầu hết kim ngạch nhập khẩu đều giảm như nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất giảm 43,8%; sắt thép giảm 22,9%...
Về thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, 8 đối tác chính chiếm hơn 85% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 gồm : Trung Quốc 16,4 tỷ USD tăng 2,7% so với năm 2008; Asean 13,8 tỷ USD; Nhật Bản 7,4 tỷ USD; Hàn Quốc 6,7 tỷ USD; Đài Loan 6,2 tỷ USD; EU 6,4 tỷ USD; Mỹ 3,0 tỷ USD tăng 9,1% so với năm 2008.
Từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, lượng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2009 tăng rất nhanh (254,4 tỷ USD), gấp đôi giai đoạn 2001 – 2005 (130,1 tỷ USD) và tăng gấp 11,2 lần so với giai đoạn 1991 – 1995 (22,7 tỷ USD). Từ khi gia nhập WTO, nhiều hàng rào thuế quan và phi thuế quan được cắt giảm, thị trường được mở rộng, đó là điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập nhanh chóng của hàng hóa nước ngoài vào thị trường trong nước Hàng hóa nhập khẩu chiếm tỷ trọng chủ yếu vẫn là hàng tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị, linh kiện…hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu. Theo cam kết khi gia nhập WTO, mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình 5 – 7 năm. Có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, gỗ và giấy, máy móc và thiết bị điện – điện tử.
Dự báo khả năng tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam đến 2020
Mục tiêu của nước ta là đến năm 2020 sẽ trở thành nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa đã qua chế biến có giá trị cao, giảm tối đa việc xuất các nguyên liệu, sản phẩm thô chưa qua chế biến và chỉ nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất và những mặt hàng trong nước không có điều kiện sản xuất. Dự báo giai đoạn từ 2010 – 2020 nhập khẩu sẽ tăng về khối lượng và giá trị nhưng giảm về tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và so với GDP. Dự báo này dựa trên cơ sở phân tích sau đây:
Sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu của Việt Nam, đó là chiến lược thay thế hàng nhập khẩu. Hiện nay, Việt Nam vẫn nhập khẩu một khối lượng lớn về số lượng cũng như giá trị hàng hóa từ nước ngoài như máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng, điện gia dụng… Tuy nhiên Việt Nam đã và đang khắc phục vấn đề này thông qua hàng loạt chính sách, biện pháp như chủ động việc chế tạo, sản xuất xe máy chất lượng cao, giảm nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài, hàng Việt Nam chất lượng cao đang chiếm được lòng tin của người tiêu dùng như bánh kẹo Kinh Đô, Hữu Nghị, xi măng, phân bón… Chính phủ cũng có những biện pháp như kêu gọi người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Để hàng hóa trong nước chiếm được lòng tin của người tiêu dùng nội địa thì vẫn phải đòi hỏi quá trình lâu dài với sự nỗ lực không chỉ của nhà nước mà cả các nhà sản xuất trong nước.
Chính sách hạn chế xuất khẩu các sản phẩm thô, chưa qua chế biến, có giá trị không cao và giảm xuất khẩu các sản phẩm khai thác từ thiên nhiên.
Sau khi thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế và gần đây là gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, hàng hóa nhập khẩu của các nước vào Việt Nam ngày một tăng mạnh. Với một thị trường có quy mô tương đối lớn như Việt Nam sẽ là mục tiêu hướng đến của các nhà sản xuất nước ngoài. Do đó vấn đề quản lý chống bán phá giá hàng nhập khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn. Có rất nhiều các mặt hàng và chủng loại mặt hàng mà Việt Nam đã và sẽ nhập khẩu từ nay đến 2020. Tuy nhiên các mặt hàng có khả năng bán phá giá nhiều nhất là các sản phẩm hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, các mặt hàng đòi hỏi công nghệ cao và hàm lượng vốn lớn mà Việt Nam với tiềm lực vốn và công nghệ yếu không có khả năng cạnh tranh về giá như xi măng, đồ điện tử điện lạnh, máy móc thiết bị…
Theo Economist Intelligence Unit (EIU) – một nhánh nghiên cứu của tạp chí uy tín The Economist thực hiện với cisco dự báo triển vọng kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam đến năm 2020. Nghiên cứu dự đoán giai đoạn 2006 – 2009 GDP toàn cầu tăng trưởng trung bình 3,5%. Cũng theo nghiên cứu này, giai đoạn 2006 – 2020 tăng trưởng trung bình mỗi năm của Việt Nam sẽ là 5,4%
Cùng với mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước của Đảng và nhà nước đến 2020 và thực tế đất nước ta hiện nay, dự đoán giá trị nhập khẩu sẽ còn gia tăng và tập trung vào một số mặt hàng chủ yếu sau đây:
- Ôtô các loại: đây là mặt hàng trong nước còn chưa sản xuất hoặc sản xuất với số lượng rất hạn chế, chủ yếu là lắp ráp. Dự kiến với sự phát triển của nền kinh tế và thu nhập ngày càng tăng của người dân thì nhu cầu về ôtô sẽ còn gia tăng mạnh. Mặt khác loại sản phẩm này hiện nay đã rất phát triển, được sử dụng phổ biến và được sản xuất ở rất nhiều quốc gia trên thế giới và giá cả không quá cao tại nước sản xuất. Trong những năm tới, theo cam kết với WTO, hàng rào thuế quan với ôtô nhập khẩu sẽ dần được bãi bỏ và ôtô nhập khẩu sẽ xâm nhập và nhiều khả năng sẽ chiếm lĩnh thị trường do lợi thế về giá cả, công nghệ từ các nhà sản xuất nước ngoài…Đây là mặt hàng nhập khẩu trong tương lai nhiều khả năng sẽ xuất hiện hiện tượng bán phá giá trên thị trường trong nước.
Sắt thép: Mặt hàng này trong nước tuy đã sản xuất được (nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu trong nước) và vì vậy vẫn phải nhập khẩu với số lượng lớn sắt thép và phôi thép từ nước ngoài. Sắt thép của nhà sản xuất Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ sắt thép của các nhà sản xuất nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc do các nhà sản xuất Trung Quốc có chi phí rẻ, sản xuất được phôi thép phục vụ nhu cầu sản xuất thép thành phẩm. Đầu năm 2010, giá thép thành phẩm trong nước đã tăng đến mức chóng mặt do nhiều yếu tố tác động cả trong nước lẫn trên thế giới như giá điện, than trong nước tăng, giá phôi thép, quặng trên thế giới tăng mạnh, đẩy giá thép lên cao và theo các chuyên gia, giá thép bán trên thị trường trong nước còn tiếp tục tăng mạnh đến cuối năm 2010. Tổng Công ty Thép việt Nam đã đưa ra đánh giá rằng, thị trường thép quý I năm 2010 đang tiềm ẩn yếu tố tích trữ, đầu cơ. Tiêu thụ thép xây dựng quý I của các thành viên Hiệp hội Thép đạt 1.220 ngàn tấn, tăng 60% so với cùng kì năm 2009. Trước tình hình tiêu thụ thép trong quý I/2010 và giá cả mặt hàng này tăng đột biến như vậy, Bộ Công Thương đã gửi văn bản tới UBND các tỉnh, thành phố, Tổng công ty thép Việt Nam và Hiệp hội Thép Việt Nam yêu cầu phải bình ổn giá thép. Trước tốc độ đô thị hóa và nhu cầu đầu tư, xây dựng ngày càng tăng giai đoạn 2011 – 2020, nhu cầu sắt thép xây dựng sản xuất trong nước và nhập khẩu dự báo sẽ tăng mạnh qua mỗi năm
- Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng: Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thì đây là những mặt hàng có tầm quan trọng và không thể thiếu phục vụ sản xuất. Lượng sản xuất các sản phẩm này trong nước còn hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu, do đó dự báo nhập khẩu các loại sản phẩm này sẽ còn tăng cao trong nhiều năm tới.
- Phân bón: Mặc dù Việt Nam hiện nay đã sản xuất được phân bón có chất lượng cao, đáp ứng phần nào nhu cầu trong nước, tuy nhiên giá cả hàng hóa này có nhiều biến động và tương đối cao do còn phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Do đó các nhà sản xuất phân bón trong nước thời gian tới sẽ phải đối mặt với sản phẩm phân bón nhập khẩu từ nước ngoài với chất lượng tương tự và giá cả cạnh tranh hơn rất nhiều.
Ngoài một số mặt hàng kể trên, còn có rất nhiều loại hàng hóa mà Việt Nam sẽ phải nhập khẩu trong thời gian sắp tới để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa. Điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hóa sản xuất trong nước đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Việt Nam cần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước và chủ động đối phó với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa nước ngoài.
Khó khăn của Việt Nam khi đối mặt với tranh chấp bán phá giá
Cùng với tốc độ tăng trưởng cao trong xuất khẩu và phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá của nước ngoài với hàng hóa xuất khẩu của chúng ta thì chúng ta cũng đang phải đối mặt với một thực tế khác là hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhiều hiện tượng đã và đang bán phá giá trên thị trường trong nước. Dù đứng trên phương diện nào đi nữa thì có cũng tác động nhiều mặt đến thị trường, các nhà sản xuất trong nước.
Trước các vụ việc tranh chấp bán phá giá, việc phải đối phó với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực kinh tế, sự chuẩn bị của họ kĩ càng, phối hợp ‘’ăn ý’’ giữa cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp thì khả năng chủ động, chiếm thế thượng phong của ta là không cao. Ngay cả khi thực tế là ta không vi phạm nhưng sẽ là rất khó khăn để chứng minh điều này và phản bác tài liệu, lập luận mà họ đưa ra.
Đứng trên phương diện người bị điều tra bán phá giá sang nước khác, các nhà sản xuất trong nước sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi phải chuẩn bị thông tin, chi phí cho vụ kiện, sự yếu kém trong hiểu biết về luật pháp thương mại quốc tế về chống bán phá giá, không thể tập trung hoàn toàn vào quá trình sản xuất, và nếu thua kiện chúng ta sẽ phải đối mặt với các biện pháp chống bán phá giá của nước nhập khẩu. Dù là biện pháp nào đi nữa cũng sẽ dẫn đến sản lượng, thị trường xuất khẩu thu hẹp, ảnh hưởng đến công ăn việc làm, thu nhập..của người lao động trong nước.
Đứng trên phương diện là người điều tra bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, khó khăn lớn nhấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_duc_phuong_chuyen_de_cuoi_khoa_1907.doc