MỤC LỤC
Chương I: MỘT SỐ NHẬN THỨC LÍ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU VÀ DỰ THẦU XÂY DỰNG.3
I.Thực chất và nội dung hoạt động đấu thầu và hoạt động dự
thầu trong xây dựng.3
1.Khái niệm và nội dung hoạt động đấu thầu xây dựng.3
1.1.Khái niệm và bản chất hoạt động đấu thầu xây dựng.3
1.2.Nội dung của hoạt động đấu thầu xây dựng .4
1.2.1.Hình thức lựa chọn nhà thầu.4
1.2.2.Phương thức đấu thầu.5
1.2.3.Tổ chức đấu thầu xây dựng.6
1.2.Khái niệm, nội dung và vai trò của hoạt động dự thầu xây dựng.7
1.2.1.Khái niệm.7
1.2.2.Nội dung hoạt động dự thầu xây dựng.8
1.2.2.1.Nghiên cứu cơ hội đấu thầu và lập kế hoạch dự thầu.8
1.2.2.2.Lập hồ sơ dự thầu.8
1.2.2.3.Tính toán giá dự thầu.8
1.2.3.Vai trò của hoạt động dự thầu xây dựng với các công ty xây dựng.16
II. Những tiêu chí và chỉ tiêu phản ánh năng lực của nhà thầu
trong đấu thầu xây dựng. 17
1. Các tiêu thức thể hiện khả năng cạnh tranh
1.1.Số lượng công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu.17
1.2.Tỷ lệ thắng thầu trong dự thầu.17
2.Các chỉ tiêu đánh giá khả năng trúng thầu trong đấu thầu của
doanh nghiệp.17
2.1.Chỉ tiêu về năng lực và kinh nghiệm.18
2.2.Chỉ tiêu về kỹ thuật.19
2.3.Chỉ tiêu về giá.20
III.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực dự thầu trong hoạt động
dự thầu xây dựng của các nhà thầu.21
1. Nhóm nhân tố bên trong.21
1.1. Tài chính.21
1.2. Máy móc, thiết bị, công nghệ thi công.22
1.3. Nguồn nhân lực.23
1.4. Hoạt động Marketing.23
1.5. Khả năng liên danh, liên kết.23
1.6. Trình độ tổ chức lập hồ sơ dự thầu.24
2. Nhóm nhân tố bên ngoài.24
2.1. Cơ chế chính sách Nhà nước.24
2.2. Chủ đầu tư.24
2.3. Cơ quan tư vấn.25
2.4. Các đối thủ cạnh tranh.26
2.5. Các nhà cung cấp.26
Chương II:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC DỰ THẦU
CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HẢI TÂN.27
I.Một số đặc điểm của công ty TNHH Xây dựng Hải Tân có liên
quan đến hoạt động tham gia dự thầu.27
1. Quá trình hình thành và phát triển.27
2. Mô hình tổ chức quản lý.28
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.28
2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty.29
3. Thực trạng về hoạt động kinh doanh.33
3.1 Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.33
3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty.33
4.Một số đặc điểm của công ty có liên quan đến hoạt động tham gia
dự thầu.35
4.1.Công ty có ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng tương
đối hẹp.35
4.2.Công ty có nguồn vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong cơ cấu vốn.36
II.Thực trạng về việc thực hiện các hoạt động tham gia dự thầu của
công ty trong thời gian qua.37
1.Một số kết quả trong hoạt động dự thầu của công ty trong vài năm gần đây.37
2. Trình tự tham gia dự thầu của công ty.38
2.1. Nghiên cứu cơ hội đấu thầu.38
2.2. Tiếp xúc ban đầu với bên chủ đầu tư.39
2.3. Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu.40
2.4.Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu.40
2.5. Ký kết hợp đồng (nếu trúng thầu) và theo dõi thực hiện hợp đồng.41
3.Công tác tính giá dự thầu của công ty.41
III.Phân tích và đánh giá năng lực của công ty TNHH
xây dựng Hải Tân trong hoạt động dự thầu.42
1.Phân tích các tiêu chí phản ánh năng lực về các yếu tố trong
quá trình thi công.42
1.1. Năng lực thi công của người lao động.42
1.2. Năng lực huy động và sử dụng máy móc thiết bị.43
1.3. Năng lực quản lí và đáp ứng nguyên vật liệu.45
1.4. Năng lực tài chính.45
2.Phân tích một số tiêu chí phản ánh năng lực trong hoạt động
dự thầu của công ty.47
2.1.Chỉ tiêu số lượng công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu hàng năm.47
2.2. Chỉ tiêu xác suất trúng thầu.48
3. Những hạn chế về năng lực trong hoạt động dự thầu của công ty.49
4. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên.50
Chương III: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TRONG HOẠT ĐỘNG DỰ THẦU
Ở CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HẢI TÂN.52
I.Một số phương hướng nhằm nâng cao năng lực dự thầu ở Công ty
TNHH Xây dựng Hải Tân.52
1.Nâng cao năng lực kĩ thuật.52
2. Nâng cao năng lực tài chính.53
3.Nâng cao năng lực tổ chức.53
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực dự thầu tại công ty
TNHH xây dựng Hải Tân.54
1. Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường.54
2.Vận dụng phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp để ra quyết
định tranh thầu.55
2.1. Xác định danh mục các chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng thắng
thầu của công ty.56
2.2. Xây dựng thang điểm.56
2.3. Xác định tầm quan trọng (trọng số) của từng chỉ tiêu.57
2.4. Tính toán chỉ tiêu tổng hợp cho gói thầu cụ thể.57
2.5. Đánh giá khả năng thắng thầu và ra quyết định.58
3. Hoàn thiện phương pháp tính giá thầu, linh hoạt trong việc lựa
chọn mức giá bỏ thầu.60
4. Tăng cường huy động vốn và thu hồi vốn đảm bảo cho tham gia
dự thầu và thực hiện hợp đồng.62
5. Tăng cường công tác quản trị chất lượng công trình và nâng
cao chất lượng công trình, đảm bảo uy tín của công ty.63
III. Kiến nghị với nhà nước.65
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp tăng cường năng lực trong hoạt động dự thầu xây dựng ở công ty TNHH xây dựng Hải Tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đội Xe vận tải
Phòng
lao động & Tiền lương
* Giám đốc công ty : là người có quyền lực cao nhất, có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty như quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể và tổ chức bố trí sắp xếp cán bộ, công nhân viên trong công ty phù hợp với tổ chức bộ máy.
* Các phòng chức năng :
- Phòng kỹ thuật: Là phòng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về công tác kỹ thuật công nghệ, chất lượng sản phẩm, bóc tách các bản vẽ để triển khai sản xuất, lập phương án thi công các công trình, quản lý máy móc thiết bị, xây dựng định mức vật tư và tiêu hao vật tư đối với từng công trình từng sản phẩm, thiết kế chỉ đạo thi công các công trình trong phạm vi cho phép.
- Phòng vật tư: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về việc cung ứng vật tư, quản lý vật tư theo từng chủng loại giá cả vật tư, quản lý kho tàng, quản lý các thành phẩm hoàn thành nhập kho.
- Phòng tài chính kế toán: Chức năng chủ yếu của phòng là xây dựng kế hoạch tài chính khai thác sử dụng các nguồn vốn nhằm bảo đảm đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tham mưu cho giám đốc xét duyệt các phương án kinh doanh và phân phối thu nhập. Kiểm tra các số liệu thực tế, thủ tục cần thiết của toàn bộ chứng từ và việc thanh toán tiền hàng. Hướng dẫn các đơn vị mở sổ sách theo dõi tài sản, hàng hoá, chi phí xác định lỗ lãi, theo dõi việc ký kết thực hiện các hợp đồng kinh tế, thu thập tập hợp số lượng và tổng hợp số liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lập báo cáo tài chính của công ty hàng quý, hàng năm .
- Phòng kinh doanh: Chức năng của phòng kinh doanh là tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu điều tra, nghiên cứu thị trường xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và các biện pháp trình giám đốc:
+ Lập hồ sơ dự thầu các dự án thi công công trình.
+ Giám sát thực hiện tiến độ sản xuất ở các phân xưởng.
+ Lập quyết toán khối lượng với các đơn vị trong và ngoài công ty.
+ Theo dõi tình hình công nợ để có kế hoạch thu hồi nợ.
+ Xây dựng chiến lược và kế hoạch bán hàng.
+ Xác định lượng hàng tiêu thụ và đảm nhiệm việc vận tải loại hàng hoá của công ty cung ứng hàng hoá kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường .
+ Nắm bắt nhu cầu thị trường và thông tin phản ánh của khách hàng nhằm giúp cho ban lãnh đạo của công ty có phương pháp tiếp cận thị trường phù hợp nhất .
- Phòng lao động tiền lương: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy, quản lý sử dụng con người; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ khác đối với người lao động. Tuyển chọn, bố trí lao động và tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động; quản lý hồ sơ toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty; tham mưu cho giám đốc về công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; tổng hợp các báo cáo công tác: thống kê nhân sự, lao động, tiền lương.
3. Thực trạng về hoạt động kinh doanh.
3.1 Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.
Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tổ chức thành 3 nhóm cơ bản:
- Đội xây lắp công trình: chuyên thi công các công trình dân dụng, đường giao thông loại nhỏ. Đây là đơn vị thường xuyên phải đi công tác lưu động tại công trình. Công nghệ tiến hành thi công công trình theo từng bước sau: Nhận mặt bằng thi công, tiến hành thi công theo bản vẽ kỹ thuật. Về hình thức tiến hành thi công bắt đầu là nhận hợp đồng khoán gọn từ khâu cung cấp vật tư đến bước cuối cùng là nghiệm thu bàn giao công trình cho người giao khoán.
- Đội vận tải hàng hóa: chuyên vận chuyển hàng hóa đường bộ, chủ yếu là khoáng sản và nguyên vật liệu phục vụ xây dựng; bốc xúc san gạt mặt bằng.Đây cũng là đơn vị thường xuyên lưu động. Quy trình thực hiện theo các bước sau: Nhận hợp đồng, lên khối lượng công việc sơ bộ, căn cứ khả năng tự vận chuyển xem xét thuê các phương tiện vận chuyển tư nhân khác,tiến hành vận chuyển đến chân công trình, cuối cùng là nghiệm thu khối lượng .
- Xưởng sản xuất hàng thủ công: chuyên nhận các đơn hàng gia công hàng thủ công, chủ yếu là sản phẩm từ sợi Polypropylene. Đây là đơn vị hoạt động ngay tại xưởng sản xuất của công ty. Quy trình thực hiện như sau: Nhận nguyên liệu từ bên đặt gia công, tổ chức khoán lại nguyên liệu cho người lao động, thu lại sản phẩm hoàn chỉnh, tiến hành kiểm tra chất lượng, đóng gói và kết thúc là giao hàng tại kho bên đặt gia công.
3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty
Trong cơ chế thị trường hiện nay sản xuất kinh doanh hàng hoá nói chung và đầu tư xây dựng nói riêng là rất khó khăn và phức tạp. Công ty TNHH xây dựng Hải Tân là một doanh nghiệp xây dựng cũng không đứng ngoài khó khăn đó. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý kinh doanh ở nước ta ngày càng phát triển và hoàn thiện đã giúp cho các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH xây dựng và thương mại Hải Tân nói riêng phát triển và đứng vững trên thị trường. Bên cạnh những khó khăn và thuận lợi đó công ty TNHH sản xuất xây dựng và thương mại Hải Tân là một công ty mới được thành lập nhưng đã có những hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả và nhanh chóng tìm được chỗ đứng cho mình trên thị trường xây dựng địa phương . Kết quả họat động sản xuất kinh doanh năm 2003 như sau:
Bảng 2:
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2003
1. Doanh thu thuần
11
4,410,762
2. Giá vốn hàng bán
12
4,309,639
3. Chi phí quản lý kinh doanh
13
84,927
4. Chí phí tài chính
14
0
5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
20
16,196
6. Lãi khác
21
0
7. Lỗ khác
22
0
8. Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN
50
16,196
9. Thuế TNDN
60
4,535
10. Lợi nhuận sau thuế
70
11,661
Qua bảng trên ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng Hải Tân đã có lại ngay sau năm đầu mới thành lập với rất nhiều những khó khăn như: tình hình tài chính hạn hẹp, đội ngũ cán bộ công nhân viên còn non trẻ, đầu tư thiết bị máy móc không hợp lí nên năng suất lao động chưa cao..
Trong 2 năm tiếp theo, năm 2004 và năm 2005 kết quả kinh doanh của công ty đã có một sự chuyển biến nhảy vọt được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Đơn vị tính: 1.000VNĐ
Chỉ tiêu
Mã số
2004
2005
1. Doanh thu thuần
11
21,660,671
33,330,675
2. Giá vốn hàng bán
12
21,299,206
32,318,652
3. Chi phí quản lý kinh doanh
13
318,691
871,502
4. Chí phí tài chính
14
27,212
0
5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
20
15,562
140,521
6. Lãi khác
21
0
0
7. Lỗ khác
22
0
121,747
8. Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN
50
15,562
18,774
9. Thuế TNDN
60
4,357
5,257
10. Lợi nhuận sau thuế
70
11,205
13,517
Bảng 4: Bảng phân tích kết quả hoạt động SXKD
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
1. Tổng doanh thu
4,410,762
21,660,671
33,330,675
- Mức tăng doanh thu
17,249,909
11,670,004
- Tốc độ tăng (%)
391
134
2. Tổng lợi nhuận trước thuế
16,196
15,561
140,520
- Mức tăng tổng lợi nhuận
-635
124,959
- Tốc độ tăng (%)
-3.9
803
3. Tổng lợi nhuận sau thuế
11,611
11,204
13,516
- Mức tăng lợi nhuận sau thuế
-407
2,312
- Tốc độ tăng (%)
-3.5
20.6
Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2003 đến 2004 tăng lên rõ rệt. Năm 2003 là năm ngay sau năm doanh nghiệp thành lập với tổng số doanh thu đạt được hạn chế là 4,410,762 nghìn đồng. Nhưng đến năm 2004: doanh thu đạt được là 21,660,671 nghìn đồng tăng 4,9(lần). Điều này chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Từ năm 2004 đến năm 2005 doanh thu của Công ty tăng từ 21,660,671 nghìn đồng năm 2004 lên 33,330,675 nghìn đồng năm 2005 với tốc độ tăng là 134%. Kéo theo lợi nhuận sau thuế tăng lên 13,516 nghìn đồng (từ 11,204 nghìn đồng năm 2004 lên 13,516 nghìn đồng năm 2005).
4.Một số đặc điểm của công ty có liên quan đến hoạt động tham gia dự thầu.
4.1.Công ty có ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng tương đối hẹp.
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 22.02.000201 do sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh cấp ngày 17/05/2002 thì hiện nay, công ty có năng lực ngành nghề trong lĩnh vực xây dựng như sau:
- Xây dựng dân dụng, công trình giao thông (quy mô vừa và nhỏ);
- Kinh doanh vận tải, vật liệu xây dựng;
- San lấp mặt bằng;
Như vậy công ty TNHH xây dựng Hải Tân có ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng chưa thực sự rộng dẫn đến khả năng nhận thầu thi công không đa dạng về chủng loại công trình và chủng loại công việc xây dựng. Công ty chủ yếu thực hiện việc xây dựng phần thô chứ không lắp đặt hệ thống điện, nước, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất và kinh doanh.
Cùng với điều đó đối tượng phục vụ và thị trường của công ty cũng khá hẹp nên trong quá trình tìm kiếm thông tin và tạo lập quan hệ cần chủ động và nhanh nhạy. Tuy nhiên điều đó cho phép công ty có khả năng thấu hiểu và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
4.2.Công ty có nguồn vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong cơ cấu vốn.
Qua bảng cân đối kế toán các năm của công ty, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm đa số: 93,64% năm 2004 và 99,28% năm 2005 trên tổng nguồn vốn. Với cơ cấu vốn này, công ty không phải chịu những thách thức từ lãi vốn vay. Thực tế những năm gần đây cho thấy, khi xảy ra những biến động lớn trong giá cả nguyên vật liệu xây dựng, công ty vẫn luôn giữ được ổn định trong việc thi công các công trình đã trúng thầu, không phải thực hiện biện pháp cắt giảm chi phí nhân công...Mặt khác, với cơ cấu vốn này công ty có thể sử dụng phương pháp cạnh tranh về giá trong khi dự thầu (tính giá dự thầu thấp) linh hoạt hơn mà vẫn đảm bảo có lãi.
Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy công ty chưa thực sự mạnh dạn sủ dụng năng lực hiện có của mình để đầu tư nhằm nâng năng lực của mình và chưa sử dụng vốn vay ngân hàng nâng cao khả năng tài chính nhằm tham gia những công trình quy mô lớn hơn. Cơ cấu vốn này khiến công ty thụ động hơn các đối thủ cạnh tranh trong quá trình tìm kiếm các công trình và cũng hạn chế về số công trình tham gia dự thầu.
II.Thực trạng về việc thực hiện các hoạt động tham gia dự thầu của công ty trong thời gian qua.
1.Một số kết quả trong hoạt động dự thầu của công ty trong vài năm gần đây.
Là một doanh nghiệp có số vốn không lớn mới được thành lập và phát triển chưa lâu, công ty đã có thể đảm bảo đầy đủ các điều kiện để tham gia đầu thầu các công trình có quy mô vừa và nhỏ ở địa phương. Tuy nhiên, công tác đấu thầu của công ty vẫn còn nhiều vấn đề cần đổi mới, hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động tham gia dự thầu thầu.
Từ năm 2002 trở lại đây công ty đã tham gia đấu thầu nhiều công trình với tỷ lệ thắng thầu từ 55% đến 60%, trong đó chủ yếu là các công trình xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động sản xuất và kinh doanh của các công ty trong địa bàn tỉnh.
Bảng 5 : Các công trình đã trúng thầu của công ty
STT
Tên công trình
Địa điểm
Giá trị
1
Mặt bằng phục vụ thi công vỉa 11-Công ty than Hạ Long
Hạ Long- Quảng Ninh
1,3 tỉ
2
Xây dựng nhà công trường khu Núi Khánh- Công ty than Hạ Long
Cẩm Phả -QN
0,8 tỉ
3
Điều chỉnh và mở rộng SX – Công ty Than Mạo Khê
Mạo Khê -ĐT-QN
1,1 tỉ
4
Đường vận tải than ra cảng- Công ty than Mạo Khê
Đông Triều-Quảng Ninh
3 tỉ
5
Trường tiểu học Quyết Thắng
Mạo Khê-Quảng Ninh
3,5 tỉ
6
Trường PTTH dân lập Lê Chân
Đông Triều-Quảng Ninh
4,5 tỉ
7
Cây xăng cụm CN Kim Sơn
Đông Triều-Quảng Ninh
1,3 tỉ
8
Mặt bằng cảng vận tải Đông Triều
Đông Triều-Quảng Ninh
0,7 tỉ
9
Văn phòng công ty Ngọc Khánh
Đông Triều-Quảng Ninh
3 tỉ
10
Cây xăng cụm CN Kim Sơn
Đông Triều-Quảng Ninh
1,3 tỉ
11
San nền khu chung cư Cao Xanh
Hạ Long-Quảng Ninh
3,2 tỉ
12
Đường bao cụm công nghiệp Kim Sơn
Đông Triều-Quảng Ninh
2,2 tỉ
13
Nhà hàng Kim Sơn
Đông Triều-Quảng Ninh
2,5 tỉ
14
Nghĩa Trang liệt sĩ Thống Nhất
Hoành Bồ-Quảng Ninh
0,7 tỉ
2. Trình tự tham gia dự thầu của công ty.
Như chúng ta đã biết kết quả của công tác dự thầu chịu ảnh hưởng không nhỏ của quá trình tham gia dự thầu. Để đánh giá được đúng thực trạng của hoạt động này cần đi sâu vào tìm hiểu quá trình thực hiện công tác đấu thầu những thành tựu, vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân ở công ty. Và trình tự tham gia thực hiện hoạt động dự thầu của công ty TNHH xây dựng Hải Tân gồm các bước sau:
2.1. Nghiên cứu cơ hội đấu thầu.
Công việc này do bộ phận tiếp thị trực thuộc phòng kinh doanh đảm nhiệm và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Để có được thông tin về các công trình cần được đấu thầu xây lắp công ty sử dụng rất nhiều nguồn thông tin và các cách tiếp cận khác nhau:
- Thu thập thông tin về các công trình cần đấu thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, tivi... đồng thời cũng quan tâm đến các thông tin về những công trình dự định đầu tư trong tương lai gần trên các phương tiện này, mà chủ yếu là để xác định chủ đầu tư và nguồn vốn đầu tư.
- Duy trì mối quan hệ với những chủ đầu tư mà công ty đã từng có công trình nhận thầu.
- Tạo lập quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp chính quyền để lấy thông tin về kế hoạch đầu tư của các sở, ngành cũng như Nhà nước.
- Sau khi có được thông tin về công trình cần đấu thầu, công ty mới phân tích đánh giá để có tham gia tranh thầu hay không. Nếu tham gia sẽ thực hiện các bước công việc tiếp theo.
2.2. Tiếp xúc ban đầu với bên chủ đầu tư
Khi có quyết định tham gia tranh thầu, công ty sẽ cử người của phòng kinh doanh theo dõi suốt quá trình, dự thầu công trình và tiến hành và tiếp xúc với chủ đầu tư. Bên cạnh việc tìm hiểu các thông tin như: Thời gian bán hồ sơ mời thầu, các yêu cầu sơ tuyển... thì công ty cũng kết hợp với việc giới thiệu hình ảnh gây uy tín ban đầu với chủ đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tham gia đấu thầu sau này.
Nếu công trình có nhu cầu tổ chức sơ tuyển thì thông thường bộ phận tiếp thị lập các hồ sơ sơ tuyển và các bộ hồ sơ giới thiệu công ty, các thông tin về năng lực, thiết bị, kinh nghiệm thi công các công trình, các chứng nhận công trình đạt chất lượng cao... gửi trực tiếp cho bên mời thầu theo yêu cầu về địa điểm trong hồ sơ mời sơ tuyển.
2.3. Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu
Đây là bước công việc chủ yếu trong toàn bộ quá trình dự thầu của công ty. Trước khi lập hồ sơ dự thầu công việc chuẩn bị đều được thực hiện chu đáo với các phần việc như: Làm rõ các nội dung yêu cầu trong hồ sơ dự thầu, khảo sát và thăm quan hiện trường, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận tham gia lập hồ sơ dự thầu cụ thể.
- Về việc chuẩn bị các tài liệu thông tin chung như: Giấy phép hành nghề, đăng ký kinh doanh, các năng lực của công ty, quan hệ bảo hành tín dụng, năng lực mời thầu, chứng nhận chất lượng... sẽ được các bộ phận căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của công trình cũng như yêu cầu đã nêu trong hồ sơ mời thầu để có sự chuẩn bị đáp ứng đầy đủ kịp thời.
- Về việc lập biện pháp thi công: nhân viên của phòng kỹ thuật sẽ căn cứ vào thông tin từ việc khảo sát hiện trường và các yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu để tiến hành kiểm tra lại thiết kế kỹ thuật mà bên mời thầu cung cấp phát hiện kịp thời những bất hợp lý và đưa ra các giải pháp kỹ thuật để điều chỉnh, nâng cao uy tín của công ty với chủ đầu tư.
- Việc lập giá dự thầu: Việc lập giá dự thầu của công ty do phòng kinh doanh kết hợp với phòng kỹ thuật bóc tách khối lượng công việc lập giá dự thầu.
2.4. Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu
Sau khi các bộ phận tham gia lập hồ sơ dự thầu hoàn tất nhiệm vụ của mình sẽ niêm phong hồ sơ dự thầu giao cho phòng kinh doanh nộp cho bên mời thầu.
Căn cứ theo thời hạn và địa điểm ghi trong hồ sơ mời thầu phòng kinh doanh cử nhân viên cùng với giám đốc trực tiếp đi tham gia dự thầu.
Trong thời gian chờ đánh giá hồ sơ dự thầu, nếu bên mời thầu có công văn yêu cầu lý giải những vấn đề trong hồ sơ dự thầu thì các bộ phận trong công ty tuỳ theo những khúc mắc bên mời thầu hỏi có nhiệm vụ giải đáp và làm rõ để giữ uy tín với chủ đầu tư và phát huy tối đa tính cạnh tranh của hồ sơ dự thầu.
2.5. Ký kết hợp đồng (nếu trúng thầu) và theo dõi thực hiện hợp đồng.
Ngay sau khi nhận được kết quả trúng thầu, công ty sẽ có văn bản gửi cho phía chủ đầu tư để chấp nhận việc thực hiện thi công và thoả thuận ngày giờ, địa điểm cụ thể để thực hiện việc ký kết hợp đồng. Tiến hành chuẩn bị xin bảo lãnh hợp đồng theo yêu cầu của chủ đầu tư và đôn đốc các bộ phận có liên quan rà soát lại kế hoạch huy động các nguồn lực cho việc thi công công trình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán ký kết hợp đồng thi công.
Sau khi ký kết hợp đồng, công ty nhanh chóng triển khai thi công công trình và lúc này, các cán bộ phòng kĩ thuật sẽ có nhiệm vụ theo dõi về thi công để báo cáo giám đốc, đề xuất kịp thời các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, đặc biệt là các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thi công công trình. Đồng thời, phòng kinh doanh phối hợp với phòng tài vụ thực hiện tạm ứng, thanh quyết toán với chủ đầu tư.
3.Công tác tính giá dự thầu của công ty.
Căn cứ vào phương pháp xác định giá trị dự toán xây lắp công trình xây dựng do nhà nước ban hành, đơn giá xây dựng cơ bản, kinh nghiệm thi công, yêu cầu trong hồ sơ mời thầu và năng lực của công ty, công ty sẽ tiến hành xác định giá dự thầu.
Tuỳ theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, công ty tính giá bỏ thầu theo cách xác định đơn giá chi tiết hoặc đơn giá tổng hợp.
- Xác định đơn giá chi tiết:
Hồ sơ mời thầu yêu cầu về chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công trên một đơn vị khối lượng công tác xây lắp riêng biệt và được xác định trên cơ sở định mức dự toán chi tiết hoặc một bộ phận kết cấu xây lắp.
- Xác định đơn giá tổng hợp dự thầu:
Hồ sơ mời thầu yêu cầu về chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công, chi phí chung, lãi và thuế cho từng loại công việc hoặc một đơn vị khối lượng công tác xây lắp tổng hợp hoặc một kết cấu xây lắp hoàn chỉnh và được xác định dựa vào định mức dự toán tổng hợp.
III.Phân tích và đánh giá năng lực của công ty TNHH xây dựng Hải Tân trong hoạt động dự thầu.
1.Phân tích các tiêu chí phản ánh năng lực về các yếu tố trong quá trình thi công.
1.1. Năng lực thi công của người lao động.
Lao động trong xây lắp là nhân tố quyết định trong quá trình sản xuất với các lao động trong xây lắp không ổn định, thay đổi theo thời vụ, cơ động trên địa bàn rộng khắp
Trong công tác đấu thầu lao động là một trong các tiêu chuẩn để nhà thầu xét thầu nó có ảnh hưởng đến việc thắng thầu hay không của tổ chức xây dựng. Như vậy muốn giành thắng lợi khi tham gia dự thầu tổ chức xây dựng phải có một đội ngũ công nhân thực sự có năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao, phải có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, năng lực trong việc quản lý và thực hiện hợp đồng.
Bảng 6: Thống kê tình hình lao động của công ty theo trình độ đào tạo trong năm 2005
Trình độ lao động
Số lượng (người)
Cơ cấu (%)
1. Đại học
5
0.8
2. Cao đẳng
8
1.3
3. THCN
14
2.2
4. Lao động phổ thông
609
95.8
Tổng
636
100
(Nguồn: phòng lao động tiền lương)
Qua bảng thống kê ta thấy, công ty chưa có được một đội ngũ cán bộ quản lí chiếm tỉ lệ cao, 5 người có trình độ đại học chiếm 0,8% tổng số công nhân viên.
Việc quản lí lượng lao động lớn với trình độ thấp đã tiêu tốn nhiều chi phí và công sức của lãnh đạo công ty. Lực lượng công nhân lành nghề ít và chủ yếu chưa qua đào tạo.
Trong thời gian gần đây công ty đã xây dựng cơ chế khoán sản phẩm, cất nhắc những công nhân có trình độ tay nghề vững làm tổ trưởng đứng ra kiểm tra chất lượng và tiến độ của những công nhân khác. Cách quản lí mới này đã mang lại hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động của công nhân.
1.2. Năng lực huy động và sử dụng máy móc thiết bị.
Máy móc thiết bị là bộ phận quan trọng cấu thành tài sản cố định của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ khoa học kỹ thuật của công ty. Máy móc thiết bị cũng là yếu tố chủ yếu giúp cho công ty tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng và hạ giá thành vận chuyển, thi công. Trong những năm qua bằng nguồn vốn tự có công ty đã trang bị thêm nhiều máy móc, đặc biệt là xe, máy phục vụ cho công tác vận tải,bốc xúc san lấp mặt bằng, đáp ứng nhu cầu vận chuyển, xây dựng ngày càng tăng tại địa phương.
Bảng 7: Danh mục máy móc thiết bị chủ yếu của công ty năm 2005
Tài sản
Số lượng
Tổng giá trị (triệu VNĐ)
1.Máy xúc Solar 200
3
1,450
2.Máy xúc Komasu
4
2,665
3.Ôtô tải Samsung
3
950
4.Ôtô tải Huyndai
2
495
5.Máy gạt
2
325
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Công ty quản lý máy móc thiết bị dựa trên nhiệm vụ sản xuất của từng tổ sản xuất thành viên để phân giao sử dụng máy móc thiết bị, khấu hao sửa chữa máy móc thiết bị theo yêu cầu của Công ty. Cách quản lý này giúp cho các tố sản xuất chủ động hơn và có trách nhiệm hơn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên rất khó khăn trong công tác kiểm tra chất lượng máy. Điều này ảnh hưởng đến việc huy động máy móc thiết bị phục vụ thi công khi nhiệm vụ của các tổ thay đổi, ảnh hưởng đến chi phí, tiến độ thi công công trình.
Với năng lực hiện có về máy móc thiết bị công ty chưa hoàn toàn có khả năng tự chủ cao trong sản xuất, khó đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra một cách liên tục, độc lập đáp ứng được yêu cầu về máy móc thiết bị thi công của bên mời thầu. công ty chỉ cú thể tham gia tranh thầu những công trình có giá trị vừa và nhỏ ở thị trường hẹp. Còn đối với những công trình có giá trị lớn thì năng lực máy móc thiết bị của công ty lại thiếu đồng bộ, công nghệ lạc hậu so với đối thủ.
1.3. Năng lực quản lí và đáp ứng nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là một yếu tố đầu vào chiếm tỷ trọng lớn khoảng 60-70% tổng giá thành công trình xây dựng của công ty. Chính vì thế quản lý tốt nguyên vật liệu sẽ góp phần giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động dự thầu của Công ty. Chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến tiến độ sản xuất. Do vậy nguyên vật liệu giữ vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất, trong quản lý giá thành và tài chính của công ty.
Để làm được điều đó công ty luôn cố gắng tạo lập và duy trì mối quan hệ với các nhà cung ứng trên địa bàn hoạt động của mình để có được nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng mà vẫn tiết kiệm được chi phí, thu mua với giá phù hợp, đồng thời tích cực tìm kiếm những đối tác cung ứng mới.
Đối với hoạt động xây dựng, mỗi công trình được chia thành các hạng mục và khi bắt đầu hạng mục trước sẽ dự trữ cho hạng mục sau nên tiến độ thi công luôn được bảo đảm và lượng nguyên vật liệu dự trữ luôn ở mức ổn định, không bị thiếu và ứ đọng quá nhiều.
1.4. Năng lực tài chính.
Trong hồ sơ dự thầu việc giải trình về các nguồn vốn huy động và tình hình tài chính công ty là một trong những nội dung quan trọng mà chủ đầu tư quan tâm nhất.
Do quá trình sản xuất trong xây dựng kéo dài, giá trị sản phẩm rất lớn khiến cho lượng vốn ứ đọng trong quá trình sản xuất cao. Điều này làm cho nhu cầu về vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh xây dựng là rất lớn so với các ngành khác.
Bên cạnh đó, khi lập hồ sơ dự thầu, trúng thầu và thực hiện thi công xây lắp, công ty lại phải có một khoản gửi bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng (chiếm 10 – 15%) giá trị công trình. Vì vậy, công ty phải có một lượng tiền lớn làm điều kiện cho việc tham gia đấu thầu và ký kết hợp đồng, làm tăng nhu cầu về vốn lưu động của công ty.
Bảng 7: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
Đơn vị: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Vốn lưu động
1,171,795
65.75
4,203,778
49.40
9,592,349
59.80
Vốn cố định
1,782,290
34.25
4,306,379
50.60
6,447,651
40.20
Tổng vốn
2,954,085
100
8,510,157
100
16,040,000
100
Qua bảng cơ cấu nguồn vốn ta thấy cơ cấu nguồn vốn có sự biến động qua các năm cụ thể:Vốn lưu động tăng cả về số tuyệt đối và tương đối. Tăng vốn cố định cả về số tuyệt đối và tương đối.
Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các công trình xây dựng và mở rộng hoạt sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có nhiều vốn lưu động. Trong thời gian qua lượng vốn của Công ty tăng nhanh, cụ thể năm 2003 vốn lưu động chiếm là 1.171.795 ngìn đồng chiếm 65,75% số vốn nhưng đến năm 2005 số vốn lưu động đã là 9.592.349 nghìn đồng chiếm 59,8% tổng số vốn. Chỉ trong vòng 2 năm mà lượng vốn của Công ty tăng gấp hơn 5 lần, năm 2003 là 2.954.058 nghìn đồng đến năm 2005 là 16.040.000 nghìn đồng.
Vốn lưu động tăng nhanh trong thời gian qua là do Công ty không ngừng tăng sản lượng và tiến hành nhiều hoạt đông đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu nên lượng vốn cần thiết để mua sắm, vận chuyển hàng hoá và nguyên vật liệu cho đầu tư và thi công xây dựng tăng lên. Vốn lưu động của Công ty tăng tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty tăng số lượng các công trình dự thầu. Tuy vậy cũng đặt ra một yêu cầu cho doanh nghiệp là phải phân bổ và sử dụng hợp lý nguồn vốn lưu động này cho mỗi công trình
Đi sâu vào phân tích thì thấy trong TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất bằng 47,66% vào đầu năm và 54,24% vào cuối năm 2005, kết quả này càng phản ánh rõ đặc thù của Công ty là: khoản phải thu của khách hàng lớn vì mỗi công trình chỉ sau khi nghiệm thu thì mới được thanh toán hết. Cuối kỳ do vào mùa xây dựng với nhiều hợp đồng ký kết, các khoản phải thu của Công ty đã tăng lên 6,58%.
2. Phân tích một số tiêu chí ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 số giải pháp tăng cường năng lực trong hoạt động dự thầu xây dựng ở Công ty TNHH xây dựng Hải Tân.DOC