Chuyên đề Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch của phòng thương mại, du lịch huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, DU LỊCH Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG. 3

1.1. Tính tất yếu của việc tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch. 3

1.1.1. Khái niệm quản lý Nhà nước về thương mại, du lịch. 3

1.1.2. Tính tất yếu của việc tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch. 9

1.2. Nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch. 10

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại, du lịch ở các địa phương. 11

1.3.1. Nhân tố khách quan. 11

1.3.2. Các nhân tố chủ quan. 11

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI, DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO – VĨNH PHÚC. 13

2.1. Khái quát về Phòng Thương mại – Du lịch huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc. 13

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 13

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy tổ chức. 13

2.1.3. Thực trạng phát triển thương mại, du lịch huyện Tam Đảo thời gian qua. 16

Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất Thương mại, dịch vụ và du lịch. 17

2.2. Thực trạng thực hiện nội dung quản lý Nhà nước về Thương mại, du lịch của Phòng Thương mại – Du lịch huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc. 22

2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện nội dung quản lý Nhà nước về thương mại, du lịch ở huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc. 31

2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân. 31

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. 34

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI, DU LỊCH CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI – DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO – VĨNH PHÚC. 36

3.1. Phương hướng phát triển thương mại, du lịch của huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc trong thời gian tới và định hướng tới năm 2020. 36

3.1.1. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng. 38

3.1.2. Đầu tư xây dựng các khu du lịch. 43

3.1.3. Đối với hoạt động thương mại của huyện trong thời gian tới. 46

3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về thương mại, du lịch của Phòng Thương mai – Du lịch huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc. 49

3.2.1: Giải pháp chung. 49

3.2.2: Các giải pháp cụ thể: 51

3.3. Một số kiến nghị khác. 61

3.3.1. Đối với Nhà nước. 61

3.3.2. Đối với Tỉnh Vĩnh Phúc. 62

3.3.3. Đối với huyện Tam Đảo. 62

3.3.4. Đối với phòng Thương mại – Du lịch. 63

KẾT LUẬN 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

 

doc68 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2209 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch của phòng thương mại, du lịch huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mại, vì vậy Phòng đề ra các kế hoạch và hướng dẫn các doanh nghiệp, chủ kinh doanh đưa hàng hoá ra thị trường như thế nào cho hợp lý đồng thời phải phù hợp với định hướng của Nhà nước và quy định của pháp luật . - Đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện phải tuân thủ quy định về chất lượng sản phẩm, tránh đưa ra thị trường những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn. Để áp dụng quy địng đó, huyện thường xuyên tổ chức các buổi khảo sát, kiểm tra tình chất lượng sản phẩm một cách bất ngờ để hộ kinh doanh nào cũng phải tuân thủ thì mới tồn tại được trong huyện. - Đối với hoạt động xúc tiến thương mại, mỗi năm huyện tổ chức một lần Hội chợ thương mại trên địa bàn huyện nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đưa sản phẩm của mình ra tiếp cận với thị trường, tạo điều kiện cho lượng hàng hoá được lưu thông tăng lên. Đối với người dân thì nhờ có Hội chợ thương mại, du lịch mà có thể tiếp cận với nhều hàng hoá cùng một lúc với giá cạnh tranh nhất. Ý nghĩa của việc tổ chức Hội chợ huyện đối với nhân dân là nhằm tạo điều kiện người dân tiếp cận với thị trường hàng hoá một cách dễ dàng, xác định được đúng giá cả. Năm nay, Hội chợ thương mại đã được tổ chức đúng vào dịp Lễ hội Tây Thiên và địa điểm tổ chức cũng là tại sân đền Thõng Tây Thiên. Đây chính là sự kết hợp giữa thương mại và du lịch của huyện. Mục đích của việc tổ chức Hội chợ đúng dịp Lễ hội là tạo điều kiện cho du khách đến với Tây Thiên biết được tiềm năng về thương mại của huyện. - Phòng tuy chỉ có năm cán bộ nhưng đã rất tạo điều kiện sắp xếp cho hai cán bộ đi học cung một lúc nhằm nâng cao trình độ quản lý Nhà nước về Thương mại, du lịch làm sao cho hoạt động thương mại du lịch của huyện ngày càng phát triển sâu và rộng. - Phòng có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên toàn huyện thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong kinh doanh. - Phòng kết hợp với một số phòng ban khác của huyện thường xuyên thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh xem việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại, du lịch có đúng với các văn bản hướng dẫn hay không và việc tuân thủ các quy định của pháp luật về thương mại du lịch có được nghiêm chỉnh hay không. - Phòng trực tiếp hướng dẫn và quản lý toàn bộ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ trên toàn huyện. Hiện nay, số các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đóng trên địa bàn huyện chưa nhiều nên việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp cũng không gặp khó khăn nhiều. Theo số liệu thống kê thì trên địa bàn huyện hiện nay có một số các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh đang hoạt động, bao gồm ba loại hình chính, đó là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở kinh doanh về nhà nghỉ khách sạn; trong đó có 6 doanh nghiệp Nhà nước, 23 doanh nghiệp tư nhân và 60 cơ sở kinh doanh về nhà nghỉ và khách sạn, cụ thể: Bảng 2.3: Danh sách các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn huyện: STT Tên doanh nghiệp Địa chỉ 1 Chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT huyện Tam Đảo Xã Hợp Châu - huyện Tam Đảo 2 Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Tam Đảo Xã Hợp Châu - huyện Tam Đảo 3 Khách sạn Bưu điện Tam Đảo Thôn I – TT Tam Đảo- huyện Tam Đảo 4 Khách sạn Hạ Long Thôn I – TT Tam Đảo - huyện Tam Đảo 5 Lâm trường Tam Đảo Xã Hợp Châu - huyện Tam Đảo 6 Nhà máy Hoá chất 95 Xã Hợp Châu - huyện Tam Đảo Nguồn: Theo số liệu thống kê của Phòng Bảng 2.4: Danh sách các doanh nghiệp tư nhân nằm trên địa bàn huyện. STT Tên doanh nghiệp Địa chỉ 1 Công ty cổ phần du lịch Tam Đảo TT Tam Đảo - huyện Tam Đảo 2 Công ty TNHH du lịch và thương mại Hồ Xanh – Khách sạn Hương Rừng TT Tam Đảo - huyện Tam Đảo 3 Công ty TNHH cơ khí và xây lắp điện Tuấn Hùng Thôn Tân Long – xã Hồ Sơn - huyện Tam Đảo 4 Công ty TNHH Hồng Hoa Thôn Đồi Thông - Hợp Châu – Tam Đảo 5 Công ty TNHH Tấn Tài Xóm Cầu Tre - Hồ Sơn – Tam Đảo 6 Công ty TNHH và DLTM Minh Tuyên Thôn II Ngoại Quan – Tam Quan – Tam Đảo 7 Công ty TNHH Việt Hoa Khu ngã ba - Xã Đạo Trù – Tam Đảo 8 Công ty TNHH xây dựng Long Thuỷ Thôn Tân Long - Hồ Sơn – Tam Đảo 9 Công ty TNHH xây dựng Sơn Dương Thôn Đồng Thanh - Hồ Sơn – Tam Đảo 10 Doanh nghiệp tu nhân An Định Khu hành chính 12- Hợp Châu – Tam Đảo 11 Doanh nghiệp tư nhân Cường Sâm Khu Chợ Mới - Đại Đình – Tam Đảo 12 Doanh nghiệp tư nhân Lan Anh Khu I – TT Tam Đảo – huyện Tam Đảo 13 Doanh nghiệp tư nhân Suối Tiên – Nhà hàng Hương Rừng Khu Đền Thõng - Đại Đình – Tam Đảo 14 Doanh nghiệp tư nhân Trang Nhung Km 10 - Hợp Châu – Tam Đảo 15 Doanh nghiệp tư nhân Vân Hà Khu I – TT Tam Đảo - huyện Tam Đảo 16 Doanh nghiệp tư nhân Vạn Hoa Thôn Đồng Thõng - Đại Đình – Tam Đảo 17 Khách sạn Anh Đào Thôn I – TT Tam Đảo - huyện Tam Đảo 18 Khách sạn Hạ Long – Chi nhánh công ty TNHH vật liệu nổ công nghiệp Khu I – TT Tam Đảo - huyện Tam Đảo 19 Khách sạn Hồ Xanh Khu I – TT Tam Đảo - huyện Tam Đảo 20 Khách sạn Hương Sơn TT Tam Đảo - huyện Tam Đảo 21 Nhà nghỉ Ánh Dương Khu I – TT Tam Đảo - huyện Tam Đảo 22 Nhà hàng Thanh Bình TT Tam Đảo - huyện Tam Đảo 23 Nhà nghỉ Tư Phương Khu I – TT Tam Đảo - huyện Tam Đảo Nguồn: Số liệu thống kê của Phòng. Bảng 2.5: Danh sách các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn thị trấn Tam Đảo. STT Tên cơ sở kinh doanh Tên chủ sở Số phòng Số giường 1 Biệt thự 18A + 18B BTCO TTW (Nguyễn Hữu Cường 2 Khách sạn Anh Đào Nguyễn Anh Đào 14 24 3 Khách sạn An Phú 19 38 4 Khách sạn Cây Thông Đỗ Quỹ Dung 32 54 5 Khách sạn Hạ Long Tổng Công ty Than Việt Nam (Nguyễn Quang Sơn) 6 Khách sạn Hoa Hồng Đinh Văn Hồ 55 93 7 Khách sạn Hương Rừng Lê Văn Minh 35 58 8 Khách sạn Hương Sơn Vũ Thị Thọ 16 30 9 Khách sạn Lạc Hồng Trường 10 Khách sạn Mê La Đoàn Thị Lan Anh 18 26 11 Khách sạn Mi Mi Nguyễn Duy Quyền 31 62 12 Khách sạn Thế Giới Xanh Nguyễn Duy Hoan 104 163 13 Khách sạn Thiên Phú Nguyễn Vân Anh 14 Nhà máy Nước Tam Đảo Trần Huy Thập 11 24 15 Nhà nghỉ Ánh Dương Bù Tiến Đối 16 31 16 Nhà nghỉ Công Đoàn VP Nguyễn Văn Chính 17 40 17 Nhà nghỉ Chân Mây Nguyễn Tấn Định 12 24 18 Nhà nghỉ Điện Lực VP Nguyễn Văn Minh 11 22 19 Nhà nghỉ Dưỡng Bộ Công an Lê Văn Lợi 20 40 20 Nhà nghỉ Dũng Hậu 21 Nhà nghỉ Giao Thông Đoạn 2, GTVP (Đặng Khắc Thịnh) 9 18 22 Nhà nghỉ Kiểm Lâm Chi cục Kiểm lâm VP (Nguyễn Văn Phương) 15 20 23 Nhà nghỉ Khu B Đoàn Thị Văn Hà 12 24 24 Nhà nghỉ Khu B4 Nguyễn Thị Minh 4 7 25 Nhà nghỉ Hoàng Anh Đoàn Thị Minh Tuyên 14 20 26 Nhà nghỉ Hoàng Hà Đinh Xuân Cát 3 6 27 Nhà nghỉ Hoàng Long Nguyễn Đức Long 8 16 28 Nhà nghỉ Hoa Ngàn Nguyễn Trọng Tuyên 10 18 29 Nhà nghỉ Hồng Nhung Trần Trường Giang 17 36 30 Nhà nghỉ Học viện KT Quân sự Trần Đức Thành 20 20 31 Nhà nghỉ Hồ Xanh Đặng Văn Đức 8 14 32 Nhà nghỉ Huyền Trang Nguyễn Thị Hải 11 18 33 Nhà nghỉ Hương Liên Nguyễn Duy Sơn 16 26 34 Nhà nghỉ Minh Tâm Nguyễn Văn Hoà 10 12 35 Nhà nghỉ Ngân hàng Đầu tư 8 16 36 Nhà nghỉ Ngọc Sơn Đỗ Thị Huê 16 19 37 Nhà nghỉ Phương Linh Trương Hồng Căn 16 28 38 Nhà nghỉ Phương Linh Trần Văn Đài 9 16 39 Nhà nghỉ Quang Minh Nguyễn Thị Nhung 9 18 40 Nhà nghỉ Tam Sơn Hoàng Thị Định 10 18 41 Nhà nghỉ Thanh Bình 7 15 42 Nhà nghỉ Thanh Tùng Phạm Thị Kim Cúc 6 12 43 Nhà nghỉ Thanh Xuân Trần Quang Hải 10 14 44 Nhà nghỉ Thiên Phú 19 38 45 Nhà nghỉ Trạm Y tế Trần Văn Bạo 4 9 46 Nhà nghỉ UBND Phú Thọ Nguyễn Ngọc Anh 28 54 47 Nhà nghỉ Vạn Hoa 48 Nhà nghỉ UBND TX Vĩnh Yên UBND TX Vĩnh Yên (Nguyễn Duy Chiến) 13 16 49 Nhà nghỉ Vầng Trăng Nguyễn Thị Minh Hằng 12 24 50 Nhà nghỉ Viễn Thông Đinh Văn Thắng 20 39 51 Nhà nghỉ Việt Trinh Nguyễn Thị Bích Huệ 3 4 52 Nhà nghỉ Viện Quân sự Nguyễn Văn Lơ 6 6 53 Nhà nghỉ Viện Sinh học Nguyễn Tường Lâm 3 6 54 Nhà nghỉ Sao Mai Nguyễn Thị Hoa 25 35 55 Nhà nghỉ Suối Bạc Tuấn Dũng 56 Nhà sáng tác Tam Đảo 14 30 57 TTLHTT Quốc gia I Trần Trọng Năng 34 95 58 Trường THCS Tam Đảo Phạm Đức Thái 11 22 59 UBND Phú Thọ Nguyễn Ngọc Anh 28 54 60 UBND tỉnh Vĩnh Phúc Đinh Thu Hanh 28 53 Nguồn: Số liệu thống kê của Phòng. Cán bộ trong Phòng Thương mại – Du lịch phải nắm được con số cụ thể về các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện, nó sẽ giúp cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát và hướng dẫn hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Ngoài ra, khi khách du lịch đến với Tam Đảo có rất nhiều du khách, nhất là các cơ quan, đoàn thể thường liên lạc với Phòng để tìm hiểu về nơi nghỉ ngơi mà mình có nhu cầu. Vì vậy, cán bộ trong Phòng sẽ phải nắm được số liệu cụ thể về các nhà nghỉ, khách sạn, số phòng, số giường để có thể hướng dẫn cho du khách đến với Tam Đảo được hưởng dịch vụ hợp lý và hoàn hảo nhất. 2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện nội dung quản lý Nhà nước về thương mại, du lịch ở huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc. 2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân. a. Thành tựu. Từ khi thành lập đến nay phòng đã tham gia ba lần Hội chợ tỉnh, đứng ra tổ chức hai lần Hội chợ của Huyện và phối hợp với các ban ngành tham gia tổ chức Lễ hội Tây Thiên các năm và đã được đánh giá rất cao. Sau ba năm thành lập, tỷ trọng dịch vụ của toàn huyện đã tăng từ 20% năm 2004 lên 36% năm 2007, cơ cấu nền kinh tế đang có sự dịch chuyển mạnh, và trong tương lai gần khả năng dịch vụ của huyện có thể chiếm trên 50% tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Nhờ có sự quản lý sát sao của Phòng Thương mại – Du lịch mà hoạt động Thương mại – Du lịch của huyện được hoạt động đúng hướng, tình trạng gian lận Thương mại cũng dần được giảm bớt. Đối với du lịch: Cũng nhờ có sự cố gắng của các cấp, ban, ngành và nhân dân mà hàng năm du lịch Tam Đảo đã thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan, du lịch. Năm 2004 lượng khách du lịch cả trong và ngoài nước đến với Tam Đảo là 729.172 lượt, đến năm 2007 đã tăng lên 914.000 lượt. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện về Du lịch - Dịch vụ tăng từ 34.02% (2004) lên 37.38% (2007). Nhờ có sự tham mưu của phòng với Uỷ ban nhân dân huyện mà hiện nay chính sách thương mại của huyện đã được điều chỉnh ít nhiều để phù hợp với tiềm năng của huyện nhà. Mặc dù Tam Đảo đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế đang diễn ra theo xu hướng giảm dần tỷ trọng nông nghệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tuy vậy, cơ cấu kinh tế còn khá nặng về nông nghiệp, CN – TTCN – XD chiếm tỷ trọng nhỏ (10%). Trong cơ cấu giá trị sản xuất tính theo giá hiện hành, năm 2004 nông nghiệp chiếm 70,95%, CN – TT, công nghiệp chiếm 5,01; thương mại, dịch vụ và du lịch chiếm 24,53. Đến năm 2007, giá trị sản xuất nông nghiệp đã giảm xuống còn 61,15% (giảm 9,08% so với năm 2004); CN – TTCN – XD chiếm 7,74% (tăng 2,73% so với năm 2004); thương mại, dịch vụ và du lịch đã tăng lên chiếm 31,26% (tăng 6,73% so với năm 2004). So với cơ cấu kinh tế của tủnh Vĩnh Phúc: Nông nghiệp huyện Tam Đảo cao hơn 35,25%; CN – TTCN – XD thấp hơn 37,66%; TM – DV – DL cao hơn 2,56%. So với cả nước thì nông nghiệp huyện Tam Đảo cao hơn 39,35%, CN –TTCN – XD thấp hơn 32,26%, TM – DV – DL thấp hơn 6,97%. Bảng 2.6: So sánh cơ cấu kinh tế của huyện Tam Đảo so với tỉnh Vĩnh Phúc và cả nước. ĐVT: % Ngành sản xuất Huyện Tam Đảo (1) Tỉnh Vĩnh Phúc (2) Cả nước (3) So sánh với Tỉnh Vĩnh Phúc (1 – 2) Cả nước (1 – 3) 1. Nông nghiệp 61,15 25,90 21,80 + 35,25 + 39,35 2. CN – TTCN – XD 7,74 45,40 39,97 - 36,66 - 32,26 3. TM – DV – DL 31,26 28,70 38,23 + 2,56 - 6,97 Nguồn: Báo cáo tổng hợp rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001 – 2010 và định hướng đến năm 2020 và Nguyễn Quang Thái. b. Nguyên nhân. - Phòng luôn thực hiện nghiêm chỉnh quy định, hướng dẫn của các cơ quan cấp trên nhằm quản lý tốt hoạt động thương mại, du lịch trên địa bàn toàn huyện. - Mặc dù mới thành lập, nhưng Phòng luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm là phải phát chú trọng triển thương mại du lịch vì chỉ như thế huyện tam Đảo mới sớm phát triển được, đời sống nhân dân trong huyện mới được nâng cao. - Tuy trình độ của một số nhân viên còn chưa cao nhưng với tinh thần giúp đỡ nhau vì sự phát triển chung nên cũng không gặp nhiều khó khăn trong công việc. - Phòng cung thường xuyên tổ chức những cuộc họp để thống kê tình hình công việc đã làm, kiểm điểm những sai sót và đề ra phương hướng cho thời gian tới. 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. a. Những tồn tại. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì tình hình Thương mại – Du lịch của huyện vẫn còn một số vướng mắc, đó là: - Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật còn rất nhiều khó khăn nên nhiều khi công tác quản lý chưa thực sự đi sâu vào được tới các cơ sở nhỏ lẻ nên có khả năng vẫn còn những nơi chưa thực sự tự giác chấp hành đúng theo quy định của pháp luật. - Cơ cấu nhân sự còn mỏng và yếu nên trong hoạt động còn gặp phải không ít khó khăn. Thậm chí có cán bộ còn không nắm rõ hết những số liệu cần thiết phục vụ cho công việc của mình. - Nhiều khi công tác quản lý cán bộ còn chưa thực sự chặt chẽ khiến cho có cán bộ đã lợi dụng điều đó để lơ là trong công việc và làm giảm hiệu lực của pháp lý trong tổ chức. - Trong phòng vẫn còn một số cán bộ làm hợp đồng nên nhiều khi họ không gắn trách nhiệm của mình với tổ chức, chỉ làm cho qua ngày để nhận lương. Có cán bộ muốn bỏ việc nên có tư tưởng dã đám làm rối cơ quan Nhà nước. - Nguồn kinh phí của huyện còn hạn hẹp nên trong công tác hoạt động của mình vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí. b. Nguyên nhân. - Cơ sở hạ tầng còn thấp, đường xá còn khó khăn nên việc kiểm tra, giám sát nhiều khi chưa được cặn kẽ. - Huyện mới thành lập, kinh phí thấp nên việc quản lý còn gặp rất nhiều khó khăn. - Đội ngũ cán bộ trong Phòng còn cán yếu về năng lực, có cán bộ tinh thần trách nhiệm không cao. Nhiều khi công việc nhiều còn không đủ cán bộ để phục vụ cho công việc của Phòng. Ví dụ như đầu năm nay, Phòng có tổ chức Hội chợ của huyện, nhưng do thiếu cán bộ, một số cán bộ lại đi học nên không thể trực tiếp quản lý, tổ chức Hội chợ được mà phải giao cho một đơn vị khác đứng ra tổ chức, Phòng chỉ giám sát thôi. - Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh không có trình độ cao, không chịu nghe theo sự hướng dẫn chỉ đạo của cơ quan mà chỉ lo trục lợi cho bản thân nên nhiều khi hoạt động thương mại, du lich không thực sự đi được đúng theo hướng đã định. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI, DU LỊCH CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI – DU LỊCH HUYỆN TAM ĐẢO – VĨNH PHÚC. 3.1. Phương hướng phát triển thương mại, du lịch của huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc trong thời gian tới và định hướng tới năm 2020. Trong chiến lược phát triển của huyện từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, huyện uỷ, UBND huyện xác định hướng phát triển thương mại du lịch như sau: Phát triển mạnh thương mại, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp và công nghiệp, từng bước hình thành các khu du lịch, công nghiệp theo quy hoạch. Đối với sản xuất nông nghiệp, đó là quá trình chuyển đổi cơ cấu theo hướng đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá phục vụ thương mại, du lịch, tiêu dùng và tham gia xuất khẩu. Cụ thể đối với các ngành: - Ngành nông, lâm nghiệp thuỷ sản: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng khai thác tối ưu các tiềm năng lợi thế để phát triển hàng hoá phục vụ nhu cầu du lịch và tham gia xuất khẩu. Đối với các sản phẩm nông nghiệp, hàng hoá được lựa chọn phát triển gồm có các sản phẩm về thuỷ sản, lúa gạo, rau sạch, quả tươi và gia súc, gia cầm của ngành chăn nuôi chất lượng cao được đưa vào chế biến. Hình thành các tiểu vùng sản xuất hàng hoá chuyên môn sâu, xây dựng các khu nông nghiệp kỹ thuật cao và thương hiệu sản phẩm để nâng cao uy tín trên thị trường. Đồng thời đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất, phát triển mạnh các hình thức kinh tế trang trại, các công ty sản xuất nông nghiệp, kinh tế hợp tác và HTX trong nông nghiệp nông thôn. - Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: Phát triển mạnh và ổn định công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Tập trung khai thác các tiềm năng phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng phục vụ thương mại du lịch và tham gia xuất khẩu. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản để thu hút nguyên liệu, nâng cao giá trị sản phẩm qua chế biến và đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu tiêu thụ ngày càng cao của thị trường. - Về thương mại, du lịch: Nâng cấp và xây mới hệ thống chợ từ huyện đến xã, phấn đấu đến năm 2011 mỗi xã sẽ có ít nhất một chợ. Khuyến khích mở thêm các cửa hàng lớn và đan xen thêm các siêu thị loại nhỏ. Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế du lịch. Tăng cường các hoạt động dịch vụ phục vụ cho du lịch huyện nhà. Tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất của các trung tâm du lịch, thương mại và dịch vụ như: Khu du lịch danh thắng Tây Thiên, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, Khu du lịch nghỉ dưỡng Tam Đảo, sân golf, thác Thậm Thình và phát triển du lịch sinh thái lâm viên. Tăng cường các hoạt động dịch vụ công cộng nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của tiến trình phát triển. - Về văn hoá – xã hội: Phát triển mạnh các hoạt động văn hoá - xã hội phấn đấu đạt được các chỉ tiêu cơ bản sau: 100% số thôn, bản có nhà văn hoá phục vụ cho các hoạt động văn hoá cộng đồng, 95% thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hoá, 100% số xã nối mạng Internet, số máy thuê bao cố định đạt 18 máy/100 dân, 100% dân số được dùng nước sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Phổ cập phổ thông trung học trong độ tuổi, 100% số trường học trong huyện đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đạt tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi vào nhà trẻ giai đoạn 2006 – 2010 là 30% và giai đoạn 2011 – 2020 là 70%, huy động 99% số trẻ đến độ tuổi vào lớp 1, động viên 90% các cháu khuyết tật đến lớp. Tất cả các trường tiểu học có các lớp bán trú với trên 50% học sinh được học 2 buổi/ngày (giai đoạn 2006 – 2010) và giai đoạn 2011 – 2020 là 100% . Về y tế và chăm sóc sức khoẻ: Củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ y tế các cấp, phấn đấu đến năm 2010 có phòng khám đa khoa khu vực và có ít nhất 50% số trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 50 – 60% dân số được tiếp cận với các dịch vụ bảo hiểm. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chỉ còn 5%. Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật đạt 30% tổng nguồn lao động. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm chỉ còn 10 – 12%. Giảm thiểu các tệ nạn xã hội, an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững, quốc phòng được củng cố vững mạnh. Với vị trí địa lý thuận lợi, Tam Đảo được xác định là huyện trọng điểm để phát triển du lịch của tỉnh, do vậy khách du lịch đến với Vĩnh Phúc chủ yếu sẽ đến với khu vực Tam Đảo, dự kiến lượng khách du lịch đến với Tam Đảo vào năm 2010 khoảng 1,643 triệu lượt người; trong đó khách du lịch quốc tế 43 triệu lượt, khách nội địa 1,6 triệu lượt. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch phụ thuộc lớn vào mức độ chi tiêu và thời gian du khách nghủ lưu lại qua đêm tại địa bàn và các hoạt động vui chơi giải trí, tiêu khiển của các hoạt động dịch vụ. Dự kiến doanh thu đến năm 2010 là 192 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu trên các cấp, ban ngành cũng đã đưa ra rất nhiều giải pháp để phát triển thương mại, du lịch trong thời gian tới: 3.1.1. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng. Để thương mại, du lịch phát triển bên cạnh việc đầu tư thúc đẩy phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản xuất phải tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư mở rộng hệ thống giao thông, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại và du lịch: + Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển dân sinh kinh tế. Trong đó, ưu tiên các công trình phục vụ mở rộng hoạt động ngành du lịch. + Làm mới và nâng cấp toàn bộ hệ thống giao thông trục chính tạo ra hệ thống giao thông liên hoàn, thuận tiện. Trong những năm trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển các tỉnh lộ, các trục đường liên xã và mở mới một số tuyến giao thông quan trọng và các công trình giao thông tĩnh (bãi đỗ xe, bến xe…) phục vụ khai thác các tiềm năng du lịch. Cụ thể: * Quốc lộ 2B: Đây là tuyến giao thông huyết mạch nối liền thành phố Vĩnh Yên với khu du lịch Tam Đảo. Hiện tại đoạn đường này đã được trải nhựa nhưng bề rộng mặt đường còn hẹp, chất lượng đường chưa được tốt. Đối với tuyến giao thông này dự kiến quy hoạch như sau: - Nắn thẳng Quốc lộ 2B, đoạn từ Km số 4 (giáp thành phố Vĩnh Yên) đến Km 13 (qua huyện 5 km) phát triển mở rộng mặt đường lên 36m, đường hai chiều đổ bê tông nhựa. - Mở rộng mặt đường lên 12 m và nâng cấp đoạn quốc lộ 2B từ Km13 lên thị trấn nghỉ mát Tam Đảo với chiều dài 13 km. Phần diện tích mở rộng này khoảng 7,2 ha lấy vào đất của Vườn Quốc gia Tam Đảo. Đoạn đường này sẽ được mở rộng vào giai đoạn sau năm 2010. * Tỉnh lộ 310 và tỉnh lộ 314: Nâng cấp các tuyến tỉnh lộ 310 và 314 từ Hợp Châu đi phía Tây Bắc (lên Tây Thiên và qua Tam Dương đi Tuyên Quang, Hà Giang), đường đi phía Đông đến khu du lịch thác Thậm Thình (qua xã Minh Quang và Bình Xuyên ra Quốc lộ 2 đi Phúc Yên, sân bay Nội Bài và ra Hà Nội). Các nội dung quy hoạch cụ thể như sau: - Nâng cấp tỉnh lộ 314 từ quốc lộ 2B đến cầu tre Hồ Sơn dài 1,5 km hiện tại rộng 6,5 m mở rộng mặt đường và trải bê tông nhựa. Đoạn từ cầu tre Hồ Sơn đến ngã ba kểm lâm dài 6 km mở rộng mặt đường 17,5 m trải bê tông nhựa. Từ ngã ba Cầu Trang dài 12,5 km, mở rộng mặt đường 7,5 m và trải nhựa. * Các tuyến đường huyện: Nâng cấp toàn bộ 21,65 km đường lên huyện bằng việc mở rộng mặt đường lên 7,5 m và trải nhựa. * Đường liên xã: Nâng cấp 92,65 km đường liên xã, mở rộng mặt đường từ 4,5 m hiện nay lên 5,5 m và trải nhựa thâm nhập. * Các tuyến đường khu vực Tây Thiên: - Nâng cấp tuyến từ Ngã ba kiểm lâm đến đền Thõng dài 3 km mở rộng mặt đường từ 6,5 m hiện nay lên 17,5 m và trải bê tông nhựa. - Mở mới tuyến đường từ Tây Thiên lên khu nghỉ mát Tam Đảo 2 qua đỉnh Dùng Dình lên Tam Đảo 1 dài 10 km rộng 5,5 m. Tuyến này chỉ nên làm đường cấp phối tạo ra cảnh hoang sơ để thu hút khách du lịch. - Nâng cấp tuyến liên xã từ Đại Đình qua Bồ Lý đến Yên Dương dài 9,5 km mặt đường rộng 7,5 km và trải nhựa thâm nhập. Như vậy, tổng chiều dài hệ thống đường giao thông cần được nâng cấp và mở mới từ nay tới 2010 là 172,3 km. Hệ thống giao thông này được quy hoạch sẽ tạo ra sức bật lớn cho quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, đặc biệt là khai thác tiềm năng du lịch của huyện. Bên cạnh việc nâng cấp và mở mới các tuyến đường trọng điểm cần phải quy hoạch các công trình giao thông tĩnh như các bến xe, bãi đỗ xe. Dự kiến trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 cần phải xây dựng bến xe trung tâm huyện, bến xe thị trấn Tam Đảo và bến xe Tam Quan. Xây dựng các bãi đỗ xe tại khu vực Tây Thiên (Đại Đình) và khu nghỉ mát Tam Đảo. Tổng vốn đầu tư quy hoạch hệ thống giao thông này dự kiến lên đến 517,87 tỷ đồng. Đây là khối lượng vốn đầu tư rất lớn cần phải có sự hỗ trợ của tỉnh và Chính Phủ thông qua các dự án thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Bảng 3.1: Quy hoạch mạng lưới giao thông đến năm 2010. TT Công trình Quy hoạch Vốn (tỷ. đ) Dài (Km) Rộng (m) Nội dung I Đường giao thông 511,87 1 Tuyến quốc lộ 2B 5,0 45,00 + Km 8 đến Km 13 5,0 36 Bê tông nhựa 45,00 2 Tỉnh lộ 314 142,8 258,18 + QL2 - Cầu tre Hồ Sơn 1,5 36 Bê tông nhựa 13,50 + Cầu tre Hồ Sơn – Ngã ba kiểm lâm 6,0 17,5 Bê tông nhựa 11,40 + Ngã ba kiểm lâm - Cầu Trang 12,5 7,5 Trải nhựa 14,06 3 Tỉnh lộ 310 8,5 7,5 Trải nhựa 9,56 4 Các tuyến đường huyện 21,7 7,5 Trải nhựa 24,36 5 Đường liên xã 92,7 5,5 Trải nhựa 185,30 6 Các tuyến khu vực Tây Thiên 22,5 23,39 + Ngã ba kiểm lâm - Đền Thõng 3,0 17,5 Bê tông nhựa 5,70 + Tây Thiên – Tam Đảo 2 – Tam Đảo 1 10,0 5,5 Cấp phối 7,00 + Tuyến Đại Đình - Bồ Lý – Yên Dương 9,5 7,5 Trải nhựa 10,69 II Công trình giao thông tĩnh 6,00 1 Bến xe trung tâm huyện XD Bến xe 1,50 2 Bến xe thị trấn Tam Đảo XD Bến xe 1,00 3 Bến xe Tam Quan XD Bến xe 1,00 4 Bãi đỗ xe Đại Đình Bê tông 1,50 5 Bãi đỗ xe Tam Đảo Bê tông 1,00 Cộng 517,87 Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam Đảo đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. + Xây dựng hệ thống bơm, lọc từ hồ xanh, khe Mãng Trì, từ suối Cả cấp cho khu vực khu du lịch Tam Đảo. Hệ thống cấp nước sinh hoạt cho khu Tây Thiên (Đại Đình) và khu vực Thậm Thình. + Cải tạo hệ thống đường dây tải điện, nâng công suất các trạm hạ thế hiện có, lắp các trạm hạ thế mới để đáp ứng nhu cầu tiêu dung điện của dân cư và các khu du lịch thị trấn Tam Đảo; khu di tích Tây Thiên và Đại Đình; điểm tham quan thác Thậm Thình; khu nhà nghỉ, khách sạn và công viên vui chơi ở thị trấn Hợp Châu, Tam Quan… + Xây dựng hệ thống cáp treo lên đỉnh truyền hình và địa điểm quan trắc, đặt kính thiên văn du lịch từ chân núi lên đền Thượng Tây Thiên. + Đầu tư xây dựng ban đầu các công viên công cộng phục vụ vui chơi giải trí phù hợp với từng loại tuổi và nghề nghiêp. Xây dựng các công viên nghỉ ngơi ở thị trấn Tam Đảo, khu Tây Thiên, thị trấn Hợp Châu, trung tâm cụm xã Tam Quan. 3.1.2.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch của Phòng Thương mại - Du lịch huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc.doc
Tài liệu liên quan