MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ PHÁP TRIỂN NÔNG THÔN 2
I. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản 2
1. Phát triển nông thôn 2
2. Cộng đồng 3
3. Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng 3
4. Khái niệm về vấn đề liên quan “ sự tham gia ” trong phát triển 4
4.1. Những vấn đề chung về sự tham gia trong phát triển 4
4.2 Các tiêu chí đánh giá sự tham gia của cộng đồng (Với từng dự án cụ thể ) 6
4.2.1. Tính minh bạch và công khai 6
4.2.2. Tính công bằng 7
4.2.3 Tính hiệu quả 7
4.2.4. Tính bền vững 8
4.3. Xác định mức độ của sự tham gia 8
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia và mô hình phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng 10
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia 10
1.1. Điều kiện hộ gia đình 10
1.2. Điều kiện môi trường cộng đồng 11
1.3. Tính cộng đồng 11
2. Mô hình phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng 12
2.1 Nguyên tắc chung 12
2.2. Vai trò của cấp thôn và cấp xã 13
2.3. Vai trò làm chủ của cộng đồng thôn 14
2.4. Vai trò quan trọng của sự tham gia của cộng đồng thôn 17
2.5. Vai trò của việc lập kế hoạch phát triển thôn 19
III. Sự cần thiết và khả năng 21
1. Sự cần thiết 21
2. Khả năng 22
CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỦA VIỆT NAM QUA THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 23
I. Tổng quan về quá trình phát triển nông thôn của Việt Nam 23
1. Phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1954 đến nay 23
2. Định hướng của phong trào xây dựng nông thôn mới là phát triển nông thôn cấp cơ sở 25
II. THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỦA VIỆT NAM QUA THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 28
1. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội,của các điểm xây dựng mô hình 28
1.1. Khu hành chính 13 28
1.2. Thôn Hạ - Vĩnh Phúc 28
1.3. Thôn Thạnh Nghĩa 30
1.4. Thôn Ninh Quý 2 31
1.5. Ấp ÔKàđa 33
2. Sự tham gia đóng góp của cộng đồng vào kế hoạch phát triển nông thôn 35
2.1. Kế hoạch kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động phát triển qua các năm 35
2.2. Các yếu tố nguồn lực và huy động nguồn lực 37
2.2.1.Nguồn nhân lực 38
2.2.2. Nguồn lực tài chính 38
2.2.3. Nguồn lực tự nhiên 39
2.2.4. Nguồn lực xã hội 39
2.3. Sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phát triển nông thôn 40
2.3.1. Sự tham gia đóng góp ý kiến 40
2.3.2. Tham gia đóng góp lao động, tiền mặt và vật liệu tại chỗ 41
2.3.2.1. Đóng góp xây dựng các cơ cở hạ tầng phục vụ chung cho cộng đồng 41
2.3.2.2. Các hoạt động cải thiện điều kiện ở hộ gia đình 45
3.2.2.3. Tham gia của các hộ trong các hoạt động phát triển kinh tế 46
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỦA VIỆT NAM QUA THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 47
1. Tham gia đóng góp ý kiến 47
2. Tham gia đóng góp lao động tiền mặt và vật liệu tại chỗ 49
2.1 Đóng góp xây dựng các cơ cở hạ tầng phục vụ chung cho cộng đồng 49
2.3. Tham gia của các hộ trong các hoạt động phát triển kinh tế 55
3. Đánh giá chung về sự tham gia của cộng đồng 57
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 59
I. Quan điểm và mục tiêu về sự tham gia của cộng đồng 59
1. Quan điểm về sự tham gia của cộng đồng 59
1.1. Quan điểm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phát triển nông thôn 59
1.2. Quan điểm phát triển tổ chức cộng đồng 60
2. Mục tiêu 62
III. Các chính sách thực hành dân chủ cơ sở, tăng cường sự tham gia của cộng đồng 62
1. Văn hoá - xã hội và môi trường: 62
2. Hạ tầng kinh tế - xã hội 63
3. Kinh tế - xã hội 65
4. Giám sát có sự tham gia 66
III. Một số giải pháp mới 67
1. Nhấn mạnh sự phát triển liên tục của hệ thống thông tin 67
2. Phải nhằm thể chế hoá sự tham gia hướng theo nhu cầu 68
3. Tăng cường yêu cầu tham gia 69
4.Cần thiết phải tiến hành từng bước cho từng mục đích cụ thể 70
5. Phát triển, củng cố và sử dụng năng lực tốt hơn 70
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4229 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nông thôn của Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêng và nhân dân trong xã Thạnh Mỹ nói chung.
Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt chung của người dân trong thôn còn thiếu và không đảm bảo bảo chất lượng, nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của người dân trong thôn. Một số trục đường chính đi từ huyện xuống các xã khác qua địa bàn của thôn là đường cấp phối không được tu bổ thường xuyên nên bị xuống cấp nghiêm trọng. Các trục đường chính và ngõ xóm trong nội bộ thôn và cả liên thôn với các thôn khác trong cùng xã đa phần vẫn là đường đất, một số đoạn được rải cấp phối nhưng cũng bị xuống cấp. Hệ thống đường từ khu dân cư đến các khu vực sản xuất, vùng rau hàng hóa đã hình thành hướng tuyến rõ ràng và đảm bảo chiều rộng nền và mặt đường, tuy vậy cũng chỉ là đường đất nên không thuận lợi cho việc vận chuyển, nhất là đây là vùng sản xuất rau hàng hóa yêu cầu sử dụng để vận chuyển cao. Tương tự như vậy, hệ thống kênh mương dẫn nước tưới rau chưa được cứng hóa nên còn gây thất thoát nước, chưa đáp ứng được nguồn nước kịp thời và đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp.
Tổng số hộ trong toàn thôn là 408 hộ, với 2.088 nhân khẩu (bình quân 5,11 người/hộ). Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ lực, chiếm 58% giá trị kinh tế. Tuy vậy sản xuất nông nghiệp đã đạt được mức độ sản xuất hàng hóa tương đối cao, chủ yếu tập trung vào các loại rau quả có giá trị như súp lơ, cà chua, cải trắng,.. phần lớn sản phẩm thu hoạch được đều được xuất bán cho thương lái đưa về tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Các ngành nghề thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp cũng tương đối phát triển tại đây. Tham gia vào sản xuất rau hàng hóa yêu cầu lao động liên tục quanh năm, nhiều thời điểm thiếu lao động đã phải thuê thêm lao động tại các xã lân cận.
Trên địa bàn của thôn có hợp tác xã nông nghiệp. Hiện HTX đang thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn. HTX là một trong số ít HTX có từ thời gian trước đây vẫn còn hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. HTX đang tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức cấp trên nhằm duy trì củng cố và hỗ trợ phát triển, xem như một hình mẫu về phát triển HTX.
Các hoạt động gìn giữ văn hóa truyền thống trong thông đang hiện nay đang được người dân trong thôn triển khai khôi phục, bên cạnh đó tính cộng đồng của thôn cũng đang được duy trì. Các chi hội đoàn thể, chính trị-xã hội văn hóa gồm: mặt trận tổ quốc, chi bộ đảng, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội phụ nữ,… đang hoạt động thường xuyên và ổn định thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân trong thôn. Các thành viên nòng cốt đa số đều nhiệt tình với các công tác chung. Các chi hội đoàn thể này đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động chung của thôn, trong việc huy động và tập hợp các thành viên tham gia tích cực vào các phong trào chung.
1.4. Thôn Ninh Quý 2
Thôn Ninh Quý 2 nằm cách trung tâm xã Phước Sơn 3 km và cách trung tâm huyện Ninh Phước 8 km.Vị trí của thôn nhìn chung rất thuận tiện cho người dân trong thôn trong việc đi lại và giao thương với bên ngoài. Nhờ có vị trí thuận tiện nên đã tạo điều kiện cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế, vận chuyển hàng hóa của người dân trong thôn nhất là những sản phẩm nông nghiệp.
Tổng diện tích đất tự nhiên của thôn là 258 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp của thôn là 193 ha (trong đó diện tích đất trồng lúa là 98 ha còn lại là đất trông màu và đất trồng cây lâu năm như nho, táo,…) chiếm 74,8%, còn lại là đất vườn và các loại đất khác. Nhờ có vị trí nằm kề sông Dinh nên việc lấy nước để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong thôn khá thuận lợi.
Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt chung trong thôn đã xây dựng một vài công trình như: nhà văn hóa, nhà mẫu giáo, đường bê tông,… nhưng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu phát triển của người dân trong thôn. Hiện nay trong toàn thôn có khoảng 1,7 km đường giao thông trong thôn đã được bê tông hóa, còn lại đường giao thông trong thôn vẫn còn là đường đất. Hệ thống thủy lợi và đường giao thông nội đồng của thôn hiện nay vẫn chưa được cứng hóa do đó chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân trong thôn. Thôn vẫn chưa có hệ thống nước sạch tập trung để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân
Toàn thôn có 722 hộ với tổng số nhân khẩu là 3.685 nhân khẩu. Kinh tế của thôn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, toàn thôn có đến 686 hộ tham gia sản xuất nông nghiệp (chiếm 95%), sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính nhỏ lẻ là chính nhưng cũng đang bắt đầu phát triển sản xuất mang tính hàng hóa. Người dân có trình độ canh tác cao, trước đây là vùng sản xuất thuốc lá nổi tiếng, hiện nay đây vẫn là vùng đi tiên phong trong việc sản xuất các loại cây giống cây trồng như lúa, ngô và các loại cây có giá trị kinh tế cao như táo, nho. Toàn thôn chỉ có 5% số hộ tham gia sản xuất các ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp,… lực lượng lao động của thôn hiện nay đang có sự chuyển dịch, nhất là đối với bộ phận thanh niên, họ thường tìm các ngành nghề phi nông nghiệp tại địa phương, các tỉnh khác (làm việc tại các khu chế xuất công nghiệp) hoặc đi xuất khẩu lao động nước ngoài.
Hợp tác xã nông nghiệp với ban chủ nhiệm năng động đang hoạt động có hiệu quả. Hoạt động của hợp tác xã bao gồm cung cấp các dịch vụ vật tư đầu vào như thóc giống, phân bón và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất như làm đất, tưới nước cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra HTX còn thực hiện việc kinh doanh lúa giống thông qua việc ký hợp đồng thuê các hộ sản xuất lúa giống theo yêu cầu của HTX. Lúa giống sản xuất ra được HTX bao tiêu theo giá cả thỏa thuận và sau đó HTX sẽ bán lại cho các hộ khác mua làm thóc giống.
Các hoạt động gìn giữ văn hóa truyền thống của thôn cũng đang được khôi phục, bên cạnh đó thì tính cộng đồng của người dân trong thôn cũng đang được duy trì ở mức cao. Trong thôn có đầy đủ các tổ chức, các chi hội đoàn, các tổ chức chính trị-xã hội bao gồm: hội cựu chiến binh, chi hội người cao tuổi, mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên,… các tổ chức này đóng vai trò chủ đạo và là nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động chung của thôn, cũng như trong việc huy động và tập hợp các thành viên tham gia tích cực vào các phong trào.
1.5. Ấp ÔKàđa
ẤP Ôkàđa nằm cách quốc lộ 53 khoảng 2,6 km, cách trung tâm xã Phước Hảo 4 km và cách thị xã Trà Vinh khoảng 17 km. Nhờ hệ thống kênh rạch dày đặc tạo điều kiện cho việc vận chuyển vật tư, hàng hóa bằng tàu, xuồng. Hệ thống đường bộ bao gồm đường chính từ quốc lộ 53 vào thôn đã được đổ bê tông nhưng có bề mặt hẹp nên chưa thật thuận tiện cho việc giao thông đi lại và vận chuyển. Mặc dù không nằm cách xa các trung tâm xã, thị xã, nhưng điều kiện để giao thương cũng còn những khó khăn nhất định.
Tổng diện tích đất tự nhiên của ấp Ôkàđa là 153,3 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 132,4 ha chiếm 86,36% còn lại là các loại đất khác. Phần lớn diện tích đất nhiễm phèn, hàm lượng dinh dưỡng thấp, nhưng nhờ có hệ thống kênh rạch đầy đủ có thể cung cấp nước đầy đủ cho việc ém phèn nên vẫn đảm bảo được năng suất lúa. Một số diện tích đất cao được trồng màu và ngô nhưng hiệu quả không cao do đất xấu và không chủ động được việc tưới.
Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt chung của người dân trong ấp còn hạn chế. Tuyến đường chính từ đường quốc lộ 53 qua trụ sở xã vào vào ấp đã được bê tông hóa theo chương trình 135 với chiều rộng 1,2m đã tương đối thuận lợi nhưng do chiều rộng còn hẹp nên cũng hạn chế việc giao thông đi lại. Các tuyến đường chính trong ấp vẫn là đường đất, hệ thống các cầu đều chỉ là cầu tạm do vậy hạn chế nhiều đến việc giao thông đi lại trong ấp. Ngoài lớp học tiểu học và thala (nhà của cộng đồng ấp) đã được đầu tư xây mới, các công trình khác còn đang thiếu. Hệ thống cấp nước sạch do trung tâm nước sạch và VSMT tỉnh xây dựng đã hoàn thành nhưng chưa được khánh thành và bàn giao cho thôn quản lý sử dụng.
Toàn ấp có 198 hộ dân với tổng số nhân khẩu là 1.000 người đều là dân tộc Khơ me. Do tốc độ phát triển kinh tế của người dân trong ấp còn thấp nên trong ấp có tới 150 hộ thuộc loại hộ nghèo. Là một ấp thuần nông nên kinh tế của ấp chủ yếu dựa vào phát triển sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên sản xuất vẫn còn đang ở quy mô nhỏ, sản xuất hàng hóa trong ấp hiện nay chưa được phát triển. Lực lượng lao động trong ấp chủ yếu là lao động thuần nông trình độ sản xuất và kỹ năng của người lao động là chưa cao, lực lượng lao động phi nông nghiệp trong ấp chiếm tỷ lệ nhỏ cùng với khoảng 10% số hộ không có đất sản xuất chủ yếu là làm thuê, làm mướn.
Các hoạt động gìn giữ văn hóa truyền thống của người dân trong ấp đang được khôi phục, tính cộng đồng của ấp được duy trì tuy nhiên mới chỉ ở mức chung bình. Ấp có một số tổ chức các chi hội đoàn thể bao gồm: Hội người cao tuổi, hội phụ nữ, Ban quản lý nhà chùa, hội chữ thập đỏ,… các thành viên nòng cốt trong các tổ chức này đa số đều nhiệt tình với các công tác chung. Các tổ chức hội đoàn thể này đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động chung trong ấp, trong việc huy động và tập hợp các thành viên tham gia tích cực vào các phong trào chung của ấp.
2. Sự tham gia đóng góp của cộng đồng vào kế hoạch phát triển nông thôn
2.1. Kế hoạch kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động phát triển qua các năm
Biểu 2.Chi tiết kinh phí hỗ trợ năm 2007 theo loại hình hoạt động phát triển chính
STT
Điểm
Tổng số
Xây dựng Cơ sở hạ tầng
Phát triển kinh tế
Cải thiện điều kiện ở
1
Phú Thọ
Kinh phí (tr. đ)
25
25
Tỷ lệ (%)
100
100
2
Vĩnh Phúc
Kinh phí (tr. đ)
290
235
23,5
31,5
Tỷ lệ (%)
100
81
8
11
3
Lâm Đồng
Kinh phí (tr. đ)
290
116
125
49
Tỷ lệ (%)
100
40
43
17
4
Ninh Thuận
Kinh phí (tr. đ)
290
276
14
Tỷ lệ (%)
100
95
5
5
Trà Vinh
Kinh phí (tr. đ)
290
250
10
30
Tỷ lệ (%)
100
86
3
10
Nguồn: viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp
Năm 2007, theo loại hoạt động lựa chọn, điểm Phú Thọ chỉ lựa chọn làm CSHT, các điểm còn lại đều có nhiều loại hoạt động khác nhau. Tuy vậy, dựa trên tỷ lệ phân bổ kinh phí từ nguồn hỗ trợ có thể thấy phần lớn kinh phí được sử dụng cho hoạt động xây dựng công trình CSHT.
Riêng điểm Lâm Đồng chỉ sử dụng 116 triệu đồng, chiếm 40% kinh phí hỗ trợ cho xây công trình CSHT – xây nhà văn hóa. Các điểm khác đều phân bổ tỷ lệ lớn kinh phí hỗ trợ cho xây dựng công trình CSHT. Điểm Vĩnh Phúc có tỷ lệ thấp nhất cũng chiếm đến 81% kinh phí hỗ trợ, điểm Phú Thọ sử dụng tuyệt đối 100% kinh phí hỗ trợ cho xây dựng công trình CSHT. Điều đó cho thấy mặc dù đa số các điểm có thêm các hoạt động ngoài xây dựng CSHT, nhưng các hoạt động gồm cải thiện điều kiện ở và phát triển kinh tế hộ chỉ được phân bổ dưới 30% tổng kinh phí hỗ trợ.
Biểu 3. Chi tiết kinh phí NTM 2008 theo loại hình hoạt động phát triển chính
STT
Điểm
Tổng số
Xây dựng Cơ sở hạ tầng
Cải thiện điều kiện ở
1
Phú Thọ
Kinh phí (tr. đ)
15
15
Tỷ lệ (%)
100
100
2
Vĩnh Phúc
Kinh phí (tr. đ)
240
228
Tỷ lệ (%)
100
95
3
Lâm Đồng
Kinh phí (tr. đ)
240
198
30
Tỷ lệ (%)
100
82,5
13
4
Ninh Thuận
Kinh phí (tr. đ)
240
228
Tỷ lệ (%)
100
95
5
Trà Vinh
Kinh phí (tr. đ)
240
198
30
Tỷ lệ (%)
100
83
13
Nguồn: viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp
Năm 2008, xu hướng phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động phát triển chung cũng tương tự như đã diễn ra trong năm 2007. Phần lớn kinh phí hỗ trợ được được sử dụng cho xây dựng công trình CSHT. Thấp nhất là điểm Lâm Đồng cũng phân bổ đến 82,5% kinh phí hỗ trợ cho xây dựng công trình CSHT. Các điểm khác sử dụng gần như tuyệt đối kinh phí hỗ trợ cho xây dựng công trình CSHT.
Biểu 4. Chi tiết kinh phí hỗ trợ 2009 theo loại hình hoạt động phát triển chính
STT
Điểm
Tổng số
Xây dựng Cơ sở hạ tầng
Phát triển kinh tế
Cải thiện điều kiện ở
1
Phú Thọ
Kinh phí (tr. đ)
15
15
Tỷ lệ (%)
100
100
2
Vĩnh Phúc
Kinh phí (tr. đ)
130
130
Tỷ lệ (%)
100
100
3
Lâm Đồng
Kinh phí (tr. đ)
124
30,5
93,5
Tỷ lệ (%)
100
24,6
75,4
4
Ninh Thuận
Kinh phí (tr. đ)
130
130
Tỷ lệ (%)
100
100
5
Trà Vinh
Kinh phí (tr. đ)
130
130
Tỷ lệ (%)
100
100
Nguồn: viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp
Năm 2009, ngoài điểm Phú Thọ chỉ nhận được hỗ trợ từ nguồn khác, với bốn điểm còn lại nhận được hỗ trợ từ nguồn Bộ NN và PTNT, lượng kinh phí hỗ trợ đã giảm đi nhiều, từ 290 triệu đồng mỗi điểm năm 2007, 240 triệu đồng mỗi điểm năm 2008, xuống chỉ có 130 triệu đồng. Việc giảm mạnh kinh phí hỗ trợ có thể là nguyên nhân điểm tỉnh Lâm Đồng không lựa chọn hoạt động xây dựng công trình CSHT mà phân bổ hết kinh phí hỗ trợ cho hoạt động phát triển kinh tế và cải thiện điều kiện ở.
Tuy vậy, với các điểm khác, xu hướng lựa chọn loại hoạt động và trên cơ sở đó phân bổ kinh phí hỗ trợ vẫn tương tự như trong các năm 2007 và 2008. Các điểm phân bổ toàn bộ 100% kinh phí hỗ trợ cho hoạt động xây dựng công trình CSHT.
2.2. Các yếu tố nguồn lực và huy động nguồn lực
Các nội dung của phát triển nông thôn cấp cơ sở có cách thức tổ chức thực hiện khác nhau nhưng có điểm chung, đối với các hoạt động hưởng lợi chung của cả cộng đồng, là quy mô nhỏ và mức độ kỹ thuật không phức tạp. Các cộng đồng địa phương có thể chủ động tổ chức thực hiện phần lớn các hoạt động với sự hỗ trợ tối thiểu từ bên ngoài. Nguồn lực để thực hiện dựa vào cộng đồng là chính, vừa đảm bảo vai trò làm chủ của cộng đồng vừa đảm bảo tính bền vững của từng hoạt động phát triển. Do đó, tính toán khả năng và mức độ cân đối nguồn lực của cộng đồng có vai trò quan trọng. Nó cho phép xây dựng kế hoạch thực hiện có tính khả thi cao, bao gồm khả năng huy động nguồn lực và bố trí thời gian cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra.
2.2.1.Nguồn nhân lực
Tại tất cả các điểm, lao động làm nông nghiệp chiếm đa số, lao động các ngành nghề khác hoặc kết hợp nông nghiệp với phi nông nghiệp, thương mại chiếm tỷ lệ nhỏ. Như vậy nguồn nhân lực và lao động phổ thông là chủ yếu. Đang có hiện tượng dịch chuyển lao động ra khỏi cộng đồng, nhất là thanh niên, đi làm ăn xa. Điều này xảy ra ngay cả tại các thôn điểm ở xa các thành phố lớn như thôn Hạ (Vĩnh Phúc),… Phần lớn thời gian trong năm, chỉ còn người già và trẻ em ở lại địa phương. Điều này ảnh hưởng đến việc huy động lao động của cộng đồng để thực hiện việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng đơn giản tại thôn. Mặc dù đây là nguồn lực luôn được xem là dồi dào, dễ huy động đóng góp của địa phương. Đó cũng là cách thức để thực hiện sự tham gia có tổ chức qua đó nâng cao tính cộng đồng của người dân.
2.2.2. Nguồn lực tài chính
Tại tất cả các điểm đều rất hạn chế. Ngoại trừ các điểm có phát triển sản xuất hàng hóa như Thạnh Nghĩa (Lâm Đồng), nguồn thu tiền mặt và nguồn lực tài chính, nguồn tiết kiệm có thể khá hơn một chút. Trong điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình bao gồm cả nông nghiệp và các ngành nghề còn nhiều hạn chế, trong đó thiếu kinh phí là một trong những hạn chế chính. Nguồn lực tài chính, tiền mặt được ưu tiên cho đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình. Do vậy việc huy động tham gia của cộng đồng địa phương bằng đóng góp tiền mặt cho thực hiện các hoạt động chung của cộng đồng là rất hạn chế.
2.2.3. Nguồn lực tự nhiên
Thể hiện qua tài nguyên đất đai, nguồn nước. Nhìn chung, nguồn lực tự nhiên của các điểm ở mức trung bình so với khu vực xung quanh. Đây là nguồn lực chính, tư liệu sản xuất chính của phần lớn các hộ dân trên địa bàn các điểm thử nghiệm khi các điểm này đều dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Điểm thôn Hạ (Vĩnh Phúc) có khó khăn hơn do diện tích đất hẹp, địa hình chia cắt, diện tích gieo trồng lại bị giảm nhiều do bị ngập không canh tác được trong vụ hè-thu. Điểm Ôkàđa (Trà Vinh) gồm toàn bộ là đồng bào dân tộc Khơ me đều có một số hộ không có đất sản xuất, do vậy nguồn lực tự nhiên đối với các hộ này là rất hạn chế.
Mặc dù tất cả các điểm đều có hoạt động xây dựng công trình cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất và sinh hoạt chung của các cộng đồng, nhưng đa số các công trình đều có vị trí, hướng tuyến và phạm vi dựa trên các công trình hiện có. Các công trình dạng tuyến dài như đường giao thông, kênh mương đều dựa trên hệ thống hiện có, hệ thống đường cũ có nền đường đủ rộng nên khi mở rộng mặt đường chưa phải vận động việc hiến đất của các hộ nằm sát phạm vi tuyến đường đi qua. Tại điểm Ôkàđa (Trà Vinh), một hộ dân đã hiến đất cho ấp để làm nhà mẫu giáo. Đây cũng có thể được xem như huy động nguồn tài chính của cá nhân hộ gia đình cho hoạt động phát triển của cộng đồng.
2.2.4. Nguồn lực xã hội
Mặc dù tính gắn kết của đa số các cộng đồng tương đối cao khi các thành viên trong cộng đồng cùng sinh sống với nhau nhiều đời, cùng nhóm dân tộc, cùng có quan hệ họ hàng thân tộc,… nhưng tính cộng đồng đang bị suy giảm. Số lao động trẻ khỏe và học sinh mới tốt nghiệp trung học có xu hướng rời khỏi địa phương tìm kiếm công việc tại các khu công nghiệp, đô thị, tại điểm thôn Hạ (Vĩnh Phúc) có đến hơn 70 thanh niên trong số 120 hộ của thôn đã rời quê đi làm công nhân tại cac khu công nghiệp. Đây là tình trạng chung của các điểm, cùng với các yếu tố khác (như ảnh hưởng tiêu cực của yếu tố thị trường đến quan hệ giữa mọi người trong cộng đồng) đang làm giảm đi sự bền chặt sợi dây nối kết cộng đồng do đó gián tiếp dẫn đến việc giảm bớt nguồn lực xã hội của các cộng đồng.
2.3. Sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động phát triển nông thôn
2.3.1. Sự tham gia đóng góp ý kiến
Tùy theo cách đánh giá, sự tham gia của cộng đồng được phân loại theo các cách khác nhau, như tham gia theo giai đoạn tổ chức thực hiện hoạt động phát triển nông thôn, hay tham gia theo loại hình đóng góp như lao động, nguyên vật liệu. Tuy vậy trong bất cứ trường hợp nào, sự tham gia của cộng đồng được thể hiện thông qua đóng góp ý kiến tác động đến quyết định của chung cộng đồng về xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, … luôn được coi là quan trọng nhất.
Tham gia đóng góp ý kiến thể hiện trình độ và năng lực của cá nhân cũng như của cả cộng đồng nói chung. Nội dung và mức độ tham gia này được đặt trong bối cảnh thực hành dân chủ cơ sở tại các địa phương có những tiến bộ, nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định. Đó là do thói quen còn lại từ cơ chế quản lý tập trung, trong đó các kế hoạch được xác định và xây dựng từ các cấp chính quyền, quản lý cấp trên, cộng đồng địa phương chỉ giữ vai trò thụ động.
Tham gia đóng góp ý kiến được tập trung vào hai trường hợp. Thứ nhất là của các nhóm có nhiều khó khăn so với các nhóm khác trong bản thân cộng đồng. Các nhóm khó khăn thường tự ti, ít phát biểu tham gia đóng góp ý kiến ngay những vấn đề liên quan đến họ, việc tạo môi trường và cơ hội thuận lợi khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến là cần thiết. Thứ hai là của chung của cộng đồng cơ sở thông qua đại diện của mình – ban phát triển thôn, so với các cơ quan chính quyền, quản lý bên trên. Thông thường, các cơ quan chính quyền, quản lý cấp trên thực hiện việc quản lý, chỉ đạo từ trên xuống với tất cả các nội dung hoạt động tại địa phương. Khi các cơ quan này trực tiếp quản lý các nguồn lực hỗ trợ (không giao quyền cho cộng đồng địa phương), đồng thời có sự khác nhau về kế hoạch do địa phương xây dựng, bao giờ cũng dẫn đến kết quả địa phương phải chấp nhận kế hoạch do cấp trên đưa ra. Ở đây, việc thay đổi quan điểm làm việc của các cấp chính quyền bên trên, thực sự phân cấp và phân quyền cho cộng đồng địa phương để tạo ra môi trường khuyến khích sự tham gia ý kiến là rất cần thiết.
2.3.2. Tham gia đóng góp lao động, tiền mặt và vật liệu tại chỗ
2.3.2.1. Đóng góp xây dựng các cơ cở hạ tầng phục vụ chung cho cộng đồng
Dù có thu hút được sự đóng góp, nhưng nhìn chung sự đóng góp của người dân còn hạn chế, nhất là cho xây dựng các công trình phục vụ chung cả cộng đồng. Tỷ lệ phần trăm đóng góp từ nguồn của cộng đồng thôn trong tổng chi phí của từng hoạt động phát triển còn thấp. Điều đó là do tồn tại chung như nhận thức của người dân, quy định của chương trình; và cũng do các nguyên nhân đặc biệt như bị thiên tai liên tục, biến động giá cả, vv. Ngoài ra không loại trừ nguyên nhân là có các hoạt động trong các KHPT chưa thật sự là cần thiết đối với cộng đồng thôn, hoặc người dân không được chủ động trong việc tổ chức thực hiện, do đó sự tham gia của người dân hiển nhiên là e dè hơn nhiều. Nguồn lực của cộng đồng huy động đóng góp qua các năm để xây dựng các công trình phục vụ chung cả cộng đồng tại các thôn được thể hiện trong bảng sau
Biểu 5. Đóng góp của thôn năm 2007 xây dựng công trình cơ sở hạ tầng chung của cộng đồng
Điểm
Công trình
Tổng chi phí
Nguồn hỗ trợ
Nguồn của thôn
Kinh phí (tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Kinh phí (tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Quy ra tiền (tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Lao động
Tiền mặt
Khác
Phú Thọ
Đường bê tông
40
100
25
62,5
15
37,5
P
P
Vĩnh Phúc
Đường bê tông, sân thể thao
378,0
100
234,5
62,0
143,5
38,0
P
P
P
Lâm Đồng
Nhà VH
168
100
83
49,4
85
50,6
P
Ninh Thuận*
Nhà VH, mẫu giáo
416,6
100
276,7
66,4
139,9
33,6
P
P
Trà Vinh
Nhà mẫu giáo,cầu nhỏ
280
100
210
75,0
70
25,0
P
P
Trà Vinh: dân hiến đất làm nhà mẫu giáo
Ninh Thuận*: Cải tạo khuôn viên mẫu giáo, xây mới 2 phòng học
Nguồn: viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp
Mặc dù số liệu trên chỉ là tương đối không thể chính xác tuyệt đối, nhất là do việc tính toán chuyển đổi giá trị đóng góp của cộng đồng từ đóng góp bằng ngày công lao động và khai thác vật liệu xây dựng tại chỗ sang giá trị bằng tiền, nhưng cũng đã cho thấy, về cơ bản, các cộng đồng đã huy động nguồn lực đóng góp vào các hoạt động trong từng năm và qua các năm của tất cả các điểm. Ngoại trừ hoạt động làm đường bê tông năm 2008 của điểm Trà Vinh không huy động được đóng góp của cộng đồng.
Việc đóng góp chủ yếu bằng tiền mặt và ngày công lao động. Tùy theo điều kiện của từng điểm, cộng đồng có hình thức đóng góp phù hợp. Điểm Lâm Đồng chỉ đóng góp bằng tiền mặt, không có đóng góp bằng lao động. Điểm Trà Vinh chỉ đóng góp bằng lao động, đóng góp bằng tiền mặt không đáng kể. Các điểm khác vừa đóng góp bằng lao động vừa đóng góp bằng tiền mặt.
Biểu 6. Đóng góp của thôn năm 2008 xây dựng công trình cơ sở hạ tầng chung của cộng đồng
Điểm
Công trình
Tổng chi phí
Nguồn hỗ trợ
Nguồn của thôn
Kinh phí (tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Kinh phí (tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Quy ra tiền (tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Lao động
Tiền mặt
Khác
Phú Thọ
Đường bê tông
40
100
15
37,5
25
62,5
P
P
Vĩnh Phúc
Cổng làng, sân thể thao, đường điện
345
100
240
69,6
105
30,4
P
P
P
Lâm Đồng*
Đường bê tông, nhà văn hóa
355
100
210
59,2
145
40,8
P
Ninh Thuận*
Cổng làng, nhà văn hóa, mẫu giáo
405
100
240
59,3
165
40,7
P
P
Trà Vinh
Đường bê tông
210
100
210
100,0
0
0,0
P
Ninh Thuận: Mua sắm trang thiết bị, xây dựng khuôn viên cây xanh, bắt nước sạch trong khu nhà văn hóa, nhà trẻ
Lâm Đồng hạng mục nhà văn hóa: Xây nhà vệ sinh khu nhà văn hóa và đình làng
Nguồn: viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp
Mức độ huy động đóng góp của cộng đồng qua các năm từ 2007 đến 2009 tại từng điểm không thay đổi nhiều. Ví dụ như điểm Vĩnh Phúc năm 2007 tập trung vào làm đường bê tông, trong khi năm 2008 tập trung vào làm đường điện và xây dựng cổng làng. Đóng góp của cộng đồng vào năm 2007 đạt 38% tổng giá trị công trình, vào năm 2008 đạt 30,4% tổng giá trị công trình.
Các điểm Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Lâm Đồng huy động được mức đóng góp của cộng đồng đạt từ 30% tổng giá trị công trình trở lên, cao hơn so với mức huy động đóng góp của cộng đồng chỉ đạt từ 15 đến 25% của các điểm Ninh Thuận và Trà Vinh.
Biểu 7. Đóng góp của thôn năm 2009 xây dựng công trình cơ sở hạ tầng chung của cộng đồng
Điểm
Công trình
Tổng chi phí
Nguồn hỗ trợ
Nguồn của thôn
Kinh phí (tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Kinh phí (tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Quy ra tiền (tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Lao động
Tiền mặt
Khác
Phú Thọ
Hệ thống điện
40
100
25
62,5
15
37,5
P
Vĩnh Phúc
Sân thể thao
280,12
100
130
46,4
150,1
53,6
P
P
Lâm Đồng
Ninh Thuận*
Nhà VH, mẫu giáo, sân phơi
166,29
100
130
78,2
36,3
21,8
P
P
Trà Vinh
Kênh mương, bọng nước
166,4
100
130
78,1
36,4
21,9
P
P
Ninh Thuận*: Làm hàng rào, cổng, đường vào nhà cộng đồng, mẫu giáo,gờ sân phơi, cổng trụ sở BQL thôn
Lâm Đồng*: Hỗ trợ làm nhà lưới, nhà vệ sinh, chỉnh trang hàng rào cho 6 hộ dân
Trà Vinh: làm 4 bọng nước và nạo vét 3 con kênh
Nguồn: viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp
Việc mức huy động đóng góp của cộng đồng qua các năm tại các điểm không có xu hướng tăng lên là điều cần phải xem xét nguyên nhân. Điều đó cho thấy các cộng đồng vẫn trông chờ vào sự hỗ trợ của bên ngoài, hoặc do các quy định và các vấn đề khác đã hạn chế đến nhiệt tình tham gia của các cộng đồng.
2.3.2.2. Các hoạt động cải thiện điều kiện ở hộ gia đình
Để được thực hiện, ngoài sự đồng thuận của cộng đồng thôn thống nhất lựa chọn là hoạt động ưu tiên trong các KHPT, điều quan trọng hơn các hộ muốn tham gia phải đăng ký. Sau khi được thông báo công khai rộng rãi đến tất cả các hộ trong thôn về mục tiêu, quy mô và cách thức thực hiện hoạt động cụ thể cùng các yêu cầu kèm theo, các hộ có đủ điều kiện có thể đăng ký tham gia. Thường chỉ một tỷ lệ nhất định, không phải đa số hoặc toàn bộ các hộ trong thôn tham gia vào m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25651.doc