LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. 3
I. Vai trò của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế 3
1. FDI: 3
1.1. Khái niệm FDI: 3
1.2. Đặc điểm FDI. 3
1.3. Phân loại FDI. Đầu tư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức song được phân thành một số loại cơ bản sau : 4
1.3.1. Phân theo bản chất đầu tư. 4
1.3.2. Phân theo tính chất dòng vốn. 4
1.3.3. Phân theo động cơ của nhà đầu tư 5
1.4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. 5
2. Vai trò của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. 2.1. Mối quan hệ của FDI với tăng trưởng và phát triển. 7
2.2. Vai trò của FDI đối với nền kinh tế toàn cầu. 9
2.3. Vai trò của FDI đối với kinh tế Việt Nam. 12
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào các địa phương. 14
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thu hút vốn. 14
1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp. 14
1.2. Môi trường đầu tư 15
1.2.1. Các nguồn lực và tiềm năng phát triển. 15
1.2.2. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. 17
1.2.3. Các chính sách khuyến khích vốn đầu tư. 17
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thu hút vốn vào Hưng Yên. 18
2.1. Điều kiện tự nhiên. 18
2.2. Tài nguyên. 19
2.3. Cơ sở hạ tầng. 20
2.4. Cơ chế chính sách. 22
2.5. Văn hóa-lịch sử. 24
2.6. Dân số và lao động. 24
2.7. Sư phát triển kinh tế xã hội địa phương. 24
III. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào Hưng Yên. 26
1. Xuất phát từ vai trò của đầu tư phát triển. 26
Để thấy được sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI nói chung và thu hút FDI vào Hưng Yên nói riêng trước tiên ta sẽ tìm hiểu vai trò của đầu tư phát triển. Vai trò của đầu tư phát triển là hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với sự phát triển của mọi nền kinh tế, chính vì vậy luôn phải tăng cường cho hoạt động đầu tư phát triển, muốn thực hiện được điều đó yêu cầu phải có vốn. 26
2. Xuất phát tư nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên. 27
IV. Kinh nghiệm thu hút FDI của Hải Dương trong những năm gần đây. 27
Chương II: Thực trạng đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên 31
từ năm 2005-2008. 31
I. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên từ năm 2005-2008. 31
II. Tình hình thu hút FDI tại Hưng Yên từ năm 2005-2008. 36
1. Quy mô FDI. 36
2. Cơ cấu FDI. 39
III. Tác động của FDI đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của Hưng Yên. 45
1.Tác động tới tăng trưởng kinh tế. 45
2. Tác động về mặt xã hội và môi trường. 51
2.1 Tác động về mặt xã hội. 51
2.2 Tác động về mặt môi trường. 53
IV. Đánh giá thực trạng thu hút FDI của Hưng Yên. 55
1. Các yếu tác động tới hoạt động thu hút FDI. 55
Cùng với cả nước, trong những năm qua Hưng Yên cũng đã tích cực chủ động trong hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn FDI, bổ sung vốn cho đầu tư phát triển của tỉnh. Nhìn chung, môi trường đầu tư của tỉnh đã được cải thiện theo hướng thông thoáng và thuận lợi cho các nhà đầu tư muốn thực hiện đầu tư tại Hưng Yên. 55
2. Đánh giá về thực trạng thu hút FDI của tỉnh Hưng Yên. 57
Chương III: Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào 59
tỉnh Hưng Yên. 59
I. Phương hướng và mục tiêu thu hút FDI vào tỉnh Hưng Yên. 59
1. Cơ sở để xác định mục tiêu thu hút. 59
1.1. Tình hình trong nước. 59
1.2. Tình hình thế giới. 61
2. Các mục tiêu phát triển của tỉnh đến 2010. 63
2.1. Mục tiêu tổng quát. 63
2.2. Mục tiêu cụ thể. 64
2.2.1. Các mục tiêu kinh tế. 64
2.2.2. các mục tiêu xã hội. 65
2.2.3. Các mục tiêu quốc phòng an ninh. 65
3. Phương hướng và mục tiêu thu hút FDI vào tỉnh Hưng Yên. 66
3.1. Quan điểm về thu hút FDI của Hưng Yên. 66
3.1.1. Quan điểm đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. 66
3.1.2. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho FDI vào đầu tư trên đại bàn tỉnh. 67
3.1.3. Quan điểm thống nhất lợi ích của địa phương và quốc gia. 67
3.1.4. Đa dạnh hóa các ngành nghề. 68
3.1.5. Đẩy mạnh CNH-HĐH. 68
3.2. Phương hướng thu hút FDI của Hưng Yên. 69
3.3. Mục tiêu thu hút FDI của Hưng Yên. 70
II. Các giải pháp tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Hưng Yên. 70
1. Nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư Hưng Yên. 70
2. Hoàn thiện phương án quy hoạch của Hưng Yên. 73
3. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. 74
Hơn nữa cần đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ cho hoạt động FDI tức là: 76
Cần phải có kế hoạch đào tạo một cách thường xuyên, liên tục, đặc biệt chú trọng cán bộ trực tiếp tham gia trong các liên doanh. Cần chuẩn bị những cán bộ có kiến thức đối ngoại, am hiểu luật đầu tư nước ngoài, các luật khác liên quan, biết ngoại ngữ. 76
KẾT LUẬN 77
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2131 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
họn lọc, thu hút các dự án FDI có vốn đầu tư lớn. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Hồng Văn, nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI phục vụ cho định hướng và mục tiêu "tăng tốc" đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh thực hiện: Tiếp tục xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp; bố trí sắp xếp các dự án theo quy hoạch; trong quá trình lập quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đặc biệt chú ý các vấn đề môi trường, cấp thoát nước; tổ chức tốt công tác xúc tiến, vận động đầu tư theo hướng trọng điểm, trực tiếp đi vào các nhà đầu tư lớn; tiếp tục thực hiện cải cách, nhất là thủ tục hành chính; nhất quán chủ trương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh; tập trung thu hút và phát triển các ngành công nghiệp có thị trường, có lợi thế cạnh tranh nhằm tiếp nhận chuyển giao công nghệ.
Chương II: Thực trạng đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên
từ năm 2005-2008.
I. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên từ năm 2005-2008.
Trong suốt thời gian từ khi tái lập tỉnh đến nay nói chung cung như giai đoạn từ năm 2005-2008 nói riêng, với những cố gắng vượt bậc của Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên, tỉnh đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng cao; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư,…đã có nhiều sự chuyển biến rõ rệt, việc thu hút đầu tư đã đạt được những kết quả tốt; các mặt văn hóa-xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, quốc phòng-an ninh được củng cố, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Một số kết quả đạt được từ năm 2005-2008 như sau:
Bảng 1: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên theo giá so sánh phân theo khu vực kinh tế từ năm 2005-2008.
(Đơn vị: Triẹu đồng.)
Năm
Tổng sản phẩm
Sản phẩm của từng ngành
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
2005
5.312.081
1.779.345
1.959.151
1.573.585
2006
6.040.707
1.837.026
2.362.936
1.840.745
2007
6.871.056
1.914.276
2.844.447
2.112.333
2008
7.718.486
1.795.422
3.512.892
2.410.172
Nguồn: Niên giam thông kê tỉnh Hưng Yên năm 2008.
Báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên năm 2008.
Nhờ đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong giai đoạn 2005-2008 (tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2005-2008 của tỉnh đạt 13,17 % trong đó nông nghiệp tăng 4,81 %, công nghiệp tăng 27,48 %, dịch vụ tăng 16,05 %), quy mô kinh tế của tỉnh đã không ngừng được mở rộng. Quy mô GDP năm 2008 của tỉnh đạt 7.718.486 triệu đồng (giá cố định năm 1994), gấp 1,453 lần so với năm 2005 (5.12.81 triệu đồng). Trong đó, giá trị GDP của ngành nông nghiệp năm 2008 đạt 1.795.422 triệu đồng gấp 1,009 lần so với năm 2005; đặc biệt, giá trị của ngành công nghiệp và xây dựng năm 2008 đạt 3.512.982 triệu đồng, gấp 1,793 lần so với năm 2005; khối ngành dịch vụ, năm 2008, giá trị GDP của ngành là 2.410.172 triệu đồng, gấp 1,532 lần so với năm 2005.
Bảng 2: cơ cấu ngành trong GDP của Hưng Yên từ năm 2005-2008.
Đơn vị: %
Năm
Tổng số
Cơ cấu (Tổng số=100%)-%
Nông, lâm ngiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
2005
100,00
30,50
38,03
31,47
2006
100,00
27,70
40,20
32,10
2007
100,00
28,91
41,08
30,02
2008
100,00
27,95
42,17
29,88
Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Hưng Yên năm 2008.
Báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên năm 2008.
Trong cơ cấu GDP của tỉnh Hưng Yên cũng có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể tỉ trọng ngành nông nghiệp năm 2008 (27,95%) giảm 2,55% so với năm 2005 (30,50%), tỉ trọng ngành công nghiệp có xu hướng tăng mạnh năm 2008 (42,17%) công nghiệp tăng 4,14% so với năm 2005 (38,03%), với dịch vụ trong 2 năm gần đây 2007, 2008 lại có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Như vậy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hưng Yên đang theo chiều hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp hay nói cách khác sự chuyển dịch đang theo chiều hướng tiến bộ.
Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, cơ cấu kinh tế trong nông nghệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm trồng trọt. Tuy nhiên trong trông trọt lại tăng giống lúa hất lượng cao,cây rau mầu theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất. Cụ thể tính đến năm 2008: diện tích sử dụng nuôi trồng thủy sản là 4.616 ha (năm 2005 là 400ha); số trang trại và gia trại là 3.600, trong đó có 2.400 trang trại đạt tiêu chí của tỉnh và tieu chí lien bộ (năm 2005 là 3.000, trong đó có 1.630 trang trại đạt tiêu chí); diện tích lúa chất lượng cao chiếm 45,7% trong tổng diện tích trồng lúa (năm 2005 diện tích lúa chất lượng cao chiếm 39,5% tổng diện tích trồng lúa).
Công nghiệp phát triển với tốc độ cao, đều ở các khu vực do phát huy hết chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh từ năm 2005-2008 (27,48%) cao hơn bình quân chung của cả nước (7,7-7,9%) khoảng 19,68%. Chính điều này có tác động rất mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư, đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 là 7.700 tỷ đồng, đạt 100,9% KH tăng 30% so CK năm trước (5927 tỷ đồng). Trong đó: Công nghiệp trung ương 804 tỷ, tăng 36,4% so CK, địa phương 4.050 tỷ, tăng 35,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2.846 tỷ, tăng 20,8%. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 gấp 2,03 lần năm 2005 cụ thể như sau: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 đạt 15.600 tỷ đồng, tăng 23,5 % so cùng kỳ, đạt KH năm. Trong đó: Công nghiệp nhà nước 1.417 tỷ, tăng 37,3% CK, công nghiệp ngoài nhà nước 8.363 tỷ, tăng 17,8% CK và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 5.820 tỷ, tăng 29,3% CK năm trước.
Tổng mức lưu chuyển hành hóa bán lẻ hàng năm tăng (năm 2005 tăng 18,1% so cùng kỳ, năm 2008 tăng 26,1% so cùng kỳ), chủ yếu đói với các mặt hàng như ăn uống, chất đốt, vật liệu xây dựng, nhà ở, điện nước…
Kết cấu hạ tầng có sự chuyển biến rõ rệt, mạng lưới giao thông được cải tạo nâng cấp, dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa phát triển đa dạng, chất lượng vận tải hành khách được nâng lên, lượng hành khách sử dụng phương tiện xe buýt ngày một tăng. Bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển, mạnh lưới viễn thông tiếp tục được mở rộng, chất lượng được nâng lên, giá cước giảm, nên số thuê bao tăng nhanh, toàn tỉnh trong năm 2008 hiện có 610 nghìn máy, mật độ thuê bao internet đạt 0,5 thuê bao/100 dân, 100% trung tâm huyên, thị xã và các khu công nghiệp đã có mạng truyền dẫn cáp quang.
Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 1,2 lần so với năm 2007; 1,6 lần so với năm 2006 và 2,1 lần so với năm 2005. Cụ thể trong năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 443 triệu USD, đạt 101,8%kh, tăng 20,2% so CK. Trung bình mỗi năm 2005-2008 đã tạo ra khoảng 2,3 vạn lao động thường xuyên, từ năm 2005-2008 đã tạo thêm khoảng 93.090 lao động.
Tài chính, tín dụng: Nguồn thu ngân sách trong những năm gần đây tăng nhanh, bình quân thu ngân sách hàng năm giai đoạn 2005-2008 đạt trên 1,3 nghìn tỷ đồng. Tính đến năm 2008, năm 2008 là năm thu ngân sách đạt cao nhất, cụ thể ngân sách đạt 1.765 tỷ đồng, đạt 114,2% KH tỉnh giao, tăng 24,5% so CK;trong đó: Thu xuất, nhập khẩu 560 tỷ đồng, đạt 124,4% KH, tăng 4,9% so CK; Thu nội địa 1.200 tỷ đồng, đạt 110,1% so KH, tăng 36,6% so CK; Thu xổ số kiến thiết 5 tỷ đống, đạt KH. Nguồn thu ngân sách trong những năm gần đây tăng nhanh nhờ những chính sách thu hút đầu tư kịp thời, đúng hướng và do sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp đã triển khai các biện pháp một cách hiệu quả, nên đã đạt kết quả cao.
Việc chi ngân sách về cơ bản đảm bảo đúng dự toán; kiên quyết thực hiện cắt giảm những khoản mua sắm ôtô, phương tiện, tài sản có giá trị lớn, sửa chữa trụ sở làm việc; hạn chế tối đa các khoản chi hội nghị, hội thảo, lễ hội, tổng kết, đón nhận huân, huy chương, danh hiệu thi đua; tiết kiệm trong việc sử dụng điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng, dầu; chi miễn giảm thủy lợi phí; đảm bảo kịp thời cho các đối tượng chính sách…Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tài chính, kiểm tra nội bộ với từng đơn vị sử dụng ngân sách. Tổng chi ngân sách địa phương lần lượt từ năm 2005 đến 2008 là: 1.164 tỷ đồng; 1.243 tỷ đồng; 1.686 tỷ đồng; 1979,6 tỷ đồng.
Hệ thống ngân hàng và quỹ tín dụng phát triển ổn định về tổ chức mạng lưới và có những giải pháp phù hợp với thực tế của địa phương, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn và dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn tỉnh.
Về văn hóa xã hội, công tác giáo dục được chăm lo nhiều hơn, tỷ lệ phổ cập giáo dục đạt 100%, dân trí từng bước được nâng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Trong giai đoạn từ nay đến 2010, toàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh CNH-HĐH, vượt qua khó khăn thử thách, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa , cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực. Từng bước tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội và nâng cao tích lũy nội bộ nền kinh tế, đảm bảo các yếu tố phát triển bền vững, tạo tiền đề vững chắc phát triển kinh tế xã hội cao hơn. Tập chung giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện đới sống nhân dân, nâng cao chất lượng đào tạo và các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao. Đảm bảo quốc phòng vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
II. Tình hình thu hút FDI tại Hưng Yên từ năm 2005-2008.
1. Quy mô FDI.
Với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành trong hoạt động thu hút FDI trong thời gian qua, Hưng Yên đã đạt được những kết quả những kết quả đáng khích lệ trong lĩnh vực này điều này được thể hiện trước hết qua quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh.
Tính từ 1997 đến trước năm 2005, Hưng Yên chỉ mới có 39 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 264.032 nghìn USD. Trong đó giai đoạn từ năm 2005-2008 tình hình thu hút FDI có sự thay đổi lớn cả về chất lượng và số lượng so với trước năm 2005, trong giai đoạn này Hưng Yên đã thu hút được 121 dự án với tổng vốn đầu tư là 918.424 nghìn USD. Riêng trong 2008, Hưng Yên đã thu hút được 50 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 472,006 nghìn USD. Như vậy riêng trong năm 2008 số dự án FDI xấp xỉ bằng số dự án FDI của cả giai đoạn 1997-trước 2005, tổng vốn đầu tư của năm 2008 gấp 1,8 lần so với cả giai đoạn từ 1997-trước 2005. Điều này thể hiện long tin của các nhà đầu tư nươc ngoài khi tiến hành đầu tư trên địa bàn tỉnh đồng thời cũng cho thấy Hưng Yên cũng là một địa bàn có nhiều tiềm năng và hấp dẫn đối với các nhà đàu tư nước ngoài. Tình hình thu hút vốn FDI của Hưng Yên được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên từ năm 2005-2008.
Đơn vị: Nghìn USD.
Thời gian
Dự án FDI
Số lượng
Vốn đầu tư
Năm 2005
12
23.000
Năm 2006
27
231.236
Năm 2007
32
192.181
Năm 2008
50
472.007
Tổng
121
918.424
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên.
Qua số liệu các năm của bảng 2.3, năm 2006 có số dự án được cấp phép tăng gấp 2,25 lần so với năm 2005, tuy nhiên tổng vốn đăng ký đã tăng mạnh (gấp 10,054 lần). Đây là một kết quả hết sức đáng mừng bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự tăng mạnh về cả lượng cũng như chất. Năm 2006 là những năm đầu của hội nhấp, như vậy kết quả thu hút FDI năm 2006 đã cho thấy khả năng hội nhập của Hưng Yên là rất tốt, đồng thời nó cho thấy sự lớn mạnh về toàn diện của Hưng Yên. Đến năm 2007 số lượng dự án tăng gấp 1,185 lần năm 2006, mức độ yếu hơn so với giai đoạn 2005-2006, tương ứng tổng vốn đăng ký giảm so với năm 2006 nhưng không đáng kể. Năm 2008 số dự án được cấp phép tăng gấp 1,5625 lần so với 2007, tương ứng là tổng vốn đăng ký tăng gấp 2,456 lần. Mặc dù năm 2008 cả thế giới bị ảnh hưởng lớn của cuộc suy thoái kinh tế, nhưng cả về tổng số dự án cũng như tổng vốn đăng ký vào Hưng Yên đều tăng mạnh so với năm 2007. Điều đó chứng tỏ rằng công tác xúc tiến được làm tương đối tốt, các chiến lược thu hút đầu tư hiệu quả…Quan trọng hơn Hưng yên đã khẳng định được vị trí và ưu thế của mình trong công tác thu hút đầu trực tiếp nước ngoài nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Như vậy tính đến hết tháng 12 năm 2008, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên đại bàn tỉnh là 121 dự án với tổng vốn đăng ký là 918.424 nghìn USD. Đây là kết quả của các chủ chương khuyến khích đầu tư của tỉnh trong thời gian qua với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi trong hoạt động thu hút FDI. Mặc dù chưa thực sự tương xứng với các tiềm năng thế mạnh của địa phương nhưng đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy các biện pháp nhằm thu hút FDI của Hưng Yên đang đi đúng hướng.
Đồ thị 1: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên từ năm 2005-2008.
2. Cơ cấu FDI.
Giai đoạn từ năm 2005-2008, Hưng Yên đã cấp giấy phép cho 121 dự án FDI với tổng vốn là 918.424 nghìn USD, trong đó hầu hết các dự án đều có quy mô không lớn. Mức vốn bình quân cho một dự án là 7.590 nghìn USD, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp phụ tùng ôtô; may mặc xuất khẩu; điện tử điện lạnh; cơ khí.
Xét cơ cấu vốn đầu tư theo nghành trong giai đoạn từ năm 2005-2008, khu vực FDI mới chỉ tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp là chính, các ngành nông nghiệp và dịch vụ đã có một số lĩnh vực được đầu tư vẫn còn bỏ ngỏ. Đây không chỉ là thực trạng tại Hưng Yên mà còn đối với tình hình đầu tư trực tiếp nói chung của Việt Nam. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài-Bộ kế hoạch và Đầu tư thì nguồn vốn FDI đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm tới 60,20%, tiếp tục đến ngành dịch vụ-thương mại chiếm 34,43%, số dự án đầu tư, số dự án đầu tư vào ngành nông nghiệp không phải là nhỏ nhưng số vốn đầu tư tương ứng lại ít, chỉ đạt 5,37% trong tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Điều này phản ánh tính mất cân đối trong cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam theo ngành sản xuất.
Tổng vốn FDI năm 2005 chiếm 8,7 % tổng vốn đầu tư xã hội; năm 2006, FDI chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư xã hội. Trong 2 năm 2005 và 2006 toàn bộ FDI chỉ tập chung vào ngành công nghiệp. Một trong các nguyên nhân dẫn đến việc này là do: tỉnh chủ trương tập chung thu hút vào các lĩnh vực cần nhiều vốn, cơ sở hạ tầng chưa thể đầu tư đồng bộ cho cả 3 ngành trong khi tích lũy của nền kinh tế của tỉnh chưa cao, dựa vào nhũng thuận lợi trước mắt mà chưa có những quy hoạch mang tính chiến lược…. Đến năm 2007 và 2008 các dự án FDI đầu tư vào tỉnh đã có sự thay đổi cả về quy mô, số lượng, đồng thời cơ cấu đầu tư theo khu vực kinh tế cũng có sự thay đổi. Năm 2007 và 2008 FDI đều chiếm 18% tổng vốn đầu tư xã hội, trong 2 năm này FDI đã xuất hiện cả trong nông nghiệp và trong dịch vụ, tuy nhiên đây cũng chỉ mang tính chất khởi đầu bởi trên thực tế đây là một kết quả chưa cao. Năm 2007 là năm có sự đột biến FDI đã đầu tư cả 3 lĩnh vực, đây là kết quả của sự trưởng thành trong công tác xúc tiến đầu tư, công tác quản lý, điều kiện về cơ sở hạ tầng, các chính sách ngày càng tạo thuận lợi và điều kiện thuận cho các nhà đầu tư…Tóm lại FDI đã bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển cho ngân sàch của địa phương. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng năm (2005-2008) đóng góp khoảng 14% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Hưng Yên, đây là khối lượng vốn không nhỏ, cho phép tỉnh có điều kiện đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cho sự phát triển vững chắc sau này.
Bảng 4: Vốn FDI trên địa bàn tỉnh phân theo khu vực kinh tế.
Đơn vị: Nghìn USD.
Năm
Tổng số
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
2005
23.000
0
23.000
0
2006
231.236
0
231.236
0
2007
192.181
4.000
116.181
72.000
2008
472.007
0
468,071
3.936
Tổng
918.424
4.000
838488
75.936
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực công nghiệp, vốn đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp điện tử (36,67%), may mặc xuất khẩu (8,69%), cơ khí (8,48%), phụ tùng ô tô (6,91%), còn lại các ngành khác như: Chế biến thức ăn gia súc, nhựa, hóa chất, vật liệu xây dựng, gốm sứ…chiếm một tỉ lệ nhỏ.
Bảng 5 : Loại hình dự án FDI phân theo nghành nghề kinh doanh chính giai đoạn từ năm 2005-2008.
Hình thức
Số lượng DA
Tổng vốn đầu tư
(tỷ đồng)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Tổng vốn
cơ cấu (%)
Điện tử, điện lạnh
14
11,57
336767
36,67
Cơ khí
21
17,36
77906
8,48
May, giầy
25
20,66
79796
8,69
Chế biến thức ăn gia súc
3
2,48
13960
1,52
Nhựa, hóa chất
9
7,44
16350
1,78
Vật liệu xây dựng
3
2,48
4555
4,50
Gốm, sứ, thủ công
3
2,48
29700
3,23
Ô tô, phụ tùng ô tô
9
7,44
63479
6,91
Xe máy, phụ tùng xe máy
3
2,48
7300
0,80
Ngành nghề khác
31
25,61
288611
31,42
Tổng
121
100,00
918,424
100,00
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên.
Xét theo hình thức đầu tư, FDI chủ yếu được đầu tư dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trong tổng số 121 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh giai đoạn 2005-2008 với tổng vốn đầu tư 918,424 nghìn USD thì hai hình thức đầu tư này chiếm 96,7% tổng số các dự án có liên quan tới FDI và 97,72% trong tổng vốn FDI vào Hưng Yên.
Bảng 6: Cơ cấu vốn FDI phân theo hình thức đầu tư của Hưng Yên giai đoạn từ năm 2005-2008.
Loại hình
Số DA
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Vốn đầu tư (triệu USD)
Số lượng
Vốn đầu tư
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
99
780.859
81,82
85,02
Doanh nghiệp liên doanh
18
116.615
14,88
12,70
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
4
20.950
3,30
2,28
Tổng
121
918.424
100,00
100,00
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên.
Hình thức đầu tư vào doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài phát triển mạnh vì đây là hình thức các nhà đầu tư có quyền độc lập, tự quyết các chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp và một nguyên nhân nữa đó là do các đối tác phía Việt Nam làm ăn kém hiệu quả - làm cho FDI dưới dạng 100% vốn nước ngoài tăng lên, giai đoạn 2005-2008 trên địa bàn tỉnh Hưng yên có 99 dự án dưới hình thức này với vốn tương ứng 780.859 nghìn USD chiếm 85,02% tiếp theo là đầu tư dưới hình thức công ty liên doanh có 18 dự án với tổng vốn đầu tư là 116.615 nghìn USD chiếm 12,70% trong tổng các dự án FDI phân theo hình thức đầu tư.
Đồ thị 2: Vốn FDI phân theo hình thức đầu tư của Hưng Yên từ năm 2005-2008.
Nếu xét theo địa bàn đầu tư thì các doanh nghiệp có vốn FDI tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc của tỉnh, nơi tập trung nhiều các KCN: Như Quỳnh A, Như Quỳnh B, Phố Nối A, Phố Nối B, Minh Đức. Vì đây là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, hơn nữa ở đây là các địa bàn nằm trong quy hoạch phát triển KCN đã được Chính phủ và UBND tỉnh phê duyệt. Với những ưu thế trên, khu vực này đã trở thành một địa chỉ đầu tư hấp dẫn không chỉ trong phạm vi tỉnh Hưng Yên mà của cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong 121 dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh thì có tới 59 dự án thuộc khu vực trên chiếm 48,76% tổng dự án đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên. Số dự án còn lại nằm ở các khu vực như: Tân Quang, Thăng long, và một số huyện của tỉnh Hưng Yên.
Bảng 7: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo nhà đầu tư giai đoạn từ năm 2005-2008.
Nước
Số dự án
tỷ lệ (%)
Số lượng
Vốn đầu tư
(Nghìn USD)
Số lượng
Vốn đầu tư
(Nghìn USD)
Hàn Quốc
53
270.939
43,80
29,50
Nhật Bản
24
459.461
19,83
50,03
Trung Quốc
21
117.085
17,36
12,75
Đài Loan
3
5.213
2,48
0,57
Hà Lan
3
7.473
2,48
0,81
Đức
3
2.132
2,48
0,23
Bruney
2
6.000
1,65
0,65
Mauritius
2
3.500
1,65
0,38
Anh
2
3.300
1,65
0,36
Thái Lan
2
4.300
1,65
0,47
Các nước Khác:
Hoa kỳ, Úc, Italia,
Thụy Điển,
pháp, Thụy sỹ
6
38.921
4,96
4,24
Tổng
121
918.424
100,00
100,00
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên.
Từ bảng 7 cho thấy Hàn Quốc là nước có số dự án đầu tư vào tỉnh Hưng Yên là lớn nhất chiếm 43,80 % tổng số dự án đầu tư, sau đó tới Nhật Bản (19,83), Hàn Quốc (17,36),…các nước khác. Mặc dù số lượng dự án của Nhật Bản trên địa bàn Hưng Yên nhỏ hơn của Hàn Quốc nhưng tổng số vốn (chiếm 50,03% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) đưa vào Hưng Yên lại lớn hơn Hàn Quốc và cũng là nước đứng đầu về lượng vốn đầu tư trực tiếp vào tỉnh Hưng Yên. Sau đó tới các nước là: Hàn Quốc (29,50%), Trung Quốc (12,75%)…Tóm lại, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Ngoài ra còn một số dự án của: Đức, Hà Lan, Thái Lan, Anh, Pháp, Mỹ, Úc…
III. Tác động của FDI đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của Hưng Yên.
1.Tác động tới tăng trưởng kinh tế.
Trong giai đoạn 2005-2008, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hưng Yên có xu hương tăng cao mà hầu hết đều tập trung vào các công nghiệp, chính điều này đã kéo theo sự phát triển của các khu vực đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh, tạo ra môi trường cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế của Hưng Yên nói chung. Sự xuất hiện và phát triển của khu vực đầu tư nước ngoài đã làm cho các khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh trong địa bàn tỉnh trở nên năng động hơn để có thể giữ được thị trường của mình. Động thái tích cưc này đã làm tăng tính cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hưng Yên, nhất là kinh tế công nghiệp. Do đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng đều ở các khu vực; số doanh nghiệp di vào hoạt động tăng nhanh; một số doanh nghiệp lớn trong nước có khối lượng sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, kinh doanh ổn định và tăng trưởng cao như: Công ty thép Hòa Phát, Công ty cổ phần thực phẩm Kinh Đô… Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có những chiến lược tiêu thụ sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, tăng cương năng lực cạnh tranh, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ được mở rộng, nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường trong và ngoài nước như: Xe máy, quần áo may sẵn, thép xây dựng, thức ăn gia súc…
Trong giai đoạn từ năm 2005-2008 giá trị sản xuất công nghiệp do khu vực đầu tư nước ngoài đã tạo ra tăng nhanh chiếm tỷ trọng lớn, khoảng trên 35,7% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI là 2.694,398 tỷ đồng đến năm 2008 đã tăng lên 5.820 tỷ đồng. Tuy nhiên tác động quan trọng hơn cả đó là sự xuất hiện của khu vực đầu tư nước ngoài đã mang lại môi trường cạnh tranh thực sự cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đồng thời là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hưng Yên.
Bảng 8: Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn từ năm 2005-2008 của tỉnh Hưng Yên phân theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: tỷ đồng
Thành Năm
phần kinh tế
2005
2006
2007
2008
- Kinh tế Nhà nước.
823,021
779,627
1.031,806
1.417,000
- Kinh tế ngoài Nhà nước.
4.161,312
5.646,756
7.099,184
8.363,000
+ Tập thể.
10,075
9,300
9,045
9,199
+ Cá thể.
601,493
742,762
950,305
1.129,000
+ Tư nhân.
354,974
4.894,694
6.140,104
7.244,801
- Khu vực kinh tế ĐTNN.
2.694,398
3.425,202
4.500,284
5.820,000
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên.
Đồ thị 3: Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn từ năm 2005-2008 của tỉnh Hưng Yên phân theo thành phần kinh tế.
Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất trên địa bàn, GDP của tỉnh có xu hướng phát triển không ngừng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2005 – 2008 đạt 13,71%. Trong đó, khối ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 4,81%, khối ngành công nghiệp đạt 27,48% và khối ngành dịch vụ là 16,05%.
Giai đoạn từ năm 2005-2008 các dự án FDI Tập trung chủ yếu tới khu vực công nghiệp, cụ thể tập trung chủ yếu tới các lĩnh vực như: cơ khí, điện tử… như vậy FDI đã đóng góp tích cực vào việc làm tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, từ đó làm cho tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp tăng mạnh. Sự xuất hiện của các dự án FDI đã kéo theo cơ sở hạ tầng trong khu vực công nghiệp phát triển mạnh theo hướng hiện đại, đồng bộ… Và đây cũng chính là yếu tố khiến cho năng suất của ngành công nghiệp đạt mức cao từ đó làm tăng giá trị của ngành công nghiệp, tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp tăng mạnh.
Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng GDP của Hưng Yên phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2005-2008.
Đơn vị tính: % theo giá cố định năm 1994.
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2005-2008
GDP
12,90
13,71
13,75
12,33
13,17
N-L-TS
4,7
4,2
5,8
4,52
4.81
CN-XD
30,0
28,2
28,3
23,5
27.48
TM-DV
17,0
17,6
15,5
14,1
16.05
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên các năm từ 2005-2008.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đã đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của ngành công nghiệp, tỷ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng chậm và giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp giáp ô tô, xe máy, sản xuất các linh kiện điện tử, điện lạnh, cơ khí, lĩnh vực công nghiệp dệt may cuả Hưng Yên. Đây là sự chuyển dịch mang tính tích cực, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Hưng Yên, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá trên địa bàn tỉnh. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của Hưng yên giai đoạn 2005 - 2008 được thể hiện trong bảng 10.
Bảng 10: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của Hưng Yên.
Đơn vị tí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21474.doc