Chuyên đề Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2006 -2010

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3

1. Một số khái niệm cơ bản 3

1.1. Khái niệm về đầu tư 3

1.2. Khái niệm về đầu tư nước ngoài 4

2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 6

2.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 6

2.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 8

2.3. Các nhân tố chi phối đầu tư trực tiếp nước ngoài 11

2.4. Các lợi ích thu được từ đầu tư trực tiếp nước ngoài 12

3. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đảng và Nhà nước ta 15

3.1. Những điểm mạnh 16

3.2. Những điểm yếu 17

3.3. Những cơ hội 18

3.4. Những nguy cơ 18

Hình 2 : Đánh giá tính cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam 19

II. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP 20

1. Vai trò và đặc điểm của ngành nông – lâm – ngư nghiệp 20

1.1. Vai trò của ngành 20

1.2. Đặc điểm của ngành 21

2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển nông – lâm – ngư nghiệp 23

III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP 25

1. Các quy định về khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp 25

1.1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp 25

1.2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu 25

2. Các quy định về cấm, hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp 26

2.1. Trung Quốc 26

2.2. Thái Lan 26

2.3. Malayxia 27

3. Bài học cho Việt Nam 27

CHƯƠNG II 29

THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 29

I. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG CẢ NƯỚC 29

1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua (1988 - quý I/2006) 29

II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 31

1. Mặt tích cực 31

2. Mặt hạn chế 33

III. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP 34

1. Chính sách thu hút FDI và các cam kết quốc tế của Việt Nam 34

1.1. Chính sách thu hút FDI 34

Thuế suất thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 34

Ưu đãi về thuế nhập khẩu 36

1.2. Các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 36

2. Tình hình thu hút FDI trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp 37

2.1. Tình hình chung 37

2.2. Có cấu thu hút FDI 38

2.2.1. Cơ cấu thu hút đầu tư theo ngành 38

2.2.2. Cơ cấu hình thức đầu tư 47

2.2.3. Cơ cấu đối tác đầu tư 47

2.2.4. Cơ cấu đầu tư theo địa phương 47

IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG - LÂM – NGƯ NGHIỆP 49

1. Những thành tựu 49

2. Những mặt hạn chế 51

3. Nguyên nhân chủ yếu 54

CHƯƠNG II 57

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 -2010 57

I. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ 57

1. Bối cảnh quốc tế 57

2. Bối cảnh trong nước 58

II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI TRONG NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 59

1. Một số chỉ tiêu cơ bản 59

2. Định hướng đầu tư 61

III. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 61

1. Quan điểm 61

2. Giải pháp thu hút FDI trong nông, lâm, ngư nghiệp 62

2.1. Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quy hoạch phát triển ngành 63

2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 63

2.3. Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài 64

2.4. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư 64

2.5. Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động xúc tiến đầu tư 65

KẾT LUẬN 66

 

 

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2006 -2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh khác nhau, nhưng thường phổ biến từ 10% đến 35%. Ngoài ra, nhiều nước còn áp dụng miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực mới (Pioneer Project) hoặc mở rộng. 1.2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu - Một trong các biện pháp khuyến khích đầu tư được các nước trong khu vực áp dụng đó là ưu đãi về miễn, giảm thuế nhập khẩu. Ngoài yêu cầu hàng hoá nhập khẩu phải thuộc vốn đầu tư và trực tiếp sử dụng cho dự án, việc miễn giảm thuế nhập khẩu thường được xem xét trên cơ sở một số điều kiện nhất định khác. Ví dụ : Thái Lan chỉ miễn hoặc giảm 50% thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu để thực hiện dự án được Cơ quan quản lý đầu tư (BOI) công nhận là dự án khuyến khích đầu tư. - Hầu hết các nước trong khu vực đều miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên, vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Ví dụ : Ở Thái Lan, đối với các dự án đầu tư vào các địa bàn đặc biệt khuyến khích đầu tư và xuất khẩu ít nhất 30% sản phẩm, thì được miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu thiết yếu trong 5 năm. Còn ở Malayxia, theo quy định của luật pháp Malayxia, thì nguyên vật liệu có thuế suất thuế nhập khẩu dưới 3% thì không được miễn thuế. - Hầu hết các nước chỉ áp dụng miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị sử dụng trực tiếp trong dây chuyền sản xuất, thuộc loại trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu (về số lượng, chất lượng và giá cả). 2. Các quy định về cấm, hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp Mặc dù có nhiều biện pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung, nhưng các nước vẫn áp dụng một số quy định cấm hoặc hạn chế nhất định nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo hộ cho sản nông nghiệp trong nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, … 2.1. Trung Quốc Ở Trung Quốc chủ yếu là hạn chế theo hình thức đầu tư (liên doanh, cổ phần hoặc hợp tác liên doanh); đối với các dự án : trồng các sản phẩm gia truyền của Trung Quốc, phát triển và sản xuất ngũ cốc (có cả khoai tây), bông và cây lấy dầu bị hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài (không được chiếm đa số). Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư không có tác động tích cực đến việc tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hoặc gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái thì Trung Quốc không cấp phép đầu tư nước ngoài. 2.2. Thái Lan Ở Thái Lan, nhà đầu tư nước ngoài không được đa số cổ phần trong một số dự án nhất định : trồng lúa, trồng trọt hoặc làm vườn; trồng rừng và chế biến gỗ từ rừng tự nhiên; chiết xuất tư thảo mộc của Thái Lan; sản xuất đường từ mía; khai thác muối (kể cả khai thác muối dưới lòng đất); sản xuất đồ gỗ, đồ nội thất; chăn nuôi gia súc; đánh bắt hải sản trong vùng nước thuộc lãnh thổ Thái Lan; khai thác muối mỏ (trừ khi được Cơ quan quản lý đầu tư BOI cho phép). Ngoài ra, luật pháp Thái Lan cũng quy định một số ngành nghề chưa sẵn sàng hợp tác với nước ngoài : Đánh bắt thuỷ sản; sản xuất bột mỳ; trồng và khai thác rừng. 2.3. Malayxia Luật pháp Malayxia quy định một số dự án không được phép đầu tư nước ngoài hoặc chỉ được cấp phép với các điều kiện : Phát triển nguồn nguyên liệu trong nước Hoặc thực hiện tại một địa bàn nhất định Hoặc phải xuất khẩu từ 80% sản phẩm trở nên Những dự án này bao gồm : sản xuất dứa đóng hộp; tinh chế dầu cọ; thuốc lá điếu và thuốc lá sợi; gỗ tấm, gỗ xây dựng và gỗ dán; ép dầu cọ. Ngoài ra, đối với các dự án tinh chế đường Malayxia hoàn toàn không cấp phép đầu tư nước ngoài. Một số ngành tuy có cấp phép nhưng có sự hạn chế, như : tinh chế dầu cọ (tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài tối đa là 60%); nước chấm và đồ gia vị; bao bì giấy; mỳ sợi chế biến từ gạo. 3. Bài học cho Việt Nam Nền nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp lạc hậu, đầu tư trực tiếp nước lại có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, vì thế nên việc tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp là tất yếu khách quan. Đề khuyến khích FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích và ưu đãi dành cho các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, các điều kiện ưu đãi hoặc miễn giảm thuế ở Việt Nam còn tương đối chặt chẽ hơn. Chế độ miễn giảm thuế theo luật mới khá phức tạp. Bên cạnh đấy, việc miễn giảm thuế thu nhập đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực mới hoặc mở rộng vẫn chưa được áp dụng ở Việt Nam. Chính điều này đã hạn chế phần nào số lượng các dự án đầu tư vào Việt Nam. Thủ tục hành chính ở Việt Nam khá phức tạp, chính điều này đã gây lên tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư khi có ý định đầu tư vào Việt Nam. Vì thế, cần phải đưa ra các giải pháp nhằm cải tạo các thủ tục hành chính, làm cho thủ tục hành chính ở Việt Nam ở nên đơn giản và dễ hiểu hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Song, mặc dù nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp là rất lớn, nhưng chúng ta không nên huy động vốn đầu tư nước ngoài một cách ồ ạt. Đối với các dự án có nguy ảnh hưởng không tốt đến an ninh chính trị quốc gia, đến môi trường sinh thái, đến truyền thống văn hoá dân tộc, hoặc các dự án đầu tư trong những lĩnh vực sản xuất cần bảo hộ, … chúng ta cần có các quy định cấm hoặc hạn chế đầu tư nước ngoài. Nói tóm lại, FDI có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của toàn nền kinh tế nói chung, và đối với sự phát triển của nông nghiệp nói riêng. Vì thế việc đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt vào trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp là hoàn toàn cần thiết, và là tất yếu khách quan. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA I. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG CẢ NƯỚC 1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua (1988 - quý I/2006) Năm 1987, Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên và bắt đầu thực hiện các chính sách đổi mới. Sau gần 20 năm thực hiện, Việt Nam trở thành một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Theo Cục đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/12/2005, cả nước có khoảng 7000 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư, với tổng vốn đăng ký vào khoảng 62,7 tỷ USD. Trong đó, trừ các dự án đã hết hạn hợp đồng hoặc giải thể trước thời hạn, cả nước có 5918 dự án còn hiệu lực(*) Vốn còn hiệu lực = Vốn cấp mới + Tăng vốn - Vốn hết hạn - Vốn giải thể *) với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 50,5 tỷ USD. Tổng vốn thực hiện từ 1988 đến hết năm 2005 là gần 27 tỷ USD (chỉ tính đối với các dự án còn hiệu lực). Như vậy, tính bình quân mỗi năm có khoảng trên 400 dự án được cấp giấy phép đầu tư, với mức vốn đăng ký mới đạt trên 3,6 tỷ USD. Tuy nhiên, có thể thấy cường độ thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian qua không đều. Từ năm 1988 đến 1990 chỉ có 214 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký là 1,58 tỷ USD. Đến giai đoạn 1991 – 1995, đây được coi là thời kỳ bùng nổ của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Số dự án mới được cấp phép lên đến 1397 dự án, với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD, tổng vốn thực hiện 7,15 tỷ USD. Thời kỳ 1996 – 2000. mặc dù chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, song tổng vốn đầu tư nước ngoài đưa vào được thực hiện gấp 1,5 lần so với giai đoạn 5 năm trước. Từ năm 2001 đến nay, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đang từng bước được phục hồi, và dự kiến sẽ có xu hướng ngày càng tăng. FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng và có xu hướng ngày càng tăng, chiếm khoảng 67,3% tổng số dự án trong cả nước, và 60,7% vốn đăng ký. Các tỷ lệ tương ứng trong khu vực dịch vụ là 19,7 % và 31,9%; trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp là 13% và 7,4%. Tuy nhiên, FDI phân bố không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ. Các thành phố lớn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng điểm vẫn là những địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài. Đứng đầu là thành phố Hồ Chí Minh với tổng số dự án đầu tư là 1834 dự án, chiếm 31% số dự án trong cả nước, và vốn đăng ký đạt khoảng 12,2 tỷ USD (chiếm 24,2% tổng vốn đăng ký cả nước). Tiếp theo là Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, … Khả năng thu hút FDI của khu vực miền Nam mạnh hơn, chỉ tính riêng 4 tỉnh là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, và Bà Rịa – Vũng Tàu đã chiếm tới 62,6% tổng số dự án đầu tư, tương ứng với 56,4% tổng vốn đăng ký. Còn khu vực miền Bắc thu hút được ít hơn, và chủ yếu tập trung vào các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Dương. Về đối tác đầu tư, tính đến cuối năm 2005, có 73 nước có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, các nước Châu Á vẫn là những đối tác đầu tư chính vào Việt Nam. Các nước Châu Á chiếm trên 75% tổng số dự án và khoảng 65% tổng vốn đăng ký. Các nước Châu Âu chỉ chiếm gần 10% số dự án và khoảng 19% vốn đăng ký. Hoa Kỳ chiếm 4,39% số dự án và 2,88 vốn đăng ký. Còn lại là các nước khác. Về hình thức đầu tư, hình thức doanh nghiệp liên doanh có tỷ trọng lớn nhất, tuy chỉ chiếm 22,24% số dự án, nhưng chiếm tới 41,32% vốn thực hiện. Trong thời gian gần đây, hình thức 100% vốn nước ngoài có xu hướng ngày càng gia tăng. Từ năm 1988 đến nay, cả nước có khoảng 4404 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài, và chiếm 36,6% vốn thực hiện. Số dự án và vốn còn lại thuộc hình thức hợp đồng hợp tác liên doanh và B.O.T. Trong 3 tháng đầu năm 2006, mặc dù chịu nhiều tác động của các yếu tố bất lợi, nhưng nhìn chung các chỉ tiêu của khu vực đầu tư nước ngoài đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong quý I/2006, trong cả nước có 215 dự án mới được cấp giấy phép đầu tư, với vốn đăng ký khoảng 1,63 tỷ USD. Phần lớn các dự án tập trung trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, và thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục dẫn đầu trong cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài. Mặc dù tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã được phục hồi, nhưng theo đánh giá chung, xu hướng này chưa thực sự vững chắc, và chưa ổn định qua các năm. Kết quả thu hút FDI chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu huy động vốn cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Thực trạng này đang đòi hỏi phải tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, năng lực quản lý và cạnh tranh thu hút FDI của nước ta. II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 1. Mặt tích cực - Trong giai đoạn qua, khu vực sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định, góp phần quan trọng vào đảm bảo ổn định chính trị - xã hội. Giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân khoảng 5,4%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 4,3%, lâm nghiệp tăng 1,3%, thuỷ sản tăng 10,7%. - Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế chung. Sự thay đổi được thể hiện rõ trong ngành trồng trọt. Ngành trồng trọt đã dần từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá, gắn liền với thị trường, chất lượng và giá trị sản phẩm được nâng cao. Diện tích gieo trồng cây lương thực và môt số cây trồng giảm. Tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực giảm (từ 61% xuống dưới 58%), nhưng sản lượng vẫn tiếp tục tăng, nhờ quá trình thâm canh và áp dụng công nghệ mới. Do đó vấn đề an ninh lương thực, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu vẫn được đảm bảo. Tỷ trọng các loại cây công nghiệp có lợi thế cho xuất khẩu (như cao su, điều, hồ tiêu, cây ăn quả, …) đều phát triển và tăng mạnh. - Ngành chăn nuôi phát triển tương đối mạnh, quy mô và chất lượng ngày càng tăng. Đàn lợn tăng bình quân trên 5%/năm, đàn bò sữa tăng bình quân hơn 20%/năm, đặc biệt là quy mô đàn gia cầm cũng tăng trên 1,5%/năm mặc dù chịu nhiều thiệt hại do dịch cúm. Sản lượng thịt hơi các loại tăng với tốc độ trên 7%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng quy mô đàn, một phần do chất lượng đàn gia súc đã được cải thiện đáng kể so với trước. - Ngành lâm nghiệp tiếp tục chú trọng vào vấn đề bảo vệ rừng tự nhiên và trồng rừng mới. Hoạt động lâm nghiệp ngày càng được xã hội hoá. Diện tích trồng rừng mới qua các năm tăng lên rõ rệt, tăng bình quân gần 1%/năm. Độ che phủ rừng tăng từ 33,7% năm 2000 lên khoảng 38% năm 2005. - Ngành thuỷ sản phát triển nhanh nhất, đặc biệt là nuôi trồng. Quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành thuỷ sản diễn ra khá mạnh, chuyển từ khai thác tự nhiên là chủ yếu sang nuôi trồng. Nghề nuôi trồng thuỷ sản cơ bản chuyển sang sản xuất hàng hoá, nuôi các loài hải sản có giá trị xuất khẩu cao, giải quyết được việc làm và nâng cao đời sống cho nhân dân. Tỷ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong toàn ngành nông – lâm – ngư nghiệp tăng từ 15,6% năm 2000 lên đến khoảng 21,1% năm 2005. Sản lượng thuỷ sản năm 2005 tăng 1,5 lần so với năm 2000. - Kinh tế nông thôn trong các năm qua tiếp tục chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá các ngành nghề, tăng dần tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất thuần nông. Trong 5 năm qua, tỷ trọng công nghiệp trong kinh tế nông thôn tăng bình quân 6%/năm, tỷ trọng dịch vụ tăng hơn 4%, trong khi tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp giảm khoảng 10%. Quan hệ sản xuất cũng có sự chuyển biến tích cực. Kinh tế trang trại được hình thành và phát triển với quy mô đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển, cùng với việc ra đời của các khu công nghiệp đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong nhân dân, tạo việc làm, góp phần vào xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. - Trình độ tổ chức sản xuất nông nghiệp được tăng lên rất nhiều, việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất mới đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đến nay, có hơn 90% diện tích lúa, 60% diện tích mía, 80% diện tích ngô, cây ăn quả, bông, … được dùng giống mới. - Năng lực sản xuất, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp từng bước được tăng cường. Cơ sở hạ tầng được chú ý đầu tư nhiều hơn, và được nâng cấp, mở rộng. Hệ thống các công trình kỹ thuật được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều. - Nền sản xuất từng bước được hội nhập với khu vực và thế giới, vị thế của nền nông nghiệp Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Một số nông sản của Việt Nam chiếm được một thị phần hết sức quan trọng trên thị trường quốc tế (gạo, cà phê, điều, hạt tiêu …) . Sản phẩm của nông nghiệp Việt Nam ngày càng có mặt nhiều trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành tương đối cao, tăng bình quân 12%/năm. 2. Mặt hạn chế Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình phát triển nông nghiệp ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế : - Các phương thức sản xuất tiên tiến chậm được áp dụng trên diện rộng, năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng sản phẩm còn thấp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn chưa được thực hiện một cách bài bản. Cơ sở hạ tầng ở nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. - Tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, nhất là ở các làng nghề truyền thống vẫn chưa được giải quyết. Vấn đề việc làm ở nông thôn vẫn còn là vấn đề bức xúc. Các dịch vụ cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của sản xuất nông nghịêp vẫn chưa được tổ chức tốt. III. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP 1. Chính sách thu hút FDI và các cam kết quốc tế của Việt Nam 1.1. Chính sách thu hút FDI Việt Nam vốn là nước nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nên trong chính sách thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản và phát triển nông thôn luôn được coi là các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam luôn khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực nuôi, trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, các dự án chế biến nguyên liệu và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam, dự án sản xuất hàng xuất khẩu. Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực này. Các chính sách này chủ yếu được áp dụng dưới các hình thức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu và miễn giảm tiền thuê đất. Cụ thể như sau : Thuế suất thu nhập doanh nghiệp ưu đãi Nhà nước ta áp dụng mức thuế suất ưu đãi 20% đối với các dự án trong 10 năm, miễn trong 2 năm và giảm tiếp 50% trong 3 năm tiếp theo. Trong luật đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam quy định mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi đối với các dự án : - Các dự án đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ; các chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản; các dự án cung cấp dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Các dự án chế biến nông, lâm, thuỷ sản bao gồm : các dự án chế biến nông sản từ nguồn nguyên liệu trong nước (chế biến gia súc, gia cầm); sản xuất thức ăn gia cầm, gia súc, thuỷ sản; chế biến và bảo quản rau quả; sản xuất sữa lỏng và các sản phẩm chiết xuất từ sữa; sản xuất bột thô; sản xuất dầu, tinh bột, chất béo từ thực vật; sản xuất nước uống đóng chai, đóng hộp từ hoa quả; chế biến, bảo quản thuỷ sản; sản xuất bột giấy, giấy bìa, ván nhân tạo trực tiếp từ nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản trong nước. - Các dự án trồng rừng, tái sinh rừng; trồng rừng lâu năm trên vùng đất hoang hoá, đồi, núi trọc. Các dự án trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả trên các vùng đất hoang. Các dự án khai hoang phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Các dự án làm muối (sản xuất, khai thác, tinh chế muối). Dự án về nuôi trồng thuỷ sản ở vùng nước chưa được khai thác. - Các dự án cung cấp dịch vụ hỗ trợ trồng cây nông nghiệp, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp; hoạt động hỗ trợ chăn nuôi; hoạt động hỗ trợ lâm nghiệp; dịch vụ thuỷ sản; dịch vụ bảo vệ vật nuôi; nhân và lai tạo giống; dịch vụ bảo quản nông, lâm, thuỷ sản; dự án xây dựng kho bảo quản nông, lâm, thuỷ sản. - Các dự án cung ứng công nghệ mới về sinh học trong sản xuất cây giống, phân bón sinh học, thuốc trừ sâu sinh học, vắc xin thú y. - Những dự án đầu tư vào các ngành nghề khác như : trồng mía, trồng bông, trồng chè phục vụ công nghiệp chế biến; sản xuất giống cây trồng vật nuôi; sản xuất tơ sợi các loại; trồng cây dược liệu; thuộc, sơ chế da; đầu tư sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc phòng và chữa bệnh cho động vật và thuỷ sản; đầu tư sản xuất máy phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, máy chế biến thực phẩm; các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có quy mô trang trại; sản xuất vật liệu tổng hợp thay gỗ, than hoạt tính, sản xuất phân bón; các ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Ngoài ra, nước ta còn áp dựng mức thuế suất ưu đãi hơn cho các dự án trên (15% trong 12 năm, miễn 2 năm và giảm tiếp 50% trong 7 năm tiếp theo) nếu các dự án được thực hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Đặc biệt đối với các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, ở miền núi được hưởng ưu đãi cao nhất (10% trong 15 năm, miễn 4 năm và giảm tiếp 50% trong 8 năm tiếp theo). Ưu đãi về thuế nhập khẩu Tại Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, các ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực này được quy định cụ thể như sau : - Miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu sản xuất trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với các dự án nông, lâm, nghiệp thuộc danh mục khuyến khích đầu tư hoặc đầu tư vào những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. - Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên, vật liệu nhập khẩu để thực hiện dự án sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, nông dược đặc chủng được phép nhập khẩu để thực hiện các dự án nông, lâm, ngư nghiệp. - Miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và vật tư nhập khẩu để sản xuất nông sản cho xuất khẩu. 1.2. Các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp Trong khuôn khổ quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết xoá bỏ các yêu cầu nói trên ngay tại thời điểm gia nhập WTO. Việc xoá bỏ trợ cấp bị cấm dưới hình thức ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích xuất khẩu và sử dụng hàng nội địa đang được đàm phán theo hướng duy trì một thời gian quá độ nhất định phù hợp với điều kiện của một nước đang phát triển. Theo quy định tại Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA), Việt Nam cam kết sẽ xoá bỏ hoàn toàn yêu cầu bắt buộc phát triển nguồn nguyên liệu trong nước đối với các dự án sản xuất mía đường, dầu thực vật, sữa, gỗ. 2. Tình hình thu hút FDI trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp 2.1. Tình hình chung Sau gần 20 năm thực hiện Luật đầu nước ngoài, FDI vào nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, và có tác động đáng kể cho sự phát triển lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Tính đến 20/12/2005, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thu hút được gần 1000 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư, với tổng vốn đăng ký trên 4 tỷ USD. Trong đó, có 772 dự án còn có hiệu lực với tổng vốn đăng ký 3,73 tỷ USD, chiếm 13,04% số dự án và 7,38% vốn đầu tư đăng ký trong cả nước. Tính bình quân, toàn ngành thu hút bình quân mỗi năm khoảng 57 dự án. Thực tế, nhịp độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp trong thời gian qua không đều, cao nhất vào năm 1995, nhưng trong giai đoạn 1996 – 2000 đã giảm xuống chỉ còn bằng 50% của giai đoạn trước, và từ năm 2001 trở lại đây, vốn đầu tư nước ngoài chỉ bằng 50% của thời kỳ 1991 – 1995. Cơ cấu thu hút FDI trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với yếu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Từ năm 1994 đến nay, nguồn vốn FDI được thu hút khá đồng đều vào các lĩnh vực trồng trọt, chế biến lâm sản, sản xuất đường mía, trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy, sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong khi đó giai đoạn đầu FDI chủ yếu tập trung hướng vào lĩnh vực chế biến gỗ và các loại lâm sản. Các địa bàn là những vùng có nguyên liệu truyền thống, có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp cho việc phát triển các nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy được phần lớn các nhà đầu tư đặc biệt chú trọng và quan tâm. Đa số các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp là những dự án có quy mô nhỏ và gắn liền với nguồn nguyên liệu của địa phương (trừ một số dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, dự án trồng rừng và chế biến nguyên liệu giấy, các dự án sản xuất mía đường là có quy mô lớn, hàng chục triệu USD). Nguồn vốn đầu tư nước ngoài được thu hút vào Việt Nam chủ yếu dưới hai hình thức : Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, còn hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Bên cạnh đấy, phần lớn các ngành trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp không thuộc vào danh mục đầu tư có điều kiện, nên có gần 2/3 số dự án là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Phần lớn chủ đầu tư của các dự án 100% vốn nước ngoài là các nước Châu Á (Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapo), ngoài ra có thêm Pháp và Mỹ. Còn trong hình thức liên doanh thì có đến gần 90% số dự án là của Pháp và các nước Châu Âu. Bên cạnh đấy, lĩnh vực nông nghiệp đã thu hút và tạo được việc làm cho gần 80 nghìn lao động trực tiếp, chưa kể đến số lượng lớn các lao động trong khu vực nông nghiệp chăn nuôi, trồng trọt để cung cấp sản phẩm cho ngành chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc, cũng như các lao động thời vụ. 2.2. Có cấu thu hút FDI 2.2.1. Cơ cấu thu hút đầu tư theo ngành Trong những năm gần đây, cơ cấu thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Giai đoạn đầu, khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế và ban hành Luật đầu tư nước ngoài, khi đó phần lớn các dự án FDI đều chủ yếu tập trung vào các dự án chế biến gỗ và lâm sản. Tuy nhiên từ năm 1994 trở lại đây, nguồn vốn này được thu hút đồng đều hơn vào các lĩnh vực khác. Bảng : Cơ cấu đầu tư trong nội bộ ngành nông nghiệp Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ngành trồng trọt và chế biến nông sản Tính đến ngày 20/12/2005, lĩnh vực trồng trọt và chế biến lâm sản đã thu hút được khoảng trên 240 dự án đầu tư nước ngoài (kể cả các dự án đã hết thời hạn hoặc bị giải thể trước thời hạn), với tổng vốn đăng ký vào khoảng 1,5 tỷ USD, và vốn thực hiện trên 835 triệu USD. Tính bình quân mỗi năm trên địa bàn cả nước có 14 dự án được cấp giấy phép đầu tư. Các dự án chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực trồng chè, rau, hoa quả, … Quy mô của các dự án này khá nhỏ, chỉ khoảng 3,5 triệu USD/năm. Các dự án trồng hoa quả và rau tuy có quy mô nhỏ, nhưng triển khai tốt, song tương đối phát triển và doanh thu khá ổn định (như các dự án trồng rau tại Hoà Bình, hay các dự án trồng hoa quả ở Đà Lạt). Tốc độ triển khai của các dự án trồng chè chậm và gặp nhiều khó khăn hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do yêu cầu của vùng nguyên liệu đòi hỏi phải có diện tích lớn và tập trung, điều này dẫn đến vướng mắc trong việc giải quyết vấn đề đất đai, và tranh chấp trong giải phóng mặt bằng với nhân dân và các tổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28252.doc
Tài liệu liên quan