MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 2
1. Giới thiệu chung 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2
1.2 Chức năng của công ty 3
1.3 Nhiệm vụ của công ty 3
1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các thời kỳ 4
1.5 Cơ cấu tổ chức của Công ty 9
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phê của DN 11
1.6.1 Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 11
1.6.1.1 Nhân tố pháp luật 11
1.6.1.2 Yếu tố văn hóa xã hội 12
1.6.1.3 Nhân tố kinh tế 12
1.6.1.4 Nhân tố về nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên 13
1.6.1.5 Nhân tố về khoa học công nghệ 13
1.6.1.6 Nhân tố về chính trị 13
1.6.1.7 Nhân tố cạnh tranh quốc tế 14
1.6.1.8 Tỷ giá hối đoái 14
1.6.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô 15
1.6.2.1 Nhân tố tài chính 15
1.6.2.2 Nhân tố lao động 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 17
2.1 Thực trạng sản xuất cà phê của Việt Nam 17
2.1.1 Diện tích và sản lượng cà phê 17
2.1.2 Đánh giá chung 19
2.1.3 Sức cạnh tranh cà phê Việt Nam so với các nước khác cùng xuất khẩu vào thị trường Mỹ 21
2.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ của công ty cổ phần Intimex Việt Nam 22
2.2.1 Hoạt động thu mua cà phê 22
2.2.2 Công tác chế biến xuất khẩu cà phê 23
2.2.3 Công tác xuất khẩu 24
2.2.4 Thực trạng các phương thức xuất khẩu của công ty cổ phần Intimex Việt 25
2.2.4.1 Phương thức xuất khẩu trực tiếp 25
2.2.4.2 : Xuất khẩu cà phê theo phương thức giao xa 26
2.2.4.3: Phương thức giao dịch qua sàn 26
2.2.5 Kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Intimex Việt Nam 28
2.2.6 Cơ cấu sản phẩm 29
2.2.7 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần Intimex Việt Nam 30
2.2.8 Đơn giá xuất khẩu bình quân của công ty giai đoạn 2005-2009 31
2.2.9 Lợi nhuận xuất khẩu cà phê của công ty sang thị trường Mỹ 31
2.2.10 Chi phí xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Intimex Việt Nam sang thị trường Mỹ 31
2.2.11 Thương hiệu cà phê của Intimex 31
2.3 Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Intimex Việt Nam trên thị trường Mỹ 31
2.3.1 Những ưu điểm 31
2.3.2 Những hạn chế 31
2.3.3 Các nguyên nhân tồn tại 31
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM 31
3.1 Đặc điểm thị trường Mỹ 31
3.2 Định hướng phát triển của công ty trong tương lai 31
3.2.1 Định hướng phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật 31
3.2.2 Định hướng phát triển thị trường thương mại 31
3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê san thị trường Mỹ của công ty 31
3.3.1 Các giải pháp về sản xuất và chế biến cà phê phục vụ xuất khẩu 31
3.3.2 Giải pháp về thúc đẩy xuất khẩu 31
3.3.2.1 Giải pháp Marketing về thúc đẩy xuất khẩu 31
3.3.2.2 Giải pháp nhằm mở rộng thị trường 31
3.3.2.3 Nghiên cứu luật pháp MỸ và nắm thông tin về đối thủ cạnh tranh 31
3.3.3: Một số kiến nghị với nhà nước 31
KẾT LUẬN 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ tại công ty cổ phần Intimex Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p khắc và Ba lan, đến năm 1990 đã có 119.300 ha. Trên cơ sở này, từ 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân, đến nay đã có trên 390.000 ha, đạt sản lượng gần 700.000 tấn.
Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Thành tựu đó được ngành cà phê thế giới ca ngợi và chúng ta cũng đã từng tự hào vì nó. Tuy nhiên trong vài năm lại đây do kích thích mạnh mẽ của giá cả thị trường, cà phê đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch. Tình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của Nhà nước, và chính vì thế mà sự tăng trưởng nhanh chóng với mức độ lớn đã có tác động quan trọng trong việc góp phần đẩy ngành cà phê thế giới đến thời kỳ khủng hoảng thừa. Giá cà phê giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục 30 năm lại đây. Người ta hô hào trữ lại cà phê không bán, người ta chủ trương huỷ bỏ hàng loạt cà phê chất lượng kém... Thời đại hoàng kim của ngành cà phê đã qua đi, ngành cà phê bước vào thời kỳ ảm đạm và có phần hoảng loạn, đài phát thanh và báo chí thường xuyên đưa tin nông dân chặt phá cà phê ở nơi này, nơi khác...có thể nói đây là tình hình chung của ngành cà phê toàn cầu và nó tác động lớn đến ngành cà phê nước ta, một ngành cà phê đứng thứ nhì thế giới với quy mô sản xuất không ngừng được mở rộng. Tình hình thị trường thế giới tập trung vào những thay đổi then chốt của nền kinh tế cà phê thế giới, cán cân cung cầu và vận động của giá cả thị trường.
Ngoài cà phê Robusta hiện đang chiếm gần hết diện tích và sản lượng ra, Việt Nam đang thực hiện một chương trình mở rộng diện tích cà phê arabica, trong đó có cả một chương trình chuyển dịch cơ cấu giống đưa một số diện tích cà phê từ Robusta sang Arabica.
Trong những năm qua các sản phẩm cà phê của nước ta đã không ngừng được cải tiến và có những tiến bộ lớn trong khâu chế biến và bảo quản .Vì vậy cà phê nước ta đã thu hút được nhiều đơn đặt hàng của nhiều nước trên thế giới .Ngoài ra nhờ có chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước giúp các công ty xuất khẩu hoạt động có hiệu quả hơn số lượng xuất khẩu cà phê ra nước ngoài ngày càng tăng
2.1.3 Sức cạnh tranh cà phê Việt Nam so với các nước khác cùng xuất khẩu vào thị trường Mỹ
Hiện nay, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang gần 40 nước và vùng lãnh thổ. Thị trường xuất khẩu chính của cà phê Việt Nam là các nước: Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Anh, Pháp, Nhật Bản, Bỉ, Trung Quốc, Hà Lan, Ba Lan… trong đú Đức và Mỹ luôn là 2 thị trường tiêu thụ cà phê nhiều nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, giá xuất khẩu cà phờ của Việt Nam cũng thấp và bị phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường quốc tế.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chất lượng sản phẩm thấp hơn các nước khác và do các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn đứng ngoài sàn giao dịch quốc tế.
Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến cà phê Việt Nam có chất lượng thấp là do công nghệ sơ chế của Việt Nam còn yếu và chưa đồng bộ. Bên cạnh đó nông dân có thói quen thu hoạch cà phê lẫn lộn cả trái chín lẫn xanh. Vì thế, ngay cả khi công nghệ sơ chế tốt thì cà phờ hạt xuất khẩu của Việt Nam vẫn kém hơn các nước khác.
Vì vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng cà phê hạt xuất khẩu để có mức giá xuất khẩu tốt hơn, Việt Nam cần gia tăng giá trị xuất khẩu của cà phê thông qua chế biến, thúc đẩy tiêu thụ trong nước, giảm sự phụ thuộc của ngành cà phê vào các nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, ngành chế biến cà phờ của Việt Nam mới chỉ phát triển ở một mức độ nhất định nên chưa phát huy được hết lợi thế của mình.
Một điểm hạn chế nữa là trong suốt hơn 10 năm qua doanh nghiệp Việt Nam vẫn định giá cà phê bằng việc dựa vào thông tin bán lại của Reuters, trừ đi chi phí, quy ra tiền Việt theo tỷ giá hối đóai rồi đưa ra mức giá mua bán tại địa phương. Trong khi từ cả trăm năm nay, doanh nghiệp cà phê thế giới chỉ giao dịch qua thị trường kỳ hạn lớn như LIFFE (Luân Đôn), NYMEX (Niu Yooc). Một số doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay vẫn còn e ngại về cách thức giao dịch trên thị trường này. Việc tham gia sàn giao dịch thế giới sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh với thị trường nước ngoài. Trên thực tế, nhờ vào sự phỏng đoán thị trường và dựng hợp đồng kỳ hạn như một cụng cụ phần nào đó hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp
2.2: Thực trạng xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ của công ty cổ phần Intimex Việt Nam
2.2.1: Hoạt động thu mua cà phê
Nguồn cung ứng chủ yếu cà phê xuất khẩu của công ty cổ phần Intimex Việt Nam là các trạm thu mua ở các tỉnh có sản lượng cà phê lớn như ĐĂCLĂC, Lâm Đồng, Bình Phước…. .Các trạm thu mua này có nhiệm vụ thu mua các sản phẩm cà phê sơ chế và chưa sơ chế nhằm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.Công ty đã tổ chức được các mạng lưới thu mua rộng khắp nhất là ở các huyện vùng sâu vùng xa, để thu mua trực tiếp sản lượng cà phê cho bà con giúp bà con nông dân trồng cà phê bán trực tiếp cà phê của mình cho công ty mà cảm thấy thỏa mãn không bị thiệt thòi về giá .Việc mua hàng trực tiếp thế này sẽ giúp bà con tránh tình trạng ép giá và cân thiếu khi buôn bán với các trung gian. Hàng năm các trạm thu mua này đóng góp tới 70% nguồn cà phê xuất khẩu của công ty
Ngoài ra công ty có còn thu mua của các DN cung ứng ,đại lý tư nhân…. Số lượng thu mua theo các hình thức này cũng rất đáng kể
Mạng lưới thu mua của công ty ngày càng rộng khắp, với phương thức kinh doanh linh hoạt ,bám sát thị trường để có những hình thức thu mua hợp lý đem lại sự hài lòng và niềm tin cho bà con nông dân trồng cà phê.
Công ty chủ động đầu tư ứng trước cho nông dân trồng cà phê một khoản vốn để bà con trang chải cho vụ tiếp theo. Khi cà phê vụ tiếp thu hoạch bà con bán sản lượng cà phê thu hoạch cho công ty với mức giá vào thời điểm bán, và thời gian bán không phụ thuộc vào công ty mà phụ thuộc vào ý muốn của bà con nông dân trồng cà phê
Ngoài ra để chất lượng cà phê thu hoạch không bị ảnh hưởng do công tác bảo quản , công ty cho bà con gửi ở kho sau thu hoạch ,đồng thời công ty cho bà con ứng một khoản tiền lên tới 70% giá trị của lượng hàng mà bà con gửi ở kho của công ty . Khi nào bà con thấy được giá thì bán sản phẩm cho công ty , công ty sẽ làm thủ tục bù trừ và thanh toán các khoản còn lại. Đây là cách làm mới có nhiều ưu điểm nó tránh cho bà con gặp phải tình trạng bán cà phê ồ ạt ở đầu vụ và bị ép bán giá thấp do không có kho để bảo quản cà phê.
Đối với các trạm thu mua ,công ty cấp ứng trước một khoản vốn nhất định để các trạm thu mua chủ động trong hoạt động thu mua của mình sau đó bán lại cho công ty vào từng thời điểm nhất định. Để khuyến khích các trạm thu mua công ty trả lương theo số lượng cà phê mà các trạm này bán cho công ty, nếu thu mua được nhiều thì sẽ được lương cao và ngược lại, công ty trả lương cho các trạm bán lại cho công ty là 25VNĐ/kg. Việc quản lý các trạm thu mua về chất lượng và giá cả là rất khó khăn để đơn giản cho việc quản lý này công ty áp dụng hình thức khoán . Công ty khoán toàn bộ việc thu mua và chế biến cho các trạm giá mà công ty mua lại ở các trạm là giá cà phê thành phẩm đảm bảo chất lượng xuất khẩu ,các trạm hoàn toàn chịu về kết quả kinh doanh lãi ,lỗ của mình từ đó tạo cho các trạm thế chủ động trong hoạt động kinh doanh. Các trạm thu mua có trách nhiệm trước công ty và pháp luật về chất lượng cà phê của mình.
2.2.2 : Công tác chế biến xuất khẩu cà phê
Công ty cổ phần Intimex Việt Nam có mạng lưới thu mua rộng khắp trong cả nước . Hiện nay công ty đã có trên 50 trạm thu mua trực tiếp cà phê, đồng thời các trạm thu mua này cũng giữ vai trò là các cơ sở chế biến thành phẩm sản phẩm cà phê xuất khẩu của công ty. Nhằm giúp các trạm có thêm điều kiện về khả năng chế biến công ty đã trang bị cho các trạm các máy móc thiết bị chế biến qua đó làm giảm chi phí mang cà phê đi ra công chế biến , tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sau khi cà phê được chế biến xong ở các trạm , cà phê sẽ được các cơ quan giám định chất lượng xuống tận nơi để kiểm tra trước khi đưa cà phê đi xuất khẩu
Ngoài các trạm chế biến vừa và nhỏ nằm rải rác ở các tỉnh, công ty có một nhà máy chế biến nhà cà phê xuất khẩu với chất lượng cao và công suất lớn, nguyên liệu phục vụ cho nhà máy chế biến công ty lấy từ hai nguồn là nguyên liệu thu mua taị chỗ và nguyên liệu lấy từ các trạm về để đảm bảo lượng cà phê dự trữ và cà phê phục vụ cho kế hoạch chế biến.
Sơ đồ : Quy trình thu mua chế biến cà phê tại nhà máy
Thu mua nguyên liệu thô
Nhập kho trạm thu mua
Gia công chế biến
Giám định
Đóng gói theo quy cách
Vân chuyển nhập kho Tp Hồ Chí Minh
Xuất khẩu
2.2.3 : Công tác xuất khẩu
Đây là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu, nó là khâu quan trọng nhất vì nó quyết định hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Nhận thức rõ điều nay ban giám đốc của công ty đã có những phương án xuất khẩu thích hợp với từng điều kiện riêng của các lô hàng. Công đã có quan hệ mua bán vói các tập đoàn, công ty cà phê lớn trên thế giới như : Newman Groppe,Volcafe, Hacofco……
2.2.4 :Thực trạng các phương thức xuất khẩu của công ty cổ phần Intimex Việt
2.2.4.1 :Phương thức xuất khẩu trực tiếp
Công ty cổ phần Intimex là công ty xuất khâu cà phê hàng đầu và có quy mô lớn ở Việt Nam, cũng như bao công ty xuất khẩu cà phê khác ở Việt Nam xuất khẩu trực tiếp luôn là phương thức xuất khẩu chủ yếu của công ty . Thuân lợi của phương pháp xuất khẩu trực tiếp là công ty kiểm soát được nhiều hơn tiến trình xuất khẩu, có khả năng thu được lợi nhuận và nắm được chặt chẽ hơn người mua bên ngoài và thị trường liên quan , các hợp đồng được ký kết thông qua sự chào hàng của công ty. Nhưng phương thức này cũng bộc lộ nhiều hạn chế mà công ty gặp phải, xuất khẩu theo phương thức này công ty đã phải tốn nhiều thời gian hơn để tìm hiểu thị trường và tốn nhiều nhân sự và sử dụng nhiều nguồn tài lực của công ty. Là một công ty xuất khẩu trực tiếp công ty đã có những chính sác và biện pháp để lựa chọn được các thị trường mà công ty muốn thâm nhập và hệ thống phân phối riêng
Mọi việc tìm đơn hàng và đối tác ở công ty chủ yếu do phòng kinh doanh và phòng tổng hợp thực hiện, so với các côn ty xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới họ có phòng giao dịch quốc tế hoặc phòng xuất nhập khẩu riêng. Việc giao nhiệm vụ tìm kiếm đối tác cho phòng kinh doanh là một mắt xích yếu trong cả quá trình tìm đối tác xuất khẩu của công ty, các phòng này không đủ nhân lực có trình độ chuyên môn sâu về một mặt hàng và một thị trường cụ thể nào đó . Như chúng ta đã biết thành công của một công ty tại thị trường nước ngoài phụ thuộc vào phương thức tiếp thị nhiều hơn chất lượng sản phẩm. Các công ty xuất khẩu lớn trên thế giới khi họ có một hệ thống phân phối thích nghi với mỗi thị trường, các hệ thống này bao gồm các đại diện thương mại ,các đại lý các nhà phân phối các nhà bán lẻ và những người tiêu thụ sau cùng. Đây là điều mà công ty chưa làm được , nhưng đây lại là hình thức chiếm tỷ trọng khá cao đạt 96% năm 2006 và có sự giảm nhẹ năm 2007 là 91% ,năm 2008 là 89,5% , năm 2009 là 85%. .Hơn nữa việc xác định giá để ký với đối tác công ty thường mua thông tin về thị trường từ hãng tin REUTERS với một giá rất đắt. Nguyên nhân chính của việc này vẫn là do công ty không có đủ tiềm lực về tài chính để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và mở rộng mạng lưới phân phối ở thị trường nước ngoài do đó thông tin về thị trường mà công ty mua được nhiều khi về tới công ty không còn được chính xác do đó có những quyết định chưa thật sự chính xác về giá .
2.2.4.2 : Xuất khẩu cà phê theo phương thức giao xa
Hợp đồng theo phương thức giao xa là hợp đồng nhà nhập khẩu phải ứng trước cho doanh nghiệp 70% giá trị hàng hóa nhưng không chốt giá, mà vào thời điểm giao hàng mới chốt giá dựa vào giá giao dịch trên thị trường và trừ lùi một mức nhất định. Vì vậy, các doanh nghiệp bán hàng theo phương thức này có nguy cơ thua lỗ nặng, thậm chí bị đối tác kiện vì không có hàng giao theo hợp đồng, đây là tình trạng chung của các DN xuất khẩu cà phê nói chung và của Intimex. Thị trường nông sản diễn biến rất khó dự đoán, nếu giao xa khi giá thế giới tăng, doanh nghiệp sẽ được lợi so với giao ngay nhưng các nhà đầu cơ nước ngoài họ các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều lô hàng “bán trừ lùi” chưa chốt giá (do chờ giá sẽ lên), nên họ đã cố tình ép giá xuống ,các nhà đầu cơ nước ngoài họ có sức mạnh tài chính nên họ tìm cách và ép giá xuống . Tỷ lệ hợp đồng theo phương thức này ở công ty CP Intimex trong một số năm gần đây có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ vẫn còn cao trong tổng số sản lượng cà phê xuất khẩu của công ty. Nếu như năm 2007 tỷ lệ là này là 7% thì tới năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống còn 5 %. Có những hơp đồng theo phương thức này công ty đã bị thua lỗ
2.2.4.3: Phương thức giao dịch qua sàn
Mô hình giao dịch này đã được áp dụng từ rất lâu trên thế giới nhưng lại được đưa vào Việt Nam chưa lâu ,ưu thế lớn nhất của cách giao dịch này là người ta có thể bán cà phê trong tương lai theo mức giá hiện tại - mức giá mà các doanh nghiệp biết chắc là hợp lý. Vì thế,các doanh nghiệp cũng hạn chế được những rủi ro. Điều này không một phương pháp kinh doanh cà phê truyền thống nào đạt được một sàn giao dịch điện tử được thiết lập để người bán và người mua thỏa thuận giá cả và ký hợp đồng .Cà phê sẽ được chuyển giao ở một thời điểm nào đó mà hai bên thống nhất trong tương lai ,vào thời điểm đó, giá cà phê có cao hay thấp hơn giá đã thỏa thuận thì hợp đồng vẫn giữ nguyên giá trị ,cho nên, bên mua và bên bán có thể tính toán được lỗ lãi ngay khi vừa ra quyết định .Trong khi mua bán như vậy, cà phê là ảo nhưng lợi nhuận lại thực. Hình thức mua bán mới mẻ này thực chất là: ký hợp đồng trên mạng và bán cà phê qua điện thoại .Thông thường phiên giao dịch sẽ được kết thúc vào nửa đêm. Sau mỗi ngày làm việc như vậy, các bảng, biểu đồ giá cà phê cũng được xây dựng để các nhà sản xuất cà phê có thể dự đoán giá trong tương lai .Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta từ trước tới nay .Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu của mặt hàng này,bởi cà phê được đánh giá là mặt hàng có giá biến động nhanh và mạnh nhất trong 1 thập kỷ trở lại đây .Chưa kể ở nước ta, sản lượng cà phê các năm cũng rất không ổn định người trồng cà phê luôn sống trong tâm trạng nơm nớp về nỗi lo được mùa, mất mùa .Vì hạn hán dẫn đến sản lượng thấp, nhưng chưa chắc nông dân đã thua thiệt, bởi giá tự khắc sẽ được nâng lên ngược lại, được mùa, sản lượng tăng, nhưng nông dân chưa chắc đã thắng, bởi giá thị trường có thể sẽ bị giảm xuống .Đó chính là sự nhạy cảm và khó đoán biết của thị trường cà phê không chỉ với người nông dân mà ngay với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của nước ta, sụt giá bất ngờ vẫn là nỗi khiếp đảm luôn tồn tại .
Công ty cổ phần Intimex Việt Nam đã và đang áp dụng hình thức giao dịch này, tuy chỉ ở mức độ khiêm tốn ,năm 2009 vào khoảng 5% lượng cà phê xuất khẩu của công ty . Đây là hình thức giao dịch có nhiều ưu điểm so với các hình thức giao dịch cũ nhưng lại chưa được áp dụng rộng rãi tại công ty vì một số nguyên nhân , thứ nhất là do nhà nước chưa ban hành các văn bản pháp lý về giao dịch ở thị trường kỳ hạn, trong làm ăn có lúc lỗ lúc thua ,lúc thắng thì không nói gì nhưng bị lỗ ở một số phiên giao dịch thì nguy to,vào lúc đó cơ quan chức năng của Nhà nước như công an, kiểm soát ,thanh tra thuế lại có thể sờ gáy DN ,Intimex là công ty cổ phần có phần vốn của nhà nước chiếm tới đa số khi thua lỗ công ty không biết dựa vào đâu trong bản hạch toán tài chính để hạch toán phần thua lỗ này. Vấn đề thứ hai là giá bảo lãnh khi giao dịch còn cao ,công ty Intimex đã tham gia trực tiếp giao dịch vơi Liffe nhưng phí bảo lãnh của VietinBank còn quá cao so với điều kiện của DN ,VietinBank thu phí bảo lãnh là 15USD/LOT giao dịch ( một LOT=5 tấn cà phê Robusta ) của nhà xuất khẩu Việt Nam. Vấn đề thứ 3 là giá ảo ,nếu coi giá giao dịch cà phê Robusta ở LONDON là giá chuẩn hay còn gọi là giá thị trường ,giá thật thì giá cà phê trong nước hiếm khi tuân theo sự lên xuống đó của giá LONDON. Lăm lúc giá cà phê ở LONDON giảm nhưng giá cà phê trong nước tăng bởi hàng loạt công ty đổ xô đi mua hàng để giao khi tới kỳ hạn ,đẩy giá trong nước lên cao. Cũng có kkhi giá LONDON tăng nhưng cà phê trong nước giảm giá bởi bước vào thu hoạch rộ, nhiều DN đổ xô chào bán để tháo kho cà phê đã đầy ắp ,đây chính là rủi ro lớn nhất mà công ty Intimex nói riêng và các DN xuất khẩu cà phê nói riêng gặp phải khi giao dịch qua sàn
2.2.5 : Kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Intimex Việt Nam
Công ty cổ phần Intimex Việt Nam là một DN hàng đầu trong ngành xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu cà phê đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty ,công ty đã đạt được những thành công lớn hàng năm thu về nguồn ngoại tệ khá lớn chiếm từ 19%-22% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Công ty CP Intimex
Đơn vị : Triệu USD
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Kim ngạch xuất khẩu của Intimex
132.600
194.326
291.710
343.905
550.751
Mức độ tăng giảm (%)
46,55
50,11
17,90
60,15
Nguồn của ICO
Từ năm 2005-2009 kim ngạch xuất khẩu cà phê của Intimex luôn tăng với một tốc độ rất lớn điển hình nhất là năm 2009 kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng 60,15% ,tiếp theo là năm 2007 là 50,11%, năm 2006 là 46,55 %. Nguyên nhân là do năm 2007 và năm 2009 cà phê thế giới chịu ảnh hưởng của hạn hán kéo dài nên lượng cung cà phê bị giảm sút nghiêm trọng ,Việt Nam lại ít chịu ảnh hưởng của hiện tượng này nên chúng ta xuất khẩu được nhiều cà phê ra thị trường thế giới với mức giá cao, nếu như năm 2006 giá cà phê xuất khẩu trung bình của công ty là 1.100 USD/Tấn thì sang năm 2007 giá đã là 1.650USD/Tấn (tăng 50%) ,năm 2008 giá cà phê xuất khẩu bình quân là 1600 USD/Tấn thì bước sang năm 2009 giá đã tăng lên là 2270USD/Tấn (tăng 41,88%). Vì thế kim ngạch cà phê xuất khẩu của công ty luôn tăng
Đối với thị trường Mỹ ,đây là một thị trường lớn của Intimex nên mang lại cho công ty một lượng ngoại tệ khá lớn, thông qua bảng kim ngạch xuất khẩu của Intimex sang thị trương Mỹ chúng ta sẽ thấy rõ
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Intimex sang thị trường Mỹ
Đơn vị : 1000USD
Năm
2006
2007
2008
2009
Kim ngạch
19.580
24.519
25.292
21.634
Mức độ tăng giảm (%)
25,20
3,1
-14,46
Năm 2007 được coi là năm thành công của cà phê xuất khẩu cả nước nói chung và cà phê xuất khẩu của Intimex nói riêng, kim ngạch năm 2007 trên thị trường MỸ đạt 24.519.000 USD tăng 25,20% so với năm 2006 . Kim ngạch xuất khẩu cà phê phụ thuộc vào yếu tố giá năm 2009 do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới mà trọng tâm là ở nước Mỹ lam cho giá cà phê xuất khẩu vào đây đã giảm dẫn tới kim ngạch giảm -14,46% so với năm 2008 .
2.2.6 :Cơ cấu sản phẩm
Toàn ngành cà phê nói chung và công ty cổ phần Intimex Việt Nam nói riêng đều xuất khẩu chủ yếu hai loại cà phê là Robusta và cà phê Arabica, trong đó chủ yếu vẫn là cà phê Robusta chiếm khoảng 75% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu của toàn ngành
Bảng 2.5: Loại cà phê xuất khẩu của Intimex vào thị trường Mỹ
Loại cà phê
ARABICA
ROBUSTA
Loại 1
Loại 2
Loại 1
Loại 2
Độ ẩm
12.5% max
13% max
12.5% max
13% max
Hạt đen vỡ
2% max
5% max
2% max
5% max
Tạp chất
0.5% max
0.5% max
0.5% max
1.% max
Hạt cỡ N.16
90%
90%
Hạt cỡ N.13
90%
90%
Nguồn : Phòng tổng hợp
2.2.7 :Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần Intimex Việt Nam
Công ty cổ phần Intimex Việt Nam là DN hàng đầu trong xuất khẩu cà phê, thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng mở rộng ,các thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Mỹ,Đức,Anh ,Italia,Tây Ban Nha,Nhật,Ba Lan,Hàn Quốc …..Trong năm 2009 cả nước xuất khẩu được 1.183.523 tấn cà phê thì công ty cổ phần Intimex Việt Nam đã xuất khẩu được 242.622 tấn cà phê chiếm 20.5% tổng lượng cà phê xuất khẩu của cả nước. Trong đó công ty đã xuất khẩu sang các thị trường . đứng đầu là Đức với lượng xuất là 36.393 tấn,Tây Ban Nha 21.815 tấn, Mỹ 26.689 tấn , Italia là 16.984 tấn ,Ba Lan 12.131 tấn, Hàn Quốc 12. 131 tấn …. Qua số liệu trên ta có biểu đồ các nước nhập khẩu cà phê hàng đầu của côn ty
Biểu đồ 2 : Năm nước nhập khẩu cà phê hàng đầu của công ty
2.2.8: Đơn giá xuất khẩu bình quân của công ty giai đoạn 2005-2009
Nhìn chung giá cà phê xuất khẩu của công ty năm sau cao hơn năm trước , giai đoạn 2005-2006 giá cà phê xuất khẩu của công ty thấp hơn giá bình quân của cả nước điều ,nhưng từ năm 2007 tới nay giá cà phê xuất khẩu bình quân của công ty luôn cao hơn giá xuất khẩu bình quân của cả nước điều đó có thể lý giải một trong số các nguyên nhân sau, công ty đã cổ phần hóa vào đầu năm 2007 việc kinh doanh được hoàn thiện hơn , công ty đã ký được những hợp đồng tốt hơn .Nguyên nhân thứ hai là do công ty xuất khẩu được nhiều cà phê Arabica hơn ,cà phê Arabica có giá trị hơn cà phê Robusta. Năm 2008 khi mà giá cà phê của cả nước giảm hơn so với năm trước (năm 2007 ) thì giá cà phê xuất khẩu của công ty gần như không giảm để đạt được điều đó công ty đã ký được những hợp đồng cung cấp cà phê cho các đối tác nhập khẩu từ năm trước. Qua bảng số liệu sau chúng ta thấy rõ được điều đó hơn
Bảng 2.6 :Bảng đơn giá xuất khẩu cà phê bình quân giai đoạn 2005-2009
Đơn vị : USD/ Tấn
Năm
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Đơn giá bình quân của công ty
780
1.100
1.650
1.600
2.270
Đơn giá bình quân của cả nước
789
1.180
1.529
1.462
2.044
Qua số liệu bảng trên chúng ta vẽ được biểu đồ đơn giá xuất khẩu bình quân của công ty và của cả nước
Biểu đồ 3: Đơn giá bình quân giai đoạn 2005-2009
Đơn vị : USD/ Tấn
2.2.9 : Lợi nhuận xuất khẩu cà phê của công ty sang thị trường Mỹ
Công ty đã thành lập được trên 30 năm ,xuất nhập khẩu hàng nông sản vẫn là thế mạnh của công ty cụ thể hơn là xuất khẩu cà phê,chè, hạt tiêu….Để làm sáng tỏ điều này chúng ta đi xem sét bảng số liệu dưới đây
Bảng 2.7 : Lợi nhuận xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Intimex sang thị trường Mỹ
Đơn vị : Triệu Đồng
Cà Phê
Lợi Nhuận
KH
TH
TH/KH
+/-
%
Năm 2006
1.100
1.150
50
104,55
Năm 2007
1.120
1.267
147
113,13
Năm 2008
1.300
1.384
384
106,46
Năm 2009
1.260
1.160
-100
92,06
Nguồn : Phòng tài chính kế toán
( Số liệu này không bao hàm cả các chi nhánh của công ty)
Qua số liệu trong bảng trên ta thấy rằng lợi nhuận đạt được từ xuất khẩu cà phê qua các năm luôn tăng lên . Giai đoạn từ năm 2006-2008 lợi nhuận xuất khẩu luôn vượt so với kế hoạch mong muốn ,cụ thể năm 2006 lợi nhuận từ xuất khẩu cà phê đạt 1150 triệu đồng tăng 50 triệu đồng ( 4.55%) so với kế hoạch .Năm 2007 là năm cà phê được giá nhưng sản lượng cà phê giảm do hạn hán kéo dài nhưng công ty vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch về lợi nhuận ,vượt 147 triệu đồng ( 13.13%). Năm 2008 tiếp tục là một năm xuất khẩu cà phê thành công của công ty với lợi nhuận đạt 1.384 triệu đồng tăng 384 triệu đồng (6,46%) so với kế hoạch. Năm 2009 là năm duy nhất trong giai đoạn này công ty không hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận , công ty chỉ hoàn thành được 92,06% so với kế hoạch về lợi nhuân tương ứng với mức giảm 100 triệu đồng. Có thể giải thích điều này do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho nhu cầu nhập khẩu cà phê ở một số thị trường truyền thống giảm mạnh như Mỹ ,EU, Nhật….
2.2.10 : Chi phí xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Intimex Việt Nam sang thị trường Mỹ
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty và có kim ngạch xuất khẩu cao nhất , do đó chi phí và doanh thu bỏ ra để xuất khẩu cà phê là cao nhất. Sau đây ta xem chi phí xuất khẩu cà phê của công ty sang thị trường Mỹ
Bảng 2.8 : Chi phí xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Intimex Việt Nam sang thị trường Mỹ
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Mặt hàng
2006
2007
2008
2009
Cà Phê
18.400
22.350
23.200
20.115
Nguồn : Tài chính kế toán
( Số liệu này không bao hàm cả các chi nhánh của công ty)
Tuy cà phê là mặt hàng có chi phí kinh doanh cao nhưng chi phí kinh doanh cao tương ứng với mức doanh thu xuất khẩu từ cà phê cao ,điều đó chưa nói được hiệu quả kinh doanh kinh doanh của công ty . Để có đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của công ty chúng ta đi đánh giá tỷ suất lợi nhuận của cà phê . Có hai chỉ tiêu đánh giá đó là tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ xuất lợi nhuận trên chi phí.
Bảng 2.9 : Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần Intimex Việt Nam trên thị trường Mỹ
Đơn vị : %
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Pd
Pc
Pd
Pc
Pd
Pc
Pd
Pc
Cà phê
0.367
0.39
0.322
0.354
0.342
0.373
0.338
0.36
Ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Pd) của cà phê năm 2007 giảm so với năm 2006 là 0,045% và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (Pc) năm 2007 cũng giảm so với năm 2006 .Điều đó chứng tỏ năm 2007 hiệu quả sử dụng chi phí của công ty không được tốt bằng năm 2006 trong khi doanh thu từ năm 2006 của công ty lại ít hơn năm 2007.Điều đó có thể giải thích do năm 2007 giá cà phê thu mua tăng mạnh làm chi phí của công ty phải bỏ ra lớn để thu mua cà phê do công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu cà phê từ thời g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31601.doc