Chuyên đề Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty xuất nhập khẩu rau quả Việt Nam

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu 3

Chương I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu 5

I. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 5

1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu. 5

2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam. 6

II. Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hoá. 8

1. Điều tra nghiên cứu thị trường. 8

2. Lập phương án kinh doanh. 9

3. Tạo nguồn hàng xuất khẩu 9

4. Lựa chọn đối tác giao dịch 11

5. Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng. 12

6. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 15

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. 21

1. Yếu tố kinh tế quốc tế 21

2. Điều kiện sản xuất trong nước 21

3. Yếu tố chính trị luật pháp 23

4. Yếu tố văn hoá xã hội 24

Chương II: Thực trạng xuất khẩu của tổng công ty rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ. 25

I. Giới thiệu chung về tổng công ty rau quả Việt Nam. 25

1. Quá trình hình thành và phát triển. 25

2. Chức năng và nhiệm vụ của tỏng công ty rau quả Việt Nam. 26

3. Hệ thống tổ chức và điều hành của Tổng công ty Rau quả Việt Nam. 28

II. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả ở tổng công ty trong những năm qua. 32

1. Đặc điểm kinh doanh xuất khẩu rau quả ở tổng công ty. 32

2. Đặc điểm về thị trường 33

3. Đặc điểm về lao động Tổng công ty 35

4. Đặc điểm về tình hình tài chính của Công ty 36

5. Sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu rau quả . 39

III. Thực trạng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam sang Mỹ. 43

1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ. 43

2. Mặt hàng và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 46

3. Quy cách phẩm chất và các hình thức xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Tổng công ty Rau quả Việt Nam. 51

4. Đánh giá tình hình xuất khẩu rau quả của tổng công ty rau quả việt nam. 51

Chương III: phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang thị trường mỹ 56

I. tìm hiểu về thị trường mỹ 56

1. Đặc điểm trong chính sách thương mại của Mỹ 56

2. Các công cụ thông thường của chính sách thương mại Mỹ: 57

3. Những nét khác biệt của thị trường Mỹ mà doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý 59

II. Phương hướng phát triển rau quả sang thị trường Mỹ 61

1. Phương hướng xuất khẩu chung của TCT 61

2. Mục tiêu xuất khẩu sang thị trường Mỹ 62

3. Triển vọng xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ 63

III. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng rau quả của tổng công ty rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ. 65

1. Giải pháp từ phía tổng công ty 65

2. Một số kiến nghị đối với nhà nước 76

Kết luận 79

Tài liệu tham khảo 80

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty xuất nhập khẩu rau quả Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át huy được tinh thần trách nhiệm và tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty. Hình 6: Số lượng các đơn vị thành viên qua các thời kỳ: STT Đơn vị 88-90 91-95 96-97 1 Khối sản xuất nông nghiệp 31 4 3 2 Khối sản xuất công nghiệp 15 11 12 3 Khối kinh doanh thương mại 9 9 8 4 Khối nghiên cứu 4 1 1 5 Bệnh viện điềudưỡng 5 6 Khối liên doanh 2 5 7 Phòng ban Tổng công ty 12 5 12 5. Sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu rau quả . Nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới Rau và quả là những thức ăn thiết yếu của con người. Rau quả cung cấp cho con người nhiều vitamin và chất khoáng. Gần đây khoa học dinh dưỡng đã kết luận rằng rau quả còn cung cấp cho con người nhiều chất xơ, có tác dụng giải các độc tố phát sinh trong quá trình tiêu hoá thức ăn và giúp cho hệ tiêu hoá hoạt động tốt. Do vậy trong chế độ dinh dưỡng của con người, rau quả là thức ăn không thể thiếu và ngày càng trở nên quan trọng. Tại các nước phát triển, mức sống của người dân được nâng cao thì trong khẩu phần ăn, tỷ trọng rau quả ngày càng tăng. Rau quả được gieo trồng ở khắp nơi trên thế giới. Sản lượng các loại trái cây nhiệt đới của thế giới hàng năm ước tính đạt 60 triệu tấn, phần lớn sản lượng này được sử dụng trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng ở các nước sản xuất dưới cả dạng tươi và chế biến. Chính vì vậy mà kim ngạch ngoại thương quốc tế về các loại trái cây tươi ước tính chỉ chiếm khoảng 5% sản lượng sản xuất. Trong các loại trái cây nhiệt đới thu hoạch được thì có 40% là xoài, 23% là dứa, 9%là đu đủ, 4% là lê và 24% còn lại là măng cụt, vải, chôm chôm, sầu riêng... Khả năng tiêu thụ rau quả cũng rất lớn. Mức tiêu dùng dứa của thế giới tăng trung bình khoảng 3%/ năm. Tuy nhiên, số liệu báo cáo cho thấy có sụ giảm sút nhẹ trong những năm vừa qua. Nguyên nhân là do thời tiết xấu đã làm giảm sản lượng và khả năng cung cấp dứa của Thái Lan. Đối với xoài, trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng xoài chế biến đặc biệt là thị trường Châu Âu đã gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng xoài tươi vẫn ở mức cao khối lượng lê và đu đủ dùng cho chế biến vẫn ở mức thấp, do vậy hình thức sử dụng chủ yếu là dưới dạng tươi. Mức tiêu dùng đã gia tăng đều đặn khoảng 5%/năm, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng xoài lại giảm khoảng 2% trong vòng 2 năm trở lại đây. Kim ngạch thương mại thế giới về các loại trái cây nhiệt đới tươi hàng năm đạt khoảng 1,8 - 2,0 triệu tấn, tăng khoảng 10% - 14%/năm. Trong khi đó khối lượng xuất nhập khẩu của các sản phẩm chế biến khá ổn định khoảng 1,4 - 1,5 triệu tấn/năm. giá trị xuất nhập khẩu thế giới các loại trái cây nhiệt đới (tươi và chế biến) hiện nay đạt trên 2,2 tỷ USD). Dứa là một trong những loại trái cây nhiệt đới có giá trị thương mại cao, chủ yếu dưới dạng chế biến (dứa đóng hộp và nước dứa). Khối lượng xuất khẩu dứa chế biến trên toàn thế giới đạt 1,3 triệu tấn, chiếm 75% tổng kim ngạch thương mại về dứa. Thương mại thế giới về dứa tươi mặc dù chỉ đạt 25% tổng kim ngạch về dứa nhưng đã chiếm tới 31% về giá trị thương mại thế giới các loại trái cây nhiệt đới tươi. Tổng giá trị ngoại thương của thế giới về dứa (tươi và chế biến) đạt khoảng 136 tỷ USD. Xoài cũng là loại trái cây nhiệt đới có giá trị kinh tế cao. Kim ngạch xuất khẩu xoài (tươi và chế biến) của thế giới đạt khoảng 400 triệu USD. Khối lượng xoài tươi xuất khẩu hàng năm đã vượt mức 400.000 tấn, tương ứng chiếm 24% tổng khối lượng thương mại toàn cầu về các loại trái cây nhiệt đới tươi. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu xoài tươi của thế giới đạt khoảng 8%/năm. Thị trường và nhu cầu tiêu dùng xoài chế biến (Puree và nước xoài) ngày đang mở rộng. Tuy nhiên, xoài chế biến phần lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ. Trong số 807.000 tấn puree xoài và 136.980 tấn nước dứa được sản xuất thì khối lượng xuất khẩu tương ứng chỉ đạt 45.900 tấn và 6.750 tấn. Xuất khẩu lê và đu đủ trong vòng 5 năm trở lại đây đều tăng với tốc độ trung bình 10%/năm. Năm 1996, khối lượng xuất khẩu lê mới chỉ chiếm khoảng 12% sản lượng thu hoạch, đạt trị giá 248,6 triệu USD. Thị trường nhập khẩu lớn nhất là EC, trong đó riêng Pháp chiếm khoảng 40% tổng lượng nhập khẩu vào khu vực thị trường này. Tiếp theo là thì trường Mỹ. Thương mại thế giới về đu đủ tươi năm 1996 đạt khoảng 120.000 tấn, trị giá 77,5 triệu USD, tăng khoảng 16% so với năm trước. Thị trường nhập khẩu lớn nhất hiện đang là Mỹ. Điều kiện sản xuất rau quả ở Việt Nam và sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu rau quả. Mức tiêu thụ và tình hình xuất khẩu rau quả của thế giới lớn như vậy, trong khi đó nước ta lại có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc sản xuất rau quả. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam á, có khí hậu nhiệt đới gió mùa với địa hình cả núi cao và đồng bằng, đã tạo nên những lợi thế về địa lý- sinh thái so với nhiều nước khác trong khu vực trồng trọt. Rau quả nước ta được trồng rất sớm từ mấy ngàn năm trong quá trình phát triển nông nghiệp. Chính nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi nên có thể trồng được nhiều loại rau quả nhiệt đới, á nhiệt đới và một số rau quả gốc ôn đới, mùa vụ thu hoạch kế tiếp nhau trong năm. Việt Nam còn là một trong các vùng phát sinh của những cây ăn quả như cam, quýt, vải, chuối... và có nguồn gen di truyền thực vật phong phú, đa dạng về cây ăn quả, rau, gia vị và hoa kể cả những loài phong lan quý, hiếm. Rau quả nước ta có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành phố với quy mô, chủng loại khác nhau. Trải qua quá trình sản xuất lâu dài đã hình thành những vùng sản xuất rau quả có tập quán sản xuất và kinh nghiệm truyền thống trong các điều kiện sinh thái riêng. Từ sau giải phóng, sự chỉ đạo của nhà nước đã thúc đẩy nhiều vành đai rau xanh cung cấp cho các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh ..., nhiều nông trường trồng cây ăn quả được thành lập từ những năm 1960 và gần đây, các cây ăn quả đang được phát triển mạnh như cam, quýt (đồng bằng sông Cửu Long, Hà Giang, Tuyên Quang....), vải, nhãn (nhiều tỉnh Bắc Bộ), xoài (Nam Bộ)... Mặt khác, sự ra đời của hệ thống nhà máy chế biến rau quả (từ 1960) và sự phát triển xuất khẩu rau quả những năm 1980-1990 trong chương trình hợp tác rau quả Việt - Xô, đã thúc đẩy sản xuất ở nhiều vùng trong nước như: rau vụ Đông - Xuân ở đồng bằng sông Hồng, ớt, tỏi, hạt tiêu, cam, dứa, chuối, dưa hấu... ở cả phía Bắc và phía Nam. Với tiềm năng sản xuất rau quả như hiện nay, ngành rau quả Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ rau quả của người dân trong nước, ngoài ra còn có thể xuất khẩu sang các nước khác. Nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới là rất lớn vì vậy tăng cường xuất khẩu là vô cùng cần thiết. Nó vừa thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển vừa tăng nguồn ngoại tệ, lại vừa mở rộng mối quan hệ thương mại giữa Việt nam với các quốc gia trên thế giới. Trong thời kỳ trước kia khi tham gia vào khối SEV, các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam trong đó có mặt hàng rau quả đã góp phần không nhỏ vào việc đổi lấy máy móc và một số mặt hàng nhu yếu phẩm khác phục vụ cho quá trình xây dựng CNXH ở miền Bắc và giải phóng miền Nam. Trong khoảng thời gian đầu khi tham gia vào phân công lao động quốc tế, việc xuất khẩu rau quả đã đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Và trong giai đoạn hiện nay, tuy rau quả xuất khẩu không phải là một hoạt động kinh tế mũi nhọn, mang lại sự phát triển vượt bậc cho đất nước nhưng nó vẫn đang và sẽ là một hoạt động kinh tế có hiệu quả, phù hợp với nguồn lực hiện có của đất nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập quốc dân, nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Xuất khẩu rau quả chỉ là một thường hợp riêng của hoạt động xuất khẩu , vì vậy, nó cũng mang đầy đủ tính chất, ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và với các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả nói chung. Do đó, mỗi doanh nghiệp này nếu muồn tăng cường xuất khẩu rau quả sang bất kỳ thị trường nào cũng đều phải nghiên cứu và nắm vững lý luận về hoạt động xuất khẩu để từ đó áp dụng một cách sáng tạo, linh hoạt, khoa học và có hiệu quả đối với từng mặt hàng, trên từng thị trường khác nhau. Hoạt động của Tổng công ty Rau quả Việt Nam - một đơn vị mà chúng ta sẽ nghiên cứu dưới đây- cũng không nắm ngoài trường hợp đó. Việc kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn đã giúp Tổng công ty phát huy được thế mạnh về xuất khẩu rau quả như hiện nay, mở rộng và tăng cường xuất khẩu rau quả sang các thị trường thế giới, nhất là sang thị trường Mỹ- một thị trường tiêu thụ rau quả lớn và đầy triển vọng. iii.thực trạng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam sang Mỹ. 1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ. Mỹ là một thị trường khổng lồ với sức mua lớn, nhu cầu đa dạng. Với dân số trên 265 triệu người, GDP gần 8 nghìn tỷ USD chiếm 22% GDP thế giới, mỹ được coi là cường quốc số một của thế giới. Đây là một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hàng hoá tiêu thụ tại trị trường Mỹ rất đa dạng về chủng loại, phù hợp với các tầng lớp người tiều dùng theo kiểu “tiền nào của ấy” với những hệ thống cửa hàng phục vụ người giàu, trung lưu và người nghèo. Theo Bộ thương mại Việt Nam, mức tiêu dùng của người Mỹ cao gấp 2 lần người Nhật và bằng 1.6 lần người châu Âu. do đó, Mỹ là một thị trường tiêu thụ rộng lớn và có yêu cầu về chất lượng đa dạng hơn thị trường châu Âu và Nhật. Mỹ có nhiều quy định pháp luật chặt chẽ và chi tiết trong buôn bán, các quy định về chất lwongj, kỹ thuật... Vì thế, khi các nhà xuất khẩu chưa nắm rõ hêh thống các quy định về luật lệ ở Mỹ thường cảm thấy khó khăn làm ăn tại thị trường này. Luật pháp Mỹ quy định, các nhã hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục Hải quan Mỹ. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của một công ty mỹ hay một công ty nước ngoài đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào mỹ. Bản sao đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải nộp cho cục Hải quan Mỹ và được lưu giữ theo quy định. Hàng nhập khẩu vào Mỹ có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công. Theo “Copyright Revision Act” của Mỹ, hàng hoá nhập khẩu của Mỹ theo các bản sao chép các thương hiệu đã đăng ký mà không được phép cuả người có bản quyền là vi phạm luật bản quyền, sẽ vị bắt giữ và tịch thu, các bản sao các thương hiệu đó sẽ bị huỷ. Các chủ sở hữu bản quyền muốn được cục Hải quan Mỹ bảo vệ quyền lợi cần đăng kỹ khiếu nại bản quyền tại văn phòng bản quyền theo các thủ tục hiện hành. Đi đôi với những luật lệ và nguyên tắc về nhập khẩu hàng hoá, ở Mỹ còn áp dụng hạn nghạch đẻ kiểm soát về khối lượng hàng nhập khẩu trong một thời gian nhất định. Phần lớn hạn ngạch nhập khẩu do cục Hải quan quản lý và chia làm 2 loại: hạn ngạch thuế quan và hạn ngach tuyệt đối. Hạn ngạch thuế quan qui định số lượng đối với loại hàng nào đó được nhập khẩu vào Mỹ đựơc hưởng mức thuế giảm trong một thời gian nhất định, nếu vượt sẽ bị đánh thuế cao. Hạn ngạch tuyệt đối là hạn ngạch về số lượng cho một chủng loại hàng hoá nào đó được nhập khẩu vào Mỹ trong một thời gian nhất định, nếu vượt sẽ không đựơc phép xuất khẩu. Có hạn ngạch tuyệt đối mang tính toàn cầu, nhưng có hạn ngạch tuyệt đối chỉ áp dụng đối với từng nước riêng biệt. Từ năm 1994, Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận buôn bán và năm 1995 tuyên bố bình thường hoá quan hệ với việt nam. Sự việc không đơn thuần chỉ là việc giải toả mối quan hệ căng thẳng bấy lâu nay mà còn thực sự đem lại những lợi ích kinh tế lớn lao cho cả hai bên. Quan hệ thương mại việt mỹ kể từ đây mới thực sự hình thành và phát triển. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng dần qua các năm, góp phần đáng kể voà kim ngach xuất khẩu của cả nước. Nếu như năm1994, kim ngach xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chỉ là 50,15 triệu USD, thì đến năm 1995 tăng lên đến 198,9 triệu USD, năm 1996 là 319,2 triệu USD, năm 1999 là 334,75 triệu USD và năm 2000 con số này đạt trên 5000 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Mỹ từ Việt nam chủ yếu là cà phê, dầu thô, hải sản, dệt may, gạo và rau quả. Mặc dù có nền nông nghiệp lớn trên thế giới và có nhiều loại rau quả với sản lowngj lơn nhưng Hoa Kỳ cũng là nước nhập khẩu rau quả lứon nhất trên thế giới. Hàng năm, thị trường Mỹ có nhu cầu nhập khẩu trên 2 tỷ USD rau quả tươi, bảo quản lạnh và chế biến. Đây là một thị trường tiềm năng lớn đối với ngành rau quả Việt Nam. Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Mỹ Năm 95 96 97 98 99 2000 Ước 2001 Kim ngạch(USD) 1,5 7,6 11,6 2,6 3,2 5,0 Tỷ lệ tăng, giảm(%) - +406,7 +52,6 +77,6 +23 +56 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt nam sang Mỹ có sự biến đổi thất thường. Nừu như năm 1995, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 1,5 trieeuj tấn thì đến năm 1996 tăng thêm 406,7%, đạt 7,6 triệu tấn. Năm 1997, kim ngạch vẫn tiếp tục tăng lên đến 11,6 triệu tấn. Nhưng đến năm 1998, kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm xuống chỉ còn 2,6 triệu tấn, bằng 22,4% so với năm 1997. Những năm tiếp theo, sản lượng có xu hướng tăng lên và việc xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Mỹ ngày càng nhiều. Cũng theo đà này, Tổng công ty rau quả Việt Nam là đơn vị chiếm vị trí quan trọng trong ngành sản xuất và xuất khẩu rau qảu của Việt Nam. Nhận biết Mỹ là thị trường tiêu thụ rau quả lớn trên thế giới cúng như nhiều doanh nghiệp xuất khẩu khác trong nước Tổng công ty rau quả Việt Nam đang tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ. Và qua hơn 6 năm tiếp cận thâm nhập thị trường này, Tổng công ty rau quả cũng đã đạt được một số kết quả nhất định. Bảng 7: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ của Tổng công ty Rau quả Việt Nam Năm 95 96 97 98 99 2000 Kim ngạch XK(USD) 317.000 1.253.000 1.620.130 1.476.300 2.288.000 1.906.87 Tỷ lệ tăng, giảm(%) +259,3 +29,3 -8,9 +55,0 -16,7 Sản lượng(tấn) 440 2054 2650 2382 3645 3069 Tỷ lệ tăng giảm(%) 366,8 +29,0 -10,1 +53,0 -15,8 Nhìn vào kết quả trên ta có thể thấy rằng tình hình xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Tổng công ty chưa ổn định. Kim ngạch và sản lượng biến đổi quả các năm. Nếu như năm 1995, khi Tổng công ty bắt đầu nghiên cứu thị trường giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng ở Mỹ, kim ngạch xuất khẩu là 317.000 nghìn USD tương ứng với sản lượng 440 tấn thì đến năm 1996, thị trường Mỹ đã dần quen với sự có mặt của hàng rau quả Việt nam. Sản lượng xuất khẩu năm 1996 đạt 2054 tấn, tăng 366,8% so với năm 1995 và kim ngạch xuất khẩu là 1.253.000 USD, tăng 295,3% so với năm 1995. Có thể nói năm 1996, Tổng công ty rau quả Việt Nam đã được một bước tiến nhảy vọt trong việc xuất khẩu rau quả và tìm kiếm bạn hàng ở thị trường Mỹ bởi dù sao trong thời kỳ này, thị trường Mỹ vẫn còn mới mẻ đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm tiếp theo từ năm 1997 đến năm 1999, dim ngạch và sản lợng thay đổi lớn. Năm 1997 xuất khẩu được 2650 tấn, tăng 29% so với năm 1996 và đạt kim ngạch xuất khẩu 1.620.130 USD tăng 29,3%. Như vậy anưm này, tốc độ sản lượng và kim ngạch tương đương nhau chứng tỏ rau quả vẫn giữ được giá và tìm được chỗ đứng trong thị trường Mỹ. Tuy nhiên năm 1998 đồng tiền Việt Nam mất giá so với đồng đô la Mỹ, giá cả có xu hướng biến động, giá cả và sản lượng có xu hướng giảm xuống thấp hơn mức xuất khẩu 1997 là 8,9% và 10,1%. Năm 1999, kim ngạch và sản lượng đạt cao nhất trong giai đoạn 1995 – 2000, đạt 2.288.000 USD và 3645 tấn. Riêng năm 2000, tỷ lệ xuất khẩu rau quả giảm, chỉ đạt 1.906.870 USD, giảm 16,7% so với năm 1999 và sản lượng là 3069 tấn, giảm 15,8%. Những con số đạt được có thể là không nhỏ đối với Tổng công ty nhưng nếu so với nhu cầu rau quả hiện nay của người dân Mỹ thì nó lại cực kỳ nhỏ bé. 2. Mặt hàng và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Nhu cầu rau quả của thị trường Mỹ là rất lớn, do đó Mỹ nhập khẩu hầu hết các loại hàng rau quả. Tuy nhiên, các mặt hàng rau quả xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam sang Mỹ chủ yếu chỉ là dứa và moọt số mặt hàng khác như gia vị, long nhãn, dừa đông lạnh, Puree đu đủ... Dứa được người Mỹ coi là loại trái cây đặc sản và họ rất ưa thích sử dụng dưá. Trong những năm qua, kể từ năm 1990 đến năm 2000, mức tiêu dùng dứa trung bình hàng năm của người dân Mỹ đạt 1.568.430 tấn ( qui ra dứa tươi ). Mức tiêu dùng này tương đối ổn định. Năm 1992, tổng mức tiêu dùng dứa của người dân Mỹ đạt giá trị cao nhất là 1.768.607 tấn và mức tiêu dùng thấp nhất trong vòng 10 năm qua là 1.496.620 tấn ( năm1995 ). Trong các dạng sản phẩm tươi, đóng hộp và nước dứa thì nước dứa được ưa chuộng nhất và cũng có mức tiêu dùng cao nhất, tiếp theo là dứa đóng hộp. Tuy nhiên xu hướng tiêu dùng dứa tươi đang gia tăng , xu hướng tiêu dùng dứa đóng họp và dứa nước bình quân đầu người giảm. Bảng 8: mức tiêu dùng dứa bình quân đầu người của người dân Mỹ Năm Tổng số dân Mỹ (triệu người) Dứa tươi Dứa đóng hộp Nước dứa Tổng cộng 1990 249,948 0,93 2,36 3,38 6,68 1991 252,639 0,87 2,41 3,42 6,70 1992 255,374 0,91 2,78 3,24 6,93 1993 258,083 0,93 2,54 2,83 6,31 1994 260,599 0,93 2,46 2,40 5,78 1995 263,044 0,88 2,17 2,63 5,68 1996 264,463 0,87 2,18 2,63 5,68 1997 268,008 1,08 2,14 2,39 5,61 1998 270,561 1,27 1,80 1,99 5,06 1999 273,057 1,27 2,00 2,38 5,65 2000 275,600 1.29 1,98 2,37 5,67 (Quy ra đơn vị kg dứa tươi/người) Mức tiêu dùng dứa tươi bình quân đầu người đặc biệt gia tăng kể từ năm 1997. Năm 1997 trung bình mỗi người dân Mỹ tiêu dùng 1,08kg dứa/năm, tăng lên từ 0,88kg các năm 1995 – 1996 và tăng lên từ 0,90kg – 0,93kg trong các năm từ năm 1990 đến năm 1994. Năm 1998 và 1999, mức tiêu dùng dứa tươi bình quân tăng lên là1.27kg/người/năm. Năm 2000 con số này đạt tới 1,32kg/người/năm. Mức tiêu dùng dứa đóng hộp khá cao và ổn định ở đầu những năm 90. Kể từ năm 1995, xu hướng tiêu dùng giảm xuống. Trong 5 năm 1990 đến 1994, mức tiêu dùng dứa đóng hộp quy ra dứa tươi của Mỹ bình quân đạt 2,51kg/người/năm, kể từ năm 1995 đến năm 1997, mức tiêu dùng bình quân giảm xuống còn 2,16kg/người/năm và đặc biệt giảm sút ở năm 1998 xuống còn 1,8/kg/mgười/năm. Năm 1999 mức tiêu dùng dứa đóng hộp quy ra dứa tươi có xu hướng tăng lên đạt 2,00kg/người/năm. Năm 2000, mức tiêu dùng dứa đóng hộp quy ra dứa tươi giảm nhẹ xuống còn 1,98kg/người/năm. Tiêu dùng nước dứa bình quân đầu người của người dân Mỹ cũng có xu hướng giảm xuống trong những năm gần đây. Năm 1991, mức tiêu dùng nước dứa quy ra dứa tươi đạt giá trị lớn nhất là 3,42kg/người/năm. Xu hướng tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất năm 1998, còn 1,99kg/người/năm. Mức tiêu dùng năm 1999 có sự gia tăng trở lạivà đạt 2,38kg/người/năm; năm 2000giảm nhẹ còn 2,37kg/người/năm. Mặc dù nhu cầu tiêu dùng dứa của thị trường Mỹ là rất lớn nhưng kim ngạch và sản lượng xuất khẩu dứa sang Mỹ của tổng công ty Rau quả Việt Nam còn rất hạn chế. Bảng 10: Cơ cấu các mặt hàng XK sang Mỹ theo kim ngạch và sản lượng Đơn vị: % Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Trung bình Dứa Sản lượng 100 96,5 95,0 94,0 92,0 89,0 94,4 Kim ngạch 100 95,4 93,5 92,2 90,2 86,4 93,0 Rau quả khác Sản lượng 0 3,8 5,0 6,0 8,0 11,0 5,6 Kim ngạch 0 4,6 6,5 7,8 9,8 13,6 7,0 Bảng 9: Các mặt hàng XK sang Mỹ của Tổng công ty Rau quả Việt Nam Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Dứa Sản lượng(tấn) 440 1.976 2.517 2.239 3.355 2.731 Tỷ lệ tăng, giảm(%) - +349,0 +27,0 -11.0 +49,0 -18,6 Kim ngạch(USD) 317.000 1.195.360 1.514.820 1.362.600 2.064000 1.647.000 Tỷ lệ tăng giảm(%) - +277,0 +26,7 -10,0 +51,5 -20,2 Rau quả khác Sản lượng(tấn) 0 78 133 143 290 338 Tỷ lệ tăng giảm(%) - - +70,5 +7,5 +102,8 +16,5 Kim ngạch(USD) 0 57.640 105.310 113.700 224.000 259.870 Tỷ lệ tăng giảm(%) - - +82,7 +8,0 +97 +16,0 Nguồn: Tổng công ty rau quả Việt Nam Trong các mặt hàng rau quả xuất khẩu sang Mỹ, rõ ràng sản phẩm dứa chiếm ưu thế hơn hẳn các mặt hàng khác. Từ khi bắt đầu có quan hệ bạn hàng với người Mỹ, dứa là sản phẩm đầu tiên và cũng là sản phẩm duy nhất tiêu thụ trên thị trường này. Trong suốt thời kỳ 1995 – 2000, sản phẩm dứa vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu của tổng công ty sang Mỹ còn các mặt hàng khác chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể, trung bình chỉ bằng 5,6% của tổng sản lượng xuất khẩu và 7% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu dứa sang thị trường Mỹ nhìn chung là không ổn định và có sự thay đổi lớn qua các năm. Nếu như năm 1995, sản lượng xuất khẩu chỉ đạt 440 tấn so với kim ngạch 317.000 USD thì đến năm 1996, sản lượng tăng 349% đạt 1976 tấn và kim ngạch tăng 277%, đạt 1.195.360 tấn. Năm 1997 kim ngạch và sản lượng tăng nhưng tốc độ chậm lại. Riêng năm 1998, do nhu cầu của thị trường Mỹ giảm, giá nguyên liệu đầu vào lại tăng và do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam á, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu dứa đều giảm, sản lượng xuất khẩu là 2239 tấn, giảm 11%so với năm 1998 và kim ngạch là 1.362.600 giảm 10% so với năm 1998. Đến năm 1999, sản lượng đã được phục hồi và đạt mức lớn nhất từ trước tới nay với sản lượng 3355 tấn và kim ngạch 2.064.000 USD. Tuy nhiên năm 2000, sản lượng xuất khẩu chỉ đạt 2731 tấn, bằng 81,4 % so với năm trước và kim ngạch là 1.647.000, bằng 79,8% năm 1999. Có sự giảm sút này, một phần là do một số nhà nhập khẩu Mỹ chờ đợi giá dứa nhập khẩu từ Việt Nam giảm sau khi hiệp địng thương mại Việt – Mỹ được ký kết ngày 13/7/2000. Mặc dù không thể phủ nhận được vị trí chủ đạo của mặt hàng dứa trong cơ cấu mặt hàng rau quả xuất sang thị trường Mỹ, nhưng rõ ràng tỷ trọng mặ hàng này đang giảm xuống. Các mặt hàng rau quả khác như: long nhãn, Purree, đu đủ, chuối sấy... tuy chiếm tỷ trọng nhỏ cả về kim ngạch và sản lượng nhưng đang có xu hướng tăng lên. Năm 1990, các mặt hàng này chưa xuất khẩu được sang Mỹ thì năm 1996 đã xuất khẩu được 78 tấn trị giá 57.640 USD. Tuy năm 1998, sản lượng và kim ngạch dứa xuất khẩu giảm hơn so với năm trước nhưng sản lượng và kim ngạch các rau quả khác vẫn tăng mặc dù tốc độ tăng có thấp hơn. Như vậy các mặt hàng rau quả của Tổng công ty Rau quả Việt Nam ngoài mặt hàng dứa đang dần dần được chấp nhận trên thị trường Mỹ tuy số lượng vẫn còn quá ít ỏi. Trong các mặt hàng này, long nhãn là có triển vọng nhất bởi thị trường Mỹ là thị trường tiềm năng về long nhãn , trong khi đó tiềm năng về nhãn của Việt Nam là khá mạnh với những vùng trồng nhãn nổi tiếng. Nếu có thể khai thác được điểm mạnh này để thay đổi tỷ trọng của các mặt hàng xuất khẩu snag Mỹ thì Tổng công ty Rau quả Việt Nam sẽ thu được lợi nhuận lớn. Trong mặt hàng dứa, các dạng sản phẩm tươi, đóng hộp, nước dứa xuất sang Mỹ theo số lượng rất khác nhau. Đặc biệt tổng công ty vẫn chưa xuất khẩu được dứa tươi sang Mỹ. Không phải do chế độ bảo quản các sản phẩm tươi của tổng công ty chưa tốt mà muốn xuất khẩu rau quả tươi sang Mỹ phải được sự cho phép của cơ quan giám định động thực vật Hoa Kỳ APHIS. Hiện nay, cơ quan này vẫn chưa chính thức cho phép nhập khẩu các loại rau rau quả tươi từ Việt Nam. Các thông tin về sâu bệnh phải do bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn của Việt Nam cung cấp, trên cơ sở đó APHIS sẽ tiến hành xem xét và quyêt định cho phép nhập khẩu. Vì vậy, dứa tươi của Tổng công ty Rau quả Việt Nam vẫn chưa thâm nhập được vào thị trường Mỹ. Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Dứa Sản lượng (tấn) 286,0 1363 1762 1679 2382 1994 Kim ngạch (USD) 215.560 848.700 1.120.960 953.820 1.548.000 1.185.840 Rau quả khác Sản lượng (tấn) 154 613 755 560 973 737 Kim ngạch (USD) 101.440 346.660 393.860 408.780 516.000 461.160 Bảng 11: Các sản phẩm dứa xuất khẩu sang Mỹ của tổng công ty Rau quả Việt Nam ( nước dứa quy ra dứa tươi) Nguồn: Tổng công ty Rau quả Việt Nam Bảng 12: Cơ cấu các sản phẩm dứa xuất khẩu Đơn vị: % Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Trung bình Dứa đóng hộp Sản lượng 65 69 70 75 71 73 70,5 Kim ngạch 68 71 74 70 75 72 71,7 Nước dứa Sản lượng 35 31 30 25 29 27 29,5 Kim ngạch 32 29 26 30 25 28 28,3 Nguồn: Tổng công ty rau quả Việt Nam Mặc dù nhu cầu của người dân Mỹ về nước dứa cao hơn dứa đóng hộp nhưng tỷ trọng về sản của sản phẩm nước dứa xuất sang Mỹ chỉ là 29,5%; bằng 0,4 lần sản phẩm dứa đóng hộp. Kim ngạch xuất khẩu dứa đóng hộp cũng cao hơn rất nhiều so với kim ngạch của nước dứa vì giá bán của dứa đóng hộp cao hơn giá bán của nước dứa. 3. Quy cách phẩm chất và các hình thức xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Tổng công ty Rau quả Việt Nam. Nước dứa của Tổng công ty Rau quả Việt Nam tuy chưa ngon và hợp khẩu vị của khách hàng bằng sản phẩm của các nước khác nhưng cũng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ với độ khô (Brix) 10,12%; Axit: 0,22 – 0,25% và được đóng trong hộp sắt không gỉ dung tích 240ml, khi xuất khẩu thường được đóng trong thùng gỗ hoặc thùng cacton, mỗi thùng 35 hộp. Các sản phẩm này đều như nhau và không phân loại. Dứa đóng hộp được sản xuất làm nhiều loại với hìng dáng, kích cỡ miếng dứa khác nhau như: dứa khoanh, dứa nghiền, dứa dẻ quạt, dứa tẩm đường (dứa chế biến ) có độ khô(Brix) 14 – 16%; Axit 0,3 – 0,5%; độ đặc (Drained) thấp nhất là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số Giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ của Tổng công ty xuất nhập khẩu rau quả Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan