MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) và vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, KCX 4
1.1. Vai trò của các KCN, KCX đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 4
1.1.1. Khái niệm về KCN, KCX 4
1.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển các KCN, KCX. 6
a) Chủ trương phát triển các KCN, KCX 6
b) Cơ chế chính sách cho phát triển các KCN, KCX 7
1.1.3. Vai trò của các KCN, KCX đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 8
1.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hoạt động thu hút FDI vào các KCN, KCX 15
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức của FDI 15
a) Khái niệm 15
b) Đặc điểm của FDI 16
c) Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 17
1.2.2. Lợi ích chung và những hạn chế của việc thu hút FDI đối với nước nhận đầu tư. 18
a) Lợi ích 18
b) Hạn chế 19
1.2.3. Quan niệm về hoạt động thu hút FDI vào các KCN, KCX 20
1.2.4. Các nhân tố tác động tới việc thu hút FDI vào các KCN, KCX 22
1.2.4.1. Các nhân tố thuộc môi trường đầu tư của nước sở tại 22
1.2.4.2. Nhân tố thuộc môi trường đầu tư của KCN, KCX 25
1.3. Sự cần thiết phải thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, KCX vùng ĐBSCL. 28
1.3.1. Tầm quan trọng của KCN, KCX đối với vùng ĐBSCL 28
1.3.2. Sự cần thiết phải thu hút FDI vào các KCN, KCX vùng ĐBSCL 31
Chương II: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, KCX vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 35
2.1. Tổng quan về các KCN, KCX vùng ĐBSCL 35
2.1.1. Khái quát tình hình phát triển các KCN, KCX vùng ĐBSCL 35
2.1.2. Đóng góp của các KCN, KCX vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL 41
2.1.2.1. Hiệu quả phát triển kinh tế 41
a) Tăng trưởng kinh tế: 41
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 43
2.1.2.2. Hiệu quả về mặt xã hội 45
a) Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động 45
b) Tạo môi trường chuyển giao công nghệ một cách nhanh chóng, góp phần hình thành các ngành nghề mới. 47
c) Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 47
2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, KCX vùng ĐBSCL 48
2.2.1. Quy mô FDI vào các KCN, KCX vùng ĐBSCL 49
2.2.3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo nội dung đầu tư 51
2.2.3.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào xây dựng cơ sở hạ tầng 51
2.2.3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất kinh doanh trong KCN, KCX 54
2.3. Đánh giá chung về tình hình thu hút FDI vào các KCN, KCX vùng ĐBSCL 58
2.3.1. Những thành tựu đã đạt được 58
2.3.2. Nguyên nhân của những thành tựu 58
2.3.3. Những tồn tại chủ yếu 59
2.3.4. Nguyên nhân của những tồn tại 61
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp thu hút FDI vào các KCN, KCX vùng ĐBSCL tới năm 2020 67
3.1. Cơ hội và thách thức đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 67
3.1.1. Thách thức 67
3.1.2. Cơ hội 69
3.2. Phương hướng phát triển KCN, KCX vùng ĐBSCL đến năm 2020 70
3.2.1. Phương hướng phát triển ngành công nghiệp vùng ĐBSCL đến năm 2020 70
3.2.2. Phương hướng phát triển và phân bố các KCN, KCX vùng ĐBSCL đến năm 2020 71
3.3. Phương hướng thu hút FDI vào các KCN, KCX vùng ĐBSCL tới năm 2020 73
3.3.1. Quan điểm chung về thu hút FDI: 73
3.3.2. Mục tiêu cụ thể của việc thu hút FDI vào các KCN, KCX vùng ĐBSCL đến năm 2020 74
3.4. Những giải pháp thu hút FDI vào các KCN, KCX vùng ĐBSCL trong thời gian tới 75
3.4.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút FDI vào các KCN, KCX 75
3.4.2. Đảm bảo sự đồng bộ giữa hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN, KCX 77
3.4.2.1. Đối với hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào KCN, KCX 77
3.4.2.2. Đối với hạ tầng bên ngoài hàng rào KCN, KCX 79
3.4.3. Phát triển nguồn nhân lực 82
3.4.4. Tăng cường công tác vận động xúc tiến các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các KCN, KCX của vùng ĐBSCL 86
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 87
KẾT LUẬN 89
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2290 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất vùng đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các KCN, KCX được thành lập: Trà Nóc I, Trà Nóc II (Cần Thơ), Mỹ Tho (Tiền Giang), Sa Đéc (Đồng Tháp), Đức Hòa, Tân Kim (Long An). Như vậy, các KCN, KCX ở vùng ĐBSCL đang còn khá mới mẻ.
Các KCN, KCX vùng ĐBSCL có quy mô trung bình khoảng 200.3 ha/ khu, chỉ lớn hơn quy mô trung bình của các KCN, KCX vùng trung du miền núi phía Bắc, và KCN, KCX Tây Nguyên, thấp hơn quy mô KCN, KCX trung bình của cả nước (268.6ha/khu), thấp hơn nhiều so với KCN, KCX vùng Đông Nam Bộ (335.4ha/khu). Vùng chỉ có 2 khu công nghiệp có diện tích trên 500ha là khu công nghiệp Đức Hòa 3 (Long An) với diện tích 849,6ha do được mở rộng thêm và khu công nghiệp Long Giang (Tiền Giang) với diện tích 540 ha.
Vùng ĐBSCL là “vựa lúa” của cả nước, là vùng có nhiều sông nước thuận lợi cho phát triển thủy hải sản. Do đó, trong các KCN, KCX của vùng, chủ yếu là những doanh nghiệp chế biến thủy hải sản, doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, trái cây, doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc và thủy sản…; các doanh nghiệp may mặc, giầy dép, đồ gia dụng cũng chiếm một tỷ lệ khá cao. Như vậy, các dự án đầu tư vào KCN, KCX vùng ĐBSCL thường là những dự án thu hút nhiều lao động, ít có các dự án có hàm lượng công nghệ cao, hiện đại.
Với 34 KCN, KCX, ĐBSCL chỉ đứng sau vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng về mức độ tập trung các KCN, KCX. Nhưng sự phân bố các KCN, KCX rất không đồng đều theo địa phương. Riêng tỉnh Long An, một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đã có tới 12 KCN, KCX đã được thành lập, chiếm tới 35.3% tổng số KCN, KCX của cả vùng, với tổng diện tích là 2865.9ha, chiếm 42.1% tổng diện tích các KCN, KCX của vùng. Ngoài Cần Thơ với 4 khu công nghiệp, Đồng Tháp, Tiền Giang với 3 khu, còn lại các tỉnh khác trong vùng chỉ có 1 hoặc 2 khu, trong đó có tới 6 tỉnh chỉ có một khu công nghiệp đã được thành lập. Như vậy, sự phân bố các KCN, KCX của vùng rất mất cân đối, các KCN, KCX chủ yếu chỉ tập trung tại những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Long An, Tiền Giang), tỉnh có những điều kiện khá thuận lợi như có sân bay, có cửa khẩu… ( Đồng Tháp, Cần Thơ). Một lý do quan trọng của tình trạng chỉ có 1, 2 khu công nghiệp ở nhiều tỉnh trong vùng là do ĐBSCL là vùng quan trọng bậc nhất trong việc đảm bảo an ninh lương thực của cả nước, việc phát triển các KCN, KCX sẽ làm giảm diện tích trồng lúa, giảm sản lượng lúa, nên việc thành lập các khu công nghiệp phải được cân nhắc rất kỹ lưỡng về nhiều mặt: chi phí thành lập các KCN, KCX (bao gồm cả chi phí cơ hội của việc bỏ đất trồng lúa để xây dựng các KCN, KCX), lợi ích mà KCN, KCX tạo ra, vấn đề giải quyết việc làm cho những người nông dân bị mất đất…
Biểu 2.2: Một số chỉ tiêu phát triển KCN vùng ĐBSCL so với cả nước
(tính đến t8/2008)
TT
Chỉ tiêu
Vùng ĐBSCL
Cả nước
ĐBSCL so với cả nước (%)
1
Số KCN, KCX (khu)
34
195
17.4
2
Diện tích đất KCN, KCX (ha)
- Tổng diện tích KCN, KCX
6810.0
52384.6
48.0
- Diện tích đất có thể cho thuê
4349.1
36948.2
11.8
- Diện tích đã cho thuê
1735.0
18128.0
9.4
- Diện tích trung bình/1 KCN
200.3
268.6
- Tỷ lệ lấp đầy
40.0
49.1
3
Tổng số lao động Việt Nam(ng)
100321.0
1675615
6.0
4
Số dự án thu hút vào KCN, KCX
593
7966
6.7
5
Vốn đầu tư vào các KCN, KCX (triệu USD)
- Vốn đăng ký
3226.1
64522.6
5.0
- Vốn thực hiện
1160.1
32003.2
3.6
-Vốn thực hiện/vốn đăng ký(%)
40.0
49.6
6
Quy mô dự án (triệu USD/dự án)
5.4
8.1
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch các KCN, KCX của Ban quản lý các KCN, KCX các tỉnh vùng ĐBSCL, tính đến hết t8/2008; tình hình hoạt động của các KCN, KCX cả nước tính đến hết t8/2008, Bộ kế hoạch và đầu tư.
Về tỷ lệ lấp đầy, các KCN, KCX vùng ĐBSCL có tỷ lệ lấp đầy thấp hơn so với mức trung bình của cả nước (49.1%). Tính đến hết t8/2008, diện tích có thể cho thuê của KCN, KCX vùng ĐBSCL là 4349.1ha, trong đó diện tích đất công nghiệp đã được cho thuê là 1735.0 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy là 40%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ lấp đầy của các KCN, KCX vùng Đông Nam Bộ. Điều đó một phần là do hầu hết các KCN, KCX của vùng mới được thành lập những năm gần đây, rất nhiều khu công nghiệp đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản. Một số KCN, KCX đạt tỷ lệ lấp đầy là 100%: Sa Đéc, Trà Nóc I, Mỹ Tho, Hòa Phú, đặc biệt khu công nghiệp sông Hậu (Hậu Giang) dù đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản, song diện tích đất công nghiệp đã được cho thuê 100%, chờ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện, các dự án sẽ đi vào hoạt động.
Biểu 2.3: Diện tích và lao động trong các KCN, KCX của vùng ĐBSCL phân theo địa phương đến năm 2008
TT
Tỉnh
Số KCN
Diện tích (ha)
Lao động (người)
Tổng DT
Đất có thể cho thuê
Đất đã cho thuê
Tỷ lệ lấp đầy (%)
1
An Giang
2
160.3
121.0
31.3
25.9
10374
2
Bạc Liêu
1
64.5
45.0
4.0
8.9
110
3
Bến Tre
1
98.5
65.5
31.0
47.3
1756
4
Cà Mau
1
360.0
216.8
54.6
25.2
0
5
Cần Thơ
4
774.0
506.5
241.5
47.7
22265
6
Đồng Tháp
3
254.7
177.2
159.9
90.2
7500
7
Hậu Giang
1
290.8
254.7
254.7
100.0
0
8
Kiên Giang
2
390.2
237.9
-
0.00
0
9
Long An
12
2865.9
1779.9
623.8
35.0
23985
10
Sóc Trăng
1
251.1
174.3
129.9
74.5
16880
11
Tiền Giang
3
816.5
535.0
78.5
14.7
7933
12
Trà Vinh
1
100.0
56.9
33.4
58.7
1618
13
Vĩnh Long
2
384.0
178.4
92.4
51.7
7900
Tổng cộng
34
6810.5
4349.1
1735.0
40.0
100321
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch các KCN, KCX các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long,tính đến năm 2008
Ngoài Hậu Giang, Đồng Tháp có tỷ lệ lấp đầy cao nhất so với các tỉnh khác trong vùng, đạt tỷ lệ lấp đầy là 90.2%, tiếp đó là Sóc Trăng với tỷ lệ 74.5%, rồi tới Trà Vinh (58.7%), Vĩnh Long (51.7%), nhưng 3 tỉnh này chỉ có 1hoặc 2 khu công nghiệp. Còn lại các tỉnh khác đều có tỷ lệ lấp đầy dưới 50%. Tỉnh Long An tập trung nhiều khu công nghiệp nhất, với xấp xỉ một nửa diện tích đất KCN, KCX của cả vùng nhưng chỉ mới đạt tỷ lệ lấp đầy là 35%, chỉ mới có hai khu công nghiệp được lấp đầy toàn bộ, còn lại các KCN, KCX chỉ mới lấp đầy được một phần diện tích, điều đó cho thấy khả năng thu hút đầu tư của nhiều KCN, KCX của Long An là chưa tốt, đặc biệt do một diện tích rất lớn (trên 50%) của khu công nghiệp đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản hoặc mới được mở rộng thêm, nên làm cho tỷ lệ lấp đầy của Long An thấp đi.
Về tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng ở các KCN, KCX vùng ĐBSCL còn rất chậm chạp, nhiều KCN, KCX đã được phê duyệt từ lâu nhưng vẫn chưa hoàn thành giai đoạn xây dựng cơ bản, do việc thu hút đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng rất thấp, tình hình đền bù, giải phóng mặt bằng diễn ra rất chậm chạp, do địa hình của địa phương khá phức tạp nên ảnh hưởng tới tiến độ xây dựng,… Việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng chậm chạp ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thu hút đầu tư, làm lãng phí nguồn lực đất đai. Cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước, miền sông nước với đặc điểm nổi bật là nông nghiệp và thủy hải sản cũng đã phát triển các KCN, KCX ở tất cả các tỉnh, với một số lượng các KCN, KCX khá cao. Với vai trò là “tàu kéo” sự phát triển chung của địa phương, của tàn vùng, các KCN, KCX đã có những đóng góp rất đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
2.1.2. Đóng góp của các KCN, KCX vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL
2.1.2.1. Hiệu quả phát triển kinh tế
Các tỉnh vùng ĐBSCL chủ yếu là các tỉnh thuần nông, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP và cơ cấu giá trị sản xuất của vùng. Do đó, cần xây dựng các KCN, KCX làm động lực lôi kéo sự phát triển chung của toàn vùng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau hơn 10 năm thành lập và phát triển, các KCN, KCX đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong phát triển kinh tế của toàn vùng.
Tăng trưởng kinh tế:
Giá trị doanh thu của sản xuất công nghiệp do các KCN, KCX tạo ra đều tăng qua các năm. Năm 2004, doanh thu của các KCN, KCX trong vùng đạt tỷ 21630.54 đồng, đến năm 2008 đạt 45828.13 đồng, trung bình tăng 20.6%/năm góp phần nâng tỷ trọng giá trị sản xuất của các KCN, KCX vùng vào trong toàn ngành công nghiệp của vùng từ 48.3% lên 79.3%. Từ đó làm cho tăng quy mô GDP của toàn vùng, tăng tốc độ tăng trưởng của vùng từ 7.9% giai đoạn 1996 – 2000 lên 10.4% giai đoạn 2001 – 2005 và lên 12.67% giai đoạn 2006 – 2007.
Biểu 2.4: Một số chỉ tiêu dánh giá kết quả phát triển KCN, KCX vùng ĐBSCL
Năm
Giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ đồng)
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
Đóng góp ngân sách (tỷ đồng)
2004
21630.54
692.16
1795.33
2005
25588.93
830.59
2200.65
2006
30322.88
1193.39
2571.22
2007
36417.78
1861.69
3314.02
2008
45828.13
2569.13
4262.02
Tốc độ tăng bình quân (%)
20.6%
39.4%
24.2%
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của Ban quản lý KCN, KCX các tỉnh vùng ĐBSCL, báo cáo của Vụ quản lý KCN, KCX
Thực hiện mục tiêu sản xuất hướng ra xuất khẩu, các KCN, KCX trong vùng đảy mạnh sản xuất theo hướng xuất khẩu, nâng dần tỷ trọng các mặt hang đã qua chế biên, hạn chế đến mức thấp nhất việc xuất khẩu sản phẩm thô. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu của các KCN, KCX đạt 692.16 triệu USD, tới năm 2008 đạt 2569.13triệu USD, tốc độ tăng trung bình của kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2004 – 2008 đạt 39.4%/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp ngoài KCN, KCX.
Bên cạnh đó, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước của các KCN, KCX trong vùng cũng ngày một tăng lên. Năm 2004, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước của các KCN, KCX trong vùng đạt 1795.33 tỷ đồng, và năm 2008 đạt 4262.02 tỷ đồng, đóng góp đáng kể trong việc bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Biểu 2.5: Cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL
Đơn vị: %
Các tỉnh
Tổng cộng
1996
2000
2008
KV I
KV II
KV III
KV I
KV II
KV III
KV I
KV II
KV III
ĐBSCL
100
58.9
15
26.1
52.8
18
29.2
41
26
33
An Giang
100
48.3
12.3
39.4
41.6
11.2
47.2
32.5
12.7
54.8
Bạc Liêu
100
60.6
18.6
20.8
60.7
17.9
21.4
51.9
25.3
22.8
Bến Tre
100
67.9
11.8
20.3
68.1
12.0
19.9
51.3
18.4
30.3
Cà Mau
100
65.1
16.2
18.7
59.3
20.5
20.2
46.6
29.2
24.2
Cần Thơ
100
44.4
21.2
34.4
22.4
31.1
46.5
15.3
40.2
44.5
Đồng Tháp
100
69.5
9.6
20.9
62.2
12.0
25.8
51.5
19.2
29.3
Hậu Giang
100
-
-
-
51.3
26.2
22.5
38.7
32.5
28.8
Kiên Giang
100
51.9
24.6
23.5
48.4
27.5
24.1
42.8
26.4
30.8
Long An
100
56.2
16.4
27.4
48.1
22.5
29.4
35.0
34.0
31.0
Sóc Trăng
100
65.2
15.4
19.4
60.0
19.2
20.8
50.9
23.5
25.6
Tiền Giang
100
63.7
11.7
24.6
56.5
15.3
28.2
42.1
26.5
31.4
Trà Vinh
100
73.1
7.0
19.9
67.4
8.6
24.0
51.8
20.5
27.7
Vĩnh Long
100
62.7
10.3
27.0
59.2
11.9
28.9
50.6
16.6
32.8
Nguồn: Niên Giám Thống kê các tỉnh vùng ĐBSCL
KCN, KCX đã góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSCL theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp (KV I) tuy vẫn chiếm tỷ lệ cao nhưng đã có xu hướng giảm dần, từ 58,9% (năm 1996), xuống còn 52,8% (năm 2000), rồi xuống tới 41% (năm 2008); tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng (KV II) và ngành dịch vụ (KV III) đều tăng, tương ứng từ 15% (năm 1996) lên tới 26% (năm 2008), từ 26.1% (năm 1996) lên 33% (năm 2008). Sự tăng lên của giá trị doanh thu trong các KCN, KCX đã đóng góp đáng kể trong xu hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp. Nó cũng tác động gián tiếp tới doanh thu của ngành dịch vụ, và làm khu vực này chuyển dịch theo xu hướng tích cực.
Tỉnh Cần Thơ, với sự ra đời và hoạt động hiệu quả của các KCN, KCX, đặc biệt là Trà Nóc I, góp phần đáng kể làm tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 21.2% (năm 1996) lên 40.2% (năm 2008), cao nhất so với toàn vùng. Tỉnh Long An, với rất nhiều KCN, KCX được thành lập, trong đó có những khu công nghiệp hoạt động tốt như Thuận Đạo, đã góp phần làm tỷ trọng công nghiệp tăng từ 16.4% (năm 1996) lên 34% (năm 2008), cao hơn nhiều so với các tỉnh khác trong vùng… Qua bảng trên ta có thể thấy, những tỉnh có nhiều KCN, KCX hơn, và có các khu công nghiệp hoạt động hiệu quả hơn thì tốc độ chuyển dịch của ngành công nghiệp cũng nhanh hơn, cao hơn các tỉnh khác có ít KCN, KCX hoặc các KCN, KCX đang còn trong giai đoạn xây dựng cơ bản.
Với nhiều KCN, KCX còn non trẻ, nhiều khu chưa hoàn thành giai đoạn xây dựng cơ bản, nhưng việc hình thành và phát triển các KCN, KCX ở vùng ĐBSCL trong thời gian qua đã cho thấy những mặt tích cực mà nó mang lại cho sự phát triển kinh tế của vùng; tuy những đóng góp chưa thật sự lớn, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng, nhưng cũng hứa hẹn một kết quả tốt đẹp hơn trong tương lai khi các khu công nghiệp đang còn xây dựng dở dang chính thức đi vào hoạt động.
2.1.2.2. Hiệu quả về mặt xã hội
a) Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động
Là nơi tập trung phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp trong vùng, nên các KCN, KCX tạo ra nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động dư thừa ở vùng công nghiệp, nâng cao chất lượng lao động ở khu vực này.
Tuy số KCN, KCX của vùng ĐBSCL không nhiều như vùng Đông Nam Bộ, hay vùng đồng bằng sông Hồng, số khu công nghiệp đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản còn nhiều, nhưng thời gian qua, các KCN, KCX đã đóng góp không nhỏ trong việc giải quyết việc làm cho lao động dôi dư của địa phương, nhất là lao động dư thừa ở nông thôn, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp vùng ĐBSCL. Tính đến năm 2008, các KCN, KCX vùng ĐBSCL đã thu hút được 100 321 lao động, chiếm 7.1% tổng số lao động thu hút được vào các KCN, KCX trong cả nước, giải quyết được nhu cầu việc làm đáng kể cho vùng ĐBSCL. Nếu so với khả năng tạo việc làm thì những con số này chưa phải là lớn và chưa tương xứng với tiềm năng, nhưng điều quan trọng đáng nói là ở chỗ: phần lớn những lao động này là lao động trẻ (78% lao động có độ tuổi từ 18 đến 35), có khả năng nhanh chóng tiếp thu lỹ thuật mới. Họ được tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại, phương thức quản lý làm việc theo công nghiệp. Đây là điều kiện quan trọng để xây dựng đội ngũ lao động mới, có kỷ luật và có năng suất cao phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng. Hơn nữa, tạo việc làm đồng nghĩa với tạo thu nhập cho người lao động, tác động tích cực tới việc xóa đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng dân cư, đồng thời góp phần giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên.
Tỉnh Long An, với số KCN, KCX nhiều nhất của cả vùng đã thu hút được 23985 lao động, chiếm 24%; tiếp đó là Cần Thơ, cho tới năm 2008, KCN, KCX Cần Thơ đã thu hút được 22265 lao động, chiếm 22.2% tổng số lao động thu hút được vào các KCN, KCX của toàn vùng.
Bên cạnh số lao động trực tiếp tạo ra, các KCN, KCX trong vùng còn có khả năng thu hút lượng lớn lao động gián tiếp thông qua hiệu ứng tràn. Phát triển các KCN, KCX trong vùng, thì cũng thúc đẩy các ngành nghề khác bên ngoài hàng rào các KCN, KCX phát triển theo, đặc biệt là các dịc vụ như: dịch vụ nhà ở, dịch vụ ăn uống, dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí,… mà những ngành này cũng cần một lượng lao động không nhỏ. Như vậy, các KCN, KCX đã góp phần tạo ra các tầng lao động khác nhau, tạo ra một khối lượng việc làm mới để giải quyết việc làm cho người lao động thất nghiệp.
Bên cạnh việc tạo ra việc làm, giải quyết việc làm cho một lượng lớn người lao động thì việc hình thành và phát triển các KCN, KCX vùng ĐBSCL góp phần nâng cao chất lượng lao động. Là nơi tập trung nhiều ngành nghề áp dụng các công nghề áp dụng các công nghệ mới, nên lao động được tuyển dụng vào phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật phải phù hợp. Trong cơ cấu tuyển dụng lao động, có cả lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật và những người có trình độ trung cấp trở lên. Do các ngành nghề trong KCN, KCX chủ yếu là những ngành chế biến, may mặc, da dầy,…, có trình độ công nghệ không cao nên tỷ lệ lao động phổ thông là chủ yếu (trong cơ cấu tuyển dụng hiện nay, trung bình cứ 100 người được tuyển thì khoảng 75 lao động phổ thông, 20 lao động là công nhân kỹ thuật và 5 lao động có trình độ trung cấp trở lên). Theo xu hướng phát triển tất yếu, những dự án áp dụng khoa học công nghệ mới sẽ được ưu tiên, khuyến khích, do đó, cơ cấu tuyển dụng lao động cũng sẽ thay đổi, người lao động đã qua đào tạo nghề sẽ có cơ hội được tuyển dụng nhiều hơn, đó chính là động lực để người dân địa phương nơi đây_ nơi trước đây vốn chỉ quan tâm tới sông nước, đồng ruộng_ quan tâm hơn tới việc học văn hóa, việc học nghề hơn. Mặt khác, để thu hút các nhà đầu tư góp vốn vào các KCN, KCX, các cấp chính quyền Trung ương và địa phương cũng quan tâm nhiều hơn tới việc đào tạo nghề cho người lao động, nâng cao chất lượng lao động. Đó chính là một đóng góp có ý nghĩa về mặt xã hội lâu dài mà các KCN, KCX vừa trực tiếp vừa gián tiếp tạo ra.
Tạo môi trường chuyển giao công nghệ một cách nhanh chóng, góp phần hình thành các ngành nghề mới.
Trong quá trình hình thành và phát triển các KCN, KCX vùng ĐBSCL, một số các công nghệ tiên tiến đã được chuyển giao và ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Tuy số lượng không nhiều, song đã góp phần làm thay đổi bộ mặt các KCN, KCX vùng ĐBSCL, góp phần tăng năng suất lao động và từng bước hiện đại hóa kinh tế. Trong 141 dự án đầu tư nước ngoài, có khá nhiều dự án chuyển giao công nghệ mới.
Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
Theo quy hoạch, tất cả các KCN, KCX đều phải xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Trên thực tế, nhiều nhà máy xử lý nước thải đã được tiến hành xây dựng nghiêm túc theo như quy hoạch, nhiều KCN, KCX đã xây dựng xong nhà máy xử lý nước thải và đã đi vào hoạt động. Tỉnh Long An,trên 95%các KCN, KCX có các doanh nghiệp thứ cấp hoạt động thì nhà máy xử lý chất thải đã đi vào vận hành. Nhiều KCN, KCX có nhà máy xử lý nước thải đang trong quá trình xây dựng hoặc chưa được xây dựng do chưa có kinh phí, chưa được phê duyệt, thì các nhà máy đang hoạt động trên địa bàn phải có nhà máy xử lý chất thải riêng đạt tiêu chuẩn loại B trở nên mới được phép hoạt động. Ví dụ: Khu công nghiệp Trà Kha, nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất 2400m3/ ngày đêm đã được phê duyệt nhưng chưa được tiến hành xây dựng, nhà máy bia (dự án duy nhất đang sản xuất thử trong khu công nghiệp) đã tự đầu tư nhà máy xử lý nước thải riêng đạt tiêu chuẩn loại A.
Đối với chất thải rắn, tại các KCN đang hoạt động, tất cả các loại chất thải rắn được Công ty hạ tầng hợp đồng với các doanh nghiệp có chức năng thu gom tập trung tại nơi xử lý theo quy định của địa phương.
Nhờ đó, chất thải được xử lý một cách tập trung, được kiểm soát tốt hơn, bảo vệ được môi trường trong KCN, KCX và môi trường lân cận KCN, KCX.
Qua những phân tích ở trên cho thấy rằng, việc thành lập các KCN, KCX tại vùng đồng bằng sông Cửu Long là đúng đắn. Sự ra đời của các KCN, KCX đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của ngành công nghiệp nói riêng, của toàn nền kinh tế nói chung, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng, giải quyết vấn đề việc làm và bảo vệ môi trường… Các KCN, KCX đã, đang, và sẽ là hạt nhân để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đất thuần nông này.
Để phát huy hơn nữa vai trò của các KCN, KCX trong phát triển kinh tế, thì cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, KCX. Mà vấn đề then chốt là phải thu hút được vốn đầu tư, nhất là FDI.
2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, KCX vùng ĐBSCL
Vốn đầu tư là một nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển các KCN, KCX, nếu thiếu vốn đầu tư, các KCN, KCX sẽ hoạt động không hiệu quả hoặc khó đi vào hoạt động được. Vì vậy, phải làm sao để thu hút được thật nhiều vốn đầu tư cả trong và ngoài nước là một vấn đề hết sức quan trọng đối với tất cả các KCN, KCX. Với đất nước ta nói chung, nguồn nội lực còn nhiều hạn chế, nên việc thu hút FDI sẽ bổ sung một nguồn vốn đáng kể cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vùng ĐBSCL cũng không nằm ngoài mục tiêu này.
2.2.1. Quy mô FDI vào các KCN, KCX vùng ĐBSCL
Biểu 2.6: Quy mô FDI vào các KCN, KCX vùng ĐBSCL tính đến năm 2008
Vốn đăng ký (triệu USD)
Vốn thực hiện (triệu USD)
Vốn FDI đăng ký vào các KCN, KCX cả nước (triệu USD)
FDI
Vốn đầu tư trong nước
FDI
Vốn đầu tư trong nước
1190
2036.1
699.2
460.9
34000
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của Ban quản lý KCN, KCX các tỉnh vùng ĐBSCL, báo cáo của Vụ quản lý KCN, KCX
Các KCN, KCX vùng ĐBSCL là nơi thu hút FDI rất kém. Tính đến năm 2008, tổng số FDI đăng ký chỉ đạt 1190 triệu USD, chiếm 3,5% tổng số FDI của cả nước, 36.9% tổng vốn đầu tư vào các KCN, KCX trong vùng, và chỉ bằng 58.4% vốn đầu tư đăng ký của khu vực đầu tư trong nước. Trong đó, vốn thực hiện đạt 699.2 triệu USD, đạt 58.8% tổng vốn đầu tư đăng ký và chiếm 60.3 % tổng số vốn đầu tư thực hiện trong vùng. Tuy vốn đăng ký thấp hơn nhiều so với vốn đăng ký của khu vực đầu tư trong nước, song vốn thực hiện của khu vực FDI lại chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng số vốn đầu tư thực hiện của vùng. Như vậy, nguồn FDI tuy ít nhưng lại được triển khai nhanh hơn nhiều so với nguồn vốn của khu vực đầu tư trong nước
Biểu đồ2.1: Tỷ trọng FDI đăng ký so với tổng vốn đầu tư đăng ký vào các KCN, KCX vùng ĐBSCL
Biểu đồ2.2: Tỷ trọng FDI thực hiện so với tổng vốn đầu tư thực hiện vào các KCN, KCX vùng ĐBSCL
Về quy mô, FDI thu hút được vào các KCN, KCX vùng ĐBSCL sông Cửu Long chỉ cao hơn quy mô FDI của vùng Trung du miền núi phía Bắc (165.9 triệu USD), và vùng Tây Nguyên (14.2 triệu USD)_ là những vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Còn lượng FDI thu hút được vào các KCN, KCX của vùng thấp hơn rất nhiều so với vùng Đông Nam Bộ, vùng nằm ngay cạnh ĐBSCL nhưng có nền kinh tế rất năng động, và vùng đồng bằng sông Hồng. Tính đến năm 2008, tổng FDI mà các KCN, KCX vùng Đông Nam Bộ đạt 24356 triệu USD, chiếm 71.6% tổng FDI vào các KCN, KCX của cả nước, gấp hơn 20 lần so với lượng FDI của các KCN, KCX vùng ĐBSCL; của vùng đồng bằng sông Hồng là 6391.6 triệu USD, chiếm 18.8% tổng FDI vào các KCN, KCX của cả nước, gấp hơn 5 lần so với lượng FDI vào các KCN, KCX vùng ĐBSCL. Như vậy, với những tiềm năng mà vùng đất này có được, thì việc thu hút FDI còn rất nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.
Để làm rõ tình hình thu hút FDI vào các KCN, KCX vào vùng ĐBSCL, em xin đi vào nghiên cứu FDI vào từng nội dung đầu tư.
2.2.3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo nội dung đầu tư
Khi đầu tư vào KCN, KCX, nhà đầu tư có thể chọn 2 hình thức đầu tư: đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
2.2.3.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào xây dựng cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng chi phối đến quyết định bở vốn vào KCN, KCX của nhà đầu tư. Do đó, muốn thu hút đầu tư thì trước tiên phải quan tâm tới phát triển CSHT. Chính quyền các cấp có thể trực tiếp đầu tư hoặc kêu gọi các thành phần kinh tế khác tham gia xây dựng CSHT.
Vốn đầu tư CSHT KCN, KCX bao gồm vốn thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng các hạng mục chính của công trình như hệ thống đường, hệ thống cấp thoát nước, đường điện, các công trình tiện nghi, tiện ích công cộng, trạm xử lý nước thải… Ngoài ra, nhà xây dựng CSHT KCN, KCX còn cần phải xây dựng các công trình hỗ trợ tích cực cho các hoạt đọng của KCN, KCX như căng tin, văn phòng làm việc, khu dịch vụ thương mại, chi nhánh ngân hàng đầu tư, hải quan, bưu điện, khu vui chơi.
Khi đầu tư vào CSHT, nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thuê đất hoặc cùng với bên Việt Nam góp vốn liên doanh để xây dựng CSHT khi đã đền bù, giải tỏa và san lấp mặt bằng. Sau khi xây dựng, doanh nghiệp phát triển hạ tầng cho thuê lại hoặc chuyển nhượng lại những công trình kết cấu hạ tầng trong khu đất đó cho các đơn vị khác sản xuất kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh kết cấu hạ tầng, doanh nghiệp phát triển hạ tầng có thể kinh doanh đồng thời các dịch vụ thu phí khác như: dịch vụ vệ sinh, xử lý chất thải, dịch vụ tư vấn … và thực hiện việc duy trì hoạt động của các chương trình hạ tầng trong thời gian cho các nhà đầu tư thuê để thực hiện dự án.
Bảng2.8: FDI vào xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN, KCX vùng ĐBSCL phân theo địa phương (tính đến 2008)
TT
Tỉnh
FDI xây dựng CSHT (Triệu USD)
Vốn đầu tư trong nước xây dựng CSHT (triệu USD)
Vốn ĐK
Vốn TH
Vốn ĐK
Vốn TH
1
An Giang
0.0
0.0
30.9
9.4
2
Bạc Liêu
0.0
0.0
8.7
3.6
3
Bến Tre
0.0
0.0
11.6
5.5
4
Cà Mau
0.0
0.0
60.3
6.9
5
Cần Thơ
0.0
0.0
92.4
26.7
6
Đồng Tháp
0.0
0.0
20.9
16.1
7
Hậu Giang
0.0
0.0
283.0
-
8
Kiên Giang
0.0
0.0
25.2
-
9
Long An
123.0
62.0
381.3
97.7
10
Sóc Trăng
0.0
0.0
16.6
7.8
11
Tiền Giang
100.0
6.0
45.7
17.5
12
Trà Vinh
0.0
0.0
15.0
15.0
13
Vĩnh Long
0.0
0.0
36.2
21.7
Tổng cộng
223
68
1027.8
227.9
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch các KCN, KCX các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long,tính đến năm 2008.
Vùng ĐBSCL là vùng có khả năng thu hút FDI vào xây dựng cơ sở hạ tầng rất thấp, tính đến năm 2008 thì lượng vốn FDI đăng ký trong lĩnh vực này chỉ đạt 223 triệu USD, và chỉ tập trung ở hai tỉnh: Long An (123 triệu USD) và Tiền Giang (100 triệu U
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22079.doc