MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH 5
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ 5
1. Khái niệm đầu tư 5
2. Phân loại đầu tư 5
2.1. Phân loại theo chủ đầu tư 5
2.2. Phân loại theo nội dung kinh tế: 6
2.3. Phân loại theo mục tiêu đầu tư 6
2.4. Phân loại theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào đối tượng đầu tư. 6
2.5. Phân loại theo sự phân cấp quản lý 7
2.6. Phân loại theo nguồn vốn 7
2.7. Phân theo vùng lãnh thổ 7
3. Vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư 8
3.1. Khái niệm vốn đầu tư. 8
3.2. Các nguồn vốn đầu tư 8
4. Vai trò của đầu tư 11
4.1. Đầu tư và tăng trưởng kinh tế 11
4.2. Đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12
4.3. Đầu tư tạo ra cơ sở vật chất nói chung và cho tỉnh nói riêng 12
4.4. Đầu tư và tăng cương khả năng khoa học công nghệ. 13
4.5. Đầu tư tác động đến sự ổn định kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động 13
II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH 14
1. Khái niệm cơ sở hạ tầng du lịch 14
2. Vai trò của cơ sở hạ tầng du lịch đối với phát triển du lịch 14
3. Cơ cấu cơ sở hạ tầng du lịch 15
3.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động trung gian: 15
3.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ vận chuyển du lịch: 16
3.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ lưu trú: 16
3.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ ăn uống 16
3.5. Cơ sở hạ tầng phục vụ vui chơi giải trí: 17
3.6. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bổ sung: 17
4. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng du lịch 18
4.1. Cơ sở hạ tầng du lịch có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên du lịch 18
4.2. Cơ sở hạ tầng du lịch có tính đồng bộ trong xây dựng và sử dụng cao 18
4.3. Cơ sở hạ tầng du lịch có giá trị một đơn vị công suất sử dụng cao 19
4.4. Thời gian hao mòn thành phần chính của cơ sở hạ tầng du lịch tương đối lâu 19
4.5. Một số thành phần của cơ sở hạ tầng du lịch được sử dụng không cân đối 19
5. Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng du lịch 20
5.1. Mức độ tiện nghi. 20
5.2. Mức độ thẩm mỹ 20
5.3. Mức độ vệ sinh 20
5.4. Mức độ an toàn 21
6. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển của tỉnh Phú Thọ 21
7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 22
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ 24
I. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ THỌ 24
1. Điều kiện tự nhiên 24
1.1. Vị trí địa lý 24
1.2. Đặc điểm địa hình 25
1.3. Khí hậu 26
1.4. Tài nguyên nước 27
2. Điều kiện kinh tế - xã hội 27
2.1. Về tăng trưởng kinh tế 27
2.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế 29
2.3. Về dân số và nguồn nhân lực 31
3. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH 33
3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 33
3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 35
4. Những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ 40
4.1. Thuận lợi 40
4.2. Khó khăn 40
II. THỰC TRẠNG CSHTDL PHÚ THỌ 41
1. Cơ sở lưu trú 41
2. Cơ sở phục vụ ăn uống 43
3. Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí, các điểm thăm quan và các tiện nghi phục vụ du lịch khác 43
4. Hệ thống giao thông vận tải phục vụ du lịch 45
4.1. Hệ thống giao thông đường bộ 45
4.2. Giao thông đường sắt 46
4.3. Giao thông đường sông 46
5. Cơ sở hạ tầng bổ trợ 47
5.1. Hệ thống cung cấp điện 47
5.2. Hệ thống bưu chính viễn thông 48
5.3. Hệ thống cấp thoát nước 48
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTDL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 49
1. Thực trạng về thu hút vốn cho du lịch 49
1.1. Qui mô vốn đầu tư huy động 49
1.2. Cơ cấu vốn đầu tư 51
2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư 58
3. Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư 60
3.1. Công tác lập quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch 60
3.2. Công tác xúc tiến đầu tư. 61
3.3. Công tác quản lý dự án đầu tư. 65
3.4. Công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch. 66
IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTDL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ THỜI GIAN QUA 67
1. Những thành tựu đạt được 67
1.1. Về thu hút vốn đầu tư cho xây dựng CSHTDL 67
1.2. Về cơ cấu vốn đầu tư cho CSHTDL. 68
1.3. Quản lý các hoạt động có liên quan đến đầu tư xây dựng CSHTDL. 69
2. Những hạn chế tồn tại 69
2.1. Quy mô vốn đầu tư cho xây dựng CSHTDL còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của ngành. 69
2.2. Cơ cấu nguồn vốn mất cân đối 70
2.3. Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư CSHTDL còn nhiều yếu kém, bất cập 71
3. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại 72
3.1. Nguyên nhân khách quan 72
3.2. Nguyên nhân chủ quan 74
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA TỈNH PHÚ THỌ 76
I. QUAN ĐIỂM. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH PHÚ THỌ 76
1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. 76
1.1. Quan điểm phát triển 76
1.2. Mục tiêu phát triển 77
2. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ 79
2.1. Quan điểm phát triển 79
2.2. Mục tiêu phát triển 80
3.Những định hướng chính trong đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ 80
3.1. Đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ 81
3.2. Đầu tư tôn tạo tài nguyên du lịch, đa dạng hóa và tạo sản phẩm du lịch đặc thù 81
3.3. Đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng (đặc biệt là hệ thống giao thông) đến và trong các khu, điểm du lịch 82
3.4. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch 83
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT NHẰM KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA TỈNH PHÚ THỌ 84
1. Nhóm giải pháp 1: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, gắn quy hoạch với kế hoạch; xây dựng các chương trình, dự án đầu tư phát triển du lịch đảm bảo chất lượng và hiệu quả. 84
2. Nhóm giải pháp 2: Huy động các nguồn lực cho phát triển du lịch 85
2.1. Xác định nhu cầu vốn đầu tư 85
2.2. Xác định khả năng đáp ứng vốn đầu tư 86
2.3. Lựa chọn trọng điểm đầu tư 88
2.4. Phân kỳ đầu tư 90
2.5. Cơ cấu lại các nguồn vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. 93
2.6. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. 96
3. Nhóm giải pháp 3: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư du lịch 97
3.1. Tiếp tục cụ thể hóa và điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm thực hiện đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch. 97
3.2. Kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước về du lịch; đổi mới công tác chỉ đạo, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch. 98
3.3. Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể, của nhân dân trong tổ chức thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn. 100
III. KIẾN NGHỊ 100
1. Kiến nghị với Bộ, ngành 100
2. Kiến nghị với địa phương 101
KẾT LUẬN 103
114 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1935 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thao, vui chơi giải trí, các điểm thăm quan và các tiện nghi phục vụ du lịch khác
- Các tiện nghi thể thao, vui chơi, giải trí: Đến năm 2005 trên toàn tỉnh Phú Thọ có 13 bể bơi (trong đó, có 8 bể bơi ở thành phố Việt Trì), 89 điểm massage, 58 phòng karaoke,…, các tiện nghi này góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thu hút khách du lịch và kéo dài thời gian lưu trú, khuyến khích nhu cầu chi tiêu của du khách.
Các cơ sở phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí như: Công viên, sân thể thao, nhà thi đấu, nhà văn hóa,…đã buớc đầu đuợc quan tâm đầu tư. Năm 2008, thành phố Việt Trì đã cải tạo xong sân vận động tỉnh, xây dựng mới sân vận động mini trong truờng Chuyên Hùng Vuơng để phục vụ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc, một nhà thi đấu và đầu năm 2009 đã hoàn thành thêm một bể bơi thành phố; công viên Văn Lang là một công viên lớn, quy mô nhất của tỉnh Phú Thọ đang đuợc triển khai xây dựng tại trung tâm thành phố Việt Trì. Tại thị xã Phú Thọ, mặc dù diện tích khu vực trung tâm tuơng đối nhỏ nhưng cũng đã có 2 công viên (Công viên Thanh Niên và Vuờn hoa trung tâm thị xã), 1 sân vận động thị xã, 1 bể bơi, 1 nhà văn hóa phục vụ cho nhu cầu giải trí của nguời dân và du khách.
Nhìn chung, các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, các loại hình sản phẩm đơn điệu, các phuơng tiện vui chơi, giải trí, tham quan còn quá thiếu, chưa đủ sức thu hút khách du lịch cũng như kéo dài thời gian lưu trú của khách.
- Phuơng tiện vận chuyển: Năm 2005, toàn tỉnh Phú Thọ chỉ có 380 xe chuyên vận chuyển du lịch với năng lực vận chuyển 10.320 khách. Đến cuối năm 2007, số luợng xe tăng lên 558 xe và năng lực vận chuyển là 14.637 khách. Luợng xe vận chuyển khách của các công ty du lịch tăng chậm và chất luợng chưa cao, còn nhiều xe cũ.
- Các tiện nghi khác phục vụ khách du lịch: Trong hệ thống cơ sở lưu trú của tỉnh còn có một số phòng họp có thể tổ chức các hội nghị, hội thảo tuơng đối lớn. Năm 2005, tỉnh có 11 phòng họp với 1.025 ghế (tăng 2,4 lần so với năm 1995).
Tóm lại, hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở phục vụ ăn uống, cơ sở vui chơi, giải trí, các tiện nghi phục vụ du lịch khác của tỉnh Phú Thọ còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, cơ sở vật chất còn sơ sài và chưa đồng bộ. Cơ sơ lưu trú nghèo nàn, lạc hậu; cơ sở ăn uống quá nhỏ bé và chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh; cơ sở vui chơi, giải trí đang từng bước được cải thiện tuy nhiên vẫn còn đơn điệu và chưa có sức hấp dẫn. Một đặc điểm chung là các cơ sở này chỉ khai thác mạnh vào dịp lễ hội đầu năm, còn lại thì hầu như được khai thác rất ít. Hệ thống cơ sở vật chất du lịch như hiện nay chưa thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách cũng như không thể trở thành nền tảng để thúc đẩy phát triển ngành du lịch của tỉnh Phú Thọ.
4. Hệ thống giao thông vận tải phục vụ du lịch
4.1. Hệ thống giao thông đường bộ
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, có hệ thống giao thông đường bộ khá phát triển so với các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc và được phân bổ tương đối đều, hợp lý. Mật độ đường ô tô đạt 1,09km/km2, cao hơn của cả vùng Đông Bắc (0,62km/km2)
Toàn bộ hệ thống đường bộ của tỉnh Phú Thọ dài 11.483km; trong đó, có 5 tuyến quốc lộ với chiều dài qua tỉnh là 262km, 39 tuyến đường tỉnh với chiều dài 724km (13 tuyến chính và 26 tuyến nhánh), 94 tuyến huyện lộ dài 639km, 95km đường đô thị, 44km đường chuyên dùng, 1.722,6km đường xã và liên xã,…Ngoài ra còn hàng nghìn km đường dân sinh và lâm nghiệp.
- Quốc lộ: có 5 quốc lộ nằm trên địa bàn tỉnh (quốc lộ 2, 32, 32B, 32C, 70) với tổng chiều dài 262km đã được vào cấp và rải mặt đường nhựa từ cấpV đến cấp III. Có 104 cây cầu với tổng chiều dài 1.502m; 883 cống các loại và 5 bến phà.
- Đường tỉnh: Mạng lưới đường tỉnh được bố trí khá hoàn hảo, chiếm tỷ lệ lớn về số đầu tuyến và chiều dài. Toàn tỉnh có 13 tuyến chính và 26 tuyến nhánh, mang số hiệu từ ĐT 313 – 325 với tổng chiều dài 724km. Tuy nhiên, các tuyến đường tỉnh hiện nay đã bị xuống cấp rất nhiều, mặt đường hẹp và nhiều đoạn rất khó đi.
- Đường đô thị: Gồm các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ với tổng chiều dài 95km. Nhìn chung các đoạn đường đô thị đều được tu sửa liên tục nên chất lượng tốt.
- Đường giao thông nông thôn: Gồm các đường huyện, đường xã, đường thôn, xóm và đường lên đồi ra đồng với tổng chiều dài là 10.358km, trong đó, đường bê tông xi măng 1.043km (chiếm 10,06%), đường nhựa 352km (chiếm 3,39%), đường đá dăm, cấp phối 1.157km (chiếm 15,03%) và đường đất 4.406km (chiếm tới 70,98%).
4.2. Giao thông đường sắt
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có một tuyến đường sắt thuộc mạng đường sắt quốc gia là tuyến Hà Nội – Lào Cai và 3 tuyến nhánh phục vụ các khu công nghiệp, nhà máy với tổng chiều dài 89,5km.
Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai dài 296km, riêng đoạn qua Phú Thọ dài 74,9km. Giao thông đường sắt góp phần vận chuyển một lượng lớn hành khách và hàng hóa, tạo sự giao lưu giữa Phú Thọ và các tỉnh cũng nhử xuất khẩu hàng hóa qua cảng Hải Phòng. Đây là tuyến đường sắt nôi trung tâm kinh tế Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, từ đó có thể thông sang Trung Quốc. Ba tuyến nhánh đi qua các khu công nghiệp, nhà máy với tổng chiều dài 14,6km.
Toàn tuyến Hà Nội – Lào Cai có 38 ga và trạm, các ga đều ở dạng vĩnh cửu, 27 ga đã bị xuống cấp hư hỏng. Đường ga dùng ray P34-P30-P24. Hệ thống tín hiệu trong các ga đa phần dùng dây trần, chất lượng đàm thoại kém, tín hiệu yếu, chạy tàu bằng thẻ đường, máy móc thiết bị đã cũ, lạc hậu. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay có 8 ga, trong đó chỉ có một ga hàng hóa là ga Tiên Kiên; khoảng cách trung bình giữa các ga là 8,5km.
4.3. Giao thông đường sông
Tỉnh Phú Thọ có 3 con sông lớn chảy qua: Sông Hồng, sông Lô, sông Đà. 3 con sông này gặp nhau tại thành phố Việt Trì. Ngoài ra còn một số sông nhánh như: sông Chảy, sông Bứa. Hầu hết các huyện, thị đều có sông chảy qua tạo thành một mạng lưới đường thủy thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế. Tổng chiều dài đừng sông trên 3 sông chính của Phú Thọ là 227km với 595 phương tiện vận tải từ 50 tấn trở lên hoạt động.
Tỉnh có 2 cảng được quy hoạch và xây dựng khá hoàn chỉnh và đang khai thác hiệu quả:
- Cảng Việt Trì: là cảng đầu mối do Trung ương quản lý với công suất thiết kế là 800.000 tấn/năm, nhưng hiện nay mới chỉ khai thác được trên 50% công suất.
- Cảng An Đạo: là cảng chuyên dùng của nhà máy giấy Bãi Bằng, có công suất 350.000 tấn/năm.
5. Cơ sở hạ tầng bổ trợ
5.1. Hệ thống cung cấp điện
5.1.1. Nguồn điện quốc gia
- Nguồn điện 220Kv được cấp từ hệ thống điện miền Bắc thông qua đường dây 220Kv Hòa Bình – Việt Trì – Sóc Sơn, cấp điện cho trạm 220/110 Việt Trì công suất 125 MVA.
- Nguồn điện 110KV của tỉnh được cấp từ 2 tuyến dây Việt Trì – Đông Anh và Việt Trì – Thác Bà cấp điện cho các trạm 110 KV trên địa bàn tỉnh.
- Nguồn điện tại chỗ: Tỉnh Phú Thọ có duy nhất nguồn điện tại chỗ là nhà máy điện của Công ty Giấy Bãi Bằng, công suất thiết kế 12 – 16 KW.
5.1.2. Lưới điện
- Lưới điện truyền tải gồm:
+ Lưới 220 KV có 3 đường là: Hòa Bình – Việt Trì – Sóc Sơn, Việt Trì – Sơn La và Việt Trì –Yên Bái. Trạm 220 KV Việt Trì thường xuyên vận hành trong tình trạng quá tải.
+ Lưới điện 110 KV, sản xuất từ nhà máy thủy điện Thác Bà đi từ trạm 220 KV Việt Trì tới các trạm 110 KV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Cả tỉnh có 5 trạm 110 KV, tập trung chủ yếu ở thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và huyện Phù Ninh.
+ Trạm biến áp trung gian 35/6 – 10KV: Trên địa bàn tỉnh có 21 trạm biến áp trung gian với tổng dung lượng là 79.510 KVA.
- Lưới điện trung thế: Lưới điện trung thế trên địa bàn tỉnh có kết cấu hình tia, đang được sử dụng với nhiều cấp điện áp: 35KV, 10KV, 6KV.
5.2. Hệ thống bưu chính viễn thông
Mạng lưới bưu chính viễn thông thời gian gần đây đã được quan tâm phát triển. Số máy điện thoại tăng nhanh, năm 2005, số máy điện thoại đạt 121.700 cái (9,9 máy/100 dân), năm 2007 đạt 547.764 cái ( 40,4 máy/100 dân), tăng gấp 4 lần so với năm 2005. Đã hình thành và phát triển rộng khắp các dịch vụ Internet, hộp thư thoại,…Chất lượng thông tin liên lạc của tỉnh có bước tiến vượt bậc, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội; mạng điện thoại di động đã phủ sóng đến hầu hết các xã; 100% doanh nghiệp, cơ quan của tỉnh được trang bị máy tính, kết nối Internet, nối mạng nội bộ.
5.3. Hệ thống cấp thoát nước
Hệ thống cấp nước sạch của tỉnh Phú Thọ còn rất hạn chế, chủ yếu nhờ vào 2 nhà máy nước Việt Trì và Phú Thọ, một số thị trấn cũng có trạm cung cấp nước nhưng công suất nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu nước sạch như: nhà máy nước Thanh Sơn, nhà máy nước Đoan Hùng, nhà máy nước Hưng Hóa, nhà máy nước Lâm Thao và nhà máy nước Hạ Hòa. Ngoài ra, tỉnh còn có hệ thống trạm cấp nước nông thôn nằm rải rác ở các xã.
Hệ thống thoát nước của tỉnh mới chỉ đạt 10,5% tổng chiều dài đường, chủ yếu là thoát nước mặt và không qua xử lý. Việc xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa triệt để đã gây ra ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường nói chung. Các bãi chôn lấp rác thải đều chưa hợp vệ sinh, vị trí các nghĩa trang hầu hết chưa hợp lý, chưa đủ khoảng cách vệ sinh gây ra ô nhiễm nguồn nước.
Hiện nay, chất lượng nước sông Hồng đoạn chảy qua Lâm Thao, thành phố Việt Trì bị ô nhiễm nặng, nhất là vào mùa khô. Sông Lô, sông Đà chưa bị ô nhiễm, là nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất cần được bảo vệ.
Tóm lại, hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ du lịch (đường giao thông, các cơ sở hạ tầng bổ trợ) của Phú Thọ khá đầy đủ về quy mô cũng như phần nào đã đáp ứng được về mặt chất lượng cho nhu cầu phát triển du lịch. Hệ thống đường giao thông đã có sự liên kết giữa các điểm du lịch trong tỉnh và đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp, cải thiện.
Kết luận: Có thể nói hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch của tỉnh phát triển không đồng bộ. Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ tương đối phát triển trong khi cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch lại quá nghèo nàn và lạc hậu. Chính sự thiếu đồng bộ này đã khiến du lịch Phú Thọ không thể phát triển đúng với tiềm năng.
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTDL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
1. Thực trạng về thu hút vốn cho du lịch
1.1. Qui mô vốn đầu tư huy động
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã được chính quyền tỉnh quan tâm thực hiện ngay từ khi mới tách tỉnh năm 1997. Tuy nhiên phải đến năm 2001, sau khi có Pháp lệnh du lịch năm 1999 thì vấn đề huy động nguồn lực cho đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch mới được quan tâm đúng mức hơn.
Bảng 2.8: Vốn đầu tư huy động cho phát triển cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2001-2008
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng số vốn đầu tư phát triển (tỷ đồng)
1471
2147
3586
3866
4323
4763
5127
5908
Đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch (tỷ đồng)
637
1198
2336
1711
2284
2497
2763
3538
Tỷ lệ %
43.3
55.8
65.1
44.3
52.8
52.4
53.9
59.9
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ)
Từ bảng 2.8 ta thấy trong giai đoạn từ 2001, quy mô vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch liên tục tăng qua các năm, chỉ có năm 2004 là có chiều hướng giảm do một số nguyên nhân khách quan. Năm 2001, vốn đầu tư cho CSHTDL chỉ có 637 tỷ đồng, chiếm 43,3% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh, năm 2005 là 2284 tỷ đồng, chiếm 52,8% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh, đến năm 2008 con số tương tự lần lượt là 3538 tỷ đồng và 59,9%.
Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHTDL có xu hướng tăng trong giai đoạn đầu 2001-2003(từ 1,88% đến 1,95%), sau đó giảm mạnh vào năm 2004 chỉ còn 0,73% rồi sau đó lại tiếp tục xu thế tăng trưởng với tốc độ ổn định (năm 2005 là 1,33%, năm 2006 là 1,09%, năm 2007 là 1,11% và năm 2008 là 1,28%).
Hình 2.3: Vốn đầu tư huy động cho xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2008
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ)
Hình 2.4.: Tốc độ gia tăng vốn đầu tư xây dựng CSHTDL trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2002-2008
Đơn vị: %
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ)
Nhìn chung, quy mô thu hút vốn cho đầu tư phát triển CSHTDL của tỉnh Phú Thọ có xu hướng gia tăng ổn định trong giai đoạn 2001-2008. Đây là tín hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của các cấp đối với hoạt động đầu tư phát triển ngành du lịch Phú Thọ.
1.2. Cơ cấu vốn đầu tư
1.2.1. Theo nguồn hình thành
Trong cả giai đoạn 2001-2008, tổng lượng vốn đầu tư cho CSHTDL đạt 16.964 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn trung ương chiếm 48,11% (8.160 tỷ đồng), vốn địa phương chiếm 33,65%(5.7009 tỷ đồng) và vốn của khu vực tư nhân chiếm 18,24% (3.095 tỷ đồng).
Hình 2.5: Cơ cấu đầu tư CSHTDL Phú Thọ theo nguồn vốn
Đơn vị: %
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ)
a. Nguồn ngân sách Nhà nước
Nguồn vốn ngân sách Nhà nước bao gồm 2 nguồn chính là nguồn hỗ trợ từ trung ương thông qua Bộ, ngành, DNNN và nguồn thứ hai là nguồn từ ngân sách địa phương. Đối với Phú Thọ thì đầy là 2 nguồn cơ bản, có vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu vốn đầu tư nói chung và đầu tư cho CSHTDL nói riêng.
Năm 2001, nguồn vốn ngân sách nhà nước đạt 529 tỷ đồng, chiếm 83,04% tổng số vốn đầu tư xây dựng CSHTDL. Năm 2002, 2003, nguồn vốn này tăng lên đạt 969 tỷ đồng vào năm 2002 và 1893 tỷ đồng vào năm 2003. Đến năm 2004, con số này giảm đi còn 1416 tỷ đồng, đây là năm duy nhất sụt giảm trong cả giai đoạn nghiên cứu. Sau đó, nguồn vốn này lại tiếp tục xu hướng tăng lên và đến năm 2008, con số này đạt 2847 tỷ đồng.
Bảng 2.9: Vốn đầu tư xây dựng CSHTDL từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2008
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn đầu tư xây dựng CSHTDL
(tỷ đồng)
637
1198
2336
1711
2284
2497
2763
3538
Vốn ngân sách nhà nước (tỷ đồng)
529
969
1893
1416
1895
2058
2262
2847
Tỷ lệ trong tổng số (%)
83.05
80.88
81.04
82.76
82.97
82.42
81.87
80.47
Tốc độ tăng trưởng (lần)
1.83
1.95
0.75
1.34
1.09
1.10
1.26
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ)
Từ bảng 2.9 có thể thấy nguồn vốn ngân sách Nhà nước tăng lên với tốc độ rất cao trong 2 năm 2002-2003 (năm 2002 là 83 và 2003 là 95%), năm 2004, tốc độ tăng trưởng đạt âm (-20%), từ năm 2005 đến 2008, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ngân sách nhà nước có xu hướng biến động không ổn định. Năm 2006 đạt 9%, 2007 là 10% và 2008 là 26%.
b. Nguồn đầu tư từ tư nhân và dân cư
Nguồn vốn đầu tư tư nhân được tỉnh quan tâm khai thác trong nhiều năm qua, ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho ngành du lịch của tỉnh. Giai đoạn 2001-2008, khu vực tư nhân đóng góp 3095 tỷ đồng, bằng 18,24% trong tổng nguồn vốn đầu tư cho CSHTDL. Trong đó, năm 2001 mới chỉ có 108 tỷ đồng, 2002 là 229 tỷ đồng, 2005 là 389 tỷ đồng và năm 2008 đã đạt 691 tỷ đồng.
c. Nguồn đầu tư nước ngoài
Một điểm hạn chế lớn nhất của tỉnh Phú Thọ là chưa thu hút được dự án nước ngoài nào đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch. Năm 2007, một doanh nghiệp Hàn Quốc có ý định đầu tư vào khu du lịch Đầm Ao Châu nhưng do một vài vấn đề về thủ tục hành chính nên đã không thể thực hiện được.
Bảng 2.10: Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng CSHTDL trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo nguồn hình thành
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng số vốn đầu tư xây dựng CSHTDL
637
1198
2336
1711
2284
2497
2763
3538
Nguồn vốn Trung ương
319
572
1125
823
1119
1202
1323
1677
Tỷ lệ trong tổng số (%)
50,08
47,75
48,16
48,1
48,99
48,14
47,88
47,4
Nguồn vốn địa phương
210
397
768
593
776
856
939
1170
Tỷ lệ trong tổng số (%)
32,97
33,14
32,88
34,66
33,98
34,28
33,98
33,07
Nguồn vốn tư nhân
108
229
443
295
389
439
501
691
Tỷ lệ trong tổng số (%)
16,95
19,12
18,96
17,24
17,03
17,58
18,13
19,53
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ)
Tóm lại, xét theo nguồn hình thành thì vốn đầu tư cho CSHTDL Phú Thọ vẫn dựa chủ yếu vào nguồn ngân sách Nhà nước,giai đoạn 2001-2008 chỉ có 18,24% là huy động được từ khu vực tư nhân, còn lại là của khu vực Nhà nước, trong đó có 33,65% là nguồn vốn địa phương và 48,1% là nguồn vốn hỗ trợ của trung ương; hiện tại vẫn chưa có dự án đầu tư nước ngoài nào vào lĩnh vực CSHTDL của Phú Thọ.
1.2.2. Theo nội dung đầu tư
Bảng 2.11: Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng CSHTDL trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo nội dung đầu tư giai đoạn 2001-2008
Đơn vị: Tỷ đồng
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHTDL
637
1198
2336
1711
2284
2497
2763
3538
Trong đó
Cơ sở hạ tầng xã hội
(tỷ đồng)
439
817
1549
1108
1480
1620
1796
2289
Tỷ lệ trong tổng số
68.9
68.2
66.3
64.8
64.8
64.9
65.0
64.7
Cơ sở lưu trú (tỷ đồng)
73
133
260
205
269
296
325
419
Tỷ lệ trong tổng số (%)
11.5
11.1
11.1
12.0
11.8
11.9
11.8
11.8
Cơ sở ăn uống (tỷ đồng)
28
51
102
78
107
117
132
173
Tỷ lệ trong tổng số (%)
4.4
4.3
4.4
4.6
4.7
4.7
4.8
4.9
Cơ sở vui chơi, giải trí
(tỷ đồng)
11
21
44
35
50
55
64
81
Tỷ lệ trong tổng số (%)
1.7
1.8
1.9
2.0
2.2
2.2
2.3
2.3
Đầu tư vào điểm du lịch
(tỷ đồng)
86
176
381
285
378
409
446
576
Tỷ lệ trong tổng số (%)
13.5
14.7
16.3
16.7
16.5
16.4
16.1
16.3
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ)
Như đã nói ở chương I, cơ sở hạ tầng du lịch trong bài này xét theo nghĩa rộng, tức là bao gồm cả cơ sở hạ tầng xã hội nói chung (đường giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông) và cả cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân ngành du lịch (cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí, điểm thăm quan,..và các cơ sở phục vụ các hoạt động trung gian khác).
Nhìn chung, lưu lượng vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất và tăng qua các năm. Năm 2001, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội đạt 439 tỷ đồng, năm 2002 là 817 tỷ đồng, năm 2003 là 1549 tỷ đồng, năm 2004 giảm còn 1108 tỷ đồng, năm 2005 là 1480 tỷ đồng, 2006 là 1620 tỷ đồng, 2007 là 1796 tỷ đồng và năm 2008 đạt 2289 tỷ đồng. Gần như 100% vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng xã hội đều lấy từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, chỉ một phần rất nhỏ lấy từ nguồn do nhân dân đóng góp. Tư nhân không tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.
Quy mô vốn đầu tư vào cơ sở lưu trú, ăn uống và vui chơi, giải trí cũng tăng qua từng năm nhưng tỷ lệ trung bình chỉ khoảng 19% đến 20% tổng số. Đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú, ăn uống hầu hết là của khu vực tư nhân. Chưa có dự án của Nhà nước nào đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ, chỉ có một vài cơ sở ăn uống là do Sở Thương mại – Du lịch làm chủ đầu tư.
Đầu tư vào điểm du lịch là những hoạt động đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp điểm du lịch. Đây là hoạt động quan trọng làm thay đổi bộ mặt du lịch của tỉnh, tạo nên sức hút đối với du khách. Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Phú Thọ đã quan tâm đến công tác quy hoạch và thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Lượng vốn đầu tư vào điểm du lịch có quy mô ngày càng tăng, năm 2001 chỉ có 86 tỷ đồng được huy động thì đến năm 2008 đã huy động được 576 tỷ đồng để cải tạo, trùng tu và xây mới cảnh quan các điểm du lịch.
Tóm lại, xét theo nội dung đầu tư thì nguồn vốn đầu tư cho CSHTDL Phú Thọ trong giai đoạn 2001-2008 vẫn chủ yếu tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng xã hội (hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước và bưu chính viễn thông), chỉ có khoảng dưới 35% nguồn vốn đầu tư cho CSHTDL được đầu tư cho hệ thống cơ sở vật chất ngành du lịch (cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, điểm thăm quan), còn lại trên 64% được giành cho đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội.
1.2.3. Theo địa bàn đầu tư
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2001-2008, nguồn vốn đầu tư cho CSHTDL được phân bổ tập trung cho các huyện có điểm du lịch quan trọng như thành phố Việt Trì, huyện Thanh Thủy, Hạ Hòa,…nhưng vẫn đặc biệt quan tâm đầu tư vào thành phố Việt Trì và khu du lịch Đền Hùng. Tính trong cả giai đoạn 2001-2008, lưu lượng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch vào thành Phố Việt Trì chiếm tới 57% tổng nguồn vốn đầu tư cho CSHTDL; huyện Thanh Thủy với vị trí gần thành phố cũng nhận được lượng vốn tương đối lớn là 13,5%; huyện Hạ Hòa 10,01%, Thanh Sơn là 7,9% và 11,69% còn lại là giành cho toàn bộ các huyện, thị còn lại.
Hình 2.6: Phân bổ vốn đầu tư xây dựng CSHTDL trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo địa bàn giai đoạn 2001-2008
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ)
Là trung tâm kinh tế của tỉnh, là địa phương sở hữu khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng, Việt Trì luôn là địa phương nhận được nhiều nguồn vốn đầu tư nhất, kể cả từ nguồn ngân sách Nhà nước cũng như của tư nhân. Toàn bộ các dự án xây dựng khách sạn lớn đều nằm trên địa bàn thành phố Việt Trì như: khách sạn Hồng Ngọc, Hương Giang, Hà Nội, Hoàng Long,…Đường giao thông trong thành phố và đường xung quanh khu di tích lịch sử Đền Hùng đã được cải tạo và mở rộng rất nhiều. Năm 2008, riêng thành phố Việt Trì đã nhận được hơn 2000 tỷ đồng đầu tư cho cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Các dự án lớn được thực hiện trong năm 2008 là xây dựng công viên Văn Lang tại trung tâm thành phố Việt Trì và xây dựng mới Đền Lạc Long Quân tại khu di tích lịch sử Đền Hùng. Sau khi hoàn thành các dự án này, khu di tích lịch sử Đền Hùng sẽ là nơi tập trung của toàn bộ “cội nguồn dân tộc”, với hệ thống 3 Đền nằm trên 3 ngọn núi liên tiếp: Đền Lạc Long Quân, đền Hùng và đền Mẫu Âu Cơ. Công viên Văn Lang sẽ trở thành công viên lớn nhất tỉnh, nằm ngay giữa trung tâm thành phố, là nơi thăm quan, ngắm cảnh và nghỉ ngơi của người dân cũng như du khách khi lưu trú tại thành phố Việt Trì.
Như vậy có thể thấy rằng, sự phân bổ vốn đầu tư phát triển CSHTDL của tỉnh Phú Thọ thời gian qua luôn được tập trung vào khu vực thành phố Việt Trì, là địa bàn có khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng. Giai đoạn 2001-2008, riêng thành phô Việt Trì đã chiếm tới 57% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển CSHTDL của Phú Thọ, trong khi chỉ có 43% được phân bổ cho 12 huyện, thị còn lại.
2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư
Trong giai đoạn 2001-2008, tình hình thực hiện vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch của tỉnh Phú Thọ có nhiều tiến triển. Tổng vốn huy động được 16.964 tỷ đồng và thực hiện được 14.543 tỷ đồng, đạt tỷ lệ vốn thực hiện/vốn huy động là 85,73%.
Qua bảng 2.12, có thể thấy tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư cho xây dựng CSHTDL trên địa bàn tỉnh tương đối đều qua các năm. Năm có tỷ lệ vốn thực hiện/vốn huy động cao nhất là năm 2006 (92,13%) và năm thấp nhất là năm 2003 (79,22%). Nhìn chung, trong cả giai đoạn này, tỷ lệ vốn thực hiện/vốn huy động dao động trong khoảng từ 80 đến 90%.
Bảng 2.12: Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng CSHTDL trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2008
Năm
Khối lượng huy động (tỷ đồng)
Khối lượng thực hiện (tỷ đồng)
Thực hiện/huy động (%)
2001
637
533,42
83,74
2002
1198
1.017,94
84,97
2003
2336
1.850,57
79,22
2004
1711
1.465,81
85,67
2005
2284
1.883,84
82,48
2006
2497
2.300,49
92,13
2007
2763
2.431,99
88,02
2008
3538
3.058,94
86,5
Tổng
16.964
14.543
85,73
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ)
Hình 2.7: Khối lượng thực hiện vốn đầu tư xây dựng CSHTDL trên địa bàn Phú Thọ giai đoạn 2001-2008.
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ)
Khối lượng vốn thực hiện tăng lên khá đều đặn qua các năm. Năm thấp nhất là năm 2001 với 533,42 tỷ đồng và cao nhất là năm 2008 với 3.058,94 tỷ đồng. Chỉ có năm 2004 là năm duy nhất có xu hướng giảm nhưng sau đó lại quay trở lại xu hướng tăng.
Xét theo cơ cấu nguồn vốn thì tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư có thể chia thành 2 nhóm: thứ nhất là nguồn ngân sách Nhà nước, bao gồm ngân sách tỉnh và ngân sách trung ương; nhóm thứ hai là nguồn vốn đầu tư của tư nhân. Nhóm thứ nhất có tỷ lệ thực hiện vốn thấp hơn, trung bình cả giai đoạn 2001-2008 chỉ đạt khoảng 77,35% trong khi nhóm thứ hai có tỷ lệ thực hiện vốn cao và ổn đinh, đạt trung bình trên 90% trong cả giai đoạn nghiên cứu.
Tóm lại, quy mô vốn đầu tư cho phát triển CSHTDL tỉnh Phú Thọ có xu hướng tăng ổn định qua các năm; tỷ lệ vốn thực hiện/vốn huy động luôn chiếm tỷ lệ cao trên 80%, trong đó khu vực vốn ngân sách Nhà nước có tỷ lệ thấp hơn (chỉ khoảng 77,35%) và khu vực vốn tư nhân có tỷ lệ cao hơn (trên 90%).
3. Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư
3.1. Công tác lập quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch
Nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, xây dựng, phát triển các khu, các điểm, tuyến du lịch, đô thị du lịch, phát huy lợi thế đặc trưng của tỉnh, tạo thương hiệu riêng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tê, hạn chế những chồng chéo, trùng lắp về quy định quản lý quy hoạch đã và đang được ban hành về quy hoạch ngành; do vậy, công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch luôn được các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở tỉnh Phú Thọ quan tâm, nhất là dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 phù hợp với thực trạng và xu thế phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhằm làm gia tăng những lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà du lịch có thể đem lại cho cộng đồng, môi trường.
Các quy hoạch phát triển du lịch do UBND tỉnh phê duyệt được tổ chức thực hiện tuân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21438.doc