MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 3
1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 3
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 3
1.1.2. Sự cần thiết của Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 4
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 6
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm 6
1.2.2. Người tham gia bảo hiểm và người được bảo hiểm 7
1.2.3 Người bảo hiểm 8
1.2.4 Thời hạn bảo hiểm 8
1.2.5 Giá trị bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm 9
1.2.6 Phí bảo hiểm 11
1.2.7 Các điều kiện bảo hiểm 12
1.3 CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 16
1.3.1 Vai trò của công tác khai thác 16
1.3.2 Qui trình khai thác 17
1.3.2.1 Tiếp thị nhận yêu cầu từ khách hàng 17
1.3.2.2 Đánh giá rủi ro 17
1.3.2.3 Chào bảo hiểm, cấp đơn bảo hiểm 18
1.3.2.4 Chuẩn bị đơn bảo hiểm 18
1.3.2.5 Ký duyệt đơn bảo hiểm 18
1.3.2.6 Đóng dấu chuyển đơn, lưu chuyển nghiệp vụ 19
1.3.2.7 Theo dõi quản lý đơn 19
1.3.3 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm và công cụ xúc tiến bán hàng 20
1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của công tác khai thác 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX 26
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX 26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 26
2.1.2 Sơ đồ tổ chức 28
2.1.3 Nghành nghề kinh doanh 29
2.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 34
2.2.1 Thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 34
2.2.2 Thuận lợi khó khăn khi triển khai nghiệp vụ 41
2.3 THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PJICO GIAI ĐOẠN 2004 – 2008 46
2.3.1 Quy trình khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PJICO 46
2.3.2 Tình hình các kênh phân phối và công cụ xúc tiến bán hàng đang triển khai tại PJICO 49
2.3.3 Đánh giá kết quả và hiệu quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 51
2.3.4 Những thuận lợi khó khăn cơ bản của công ty khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 58
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX TRONG THỜI GIAN TỚI 58
3.1.1 Định hướng phát triển chung 58
3.1.2 Định hướng phát triển công tác khai thác nghiệp vụ BHHH XNK vận chuyển bằng đường biển 60
3.2 GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY KHAI THÁC 61
3.2.1 Làm tốt hơn nữa công tác phục vụ khách hàng 61
3.2.2 Thực hiện tốt công tác đánh giá rủi trước khi ký kết hợp đồng 62
3.2.3 Cải tiến đa dạng hoá sản phẩm 63
3.2.4 Mở rộng và nâng cao chất lượng đại lý, cộng tác viên khai thác 63
3.2.5 Nâng cao chất lượng cán bộ, nhân viên khai thác 64
3.2.6 Phát triển hệ thống thông tin 64
3.3 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 65
3.3.1 Hoàn thiện văn bản pháp luật tạo điều kiện các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước 65
3.3.2 Tạo điều kiện doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế 66
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2680 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o. Xúc tiến bán có thể làm doanh thu phí tăng nhanh nhưng cần tính toán chi phí tăng thêm mà doanh nghiệp đã bỏ ra chính xác để xác định hiệu quả cho đúng.
Cũng cần chú ý nội dung truyền thông phải chính xác không được vì mục tiêu mà lợi dụng lòng tin của khách hàng. Nếu có chính sách đúng thì các công cụ xúc tiến có tác dụng rất lớn đối với doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và khai thác viên bảo hiểm nói riêng. Vì qua các phương tiện thông tin đại chúng đã giúp khách hàng hiểu rõ chức năng, tác dụng của việc tham gia bảo hiểm, biết về doanh nghiệp bảo hiểm, loại sản phẩm bảo hiểm, dịch vụ có liên quan do doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp. Khai thác viên cũng cần lợi dụng những thuận lợi đó, cập nhật thông tin thương xuyên để có kiến thức thuyết phục khách hàng tham gia bảo hiểm.
1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của công tác khai thác
*Chỉ tiêu đánh giá kết quả
Kết quả là một số tuyệt đối phản ánh cụ thể kết quả đạt đựơc khi thực hiện một công việc nào đó. Trong công tác khai thác nghhiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sử dụng một số chỉ tiêu kết quả : Số đơn bảo hiểm cấp trong kỳ, doanh thu phí bảo hiểm trong kỳ, tổng số đại lý tham gia khai thác trong kỳ, tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong kỳ.
*Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là thước đo phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra kết quả kinh doanh nhất định hay nói cách khác nó được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí
Nếu ký hiệu C là chỉ tiêu kết quả, K là chỉ tiêu kết quả, H là chỉ tiêu hiệu quả ta có công thức :
H = hoặc H =
Để đánh giá hiệu quả khai thác phải xác định chỉ tiêu :
Hiệu quả khai thác bảo hiểm = Kết quả khai thác trong kỳ/ Chi phí khai thác trong kỳ.
Hoặc: Hiệu quả khai thác bảo hiểm = Chi phí khai thác trong kỳ/ Hiệu quả khai thác trong kỳ.
* Phân tích tình hình khai thác: qua phân tích tình hình khai thác để đánh giá rút kinh nghiệm, lập kế hoạch khai thác cho kỳ tiếp theo, dự báo diễn biến của thị trường và chọn lựa biện pháp cạnh tranh hữu hiệu.
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khai thác qua các chỉ số :
Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch ( iNK)
iNK =
Chỉ số hoàn thành kế hoạch ( iHK)
iHK =
Chỉ số thực hiện ( i)
i =
Ba loại chỉ số trên có quan hệ tích số :
i = iNK * iHK = = *
Trong đó : y1, yo, yk - Mức độ khai báo kỳ báo cáo, kỳ gốc và kỳ kế hoạch.
Phân tích cơ cấu khai thác: có thể phân tích số đơn bảo hiểm đã cấp hoặc doanh thu phí bảo hiểm theo cơ cấu vùng lãnh thổ, loại khách hàng, loại hàng hoá, trong cổ đông và ngoài cổ đông, điều kiện bảo hiểm…
Phân tích tính thời vụ trong khâu khai thác.
Phân tích tính thời vụ trong khâu khai thác có thể sử dụng phương pháp:
Tính chỉ số thời vụ theo các tháng trong năm:
ki =
Trong đó:
ki - Chỉ số thời vụ tháng thứ i ;
Xi - Mức độ khai thác tháng thứ i;
- Mức độ khai thác bình quân một tháng trong năm
=
Kết quả tính toán ra càng gần 1 thì tính chất thời vụ trong tháng đó càng ít và ngược lại. Đối với từng loại mặt hàng xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm nếu ta tiến hành nghiên cứu trong nhiều năm liên tục sẽ lộ rõ tính quy luật trong khâu khai thác.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) thành lập ngày 15/6/1995, gồm 7 cổ đông sáng lập đều là những tổ chức kinh tế lớn của nhà nước, có tiềm năng, uy tín ở cả trong và ngoài nước.
Tên đơn vị : CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX
Tên giao dịch quốc tế : PETROLIMEX JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : PJICO
Lôgô :
Địa chỉ : Số 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại : (04) 776 0865 - (04) 776 0926
Fax : (04) 776 0868
Là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên ra đời tại Việt Nam, PJICO luôn luôn không ngừng lớn mạnh, và đã có được một hình ảnh, một niềm tin thực sự trong tâm trí khách hàng. HiệnHiHHHHh nay PJICO đứng hàng thứ 4 trên thị trường Việt Nam về bảo hiểm phi nhân thọ sau Bảo Việt, Bảo Minh và PVI. PJICO đã có được một hình ảnh, một niềm tin thực sự trong tâm trí khách hàng. Theo mục tiêu phát triển của công ty, PJICO đã thiết lập một mạng lưới các chi nhánh, Văn phòng đại diện, đại lý và tổng đại lý trải dài trên khắp cả nước. Dù bạn gặp rủi ro ở bất cứ đâu PJICO cũng sẽ kịp thời giải quyết, đền bù thoả đáng cho bạn.Với quốc tế, PJICO cũng có quan hệ rộng rãi với thị trường bảo hiểm quốc tế và chính thức quan hệ với trên 30 Công ty tái bảo hiểm nước ngoài, trong đó có cả những Công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bảo hiểm Lloy's, Munich Re...Không chỉ thế Công ty còn có quan hệ với các nhà môi giới bảo hiểm, các đại lý giám định nổi tiếng Thế giới với tổng giá trị tài sản lên đến hàng trăm tỷ USD như Munich Re, Swiss Re, Hannover Re, Harfort Re, Aon Re... Điều đó giúp cho PJICO có được những kinh nghiệm cần thiết trong lĩnh vực bảo hiểm để phát triển và khẳng định vị thế của mình. Còn về dịch vụ khách hàng thì với một mạng lưới dịch vụ trải dài rộng khắp, PJICO nhận bảo hiểm ở mọi nơi, mọi rủi ro trong cả nước. Hiện nay, PJICO đang nhận bảo hiểm hàng nghìn công trình lớn nhỏ với tổng giá trị lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng, trong đó có rất nhiều công trình mà giá trị bảo hiểm đã lên tới hàng trăm triệu Dollar Mỹ như toà nhà Deawoo, cao ốc Diamond Praha, cảng xăng dầu B12, trung tâm HITC...PJICO cũng nhận bảo hiểm cho hàng vạn xe cộ, hàng triệu người lao động, học sinh,mang lại niềm tin trong sản xuất, lao động và họ tập. Đó chính là mục tiêu, là mong muốn mà PJICO có được ở khách hàng. Để đạt được điều đó PJICO đã phải có những nỗ lực vượt bậc trong quá trình phát triển, lập ra một quỹ dự trữ bồi thường gắn với một chế độ bồi thường hợp tình, hợp pháp đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng nhanh, thuận tiện, đúng đủ.
2.1.2 Sơ đồ tổ chức
Mô hình tổ chức của PJICO được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của PJICO
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của PJICO, có nhiệm vụ thông qua cá báo cáo của Hội đồng quản trị, sửa đổi điều lệ, quyết định tăng giảm vốn điều lệ, thông qua định hướng phát triển trung và dài hạn, bầu, miễn nhiệm bãi nhiệm Hội đồng quản trị và quyết định bộ máy tổ chức của công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh PJICO để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của PJICO trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
Ban kiểm soát: do Đại hội cổ đông bầu ra có chức năng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng giám đốc, Kiểm soát, giám sát việc chấp hành điều lệ và nghị quyết Đại hội cổ đông.
Ban tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1.3 Nghành nghề kinh doanh
PJICO tiến hành các hoạt động:
Bảo hiểm y tế tự nguyện, tai nạn, con người, tài sản, thiệt hại, vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không, thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, trách nhiệm chung, xe cơ giới và bảo hiểm cháy;
Nhận và nhượng tái bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ trên;
Hoạt động đầu tư vốn (Theo luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09/12/2000)
Các dịch vụ: Giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba;
Cho thuê văn phòng;
Dịch vụ mua bán, sửa chữa, cứu hộ và kinh doanh phụ tùng ôtô;
Mua bán, bảo dưỡng xe có động cơ và mô tô, xe máy, phụ tùng cho xe có động cơ, xăng, dầu, mỡ;
Kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, du lịch;
Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và các hoạt động liên quan đến bất
Mua bán hàng hoá, thương mại và đại lý môi giới, đấu giá.
động sản;Trong đó, kinh doanh bảo hiểm là hoạt động chủ đạo. Doanh thu phí của PJICO giai đoạn 2004-2008 như bảng sau:
Bảng 2.1 Doanh thu và thị phần bảo hiểm gốc của Pjico(2004-2008)
Chỉ tiêu
Năm
DTTTBH
(tỷ đồng)
DT PJICO
(tỷ đồng)
Tốc độ tăng (giảm) DT PJICO(%)
Thị phần PJICO
(%)
2004
4768
600
-
12,58
2005
5535
740
23,3
13,37
2006
6425
670
-9,4
10,54
2007
8482
880
31,3
10,4
2008
10825
1061
20,56
10
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Năm 2004 doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn thị trường đạt 4768 tỷ đồng tăng 23,22% so với năm 2003(3887 tỷ đồng). Pjico giữ 12,58% thị phần tức thu được 600 tỷ đồng phí bảo hiểm gốc. Với mức doanh thu như vậy Pjico chỉ đứng sau Bảo Việt (1925 tỷ đồng), Bảo Minh (1058 tỷ đồng). Trong đó dẫn đầu là Bảo hiểm xe cơ giới Pjico đạt 296 tỷ, Bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người Pjico đạt 50,5 tỷ, Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu Pjico đạt 72 tỷ đồng. Năm 2005 doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn thị trường đạt 5535 tỷ đồng tăng 18,3% so với năm 2004. Pjico đạt 740 tỷ đồng chiếm 12.5% thị phần đứng sau Bảo Việt (38% thị phần), Bảo Minh (23% thị phần), PVI (13% thị phần. Năm 2007, doanh thu bảo hiểm gốc toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt 8482 tỷ đồng tăng 32% so với năm 2006 đánh dấu một mốc rất quan trọng trong lịch sử phát triển bảo hiểm Việt Nam.Trong đó doanh thu của PJICO đạt 1.100 tỷ đồng, tăng trưởng trên 30% so với năm 2006, lợi nhuận công ty tăng trưởng 62% so với 2006. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ đạt trên 37%. Cũng trong năm 2007 PJICO đã thực hiện việc tăng vốn điều lệ lên 336 tỷ đồng, nâng cao năng lực tài chính của Công ty. Với các thành tích xuất sắc đã đạt được, Công ty đã vinh dự được Bộ Công Thương trao cờ khen “Đơn vị xuất sắc năm 2007”. Uy tín, thương hiệu của Công ty được nâng cao trên thị trường - Công ty đã đạt các Danh hiệu “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2007”; ”Nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia ”; “500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007”. Năm 2008 doanh thu toàn thị trường là 10825 tỷ đồng tăng 27% so với năm 2007. Doanh thu bảo hiểm gốc của Pjico đạt 520 tỷ đồng tăng 44%.
Biểu đồ 2.1 Doanh thu phí bảo hiểm gốc của Pjico(2004-2008)
(đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Bảng 2.2 Lợi nhuận của Pjico 2004-2008
năm
Chỉ
tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Doanh thu
600
740
670
880
1061
Chi phí
565
727
639
830
1000,5
Lợi nhuận
35
13
31
50
60,5
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của PJICO qua các năm)
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế của Pjico qua các năm 2004-2008
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của PJICO qua các năm)
Nhìn qua bảng kết quả cho thấy năm 2005 lợi nhuận trước thuế của PJICO là ít nhất với 13 tỷ đồng giảm 60% so với năm 2004 vì chí phí năm 2005 là lớn.Năm 2006 lợi nhuận trước thuế đạt 31 tỷ đồng 138% so với năm 2005 đây thật là một con số tăng trưởng đáng nể. Năm 2007 lợi nhuận trước thuế đạt 50 tỷ đồng tăng 61% so với năm 2006. Năm 2008 với tình hình kính tế khó khăn chung nhưng lợi nhuận trước thuế của PJICO vẫn đạt 60,5 tỷ đồng tăng 21% so với năm 2007. Để đạt được kết quả đó PJICO đã nỗ lực rất nhiều. PJICO đứng ở vị trí thứ tư trên thị trường bảo hiểm phi nhân tho, đã và đang thể hiện chỗ đứng vững chắc trong khách hàng hiện tại của mình và ngày càng nâng cao vị thế của mình lên nữa.
2.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.2.1 Thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
a) Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong một số năm gần đây.
Nền kinh tế Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế thế giới và khu vực vì vậy mà hoạt động thương mại Việt Nam trong những năm gần đây có các bước phát triển mạnh mẽ. Kể từ năm 2005 đến nay, kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng trung bình khoảng 20,16%/năm Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 56 tỷ USD so với năm 2007 tăng 16,17%. Bên cạnh hoạt động xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu cả nước trong giai đoạn 2005-2008 tăng trung bình khoảng 21,32%/năm. Trong năm 2008, kim ngạch nhập khẩu đạt 70 tỷ USD so với năm 2007 tăng 20,68%/năm.
Bảng 2.3: Tốc độ tăng KNXNK cả nước giai đoạn 2005-2008
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị (Tỷ USD)
Tốc độ tăng so với năm trước
Giá trị (Tỷ USD)
Tốc độ tăng so với năm trước
Giá trị (Tỷ USD)
Tốc độ tăng so với năm trước
Giá trị (Tỷ USD)
Tốc độ tăng so với năm trước
KNXK cả nước
32,4
21,1
40,3
22,4
48
22,15
56
16,67
KNNK cả nước
36,9
27,17
43,2
20,09
58
17,8
70
20,68
( Nguồn: Bộ thương mại)
b) Thực trạng thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
Trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển có từ khi Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam thành lập, ngày 15/1/1965. Tuy nhiên cho đến nay, nghiệp vụ bảo hiểm này được các công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành ở mức rất hạn chế, tốc độ tăng trưởng không cao. Tính đến cuối năm 2008, mới chỉ có hơn 5% kim ngạch xuất khẩu, 30%-32% kim ngạch nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước. So với tốc độ tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta thể hiện ở Bảng 2.3 thì đây là con số nhỏ bé không phản ánh đúng tiềm năng của nó.
Đơn vị: Tỷ USD
Bảng 2.4: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước giai đoạn 2004 - 2008
STT
Năm
Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu
Hàng hóa xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1
2004
26,4
1,003
3,8
2
2005
32,4
1,62
5,0
3
2006
40,3
2,015
5,0
4
2007
48
2,448
5,1
5
2008
56
2,912
5,2
( Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Đơn vị: Tỷ USD
Bảng 2.5: Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước giai đoạn 2004 - 2008
STT
Năm
Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1
2004
31,9
8,74
27,4
2
2005
36,9
10,51
28,1
3
2006
43,2
13,4
31,2
4
2007
58
19,14
33,1
5
2008
70
22,4
32,0
( Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Qua các bảng 2.4 cho thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước tăng dần qua các năm nhưng với tốc độ tăng rất chậm. Năm 2004 tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước chiếm 3,8% thì đến năm 2005 con số đó là: 5,0% và giữa vững tỷ trọng đó trong năm 2006. Đến năm 2007, tỷ trọng nhích hơn con số 5,0% một chút đạt 5,1% và năm 2008 tỷ trọng hàng xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước đạt 5,2%. Vậy còn hơn 94% giá trị hàng xuất khẩu vận chuyển bằng đường biển chưa tham gia bảo hiểm trong nước.
Tiềm năng của thị trường xuất khẩu lớn như vậy còn thị trường nhập khẩu thì các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có cơ hội như thế nào? Số liệu bảng 2.5 cho thấy tỷ trọng giá trị hàng nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước tăng dần qua các năm nhưng cũng chưa có năm nào có sự tăng trưởng đột phá. Trong giai đoạn 2004-2008, tỷ trọng hàng nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước chiếm từ 27,4% đến 32% so với tổng giá trị hàng nhập, đạt tốc độ tăng bình quân giai đoạn 5 năm qua là 30,36%. Nhưng nếu các tổ chức cá nhân nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước sẽ tránh được những bất lợi:Phải chi một lượng ngoại tệ lớn vì cộng thêm phí bảo hiểm trong khi nhu cầu về ngoại tệ hiện nay của từng doanh nghiệp là rất lớn; hoặc đơn bảo hiểm do người xuất khẩu mua chuyển nhượng quyền hưởng lợi cho các tổ chức, cá nhân nhập khẩu Việt Nam. Nếu tổn thất xảy ra người bồi thường lại là doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) nước ngoài. Tổn thất xảy ra và được phát hiện đa số là tại các cửa khẩu Việt Nam. Mặc dù DNBH nước ngoài có uỷ thác cho một số công ty bảo hiểm trong nước (Bảo Việt, Bảo Minh...) và một số công ty khác, giám định tổn thất. Song do chưa am hiểu nhiều về thủ tục khiếu nại đòi bồi thường nên các tổ chức, cá nhân nhập khẩu Việt Nam ít khi được bồi thường tổn thất trừ những vụ tổn thất nghiêm trọng liên quan đến nhiều bên phải đưa ra cơ quan pháp lý giải quyết tranh chấp.
Tỷ lệ mua bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ở các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước thấp do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất là: Hoạt động XNK của nước ta chủ yếu áp dụng phương thức xuất khẩu theo điều kiện giao hàng FOB và nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CIF. Vì trong thực tế nhiều doanh nghiệp nhập khẩu nước ta nhập hàng theo phương thức trả chậm hoặc nhập hàng ở các nước cho vay ODA theo điều kiện nên thường phía xuất khẩu tranh phần thu xếp hợp đồng bảo hiểm. Còn trong xuất khẩu hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là nguyên liệu thô, hàng gia công kém lợi thế cạnh tranh. Các phương thức XNK trên đã hạn chế khả năng ký kết của các công ty bảo hiểm Việt Nam.
Thứ hai là: Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn hạn chế, chưa mang tầm quốc tế. Ngoại trừ Bảo Việt thành lập năm 1965 có vốn lớn, các công ty bảo hiểm khác đều vừa mới được thành lập sau Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993, với mức vốn kinh doanh chưa tới 80 tỷ đồng, trong khi đó, nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài ra đời cách đây hàng trăm năm, vốn kinh doanh hàng tỷ Đôla Mỹ. Thêm vào đó, trình độ cán bộ làm công tác bảo hiểm nói chung còn bất cập so với đòi hỏi của thị trường mà còn non yếu so với mặt bằng thế giới. Theo đánh giá khách quan, các nhà XNK nước ngoài chưa thực sự yên tâm khi mua bảo hiểm của Việt Nam và điều này làm giảm sức thuyết phục khi các nhà đàm phán ngoại thương yêu cầu đối tác nước ngoài trao cho ta quyền mua bảo hiểm.
Thứ ba là: Các nhà XNK Việt Nam đã quen với tập quán thương mại xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF. Việc thay đổi tập quán cũ này khó thực hiện trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định với phương thức giao hàng như trên, phía Việt Nam sẽ tránh được nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm, đôi khi công việc này khó thực hiện do phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đối tác nước ngoài trong bối cảnh năng lực hoạt động của các công ty bảo hiểm và đội tàu biển Việt Nam còn hạn chế. So mức bình quân phí bảo hiểm xuất nhập khẩu thu được dựa trên tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu với số phí bảo hiểm xuất nhập khẩu mà các nhà bảo hiểm trong nước thu được, Việt Nam đang bị "chảy máu" một lượng ngoại tệ không hề nhỏ, riêng với doanh thu phí bảo hiểm ước tính trên 85 triệu USD/năm.
Vì tiềm năng khai thác của nghiệp vụ là rất lớn ( 94% giá trị hàng hoá xuất khẩu, 68% giá trị hàng hoá nhập khẩu) nhưng vấn đề khai thác lại gặp phải khó khăn trên. Để khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước các doanh nghiệp bảo hiểm đua nhau hạ phí, thậm chí có mặt hàng giảm phí 60-70%. Theo tài liệu thống kê, năm 2007 mặt hàng sắt thép phí đã giảm tới 70%, phân bón phí giảm 55%. Tuy vậy tốc độ tăng trưởng doanh thu phí toàn thị trường khá cao, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 17,5%/năm. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cũng là nghiệp vụ có doanh thu phí lớn trên thị trường chiếm tỷ trọng khoảng gần 10%. Năm 2008, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường đạt 10825 tỷ, với doanh thu phí 801,04 tỷ thì bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đã chiếm 7,39% so với cả thị trường phi nhân thọ. Còn về thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm về nghiệp vụ thì như sau:
Bảng 2.6: Thị phần theo doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá xuất nhập giai đoạn 2004-2008
( Đơn vị:%)
Tên DN
2004
2005
2006
2007
2008
1.Bảo Việt
33,87
27,35
28,06
29,5
29,6
2.Bảo Minh
28,35
20,23
19,81
22,2
23
3.PJICO
12,31
19,59
15,61
14
16,8
4.PVI
5,68
5,45
11,26
8,5
9,7
5.DN khác
19,79
27,38
25,26
25,8
20,9
( Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Không nằm ngoài sự dự đoán, bốn đại gia trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đầu bảng về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Vị trí dẫn đầu vẫn là Bảo Việt xong đến Bảo Minh, đến PJICO và vị trí thứ tư là PVI. Thị phần của Bảo Việt đang được san sẻ cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác. Năm 2005 thị phần của Bảo Minh giảm đi chỉ còn chiếm 20,23% trong khi đó năm 2004 Bảo Minh chiếm 28,35% thị phần. Ngược lại thị phần của PJICO có bước tăng đột phá. Năm 2004 thị phần của PJICO là 12,31% năm 2005 là 19,59% nhưng từ 2006 trở đi thị phần của PJICO giảm xuống không giữ được phong vị đạt được. Thị phần của PVI cũng có bước tăng cao sang năm 2006 nhưng sau đó cũng giảm sang năm 2007 và 2008. Dự đoán ở các năm tiếp theo thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ngày càng hoạt động sôi nổi vì tự các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước đang tích cực tăng thêm tiềm lực tài chính, năng lực khai thác để tăng khả năng canh tranh và có sự tham gia các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài vào lĩnh vực này theo cam kết vào WTO trong lĩnh vực bảo hiểm.
2.2.2 Thuận lợi khó khăn khi triển khai nghiệp vụ
Bên cạnh tiềm năng của thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là rất lớn. Các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước muốn giành lại khách hàng từ các nhà bảo hiểm nước ngoài cần phải xác định rõ những thuận lợi và khó khăn mà mình gặp phải.
* Thuận lợi
Thứ nhất, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh XNK. Kim ngạch hàng hóa XNK tăng mạnh là thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển. Theo nguyên lý số đông, lượng khách hàng tham gia càng lớn công ty bảo hiểm càng có điều kiện phân chia rủi ro giữa các đối tượng bảo hiểm, tranh cho công ty trước những tổn thất lớn ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính công ty. Và điều này càng có ý nghĩa hơn khi mà tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK nước ta trong những năm qua luôn ở mức cao, khoảng 65-70%. Mức bồi thường này đặt công ty bảo hiểm trước những nguy cơ tiềm ẩn không lường trước được nhưng ngược lại làm cho khách hàng có niềm tin vào các doanh nghiệp.
Thứ hai, Các công ty XNK nếu đơn bảo hiểm được ký kết với các công ty bảo hiểm Việt Nam, công ty XNK tránh được những phiền phức về thủ tục pháp lý, ngôn ngữ, địa lý… có thể sẽ gặp phải khi sự cố bảo hiểm xảy ra. Mặt khác các công ty XNK có điều kiện lựa chọn công ty bảo hiểm uy tín bảo hiểm cho hàng hóa của mình, đồng thời lựa chọn các điều khoản bảo hiểm phù hợp với tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của công ty. Hơn nữa, tập quán thương mại quốc tế chỉ yêu cầu bên xuất khẩu mua bảo hiểm ở mức độ tối thiểu. Nhà nhập khẩu muốn an toàn hơn cho tài sản của mình phải ký các hợp đồng bổ sung. Như thế, suy cho cùng, công ty nhập khẩu Việt Nam vẫn phải mua bảo hiểm trong trường hợp nhập khẩu CIF. Công ty sẽ chủ động hơn nếu giành được quyền mua bảo hiểm thông qua hợp đồng nhập khẩu FOB.
Thứ ba, ở tầm vĩ mô, nâng cao tỷ trọng hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước có tác dụng góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc gia. Với hoạt động xuất khẩu theo điều kiện CIF, hàng hóa được chuyên chở bằng tàu trong nước và được công ty bảo hiểm trong nước bảo hiểm sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ vì chi phí vận tải và phí bảo hiểm về thực chất được tính vào giá hàng và do phía nước ngoài trả. Nhập khẩu theo điều kiện FOB có tác dụng giảm chi ngoại tệ, trong trường hợp này chúng ta chỉ phải chi ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa, mà không phải chi tiền nhập dịch vụ vận tải đường biển và dịch vụ bảo hiểm của nước ngoài như trước đây. Số ngoại tệ chi cho mỗi hợp đồng ngoại thương giảm sẽ cải thiện tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai kéo dài trong nhiều năm như hiện nay của nước ta. Chính điều này làm cho chính phủ quan tâm và có chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong việc thúc đẩy triển khai nghiệp vụ này.
* Khó khăn
Thứ nhất, Ngành bảo hiểm chưa thực sự có uy tín.
Trong thời gian dài trước đây VN chỉ có một công ty bảo hiểm được độc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm nên việc giải quyết kiếu nại và bồi thường tổn thất cho khách hàng còn chậm chễ và còn khó khăn, uy tính đối với khách hàng nước ngoài, ngày cả đối với khách hàng trong nước rất thấp. Đội ngũ cán bộ bảo hiểm được đào tạo chưa nhiều , do đó khi giải quyết khiếu nại của khách hàng thường rất lúng túng, kéo dài thời gian bồi thường , điều này cũng làm giảm uy tín của công ty bảo hiểm. Vốn của các công ty bảo hiểm còn ít , vì vậy khi số tiền bảo hiểm lớn thường phải tái bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm nước ngoài. Cách tính phí bảo hiểm của các công ty bảo hiểm việt nam NK chưa hơp lý , kiến cho các công ty thấy rằng quyền lợi của họ khi được bồi thường không thỏa đáng.
Thứ hai, Ngành hàng hải trong nước chưa thực sự đủ mạnh. Các DN làm dịch vụ hàng hải và đại lý vận tải chưa mở rộng được ra thị trường nước ngoài . Mạng lưới vận tải của VN ở nước ngoài còn quá ít , hệ thống đại lý thưa thớt . Chính vì lý do này lên ngành hàng hải Việt Nam trong xuốt thời gian dài chưa đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng hóa XNK. Giá cước vận chuyển của các công ty tàu biển việt nam quá cao . Nếu so sánh mặt bằng giá cước vận tải giữa các đội tàu vận tải biển VN và nước ngoài có thể thấy rằng giá cước của chúng ta cao hơn đáng kể. Nguyên nhân chính là đội tàu thường cũ nát , lặc hậu nên mức tiêu hao nhiên liệu cao , chi phí cho sửa chữa lớn . Bên cạnh đó các đội tàu , của VN chủ yếu vận chuyển theo từng chuyến , tình trạng để tàu chạy không hàng cò
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22021.doc