Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Thái Bình

MỤC LỤC

Mở đầu 1

Chương 1:Những vấn đề lý luận chung về kinh tế tư nhân ở nước ta 3

I - Bản chất, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 3

1. Quá trình phát triển, đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế ở nước ta 3

2. Khái niệm và bản chất của kinh tế tư nhân 5

2.1. Khái niệm kinh tế tư nhân 5

2.2. Bản chất của kinh tế tư nhân 6

3. Các loại hình kinh tế tư nhân 7

3.1. Các hộ sản xuất kinh doanh cá thể tiểu chủ 8

3.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn 8

3.2.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 8

3.2.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 9

3.3. Công ty cổ phần 9

3.4. Công ty hợp danh 9

3.5. Doanh nghiệp tư nhân 9

3.6. Nhóm công ty 10

4. Tính tất yếu khách quan tồn tại và phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta 10

5. Vai trò của kinh tế tư nhân ở nước ta 13

II – Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Thái Bình 16

1. Các chính sách và biện pháp hỗ trợ của Nhà nước 16

1.1.Nhà nước xây dựng khung pháp luật, ban hành các chính sách khuyến khích sự phát triển của kinh tế tư nhân 16

1.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tạo môi trường cho khu vực kinh tế tư nhân hoạt động 19

1.3. Thực hiện quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân 20

2. Sự mở rộng và giao lưu kinh tế đất nước là điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh phát triển 20

3. Lực lượng lao động 22

4. Sự tồn tại và phát triển của các nghề và làng nghề truyền thống 22

III - Những đóng góp của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình 23

1. Kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế 23

2. Kinh tế tư nhân đã huy động được ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh 24

3. Kinh tế tư nhân phát triển đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định đời sống cho người lao động 24

4.Kinh tế tư nhân đã khơi dậy và thúc đẩy sự phát triển các tiềm năng sẵn có của tỉnh 25

5. Góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở tỉnh 26

Chương 2 : Thực trạng hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình 27

I - Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình 27

1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Thái Bình 27

1.1. Vị trí địa lý 27

1.2. Dân số và nguồn nhân lực 28

1.3. Tài nguyên thiên nhiên 30

1.4. Đất đai và cơ sở hạ tầng 30

1.5. Tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh 32

1.6. Những thuận lợi và khó khăn về phát triển kinh tế của tỉnh 32

1.6.1. Thuận lợi 32

1.6.2. Khó khăn 33

2. Những thành tựu phát triển kinh tế của tỉnh 34

II - Thực trạng hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình 38

1. Quá trình hình thành và phát triển của kinh tế tư nhân tỉnh Thái Bình 38

2. Cơ cấu của khu vực kinh tế tư nhân 38

2.1. Cơ cấu của các loại hình kinh tế tư nhân 39

2.2. Cơ cấu ngành nghề 41

2.3. Quy mô vốn của kinh tế tư nhân tỉnh Thái Bình 44

2.4. Quy mô lao động của khu vực kinh tế tư nhân tỉnh Thái Bình 45

2.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân 46

III - Những khó khăn tồn tại trong quá trình phát triển của kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình 48

1. Những khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình 48

1.1. Kinh tế tư nhân thiếu những nguồn lực cơ bản cần thiết cho việc mở rộng và phát triển 48

1.2. Môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn và thiếu bình đẳng 51

1.3. Kinh tế tư nhân chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước 53

Chương 3 : Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới của tỉnh Thái Bình 56

I - Định hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình 56

1. Quan điểm, chiến lược phát triển của tỉnh Thái Bình đối với phát triển kinh tế tư nhân 56

1.1. Quan điểm, chiến lược của Nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta 56

1.2. Quan điểm chỉ đạo của tỉnh về phát triển kinh tế tư nhân 58

2. Định hướng phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010 – 2020 61

2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010 – 2020 61

2.2. Định hướng phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010 – 2020 61

II - Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình 62

1. Quán triệt và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của về phát triển kinh tế tư nhân 63

2. Soát xét lại, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp và ban hành một số chính sách để khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển 64

2.1.Chính sách đất đai và phát triển cơ sở hạ tầng: 65

2.2. Chính sách thuế 66

2.3. Chính sách tài chính, tín dụng 67

2.4. Chính sách về lao động và đào tạo 68

2.5. Chính sách về khoa học và công nghệ 69

2.6. Chính sách hỗ trợ về thông tin và xúc tiến thương mại 70

3. Tăng cường các biện pháp quản lý, cải tiến các thủ tục hành chính của Nhà nước có liên quan đến kinh tế tư nhân 70

4. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, phát huy vai trò Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với việc phát triển kinh tế tư nhân 73

4.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương 73

4.2. Khuyến khích thành lập các hiệp hội, hội doanh nghiệp 74

4.3. Thực hiện khen thưởng và xử lý vi phạm 75

5. Điều kiện thực hiện 76

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1,2 II Đất phi nông nghiệp 45.206 27,4 1 Đất ở 12.484 7,6 -Đất ở đô thị 515 0,3 -Đất ở nông thôn 11.969 7,3 2 Đất chuyên dùng 23.519 14,3 -Đất trụ sở cơ quan 416 0,3 -Đất quốc phòng an ninh 139 0,1 -Đất sản xuất phi nông nghiệp 731,2 0,4 Đất khu công nghiệp 306,5 0,2 Đất cho hoạt động khoáng sản 312,3 0,2 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ 112,4 0,1 -Đất có mục đích công cộng 22.232,8 13,5 Trong đó : Đất giao thông 7.962,4 4,8 Đất thuỷ lợi 13.090,8 7,9 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 436 0,3 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.587 1,0 5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 7.157 4,3 6 Đất phi nông nghiệp khác 23 0,0 III Đất chưa sử dụng 2.576 1,6 IV Đất có mặt nước ven biển 10.177 6,2 1 Đất có mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản 621 0,4 2 Đất có rừng ngập mặn 2.026 1,2 3 Đất mặt nước ven biển mục đích khác 7530 4,6 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình Tỉnh đã quy hoạch và xây dựng 7 khu công nghiệp, 18 cụm công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, xây dựng đường vào tới chân rào của các khu công nghiệp, rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vận chuyển hàng hoá. Giao thông ở Thái Bình thuận lợi đi các tỉnh trong vùng và với cả nước. Đường giao thông với các trục đường chính : quốc lộ 10 Nam Định - Hải Phòng, quốc lộ 39 Thái Bình – Hưng Yên, quốc lộ Hệ thống thông tin liên lạc cũng đã rất phát triển. Trong tỉnh có 99,9% số hộ sử dụng điện, tất cả các xã, huyện, thành phố đều có trạm thu phát sóng điện thoại. 1.5. Tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình là một tỉnh đông dân, có lực lượng lao động dồi dào, hàng năm lại được bổ sung một lượng lớn lao động nên có thể ưu tiên phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, giầy da, … Là một tỉnh với nền nông nghiệp truyền thống, các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, các sản phẩm của thuỷ sản cũng phong phú (gồm thuỷ sản nước mặn, thuỷ sản nước lợ, thuỷ sản nước ngọt) nên việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến là hoàn toàn hợp lý. Với đa dạng nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc phát triển công nghiệp khai thác tài nguyên của tỉnh đã và đang được thực hiện. 1.6. Những thuận lợi và khó khăn về phát triển kinh tế của tỉnh 1.6.1. Thuận lợi Tình hình kinh tế trong nước sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế của tỉnh phát triển. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế của khu vực và thế giới như ASEAN, AFTA, và đặc biệt là tham gia vào WTO đã tạo cơ hội cho kinh tế nước ta được giao lưu, mở rộng thị trường. Thái Bình nằm gần các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và Hải Phòng, đó là những thị trường rộng lớn, là trung tâm hỗ trợ đầu tư, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ và cung cấp thông tin cho tỉnh, tác động rất lớn tới hoạt động kinh tế của tỉnh, tới quá trình sản xuất hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm. Với ưu thế về địa giới hành chính gọn, địa hình bằng phẳng, thông tin liên lạc thuận tiện và kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối phát triển; mạng lưới giao thông đường bộ và hệ thống sông và các cửa biển; mạng lưới giao thông đường thuỷ phát triển sẽ có tác động thúc đẩy sự giao lưu hàng hoá của tỉnh với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế, nhất là với khu vực nam Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Thái Bình có nguồn lao động dồi dào, có trình độ văn hoá, giá nhân công rẻ, đó là lợi thế trong việc thu hút các dự án đầu tư, nhất là các dự án sản xuất hàng công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động. Hạ tầng kinh tế xã hội sau nhiều năm được đầu tư xây dựng là một trong những điều kiện tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế. 1.6.2. Khó khăn Thái Bình vốn là một tỉnh nông nghiệp, điểm xuất phát và tích luỹ nội bộ thấp, mất cân đối giữa nhu cầu và khả năng đầu tư phát triển. Nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp, lĩnh vực kinh tế đối ngoại (xuất nhập khẩu, ODA, FDI) còn nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư nước ngoài thu hút chậm… sẽ làm cho tiến trình công nghiệp hoá, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và tích luỹ cho nền kinh tế càng khó khăn hơn. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật tuy đã được quan tâm đầu tư cải thiện, nhưng thiếu đồng bộ, chưa đủ đáp ứng cho một nền sản xuất hàng hoá và phát triển dịch vụ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và chưa đủ sức hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài nước. Nền kinh tế hàng hoá còn yếu, chất lượng thấp, khối lượng hàng hóa nhỏ, manh mún, sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và các nước trong khu vực thấp. Đất hẹp, người đông cùng với các khó khăn vốn có của nền kinh tế thuần nông, sức ép về gia tăng dân số, giải quyết việc làm không chỉ là những hạn chế trước mắt mà còn là vấn đề bức xúc cho phát triển kinh tế trong những năm tới đối với Thái Bình. Các chính sách kinh tế còn thiếu đồng bộ, nhất quán, môi trường đầu tư chậm được cải thiện… làm hạn chế việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Những bức xúc trong lĩnh vực xã hội, tình hình nông thôn chưa thực sự ổn định, hạn chế một phần tính năng động sáng tạo vươn lên trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tập quán làm ăn nhỏ lẻ, trì trệ, ỷ lại, kém năng động của một tỉnh nông nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới mở ra những thuận lợi mới để tỉnh phát triển nhưng đồng thời cũng tạo sức ép cạnh tranh quyết liệt. 2. Những thành tựu phát triển kinh tế của tỉnh Trong những năm qua, kinh tế xã hội của tỉnh có bước phát triển rõ rệt. Trong 5 năm 2001 – 2005 nền kinh tế tỉnh Thái Bình đã có bước phát triển khá, đạt khoảng 7,21%/năm, vượt mục tiêu đại hội đề ra ( 7%), gần bằng mức tăng bình quân của cả nước (7,5%). Phát triển tương đối toàn diện cả về kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 16,02%/năm. Trong đó sản xuất công nghiệp tăng bình quân 17.82%/năm. Khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 37,8% GDP tăng thêm trong giai đoạn 2001 – 2005. Ngành dịch vụ tăng trưởng bình quân 9,65%/năm. Khu vực dịch vụ đóng góp 33,5% GDP tăng thêm trong giai đoạn 2001 – 2005. Bảng 2. Nhịp độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1996 – 2005 Đơn vị : % Nhịp độ tăng trưởng 1996 - 2000 2001 - 2005 19996 - 2005 Tổng GDP (giá so sánh 1994) 4,45 7,21 5,82 Nông, lâm, ngư nghiệp 2,7 3,23 2,97 Công nghiệp và xây dựng 5,4 17,1 11,08 Dịch vụ 8,3 9,2 8,75 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình, 11/2005 Tổng sản phẩm nội tỉnh ( GDP – giá cố định 1994 ) năm 2008 ước đạt 7.146,7 tỷ đồng, tăng 10,56% so với năm 2007. Trong đó khu vực nông, lâm, thuỷ sản đạt 3.274,8 tỷ đồng, tăng 4,09%; khu vực công nghiệp – xây dựng đạt 1.654,5 tỷ đồng, tăng 22,5%; khu vực dịch vụ đạt 2.217,4 tỷ đồng tăng 12,7%. Bảng 3. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 1995 – 2008 Đơn vị : % 1995 2000 2005 2008 Tổng GDP 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông, lâm, ngư nghiệp 61,7 53,7 42,27 39,9 Công nghiệp-xây dựng 13,01 14,75 22,86 25,6 Dịch vụ 25,29 31,55 34,87 34,5 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình, 11/2005 Kinh tế Thái Bình với nền kinh tế nhiều thành phần, đặc biệt là sự phát triển của kinh tế tư nhân đã thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh có xu hướng phát triển nhanh, ngành nghề sản xuất kinh doanh đa dạng, mở rộng thị trường tiêu thụ, đã có sản phẩm xuất khẩu, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp đáng kể vào quá trình tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 2001 – 2005 đạt 344,33 triệu USD, tốc độ tăng nhanh, bình quân giai đoạn 2001 – 2005 là 23,6%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 : 130 triệu USD, tăng 28,7%, kim ngạch nhập khẩu : 115 triệu USD, tăng 14,6% so với năm 2007, chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông sản, hang công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao như vải, phụ liệu hàng dệt may,… Bảng : Giá trị các sản phẩm sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Bình (theo giá so sánh 1994) Các sản phẩm chủ yếu Đơn vị tính Giá trị qua các năm Nhịp tăng (%) 1995 2000 2005 1996-2000 2001-2005 Khí đốt 103m3 23.562 20.149 23.510 -3,08 3,13 Thịt đông lạnh tấn 304 2.878 5.021 56,76 11,8 Thuỷ sản đông lạnh tấn 21 117 130 40,99 5,1 Gạo ngô xay xát 103tấn 459 527 955 1,26 12,6 Bia 103lít 12.240 16.834 42.200 6,58 20,2 Nước khoáng 103lít - 11.000 28.000 - 20,5 Vải các loại 103 m 3.131 5.270 7.800 10,98 8,2 Khăn mặt 106cái 78,196 174 263 17,35 8,6 Tơ tằm tấn 45,8 80 120 11,8 8,4 Chiếu cói 103cái 7.843 5.500 10.300 -6,85 13,4 Quần áo may sẵn xuất khẩu 103cái 2.235 4.024 18.700 11,6 36,0 Sứ dân dụng 103cái 7.076 3.690 5.200 -12,21 7,1 Gạch xây triệuviên 433 354,4 685 -3,93 14,1 Xi măng tấn 11.068 23.000 25.000 15,75 1,7 Gạch Ceramic triệu m2 - 1,087 3,400 - 25,6 Sứ vệ sinh 103sphẩm 134 233 1.500 11,7 45,1 Sợi bóng cao cấp tấn - - 2.500 - Thép hình 103tấn - - 7,0 - Phôi thép tấn - - 3.000 - Ắc quy các loại 103cái - - 100 - Kim ngạch xuất khẩu tr USD 4,6 29,87 84,5 45,5 23,1 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình Năm 2008, đã giải quyết việc làm mới cho 26 ngàn người, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống còn 14,5% theo chuẩn nghèo mới. II - Thực trạng hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình 1. Quá trình hình thành và phát triển của kinh tế tư nhân tỉnh Thái Bình Từ sau đổi mới kinh tế 1986 đến nay, kinh tế tư nhân của tỉnh mới thực sự được quan tâm và tạo điều kiện cho phát triển. Tỉnh đã thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Từ việc phát triển manh mún, nhỏ lẻ với kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp, rất ít giao lưu trao đổi hàng hoá với các vùng khác; đến nay, kinh tế tư nhân tỉnh đã và đang phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú các loại hình doanh nghiệp cùng đan xen cạnh tranh và phát triển trên thị trường, tập hợp thành một hệ thống kinh tế phát triển trên mọi lĩnh vực. Trong những năm gần đây, kinh tế ngoài quốc doanh nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng ở tỉnh Thái Bình đã có bước phát triển mạnh trên tất cả các mặt, là động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh. 2. Cơ cấu của khu vực kinh tế tư nhân Việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay đã thúc đẩy kinh tế trên cả nước và ở tỉnh Thái Bình phát triển mạnh mẽ. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh của tỉnh Thái Bình năm 2008 đã chiếm gần 45% GDP của tỉnh, đóng góp tích cực vào việc phát huy nguồn vốn, sử dụng lao động, làm sống động thị trường ở tất cả các lĩnh vực : công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Việc quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện về cơ sở, nhà xưởng để tiến hành sản xuất. Những năm gần đây tỉnh đã tiến hành quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp tập trung : Phúc Khánh (diện tích 300 ha), Nguyễn Đức Cảnh (diện tích 102 ha), Tiền Hải (diện tích 128,2 ha), Cầu Nghìn (diện tích 97,5 ha), Gia Lễ (diện tích 100 ha) và các huyện, thành phố cũng xây dựng một số cụm công nghiệp : Phong Phú (thành phố), Đông La (Đông Hưng), Đồng Tu, Thái Phương (Hưng Hà), thị trấn Quỳnh Côi (Quỳnh Phụ), thị trấn Vũ Thư, Tam Quang (Vũ Thư), Vũ Quý, Cầu Bùi (Kiến Xương), Trà Lý (Tiền Hải), Thuỵ Hà (Thái Thuỵ)… Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh có xu hướng phát triển nhanh, ngành nghề sản xuất kinh doanh đa dạng, mở rộng được thị trường tiêu thụ, đã có sản phẩm xuất khẩu; tạo được công ăn việc làm cho người lao động; đóng góp đáng kể vào quá trình tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trước năm 2000, có 395 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, có số vốn đăng ký là 424,4 tỷ đồng; từ năm 2000 (khi luật doanh nghiệp có hiệu lực) đến tháng 6/2005 có 968 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là gần 1.499,8 tỷ đồng. Đến cuối năm 2008, tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh là 2.114 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 11.668 tỷ đồng. 2.1. Cơ cấu của các loại hình kinh tế tư nhân Tính đến hết năm 2008, trên địa bàn tỉnh đã có 2.114 doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân. Trước khi luật doanh nghiệp có hiệu lực (1/1/2000) thì cả tỉnh chỉ có 395 doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân, sau khi luật được thi hành, số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng lên rất nhanh, vốn đăng ký của các doanh nghiệp trong tỉnh là 11.668 tỷ đồng. Hiện nay, ở Thái Bình chưa có công ty hợp danh va nhóm công ty, chủ yếu vẫn là các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần. Bảng : Cơ cấu các loại hình kinh tế tư nhân qua các năm Năm Loại hình kinh tế tư nhân 2002 2008 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn 358 1.374 2. Doanh nghiệp tư nhân 303 598 3. Công ty cổ phần 84 142 Tổng 745 2.114 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình Số lượng các doanh nghiệp trong tỉnh tăng lên nhanh chóng từ khi luật doanh nghiệp được ban hành, năm 2008 số doanh nghiệp gấp 2,8 lần số doanh nghiệp năm 2002 và gấp 5,3 lần số doanh nghiệp năm 2000. Trong đó, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm đại đa số, chiếm 48% năm 2002 và tăng lên 65% năm 2008 trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo số lượng điều tra của các ngành chức năng thì hộ kinh tế cá thể trong các ngành và các lĩnh vực khoảng 70.000 hộ, trong đó số hộ có đăng ký kinh doanh là 18.084 hộ, tổng số vốn đầu tư của các hộ kinh tế cá thể là 839.930 triệu đồng. Số lượng các doanh nghiệp phân bố trên địa bàn tỉnh không đồng đều, chủ yếu tập trung ở thành phố Thái Bình và trung tâm các huyện. Thành phố Thái Bình có 1.064 doanh nghiệp, chiếm 50% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Số hộ kinh doanh cá thể phân bố khá đồng đều ở các huyện và thành phố. Bảng : Số lượng các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân phân theo lãnh thổ năm 2008 Huyện, thành phố Doanh nghiệp Hộ kinh tế cá thể có đăng ký kinh doanh 1. Thành phố Thái Bình 1.064 2.429 2. Huyện Đông Hưng 170 2.538 3. Huyện Hưng Hà 116 2.235 4. Huyện Kiến Xương 124 2.326 5. Huyện Quỳnh Phụ 97 2.532 6. Huyện Thái Thuỵ 192 2.329 7. Huyện Tiền Hải 283 1.820 8. Huyện Vũ Thư 68 1.875 Tổng 2.114 18.084 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình Sau khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực, kinh tế tư nhân tỉnh Thái Bình tăng nhanh về số lượng các doanh nghiệp, nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn, nhưng các doanh nghiệp phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở thành phố Thái Bình. 2.2. Cơ cấu ngành nghề Những năm gần đây cho thấy, đa số các cơ sở kinh tế tư nhân đều tập trung vào lĩnh vực thương mại dịch vụ (45 – 50%), sau đó đến sản xuất công nghiệp và xây dựng. Bảng : Số lượng các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân trong các ngành năm 2008 Ngành Doanh nghiệp Hộ kinh tế cá thể 1. Nông – lâm – ngư nghiệp 402 4.017 2. Công nghiệp và xây dựng 748 2.042 3. Dịch vụ và thương mại 964 12.025 Tổng 2.114 18.084 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ và thương mại, chiếm 50% số doanh nghiệp và 66,5% số hộ kinh doanh cá thể. Bảng : Tỷ lệ các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân phân theo các ngành năm 2008 Đơn vị : % Ngành Doanh nghiệp Hộ kinh doanh cá thể 1. Nông – lâm – ngư nghiệp 19 22,2 2. Công nghiệp và xây dựng 35,4 11,3 3. Dịch vụ và thương mại 45,6 66,5 Tổng 100 100 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình Sản xuất công nghiệp trong tỉnh chủ yếu là các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, các ngành thủ công truyền thống. Trên địa bàn tỉnh có rất nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, năm 1995 toàn tỉnh có 59 làng nghề, xã nghề, đến cuối năm 2005 có 173 làng nghề. Những ngành nghề của Thái Bình bao gồm : công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; công nghiệp dệt, da, may mặc; công nghiệp sành sứ, thuỷ tinh và sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa phục vụ nông nghiệp; các ngành nghề thủ công truyền thống : thêu ren, thêu màu, dệt lụa, dệt khăn, chạm bạc, dệt chiếu, đúc đồng, mộc mỹ nghệ, đúc đồng,… Trong cơ cấu ngành nghề của khu vực kinh tế tư nhân thì ngành dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất về giá trị sản xuất, kim ngạch xuất khẩu, lượng lao động làm việc. Năm 2008, giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994) của ngành dệt may đạt 2.647 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,2% cơ cấu công nghiệp của tỉnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 199 triệu USD, chiếm 86,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn định hướng xuất khẩu của tỉnh, có tỷ trọng giá trị xuất khẩu lớn nhất của tỉnh, thu hút nhiều lao động nhất. Số lao động làm việc tập trung tại doanh nghiệp dệt may là 36.233 người, ngoài ra còn trên 40.000 lao động vệ tinh trong làng nghề (thêu, dệt khăn, vải đũi, thảm…). Tính đến hết năm 2008, trong tổng số 2.114 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thì có 146 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh ngành hàng dệt may.Một số doanh nghiệp thuộc nhóm hàng kéo sợi, may công nghiệp đã đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm nên đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Thái Bình là một tỉnh với sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp đa dạng và phong phú nên công nghiệp chế biến nông thuỷ sản cũng rất phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2005 đạt 7,2 triệu USD và tốc độ tăng trong giai đoạn 2001 – 2005 là 11,85%. Bảng : Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Bình qua các năm Đơn vị : tỷ đồng Năm 1995 2000 2004 2005 Giá trị sản xuất công nghiệp 960 1.459 2.763 3.317 Trong đó : 1. Khu vực kinh tế Nhà nước 203,7 419 599 612 2. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 756,3 1.040 2.123 2.651 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình Kinh tế tư nhân tỉnh Thái Bình đại đa số hoạt động trong các ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giầy và các ngành thủ công truyền thống. Các ngành công nghiệp khác tuy đã có nhưng sản xuất còn nhỏ, chiếm tỷ trọng ít trong cơ cấu ngành nghề của tỉnh. 2.3. Quy mô vốn của kinh tế tư nhân tỉnh Thái Bình Quy mô vốn đầu tư của kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh nhỏ, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và quy mô đầu tư cũng có sự khác nhau. Bảng : Cơ cấu vốn đăng ký của các doanh nghiệp Đơn vị : tỷ đồng Năm Tài sản Tiền Việt Nam Tổng vốn đăng ký kinh doanh 2000 103,9 320,5 424,4 2005 345 1.154,8 1.499,8 2008 2.917 8.751 11.668 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình Theo số liệu của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình, đến cuối năm 2008, toàn tỉnh có 2.114 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký là 11.668 tỷ đồng. Trong đó, có khoảng trên 95% là doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo tiêu chí vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng và số công nhân không quá 300 người). Từ năm 1992 – 1999, các doanh nghiệp đăng ký với vốn đăng ký cao nhất là 350 triệu đồng, thấp nhất là 25 triệu đồng. Từ năm 2000 – 2005, số vốn đăng ký là từ 100 triệu đồng đến dưới 10 tỷ đồng. Và từ năm 2005 đến nay, đã có doanh nghiệp đăng ký vống kinh doanh trên 10 tỷ đồng và sử dụng một lượng lớn lao động, nhưng số lượng doanh nghiệp này không nhiều. Do vốn ít nên quy mô sản xuất của kinh tế tư nhân tại Thái Bình còn nhỏ bé. Mỗi doanh nghiệp thường chỉ từ 2 – 3 phân xưởng sản xuất. Phân xưởng sản xuất chưa thực sự lớn, số lượng máy móc, thiết bị không nhiều. Các doanh nghiệp chủ yếu đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giầy… 2.4. Quy mô lao động của khu vực kinh tế tư nhân tỉnh Thái Bình Khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút được trên 300.000 lao động,trong đó, có 168.000 lao động đang làm việc trong các làng nghề và xã nghề. Từ năm 2005 đến nay, trung bình mỗi năm kinh tế tư nhân tạo ra khoảng 15.000 chỗ làm mới cho người lao động. Quy mô lao động ở khu vực kinh tế tư nhân còn nhỏ. Theo số liệu điều tra điểm ở 330 doanh nghiệp ngoài quốc doanh về số lượng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp,các doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 200 lao động là chủ yếu, số doanh nghiệp có từ 1.000 lao động trở lên chỉ có 2 doanh nghiệp (kể cả lao động vệ tinh ở các xã phường làm hàng gia công). Bảng : Số lượng lao động phân bổ trong các doanh nghiệp năm 2008 Số lao động Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%) Dưới 10 95 28,8 Từ 10 - 50 113 34,2 Từ 50 – 200 85 25,7 Từ 200 trở lên 37 11,3 Tổng 330 100 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình Như vậy, quy mô lao động của các doanh nghiệp còn nhỏ, lao động chủ yếu là lao động thủ công, trình độ học vấn còn thấp, trình độ kỹ thuật chưa cao nên sản xuất vẫn thủ công là chính. 2.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân Trong những năm qua, kinh tế tư nhân tỉnh Thái Bình đã có sự phát triển mạnh mẽ. Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế luôn có những biến động phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, những kết quả mà khu vực kinh tế tư nhân đạt được trong những năm qua vẫn tương đối khả quan trong tương quan chung của nền kinh tế. Kinh tế tư nhân đã chiếm một tỷ trọng khá cao trong cơ cấu GDP toàn tỉnh. Tỷ trọng đóng góp trong GDP của khu vực kinh tế tư nhân tăng dần qua các năm. Bảng : Cơ cấu tổng sản phẩm GDP tỉnh Thái Bình phân theo thành phần kinh tế qua các năm Đơn vị : % Cơ cấu thành phần kinh tế 2000 2002 2005 1. Kinh tế Nhà nước 19,3 18,3 14,5 2. Kinh tế tập thể 45 42,56 37,5 3. Kinh tế cá thể và tư nhân 32,99 36,93 42,0 4. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - 0,36 1,2 5. Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ 2,88 2,12 4,5 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình Kinh tế tư nhân đã góp một phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước. Thu từ kinh tế cá thể năm 2000 đạt 9,7 tỷ đồng và tăng lên 13,5 tỷ đồng năm 2005, năm 2008 đạt 20,9 tỷ đồng (bằng 7% tổng thu ngân sách toàn tỉnh). Thu từ các doanh nghiệp năm 200 đạt gần 8 tỷ đồng, năm 2005 là 16,6 tỷ đồng và năm 2008 là 27,8 tỷ đồng (bằng 8,3% tổng thu ngân sách tỉnh). Tổng doanh thu thuần của kinh tế tư nhân năm 2008 là 6.617 tỷ đồng trong khi năm 2000 mới đạt có 806,14 tỷ đồng. Doanh thu bình quân một doanh nghiệp là 3,13 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân theo điều tra năm 2000 là 22,57 tỷ đồng và năm 2008 đạt 1.057 tỷ đồng. Năm 2008, số lượng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân kinh doanh có kinh doanh có lãi là 63,7% còn 27,3% số doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ. Những doanh nghiệp kinh doanh có lãi chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Qua điều tra, các doanh nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân có lợi nhuận bình quân trên một đồng doanh thu là 0,03 đồng; trong đó, công ty trách nhiệm hữu hạn là 0,02 đồng, doanh nghiệp tư nhân là 0,013 đồng, công ty cổ phần không có vốn Nhà nước là 0,06 đồng. Kết quả này cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doạnh nghiệp ở Thái Bình còn thấp, nhiều doanh nghiệp kinh doanh không bù đắp đủ chi phí dẫn đến bị thua lỗ. Trong những năm qua, cùng với kinh tế Nhà nước, kinh tế tư nhân đã có những nỗ lực để phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, từng bước tự động hoá các khâu sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và nước ngoài, đồng thời phát triển rộng hơn các chủng loại hàng hóa. Các doanh nghiệp luôn gắn việc tham gia các hoạt động an sinh xã hội với hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo dựng cách nhìn nhận mới về các doanh nghiệp : không chỉ biết đến lợi nhuận mà còn quan tâm đến lợi ích người lao động và lớn hơn là lợi ích của toàn xã hội. Có thể khẳng định sự phát triển kinh tế tư nhân đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trong tỉnh. III - Những khó khăn tồn tại trong quá trình phát triển của kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình 1. Những khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình 1.1. Kinh tế tư nhân thiếu những nguồn lực cơ bản cần thiết cho việc mở rộng và phát triển Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân đều thiếu những nguồn lực cơ bản, cần thiết cho việc mở rộng và phát triển doanh nghiệp : nguồn vốn, đất đai, công nghệ, kỹ năng quản lý, nhân lực có chất lượng, thị trường, thông tin… và cả mối quan hệ với các đối tác quan trọng. Bản thân kinh tế tư nhân không thể có đủ nguồn lực, lại gặp khó khăn rất lớn trong việc tiếp cận với các nguồn lực có sẵn ở bên ngoài doanh nghiệp, kể cả các nguồn lực đã được Nhà nước cam kết hỗ trợ, ưu đãi hoặc giành quyền bình đẳng khi tiếp cận. Tình trạng thiếu nguồn lực của doanh nghiệp tư nhân bị kéo dài đã hạn chế rất lớn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21439.doc
Tài liệu liên quan