Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Huyện Đông Anh xuất phát điểm là một huyện thuần nông, vị trí địa lý cũng như khí hậu ở đây tương đối phù hợp với nghề trồng lúa. Ngày nay, khi đất nước đang phát triển, các loại hình kinh doanh ngày càng phong phú đa dạng kéo theo hàng loạt các nhu cầu bất động sản làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Mặc dù là một huyện ngoại thành, nhưng Đông Anh cũng là huyện của Hà Nội - trung tâm kinh tế - văn hoá – xã hội của đất nước. Chính vì vây, đây là một trong những nơi tiến hành đô thị hoá sớm nhất trên cả nước. Cho đến nay, Đông Anh đã trở thành một huyện có tỷ lệ các loại đất rất đa dạng, tạo ra những khó khăn nhất định trong công tác phân loại đất để tiến hành CGCNQSDĐ.

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể. Theo quy hoạch tổng thể Thành phố Hà nội, dự kiến đến năm 2020 dân cư trong toàn huyện là 83 vạn người, trong đó số dân cư sống trong khu vực đô thị là 67,2 vạn người, chiếm 80%, số dân cư tăng cơ học từ bên ngoài vào huyện đến năm 2020 là 50 vạn người. Trong khu vực nông nghiệp số dân là 15,8 vạn người trong đó số lao động là 8 vạn người chiếm 50% dân cư. Kinh tế Hiện nay, về cơ bản Đông Anh vẫn là một huyện nông nghiệp. Dự kiến đến năm 2020, cùng với các khu đô thị Gia lâm, Sài Đồng, khu vực đô thị của huyện Đông Anh sẽ phát triển thành một bộ phận của Đô thị mới Bắc sông Hồng, bao gồm: Khu vực đô thị Bắc Thăng Long: Thuộc phía Tây nam huyện Đông Anh, nằm xung quanh đầm Vân Trì. Đây là khu đô thị cửa ngõ của Thủ đô liên hệ với sân bay quốc tế Nội bài, là khu vực đô thị phát triển đồng bộ: dân cư, công nghiệp, nghỉ ngơi, du lịch. Khu vực đô thị Cổ Loa: Nằm phía Đông Nam của huyện Đông Anh. Phía Bắc có khu di tích Cổ Loa và phía Nam giáp sông Hông và sông Đuống. Đây là khu đô thị kết hợp giữa việc bảo tồn, tô tạo di tích cảnh quan và xây dựng mới, giữ vai trọng tâm trong bố cục không gian. Khu vực đô thị Đông Anh (khu đô thị 37): Được phát triển trên cơ sở thị trấn huyện lỵ Đông Anh, là trung tâm công nghiệp, trung tâm dịch vụ và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật. Trong quá trình đô thị hoá khu vực nông thôn huyện Đông Anh đến năm 2020 sẽ được thu hẹp, chuyển đổi từ cơ cấu cây trồng chủ yếu là trồng lúa sang khu vực chăn nuôi bò sữa, lợn trồng rau hoa, lúa đặc sản và phát triển cây công nghiệp, dần dần trở thành vành đai thực phẩm, sinh thái cho đô thị của Thành phố và lân cận. Cơ sở hạ tầng a/ Hệ thống giao thông đối ngoại Đường sắt: Huyện Đông Anh có 3 tuyến đường sắt chạy qua với 4 nhà ga: Tuyến cầu Thăng Long - Ga Bắc Hồng, có ga Vân Trì là tránh với diện tích khoảng 4,5 ha. Tuyến và ga này nằm trong ranh giới của phần đô thị. Tuyến Hà Nội- Thái Nguyên, có 2 ga. Ga Cổ Loa là ga tránh có diện tích khoảng 4,5ha. Ga Việt Hùng là ga mới. Là ga lập tàu với diện tích khoảng 67,5ha. Tuyến Đông Anh - Việt Trì - Phố Lu. Ga Bắc Hồng là đầu mối có diện tích khoảng 67,5ha. Đường bộ: Khu vực đô thị trên địa bàn huyện Đông Anh được nối trực tiếp với các tuyến quốc lộ: quốc lộ 2 đi Việt Trì - Lào Cai, quốc lộ 3 đi Thái Nguyên (và qua quốc lộ 3 đầu nối với quốc lộ 18 đi Quảng Ninh). Các tuyến quốc lộ này được liên kết với nhau và với các quốc lộ khác thông qua đường vành đai 3, đoạn chạy trên địa phận huyện Đông Anh có chiều dài khoảng 19 km. Tổng diện tích giao thông đường bộ đối ngoại là 103,22 ha. b/ Hệ thống giao thông đường bộ Hệ thống đường chính và đường liên khu vực được xác định theo quy hoạch tổng thể. Do quốc lộ 18 đã dịch lên phía Bắc ra ngoài huyện, tuyến đường đã dự kiến trước đây làm quốc lộ 18 trong quy hoạch tổng thể sẽ trở thành tuyến đường đô thị. Hệ thống các tuyến đường chính trong khu vực đô thị bao gồm các tuyến đường với 4 loại mặt cắt. Hệ thống các tuyến đường liên khu vực bao gồm 5 tuyến đường với mặt cắt ngang rộng 50m là Cầu Yên Viên- Cổ loa- Đầm Vân Trì, Phương Trạch- Nguyên Khê, Đê Sông Hồng- Cổ Loa (dọc kênh Long Tiểu), Nam và Tây khu công nghiệp Thăng Long. Hệ thống đường khu vực là các tuyến đường phân chia ranh giới của các đơn vị ở và việc tổ chức hệ thống vận tải công cộng trong và ngoài đơn vị ở. Đường khu vực có mặt cắt ngang chủ yếu rộng đến 40m. c/.Hệ thống giao thông vận tải công cộng: Hệ thống này được tổ chức để đến năm 2010 bảo đảm được 30% nhu cầu đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng và năm 2020 đảm bảo từ 45-50%. Để thực hiện được mục tiêu này, cùng với một mạng lưới tuyến xe buýt có mật độ cao, trong khu vực còn có 3 tuyến đường sắt đô thị đi qua (chủ yếu đi trên cao): Tuyến từ Cầu Thăng Long đến sân bay Nội Bài, tuyến từ Cầu Nhật Tân qua trung tâm Phương Trạch đến Nguyên Khê (và có thể kéo dài lên Sóc Sơn), tuyến đi từ Gia lâm qua sông Đuống, Nam Cổ Loa, Phương Trạch đi đến khu công nghiệp Bắc Thăng Long. d/.Giao thông tĩnh: Diện tích các bãi đỗ xe được bố trí tập trung hoặc phân tán trong các diện tích cây xanh sinh thái của các khu vực. Vị trí và quy mô của các diện tích giao thông tĩnh sẽ được cụ thể hoá trong các quy hoạch chi tiết. Việc khai thác sông Hồng, sông Đuống vào giao thông vận tải sẽ được tiến hành cùng với việc nạo vét, chỉnh trị và kè bờ sông Hồng. Tổng diện tích giao thông đối nội từ cấp đường khu vực trở lên là 1411,52 ha chiếm 15,7% diện tích đất đô thị. e/. Hệ thống giao thông trong khu vực nông thôn Hệ thống giao thông nông thôn được xác định trên cơ sở các tuyến đường đô thị dự kiến xây dựng trên địa bàn và quy hoạch mở rộng các tuyến đường hiện có. Các tuyến giao thông vừa đảm bảo giao thông đến từng thôn xóm với mặt cắt Ê 17,5m, đồng thời liên kết các trung tâm xã, trung tâm cụm xã trong huyện. Các tuyến đường liên huyện, xã hiện có được cảI tạo nâng cấp và xây dựng mới một số tuyến với mặt cắt dự kiến rộng 25m. Trong đồ án đã đề xuất các tuyến đường cụt vào các thôn xóm với mặt cắt Ê 10,5m, lòng đường có bề rộng tối thiểu 5,5m để các xe cơ giới có thể ra vào được. Phần đô thị của huyện Đông Anh có cơ cấu và hình thái phát triển không gian của thành phố vườn, gồm khu trung tâm hiện đại, xây dựng cao tầng và các làng xóm truyền thống được giữ lai, chỉnh trang cải tạo theo hướng đô thị hoá và khu vực nhà ở mới thấp tầng có mật độ xây dựng thấp được xây dựng theo hình thức nhà vườn. Các khu đô thị hoá có tiện nghi cao về các loại hình dịch vụ, hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, có chất lượng cao về cây xanh và môi trường sinh thái. Phần đô thị này nối với khu vực phía Nam- Hà Nội hiện nay, qua các tuyến đường bộ, đường sắt đô thị, cầu vượt sông Hồng. Hình thành 2 trục không gian chính: Trục không gian thương mại, dịch vụ, hành chính tại khu trung tâm Phương Trạch và trục không gian lịch sử, cảnh quan, du lịch tại khu di tích Cổ Loa. 2.1.3. Đánh giá chung về huyện Đông Anh Các điều kiện tự nhiên của huyện tạo những thuận lợi và những khó khăn với công tác CGCNQSDĐ nói chung và với hộ gia đình, cá nhân nói riêng. Với đặc trưng là phát triển nông nghiệp nên diện tích đất chủ yếu đất nông nghiệp, biến động đất đai không lớn, các giao dịch thường là chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp dưới hình thức đổi “đất lấy đất”. Do đó, tính tranh chấp của các vụ khiếu kiện đất đai không gay gắt. Tuy nhiên, xu hướng chung của thành phố là đưa huyện Đông Anh nhanh chóng phát triển trở thành một quận của thủ đô. Tỷ trọng các ngành thương mại, dịch vụ ngày càng tăng và các ngành nông nghiệp thì giảm, diện tích đất ở và đất đô thị đang tăng là một thách thức với phòng tài nguyên môi trường của huyện trong công tác CGCNQSDĐ. Nó không chỉ đơn giản cấp giấy cho diện tích đất ở mà là sự chuyển đổi từ các loại đất này sang đất khác. 2.2. Tình hình quản lý sử dụng đất tại huyện Đông Anh 2.2.1. Thực trạng cơ cấu sử dụng đất của huyện Hiện nay, huyện Đông Anh có 1 thị trấn với diện tích đất chỉ chiếm 2,4% diện tích đất đai của huyện. Dự kiến đến năm 2020 khu vực đô thị đạt 49% diện tích toàn huyện và được phân chia thành các khu vực sau: Khu vực đô thị thuộc Thành phố Hà nội trung tâm bao gồm 3 khu vực đô thị với diện tích 8.989 ha, chiếm 49% diện tích toàn huyện. Khu vực nông thôn của huyện (phần còn lại) có diện tích 9.241 ha chiếm 51% diện tích toàn huyện. Khu vực này chia thành hai phần: phần nằm ngoài đê sông Hồng và sông Đuống với diện tích 2.420 ha và phần khu vực nông thôn với diện tích 6.821 ha. Bảng 1: Thống kê diện tích đất đai của huyện Đông Anh 2004 STT Tên đơn vị (phường ) Diện tích đất tự nhiên (ha) Hiện trạng sử dụng đất(ha) Đất ở Đất nông nghiệp Đất công nghiệp Đất khác 1 Bắc Hồng 898,99 113,34 77,38 - 708,27 2 Cổ Loa 113,04 18,98 94,06 3 Dục Tú 379,92 60,08 75,56 3,22 240,46 4 Đại Mạc 723,13 40,47 318,95 31,76 331,68 5 Đông Hội 488,09 67,48 214,77 55,48 150,36 6 Hải Bối 240,61 64,45 - 32,85 143,31 7 Kim Chung 393,44 37,52 250,45 - 95,47 8 Kim Nỗ 471,40 248,60 190,74 - 32,06 9 Liên Hà 494,76 35,45 111,63 1,03 346,65 10 Mai Lâm 90,68 24,76 - - 65,92 11 Nam Hồng 120,34 47,08 71,36 - 1,90 12 Nguyên Khê 619,69 62,00 323,74 49,50 184,45 13 Tàm Xá 527,21 53,15 332,22 34,43 107,41 14 Thụy Lâm 486,94 43,94 276,25 - 166,75 15 Tiên Dương 589.36 208.6 102 5.24 1.89 16 Uy Nỗ 1353.2 234 157 12.06 156.02 17 Vân Hà 556.3 98.76 98.06 18.5 138 18 Vân Nội 742.6 154.32 7.53 - 0.98 19 Việt Hùng 1415.02 222.5 16.9 0.54 101 20 Võng La 985.26 186.5 24.53 9.8 40.5 21 Xuân Canh 307.98 201 - 0.2 106.78 22 Xuân Nộn 225.53 198 - 4.63 22.9 23 Vĩnh Ngọc 148.75 92.5 25.61 - 30.64 Huyên Đông Anh 18.230 2.715 6.772 686.02 8056.98 ( Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Đông Anh) Khu vực đô thị Trung tâm công cộng, dịch vụ thương mại Trong 8 khu đô thị có 8 trung tâm công cộng dịch vụ (ký hiệu TT8 đ TT14), trong đó có 3 trung tâm là trung tâm cấp thành phố gồm trung tâm Phương Trạch (TT9), trung tâm Nam Cổ Loa (TT14A và TT14B), 5 trung tâm còn lại là trung tâm của khu đô thị. Tổng diện tích 8 trung tâm là 418,3 ha, đạt chỉ tiêu 6,2 m2/người, không kể các công trình thể dục thể thao. Ngoài các trung tâm trên, trong đô thị còn có các khu vực để bố trí công trình nghiên cứu, đào tạo chiếm 67,7 ha, đạt chỉ tiêu 1m2/người. Các khu công viên cây xanh Trong phần đô thị huyện Đông Anh có 1 công viên cấp thành phố và 19 công viên cấp đô thị (ký hiệu X41- X60), chiếm diện tích 1951,12 ha, trong đó có 551,72 ha diện tích mặt nước mang tính chất cảnh quan và điều hoà nước mặt, chiếm 6,1% diện tích của khu vực đô thị. Hệ thống cây xanh cách ly, cây xanh sinh thái Hệ thống này chiếm 582,8 ha và được bố trí tại các khu vực như hành lang bảo vệ của các tuyến đê, đường đô thị, mương và điện cao thế; Hành lang cách ly giữa khu công nghiệp và khu dân cư; hành lang cách ly giữa các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (như trạm xử lý nước thải; trạm biến thế, ...) với khu dân cư. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung Tổng diện tích các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung trong khu vực đô thị là 1249,78 ha, bao gồm: khu công nghiệp Thăng Long và trung tâm giao lưu hàng hoá phía Đông đường Thăng Long (ký hiệu CN 12) rộng 335 ha, được bố trí công nghiệp cơ khí, chế tạo máy, điện tử và một số loại hình công nghiệp khác. Cụm công nghiệp Tây đường Thăng Long (ký hiệu CN 13) có diện tích 31,31 ha được duy trì trên cơ sở công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng hiện có. Do nằm sâu trong khu vực đô thị nên cụm công nghiệp này cần chuyển sang công nghiệp sạch như sản xuất cấu kiện xây dựng bằng thép, cơ khí, chế tạo máy ... với cấp vệ sinh công nghiệp IV và V có khoảng cách khu dân cư 50 - 100 m. Cụm công nghiệp Tây đường sắt (ký hiệu CN 14) có diện tích 37.51 ha, dự kiến đây là cụm công nghiệp địa phương cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với cấp độ vệ sinh công nghiệp cấp IV và V. Khu công nghiệp Đông Cổ Loa (ký hiệu CN15) có diện tích 108.82, phần diện tích nằm trong huyện Đông Anh là 77,96 ha. Loại hình công nghiệp ở đây là công nghiệp sạch, chủ yếu là cơ khí, sinh học. điện tử, gắn liền với khu vực nghiên cứu công nghệ cao tại phía Bắc của khu công nghiệp này. Khu công nghiệp Đông Anh (ký hiệu CN 16) có diện tích 768 ha là khu công nghiệp đa ngành (có quy hoạch chi tiết riêng). Quy hoạch các khu ở :68 đơn vị ở và 2 đơn vị ở có yêu cầu riêng là Phương Trạch và di tích Cổ loa có tổng diện tích 3.095,39 ha và được bố trí như sau: Khu đô thị O30 có 4 đơn vị ở với dân số khoảng 30.700 người, tổng diện tích đất là 306,18 ha, đất ở chiếm 94,85 ha mật độ xây dựng 30- 35%. Khu đô thị O31 gồm hai phần (31A và 31B) được tổ chức thành 11 đơn vị ở với dân số khoảng 102.600 người, tang diện tích đất là 427,84 ha, đất ở chiếm 261,37 ha, mật độ xây dựng 30- 35%. Khu đô thị O32 gồm hai phần (O32A và O32B) được tổ chức thành 12 đơn vị ở với dan số khoảng 101.200 người, tổng diện tích đất là 585,92 ha, đất ở chiếm 325,19 ha, mật độ xây dựng 30-35%. Khu đô thị O33 được tổ chức thành 4 đơn vị ở với tổng diện tích đất là 137,94 ha, đất ở chiếm 84,17 ha, mật độ xây dựng 30-35%. Ngoài ra ở đấy còn có đơn vị ở Phương Trạch có yêu cầu riêng, nằm trong ranh giới Trung tâm công cộng, dịch vụ thương mại cấp thành phố. Quy mô dân số là 75.100 người. Khu đô thị O34 chia thành hai phần( 34A và 34B) được tổ chức thành 9 đơn vị ở và một đơn vị ở có yêu cầu riêng nằm trong ranh giới khu di tích Cổ Loa với dân số khoảng 98.200 người, tổng diện tích đất là 392,98 ha, đất ở chiếm 227,36 ha, mật độ xây dựng 30-35%. Khu đô thị O35 chia thành hai phần (O35A và O35B) được tổ chức thành 8 đơn vị ở với dân số khoảng 74.700 người, tổng diện tích đất là 318,31 ha, đất ở chiếm 168,85 ha, mật độ xây dựng từ 30- 40%. Khu đô thị O36 chia thành hai phần (O36A và O36B) được tổ chức thành 8 đơn vị ở với dân số khoảng 79.100 người, tổng diện tích đất là 338,33 ha, đất ở chiếm 183,51 ha, mật độ xây dựng 30-35%. Khu đô thị O37 chia thành ba phần (O37A, O37B và O37C) được tổ chức thành 12 đơn vị ở với dân số khoảng 110.500 người, tổng diện tích đất là 587,89 ha, đất ở chiếm 341,66 ha, mật độ xây dựng 30-35%. Khu vực nông thôn Các khu dân cư nông thôn Thị trấn Đông Anh và các xã Kim Nỗ, Vân Nội, Kim Chung nằm trọn trong phần đô thị và sẽ chuyển dần thành các đơn vị ở- phường trong đô thị. Phần lớn diện tích các xã Mai lâm, Đông Hội, Xuân Canh, Vĩnh Ngọc,Tiên Dương và Cổ Loa đều thuộc phần đô thị, chỉ còn một phần nhỏ diện tích đất nông thôn hoặc đất ngoài bãi. Các xã này được tổ chức nhà vườn và cây xanh sinh thái của đô thị. Dân cư trong các khu vực còn lại sẽ hướng các tiện nghi dịch vụ công cộng tại các khu đô thị liền kề. Các xã còn lại vẫn có diện tích đủ lớn để duy trì hoạt động về quản lý và hành chính như hiện tại, được phân thành hai loại: Liền kề với khu vực đô thị gồm: Đại Mạch, Nam Hồng, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Xuân Nộn và Uy Nỗ chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình đô thị hoá. Mỗi xã có một trung tâm xã (ký hiệu TTX), khi đô thị mở rộng sẽ trở thành thị tứ hoặc trung tâm đơn vị ở và sử dụng các dịch vụ công cộng không thường xuyên như trường phổ thông trung học, phòng khám đa khoa ... chung với khu vực đô thị liền kề. Tách xa khỏi khu vực đô thị gồm: Liên Hà, Thuỵ Lâm, Vân hà, Dục tú và Việt Hùng. Ngoài việc xây dựng các trung tâm xã, dự kiến xây dựng một trung tâm cụm xã (ký hiệu TTCX) tại xã Liên Hà, nơi tập trung đầu mối giao thông liên huyện, xã, tiếp cận thuận lợi khu vực đô thị và ga Việt Hùng. Tại đây bố trí các công trình công cộng dịch vụ không thường xuyên như trường phổ thông trung học, bệnh viện ..., các cơ sở dịch vụ sản xuất nông nghiệp, khu công nghiệp nông thôn. Khu vực tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp Tiếp tục phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống tại các làng, xã và liên xã có đủ quy mô để tạo thành một cơ sở kinh tế, thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạn chế các tác hại về môi trường : Công nghiệp thu gom, bảo quản và chế biến rau, hoa, quả, sữa; Giết mổ hoặc chế biến thực phẩm theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc (lợn nạc ...)… Quỹ đất khoảng 170 ha (10-12ha/xã) dành cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp (chỉ tiêu 10m2/người). Dự kiến xây dựng một khu công nghiệp nông thôn tại khu trung tâm cụm xã (trung tâm dịch vụ nông thôn) Liên Hà với quy mô dự kiến 20-25 ha để thu hút các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ phục vụ trực tiếp cho phát triển nông nghiệp. Một số nhận xét Từ số liệu trên cho thấy đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, bởi đây là khu dân cư nông thôn ở ngoại thành, là nơi cung cấp lương thực thực phẩm như rau xanh, hoa quả… Đặc biệt các loại đất khác còn nhiều, chưa có sự quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý. Vì vậy, đây là nơi có tiềm năng thu hút các nhà máy, xí nghiệp… là địa điểm thuận lợi cho các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Việc xây dựng và quy hoạch một cách đồng bộ nhằm khai thác và sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả cao nhất. Tình hình đất ở : bình quân diện tích đất ở theo nhân khẩu : 52,674 m2/người; theo hộ gia đình: 222,153 m2 /người. Như vậy, theo bình quân diện tích này thì người dân sống rất thoải mái và rộng rãi. Diện tích của huyện có sự biến động lớn đất ở nhiều xã được cắt chuyển thành phường nên có sự thay đổi về địa giới hành chính và còn chưa phân bố hợp lý. Vì vậy, cần phải có sự quy hoạch lại các khu đất ở, quy định chặt chẽ mục đích sử dụng đất tránh lãng phí. Nhà ở là một loại bất động sản vì nhà ở là tài sản không thể di dời được. Mỗi chủ sở hữu đều có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt theo quy định của pháp luật. Trên địa bàn huyện sở hữu nhà mang các hình thức sau: Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước: là nhà ở được tạo lập bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Nhà ở thuộc các tổ chức lập bằng vốn đất ở các tổ chức này huy động hoặc nhà ở đất ở các tổ chức, cá nhân biếu tặng hợp pháp. Nhà ở thuộc sở hữu tư nhân: là nhà ở đất ở tư nhân tạo bằng cách xây dựng, mua bán, thừa kế hợp pháp. Hiện nay trên địa bàn huyện nhà ở thuộc sở hữu tư nhân là chủ yếu, còn nhà ở thuộc các tổ chức kinh tế- chính trị – xã hội còn chiếm tỷ lệ nhỏ nên cần phải đẩy nhanh công tác CGCNQSDĐ ở cho người sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia giao dịch trên thị trường bất động sản. 2.2.2. Tình hình biến động quỹ đất giai đoạn 2000 – 2006 của huyện. Qua số liệu đã thống kê, kiểm kê từ năm 2000 – 2006 xác định được sự biến động trong cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện như sau : Bảng 2 : So sánh biến động đất đai năm 2006 so với năm 2000 của huyện Đông Anh Đơn vị : ha LOẠI ĐẤT DIỆN TÍCH NĂM 2000 (ha) DIỆN TÍCH NĂM 2006 (ha) TĂNG(+) GIẢM(-) 1/ Đất nông nghiệp 7512 6772 -9.85% 2/ Đất ở 2506.5 2715 +7.67% 3/. Đất công nghiệp 670.24 686.02 +2.3% 4/ Đất khác Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 1085.6 2356.6 -5.3% Đẩt quốc phòng an ninh 865.3 1478.54 +11.2% Đất có mục đích công cộng 972 1150.9 +6.5% Đất tín ngưỡng 788.7 720 -0.7% Đất sông suối mặt nước chuyên dùng 1256.3 928.76 -7.1% Đất chưa sử dụng 672.8 213.42 +13.5% Đất khác 852.52 852.52 0 Tổng 18.230 18.230 0 (Theo nguồn số liệu phòng địa chính và nhà đất huyện Đông Anh) Theo bảng số liệu trên nhận thấy, giai đoạn năm 2000-2006 huyện đã có những chuyển biến lớn trên mọi lĩnh vực kinh tế và xã hội. Điều đó được thể hiện rõ qua sự biến động của các loại đất sử dụng trên địa bàn huyện : Đất nông nghiệp giảm 9.85% so với năm 2000. Đất ở tăng 7.67% so với năm 2000. Đất công nghiệp tăng 2.3% so với năm 2000. Các loại đất khác có tăng và chỉ loại đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp giảm 5.3%. Tổng diện tích các loại đất không tăng, nó chỉ chuyển đổi từ các loại đất này sang đất khác. Đó là sự chuyển dịch từ loại đất nông nghiệp, đất mặt nước chuyên dùng, đất tín ngưỡng tôn giáo, đất công trình sự nghiệp sang các loại đất khác. Đó là sự chuyển đổi hợp lý giữa các loại đất phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Đất dùng cho các mục đích công cộng và đất quốc phòng là loại đất có nhiều biến động do quá trình đô thị hoá, xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng nâng cao hiệu quả quy hoạch kiến trúc cảnh quan thủ đô. Bên cạnh các dự án được triển khai mở rộng quỹ đất công cộng Nguyên nhân chủ yếu của những biến động đất trên là do: Quá trình đô thị hoá phát triển kinh tế tăng nguồn cung nhà ở và cung các loại đất phi nông nghiệp, giảm đất nông nghiệp. Sai số cho phép trong cách đo đạc tính toán Quá trình chuyển đổi các loại đất từ loại này sang loại khác. Một số khu đất sử dụng không hiệu quả được thu hồi và sử dụng vào mục đích khác. Lấn chiếm, sử dụng đất sai quy hoạch. 2.2.3. Công tác quản lý đất của huyện Đông Anh tính đến năm 2006. Huyện Đông Anh xuất phát điểm là một huyện thuần nông, vị trí địa lý cũng như khí hậu ở đây tương đối phù hợp với nghề trồng lúa. Ngày nay, khi đất nước đang phát triển, các loại hình kinh doanh ngày càng phong phú đa dạng kéo theo hàng loạt các nhu cầu bất động sản làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Mặc dù là một huyện ngoại thành, nhưng Đông Anh cũng là huyện của Hà Nội - trung tâm kinh tế - văn hoá – xã hội của đất nước. Chính vì vây, đây là một trong những nơi tiến hành đô thị hoá sớm nhất trên cả nước. Cho đến nay, Đông Anh đã trở thành một huyện có tỷ lệ các loại đất rất đa dạng, tạo ra những khó khăn nhất định trong công tác phân loại đất để tiến hành CGCNQSDĐ. Xác định được vai trò quan trọng của quản lý đất đai nói chung và quản lý công tác CGCNQSDĐ nói riêng, trong những năm qua cùng với sự ra đời của bộ luật đất đai mới năm 2003 cán bộ địa chính của phòng đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng quản lý đất đai và đã có những kết quả đáng khích lệ. Huyện đã có sự phân loại các loại đất : nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng; trong các loại đất lại chia rất rõ ràng cụ thể cho từng loại đất; có sự phân biệt giữa đất đô thị và đất nông thôn. Đó chính là căn cứ quan trọng cho việc quản lý đất đai. Các khâu thực hiện trong quá trình đăng kí và xét duyệt luôn được làm đúng theo các trình tự quy định của pháp luật. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong năm 2006 vừa qua, huyện đã lập báo cáo thuyết minh về tình hình sử dụng đất trên địa bàn và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Tuy nhiên hiện nay, tình hình thực hiện các dự án về khu đô thị, thương mại có nhiều biến động và chậm tiến độ nên ảnh hưởng đến công tác lập quy hoạch của huyện. Thực hiện theo các chủ trương, chính sách của Nhà nước, trong năm 2006 vừa qua huyện đã tiến hành kiểm kê, rà soát lại tình hình sử dụng đất trên địa bàn mình quản lý. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai: luôn cố gắng giải quyết kịp thời, thoả đáng các đơn thư khiếu kiện đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất của người dân trên đại bàn. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã thuộc huyện thực hiện công việc đúng chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra . Số giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà bất hợp pháp trên địa bàn đã giảm đi đáng kể. Người dân đã nhận thấy được quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Vì vậy nên khi thực hiện chuyển nhượng về đất đai đều có sự chứng thực của cơ quan có thẩm quyền – cán bộ địa chính xã hoặc huyện. Hiện nay, cơ cấu sử dụng các loại đất đang dần chuyển đổi. Đòi hỏi cán bộ quản lý đất đai phải có trình độ để tiến hành phân loại cho chính xác các loại đất cũng như quy hoạch sử dụng đất trên các xã của huyện. Công tác quản lý đất của huyện còn nhiều thô sơ, thủ công gây những khó khăn trong quản lý sử dụng đất giai đoạn đổi mới hiện nay. 2.3. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại địa bàn huyện Đông Anh. Từ tình hình thực tế trên, Uỷ ban nhân dân huyện Đông Anh đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh công tác CGCNQSDĐ , xác nhận hồ sơ pháp lý ban đầu, giúp chính quyền các cấp quản lý chặt chẽ về nhà ở , với mục tiêu để phục vụ công tác quản lý nhà nước đồng thời đáp ứng được yêu cấu nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Công tác CGCNQSDĐ được tổ chức kê khai đăng ký lập hồ sơ ban đầu thực hiện nguyên tắc cấp theo nguyên tắc không có tranh chấp, ổn định trên cơ sở tự khai, tự chịu trách nhiệm về tài sản sở hữu của mình. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp tính đến năm 2004 đạt 39.623 giấy chứng nhận trên tổng số 43.704 giấy chứng nhận đạt 90,66%. Cấp giấy chứng nhận theo quyết định 65/QĐ - UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc cấp giấy chứng nhận đất ở, ao và vườn liền kề khu dân cư nông thôn năm 2003 đã cấp được 4249/6000 kế hoạch. Cấp giấy chứng nhận theo Quyết định 69/QĐ- UB ngày 18/8/1999 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành quy trình kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở năm 2003 đã cấp được 1589/2100 kế hoạch đạt 74,04%. Bảng 3: Tổng hợp việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn của 3 khu đô thị năm 2004 STT Tên thị trấn Số HS phải kê khai đăng ký Số hộ đã kê khai đăng ký Số GCN đã cấp Số GCN đã giao Số hồ sơ còn lại 1 Đông Anh 2.926 2.926 1.412 1.412 1.514 2 Cổ Loa 1.100 1.100 560 560 540 3 Bắc Thăng Long 2.171 2.171 1.247 1.247 924 Tổng 6.197 6.197 3.219 3.219 2.978 Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Đông Anh Từ bảng trên ta thấy, đến tháng 2 năm 2004 hội đồng xét duyệt của phòng tài nguyên môi trường và địa chính huyện cấp được 3.219 giấy chứng nhận trong tổng số hồ sơ kê khai đăng ký là 6.197 chiếm 51,94%; đã giao hết số giấy chứng nhận đã cấp còn lại số hồ sơ chưa cấp là 2.978 giấy chứng nhận. Bảng 4: Tổng hợp việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất ao và vườn liền kề khu dân cư nông thôn của 20 xã TT Tên phường Số HS phải kê khai đăng ký Số HS đã kê khai đăng ký Số HS trình duyệt đã cấp Số HS còn lại 1 Bắc Hồng 1.527 1.527 532 995 2 Dục Tú 2.093 2.093 833 1.260 3 Đại Mạch 950 577 293 657 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32229.doc
Tài liệu liên quan