Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5

MỤC LỤC

Trang

A. Lời mở đầu 2

B. Mục tiêu nghiên cứu 4

C.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

Chương I: Lý luận chung về hoạt động tiêuthụ sản phẩm ở doanh nghiệp 6

I. Các quan điểm về thị trường 6

1. Khái niệm thị trường 6

1.1. Theo quan điểm của kinh tế học 6

1.2. Theo quan điểm của Marketing 6

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường 7

2.1. Tác động của kinh tế – chính trị – xã hội – tâm lý khách hàng 7

2.2. Tác động của tổ chức quản lý 7

II. Các quan điểm về tiêu thụ 8

1. Khái niệm về tiêu thụ 8

2. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ 9

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm 10

3.1. Môi trường bên ngoài 10

3.2. Môi trường bên trong 13

4. Nội dung cơ bản của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 14

4.1. Nghiên cứu và dự báo thị trường 14

4.2. Xây dựng chính sách giá 18

4.3. Xây dựng chính sách phân phối sản phẩm 19

4.4. Chính sách xúc tiến khuyếch trương 21

4.5. Tổ chức hoạt động kỹ thuật nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm. 22

5. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ 24

5.1. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ 24

5.2. Doanh thu tiêu thụ 25

5.3. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. 25

5.4. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm 26

5.5. Chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ 26

I. Đặc điểm chung của công ty 28

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 28

1.1. Quá trình hình thành và phát triển sản xuất của công ty 28

1.2. Cơ sở vật chất của công ty 29

2. Cơ cấu bộ máy và quy trình sản xuất của công ty 30

2.1. Cơ cấu bộ máy 30

2.2. Cơ cấu nhân sự của công ty 33

2.3. Quy trình sản xuất của công ty và đặc điểm sản phẩm của công ty 35

3 .Thị trường tiêu thụ của công ty 37

II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty 38

1. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty 38

2. Những biện pháp mà công ty đã thực hiện để thúc đẩy tiêu thụ 42

3. Đánh giá khái quát hoạt động tiêu thụ của công ty 43

3.1. Đánh giá tốc độ tiêu thụ sản phẩm 43

3.2. Đánh giá doanh thu và lợi nhuận tiêu thụ 47

4. Đánh giá chung 51

4.1. Những tồn tại 51

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ của công ty 51

Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5 54

I. Phương hướng tiêu thụ của công ty 54

1. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của công ty 54

2. Mục tiêu của công ty 55

2.1. Mục tiêu sản xuất 55

2.2. Mục tiêu đầu tư 56

II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty 57

1. Hoàn thiện bộ phận Marketing 57

2. Biện pháp về đổi mới sản phẩm và nâng cao chất lượng 60

3. Biện pháp giảm giá thành để nâng cao hiệu quả tiêu thụ 61

4. Xây dựng và mở rộng mạng lưới tiêu thụ và đa dạng hoá các hình thức tiêu thụ sản phẩm. 62

4.1. Phát triển mạng lưới tiêu thụ. 62

4.2. Đa dạng hoá hình thức tiêu thụ 64

5. Áp dụng quy trình tự động hoá trong thiết kế, chế tạo và quản lý sản phẩm 65

6. Sử dụng các hình thức quảng cáo và xúc tiến bán hàng 66

7. Các biện pháp đối với đối thủ cạnh tranh 66

8. Một số kiến nghị với nhà nước. 67

Kết luận 69

Tài liệu tham khảo 71

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí xây dựng Hà Nội và nay là Tổng Công ty cơ khí xây dựng phục vụ cho ngành xây dựng và quân đội với: - Tên gọi: Nhà máy cơ khí số 5 - Lĩnh vực kinh doanh của công ty: + Trung đại tu, cửa chữa ô tô với công suất 250 xe/năm + Sản xuất các phụ tùng bổ sung cho ô tô bị hỏng. * Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 1999 Trong gian đoạn này nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn quá độ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước. Nhằm để doanh nghiệp phù hợp với lĩnh vực kinh doanh…Bộ xây dựng đã ra quyết định số: 06/QĐ - BXD để chuyển đổi tên, ngành nghề kinh doanh cụ thể là: - Tên gọi: Công ty cơ khí xây dựng số 5 (Trực thuộc liên hiệp các nhà máy xây dựng thuộc bộ xây dựng) - Lĩnh vực kinh doanh của công ty: + Trung đại tu, sửa chữa ô tô. + Sản xuất các sản phẩm phục vụ cho ngành xây dựng. + Sản xuất các loại máy dùng để chế biến nông lâm thuỷ hải sản… * Giai đoạn Từ năm 1999 đến nay Nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được điều đó thì chúng ta phải xây dựng một cơ chế cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Một trong các công việc cần phải làm là chúng ta phải thay đổi cách quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước tránh tình trạng làm ăn thua lỗ mà vẫn báo cáo lãi hay áp đặt thị trường phải theo kế hoạch của của doanh nghiệp. Để đáp ứng tình hình thực tế như vậy công ty đã chuyển đổi sang một hình thái mới cụ thể là: - Tên gọi: Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5 - Lĩnh vực kinh doanh của công ty: Công ty đã thành lập ba xí nghiệp và một trung tâm đào tạo với chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau: + Sản xuất các loại phụ kiện kim loại đen, mầu phục vụ cho các ngành sản xuất xây dựng cơ khí, công nông nghiệp và tiêu dùng… + Nhận thầu xây lắp các công trình, các kết cấu xây dựng, các máy móc điện lạnh cho giao thông thuỷ lợi. + Làm đại lý tiêu thụ sản phẩm và kinh doanh xuất nhập khẩu. + Tư vấn xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi. + Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật cho trong và ngoài công ty. Trường đã liên kết đào tạo với trường Kỹ thuật cơ giới cơ khí xây dựng Việt Xô. + Sản xuất và buôn bán trang thiết bị Y tế. + Sản xuất và buôn bán vật tư thiết bị phụ tùng ô tô, máy khai thác đá, máy xây dựng. 1.2. Cơ sở vật chất của công ty Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5 có tổng diện tích nhà xưởng lên tới 50 ha, thuộc xã Tây Mỗ – Từ Liêm - Hà Nội. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần công ty cũng có nhiều biến động về tài sản cũng như con người và cho tới hiện nay Công ty có tổng số tài sản lên tới 20 tỷ: Với số tài sản như vậy ta có thể thấy rằng với tài sản hiện có của công ty thì công ty hoàn toàn có khả năng thực hiện thành công các dự án lớn cấp quốc gia như: xây dựng các khu chung cư cao tầng, các nhà máy thuỷ điện, các loại cảng biển…Với số tài sản này công ty có thể thắng thầu để khẳng định uy tín của mình trên thị trường. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy. Để thực hiện thành công một dự án lớn ngoài đòi hỏi về tiêu thức vốn mà còn đòi hỏi rất nhiều các tiêu thức khác như dây chuyền công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp và có năng lực… 2. Cơ cấu bộ máy và quy trình sản xuất của công ty 2.1. Cơ cấu bộ máy Là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, là một thành viên trực thuộc Tổng công ty cơ khí xây dựng, Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5 cũng giống như các công ty cổ phần khác, để quản lý sản xuất và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty phải tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm và điều kiện sản xuất của mình. Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5 tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến kết hợp với mô hình quản lý theo chức năng, trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của người lao động. Đứng đầu là chủ tịch Hội đồng quản trị bên dưới là ban kiểm soát phụ trách kiểm tra quá trình hoạt động của cả công ty còn chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị là Giám đốc công ty và bên dưới nữa là giám đốc các xí nghiệp. Sơ đồ cụ thể như sau: Ban kiểm soát Ban giám đốc Các phòng ban TT Đào tạo Các xí nghiệp phòngTCHC phòng KTTC Ban QSBV Xn CKXD XN đ. thép Xn ckdv Hội Đồng quản trị Ghi chú: : Quản lý trực tiếp TCHC: Tổ chức hành chính : Quản lý gián tiếp KTTC: Kế toán – Tài chính Đ. Thép : Đúc thép QSBV: Quân sự bảo vệ CKDV : Cơ khí dịch vụ CKXD: Cơ khí xây dựng - Hội đồng quản trị (Ông Mai Thành Duyên làm chủ tịch) có các chức năng nhiệm vụ sau: + Hội đồng quản trị của Công ty do Đại hội cổ đông bầu ra. + Hội đồng quản trị bổ nhiệm tất cả các chức vụ trưởng phòng ban trở lên còn cấp phó thì do trưởng các đơn vị đề nghị. + Hội đồng quản trị có quyền xem xét việc nâng lương cho các cấp trưởng tương đương từ bậc chuyên môn 4/6 trở lên còn các cấp bên dưới uỷ quyền cho Giám đốc có quyền đề nghị với hội đồng lương. + Điều hành mọi hoạt động của Công ty trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh trật tự. Về kinh tế như định hướng phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhượng bán tài sản, lập các quỹ… Còn về chính trị thì các nghị quyết, chỉ thị của thành uỷ, huyện uỷ được Hội đồng quản trị thực hiện qua ban bảo vệ - Ban giám đốc (Ông Trần Văn Thành làm giám đốc) + Giúp việc cho Hội đồng quản trị quản lý toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm, tổ chức nhân sự, phân chia lợi nhuận…và được sự đồng ý của Hội đồng quản trị + Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị. - Ban kiểm soát: (Ông Nguyễn Đình Minh làm trưởng ban). Giám sát toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty đặc biệt là quá trình lý quyết toán, phân chia lợi nhuận của công ty. - Phòng tổ chức: (Ông Lê Văn Bình làm trưởng phòng) giảI quyết tất cả các công việc liên quan đến thủ tục hành chính, đối ngoại của Công ty. - Phòng Kế toán tài chính (Ông Lê Thế Thuỷ làm trưởng phòng) có nhiệm vụ hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh, giám sát hợp đồng… của Công ty - Ban Quân sự bảo vệ (Ông Nguyễn Văn Tuyển làm trưởng ban) có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho quá trình sản xuất của Công ty và cả của khu tập thể cán bộ công nhân viên. - Trung tâm đào tạo (Bà Đặng Thị Bách làm giám đốc trung tâm) có nhiệm vụ tuyển sinh đào tạo công nhân cho trong và ngoài công ty đồng thời tổ chức đào tạo lại nâng cao tay nghề cho công nhân trong công ty. - Xí nghiệp Đúc: có chức năng nhiệm vụ tổ chức sản xuất các sản phẩm chủ yếu liên quan đến ngành xi măng cụ thể như: + Tấm lò lung. + Tấm Ghilo. + Phụ tùng phục vụ ngành giao thông vận tải: Bánh găng, mâm xoay… + ụ neo tàu cảng. + Đúc phụ tùng phục vụ cho việc sản xuất thiết bị. + Bi nghiền 40, 60, 80… - Xí nghiệp cơ khí xây dựng: Gia công các loại máy phục vụ sản xuất mía đường, khai thác than như dầm nhà kính, cột đường dây tải điện 500KV Bắc – Nam, ống thoát nước cỡ lớn… - Xưởng dịch vụ cơ khí: Phục vụ sửa chữa cơ khí, làm một số phụ tùng ngoài của xe máy, các thiết bị dụng cụ y tế và các loại sản phẩm mới của công ty sẽ sản xuất trong thời gian tới Cơ cấu nhân sự của công ty Bảng cơ cấu nhân sự của công ty năm 2003 TT Nghề nghiệp Số lượng Thâm liên công tác <5năm >5 năm >10năm >15năm I Đại học 50 1 Chế tạo máy 6 0 0 3 3 2 Cơ khí ô tô 6 1 2 2 1 3 Máy xây dựng 7 2 2 3 1 4 XD cầu hầm 13 3 5 2 3 5 TC – Kế toán 4 1 2 1 0 6 Hoá 1 0 1 0 0 7 Luật 2 1 1 0 0 8 Anh văn 1 1 0 0 0 9 Kỹ sư hàn 10 5 3 1 1 II CĐ & THCN 14 1 Chế tạo máy 1 1 0 0 0 2 Sửa chữa ôtô 6 2 1 2 1 3 Máy xây dựng 2 0 2 0 0 4 Thống kê kế toán 4 3 1 0 0 5 Y tá 1 0 1 0 0 Công nhân kỹ thuật TT Nghề nghiệp Bậc Số lượng 1 2 3 4 5 6 7 1 Thợ điện 11 0 0 4 1 1 5 0 2 Thợ rèn 9 0 1 1 5 1 0 1 3 Thợ tiện 10 0 0 3 2 1 2 2 4 Thợ phay 2 0 0 0 2 0 0 0 5 Thợ nguội 7 0 2 1 1 2 0 0 6 Thợ bào 2 0 0 0 1 1 0 0 7 Thợ nhiệt luyện 2 0 0 0 1 0 1 0 8 Thợ sắt 31 0 4 6 7 5 6 6 9 Thợ hàn 20 0 5 5 3 2 1 4 10 Thợ sủa chữa 3 0 0 0 1 2 3 0 11 CN vận hành 6 0 0 2 0 3 0 1 12 CN lắp ráp 20 0 3 7 2 6 1 1 13 CN nề bêtông 1 0 0 0 1 0 0 0 14 CN khảo sát 1 0 0 0 0 1 0 0 15 CN lái xe 8 2 0 2 1 1 3 1 16 CN lái cẩu 7 0 0 1 2 3 0 1 17 CN mạ kẽm 9 0 1 1 2 3 1 1 18 CN lái ủi 1 0 0 0 1 0 0 0 19 CN gò 3 0 0 0 1 1 1 0 20 CN kích kéo 23 0 2 7 3 4 4 3 21 L.động phổ thông 5 0 0 0 1 1 1 2 22 Tổng 181 (Nguồn: Báo cáo cơ cấu nhân sự quý I năm 2003 của COMA5) Khi công ty chuyển sang hình thức cổ phần hoá từ năm 1999 thì nhân sự công ty có sự thay đổi đột biến. Ngoài một số cán bộ công nhân viên cũ tiếp tục làm việc tại công ty thì công ty tuyển thêm mốt số vị trí quản lý cũng như một số công nhân lành nghề phục vụ cho quy trình sản xuất kinh doanh mới. Và cho đến nay tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 245 người. Trong đó có 50 cán bộ công nhân viên có trình độ Đại học và trên đại học, còn lại là ở trình độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, hay trải qua các lớp đào tạo ngắn hạn. Nhìn vào bảng cơ cấu cán bộ công nhân viên tương ứng với trình độ học vấn thì sự bố trí này cũng khá khoa học và có tương đối đầy đủ ở các mặt như ngoại ngữ, chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ an ninh,… Và nó cũng góp phần rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời điểm hiện tại và sau này. 2.3. Quy trình sản xuất của công ty và đặc điểm sản phẩm của công ty * Quy trình sản xuất Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sp cơ khí củacông ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5 Triển khai sản xuất Ký hợp đồng Tách Bóc, tính Thông tin khách hàng Mua vật tư Tạo phôi chi tiết Giao sản xuất Lập bản tạo phôi, bóc Gia công chi tiết Giá tổ hợp Kiểm tra giá tổ hợp Hàn hoàn thiện Sơn hoàn thiện Kiểm tra sản phẩm sau hàn Xuất xưởng Khi nhận hợp đồng hoặc nhận kế hoạch sản xuất từ Tổng công ty, công ty sẽ căn cứ vào đặc điểm của loại sản phẩm đó và giao cho xí nghiệp Cơ khí, xí nghiệp Đúc hay cả hai xí nghiệp cùng đảm trách sản xuất từng loại công đoạn khác nhau. Khi công ty giao xuống các xí nghiệp lúc đó sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể và bắt đầu chu trình sản xuất, sau khi trải qua các công đoạn trong quá trình sản xuất tạo thành sản phẩm thì công ty sẽ kiểm tra chất lượng cũng như số lượng của sản phẩm sau hàn. Tiếp theo là đến công đoạn sơn hoàn thiện rồi xuất xưởng chuyển cho khách hàng tại xưởng hay chuyển các trung tâm, cửa hàng tiêu thụ rồi tới người tiêu dùng. - Đặc điểm sản phẩm của công ty sản phẩm của Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5 có ba loại chính đó là phụ tùng xây dựng, hàng cơ khí và sản phẩm Đúc phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong cả nước. Sản phẩm của công ty được sản xuất theo đơn đặt hàng, theo hợp đồng kinh tế đã được ký kết hoặc theo yêu cầu của tổng công ty. Tuy có nhiều loại sản phẩm nhưng cùng là một sản phẩm cơ khí nên các sản phẩm của công ty có các đặc điểm chung sau: + sản phẩm của công ty không chia theo thứ hạng phẩm cấp vì sản phẩm của công ty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng, theo hợp đồng kinh tế, hoặc theo yêu cầu của tổng công ty nên sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật như trong thiết kế, những sản phẩm nào không đạt yêu cầu sẽ được đưa vào phế liệu hoặc sản xuất lại. + Mỗi loại sản phẩm có giá trị sử dụng riêng tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, do vậy trong quá trình sản xuất các sản phẩm này có quy trình sản xuất khác nhau, kích thước, giá trị và tiêu chuẩn cũng khác nhau. + Sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài nhưng do làm bằng sắt thép nên có yêu cầu bảo dưỡng cao. Để tránh han rỉ và tránh bị tác động của các nhân tố bên ngoài. Để giữ vững uy tín với khách hàng và đủ sức mạnh cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, công ty đã từng bước cải tiến công nghệ sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tạo ra nhiều nguồn vốn đầu tư cho sản xuất. Ngoài ra công ty còn không ngừng đào tạo, bồi dưỡng trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên để có đủ khả năng sản xuất và tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật. 3 .Thị trường tiêu thụ của công ty Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5 chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước. Trải qua thời gian trưởng thành công ty đã xây dựng cho mình một hình ảnh tốt trên thị trường. Do sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau nên thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng rất phong phú và đa dạng. Mỗi một giai đoạn công ty lại phát triển thêm ngành nghề mới. Những năm chưa cổ phần hoá (còn là một doanh nghiệp nhà nước) thì thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu là các đơn đặt hàng của nhà nước hay các doanh nghiệp nhà nước khác, sản phẩm của công ty được trải rộng khắp cả nước từ các nhà máy sản xuất xi măng như Hoàng Thạch, Nghi Sơn… đến các công trình cấp quốc gia nhưng cột điện đường dây tải điện 500KV Bắc – Nam… Khi chuyển sang giai đoạn công ty cổ phần hoá thì công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của các bạn hàng. Trải qua 4 năm hoạt động dưới công ty cổ phần thì bạn hàng của công ty không chỉ bao gồm các doanh nghiệp nhà nước nữa mà bao gồm cả các loại hình doanh nghiệp khác như Tổng Công ty xây dựng sông Đà, Công ty gang thép Thái Nguyên, Tổng công ty Vinaconex, Công ty THHH Thành Long tại thành phố Hồ Chí Minh, và rất nhiều nhà máy khác…. Với sản phẩm cột điện, cột viba hàng năm chủ yếu cung cấp cho các tỉnh Cao Bằng, Sơn La, Ninh Bình, Đăklăk, Quảng Bình,…Với các phương tiện vận chuyển hiện đại công ty có thể đưa sản phẩm sang địa bàn các tỉnh khác nhau. Và đội ngũ lãnh đạo của công ty luôn mong muốn sản phẩm của mình tới hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty 1. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhà nước ta đã sớm đổi mới đưa nền kinh tế nước ta trở thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngay từ những năm 1986 và cho tận tới năm 1999 công ty mới được cổ phần hoá, được hạch toán độc lập trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đội ngũ lãnh đạo mới của công ty cũng mạnh dạn đầu tư đổi mới trang thiết bị, dây truyền công nghệ sản xuất nhằm sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Hàng năm công ty cũng đã sản xuất được một lượng lớn sản phẩm cung ứng cho thị trường. Để đánh giá khả năng của công ty chúng ta phải phân tích sản lượng tiêu thụ của công ty sản xuất như thế nào bởi thông qua các chỉ tiêu đó chúng ta có thể biết được năng lực làm việc của máy móc trang thiết bị cũng như trình độ chung của cán bộ công nhân viên công ty. Đặc biệt, nó còn phản ánh khả năng thâm nhập thị trường, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Biểu 1: Quá trình thực hiện kế hoạch của công ty năm 2000 TT Mặt hàng Đvị KL sản xuất KL tiêuthụ So sánh % KH TT KH TT KH TT 1 Phụ tùng xây dựng Tấn 321 311 300 330 93.46 106.11 2 Hàng cơ khí Tấn 222 250 205 264 92.34 105.60 3 Sản phẩm Đúc Tấn 250 231 230 220 92.00 95.24 (Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất của công ty năm 2000) Biểu 2: Quá trình thực hiện kế hoạch của công ty năm 2001 TT Mặt hàng Đvị KL sản xuất KL tiêuthụ So sánh % KH TT KH TT KH TT 1 Phụ tùng xây dựng Tấn 421 410 415 390 98,57 95,12 2 Hàng cơ khí Tấn 342 330 335 335 97,95 101,5 3 Sản phẩm Đúc Tấn 256 250 242 240 94,53 96,00 (Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất của công ty năm 2001) Biểu 3: Quá trình thực hiện kế hoạch của công ty năm 2002 TT Mặt hàng Đvị KL sản xuất KL tiêu thụ So sánh KH TT KH TT KH TT 1 Phụ tùng xây dựng Tấn 460 458 445 445 96,74 97,16 2 Hàng cơ khí Tấn 372 390 365 385 98,12 98,72 3 Sản phẩm Đúc Tấn 286 280 282 282 98,61 100,1 (Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất của công ty năm 2002 ) Biểu 4: Quá trình thực hiện kế hoạch của công ty năm 2003 TT Mặt hàng Đvị KL sản xuất KL tiêuthụ So sánh KH TT KH TT KH TT 1 Phụ tùng xây dựng Tấn 570 658 550 650 96,49 98,78 2 Hàng cơ khí Tấn 479 490 470 485 98,12 98,98 3 Sản phẩm Đúc Tấn 406 480 400 450 98,52 93,75 (Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất của công ty năm 2003) Qua các chỉ số thống kê trên cho thấy khối lượng sản xuất, tiêu thụ tăng lên qua các năm. Tuy nhiên % thực hiện kế hoạch trong từng năm về mặt hàng phụ tùng xây dựng từng năm 2000 công ty đã tiêu thụ được 330 tấn và đạt con số mức kỷ lục 106.11% so với lượng sản xuất thực tế. Đây là con số bán lớn nhất kể từ khi thành lập công ty đến nay. Vì tỷ lệ lớn hơn 100% nghĩa là công ty đã phải nhập một số sản phẩm tương đồng về chất lượng mẫu mã của các doanh nghiệp khác để bù vào hợp đồng cho bạn hàng. Sang năm 2001 thì tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch là 95.12% tăng dần lên 97.16% vào năm 2002 và 97.78% vào năm 2003. Tuy nhiên công ty cũng không quá lo lắng bởi vì số lượng của mặt hàng này càng ngày càng tăng lên ví dụ như năm 2000 sản xuất 311 tấn thì sang năm 2001 sản xuất 410 tấn, năm 2002 sản xuất 458 tấn và năm 2003 sản xuất tới 658 tấn. Tại sao công ty lại tiêu thụ được một lượng lớn như vậy vào năm 2000 và cho tới nay? Theo đánh giá của ban lãnh đạo công ty thì vào năm 2000 là năm vừa mới cổ phần hoá đúng vào dịp các bạn hàng rất cần các loại mặt hàng đó. Ví dụ như ở Hà nội thì đây là thời kỳ bắt đầu xây dựng các chung cư cao tầng… Và sau đó sản phẩm của công ty cũng đạt chất lượng khá cao nên các bạn hàng đó tiếp tục đặt hàng ngày càng nhiều hơn và cho tới tận năm nay. Đối với mặt hàng cơ khí, tuy sản lượng sản xuất có ít hơn các mặt hàng phụ tùng xây dựng nhưng lại duy trì tỷ lệ tiêu thụ ở mức lớn hơn 100% hai năm liền cụ thể là vào năm 2000 sản lượng tiêu thụ là 264 tấn đạt tỷ lệ 105.60%, năm 2001 tiêu thụ được 335 tấn đạt tỷ lệ 101.50% và đến năm 2003 giảm xuống còn ở mức tỷ lệ là 93.75%. Hai năm đầu đạt mức tiêu thụ lớn như vậy cũng do các công trình xây dựng ngày càmg nhiều mọc lên ở khắp nơi và đặc biệt là ở khu vực ngoại thành Hà nội. Còn nguyên nhân năm 2003 mức tỷ lệ này giảm xuống là vì theo lãnh đạo công ty dự báo trong năm này nhu cầu về các loại mặt hàng cơ khí sẽ tăng cao. Vì vậy công ty cũng đã mạnh dạn đầu tư sản xuất 480 tấn tương đối lớn so với 390 tấn năm 2002. Đối với mặt hàng sản phẩm Đúc cũng đạt được thành tích tương đối tốt khi mức sản phẩm sản xuất ngày càng tăng và tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm cũng ngày càng tăng từ 95.24% năm 2000 lên 96.00% năm 2001, năm 2002 tăng ở mức cao nhất là 101.10% và năm 2003 giảm xuống còn 93.75%. Song năm 2003 công ty lại đầu tư sản xuất tới 400 tấn, tăng quá nhiều so với 282 tấn năm 2002. Qua các biểu trên nhìn chung tất cả các mặt hàng của công ty đều đạt mức số lượng tiêu thụ rất cao. Nó đặc biệt quan trọng khi công ty mới cổ phần hoá đã tạo đà tâm lý rất tốt cho toàn thể cán bộ công nhân viên công ty. Nó là bước khởi đầu, là tiền đề để công ty ngày càng phát triển. Biểu đồ sản lượng tiêu thụ của sản phẩm phụ tùng xây dựng Biểu đồ sản lượng tiêu thụ của sản phẩm hàng cơ khí Biểu đồ sản lượng tiêu thụ của sản phẩm Đúc ở trên ta dự vào các bảng biểu để phận tích tuy nhiên đó là trên con số. để rõ ràng hơn chúng ta có thể nhìn trực tiếp bằng các sơ đồ trên ta thấy công ty đang mở rộng sản xuất kinh doanh ở tất cả các mặt hàng chính để đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời gian hiện tại và tương lai 2. Những biện pháp mà công ty đã thực hiện để thúc đẩy tiêu thụ Ngoài các biện pháp marketing công ty cũng cần phải xác định cho mình chính sách riêng để cạnh tranh, để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Để đưa ra các chính sách đúng công ty đã có một bước chuẩn bị: ăĐánh giá thị trường Đất nước ta trong quá trình đổi mới vì vậy công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho các ngành kinh tế đang diễn ra sôi động trên khắp cả nước. Với chức năng hay cụ thể hơn là các mặt hàng của công ty rất phù hợp với thị trường rộng lớn hiện nay. Ban lãnh đạo công ty cũng không ngần ngại mở rộng các ngành nghề kinh doanh nhằm mở rộng quy mô cũng như tăng thêm lợi cho công ty. Ngay từ những ngày còn là một doanh nghiệp nhà nước thì sản phẩm của công ty cũng đã có mặt trên khắp cả nước như cột điện làm đường dây tải điện 500KV Bắc – Nam, Bi nghiền cho nhà máy xi măng Hoàng Thạch, nhà máy xi măng Bút Sơn, ụ neo tàu biển cho Cảng Hải Phòng, cảng Thịnh Long (Nam Định)… Điều đó đã chứng tỏ thị trường của công ty rất rộng lớn. Đó là kết quả to lớn của lãnh đạo công ty trong thời gian qua. Công ty luôn qua tâm đầu tư nhằm mở rộngt hị phần của mình trên thương trường ăĐánh giá thái độ khách hàng trong nền kinh tế thị trường, không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại mà không đạt được các chỉ tiêu tiêu thụ sản phẩm. Vấn đề đặt ra là làm sao, bằng cách nào để người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm của mình? Muốn thực hiện được điều đó thì chỉ có một giải pháp duy nhất là tạo lập uy tín của doanh nghiệp trên thị trường bằng cách sản xuất ra các loại sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành rẻ, các dịch vụ cung cấp tốt và đặc biệt là phải hợp thị hiếu của người tiêu dùng ở từng thị trường khác nhau. Từ khi công ty chưa cổ phần hoá thì số bạn hàng thường xuyên rất lớn trải rộng từ Bắc vào Nam. Cũng là doanh nghiệp nhà nước, có công ty sản xuất sản phẩm chiếu lệ không đủ về số lượng còn về chất lượng thì luôn không đạt yêu cầu, nhưng Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5 đã tạo được uy tín của mình bằng chất lượng sản phẩm, mẫu mã, thời gian giao nộp. Và cho đến nay công ty đã chuyển thành công ty cổ phần thì ban lãnh đạo công ty càng chú trọng đến chất lượng sản phẩm… để làm vừa lòng khách hàng. Chính vì vậy khách hàng luôn yên tâm khi đặt bút kí hợp đồng mua sản phẩm của công ty. Tuy đạt dược những thành công như vậy nhưng ban lãnh đạo công ty vẫn liên tục cải tiến, đổi mới trang thiết bị phục vụ cho sản xuất như lắp ráp, nâng cấp các dây chuyền công nghệ. 3. Đánh giá khái quát hoạt động tiêu thụ của công ty 3.1. Đánh giá tốc độ tiêu thụ sản phẩm Khi bắt đầu chuyển sang hình thái doanh nghiệp mới đội ngũ lãnh đạo của công ty không khỏi bỡ ngỡ bởi kinh nghiệm trong môi trường này chưa có nhiều kinh nghiệm và ngay trong giai đoạn đó các công ty cổ phần của chúng ta cũng đang phải mày mò cơ cấu tổ chức, cách quản lý doanh nghiệp, sản xuất phân phối sản phẩm như thế nào sao cho hiệu quả nhất. Song với truyền thống sẵn có của công ty tập thể cán bộ công nhân viên của công ty đã cố gắng hết mình và công ty cũng đạt được thành tích khá tốt cụ thể qua bảng sau: Biểu 5: Biểu tỷ lệ sản xuất và tiêu thụ năm 2000 so với năm 2001 stt Mặt hàng Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Tỷ lệ(%) SX TT SX TT SX TT 1 Phụ tùng XD Tấn 311 330 410 390 131.83 118.18 2 Hàng cơ khí Tấn 250 264 330 335 132.00 126.89 3 Sản phẩm Đúc Tấn 231 220 250 240 108.23 109.09 Qua hai năm 2000 và 2001 mặt hàng cơ khí xây dựng là mặt hàng truyền thống của công ty đạt tốc độ tăng cao nhất lên tới 26.89% sau đó là mặt hàng phụ tùng xây dựng tăng tới 18.18%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng đó là công ty nhận được khá nhiều hợp đồng về mặt hàng cơ khí đồng thời công ty cũng đã nâng cấp một số dây chuyền sản xuất ở cả xí nghiệp đúc và xí nghiệp cơ khí nên sản phẩm sản xuất ra đảm bảo chất lượng rất tốt. Biểu 6: Biểu tỷ lệ sản xuất và tiêu thụ năm 2001 so với năm 2002 stt Mặt hàng Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Tỷ lệ(%) SX TT SX TT SX TT 1 Phụ tùng XD Tấn 410 390 458 445 111.70 114.10 2 Hàng cơ khí Tấn 330 335 390 385 118.18 114.93 3 Sản phẩm Đúc Tấn 250 240 280 282 112.00 117.50 (Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty năm 2001,2002) Biểu 7: Biểu tỷ lệ sản xuất và tiêu thụ năm 2002 so với năm 2003 stt Mặt hàng Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Tỷ lệ(%) SX TT SX TT SX TT 1 Phụ tùng XD Tấn 458 445 658 650 143.67 146.07 2 Hàng cơ khí Tấn 390 385 490 485 125.64 125.97 3 Sản phẩm Đúc Tấn 280 282 480 450 152.85 159.57 (Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty năm 2002,2002) Trong thực tế công ty trải qua hơn bốn năm hoạt động và không năm nào sản lượng tiêu thụ giảm. Tuy phụ thuộc vào hợp đồng với khách hàng song lãnh đạo công ty cũng đã chú trọng tìm kiếm hợp đồng san đều cho các xí nghiệp nhằm tạo công ăn việc làm cho công nhân. Qua các biểu trên chúng ta có thể thấy năm 2002 hầu hết tất cả các loại mặt hàng đều không đạt tốc độ tăng của những năm trước. Nhìn chung một công ty mới cổ phần hoá đã đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao như vậy đã là một thành công lớn giúp khửng định hình ảnh của công ty trên thị trường đồng thời giúp cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty tin tưởng hơn vào mô hình mới phát triển của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là làm sao cho lợi nhuận của mình thật lớn, bằng cách không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong thời gian qua công ty cổ phần cơ kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36180.doc
Tài liệu liên quan