Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ thép trên thị trường nội địa của công ty TNHH Công Nghiệp Quang Minh

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP QUANG MINH 2

I. Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp 2

II. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp 4

1) Ngành nghề kinh doanh 4

2) Đặc điểm kỹ thuật 5

III. Cơ cấu tổ chức nhân sự và các hoạt động quản trị của công ty 9

1 Sơ đồ tổ chức 9

2 Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty 10

3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNNHH Công Nghiệp Quang Minh. 12

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TIÊU THỤ THÉP TẠI CÔNG TY TNNHH CÔNG NGHIỆP QUANG MINH TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 17

I. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ thép của công ty 17

II. Thực trạng hoạt động tiêu thụ thép tại công ty TNNHH Công Nghiệp Quang Minh trên thị trường nội địa. 44

1. Kết quả hoạt động tiêu thụ thép trên thị trường nội địa 44

2. Thực trạng công tác tiêu thụ thép tại công ty TNHH Công Nghiệp Quang Minh trên thị trường nội địa. 51

III.Đánh giá chung công tác tiêu thụ thép của công ty TNHH Công Nghiệp Quang Minh trên thị nội địa 61

1. Ưu điểm 61

2.Nhược điểm 62

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ THÉP CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP QUANG MINH TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 64

I. Định hướng phát triển công ty TNHH Công Nghiệp Quang Minh. 64

1. Định hướng chung của toàn công ty 64

2. Định hướng đối với hoạt động tiêu thụ. 65

3. Kế hoạch kinh doanh năm 2009 66

II. Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ thép trên thị trường nội địa. 67

1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động tiêu thụ. 67

2.Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hỗn hợp, và quản lý kênh thúc đẩy các thành viên kênh phát triển. 69

2.1 Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến hỗn hợp. 69

2.2 xúc tiến bán 70

2.3 Xây dựng chính sách sản phẩm và chính sách giá linh hoạt 73

2.3.1 Về chính sách sản phẩm 73

2.3.2 Về chính sách giá 73

2.4 Phát triển nguồn nhân lực 74

2.5 Đa dạng hóa nguồn huy động vốn 75

2.6 Lựa chọn phương thức thanh toán hợp lý. 77

III.Một số kiến nghị 78

1.Một số kiến nghị với hiệp hội thép. 78

2.Một số kiến nghị với nhà nước. 79

2.1 Nhà nước cần đẩy mạnh việc giải ngân nguồn vốn cho các dự án giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành các công trình. 79

2.2 Nhà nước cần có các cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp huy động vốn dễ dàng và phong phú hơn. 79

KẾT LUẬN 81

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ thép trên thị trường nội địa của công ty TNHH Công Nghiệp Quang Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế, tình hình hoạt động kinh doanh luôn khả quan mặc dù trong những năm gần đây Công ty gặp rất nhiều khó khăn, có được sự thành công này không thể không kể đến đóng góp của hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Mặc dù được thành lập chưa lâu song nhờ có đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn, nhanh nhạy với diễn biến trên thị trường đã tiến hành công tác quản trị quy trình nhập khẩu theo phương hướng đúng đắn, đạt hiệu quả cao. Chính nhờ công tác quản trị quy trình nhập khẩu mà hoạt động nhập khẩu đạt hiệu quả, giúp cho đảm bảo được nguồn nguyên vật liêu ổn định phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt kết quả và nó là nhân tố chính giải thích vì sao trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế thế giới nói chung và khó khăn của nền kinh tế Việt Nam nói riêng mà công ty TNHH Công Nghiệp Quang Minh vẫn làm ăn có lãi,mặc dù có giảm hơn so với năm 2007 nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu của công ty làm ăn trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. 1.5 Đặc điểm thị trường trong nước 1.5.1 Các đặc điểm của môi trường kinh doanh Với thị trường trong nước, hiện nay Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ phát triển cao, tỷ lệ tăng trưởng trong những năm gần đây liên tục đạt trên 7,5% (tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5%/ năm trong 5 năm 2001 - 2005 và 8,17% năm 2006, năm 2007 là một năm kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ cao, GDP của Việt nam đạt 8,44% đứng thứ 3 châu Á, sau Trung Quốc: 11,3% và Ấn Độ khoảng: 9%).Năm 2008 là năm đầy biến động của thị trường,lạm phát tăng cao ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ tăng trưởng GDP.Để bắt kịp cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế Đảng và nhà nước đã đề ra chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng,tại các tỉnh các thành phố trực thuộc trung ương như Hà Nội,Hà Tây (cũ),Thành Phố Hồ Chí Minh,Bình Dương,Đồng Nai,Đà Năng,Nghệ An,Huế......thì tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng ở đây là rất cao chính vì vậy nhu cầu sử dụng thép phục vụ cho các công trình này là rất lớn nó là cơ hội cho các doanh nghiệp cung cấp thép tiêu thụ các sản phẩm của mình trên thị trường nội địa. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và thực hiện cam kết PNTR với Hoa Kỳ. Do đó, thị trường xuất khẩu mở rộng, các rào cản thương mại Việt Nam với các nước thành viên WTO được dỡ bỏ hoặc hạn chế, nên nhu cầu về nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh, hay xây dựng cơ sở vật chất là hết sức lớn, đặc biệt là đối với mặt hàng thép khi mà nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng trở lên cấp thiết. Bên cạnh đó thì với chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước nhằm đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 thì nhu cầu về sản phẩm của các công ty sản xuất thép nói chung và công ty Công Nghiệp Quang Minh nói riêng luôn tăng. Tuy nhiên có một thực tế là cùng với tốc độ tăng trưởng cao về kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với lạm phát tăng cao, giá cả hàng hoá liên tục tăng.Giá phôi thép liên tục tăng năm 2006 giá bình quân phôi thép chỉ ở mức 398 USD/tấn thì từ tháng 5 đến tháng 8/2007 giá phôi thép nhập khẩu lần lượt là 485USD/tấn 523USD/tấn,và 530USD/tấn bước sang tháng 9 năm 2007 do nguần cung ứng phôi thép bị giới hạn bơi chính sách hạn chế suất khẩu bán thành phẩm của Trung Quốc,giá phôi thép nhập khẩu bị đẩy lên cao chưa từng có trong lịch sử,chính việc các doanh nghiệp của VIỆT NAM phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc nó đã đẩy giá phôi thép lên cao,trước đây các doanh nghiệp của chúng ta đã nhập tới 70% phôi thép từ thị trường Trung Quốc Bước sang năm 2008 Trung Quốc đã nâng thuế xuất khẩu từ 15% đến 25% để hạn chế xuất khẩu phôi thép thì nước này cũng giảm sản lượng phôi thép chính vì vậy mà việc tìm kiếm mua phôi thép từ thị trường này cũng gặp khó khăn,thị trường này chỉ còn cung cấp cho chúng ta khoảng từ 30% đến 40% và có khả năng nó sẽ còn giảm trong thời gian tới,để đảm bảo được tình hình sản xuất trong nước các doanh nghiệp của chúng ta đã tìm nguồn phôi từ thị trường khác như các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Malaysia,Thái Lan....và các nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ,Nam Phi,Nga,Ucraina,thậm chí là cả Baraxin.Nguồn tại Đông Nam Á,và Thổ Nhĩ Kỳ không nhiều,còn Nam Phi hay Baraxin thì xa.Đến nay nguồn nhập chính là thị trường Nga và Ucraina.Song có một thực tế là nguồn phôi từ Nga và Ucraina giá cũng cao và phải vận chuyển đường đường dài nên về tới Việt Nam giá thành cũng rất cao Gía phôi thép từ Nga về Việt Nam là 705USD/tấn. Năm vừa qua thị trường thép biến động khá mạnh giá thành thì cao trong khi đó lượng tiêu thụ lại giảm. Dưới đây là biểu đồ thể hiện diễn biến giá thép nhập khẩu vào Việt Nam qua các tháng,qua đó chúng ta thấy được diễn biến cụ thể của nó thế nào,giá phôi thép cao chính nguyên nhân gây đến khó khăn cho ngành thép của chúng ta.Bảng tính số 8 cung cấp cho chúng ta số liệu các thị trường cung cấp phôi thép cho chúng ta vào tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2008. Bảng 8 bảng thị trường cung cấp phôi cho các daonh nghiệp thép việt nam ĐVT:Lượng(nghìn tấn) trị giá(triệu USD) Thị Trường Tháng 9/08 % so 8/2008 % so T9/2008 9 Tháng 2008 % so 9T/2007 Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Tổng 56,21 64,70 -35,14 -16,50 -66,40 -28,31 2.000 1.450 34,25 100,55 Trung Quốc 22,02 25,00 -66,36 -55,11 -64,47 -16,39 -638,57 502,14 -26,55 22,00 Nga 19,98 21,78 288,11 266,28 8.898 16.820 409,81 285,10 564,83 836,40 Ucraina 243,35 157,12 33.604 58.780 Nhật Bản 10,23 11,59 66,88 93,68 10.302 3.604 178,85 134,94 147,64 288,31 Malaysia 138,01 102,00 -60,12 -43,500 Hàn Quốc 5,05 5,56 67,78 64,79 67,90 56,78 36,87 154,91 Thổ Nhĩ Kỳ 0,92 0,77 -82,05 -76,78 -78,19 -52,57 Qua bảng biểu và biểu đồ ở trên ta thấy được tình hình diễn biến cụ thể trên thị trường nguyên vật liệu đầu vào sản xuất thép,giá nguyên vật liệu đầu vào tăng liên tục nó đẩy giá thành sản phẩm thép lên cao trong khi đó cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra làm cho khả năng thanh toán của người tiêu dùng giảm lên nhu cầu sử dụng sản phẩm thép phục vụ cho xây dựng của người tiêu dùng cũng giảm nó là nguyên nhân chính gây khó khăn trong hoạt động tiêu thụ của tất cả các công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm thép trên thị trường nội địa nói chung và công ty TNHH Công Nghiệp Quang Minh nói riêng. Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới hoạt động của công ty TNHH CN Quang Minh. Chúng ta cũng biết môi trường kinh doanh tác động manh mẽ tới sự phát triển của một doanh nghiệp,nó mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh đồng thời cũng nhiều khó khăn và thách thức. Cơ hội Khi Việt Nam ra nhập các tổ chức của khu vực và thế giới đã tạo cho các doanh nghiệp của chúng ta nhiều cơ hội kinh doanh.Với công ty TNHH CN Quang Minh thì đây là một điều kiện thuận lợi giúp cho công ty hoàn thành được chiến lược mở rộng thị trường sang các nước thuộc khu vực ASEAN như: Được hưởng các chính sách ưu đãi về xuất nhập khẩu. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có cơ hội tiếp cận với vùng nguyên liệu của khu vực tạo ra tính chủ động trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu,đảm bảo được hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Nắm bắt được thông tin thị trường,tiếp cận được công nghệ sản xuất hiện đại và tiếp cận được nhiều nguồn vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty... Thách thức Cùng với quá trình hội nhập của đất nước,đặc biệt là sau khi ra nhập WTO với cam kết mở rộng thị trường,công ty cũng như các công ty thuộc cùng lĩnh vực trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty nước ngoài.Đặc điểm của các công ty này đó là vốn mạnh,có khả năng quản lý tốt,có được các công nghệ sản xuất hiện đại.... Sự suy thoái của nền kinh tế ,đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đang ảnh hưởng rất lớn đến công ty.Đó là giá nguyên vật liệu cao,nó đẩy giá thành thành phẩm lên cao.khiến cho lượng tiêu thụ của công ty bị suy giảm. Các chính sách của nhà nước Chính sách thuế và ưu đãi thuế của Việt Nam chưa ổn định,trong khi đó công ty lại phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước các nước trong khu vực,Khi nước ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới thì vấn đề thuế là vấn đề được rất quan tâm khi tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu,Công ty luôn phải nghe ngóng tình hình khi nhập khẩu một mặt hàng nào đó. Mặc dù công ty lĩnh vực chủ yếu là sản xuất,có kho tàng bến bãi tập kết và có đủ điều kiện sử lý phế liệu đảm bảo đầy đủ các điều kiện của điều 43 Luật bảo vệ môi trường,song vẫn bị gặp khó khăn khi thực hiện với điều luật này. Thông thường khi công nhập khẩu song nguồn nguyên liệu,nguyên liệu sẽ được tập trung ở kho của nhà máy để trực tiếp phục vụ sản xuất,và bán các sản phẩm ở khu vực Hà Nội khi các sản phẩm này đến các kho ở các tỉnh lân cận và chuyển vào khu vực miền Nam và khu vực miền trung được vận chuyển bằng đường thủy và đường bộ chi phí vận chuyển khá lớn,nó đẩy giá thành sản phẩm lên cao,khiến cho khả năng tiêu thụ giảm xuống.Vì vậy các chính sách của Nhà nước về phát triển cơ sở hạ tầng,hoàn thiện đường xá giao thông cũng có ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ của công ty.Nó cũng tác động tới chính sách giá cả qua đó ảnh hưởng gián tiếp tới việc tiêu thụ của công ty. Tình hình về tài chính Mặt hàng sắt thép với đặc thù trọng lượng lớn,tổng giá trị của một hợp đồng lên tới khoảng vài trăm ngàn đô la mỹ.Với phương án kinh doanh 20% vốn tự có và 80%vốn vay ngân hàng của công ty,khi các ngân hàng cho công ty vay vốn,các ngân hàng yêu cầu có tài sản thế chấp khi vay vốn khi thị trường kinh doanh tốt ,số lượng đơn đạt hàng nhiều ,công ty sẽ gặp khó khăn khi vay vốn để mua nguyên vật liệu đầu vào tiến hành sản xuất sản phẩm cung cấp cho thị trường,nó ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của công ty đồng thời khiến cho lượng khách hàng trung thành của công ty sẽ giảm đi,họ mất lòng tin vào công ty. Có nhiều đơn hàng có giá trị lớn không phải khách hàng nào cũng có khả năng thanh toán ngay cho công ty mà thường là chả chậm trong vòng một tháng hoặc dài hơn trong khi đó nợ ngân hàng công ty phải trả lãi gây khó khăn trong việc quay vòng vốn ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty. Vốn là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với tất cả các công ty, nó là điều kiện thiết yếu để doanh nghiệp có thể hoạt động bình thường. Ở Công ty TNHH Công nghiệp Quang Minh nguồn vốn chủ yếu là vốn chủ sở hữu nên nhiều lúc trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu vốn Công ty sử dụng là vốn vay Ngân hàng. Trong những năm gần đây với sự xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức tín dụng ngân hàng Công ty có nhiều sự lựa chọn cho việc vay vốn, nhưng để có thể tiếp cận với các nguồn vốn vay của ngân hàng thì công ty luôn phải giữ chữ tín trong việc thanh toán và hoàn trả vốn vay. Tuy nhiên trong thực tế, thời gian gần đây Công ty nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đều gặp phải những khó khăn về vốn, nhất là những tháng đầu năm 2008, đây thực sự là thời kì khó khăn, giá nguyên vật liêu liên tục tăng, đồng Đô la mất giá, nhập khẩu có lợi, nhưng lạm phát trong nước lại đe doa nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh. Hầu hết các ngân hàng đều khan hiếm tiền Việt, cùng với chính sách thu hút nội tệ để kiềm chế lạm phát của ngân hàng Nhà nước, nguồn vốn vay kinh doanh lần lượt bị chì hoãn giải ngân, lãi xuất tiền đồng lên cao chóng mặt, vì vậy những dự án trước đây đang cần vốn thì không có, những dự án đang thực hiện có nguy cơ lỗ nặng. điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh nhập khẩu của Công ty vì vậy ban lãnh đạo của công ty TNNHH Công Nhiệp Quang Minh đã đề ra các giải pháp cho vấn đề này là: Ngoài nguồn vốn vay của ngân hàng Công ty cần đa dạng các khoản vay như huy động vốn thông qua việc bạn hàng cung cấp các khoản tín dụng trả chậm cho Công ty. Tuy nhiên thì vấn đề cấp thiết được đặt ra ở đây chính là việc làm thế nào để sử dụng những nguồn vốn đã vay một cách có hiệu quả: +Trong công tác tài chính phải đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu tài chính, tăng cường việc kiểm tra sử dụng vốn và các quy định về quản lý tài chính. +Phân bổ cơ cấu hợp lý trong kinh doanh đảm bảo nguyên tắc cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định là 8/2 ưu tiên sử dụng vốn lưu động vào khai thác nguồn hàng có tốc độ vòng quay lớn. +Luôn có các biện pháp giảm chi phí hợp lý. Làm dứt điểm từng khâu trong quy trình nhập khẩu, tiết kiệm tối đa và làm có hiệu quả ngay từ lần đầu tránh sửa chữa, sai sót, nếu có sai sót thì nhanh chóng khắc phục hạn chế tối đa thiệt hại +Luôn có các biện pháp tích cực đôn đốc thu hồi công nợ nắm bắt khả năng thanh toán của khách hàng để tránh thất thoát và chiếm dụng vốn, đồng thời nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất, hạn chế hàng hỏng, kém chất lượng, lập kế hoạch sản xuất phải theo sát nhu cầu của thị trường, đảm bảo khối lượng hàng tồn kho đúng hạn mức. Đặc điểm về nguần nhân lực của công ty. Đội ngũ cán bộ có một vai trò quyết định đến sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.ý thức được tầm quan trọng ban lãnh đạo của công ty rất quan tâm đến vấn đề quản lý lao động. Với đặc điểm là công ty hoạt động trên cả hai lĩnh vực lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực kinh doanh thương mại,hoạt động sản xuất là hoạt động chính của công ty,nó chiếm tỷ trọng khoảng 70% doanh số toàn công ty. Nguần nhân lực được phân chia rõ ràng giữa sản xuất và kinh doanh bộ phận sản xuất luôn phải đảm bảo được sản xuất sản phẩm kịp thời đáp ứng được yêu cầu của thị trường.Việc tiêu thụ sản phẩm của công ty được thông qua phó giám đốc phụ trách kinh doanh và chiụ sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Phó giám đốc phụ trách kinh doanh kết hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng để thúc đẩy hiệu quả tiêu thụ của công ty. Tất cả cán bộ chủ chốt của công ty đều có trình độ đại học có kinh nghiệm nâu năm trong lĩnh vực kinh doanh sắt thép và điều hành công việc luôn có những quyết định sáng suốt trong việc đưa ra chiến lược kinh doanh,các biện pháp hướng đi cụ thể sao cho có hiệu quả nhất cho công ty,nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn .Mặt khác các nhân viên của công ty là những người có trìh độ có kinh nghiệm,nhiệt tình ham học hỏi trong công việc lên trong quá trình làm việc gặp rất nhiều thuận lợi ,có khả năng xử lý tốt công việc chuyên môn.Chất lượng lao động cao là tiền đề cho việc ra các quyết định kinh doanh đúng đắn ,đem lại hiệu quả cao trong công việc đặc biệt là trong chiến lược tiêu thụ sản phẩm . II. Thực trạng hoạt động tiêu thụ thép tại công ty TNNHH Công Nghiệp Quang Minh trên thị trường nội địa. Kết quả hoạt động tiêu thụ thép trên thị trường nội địa Kết quả hoạt động tiêu thụ theo nhóm sản phẩm Mặt hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) ống mạ 1.132 2 3.246 4% 1.344 3% 4.253 4% 2.245 2% ống đen 17.406 28% 19.234 23% 12.234 23% 23.467 22% 19.567 21% ống tròn 15.346 25% 17.547 21% 12.357 23% 19.455 18% 18.354 19% ống hình chữ nhật 9.543 15% 12.432 15% 8.105 15% 15.113 14% 14.245 15% ống hình vuông 8.245 13% 12.345 15% 7.231 14% 12.344 12% 12.121 13% ống đúc 3.135 5% 7.234 9% 4.257 8% 9.234 9% 7.367 8% Thép lá (cuộn) 4.347 7% 5.756 7% 3.212 6% 6.322 6% 5.455 6% Thép tấm 3.344 5% 4.677 6% 1.345 3% 5.231 5% 5.677 6% Phế liệu - - 1.342 3% 2.561 2% 2.233 2% Phôi thép - - 1.233 2% 7.674 7% 6.574 7% ống nối cho ống dẫn - - 1.126 1% 1.102 1% Tổng cộng 62.498 100% 82.471 100% 52.660 100% 106.780 100% 94.940 100% Bảng 9 Cơ cấu doanh thu theo nhóm sản phẩm giai đoạn 2004 – 2008 Năm 2004 mặt hàng ống đen và mặt hàng ống tròn là hai loại mặt hàng tiêu thụ tốt nhất của công ty,mặt hàng ống đen tiêu thụ đạt 17.406 triệu đồng chiếm 28% tỷ trọng,mặt hàng ống tròn có mức tiêu thụ thấp hơn một chút đạt 15.346 triệu đồngchiếm tỷ trọng là 25%.Trong khi đó mặt hàng ống mạ là mặt hàng có tỷ trọng thấp nhất chỉ đạt 2% với mức doanh thu là 1.132 triệu đồng. Sang tới năm 2005 do có sự đầu tư đúng đắn của ban lãnh đạo công ty tình hình kinh doanh của công ty đã có sự thay đổi rõ dệt so với năm 2004 tất cả các mặt hàng của công ty đều có mức tiêu thụ tốt so với năm trước hai mặt hàng chủ lực của công ty vẫn là ống đen và ống tròn,năm nay đạt 19.234 triệu đồng chiếm tỷ trọng 23% mặt hàng ống tròn đạt mức doanh thu là 17.547 triệu đồng chiếm 21% tỷ trọng.Mặc dù mức tỷ trọng mà hai mặt hàng này chiếm đã giảm so với năm trước nhưng nó lại lý giải cho việc tăng doanh thu và tỷ trọng của các mặt hàng khác. Năm 2006 do gặp phải một số khó khăn nhất định trong khâu nhập khẩu nguyên vật liệu,trong quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ sản phẩm.Mức tiêu thụ của công ty trong năm nay đã có sự giảm sút đáng kể so với năm trước,hầu như tất cả các loai mặt hàng của công ty có mức tiêu thụ giảm cụ thể mức tiêu thụ giảm nhiều nhất đó là sản phẩm ống đen giảm 7.000 triệu đồng,ống vuông 5.201 triệu đồng,ống tròn là 5.190 triệu đồng ống hình chữ nhật giảm 4.327 triệu đồng,các loại mặt hàng khác của công ty có sự biến động theo su hướng giảm và nó chính là nguyên nhân khiến tổng mức doanh thu của công ty năm 2006 giảm sút đáng kể so với năm 2005. Bước sang năm 2007 do chủ động được vùng nguyên vật liệu đầu vào đảm bảo cho quá trình sản xuất,có kế hoạch sản xuất hợp lý ,công ty rút được kinh nghiệm khắc phục được những khó khăn thiếu sót của năm 2006 và công ty đã thiết lập cho mình một hệ thống kênh phân phối vững chắc,khách hàng của công ty nằm trải rộng khắp ba miền Bắc,Trung,Nam,ban lãnh đạo của công ty luôn sát sao kiểm tra và có các biện pháp thúc đẩy các thành viên trong kênh làm việc hiệu quả khiến cho mức tiêu thụ của tất cả các loại mặt hàng của công ty đã tăng,có những loại mặt hàng doanh thu đã tăng gấp đôi so với năm trước như ống đúc,ống hình vuông,ống hình chữ nhật,thép tấm,thép lá cuộn,thép tấm,ống đen và ống tròn vẫn là hai mặt hàng có doanh thu cao nhất và nó vẫn chiếm tỵ trọng cao trong số các mặt hàng mà công ty tiêu thụ cụ thể mặt hàng ống đen là 23.467 triệu đồng chiếm 22% tỷ trọng,mặt hàng ống tròn chiếm tỷ trọng là 18% với mức doanh thu 19.455 triệu đồng.Năm 2007 là năm làm ăn thành công nhất của công ty TNNHH Công Nghiệp Quang Minh. Trong năm 2008,là năm mà công ty chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường kinh doanh,từ cuộc khủng hoảng kinh tế của thế giới,lạm phát tăng cao,giá cả của trên thị trường quốc tế luôn biến động,mức độ cạnh tranh gay gắt hơn giữa các đơn vị cùng nghành trong và ngoài nước.......giá cả nguyên vật liệu đầu vào luôn tăng cao,nó đẩy giá thành sản phẩm lên cao trong khi đó trước khó khăn chung của nền kinh tế thì nhu cầu sử dụng thép của người tiêu dùng đã giảm so với năm trước.Xác định được những khó khăn chung của nền kinh tế,ban lãnh đạo công ty và các phòng ban chức năng của công ty đã phối hợp nhịp nhàng với nhau để cùng vượt qua những khó khăn,ban lãnh đạo đã cử phó giám đốc phụ trách kinh doanh cung phòng kinh doanh liên tục tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu giá rẻ để đảm bảo cho quá trình sản xuất và phòng kinh doanh phải trực tiếp đi giám sát và đôn đốc các thành viên trong kênh của mình,và liên tục tìm các bạn hàng mới cho công ty.Năm vừa qua nên kinh tế có gặp khó khăn nhưng với công ty TNHH Công Nghiệp Quang Minh làm ăn vẫn có doanh thu cao,mặc dù có giảm so với năm trước nhưng đảm bảo được kế hoạch đề ra của ban lãnh đạo.Cụ thể ống tròn đạt 18.354 triệu đồng nó chỉ giảm so với năm trước 1.101triệu đồng chiếm tỷ trọng 19% ống đen đạt 19.567 triệu đồng chiếm 21%,ống hình chữ nhật chiếm 15% tỷ trọng,ống hình chữ nhật chiếm 13% tỷ trọng còn cácmặt hàng khác tuy doanh thu có giảm so với năm trước nhưng nó vẫn đảm bảo mức doanh thu mà công ty đã đề ra. Thị Trường Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Miền Bắc 46.498 74.4 57.73 70 34.935 66.34 62.733 58.75 50.622 53.32 Miền Trung 7.25 11.6 11.17 13.544 8.141 15.46 19.274 18.05 21.418 22.56 Miền Nam 8.75 14 13.571 16.456 9.584 18.2 24.773 23.2 22.9 24.12 Tổng cộng 62.498 100 82.471 100 52.660 100 106.780 100 94.940 100 Kết quả hoạt động tiêu thụ theo khu vực thị trường. Trong nhưng năm đầu khi mà tiềm lực của công ty chưa mạnh,và nhà máy của công ty đặt ở khu vực miền bắc ban lãnh đạo công ty đã đề ra kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tập trung ở khu vực miền Bắc nhằm bao phủ thị trường còn thị trường miền Nam và thị trường miền Trung do ở xa lên chi phí vận chuyển lớn,chi phí thâm nhập vào hai thị trường này sẽ lớn lên công ty chưa thực sự phát triển vào hai thị trường này.Cụ thể năm 2004 chiếm 74.4% tỷ trọng và là thị trường mang lại mức daonh thu cao nhất cho công ty,thị trường này đạt 46.498 triệu đồng,thị trường miền trung chiếm 11.6%tỷ trọng và đem lại 7.25 triệu đồng doanh thu cho công ty,mức doanh thu của thị trường miền Nam là 8.75 triệu đồng chiếm 14% tỷ trọng. Sau tám đi vào hoạt động đến nay là bước sang năm thứ chín thì tỷ trọng giữa ba miền Bắc,Trung,Nam đã có sự thay đổi rõ dệt từ chỗ 74.4% tỷ trọng ở khu vực miền Bắc năm 2004 giảm xuống còn 53.32% năm 2008,mức giảm này không phải là công ty đã bị mất thị phần ở miền Bắc mà là nó giải thích cho sự phát triển mạnh mẽ của công ty,công ty đã xây dựng chiến lược thâm nhập vào hai khu vực thị trường miền Trung và miền Nam công ty quan tâm rất nhiều đến những thị trường tiềm năng của hai khu vực này,tỷ trọng hai khu vực này liên tục tăng năm 2004 thị trường miền trung chiếm 11.6% đến năm 2008 nó đã tăng gấp đôi cụ thể là 22.56%,thị trường miền Nam chiếm 24.12% tỷ trọng,kế hoạch của công ty trong những năm tới đó là tiếp tục thâm nhập vào hai thị trương miền Nam và miền Trung nhăm bao phủ hết thị trường nội địa lên cơ cấu tỷ trọng giữa ba miền sẽ tiếp tục có sự thay đổi. BIỂU ĐỒ TỈ LỆ DOANH THU 2. Thực trạng công tác tiêu thụ thép tại công ty TNHH Công Nghiệp Quang Minh trên thị trường nội địa. Sự cần thiết phát triển hoạt động tiêu thụ thép trên thị trường nội địa Khi mới thành lập trên thị trường nội địa công ty chỉ tập trung phát triển ở thị trường miền Bắc,đến năm 2004 thì công ty đã có những bước tiến rõ dệt trong việc phát triển sang hai khu vực thị trường miền Nam và miền Trung,đến năm 2008 thì cơ cấu thị trường ở ba miền đã có sự thay đổi lớn và doanh thu ở hai khu vực thị trường miền Nam và miền Trung liên tục tăng trong khi ban lãnh đạo công ty chưa dồn hết lưc vào việc phát triển hai khu vực thị trường này,như vậy tiềm năng phát triển trên thị trường này là rất lớn hay nói cách khách là cầu về thép trên thị trường nội địa là rất hấp dẫn. Đảng và nhà nước lại có các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng để bắt kịp cùng với xu hướng phát triển nền kinh tế luôn kêu gọi và khuyến khích tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư và phát triển vào việt nam vì vậy trong thời gian qua các công trình xây dựng lớn đã xuất hiện rất nhiều và trong tương lai thì số lượng công trình này còn xuất hiện nhiều hơn nữa mặt khác thu nhập và đời sống của người dân Việt Nam đang tăng liên tục nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng xuất hiện ngày một nhiều chính vì vậy mà tạo lên một nhu cầu lớn về sản phẩm thép trong tương lai trên thị trường nội địa. Như vậy nhu cầu sử dụng thép trên thị trường Việt Nam là rất lớn tạo lên thị trường thép nội địa trở lên hấp dẫn hơn bao hết.Chính vì vậy công ty cần phải tập trung nhân lực,vật lực để phát triển hoạt động tiêu thụ trên thị trường nội địa nhằm khai thác tốt thị trường đảm bảo được hiệu quả kinh doanh. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường Thị trường là yếu tố hàng đầu,nắm giữ vai trò đối với sự tồn tại và phát triển của công ty,vì vậy việc nghiên cứu thị trường một cách thận trọng và có biện pháp cụ thể đúng đắn giúp cho công ty tránh được nhiều rủi ro.Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường công ty TNNHH Công Nghiệp Quang Minh đã tập trung nghiên cứu thị trường một cách hiệu quả và đảm bảo chất lượng thông tin. Công ty TNHH Công nghiệp Quang Minh đã tiến hành nghiên cứu thị trường theo hai phương pháp: nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường. Với phương pháp nghiên cứu tại bàn công ty khai thác và tập hợp thông tin chủ yếu từ: + Các tài liệu dự trữ những hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trước đó. + Từ những phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, vô tuyến, tạp chí, từ mạng Internet. Với những thị trường ở xa công ty cử cán bộ chuyên trách của công ty đi khảo tình hình thực tế.Trong giai đoạn này khi mà công ty tiếp tục phát triển thị trường ở miền Nam và miền Trung thì việc nghiên cứu thị trường trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ trên thị trường nội địa rất quan trong đối với công ty khi mà nền kinh tế đang khủng hoảng,nó ảnh hưởng tới chiến lược phát triển của công ty và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu thị trường trong nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2652.doc
Tài liệu liên quan