Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG 3

1.1. Thông tin chung về công ty: 3

1.2. Quá trình ra đời và phát triển của công ty 4

1.2.1 Giai đoạn trước cổ phần 4

1.2.2 Giai đoạn thực hiện cổ phần hoá. 6

1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 7

1.4 Đặc điểm của công ty 11

1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty: 11

1.4.2 Đặc điểm về lao động trong công ty: 15

1.4.3 Đặc điểm về Tài sản, Nguồn vốn và một số chỉ tiêu tài chính của công ty: 17

1.4.3.1 Tài sản 17

1.4.3.2 Nguồn vốn 18

 1.4.3.3 Một số chỉ tiêu tài chính của công ty 19

1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2008 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TIÊU THỤ XI MĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG 24

2.1. Quy trình tiêu thụ xi măng 24

2.1.1 Phương thức tiêu thụ xi măng của công ty : 24

2.1.2 Sơ đồ hệ thống kinh doanh của công ty: 27

2.1.3 Các quy định về chính sách giá cả: 30

2.2 .Tình hình tiêu thụ xi măng của công ty: 31

2.2.1 Tình hình tiêu thụ theo sản lượng: 31

2.2.2 Tình hình tiêu thụ theo thị trường. 35

2.2.3 Tình hình tiêu thụ xi măng theo các đơn vị sản xuất: 41

2.2.4 Tình hình tiêu thụ xi măng theo đơn vị thành viên: 43

2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ xi măng 44

2.3.1 Chính sách giá cả 44

2.3.2 Mạng lưới tiêu thụ xi măng của công ty. 46

2.3.3 Đội ngũ nhân viên bán hàng 47

2.3.4 Tính cạnh tranh gay gắt trên thị trường xi măng hiện nay. 48

2.4 Đánh giá tình hình tiêu thụ xi măng cuả công ty. 49

2.4.1 Ưu điểm trong công tác tiêu thụ của công ty. 49

2.4.2 Những mặt còn tồn tại, nguyên nhân 51

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ XI MĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG 53

3.1 Định hướng phát triển toàn ngành và mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tới 53

3.1.1 Định hướng phát triển của toàn ngành trong những năm tới 53

3.1.2 Chiến lược phát triển của công ty cổ phần thương mại xi măng trong những năm tới 55

3.2. Biện pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng 57

3.2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 58

3.2.2 Đào tào, tuyển dụng và nâng cao trình độ của lực lượng bán 59

3.2.3 Tăng cường kiểm tra, giám sát nhân viên ở các cửa hàng, đại lý của công ty. 61

3.2.4 Tăng cường hoạt động hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ xi măng và tăng cường quảng cáo. 62

3.3 Kiến nghị đối với Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam và Nhà nước. 63

3.3.1 Kiến nghị đối với tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam 64

3.3.2 Kiến nghị đối với Nhà Nước. 65

KẾT LUẬN 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2913 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạng tháng 8, tổ 15 Phường Phú Xá Thành phố Thái Nguyên. Công ty tổ chức tiêu thụ xi măng qua các cửa hàng và các đại lý. Hiện nay chi nhánh Thái Nguyên quản lí địa bàn 2 tỉnh là Bắc Cạn và Cao Bằng. - Văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc Địa chỉ: số 357 Mê Linh phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc - Văn phòng đại diện tại Phú Thọ. Địa chỉ: số 2446 đại lộ Hùng Vương, phường Vân Cơ, Thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ - Văn phòng đại diện tại Lào Cai. Địa chỉ: số 179 Nhạc Sơn, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - Văn phòng đại diện tại Yên Bái. b. Phòng tiêu thụ xi măng: Hiện nay phòng tiêu thụ xi măng quản lý 100 cửa hàng và đại lý ở Hà Nội + Do số lượng các cửa hàng và đại ký trên địa bàn Hà Nội nhiều nên vai trò của chúng là rất quan trọng trong việc quản lý, điều tiết xi măng và bình ổn giá xi măng trên thị trường, quản lý và dự trữ xi măng, quản lý chất lượng cũng như giá xi măng bán lẻ cuối cùng. Có thể nói, các cửa hàng là bộ phận quan trọng giúp Công ty có thể nắm được chính xác và kịp thời các diễn biến tình hình tiêu thụ xi măng trên thị trường, từ đó giúp công ty có những điều chỉnh phù hợp. + Các cửa hàng của Công ty: Đây là các cửa hàng của công ty mở ra và giao cho cán bộ nhân viên của chính công ty quản lý. Cơ sở vật chất thiết bị do Công ty đầu tư và nhân viên của cửa hàng trực tiếp tham gia tiêu thụ xi măng. + Các của hàng đại lý xi măng của công ty: Để có thể kinh doanh các sản phẩm xi măng cuả công ty, thì các chủ cửa hàng đại lý bên cạnh việc phải tự mình bỏ vốn đầu tư cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị thì cũng phải có những tiêu chuần nhất định như: vị trí kinh doanh tốt, có khả năng và năng lực về tài chính, có uy tín,……Sau khi kí kết các hợp đồng, thì công ty sẽ vận chuyển và bàn giao xi măng cho các cửa hàng. Và các cửa hàng này phải bán xi măng theo giá mà công ty đã quy định. Sau khi cửa hàng đã bán hết lượng xi măng thì cửa hàng sẽ nhận được 1 khoản hoa hồng . Hiện nay công ty đã có 1 mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trên 14 tỉnh thành phía Bắc. Tuy nhiên sự phân bố các cửa hàng này ko đồng đều mà chủ yếu tập trung ở Hà Nội, thị trường kinh doanh chủ yếu của công ty. Ta có bảng thể hiện số lượng cửa hàng cũng như các đai lý của công ty: Bảng 2.1: Hệ thống các của hàng và đại lý của CTCPTMXM STT Địa bàn Tổng Đại lý Cửa hàng 1 TP Hà Nội 100 26 74 2 CN Thái Nguyên 20 14 6 Tại các văn Phòng đại diện của công ty tại 4 tỉnh là Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai và Yên Bái thì có các nhà phân phối cấp 2. c. Khách hàng của công ty: Hiện nay khách hàng của công ty bao gồm: - Khách hàng mua lẻ xi măng với số lượng ít: Với khách hàng này khi đến mua xi măng tại các cửa hàng bán xi măng của công ty sẽ được mua xi măng đúng với giá mà công ty đã quy định, phương tiện vận chuyển do chính khách hàng chủ động. - Khách hàng đặt mua với số lượng lớn: Khách hàng đặt mua xi măng với số lượng lớn tại công ty như: các công ty xây dựng, các nhà thầu xây dựng,…sẽ mua xi măng với số lượng lớn. Khi khách mua hàng với đơn đặt hàng với số lượng lớn sẽ được được giảm giá chiết khấu, giảm giá cước phí vận chuyển cũng như các khuyến mãi bằng tiền cũng như hiện vật. Nhận xét: Qua sơ đồ hệ thống kinh doanh cũng như mật độ cũng như quy mô của các cửa hàng và đại lý phân phối xi măng của công ty ta rút ra những nhận xét sau: + Hệ thống kinh doanh của Công ty được phân thành các cấp rất rõ ràng như sau: Công ty ( với vai trò là nhà phân phối cáp 1) rồi đến các đại lý ( nhà phân phối cấp 2) sau đó đến người tiêu dùng . Có thể nhận thấy một điểu rằng khi mua xi măng với số lượng lớn thì khi mua trực tiếp ở nhà phân phối cấp 1( hay trực tiếp từ công ty) thì giá cả sẽ giảm hơn rất nhiều khi mua qua các nhà phân phối cấp 2,... + Hệ thống các của hàng của công ty hiện nay đã và đang kinh doanh có hiệu quả và cần được hoàn thiện hơn nữa. 2.1.3 Các quy định về chính sách giá cả: Hiện nay, giá cả xi măng là một trong những vấn đề then chốt ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ xi măng cũng như kết quả kinh doanh của công ty. Hiện nay thị trường xi măng không còn độc quyển như trước kia nữa, đã xuất hiện thêm những nhà máy xi măng lò đứng của các địa phương tự đứng ra sản xuất cũng như các nhà máy xi măng liên doanh. Mà chất lượng xi măng của các nhà máy này cũng không thua kém chất lượng của các nhà máy xi măng của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam. Chính vì thế giá cả chính là một trong những yếu tố quan trọng đến việc người tiêu dùng chọn mua loại xi măng này hay loại xi măng kia. Hiện nay mục tiêu của công ty là tối thiểu hóa các chi phi để xi măng đến tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý nhất, vì thế công ty phải tối thiểu hóa chi phí lưu thông và chi phí lưu kho. Chính những loại chi phí này nó làm tăng giá của xi măng, làm giảm tính cạnh tranh cuả công ty trên thị trường xi măng. Hiện nay Công ty luôn giữ một lượng hàng tồn kho nhất định theo quy định của Tổng công ty công Nghiệp xi măng Việt Nam. Như vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng trong cơ cấu giá thành của sản phẩm có 2 chi phí sẽ làm giá xi măng tăng lên đó chính là chi phí vận chuyển- bốc xếp và chi phí lưu kho. Giá bán xi măng của Công ty = Giá vốn + Giá cước vận chuyển+ bốc xếp + chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp Trong đó: - Giá vốn: Nó được thể hiện trong các hợp đồng mà công ty kí kết với các nhà máy sản xuất xi măng. - Giá cước vận chuyển- bốc xếp : Trong thời kì hiện nay, giá cước vận chuyển có ảnh hưởng rất lớn đến giá xi măng khi đến tay người tiêu dùng.. Chi phí bao gồm toàn bộ chi phí từ khi nhận xi măng tại các đầu mối rồi vận chuyển đến tay người tiêu dùng. - Chi phí chung: Bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lưu kho,.. Hiện nay, việc xây dựng chính sách giá như thế nào là 1 vấn đề then chốt của công ty, một mặt công ty phải có một mức giá đủ khả năng cạnh tranh với các loại xi măng liên doanh cũng như xi măng lò đứng đang xuất hiện tràn lan trên thị trường, mặt khác mức giá này còn phải đảm bảo lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh xây dựng mức giá bán hợp lý cho xi măng thì công ty còn các chính sách hỗ trợ tùy thuộc vào từng thời điểm như có thể tăng chi phí bán hàng hoặc khuyến mãi các đại lý để tăng khả năng tiêu thụ xi măng. Sau khi cổ phần hóa thì nhiệm vụ của công ty hiện nay chính là lợi nhuận và cổ tức hàng năm cho các cổ đông thì vẫn còn nhiệm vụ bình ổn thị trường để thực hiện nhiệm vụ của Tổng công ty mà nhà nước giao cho. 2.2 .Tình hình tiêu thụ xi măng của công ty: 2.2.1 Tình hình tiêu thụ theo sản lượng: Công ty cổ phần thương mại xi măng là một thành viên cuả Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam với trách nhiệm chính là bình ổn giá xi măng tại thị trường miền Bắc cũng như tiêu thụ xi măng cho các công ty thành viên. Hằng năm công ty nhận kế hoạch định hướng sản lượng xi măng từ Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam giao xuống rồi cân đối và triển khai kế hoạch tổ chức tiêu thụ. Kế hoạch này do tổng công ty xem xét và đánh giá trên cơ sở nghiên cứu thị trường cũng như các biến động đến cung cầu . Công ty kí kết các hợp đồng với các công ty sản xuất xi măng của tổng công ty căn cứ mức tiêu thụ của các loại xi măng. Các hợp đồng naỳ bao gồm các điều khoản về: sản lượng, chủng loại cũng như các phương thức giao nhận, phương thức chuyển tiền, thời hạn giao nhận, cũng như các điều khoản nếu các bên vi phạm hợp đồng. Ta có bảng tình hình mua vào, bán của xi măng Bảng 2.2: Tình hình mua vào, và tiêu thụ xi măng theo sản lượng: ( Đơn vị: Tấn) Năm Mua vào Bán ra 2005 2.041.292 2.029.473 2006 1.629.652 1.637.820 2007 1.326.382 1.362.977 2008 1.213.260 1.228.550 ( Nguồn: phòng thị trường xi măng) Hình 2.2 Biểu đồ: Tình hình mua vào, tiêu thụ xi măng theo sản lượng Qua bảng và biểu đồ thể hiện tình hình tiêu thụ theo sản lượng. Ta có những nhận xét sau: Tình hình tiêu thụ xi măng của công ty hiện nay đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể năm 2005 đã tiêu thụ hết 2.029.473 tấn xi măng, nhưng đến năm 2006 đã giảm xuống 1.637.820 tấn ( giảm đi 391.653 tấn, tương ứng với mức giảm đi 19,29% so với năm 2005), năm 2007 lượng tiêu thụ chỉ đạt 1.362.977 ( giảm đi 274.843 tấn so với năm 2006, tương ứng với mức giảm 16,78% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì sản lượng xi măng tiêu thụ được chỉ còn có 1.228.550 tấn giảm 9,86% so với năm 2007. Tình hình tiêu thụ xi măng của công ty đang gặp khó khăng là do những nguyên nhân chính sau đây: Các nguyên nhân bên ngoài: Thứ nhất: Tính cạnh tranh gay gắt của thị trường thời kì hội nhập. Hiện nay xi măng không còn là mặt hàng độc quyền kinh doanh của nhà nước nữa, các thánh phần kinh tế khi có đủ điều kiện thì có thể tham gia sản xuất và kinh doanh xi măng: đó là các liên doanh trong nước cũng như liên doanh với nước ngoài, đó là các nhà máy xi măng lò đứng ở các địa phương. Các nhà máy liên doanh bên cạnh tiềm lực về vốn, công nghệ cũng như con người thì một yếu tố đó là sự canh tranh về giá cũng là một yếu tố mà làm cho công ty khó khăn trong tiêu thụ. Khi miếng bánh thị trường bị chia sẻ thì sản lượng tiêu thụ giảm cũng là một điều không quá bất ngờ. Thứ hai: Yếu tố thời tiết. Hiện nay, thời tiết luôn luôn có những thay đổi bất ngờ, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh của công ty. Đặc biệt là trận lụt lịch sử tại Hà Nội những ngày cuối tháng 10 đầu tháng 11 vừa rồi đã làm tình hình kinh doanh của công ty giảm sút nghiêm trọng. trong quý 4 năm 2008. Thứ ba: yếu tố như xăng dầu, giá cước vận tải đang leo thang từng ngày cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu thụ của công ty. Cước vận tải và xăng dầu tăng làm cho giá cả xi măng tăng theo. Thứ tư: Do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến. Khi mà cơn bão cuộc khủng hoảng kinh tế đã bắt đầu để lại những dấu vết cuả nó thì người dân thất nghiệp các nhiều, họ thiết chặt hơn trong chi tiêu thì nhu cầu về xây dựng trong giai đoạn này cũng đang giảm dần làm ảnh hưởng đến tiêu thụ của công ty. Thứ năm: quý I hằng năm lượng tiêu thụ xi măng của công ty thương thấp hơn rất nhiều so với quý IV của công ty: do quý I hằng năm lượng vốn của các dự án xây dựng chưa được duyệt nên việc giải ngân vốn cho các dự án thường bị chậm chạp, bên cạnh đó thời tiết của miền Bắc là mùa mưa nhiều, rét buốt và đợt nghỉ tết nguyên đán kéo dài cũng làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ xi măng trong quý I. Các nguyên nhân từ bên trong: Thứ nhất: Sau khi cổ phần hóa thì công ty cũng đang gặp một số khó khăn nhất định trong quá trình kinh doanh: như vốn, bộ máy tổ chức ,… Thứ hai: Sự phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường. Công ty quá chú tâm vào thị trường Hà Nội mà quên đi những thị trường khác cũng đầy tiềm năng khác. Chính vì sự phụ thuộc quá nhiều này mà khi có những biến động ở thị trường Hà Nội thì nó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất tình hình kinh doanh của toàn công ty. Thứ ba: Sự cạnh tranh ngay trong nội bộ của công ty, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà phân phối, đại lý với chính công ty. Bên cạnh đó chính là sự cạnh tranh giữa công ty và các đại lý, chi nhánh của chính nhà sản xuất xi măng. Thứ tư: Vẫn còn tư tưởng ỷ lại, không năng động trong công việc của một số lượng nhỏ cán bộ của công ty trong công việc, đây chính là những dư âm còn lại của cách làm việc khi còn được bao cấp của Nhà nước 2.2.2 Tình hình tiêu thụ theo thị trường. a. Thị trường xi măng Việt Nam: Xi măng là 1 trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất ở nước ta cùng với các ngành than, dệt đường sắt,…Ngày 25/12/1889 khởi công xây dựng nhà máy xi măng đầu tiên của Việt Nam tại Hải Phòng. Đến nay thì đã có nhiều công ty tham gia trực tiếp sản xuất xi măng trong cả nước: trong đó có 9 thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, 5 công ty liên doanh và hơn 50 công ty nhỏ và các trạm nghiền khác. Tuy nhiên sản lượng sản xuất trong những năm qua không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng xi măng. Bảng 2.3: Nhu cầu xi măng trong những năm gần đây ( Đơn vị: Tấn) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 SL 12,7 14,64 16,8 18,4 20 21,7 23,6 26,9 30,6 TT 13,62 16,48 20,5 24,38 26,5 28,2 32,1 35,8 39,1 NK 0,2 1,33 3,75 5,98 6,0 6,5 8,5 8,9 4,5 Trong những năm vừa qua ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10% đến 12%/ 1 năm. Vì thế chính phủ xác định xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế. Thị trường xi măng năm 2008 được thể hiện khá rõ nét qua bảng sau kết quả tiêu thụ xi măng năm 2008 Hình 2.3 Biểu đồ: Thị trường xi măng 3 miền năm 2008 (Nguồn: Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam) Tình hình thị trường XM năm 2008: Tiêu dùng XM của cả nước trong năm 2008 đạt 39,1 triệu tấn, tăng 7,7% so với năm 2007, tập trung trong 6 tháng đầu năm (17%) nhưng không tăng và giảm dần trong 6 tháng cuối năm, nguyên nhân: Sự khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế toàn cầu ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư chậm, lãi vay ngân hàng cao, thị trường bất động sản đóng băng. Thời tiết mưa bão và lũ lớn liên tục ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam; đặc biệt là trong Quý 3, 4 năm 2008. Hiện nay thị trường xi măng Việt Nam vẫn đang là cuộc tranh chấp thị phần của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam( VICEM) với các liên doanh và các nhà sản xuất xi măng khác. Thị phần trên thị trên thị trường xi măng Việt Nam trong 2 năm 2007 và 2008 Hình 2.4 Biểu đồ: Thị phần trên thị trường xi măng Việt Nam năm 2007, 2008 (Nguồn: TCT CN xi măng VN) Bảng 2.4 : Dự báo tổng mức tiêu thụ xi măng trong những năm tới Năm 2009 2010 2015 2020 Tốc độ tăng % 10 10 5- 8 2,5 – 3 Nhu cầu( triệu tấn) 44,20 48,60 63- 65 68- 70 Dự kiến sản lượng( triệu tấn) 47,60 49,80 62,80 Trong năm 2009 dự kiến sẽ cung cấp đủ xi măng cho thị trường và có khả năng sẽ xuất khẩu. Theo Bộ Xây dựng, năm 2009, dự kiến cả nước sẽ có 18 dự án xi măng hoàn thành xây lắp và đưa vào sản xuất với tổng công suất 20,47 triệu tấn. Như vậy đến hết năm 2009, tổng công suất các nhà máy xi măng đạt gần 60 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ xi măng khoảng 44 - 45,5 triệu tấn, tăng 10 - 11% so với năm 2008, nên Bộ Xây dựng dự báo, năng lực sản xuất xi măng trong nước đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, không còn hiện tượng thiếu về nguồn. Tuy nhiên, cũng như mọi năm, do việc phát triển các dự án xi măng mất cân đối nên thị trường phía Nam vẫn sẽ bị thiếu hụt. Tại khu vực miền Nam, tính đến nay chỉ có 4 nhà máy xi măng lò quay sản xuất từ nguyên liệu đá vôi, với tổng công suất 7,3 triệu tấn, khả năng sản xuất năm 2009 đạt 5,5 triệu tấn. Trong khi đó, theo thống kê 5 năm trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ xi măng phía Nam chiếm 38 - 40% nhu cầu cả nước. Năm 2009, nếu nhu cầu cả nước là 45 triệu tấn thì ở phía Nam khoảng 17,5 - 18 triệu tấn. Lượng còn thiếu khoảng 12 triệu tấn phải vận chuyển từ phía Bắc vào. Vận chuyển xi măng là giải pháp cấp bách song chi phí vận chuyển cao và không đồng đều khiến cho giá bán sẽ có biến động. Thực tế năm 2008, giá xi măng ở thị trường này leo thang chóng mặt bởi cung không đáp ứng cầu, nhiều đầu mối tiêu thụ tranh thủ găm hàng, nâng giá, buộc Chính phủ, Bộ Xây dựng phải chỉ đạo quyết liệt. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, Bộ Xây dựng đã yêu cầu các DN chủ động kế hoạch, phương tiện vận chuyển clinker và xi măng vào phía Nam ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm. Về lâu dài, để tăng nguồn cung, bảo đảm ổn định thị trường, Bộ đã yêu cầu chủ đầu tư 4 nhà máy xi măng là Hà Tiên 2, Holcim, An Phú và Minh Tâm (Bình Phước) đẩy nhanh tiến độ, đưa công trình vào hoạt động đúng kế hoạch. b. Thị trường xi măng của công ty Thị trường là 1 trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của 1 công ty. Chọn và chiếm lĩnh được thị trường đấy chính là mục tiêu của công ty. Hiện nay thị trường tiêu thụ xi măng của công ty được trải dài trên tỉnh thành. Đó là : Thủ đô Hà Nội ( bao gồm cả Hà Tây trước đây) , Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng. Hiện nay xi măng không còn là sản phẩm độc quyền của nhà nước nữa, chính vì thế tính cạnh tranh gay gắt giữa các công ty sản xuất xi măng của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam với các nhà máy xi măng liên doanh, và các nhà máy lò đứng của các địa phương tự sản xuất càng khiến công ty quyết tâm giữ vững và mở rộng thị trường hơn nữa. Bảng2.5: Tình hình tiêu thụ xi măng tại các thị trường của công ty theo sản lượng ( Đơn vị tính: Tấn) Thị trường Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Hà Nội Hà Tây Sơn La Nghệ An Hưng Yên Thái Nguyên Bắc Cạn Cao Bằng Vĩnh Phúc Phú Thọ Yên Bái Tuyên Quang Hà Giang Lào Cai 1.586.845,050 92.484.630 13.482,000 1.521,000 1.654,230 120.520,000 456,000 256,000 64.452,000 70.256,000 10.245,000 4.152,320 6.845,320 56.303,45 1.179.189,390 90.690,930 12.331,000 1.063,940 1.169,600 119.250,000 0 412,000 63.837,350 68.905,338 12.093,050 3.340,320 1.260,000 80.167,000 989.156,864 96.959,050 6.894,350 2.856,400 117.472,000 117.472,000 0 0 20.823,730 50.714,570 5.888,050 1.120,440 6.920,650 64.236,600 924.110,062 60.017,250 11.692,150 287.000 122.581,060 122.581,060 0 0 20.193,750 27.591,800 4.715,300 0 4.999,500 52.362,000 Tổng 2.029.473 1.637.820 1.362.997 1.228.550 (Nguồn: Phòng thị trường xi măng) Qua bảng tiêu thụ tính theo sản lượng tại các thị trường thì chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng tuy công ty thực hiện kinh doanh xi măng tại 14 tỉnh trên Miền Bắc nhưng thị trường chính của công ty chỉ tập trung vào 1 số thị trường lớn và có sức tiêu thụ lớn như : Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ,Lào Cai, và Hà Tây trước đây. Để có thể phân tích rõ hơn ta xem qua bảng tỉ trọng tiêu thụ tại các thị trường Bảng 2.6: Tỉ trọng tiêu thụ xi măng tại một số thị trường chính qua 4 năm ( Đơn vị: %) Thị trường Tỉ trọng tiêu thụ năm 2005 Tỉ trọng tiêu thụ năm 2006 Tỉ trọng tiêu thụ năm 2007 Tỉ trọng tiêu thụ 2008 Hà Nội 78.19 % 71.99 % 72.57 % 75.21 % Thái Nguyên 6 % 7,3 % 8,7 % 10% Phú Thọ 3.45% 4.2% 3.72% 2.35% Lào Cai 2.77% 4.9% 4.71% 4.26% Hà Tây 4.55% 5.53% 7.11% 4.88% Các tỉnh khác 5.04% 6.08% 3.2% 3.3% (Nguồn: Phòng Thị trường xi măng) Bảng 2.7: Thị phần của công ty tại các thị trường năm 2008 Thị trường Công ty Các nhà phân phối của công ty sản xuất XM liên doanh Xm lò đứng Hà Nội Vĩnh Phúc Lào Cai Yên Bái Phú Thọ Tuyên Quang Hà Giang Bắc Cạn Thái Nguyên Cao Bằng 38 18 42 17 21 17 23 14 42 11 18 27 18 30 26 24 25 18 18 13 24 28 22 27 27 23 21 9 22 10 20 27 28 26 26 36 31 59 28 66 ( Nguồn: Phòng thị trường xi măng) Nhận xét: Qua các bảng tình hình tiêu thụ, tỉ trọng tiêu thụ xi măng cũng như thị phần của công ty tại các thị trường ta có những nhận xét sau: Thứ nhất: Thị trường tiêu thụ xi măng của công ty chỉ tập trung vào thị trường miền Bắc mà chủ đạo chính là thị trường Hà Nội. Hà Nội với vị thế là Thủ đô của cả nước, là trung tâm văn hóa kinh tế chính trị của cả nước sẽ là một thị trường đầy tiềm năng không chỉ của công ty mà còn là mục tiêu hướng tới của các công ty kinh doanh khác. Thứ hai: Hiện nay công ty đã và đang quan tâm hơn đến hướng xuất khẩu xi măng ra thị trường nước ngoài. Quá trình tìm kiếm thị trường xuất khẩu đang được công ty quan tâm. Thứ ba: Thị phần của công ty tại thị trường chính Hà Nội, và 1 số thị trường chính khác như Lào Cai, Thái Nguyên vẫn đang chiếm tỉ trọng cao, tuy nhiên hiện nay nó đã và đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các các đại lý của nhà sản xuất cũng như xi măng liên doanh và xi măng lò đứng. Chính vì thế công ty phải giữ vững thị trường của mình, và tìm hướng kinh doanh sang những thị trường khác. 2.2.3 Tình hình tiêu thụ xi măng theo các đơn vị sản xuất: Hiện nay công ty cổ phần thương mại xi măng đang kí kết các hợp đồng mua bán và kinh doanh các sản phẩm xi măng của 6 công ty sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Đó là: Xi măng Hoàng Thạch Xi măng Hải Phòng Xi măng Bút Sơn Xi măng Tam Điệp Xi măng Bỉm Sơn Xi măng Hoàng Mai Các hợp đồng mua bán xi măng của công ty, một mặt dựa trên kế hoạch định hướng của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam phân bổ xuống, mặt khác dựa vào thị trường cũng như kế hoạch kinh doanh của công ty. Bảng 2.8: Tình hình mua vào, bán ra theo đơn vị sản xuất ( Đơn vị: Tấn) 2005 2006 2007 2008 Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra XM Hoàng Thạch 1.100.867 1.091.933 911.918 914.686 793.092 818.827 744.301 743.547 XM Bỉm Sơn 145.597 144.792 158.585 159.206 94.696 96.279 47.023 49.281 XM Bút Sơn 546.668 547.326 357.598 356.418 259.219 264.745 212.709 224.375 XM Hải Phòng 117.867 114.880 79.757 85.776 87.057 87.636 49.579 50.870 XM Hoàng Mai 92.412 92.696 50.629 50.443 53.598 55.272 22.219 23.441 XM Tam Điệp 37.881 37.625 71.164 71.287 38.720 40.218 137.429 137.035 XM Trắng ___ 221 ___ ____ ___ ___ ____ ____ Tổng cộng 2.041.292 2.029.473 1.629.652 1.637.820 1.326.382 1.362.977 1.213.260 1.228.550 (Nguồn: Phòng tiêu thụ xi măng) Qua bảng tình hình mua vào, bán ra xi măng của công ty trong những năm gần đây chúng ta có thể nhận ra là hiện nay số lượng mua vào bán ra của xi măng Hoàng Thạch và xi măng Bút Sơn chiếm tỉ trọng lớn trong kế hoạch mua vào hay bán ra của công ty. Đấy là do những lý do sau: Thứ nhất: Xi măng Hoàng Thạch và xi măng Bút Sơn là 2 nhà sản xuất xi măng gần thị trường kinh doanh chính của công ty đó là thị trường Hà Nội. Xi măng Hoàng Thạch cách 100km, trong khi đó xi măng Bút Sơn cách 60km. Chính vì sự thuận tiện trong khoảng cách này tạo điều kiện thuận lợi trong vận chuyển. Yếu tố này có tác động làm giá xi măng giảm đi đôi chút so với khi công ty mua xi măng ở các nhà máy xi măng khác. Thứ 2: Vận chuyển xi măng tại 2 nhà máy Hoàng Thạch và Bút Sơn đều có thể vận chuyển bằng 3 con đường: Đuờng bộ, đường săt và đường thủy. Đây là một lợi thế rất lớn trong quá trình vận chuyển xi măng, có thể đáp ứng 1 cách nhanh nhất nhu cầu của thị trường, đảm bảo cung luôn đủ cho cầu Thứ 3: Thị hiếu cuả người tiêu dùng xi măng. Người dân ở khu vực Hà Nội thì hiện nay ưa chuộng dùng xi măng Hoàng Thạch, Hải Phòng và Bút Sơn. Trong khi đó xi măng Bỉm sơn lại rất được ưa dùng ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Xi măng Hoàng Mai lại được dùng nhiều ở Nghệ An cũng như mấy tỉnh miền trung. Chính thị hiếu tiêu dùng này nó cũng quyết định rất nhiều đến sản lượng mua vào và bán ra của công ty Mặt khác, qua bảng tình hình mua vào, bán ra của đơn vị sản xuất ta có những nhận xét sau: Sản lượng mua vào qua các năm đang có xu hướng giảm. Năm 2005 là 2.041.292 tấn, năm 2006 là 1.629.652 tấn, năm 2007 là 1.326.382 tấn và đến năm 2008 chỉ còn 1.213.260 tấn, bên cạnh sản lượng mua vào giảm thì sản lượng mua vào xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn , xi măng Bút Sơn, xi măng Hải Phòng và Hoàng Mai đều giảm. Tuy nhiên sản lượng xi măng mua vào và bán ra của xi măng Tam Điệp lại tăng. Sở dĩ như vậy là do công ty xi măng Tam Điệp đã sử dụng chiến lược hạ chi phí, và thực hiện các khuyến mãi lớn. Thực tế Xi măng Hoàng Mai và xi măng Tam Điệp là 2 hãng xi măng mới xuất hiện trên thị trường không lâu nên công ty nào có chiến lược ưu đãi nhiều hơn thì sẽ sản lượng tiêu thụ sẽ nhiều hơn. Thực vậy năm qua so sánh tình hình mua vào và bán ra của xi măng Hoàng Mai và Tam Điệp qua các năm: Năm 2006 : sản lượng của xi măng Hoàng Mai giảm 45,27% so với năm 2005 thì xi măng Tam Điệp lại tăng 84,88%. Trong khi đó năm 2007 sản lượng mua vào của xi măng Hoàng Mai tăng 7,9% thì xi măng Tam Điệp lại giảm 43,42% so với năm 2006. Có thể nói, trong từng giai đoạn khác nhau mà các nhàn sản xuất có thể áp dụng những chính sách khuyến mãi,…khi đó nó sẽ có tác dụng rất lớn trong tiêu thụ. 2.2.4 Tình hình tiêu thụ xi măng theo đơn vị thành viên: Hiện nay, các đơn vị thực hiện tiêu thụ xi măng của công ty bao gồm các đơn vị thành viên sau: Phòng Tiêu thụ xi măng, chi nhánh tại Thái Nguyên, Văn phòng đại diện tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai và Yên Bái. Quá trình tiêu thụ của các đơn vị này có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty Bảng 2.9 : Tình hình tiêu thụ xi măng của các đơn vị thành viên qua các năm 2006, 2007 và 2008 Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Phòng TTXM 1.262.046,120 1.088.906,414 996.106,462 CN Thái Nguyên 119.662,000 117.472,000 122.581,060 CN Vĩnh Phúc 63.837,350 20.823,730 20.193,750 CN Phú Thọ, Yên Bái 86.662,648 67.085,460 37.306,600 CN Lào Cai 80.167,000 64.236,600 52.362,000 Qua bảng tình hình tiêu thụ xi măng của các đơn vị thành viên thì ta dễ dàng nhận ra vai trò của Phòng tiêu thụ xi măng trong quá trình tiêu thụ xi măng của công ty. Sản lượng tiêu thụ được qua các năm của Phòng tiêu thụ xi măng luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản lượng tiêu thụ của công ty. Năm 2006 chiếm 77,05%, năm 2007 chiếm 79,89% và đến năm 2008 chiếm 81,07%. Có thể nhận thấy tỉ trọng tiêu thụ của Phòng TTXM có tăng qua các năm, tuy nhiên tổng sản lượng tiêu thụ của công ty lại đa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22020.doc
Tài liệu liên quan