Vùng chè có độ cao dưới 500m:
( Yên Bái, Phú Thọ, Nghệ An, Thái Nguyên ), giống Trung du và PH1, sản phẩm có vị chát hơi đắng, hương thơm chưa được đặc trưng. Khuyết tật lớn nhất là tỉ lệ cẫng cao, nhẹ cánh, nhanh chua thiu.
Một số đơn vị có chất lượng sản phẩm khá như Trần Phú, Thanh Niên, Phú Sơn, Quân Chu. Nổi bật là chè Trần Phú có nội chất đặc trưng không thua kém chè vùng cao. Các đơn vị còn lại, nhiều đơn vị có điều kiện về nhà xưởng, thiết bị, vườn chè nhưng do chạy theo số lượng, ít quan tâm đến chất lượng nên chất lượng sản phẩm chưa cao. Các xưởng nhỏ không đảm bảo công nghệ và vệ sinh công nghiệp để chế biến chè đen thi nhau mọc lên, chiếm nhiều nguyên liệu tốt nhưng cho sản phẩm đầy khuyết tật. Các sản phẩm này đáng ra để tiêu thụ riêng nhưng một số nhà máy lại sử dụng để đấu trộn với chè tốt làm ảnh hưởng tới giá chè chung.
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp có thể phá vỡ hoặc làm hỏng hoàn toàn chương trình kinh doanh của doanh nghiệp.
5 - Trình độ tổ chức - quản lý:
Sự hoàn hảo của cấu trúc tổ chức, tính hiệu quả của hệ thống quản lý và công nghệ quản lý. Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu. Một hệ thống là một tập hợp các phần tử (bộ phận, chức năng, nghiệp vụ) thoả mãn 3 điều kiện:
- Hoạt động của mỗi phần tử trong tập hợp có thể ảnh hưởng đến hành vi của toàn bộ tập hợp (1).
- Cách thức hành động và kết quả thực hiện của mỗi phần tử trên thực tế có ảnh hưởng đến kết quả toàn bộ hệ thống nhưng không chỉ mình nó mà luôn phụ thuộc ít nhất vào cách thức và kết quả của một phần tử khác (2).
- Hệ thống luôn được hình thành bởi các phần tử đã được tập hợp thành các tập hợp con. Các tập hợp con này xuất hiện trong tập hợp lớn với tư cách là các phần tử có tính chất (1) và (2).
Một cách khác, một hệ thống là một tổng thể mà nó không thể chia cắt được thành các bộ phận có ảnh hưởng độc lập đói với nó. Và như vậy, kết quả thực hiện của một hệ thống (doanh nghiệp) không chỉ là tổng của kết quả thực hiện của các bộ phận, chức năng, nghiệp vụ được xem xét riêng biệt, mà nó là hàm số của những tương tác giữa chúng. Điều đó có nghĩa là: khi mỗi một bộ phận, chức năng, nghiệp vụ của doanh nghiệp được tách riêng ra để thực hiện, tốt như nó có thể, thì toàn bộ hệ thống sẽ không thực hiện được tốt như nó có thể. Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng. Khả năng tổ chức, quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp,bao quát tập trung vào những mối quan hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thật sự cho doanh nghiệp trong doanh nghiệp.
6 - Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ của doanh nghiệp:
ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng hàng hoá được đưa ra đáp ứng khách hàng. Liên quan đến mức độ (chất lượng) thoả mãn nhu cầu, khả năng cạnh tranh, lựa chọn cơ hội và các tác nghiệp khác của doanh nghiệp trên thị trường.
7 - Vị trí địa lý, cơ sở vật chất - kỹ thuật của doanh nghiệp:
Vị trí địa lý có thẻ xem xét ở khía cạnh rộng khi phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, có thể đưa vào sức mạnh vô hình của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, muốn nhấn mạnh sức mạnh thật sự cần quan tấm khi đánh giá một “địa điểm cụ thể” mà doanh nghiệp đang sở hữu và khai thác trong kinh doanh. Điều này có ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp thương mại khi đặt điểm bán hàng. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh thiết bị, nhà xưởng, văn phòng... phản ánh tiềm lực vật chất và liên quan đến quy mô, khả năng, lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.
chương II:
thực trạng xuất khẩu chè của tổng công ty chè
việt nam từ 1998 - 2000
I. Khái quát về ngành chè và Tổng công ty chè Việt Nam.
Ngành chè quốc doanh Việt Nam (dưới đây gọi tắt là ngành chè) đến nay đã có trên 40 năm hình thành và phát triển, giải quyết được một khối lượng lớn về việc làm cho người lao động.
1. Sự phát triển của ngành chè Việt Nam.
Sau đại hội lần thứ 6 của Đảng, cả nước ta bước vào một thời kỳ đổi mới. Sau khi tiến hành thành công một thử nghiệm ở giai đoạn trước như: Liên kết công nông nghiệp (năm 1979 ra đời và hoạt động các xí nghiệp Liên hiệp công nông nghiệp - sản xuất chè ở trung du miền núi như: Phú Thọ, Yên Bái) cải tiến hệ thống sản xuất và tổ chức quản lý (1983 - 1986), năm 1987 ngành chè bắt đầu bước vào một giai đoạn tiến hành những thử nghiệm và đổi mới kinh tế một cách căn bản và hệ thống.
Chè là loại cây công nghiệp dài ngày được trồng ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và Lâm Đồng. Sản xuất trong nhiều năm qua đã đáp ứng được nhu cầu về chè uống của nhân dân, đồng thời xuất khẩu đạt kim ngạch hàng triệu USD hàng năm. Tuy có những thời điểm giá chè thấp làm cho đời sống người làm chè gặp nhiều khó khăn, nhưng nhìn tổng thể cây chè vẫn là cây giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho một bộ phận đáng kể nhân dân ở các vùng trung du, miền núi, vùng cao, vùng xa và góp phần bảo vệ môi sinh. Vì vậy việc phát triển sản xuất chè là một hướng quan trọng nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta.
Biểu 1: Lực lượng sản xuất của ngành chè Việt Nam trong những năm 1995- 1999
Chỉ tiêu
Đvị tính
1995
1996
1997
1998
1999
Diện tích chè
Ng.ha
71
75
78
81
82
Sản lượng chè khô
Ng.tấn
40,2
46,9
52,2
56,6
64,7
Chế biến
Ng.tấn
32,9
45
52,7
53
-
Số lượng chè xuất khẩu
Ng.tấn
18,8
20,8
32,9
33
36
Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế - kỹ thuật Việt Nam 1975 - 2000.
Tổng cục thống kê - Nhà xuất bản thống kê Hà Nội 2000.
Diện tích chè của cả nước hiện nay chiếm tỷ lệ khá lớn, năm 1999 là 82 nghìn ha chè, ước thực hiện trong năm 2000 sẽ tăng lên là 84 nghìn ha chè. Trong đó diện tích kinh doanh chiếm 65 nghìn ha, diện tích trồng mới là 2,2 nghìn ha, diện tích kỹ thuật cơ bản là 12,6 nghìn ha. Sản lượng chè khô xuất khẩu là 41 nghìn tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 53 triệu USD. Năng suất chè búp tươi năm 1999 là 4,46 tấn/ ha. Đó là một thành tựu đáng kể của nghành chè Việt Nam trong công cuộc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết việc làm cho người lao động và làm nghĩa vụ quốc tế mà Chính phủ giao phó.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty chè Việt Nam.
Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam là tiền thân của Tổng công ty chè Việt Nam. Việc thành lập Tổng công ty đã trải qua các giai đoạn sau:
2.1. Giai đoạn 1974-1978:
Được thành lập theo quyết định số 95/CP ngày 19/4/1974 của Hội đồng Chính phủ, lấy tên là Liên hiệp các xí nghiệp chè thuộc Bộ lương thực và thực phẩm quản lý, nhiệm vụ chính là thu mua và chế biến chè xuất khẩu. Quy mô hoạt động của Liên hiệp lúc đó chỉ là các nhà máy công nghiệp và chế biến, sản xuất ở phía Bắc bao gồm:
+ 5 nhà máy sản xuất chè đen xuất khẩu và nội tiêu.
+ 2 nhà máy sản xuất chè xanh xuất khẩu và nội tiêu.
+ 2 nhà máy sản xuất chề hương xuất khẩu và nội tiêu.
+ 1 nhà máy cơ khí làm nhiệm vụ sản xuất phụ tùng thay thế, lắp đặt và sửa chữa thiết bị chế biến.
+ 1 trường đào tạo công nhân kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật chế biến.
2.2. Giai đoạn 1978-1986:
Năm 1979, được Nhà nước cho phép sát nhập Liên hiệp các xí nghiệp chè với công ty chè Trung ương thuộc Bộ công nghiệp thành lập Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam theo quyết định 75/CP ngày 2/3/1979 của Hội đồng chính phủ, đồng thời Nhà nước cho phép sát nhập phần lớn những nông trường chuyên trồng chè của địa phương vào liên hiệp.
Lúc này, quy mô của Liên hiệp các XN CNN chè Việt Nam được mở rộng với 39 thành viên bao gồm:
+ 17 nông trường quốc doanh chuyên trồng chè.
+ 19 nhà máy chế biến chè.
+ 1 xí nghiệp vật tư -vận tải.
+ 1 viện nghiên cứu chè.
+ 1 nhà máy cơ khí.
2.3. Giai đoạn 1986-1995:
Sau một thời gian ngắn, các nhà máy chế biến với các nông trường cung cấp nguyên liệu có một số vướng mắc, tranh chấp nhau về giá cả, phẩm cấp nguyên liệu gây khó khăn trong sản xuất. Liên hiệp đã tổ chức lại sản xuất, sát nhập các đơn vị chế biến với nông trường nằm trên một địa bàn thành xí nghiệp công nông nghiệp nhằm loại bỏ các tranh chấp về giá cả, phẩm cấp.
Năm 1989, Trung tâm KCS ra đời nhằm hướng dẫn các đơn vị sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm và kiểm tra chất lượng chè trước khi xuất khẩu, chè không đảm bảo tiêu chuẩn đều phải tái chế hoặc trả lại.
2.4. Từ 1995 đến nay:
Tổng công ty chè Việt Nam được thành lập căn cứ vào văn bản số 5820/ĐMDN ngày 13/10/1995 của Thủ tướng chính phủ với số vốn ngân sách cấp và số vốn tự bổ sung là 10.867.000.000đ.
Tổng công ty chè Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tên giao dịch quốc tế là:
VietNam National tea corporation (Vinatea corp)
3. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty chè Việt Nam
a. Chức năng
Tổng công ty chè Việt nam là Tổng công ty nhà nước, bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu khoa học, thông tin, đào tạo, tiếp thị, dịch vụ, xuất nhập khẩu hoạt động trong ngành chè, tăng cường tích tụ tập trung thực hiện phân công chuyên môn hoá và hợp tác để nâng cao khả năng kinh doanh và hiệu quả kinh tế của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
b. Nhiệm vụ
Tổng công ty có nhiệm vụ kinh doanh chè bao gồm xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu cải tạo giống chè, trồng trọt, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm chè, nhập khẩu vật tư thiết bị ngành chè. Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo pháp luật, cùng với chính quyền địa phương chăm lo phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng trồng chè, đặc biệt đối với vùng đồng bào ít người, vùng kinh tế mới, vùng sâu vùng xa có nhiều khó khăn, xây dựng mối quan hệ kinh tế và hợp tác đầu tư, khuyến nông, khuyến lâm với các thành phần kinh tế để phát triển trồng chè, góp phần thực hiện việc xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đòi trọc và cải tạo môi sinh, giải quyết việc làm cho người lao động.
4. Bộ máy tổ chức quản lý của Tổng công ty chè Việt nam
a. Mô hình tổ chức
Với mô hình đổi mới Tổng công ty chè Việt Nam vẫn là cơ quan quản lý cấp trên của các doanh nghiệp quốc doanh sản xuất chế biến chè, các công ty xuất nhập khẩu, dịch vụ, sản xuất chế biến chè, quản lý thống nhất ngành chè Việt Nam.
+ Về quyền hạn trách nhiệm: Tổng công ty chịu trách nhiệm trước nhà nước về qui hoạch kế hoạch, dự án đầu tư phát triển chè... đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả đầu tư và trả nợ đầu tư theo thời gian như luật định. Tổng công quản lý các doanh nghiệp, công ty về mặt định hướng phát triển, tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm, triển khai tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tới người lao động.
+ Quan hệ của Tổng công ty với các doanh nghiệp quốc doanh sản xuất chế biến là quan hệ của quản lý, được ràng buộc bằng lợi ích kinh tế.
b. Mô hình quản lý
Hệ thống quản lý mang tính trực tuyến chức năng, các đơn vị phụ thuộc và các phòng ban đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của hội đồng quản trị và đảm bảo nguyên tắc chung của ngành.
+ Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhà nước và Bộ chủ quan (Bộ NN & PTNT) về toàn bộ hoạt động của Tổng công ty. Dưới Tổng giám đốc là hai phó giám đốc phụ trách kinh doanh và sản xuất.
+ Các phòng kinh doanh được quyền chủ động trên cơ sở các phương án kinh doanh đã được Tổng giám đốc phê duyệt, đồng thời đảm bảo trang trải các chi phí và kinh doanh có lãi.
+ Công tác hạch toán kế toán của Tổng công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung.
+ Cấp trưởng của các đơn vị phụ thuộc Tổng công ty, trưởng các phòng ban là người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về toàn bộ hoạt động của đơn vị mình và trực tiếp chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc chấp hành pháp luật.
Như vậy so với mô hình tổ chức quản lý liên hiệp các xí nghiệp nông - công nghiệp chè Việt nam trước đây, thì mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty chè Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi cả về cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý.
Sơ đồ: Mô hình tổ chức của Tổng công ty chè Việt Nam
HĐQT
TGĐ
Phó TGĐ
Phó TGĐ
Viện nghiên
cứu chè
Viện điều dưỡng
Đồ Sơn
Các công ty trực thuộc (12 Cty)
Các công ty cổ phần (6 Cty)
Các công ty
liên doanh
Các liên kết hợp tác sx (12 Cty)
: Trực tiếp quản lý
: Tham gia quản lý
P. KHĐT & HTQT
P. Kỹ thuật NN
P. Kỹ thuật CN
P.Tổ chức LĐ - T. tra
P. Tài chính - KT
Trạm VT Cổ Loa
Chi nhánh TCT tại Hải Phòng
Chi nhánh TCT tại TP. HCM
Văn phòng
Trung tâm KCS
P. Thị trường
P. Kinh doanh 1
P. Kinh doanh 2
P. Kinh doanh 3
P. Kinh doanh 4
P. Kinh doanh 5
II. Đặc điểm kinh doanh chè xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam.
1. Cây chè và vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân.
Chè là cây công nghiệp dài ngày, trồng một lần cho thu hoạch nhiều năm. Tuổi thọ của chè kéo dài 50 - 70 năm, cá biệt nếu chăm sóc tốt có thể tới hàng trăm năm. Chè đã có ở Việt Nam từ hàng ngàn năm nay, một số cây chè ở Suối Giàng (Nghĩa Lộ) có tuổi thọ 300 - 400 năm. Nhiều nhà khoa học cho rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của cây chè.
Chè là thứ nước uống có nhiều công cụ, vừa giải khát, vừa chữa bệnh. Người ta tìm thấy trong chè có tới 20 yếu tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ, ví dụ cafein kích thích hệ thần kinh trung ương, tamin trị các bệnh đường ruột và một số axit amin cần thiết co cơ thể.
Chè được trồng chủ yếu ở trung du, miền núi và có giá trị kinh doanh tương đối cao. Một ha chè thu được 5 - 6 tấn chè búp tươi (nhiều năm nay có giá tương đương thóc), có giá trị ngang với một ha lúa ở đồng bằng và gấp 3 - 4 lần một ha lúa nương. Vì vậy có thể nói cây chè là cây "xoá đói giảm nghèo, điều hoà lao động từ đồng bằng lên các vùng xa xôi hẻo lánh, góp phần phát triển kinh tế miền núi bảo vệ an ninh biên giới.
Sản xuất và xuất khẩu chè thu hút một lượng lao động khá lớn (hơn 22 nghìn lao động chính kể cả lao động chính, kể cả lao động phụ và lao động dịch vụ là gần 300 nghìn người với mức thu nhập ổn định và không ngừng tăng (thu nhập bình quần quân toàn ngành năm 1996 đạt 250 nghìn đồng/người/tháng, năm 9 tăng lên 350 nghìn người/tháng).
Trồng chè cũng chính là "phủ xanh đất trồng đồi trọc", cải thiện môi trường sinh thái. Với phương châm trồng chè kết hợp nông lâm, đào dãy hào giữa các hàng chè để giữ mùn giữ nước, sử dụng phân bón hợp lý… ngành chè đã gắn kết được phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
Chè là một sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao và tiềm năng xuất khẩu lớn.
+ Một ha chè thâm canh thu hoạch được 10 tấn búp tươi chế biến được hơn 2 tấn chè khô, đem xuất khẩu sẽ thu được một lượng ngoại tệ tương đương với khi xuất khẩu 200 tấn than và đủ để nhập khẩu 46 tấn phân hoá học.
+ Trên thế giới có khoảng 30 nước trồng chè nhưng có tới 100 nước uống chè. Như vậy tiềm năng về thị trường của chè Việt Nam rất dồi dào. Tuy nhiên, tốc độ phát triển cây chè của ta so với thế giới còn chậm. Năm 1939, Việt Nam xuất khẩu 2400 tấn chè - đứng hàng thứ 6 trên thế giới, đến nay, Việt Nam xuất khẩu được hơn 20.000 tấn chè - đứng hàng thứ 17. Có thể thấy, trong vòng 60 năm, sản lượng xuất khẩu của ta tăng 8 lần những vị trí của ta đã tụt đến 10 bậc.
+ Sản xuất chè của ta có nhiều thuận lợi: Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu rất thích hợp với cây chè. Quỹ đất trồng chè lớn (khoảng 20 vạn ha) trong khi hiện nay ta mới chỉ trồng được khoảng 7 vạn ha. Bên cạnh đó, lao động vốn là lợi thế so sánh của nước ta, đặc biệt là lao động nông nghiệp với kinh nghiệm lâu đời trong trồng về chế biến chè.
Tóm lại, có thể kinh ngạch xuất khẩu chè còn kém xa các mặt hàng mũi nhọn khác (dầu mỏ, than, gạo…) nhưng xét đến những tác động tích cực của nó về mặt xã hội và để tận dụng mọi nguồn lực hiện có, chúng ta nên tiếp tục phát triển sản xuất và xuất khẩu chè trong thời gian tới.
2. Chất lượng chè xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam .
Chất lượng chè được hình thành trong cả quá trình sản xuất. Trong phần này ta sẽ xem các khâu từ chọn giống chè tới khi ra sản phẩm cuối cùng ảnh hưởng tới chất lượng chè xuất khẩu như thế nào.
2.1. Chất lượng chè búp tươi:
Đây là điều kiện tiên quyết vì công nghệ dù có hiện đại đến đâu cũng không thể tạo ra sản phẩm tốt từ những nguyên liệu tồi. Chất lượng chè búp tươi được quyết định bởi các yếu tố:
2.1.1. Giống chè:
Có nhiều giống chè nhưng một số giống chính đã chiếm phần lớn diện tích. Phía Bắc trồng phổ biến 3 giống: Chè Shan ở vùng cao, chè Trung du và PH1 ở vùng thấp. Ngoài ra còn có các giống mới khác như: LĐP1, LĐP2, TR777, Vân Xương, Bát Tiên, Ngọc Thuý, Yabukita và 17 giống của Nhật đang khảo nghiệm, chiếm diện tích chưa đáng kể. Phía Nam có các giống Shan, ấn Độ, TB11, TB14…Trong các giống trên, giống Trung du chiếm diện tích lớn nhất ( 59% tổng diện tích ), sau đó đến giống Shan ( 27,3% ) còn lại là PH1 và các giống khác. Chỉ có giống Shan cho chất lượng khá, còn lại các giống Trung du và PH1 cho năng suất khá nhưng chất lượng không cao, vị chè hơi đắng, hương kém thơm. Trong những năm qua, Viện nghiên cứu chè đã có nhiều cố gắng trong việc nhập nội thuần hoá, chọn lọc cá thể và lai tạo giống nhằm tạo ra một tập đoàn giống tốt và phong phú, tuy nhiên công tác này diễn ra còn chậm.
2.1.2. Quy trình thâm canh:
Đầu tư cho trồng và chăm sóc chè đều thấp so với yêu cầu trung bình, đầu tư cho trồng là 6 – 7 triệu đồng/ ha đạt 40%, và cho chăm sóc là 3 – 3,5 triệu đồng/ ha đạt 80%. ở những vùng nghèo, tỉ lệ này còn thấp hơn, thậm chí có vườn chè nhiều năm không được bón phân. Quy trình kỹ thuật chưa được thực hiện nghiêm túc, không thâm canh ngay từ đầu. Bón phân chưa đủ, thiếu cân đối, nặng về phân đạm thiếu hữu cơ và vi lượng. Cơ cấu phân bón như vậy không những làm nghèo đất, kiệt quệ cây chè, mà còn làm tăng vị đắng chát, giảm hương thơm của sản phẩm. Cá biệt, một số đơn vị áp dụng công thức bón phân cân đối đã tạo nên chất lượng chè rất đặc trưng như Mộc Châu, Thanh Niên. Đặc biệt, vấn đề nghiêm trọng đáng báo động hiện nay là việc sử dụng thuốc trừ sâu tuỳ tiện, không đúng liều lượng, chủng loại và quy trình. Hậu quả là dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm vượt quá mức cho phép ; qua kiểm tra sản phẩm của 5 đơn vị với 15 mẫu, đã phát hiện 4 mẫu ( 26% ) của 3 đơn vị có dư lượng thuốc trừ sâu cao.
2.1.3. Thu hái:
Có thể coi thu hái là khâu cuối cùng trong công đoạn sản xuất nông nghiệp, sản phẩm của công đoạn này là những búp chè tươi sẽ được dùng làm nguyên liệu cho công đoạn sau. Để đảm bảo chất lượng, việc hái chè phải tuân thủ nguyên tắc “một tôm hai lá” nghĩa là chỉ hái 1 búp và 2 lá non nhất. Trong những năm gần đây, việc hái chè và thu mua chè búp tươi không theo tiêu chuẩn đã diễn ra trong hầu khắp cả nước ; điển hình là ở những vùng buôn bán chè sôi động như Yên Bái, Phú Thọ, Lâm Đồng. ở những vùng này, vào thời điểm chính vụ, nhiều đơn vị không mua được chè B, thậm chí cả chè C nếu xét đúng tiêu chuẩn. Nhiều nơi không có khái niệm chè A,B. Chè hái quá già ( 5 – 7 lá ) và lẫn loại đã gây trở ngại cho quá trình chế biến, thiết bị chóng hư hỏng và tất cả dẫn đến chất lượng thấp, hàng kém sức cạnh tranh.
2.1.4. Vận chuyển:
Khi búp chè đã hái ra khỏi cây thì dù muốn dù không công đoạn chế biến cũng đã được bắt đầu, đó là quá trình héo. Từ đây, búp chè đã phải tham gia vào quá trìnhvới những đòi hỏi khắt khe về thời gian và điều kiện bảo quản. Chính vì vậy, vận chuyển chè búp tươi có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm. Hiện nay, khâu vận chuyển còn có nhiều nhược điểm : Thứ nhất, số lần cân nhận, thu mua và vận chuyển trong ngày ít, thường chỉ 2 lần/ ngày ( so với ấn Độ là 4 – 6 lần/ ngày ), nên chè thường bị lèn chặt ở sọt hái trong thời gian dài, dẫn đến bị ngốt, nhất là vào mùa hè. Thứ hai, khoảng cách vận chuyển xa làm kéo dài thời gian vận chuyển. Thứ ba, không có xe chuyên dùng chở chè và không thực hiện đúng quy trình vận chuyển cũng dễ gây ôi ngốt dập nát.
2.2. Chất lượng sản phẩm xuất khẩu:
Tỷ trọng các mặt hàng hiện nay của Tổng công ty là OP – 10%, FBOP – 25%, P – 8%, PS – 18%, BPS – 25%, F – 10%, Dust – 4%. Như vậy tỉ lệ 3 mặt hàng tốt mới chỉ đạt 43%, Tổng công ty đang phấn đấu đưa tỉ lệ này lên 60%, đây mới là con số tính cho toàn Tổng công ty. Còn chất lượng sản phẩm của từng đơn vị lại có sự khác biệt. Từ các đơn vị ở các vùng chè có độ cao khác nhau, ta thu được những sản phẩm có chất lượng khác nhau.
2.2.1. Vùng chè có độ cao trên 500m:
( Sơn La, Lai Châu, Tây Nguyên, vùng cao nguyên Yên Bái, Hà giang ) có ưu thế về khí hậu, giống chè ( chủ yếu là chè Shan ), nên chất lượng nguyên liệu rất cao. Nếu thu hái chế biến tốt có thể cho sản phẩm chất lượng tương đương với chè Darjeeling nổi tiếng của ấn Độ. Nhưng trên thực tế, chất lượng chè ở các đơn vị này chưa cao và không đồng đều. Vì nhiều lý do khác nhau, sản phẩm có nhiều khuyết tật như nhiều cẫng lẫn loại, nhẹ cánh, ôi ngốt. ở nhiều đơn vị, chất lượng chè chưa tương xứng với tiềm năng đất đai và khí hậu.
Tuy vậy, vùng này có công ty chè Mộc Châu nổi tiếng không chỉ trong vùng mà còn trong cả nước về sự tiến bộ vượt bậc trong thời gian gần đây. Chất lượng chè đen xuất khẩu của công ty đã được nâng lên rõ rệt, từ 63% mặt hàng cao cấp năm 1994 lên 86% năm1998, đặc biệt chè đen OP ( loại1 ) từ 1,9% năm 1994 lên 31% năm 1998, tăng gấp 16,31 lần.
2.2.2. Vùng chè có độ cao dưới 500m:
( Yên Bái, Phú Thọ, Nghệ An, Thái Nguyên ), giống Trung du và PH1, sản phẩm có vị chát hơi đắng, hương thơm chưa được đặc trưng. Khuyết tật lớn nhất là tỉ lệ cẫng cao, nhẹ cánh, nhanh chua thiu.
Một số đơn vị có chất lượng sản phẩm khá như Trần Phú, Thanh Niên, Phú Sơn, Quân Chu. Nổi bật là chè Trần Phú có nội chất đặc trưng không thua kém chè vùng cao. Các đơn vị còn lại, nhiều đơn vị có điều kiện về nhà xưởng, thiết bị, vườn chè nhưng do chạy theo số lượng, ít quan tâm đến chất lượng nên chất lượng sản phẩm chưa cao. Các xưởng nhỏ không đảm bảo công nghệ và vệ sinh công nghiệp để chế biến chè đen thi nhau mọc lên, chiếm nhiều nguyên liệu tốt nhưng cho sản phẩm đầy khuyết tật. Các sản phẩm này đáng ra để tiêu thụ riêng nhưng một số nhà máy lại sử dụng để đấu trộn với chè tốt làm ảnh hưởng tới giá chè chung.
3. Đặc điểm về thị trường của Tổng công ty chè Việt Nam
3.1. Thị trường ngoài nước.
Thị trường ngoài nước của Tổng công ty chè Việt Nam rất rộng như Nga, các nước Đông âu, Trung cận đông, Pakistan, Nhật Bản, Đài Loan...
Có thể nói thị trường ngoài nước của Tổng công ty chè Việt Nam là thị trường chủ lực (chiếm trên 80%).
3.2. Thị trường trong nước.
Thị trường chè trong nước đã không được Tổng công ty tận dụng để phát triển tạo điều kiện cho các hãng chè nước ngoài chiếm lĩnh thị trường như chè Lipton, Dimah. Mục tiêu đến giữa năm 2001, các chương trình quảng cáo, khuyến mại tung ra thị trường nội tiêu thêm 12 mặt hàng chè mới với chất lượng đặc biệt cao, trong đó có 5 loại chè hoà tan
III. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam từ 1998 – 2000.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
1998
1999
2000
Xu hướng phát triển(định gốc 1998)
1999
2000
Số tiền
Tốcđộ%
Số tiền
Tốcđộ%
1.Tổng DThu
1.1Dthu hàng XK
1.2 Các khoản giảm
2.Dthu thuần
3.Giá vốn hàng hoá
4.Lợi tức gốc
5.Chi phí BH
6.Cphí quản lý DN
7.Lợi tức thuần tù HĐKD
8.Lợi nhuận từ hđ tchính
8.1.Khoản TN bất thường
8.2. Chi phí bất thường
9.Lợi nhuận bất thường
10.ồ lọi nhuận trước thuế
11.Thuế TNDN phải nộp
12.Lợi nhuận sau thuế
267.241
231.416
8.738
258.503
199.480
59.022
27.895
26.155
4.155
384
741
-356
4.615
2.135
2.480
311.161
282.536
328
310.833
217.218
93.614
37.502
24.099
32.012
-28902
514
14
499
8.217
3.959
4.257
348.659
282.205
252
348.407
274.465
73.941
45.910
29.493
-1.461
-4994
8.820
54
8.766
8.549
2.735
5.813
43.920
51.120
-8.410
52.330
17.738
34.592
9.607
-2.056
27.041
-
130
-727
855
3.602
1824
1777
16,4
22
-96
20,2
8,8
58,6
34,4
-7,8
643
-
33,8
-98,1
240
78
85
71,6
81.418
50.785
-8.486
89.904
74.085
14.915
18.015
3.338
-6432
-
8436
-687
9.122
3.934
600
3.333
30,4
21,9
97
34,7
37,5
25,2
64,5
12,7
-129
-
21,9
-92,7
256
85,2
28
134,3
Nguồn: Phòng tài chính của Tổng công ty chè Việt Nam.
Nhìn vào bảng ta có thể thấy được một số thành công của Tổng công ty.
Trước hết ta xem xét đến chỉ tiêu tổng doanh thu. Chỉ tiêu tổng doanh thu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Năm 1998 tổng doanh thu từ 267. 241 triệu đồng lên 311161 triệu đồng , năm 1999 tăng 16,4%. Năm 2000 tổng doanh thu tăng lên 348.659 triệu đồng tăng (30,4%) so với năm 1998. Điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, kết quả năm sau khả quan hơn năm trước.
Doanh thu hàng XK năm 99 tăng 22% so với năm 98 nhưng năm 2000 chỉ tăng 21,9%. Doanh thu hàng XK giảm trong năm 2000 là do sự biến động giá chè trên thế giới ... Chỉ tiêu doanh thu hàng XK năm 98 trên tổng doanh thu chiếm 86,5%. Đặc biệt năm 99 doanh thu hàng XK trên tổng doanh thu chiếm tới 90,8%. Điều đó chứng tỏ hàng XK là mặt hàng chủ lực của Tổng công ty. Sang năm 2000 doanh thu hàng XK chỉ chiếm 80,9% trên tổng doanh thu do chè thế giới vẫn ở mức thấp và có xu hướng tiếp tục giảm đồng thời thị trường chè nội địa cũng đang được Tổng công ty quan tâm và phát triển để cạnh tranh với các hãng chè nước ngoài.
Chi phí kinh doanh còn chiếm 1 tỷ lệ cao so với giá vốn nghĩa là chi phí để thực hiện 1 lượng giá trị hàng hoá là quá cao. Tỷ lệ này tăng dần theo các năm: Năm 98 = 27%, năm 99 = 28,3%, năm 2000 = 43,6%. Tuy nhiên, xét chung về tổng thể, lợi nhuận kinh doanh của Tổng công ty tăng lên rõ rệt: Năm 99 tăng 71,6% so với năm 98 và đặc biệt năm 2000 tă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TM030.doc