MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC 3
1.1.Thị trường Trung Quốc đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam: 3
1.1.1. Tổng quan về thị trường Trung Quốc: 3
1.1.2. Vai trò của thị trường Trung quốc đối với thương mại toàn cầu: 9
1.1.3. Lợi ích Việt Nam có được từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc: 11
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc: 14
1.2.1. Môi trường kinh tế: 14
1.2.2. Môi trường văn hóa và xã hội: 15
1.2.3. Môi trường chính trị - luật pháp: 16
1.2.4. Môi trường địa lý: 16
1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển quan hệ thương mại Việt Nam –Trung Quốc giai đoạn đến 2015: 17
1.2.6. Cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN trên thị trường Trung Quốc: 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC 27
2.1. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc: 27
2.1.1. Tình hình chung về quan hệ thương mại hai nước: 27
2.1.2. Thực trạng về cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc: 28
2.1.3. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc: 31
2.1.4. Các phương thức xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc: 33
2.1.5. Cụ thể một số hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc: 36
2.2. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc: 56
2.2.1. Thành tựu đạt được: 56
2.2.2. Những tồn tại: 58
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại: 59
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC 61
3.1. Cơ sở thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc: 61
3.1.1. Quan hệ Việt - Trung từ khi bình thường hóa đến nay: 61
3.1.2.Các chính sách phát triển của Trung Quốc với hợp tác Việt – Trung: 65
3.1.3. Tác động của việc hình thành ACFTA đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của VIệt Nam sang Trung Quốc: 70
3.1.4. Triển vọng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc trong thời gian tới: 76
3.2. Mục tiêu và phương hướng đẩy mạnh xuât khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc: 82
3.2.1. Mục tiêu và phương hướng chung: 82
3.2.2. Định hướng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới: 83
3.2.3. Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào các khu vực thị trường của Trung Quốc: 84
3.2.4. Mục tiêu cụ thể đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc: 85
3.3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc: 87
3.3.1. Giải pháp từ phía nhà nước: 87
3.3.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc: 97
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC T
114 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày. Để tận dụng cơ hội này, các nhà sản xuất điều trong nước cần tăng hàm lượng điều đã qua chế biến trong tổng lượng điều xuất khẩu thì giá trị gia tăng trên một tấn hạt điều xuất khẩu cũng sẽ tăng, có thể lên tới 20%.
Bảng 2.12: Kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam sang Trung Quốc
Năm
KNXK điều sang TQ (Tr. USD)
Tốc độ tăng trưởng (%)
TL so với tổng KNXK của VN sang TQ (%)
TL so với tổng kim ngạch XK điều của VN (%)
2000
53,3
-2,8
3,5
30,7
2001
30,6
-42,6
2,2
20,4
2002
38,2
24,8
2,5
17,6
2003
52,4
37,2
3,0
18,6
2004
70,29
30,4
2,6
16,1
2005
97,36
38,51
3,3
2006
94,49
-2,94
3,1
2007
103,907
9,97
3,2
1,35
Nguồn: Bộ thương mại.
Nếu so sánh lượng điều xuất khẩu sang Trung Quốc 30,7% thì đến năm 2004 chỉ còn 16,1%. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, tổng lượng điều xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, và Việt Nam đã tìm được thì trường tiêu thụ điều mới, phát huy được lợi thế so sánh (bán được giá cao hơn) như Mỹ và EU. Nhưng với sản lượng đạt được Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ quan trọng của hạt điều Việt Nam, trong tháng 1/2008 đứng thứ hai về sản lượng với trên 14 triệu USD. Nếu so sánh với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tỷ lệ xuất khẩu điều sang Trung Quốc chiếm tỷ lệ khá ổn định, thấp nhất là 1,35 năm 2007 và cao nhất là 3,5 năm 2000.
2.1.5.5. Về mặt hàng thủy hải sản:
Khác với thị trường nhiều loại thực phẩm trì trệ trong thời gian qua, thị trường thủy hải sản trên thế giới khá năng động và có đặc điểm một nước xuất khẩu cũng đồng thời là nước nhập khẩu sản phẩm này. Các nước phát triển nhập khẩu tới 85-90% tổng kim ngạch nhập khẩu của thủy hải sản thế giới.
Năm 1998, khủng hoảng tài chính khu vực đã ảnh hưởng nặng nề đến kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản ở nước ta. Tuy nhiên nguyên nhân cũng còn do từ lâu ngành thủy hải sản đã tiềm ẩn nguy cơ tăng trưởng chậm dần. Năm 1998 cả nước khai thác được 1,5 triệu tấn thủy hải sản các loại, gấp 2 lần sản lượng của năm 1986, khoảng 400.000 tấn được đưa vào chế biến xuất khẩu. Tỷ trọng chế biến xuất khẩu trên tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng đạt 25-28%, tăng mạnh so với mức 5-6% của các năm trước làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản cũng tăng lên 7 lần so với năm 1986, đưa Việt Nam vào thứ 29 thế giới và thứ 4 ASEAN về suất khẩu thủy hải sản.
Trữ lượng hải sản biển Việt Nam dao động trong khoảng 3,1 - 4,2 triệu tấn, với khả năng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn; khoảng 0,058 triệu tấn tôm biển và 0,123 triệu tấn mực.Xét trên bình diện chung của cả nước, sự phát triển của ngành thuỷ sản đã mang lại nhiều lợi ích rất đáng khích lệ trên nhiều phương diện. Ðóng góp của ngành thủy sản trong tổng thu nhập quốc nội hằng năm đều tăng lên, từ 1,7% năm 1985 lên khoảng 4% năm 2004. Ngành thủy sản cũng đã tạo ra việc làm cho hơn 1 triệu người.
Ở nước ta, có khoảng trên 80% số lượng tàu thuyền lại hoạt động chủ yếu ở vùng nước ven bờ trong khi vùng này chỉ chiếm 11% diện tích vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Ðiều này chỉ ra rằng tình trạng khai thác ở vùng nước ven bờ chính là vùng khai thác truyền thống của Việt Nam nên luôn bị quá mức và sức ép khai thác ở vùng này vẫn ngày một gia tăng (vì số lượng tàu nhỏ vẫn gia tăng hằng năm). Tình trạng này đã gây tổn hại tới nguồn lợi vì các vùng nước ven bờ vốn là nơi tập trung các bãi đẻ cho các đàn thuỷ sản bố mẹ và là nơi sinh cư của các thế hệ thuỷ sản.
Nghề khai thác cá biển ở Việt Nam được gọi là nghề cá nhân dân. Sự phát triển của nghề cá mang tính chất tự phát và trong suốt một thời gian dài chúng ta đã không kiểm soát được sự phát triển này. Theo số liệu của Bộ Thủy sản, năm 1981 cả nước mới chỉ có 29.584 tàu gắn máy thì đến cuối năm 2004 chúng ta đã có 85.430 chiếc tàu gắn máy. Hằng năm, số lượng tàu thuyền tăng lên liên tục với tốc độ bình quân 2.929 chiếc/năm. Sự phát triển này hoàn toàn không dựa trên một căn cứ khoa học về khả năng của nguồn lợi. Hiện nay, nghề nuôi trồng thủy sản đã phát triển mạnh trên cả ba vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn. Việc chuyển dịch cơ cấu tại những vùng kinh tế khó khăn, từ năm 2000 đến nay, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển đổi hơn 325.000 ha đất bưng trũng, nhiễm phèn, nhiễm mặn sang nuôi các loại thủy đặc sản có giá trị xuất khẩu cao như: cá tra, cá basa, tôm càng xanh, tôm sú, nhuyễn thể hai mảnh vỏ cùng một số đối tượng có giá trị khác.
Theo thống kê, hiện nay diện tích tôm càng xanh tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng nhanh, đạt gần 5.000ha, hiện nuôi tập trung lớn nhất tại các tỉnh hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu như An Giang, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre… tăng gấp 10 lần so với thời điểm 5 năm trước đây. Mô hình nuôi tôm càng xanh theo kiểu quảng canh bình quân năng suất 300-500kg/ha, nuôi bán thâm canh đạt mức 1,5 tấn/ha. Giá tôm càng xanh luôn giữ ở mức cao, bình quân từ 80.000 đến 120.000 đồng/kg tôm tùy loại. Sản xuất tôm giống tại Cà Mau giá 20 đồng/con, riêng tôm giống có dán tem xét nghiệm giá 36 đồng/con, tôm giống nhập khẩu giá bình quân 26 đồng/con.
Tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, việc nuôi con tôm sú đang bị “đe dọa” do phải cạnh tranh gay gắt với tôm chân trắng. Giá thành nuôi 1 kg tôm chân trắng nguyên liệu chỉ khoảng gần 30.000đ, trong khi giá thành nuôi 1 kg tôm sú hiện tại trong nước khoảng 65 – 75 ngàn đồng, nếu bán ở mức đó thì người nuôi thường bị lỗ. Thị phần mặt hàng tôm sú chế biến giảm mạnh do ảnh hưởng của việc tăng sản lượng xuất khẩu tôm chân trắng từ các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan.
Người tiêu dùng trên thế giới có xu hướng chuyển qua ăn tôm chân trắng do giá loại tôm này đang rẻ hơn tôm sú Việt Nam từ 30% - 50%. Giá tôm sú nguyên liệu tại Cà Mau đang ở mức 160.000đ/kg loại 20 con; 104.000đ/kg loại 30 con. Đây là một thực trạng đáng lo ngại, tôm sú khó cạnh tranh, trong khi đó tôm chân trắng chiếm khoảng gần 70% tổng sản lượng tôm toàn cầu.
Năm 2007, xuất khẩu cá tra thể hiện khả năng lớn lao đạt 1 tỷ USD, xuất khẩu gần 400.000 tấn phi lê xuất khẩu (tương tương 1 triệu tấn cá nguyên liệu), (chỉ tiêu đặt ra cho năm 2010), tăng 34,4% so với năm 2006. Như vậy, sau 10 năm, diện tích nuôi loài cá này tăng hơn 7 lần, sản lượng tăng hơn 44 lần, giá trị xuất khẩu tăng hơn 50 lần, góp phần tạo nên sức tăng trưởng mạnh cho ngành thủy sản xuất khẩu. Về lượng, cá tra là mặt hàng có sản lượng xuất khẩu lớn nhất và về giá trị xuất khẩu chỉ sau tôm sú. Hiện nay, mức giá các loại cá tra nguyên liệu trên thị trường Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng thêm 200-400 đồng/kg, tại TP Cần Thơ, giá cá tra nguyên liệu loại thịt trắng bán tại ao đạt mức 14.500 - 14.600 đồng/kg, tăng khoảng 300 đồng/kg, tại An Giang giá cá tra nguyên liệu nuôi hầm thịt trắng giá từ 14.600 - 14.700 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg; loại thịt vàng nhạt sau hai tuần ổn định nay tăng thêm 200-300 đồng/kg, đạt mức 13.000 - 13.300 đồng/kg; loại thịt hồng 13.800 - 14.100 đồng/kg, tăng 200-300 đồng/kg. Tuy giá cá kéo lên như vậy nhưng chi phí trước đó như: Xăng dầu, giá thức ăn thuỷ sản, thuốc thú y thủy sản…đều tăng. Giá thành nuôi cá hiện nay nhảy vọt lên 13.500 – 14.000 đ/kg, vì vậy lãi rất ít.
Tính đến hết tháng 1/2008, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 285 nghìn tấn, đạt 6,3% kế hoạch năm và tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng khai thác tăng 3,6%, đạt 165 nghìn tấn; sản lượng nuôi trồng đạt 120 nghìn tấn, tăng 20%. Ước giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng 1/2008 đạt 255 triệu USD, bằng 6% kế hoạch và tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2007.
Dự báo trong vòng 3 năm nữa công suất cấp đông của các nhà máy chế biến thuỷ sản sẽ dư thừa, nguồn nguyên liệu trong nước luôn trong tình trạng thiếu, không đủ cung cấp, vì vậy việc nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản sẽ cải thiện được tình hình này và có lợi cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, đồng thời cũng kéo theo sự phát triển của các ngành khác như kho lạnh, vận tải, trang thiết bị và sản xuất bao bì…. Theo thống kê, dự báo giá tôm xuất khẩu sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới tại các thị trường xuất khẩu: Mỹ, EU, Nhật, Úc, các nước Châu Á….
Trung Quốc là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là nước có mức tiêu thụ thủy sản cao, ước 32,7kg/người/năm (so với thế giới là 20kg/người/năm).
Thị trường Trung Quốc có điều kiện thuận lợi đối với hàng thủy sản Việt Nam như sức tiêu thụ lớn, giá vận chuyển thấp, chính sách kiểm hàng không quá chặt chẽ, tiêu chuẩn chất lượng đặt không quá cao so với những mặt hàng Việt Nam mà Việt Nam có số lượng lớn.
Phần lớn mặt hàng thủy sản xuất sang Trung Quốc đều ở dạng thô thậm chí hàng còn được bán sang mạn ngay trên biển, vì vậy giá trị chưa cao. Một mặt do nhu cầu hải sản của Trung Quốc khá đa dạng, trong khi hàng chế biến của Việt Nam lại quá đơn điệu. Mặt khác nhiều doanh nghiệp Hồng Kông, Đài Loan… đầu tư vào Trung Quốc đều chỉ muốn nhập hàng thô của Việt Nam về để chế biến và tái xuất hàng thủy sản.
Một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng, nếu được Trung Quốc xếp vào hàng được xuất khẩu chính ngạch thì mặt hàng thủy sản Việt Nam sẽ có được rất nhiều thuận lợi. Bởi vì khi đó, xuất khẩu chính ngạch sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu đàng hoàng hơn trong giao dịch thương mại, có thể được thanh toán qua ngân hàng.
Bảng 2.13: Kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Vịêt Nam sang Trung Quốc
Năm
KNXK hải sản sang TQ (Tr. USD)
Tốc độ tăng trưởng (%)
TL so với tổng KNXK của VN sang TQ (%)
TL so với tổng KNXK hải sản của VN (%)
2000
223,0
331,3
14,5
15,1
2001
240,0
7,6
16,9
13,2
2002
195,4
-18,6
12,9
11,9
2003
77,8
-60,2
4,5
3,5
2004
48,2
-38,0
1,8
2,0
2005
61,97
28,5
2,1
2006
65,05
4,9
2,1
2007
67,742
4,1
2,1
18,7
Nguồn: Bộ thương mại.
Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam sang Trung Quốc có chiều hướng giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2000 – 2004, kim ngạch xuất khẩu cao nhất đạt 223 triệu USD đến năm 2004 chỉ còn 48,2 triệu USD ( giảm 462% so với năm 2000, 38% so với năm 2003). Sang giai đoạn 2005 – 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản khá đồng đều và tăng dần qua các năm tuy tốc độ tăng trưởng chưa cao và còn kém xa mức đạt được năm 2000 và 2001.
Xác định Trung Quốc là thị trường tiềm năng, thủy sản Việt Nam đã rất quan tâm đến quốc gia láng giềng khổng lồ này thông qua việc tham dự hội chợ, khảo sát thị trường. Tuy nhiên, đến nay khó khăn, vướng mắc khi xuất hàng vào Trung Quốc vẫn chưa được tháo gỡ. Đó chính là phưong thức thanh toán nhiều rủi ro; vận chuyển khó khăn, chi phí vận chuyển đường bộ cao; thuế nhập khẩu cao (khoảng 30%); chưa có sơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu chuyên ngành (chợ cá, kho lạnh...) gần biên giới để tranh thủ cơ hội xuất hàng. Do vậy, các DN lớn ngại xuất hàng vào thị trường này, chủ yếu là do tư thương, buôn bán nhỏ làm. Bên cạnh đó, trong khi kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển, thu nhập và đời sống cao hơn, nhu cầu thực phẩm ngon, bổ dưỡng tăng, thì DN Việt Nam vẫn chưa chú ý chặt chẽ đến chất lượng sản phẩm.
Mặt khác, từ đầu năm 2003, do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS việc xuất khẩu vào Trung Quốc cũng giảm mạnh. Từ 30/6, Trung Quốc lại đưa ra những qui định mới về ghi nhã, bao gói và chứng nhận về kiểm hàng, kiểm dịch. Nhãn hàng phải ghi rõ tên thông thường, phương thức khai thác. Hàng nhập khẩu sẽ bị trả lại hoặc tiêu hủy nếu không trùng khớp với giấy chứng nhận hay không đáp ứng yêu cầu về ghi nhãn. Những quy định trên cũng gây khó khăn trong việc xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam.
2.2. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc:
2.2.1. Thành tựu đạt được:
- Hành lang pháp lý cho trao đổi thương mại hai nước ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện cho trao đổi thương mại giữa hai nước theo các phương thức hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế, với các nguyên tắc của WTO. Minh chứng là trao đổi thương mại biên mậu giảm dần, trao đổi chính ngạch tăng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch trao đổi giữa hai nước. Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã rất quan tâm đến việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc trong quan hệ thương mại với quyết tâm đưa quan hệ thương mại lên tầm cao mới.
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ nhanh, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam về các mặt hàng có lợi thế về tự nhiên như nông sản, rau quả, khoáng sản.
- Với chương trình hợp tác “hai hành lang, một vành đai”, phát triển các khu thương mại biên giới, cơ sở hạ tầng cho quan hệ hai nước được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Đặc biệt là các tuyến giao thông như Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng- Qunảg Ninh, Nam Đinh- Lạng Sơn-Hà Nội- Quảng Ninh đã được nâng cấp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập xâu hơn vào thị trường Trung Quốc. Nhiều khu vực thương mại biên giới được xây dựng, hàng hóa Việt Nam quá cảnh sang Trung Quốc với số lượng ngày càng lớn, mở ra nhiều hình thức hợp tác mới như vận tải, hải quan, kho ngoại quan,…
- Các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu tận dụng khai thác nhiều mặt hàng Trung Quốc cần nhập khẩu như nguyên nhiên liệu, hàng thủ công mỹ nghệ....trong đó có một số mặt hàng được bán với giá cao hơn so với các thị trường khác do cước phí vận chuyển thấp Hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.
- Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc góp phần tăng cường trao đổi kinh nghiêm hợp tác thuơng mại giữa hai nước. Nhiều cuộc viếng thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao cùng với sự tiếp xúc của các doanh nghiệp hai nước tạo thuận lợi cho các cơ hội thương mại và đầu tư của doanh nghiệp, tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý trong quan hệ kinh tế. Công tác xúc tiến thương mại và đầu tư của hai nước được tăng cường.
-Về mặt xã hội, nhờ phát triển thương mại, nhất là buôn bán qua biên giới đã góp phần vào việc phát triển kinh tế, hình thành các trung tâm buôn bán tại các cửa khẩu, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc sống trên địa bàn các tỉnh biên giới hai nước.
2.2.2. Những tồn tại:
- Khung khổ pháp lý cho trao đổi thương mại đã được cải thiện nhưng vẫn còn một số vấn đề vướng mắc như trong việc thực hiện Hiệp định ACFTA, ký kết các văn bản quy định về kiểm dịch động thực vật, quản lý hàng hóa trao đổi qua biên giới…
- Tuy tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc khá nhanh nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của mỗi nước: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước chỉ chiếm 5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và 0,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc.
- Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu bất hợp lý, chậm được cải thiện. Phía Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là nguyên nhiên vật liệu còn nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là thiêt bị, máy móc…nên cán cân buôn bán giữa hai nước luôn mất cân đối. Việt Nam chủ yếu là nhập siêu và mức nhập siêu ngày càng tăng trước chiến lược phát triển thương mại của Trung Quốc. Điều này thể hiện khả năng thích ứng chậm của nền kinh tế nước ta đối với những thay đổ trong cơ cấu xuất nhập khẩu đối với Trung Quốc.
- Buôn bán biên giới không ổn định, quy mô doanh nghiệp nhỏ, lượng hàng hóa ít, các điều kiện bảo đảm cho doanh nghiêp, thương nhân, nhân dân biên giới không đồng bộ của cả phía ta và Trung Quốc đã làm hạn chế kim ngạch biên mậu. Trong buôn bán biên giới, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng còn chiếm tỷ trọng khá lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người tiêu dùng. Đặc biệt vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp…đã gây nên những khó khăn trong công tác quản lý biên giới và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của mỗi nước.
- Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội để khai thác tốt các cơ hội thâm nhập vào thị trường Trung Quốc trong bối cảnh phía Trung Quốc mở cửa thị trường, thực hiện cam kết chung trong Chương trình thu hoạch sớm, đặc biệt là đối với mặt hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam mà các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc có nhu cầu lớn.
- Thương mại chưa thực sự gắn với đầu tư và chuyển giao công nghệ. Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội đầu tư từ Trung Quốc để xuất khẩu sang thị trường này và các thị trường khác.
- Mặc dù có lợi thế về vị trí địa kinh tế nhưng Việt Nam vẫn chưa khai thác triệt để yếu tố này để tăng kim ngạch xuất khẩu. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông để kết nối với hệ thống giao thông của Trung QUốc vẫn còn hạn chế.
- Nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam không thể theo kịp được với sự thay đổi liên quan đến thủ tục kinh doanh trên thị trường Trung Quốc, do vậy hoạt động kinh doanh thường bị động. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã xóa bỏ ưu đãi giảm 50% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hàng hóa nhập khẩu qua đường Quảng Tây và siết chặt hơn các qui định về kiểm dịch, kiểm nghiệm đối với hàng hóa nhập khẩu theo các qui định của WTO, vì vậy đã phần nào làm giảm xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam do rau quả thủy hải sản… của Việt Nam không đáp ứng được đầy đủ các quy định về kiểm dịch của WTO.
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại:
- Sức cạnh tranh của hàng hóa nước ta so với Trung Quốc và khu vực còn thấp và chậm được cải thiện, do sự xâm nhập của hàng hóa nước ta vào Trung Quốc còn nhiều hạn chế. Nếu Việt Nam không nhanh chóng cải thiện năng lực cạnh tranh thì việc giữ vững và gia tăng thị phần trên thị trường Trung Quốc là hết sức khó khăn.
- Nền kinh tế phát triển nóng trong thời gian qua đã làm nhu cầu nguyên nhiên liệu tăng mạnh vừa tạo ra cơ hội cho các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, xuất khẩu mặt hàng này nhưng cũng đặt ra thách thức trước nguy cơ “chảy máu tài nguyên” và dẫn đến lệch lạc trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
- Hàng hóa Trung Quốc với giá rẻ, mẫu mã phong phú, chủng loại đa dạng…nhờ các lợi thế nội tại đã được phát triển nhanh chóng với công nghệ và vốn đầu tư nước ngoài, đã tạo ra sức ép cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hóa của Việt Nam. Trong khi đó hàng hóa Việt Nam chưa có khả năng thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc, chủng loại hàng hóa đơn điệu, chất lượng thiếu ổn định và hầu như chưa có kinh nghiệm để đưa vào hệ thống phân phối lớn bên trong thị trường nội địa Trung Quốc.
- Công tác quản lý mậu dịch biên giới còn nhiều yếu kém. Trong khi Trung QUốc có một cơ quan quản lý chất lượng hàng hóa và kiểm dịch, kiểm nghiệm thống nhất với một cơ quan thuộc ngành dược có chức năng ngang bộ được phân cấp từ Trung Ương đến địa phương là Tổng cục kiểm dịch kiểm nghiệm và giám sát chất lượng quốc gia với các chi cục đặt tại địa phương phối hợp với Hải Quan, Biên Phòng…kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các vấn đề kiểm dịch, kiểm nghiệm và chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Do điều kiện vè đường xá có nhiều hạn chế: đường nhỏ, vòng vèo, các trạm kiểm soát còn ít, lực lượng tham gia kiểm soát còn mỏng nên buôn lậu là hiện tượng khá phổ biến ở biên giới hai nước. Hàng hóa buôn lậu từ Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là động vật hoang dã, gỗ và than.
- Việt Nam vẫn bị động trong hoạt động cơ chế chính sách, chạy theo lợi ích ngắn hạn, chưa có sự hợp tác liên kết của các doanh nghiệp xuất khẩu, phối hợp giữa các địa phương, vùng, nhất là vùng biên giới còn hạn chế.
- Doanh nghiệp Việt Nam, thương nhân Việt Nam chưa thực sự quan tâm tìm hiểu, đánh giá nhu cầu thị trường đến khẳng định lĩnh vực hàng hóa cần đầu tư sản xuất, xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, một phần xuất phát từ quan niệm sai lầm rằng đây là một thị trường dễ tính, là nơi tiêu thụ những loại hàng hóa kém chất lượng. Doanh nghiệp Việt Nam ít hiểu biết về luật lệ, chính sách của Trung Quốc, hoàn toàn phụ thuộc vào đầu mối của Trung Quốc và dễ dàng bị đối tác gây sức ép, nhất là với các chủng loại mặt hàng mang tính thời vụ như rau quả, hải sản tươi…Kết quả là các mặt hàng xuất khẩu diễn ra manh mún, nhỏ lẻ, hoàn toàn phụ thuộc vào các đầu mối nhập khẩu Trung Quốc trong khi các nước trong khu vực như Thái Lan, đã xâm nhập được vào các kênh buôn bán, các siêu thị trong thị trường nội địa, các thành phố lớn của Trung Quốc.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC
3.1. Cơ sở thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc:
3.1.1. Quan hệ Việt - Trung từ khi bình thường hóa đến nay:
Mười bảy năm qua là một thời gian cực kỳ ngắn ngủi so với lịch sử hàng nghìn năm của mối quan hệ láng giềng Việt - Trung. Nhưng trong mười bảy năm qua chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi sâu sắc trong mối quan hệ truyền thống này. Nhìn lại, chúng ta thấy sau khi bình thường hóa, quan hệ Việt - Trung đã phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục v.v… với nhiều hình thức hợp tác phong phú, đa dang: trao đổi đoàn qua lại, kết nghĩa giữa các địa phương.
- Quan hệ chính trị:
Trong những năm qua, quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Trong quan hệ đối ngoại nói chung của Việt Nam và Trung Quốc với các nước láng giềng xung quanh khác trong thời gian qua, chỉ có quan hệ Việt - Trung mới có đặc điểm là hàng năm các nhà lãnh đạo cao cấp nhất đều tiến hành các chuyến đi thăm lẫn nhau thường xuyên: năm 1991, 1993, và 1997 các nhà lãnh đạo Việt Nam: Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Nông Đức Mạnh, đã lần lượt sang thăm Trung Quốc và các năm 1992, 1994, 1996, 1997 các nhà lãnh đạo Trung Quốc: Lý Bằng, Giang Trạch Dân, Kiều Thạch, Lý Thụy Hoàn đã lần lượt sang thăm Việt Nam. Việc tiến hành trao đổi các đoàn cấp cao nhất đã trở thành việc làm thường xuyên giữa hai nước. Trong bảy năm kể từ khi hai bên bình thường hóa quan hệ, các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước đã tổ chức bảy lần gặp cấp cao chính thức. Bên cạnh các đoàn cấp cao, nhiều đoàn đại biểu của các ngành (kể cả các đoàn đại biểu quốc phòng và an ninh), các đoàn thể, các địa phương đã sang thăm lẫn nhau, tiến hành hợp tác giữa các ngành và kết nghĩa giữa các địa phương. Các con số thống kê cho biết, năm 1996 các đoàn đại biểu cấp thứ trưởng trở lên là hơn 60 đoàn. Việc trao đổi các đoàn với số lượng lớn, ở tất cả các cập và rất đa dạng đã thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Hai bên đã đề ra nguyên tắc chung trong quan hệ giữa hai nước là hữu nghị và láng giềng thân thiện dựa trên năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tranh chấp trông qua thương lượng và bằng biện pháp hòa bình, quan hệ giữa hai nước không nhằm vào nước thứ ba và cũng không làm ảnh hưởng đến quan hệ của mỗi nước với các nước khác. Những nguyên tắc trên là những nguyên tắc chỉ đạo trong quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua đồng thời cũng là những nguyên tắc chung để xử lý quan hệ Việt - Trung trong thế kỷ tới.
Sự phát triển của quan hệ Việt - Trung được đặt trong bối cảnh chung là Việt Nam và Trung Quốc thực hiện chính sách đối ngoại cởi mở, đa dạng hóa và đa phương hóa. Mối quan hệ đa phương của mỗi bên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ song phương giữa hai nước ngày càng phát triển. Đây là nội dung mới trong quan hệ giữa hai nước.với tư cách là thành viên của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam đã tích cực ủng hộ Trung Quốc trở thành bên đối thoại chính thức của Diễn đàn ASEAN (ARF), tạo thêm điều kiện thuận lợi để Trung Quốc phát triển quan hệ với nhóm nước này. Ngược lại, với địa vị một thành viên có tiếng nói quan trọng trong tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Trung Quốc cũng ủng hộ Việt Nam gia nhập tổ chức nói trên, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ kinh tế giữa hai nước ngày càng phát triển, không những qua kênh song phương mà còn qua kênh đa phương.
- Quan hệ kinh tế :
Cùng với quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế giữa hai nước ngày càng phát triển. Đặc điểm lớn nhất trong quan hệ kinh tế Việt - Trung trong thời gian qua là quan hệ toàn diện và có tính chất bổ sung cho nhau. Cho đến nay, hai nước đã ký 24 Hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực: thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, bưu điện, giao thông vận tải: đường bộ, đường không, đường sắt, đường sông v.v… Tháng 11 năm 1995, Ủy ban hỗn hợp kinh tế - khoa học kỹ thuật Việt - Trung thành lập đã có những đóng góp nhất định vào việc phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước. Tiếp theo việc khôi phục vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường sắt Hà Nội - Bắc Kinh, đầu năm 1996 Xí nghiệp Vận tải đường sắt I của Việt Nam và Cục đường sắt Vân Nam – Trung Quốc đã ký Hiệp định thỏa thuận vận tải hành khách trên tuyến đường sắt Hà Nội – Côn Minh. Trung Quốc đang giúp đỡ Việt Nam cải tạo và nâng cấp một số các công trình kinh tế kỹ thuật do Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam trước đây như Nhà máy dệt 8-3, Nhà máy phân đạm Hà Bắc, đồng thời đầu tư vào một số ngành công nghiệp nhẹ, xây dựng cơ sỏ hạ tầng v.v…
Về thương mại, hiện nay, Trung Quốc xuất sang Việt Nam chủ yếu là máy dệt, thiết bị thủy điện nhỏ, thiết bị nhà máy đường cỡ nhỏ, xe vận tải hạng nhẹ, nguyên liệu hóa học, sản phẩm gang thép, vật liệu xây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27818.doc