Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần May 10

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA DOANH NGHIỆP SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 3

I. Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu của doanh nghiệp 3

1. Khái niệm về xuất khẩu 3

2. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp 3

3. Các hình thức xuất khẩu 4

3.1 Xuất khẩu trực tiếp 4

3.2 Xuất khẩu gián tiếp 4

3.3 Tái xuất khẩu 4

3.4 Xuất khẩu đối lưu 4

3.5 Gia công quốc tế 4

3.6 Xuất khẩu tại chỗ 4

3.7 Xuất khẩu uỷ thác 5

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp 5

4.1 Nhân tố môi trường vĩ mô 5

4.2 Nhân tố nội bộ doanh nghiệp 7

II. Nội dung hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 8

1. Các nội dung của hoạt động xuất khẩu 8

1.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường 8

1.2 Lựa chọn đối tác và lập phương án kinh doanh 9

1.3 Lựa chọn hình thức và biện pháp giao dịch đàm phán để ký kết hợp đồng xuất khẩu 10

1.4 Công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu 10

1.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 11

1.6 Đánh giá kết quả thực hiện 12

2. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp 12

2.1 Sự cần thiết của việc thúc đẩy xuất khẩu 12

2.2 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đối với doanh nghiệp 13

III. Khái quát về thị trường hàng may mặc Nhật Bản 15

1. Đặc điểm về thị trường về may mặc 15

2. Đặc điểm thị trường hàng may mặc Nhật Bản 16

3. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 18

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 19

I.Khái quát chung về Công ty cổ phần May 10 19

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (1, Trang 5 – 10) 19

1.1 Quá trình hình thành công ty 19

1.2 Quá trình phát triển của công ty 19

2. Chức năng của Công ty cổ phần May 10 21

3. Tổ chức bộ máy của Công ty (1, Trang 8 – 20) 22

3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 22

3.2 Cơ cấu các bộ phận sản xuất của công ty 25

4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 25

4.1 Lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh của Công ty 25

4.2 Thị trường của Công ty 26

II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất khẩu của May 10 trong những năm gần đây (2004 – 2007) 26

1. Doanh thu và lợi nhuận 26

2. Lao động và hiệu quả sử dụng lao động 28

3. Thị trường xuất khẩu và tình hình xuất khẩu của công ty 31

III. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường Nhật Bản 35

1. Các hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản 35

1.1 Thực hiện nghiên cứu thị trường 35

1.2 Công tác giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu của công ty 36

1.3 Thực hiện hoạt động tạo nguồn hàng cho sản xuất hàng xuất khẩu 38

1.4 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc của công ty 38

1.5 Giải quyết khiếu nại (nếu có) 40

2. Kết quả xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản trong những năm qua 40

2.1 Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản 40

2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 41

3. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật đã áp dụng 43

IV. Một số kết luận rút ra qua nghiên cứu 47

1. Ưu điểm 47

2. Những hạn chế cần khắc phục 48

3. Nguyên nhân của những tồn tại trên 49

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 50

I. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty 50

1. Mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2010 và 2020 50

2. Mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty cổ phần May 10 50

II. Giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Nhật Bản 51

1. Giải pháp đối với Công ty cổ phần May 10 51

1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm 51

1.2 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường 52

1.3 Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu May 10 55

1.4 Nâng cao khả năng thiết kế, đa dạng hoá sản phẩm 55

1.5 Chú trọng công tác thâm nhập thị trường và kênh phân phối sản phẩm 56

1.6 Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử 57

2. Một số kiến nghị 59

2.1 Đối với Chính phủ, Nhà nước 59

2.2 Đối với Bộ Công thương và các cơ quan có liên quan 59

2.3 Đối với Tổng Công ty dệt may Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt Nam 60

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2446 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Itochu Corp ở thị trường Nhật… II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất khẩu của May 10 trong những năm gần đây (2004 – 2007) 1. Doanh thu và lợi nhuận Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần May 10 đạt được rất nhiều thành công. Hàng năm, công ty đưa ra thị trường trung bình từ 4 – 5 triệu áo sơ mi. Doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu 1. Bảng 1: Doanh thu, lợi nhuận của Công ty từ năm 2004 – 2007 (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỉ lệ % (1) (2) (3) (4) (2)/(1) (3)/(2) (4)/(3) Tổng Doanh thu (không VAT) 464.772 552.985 631.600 481.200 118.98 114.2 76.19 DT xuất khẩu 376.486 488.572 542.648 422.740 129.77 111.07 77.90 Doanh thu FOB 260.140 343.423 405.068 346.414 132.01 118 85.52 DT gia công 116.346 145.149 137.400 76.326 124.76 94.66 55.55 DT Nội địa 85.608 64.413 89.132 58.460 75.24 138.4 65.56 Lợi nhuận 6.021 13.842 15.830 16.500 172.5 114.36 107.28 (Nguồn: Phòng kế hoạch - Công ty cổ phần May 10 ) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tổng doanh thu của Công ty trong 3 năm từ 2004 – 2006 đều tăng, riêng năm 2007 doanh thu lại giảm. Còn lợi nhuận đều tăng trong 4 năm. Năm 2005 so với năm 2004 doanh thu tăng 11,98% (tương ứng tăng 88.213 triệu đồng), lợi nhuận tăng 72,5% (tương ứng mức tăng 7.821 triệu đồng). Năm 2006 so với năm 2005 doanh thu tăng 14,2% (tương ứng tăng78.615 triệu đồng), lợi nhuận tăng 14,36% (tương ứng mức tăng 1.988 triệu đồng). Năm 2007 so với năm 2006 doanh thu lại giảm 23,81% (tương ứng giảm 150.400 triệu đồng) nhưng vẫn đạt 101,31% kế hoạch. Còn lợi nhuận vẫn tăng 7,28% (tương ứng mức tăng 670 triệu đồng), đạt 102,48% kế hoạch đề ra. Tổng doanh thu của Công ty trong 3 năm 2004 – 2006 tăng lên chủ yếu là doanh thu thực hiện trên thị trường quốc tế. Doanh thu xuất khẩu trong 3 năm này tăng mạnh. Năm 2005 tăng 29,77% so với năm 2004 (tương ứng tăng 112.086 triệu đồng), năm 2006 tăng 11,07% so với năm 2005 (tương ứng tăng 54.076 triệu đồng). Trong đó doanh thu từ hoạt động xuất khẩu theo phương thức FOB chiếm khoảng 70%, doanh thu từ phương thức gia công chiếm khoảng 30%. Như vậy Công ty đang đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường quốc tế, đặc biệt là thực hiện các hợp đồng FOB có giá trị cao hơn so với hợp đồng gia công. Tuy nhiên năm 2007 so với năm 2006, doanh thu xuất khẩu lại giảm 23,1% (tương ứng giảm 119.908 triệu đồng), trong đó doanh thu FOB giảm 14,48% (tương ứng giảm 58.654 triệu đồng) chỉ đạt 80,87% kế hoạch đã đề ra, doanh thu từ hợp đồng gia công giảm 44,44% (tương ứng giảm 61.074 triệu đồng). Điều này là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của Công ty là giảm xuất khẩu theo hợp đồng gia công, tăng xuất khẩu FOB (hợp đồng gia công có xu hướng giảm từ năm 2006, giảm 6,64% so với năm 2005, tương ứng giảm 7.749 triệu đồng). Còn doanh thu từ thị trường trong nước chỉ chiếm dưới 15% tổng doanh thu của Công ty trên cả hai thị trường và có sự biến động, không ổn định. Năm 2005 doanh thu nội địa giảm 24,66% so với năm 2004 (tương ứng giảm 21.195 triệu đồng). Nhưng năm 2006 doanh thu nội địa lại tăng 38,4% so với năm 2005 (tương ứng tăng 24.719 triệu đồng). Điều này cho thấy chính Công ty đã quan tâm hơn đến thị trường trong nước. Công ty đã chú ý nghiên cứu nhu cầu của thị trường trong nước, đầu tư và phát triển thị trường nội địa song song với đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. 2. Lao động và hiệu quả sử dụng lao động Từ một công ty chỉ có chưa tới 1000 lao động thì đến nay đã lên tới gần 6500 người và chắc chắn sẽ còn tăng trong thời gian tới, chủ yếu là công nhân sản xuất. Tình hình sử dụng lao động của công ty thể hiện qua bảng số liệu dưới 2. Bảng 2: Bảng thống kê lao động và thu nhập của Công ty May 10 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỉ lệ % (1) (2) (3) (4) (2)/(1) (3)/(2) (4)/(3) SL lao động người 5,680 6,580 7,005 7,015 115.85 107.7 100.1 LĐ gián tiếp người 641 650 650 526 101.4 100 80.9 LĐ trực tiếp người 5,039 5,930 6,355 6,489 117.68 107.2 102.1 Tổng quỹ lương Tr.đ 100,030 106,161 109,300 138,325 106.13 103.6 126.6 Tiền lương và các khoản t/đ Tr.đ 87,103 92,442 98,000 102,132 106.13 106 104.2 Thu nhập khác Tr.đ 11,504 12,071 7,600 8,324 104.93 62.97 109.5 Thu nhập bquân Tr.đ/ng/th 1.467 1.502 1.549 1.907 102.39 103.1 123.1 ( Nguồn: Phòng kế toàn – Tài chính - Công ty cổ phần May 10 ) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong 4 năm gần đây, số lượng lao động của Công ty đều tăng. Năm 2005 tăng 15,85% so với năm 2004 (tương ứng tăng 854 người). Năm 2006 tăng 7,7% so với năm 2005 (tương ứng tăng 427 người). Năm 2007 chỉ tăng 1% so với năm 2006 (tương ứng tăng 10 người). Số lượng lao động của Công ty có sự gia tăng như vậy chủ yếu là do số lượng lao động trực tiếp của Công ty trong 4 năm qua tăng nhanh, tốc độ tăng cao, trung bình tăng 10.2%/năm. Mức tăng cao nhất là năm 2005 tăng 17,68% (tương ứng tăng 801 người). Còn số lượng lao động gián tiếp tăng chậm, trung bình chỉ 0,5%/năm. Xu hướng trên phản ánh đặc điểm của ngành may mặc, một ngành chủ yếu sử dụng lao động tay chân, đòi hỏi sự khéo léo của người lao động. Vì vậy, khi quy mô sản xuất của Công ty tăng lên, máy móc trang thiết bị còn chậm được đổi mới thì nhu cấu về lao động trực tiếp của công ty tăng lên là tất yếu và thực tế là số lượng lao động trực tiếp của Công ty không ngừng tăng lên. Cũng dựa vào bảng trên, chúng ta có thể tính toán được rằng cứ 1 lao động gián tiếp sẽ quản lý trung bình 9 lao động trực tiếp. Số lượng lao động trực tiếp vẫn tiếp tục tăng và lao động gián tiếp có xu hướng giảm là một tín hiệu đáng mừng của Công ty. Công ty cần quan tâm, chú trọng hơn vào công tác đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên các phòng ban chức năng, đồng thời có các biện pháp nhằm nâng cao trình độ quản lý, đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động, giảm chi phí góp phần tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. Không chỉ gia tăng về số lượng lao động, trong 4 năm qua thu nhập của người lao động cũng không ngừng được tăng lên. Điều này được thể hiện thông qua sự gia tăng của tổng quỹ lương và thu nhập bình quân của người lao động trong 4 năm qua. Trung bình quỹ lương tăng 12,11%/năm, thu nhập bình quân của người lao động tăng trung bình 9.53%/năm. Đặc biệt là trong năm 2007 vừa qua, cả tổng quỹ lương và thu nhập bình quân của người lao động đều có mức tăng rất cao: tổng quỹ lương tăng 26,6%, thu nhập bình quân tăng 23,1%. Nếu giữ được mức tăng này trong những năm tới thì đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện, có điều kiện nâng cao mức sống, từ đó góp phần nâng cao trình độ sản xuất, đóng góp tốt hơn sự phát triển của công ty. Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty được thể hiện trong bảng số liệu 3. Qua bảng số liệu ta thấy, năng suất lao động của Công ty trong các năm từ 2004- 2006 rất cao, trung bình 80.25% Tr.đ/ng, cao nhất là năm 2006, năng suất lao động đạt 90,16 Tr.đ/ng/. Có được kết quả này là nhờ công ty đã quen dần với việc cổ phần hoá, hoạt động có hiệu quả hơn, đồng thời chú trọng hơn đến công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên. Tuy năm 2007, năng suất lao động của Công ty có giảm hơn so với 3 năm trước đó (chỉ đạt 68,06 Tr.đ/ng) nhưng năm 2007 lại là năm Công ty có mức lợi nhuận tính trên một lao động cao nhất, đạt 2,35 Tr.đ/ng và đây cũng là năm mà người lao động của Công ty có thu nhập bình quân cao nhất (1.907 Tr.đ/ng). Do đó, công ty cần có những biện pháp sao cho vừa tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận tính trên một lao động lại vừa tăng thu nhập cho người lao động. Bảng 3: Năng suất lao động của Công ty cổ phần May 10 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng số lao động Người 5.680 6.580 7.005 7.015 Tổng doanh thu Tr.đ 446.772 552.985 631.600 481.200 Lợi nhuận Tr.đ 6.021 13.842 15.830 16.500 Lợi nhuận/Tổng LĐ Tr.đ/ng 1.06 2.3 2.26 2.35 Năng suất lao động Tr.đ/ng 78.66 84.04 90.16 68.06 (Nguồn: Phòng Kinh doanh - Công ty cổ phần May 10 ) 3. Thị trường xuất khẩu và tình hình xuất khẩu của công ty Từ năm 1975, Công ty đã chuyển hướng sang may gia công xuất khẩu cho đến nay, Công ty vẫn luôn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình. Thị trường xuất khẩu chính của công ty là Mỹ, EU và Nhật Bản. Tình hình xuất khẩu của Công ty trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng số liệu 4: Nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của Công ty trong 4 năm gần đây: Kim ngạch xuất khẩu: Trong 4 năm (2003 – 2006) kim ngạch xuất khẩu của Công ty luôn tăng. Riêng năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm so vơi năm 2006. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu tăng 30,5% so với năm 2003, tương ứng tăng 2.647.000 USD. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu tăng 21,6% so với năm 2004, tương ứng tăng 8.219.000 USD. Bảng 4: Tình hình xuất nhập khẩu của Công ty từ năm 2003 – 2007 (Đơn vị: 1000USD) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ % 04/03 05/04 06/05 07/06 Kim ngạch XK Theo hợp đồng 18.530 21.177 29.396 32.844 28.327 130,5 121,6 111,7 86,2 XK tính đủ NPL 72.501 76.067 86.068 92.284 84.100 104,9 113,2 114,2 85,6 Sơ mi 14.784 18.982 22.028 16.328 15.572 128,4 116 74,2 95,4 Veston 3.160 4.625 1.903 7.567 9.732 146,4 41,1 397,7 128,6 Jacket 580 496 144 491 787 85,4 29,1 340,9 160.3 Quần áo khác 5,68 73,3 5.321 8.457 9.735 1.288,7 7.261,8 158,9 151,1 Mỹ 9.125 10.212 16.691 17.421 13.712 110.9 163.4 106,9 78,7 Nhật Bản 1.246 1.562 2.269 2.968 3.165 125.4 145.3 130,8 106,6 EU 4.376 4.579 6.245 6.840 5.478 104.6 136.4 109,5 80,1 Thi trường khác 3.783 4.824 4.191 5.615 5.963 127.5 97.8 133,9 106,2 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Công ty cổ phần May 10 ) Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu tăng 11,7% so với năm 2005, tương ứng tăng 3.448.000 USD. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu giảm 14,4% so với năm 2006, tương ứng giảm 4.517.000 USD Giai đoạn 2003 – 2006, kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu của Công ty ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, mức tăng tuyệt đối giữa các năm lại có xu hướng giảm dần và năm 2007, kim ngạch xuất khẩu lại giảm 14,4% so với năm 2006 chứng tỏ hoạt động xuất khẩu của Công ty chưa được đầu tư nhiều. Mặt khác, Công ty ở vị trí chấp nhận giá nên mặc dù số lượng sản phẩm xuất khẩu cao nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa tăng tương xứng. Sản phẩm xuất khẩu: sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Công ty là áo sơ mi. Sản lượng áo sơ mi xuất khẩu luôn chiếm vị trí số một trong tổng sản lượng sản phẩm xuất khẩu của Công ty. Trong 3 năm (2003 – 2005), sản lượng sản phẩm áo sơ mi xuất khẩu tăng (năm 2004 tăng 28,4%, năm 2005 tăng 15,9%) nhưng năm 2006 và 2007 lại có xu hướng giảm (năm 2006 giảm 25,8% so với năm 2005, năm 2007 giảm 4.6% so với năm). Thay vào đó là sự gia tăng rất về sản lượng xuất khẩu của sản phẩm áo jacket, veston và quần áo các loại. Năm 2006, sản lượng xuất khẩu áo Jacket và veston đều tăng trên 200% (Jacket tăng 240,9%, veston tăng 297,7%). Đặc biệt là sự gia tăng nhảy vọt của quần áo các loại trong 3 năm 2005 - 2007. So với năm 2004, sản lượng quần áo các loại xuất khẩu tăng năm 2005 ở mức rất cao (đạt 7126,8%). Năm 2006, đạt mức tăng 158,9%, năm 2007 đạt 115,1%. Năm 2007, các sản phẩm xuất khẩu này đều tăng so với năm 2006. Điều này chứng tỏ rằng Công ty đã và đang mở rộng danh mục các mặt hàng xuất khẩu của mình. Thị trường xuất khẩu: thị trường xuất khẩu chính của Công ty là Mỹ, EU và Nhật Bản. Sản lượng sản phẩm của Công ty tiêu thụ trên các thị trường này luôn chiếm tỉ lệ cao trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Thị trường Mỹ, trung bình chiếm khoảng 38 – 42% kim ngạch xuất khẩu của Công ty, EU 28% - 34%, Nhật Bản 7 – 11%. Thị trường Mỹ: là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty. Kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này trong 4 năm 2003 – 2006 đều tăng, chỉ riêng năm 2007 giảm. Năm 2004 tăng 10,9% so với năm 2003, năm 2005 tăng 63,4% so với năm 2004, năm 2006 tăng 6.9% so với năm 2006. Riêng năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường Mỹ giảm 21,3%. Sự giảm sút này không chỉ có ở công ty May 10 mà còn xuất hiện ở các công ty xuất khẩu hàng may mặc khác ở nước ta. Trong năm 2007, các đơn hàng từ phía Mỹ có xu hướng giảm rõ rệt do Chính phủ Mỹ đang xem xét để áp dụng chế độ giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam. Vì thế, các nhà nhập khẩu Mỹ e ngại, giảm bớt số lượng các đơn đặt hàng ở Việt Nam. Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty May 10 trung bình giai đoạn 2003 - 2007 (Nguồn: Phòng kế hoạch – Công ty cổ phần May 10) Thị trường EU: là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của công ty. Kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này trung bình khoảng 28 – 32%. Từ năm 2003 – 2006, kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này luôn tăng. Năm 2004 tăng 4,6%, tương ứng mức tăng 203.000 USD so với năm 2003. Năm 2005 tăng 36,45 so với năm 2004 (tương ứng mức tăng 1.666.000 USD). Năm 2006, tăng 9,5% so với năm 2005 (tương ứng tăng 595.000 USD). Nhưng năm 2007, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU lại giảm 19,9% so với năm 2006. Thị trường Nhật Bản: là một trong ba thị trường xuất khẩu chính của công ty. Đây là một thị trường dùng lớn, đầy hứa hẹn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có công ty May 10. Vì thế, trong thời gian qua, công ty luôn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thi trường Nhật Bản trung bình chiếm khoảng 8 – 12% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của công ty vào Nhật chỉ chiếm chưa đến 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, đã tăng dần lên 6,7% năm 2003, 7,4% năm 2004. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này chiếm 11,2%. Điều này được chứng minh bằng kim ngạch xuất khẩu của công ty vào Nhật Bản luôn tăng trong 5 năm gần đây (2003 – 2007). Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu tăng 25,4% so với năm 2003, tương ứng tăng 316.000 USD. Năm 2005 tăng 45,3% so với năm 2004, tương ứng tăng 707.000 USD. Năm 2006 tăng 30,8% so với năm 2005, tương ứng tăng 699.000 USD. Năm 2007 tăng 6,6% so với năm 2006, tương ứng tăng 197.000 USD. III. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường Nhật Bản 1. Các hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản Công ty đang áp dụng hai hình thức chính để xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Nhật Bản là nhận gia công quốc tế và xuất khẩu trực tiếp. * Nhận gia công quốc tế: công ty tiến hành ký kết với các đối tác Nhật Bản những hợp đồng gia công. Các đối tác này sẽ cung cấp đầy đủ nguyên phụ liệu để công ty tiến hành sản xuất theo yêu cầu của họ. Sau khi sản xuất xong, công ty sẽ giao lại thành phẩm cho các đối tác và nhận phí gia công * Xuất khẩu trực tiếp (xuất khẩu theo giá FOB): công ty ký hợp đồng với khách hàng, sau đó tiến hành việc lên kế hoạch mua nguyên phụ liệu để sản xuất theo hợp đồng đã ký. Tuy nhiên, khách hàng lại là người có quyền chỉ định nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho công ty. Hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Nhật Bản được thực hiện như sau: 1.1 Thực hiện nghiên cứu thị trường Công tác nghiên cứu thị trường của công ty được thực hiện bằng cả hai phương pháp: nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại thị trường. Để thực hiện nghiên cứu thị trường theo phương pháp tại bàn, công ty sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như Trung tâm thương mại quốc tế, Tổ chức thương mại và phát triển Liên hợp quốc UNCTAD, Cơ quan thống kê của Liên hợp quốc, Thời báo kinh tế tài chính, bản tin Reuter về các loại mặt hàng, các thông cáo báo chí, Internet… Phương pháp nghiên cứu tại thị trường ít được công ty áp dụng hơn do đòi hỏi chi phí cao. Công ty lựa chọn hình thức tiếp cận thị trường Nhật Bản hiệu quả nhất là tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm trên thị trường Nhật Bản, đăng các thông tin về công ty cũng như sản phẩm của công ty trên các trang web mua bán, siêu thị trên mạng… để các đối tác Nhật Bản biết đến sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, số lượng các hội chợ mà công ty tham gia còn hạn chế. Đồng thời công ty cũng tiến hành tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản. Thông qua các hội chợ sản phẩm quốc tế mà khách hàng tìm đến công ty và đặt hàng với công ty. Phòng kế hoạch sau khi nhận được E-mail của các đối tác sẽ xem xét, cân đối các điều khoản của đơn đặt hàng rồi gửi lại cho khách hàng đơn chào giá. Sau khi thống nhất được các điều khoản trong đơn chào giá thì hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. 1.2 Công tác giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu của công ty * Giao dịch, đàm phán: sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, công ty sẽ tiến hành xét duyệt. Nếu đồng ý, công ty sẽ viết một thư xác nhận gửi cho khách hàng. Nếu không chấp nhận thì công ty sẽ gửi đến khách hàng một thư trả lời đồng thời đưa ra những điều kiện mới để hai bên có thể thoả thuận tiếp. Công việc này được thực hiện bởi nhân viên phụ trách mặt hàng của phòng kế hoạch. Sau khi hai bên đã thống nhất các điều khoản thì hợp đồng được xác lập. Mỗi bên xác nhận làm hai bản, giữ lại một bản và gửi cho bên kia một bản. Hợp đồng xuất khẩu được ký kết. Hợp đồng này có thể được thể hiện dưới hình thức văn bản, qua e-mail, qua điện thoại hoặc có thể là khách hàng trực tiếp đến công ty đặt hàng. * Ký kết hợp đồng: công ty chủ yếu ký kết các hợp đồng gia công với đối tác Nhật Bản. Phương án này là phù hợp với yêu cầu của đối tác cũng như năng lực của công ty (mặc dù nó không mang lại lợi nhuận cao cho công ty). Điểm đặc biệt khi ký kết hợp đồng là luôn có một bản phụ lục về nguyên phụ liệu và yêu cầu về bên cung cấp nguyên phụ liệu đó kèm theo. Một số điều khoản được quan tâm trong hợp đồng mà công ty ký kết với đối tác Nhật Bản: + Điều khoản về chất lượng sản phẩm: như đã phân tích, người Nhật có đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Do đó, trong hợp đồng, điều khoản về chất lượng rất được các đối tác Nhật quan tâm. Chất lượng sản phẩm do phòng QA (phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm) của công ty thực hiện. Sau đó, đại diện phía Nhật Bản sẽ đế kiểm tra lại theo đúng yêu cầu thoả thuận trong hợp đồng. Nếu chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu, phía đối tác Nhật sẽ cung cấp giấy chứng nhận về chất lượng cho công ty để sản phẩm có thể xuất khẩu. Nếu chất lượng sản phẩm không đạt được yêu cầu như đã thoả thuận thì công ty buộc phải làm lại lô hàng đó, sao cho đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của phía đối tác. + Điều khoản về thời hạn giao hàng: thời hạn giao hàng phải đảm bảo đủ thời gian cho công ty có thể thu mua nguyên phụ liệu, đủ thời gian sản xuất đủ số lượng hàng hoá theo hợp đồng, có đủ thời gian để vận chuyển hàng hoá đến địa điểm giao hàng và đặc biệt quan trọng là thời điểm giao hàng phải đảm bảo được tính mùa vụ của sản phẩm (tức là sản phẩm của công ty phải phù hợp với thời tiết của Nhật). + Điều khoản về phương tiện vận tải: công ty thường ký hợp đồng theo điều kiện FOB nên đối tác Nhật là người chọn và tiến hành thuê phương tiện vận tải. + Điều khoản về thanh toán: là một trong những điều khoản mà công ty quan tâm khi ký kết hợp đồng với đối tác Nhật cũng như các đối tác khác. Đối với những hợp đồng có giá trị lớn hơn 10.000 USD thì công ty bắt buộc đối tác phải thực hiện thanh toán bằng phương thức L/C không huỷ ngang để đảm bảo vấn đề thanh toán. Đối với những hợp đồng có giá trị nhỏ hơn 10.000 USD công ty có thể sử dụng phương thức thanh toán điện chuyển tiền, phương thức nhờ thu. Thông thường, công ty thực hiện thanh toán với đối tác như sau: Đối tác chỉ định người cung cấp nguyên vật liệu cho công ty và sẽ thanh toán hộ công ty. Khi thanh toán, số tiền này được trừ vào giá FOB xuất khẩu mà họ đã thanh toán hộ. Hoặc đối tác chỉ định người cung cấp nguyên vật liệu cho công ty nhưng không thanh toán hộ mà cung cấp hoá đơn để công ty tự thanh toán với nhà cung cấp đó. 1.3 Thực hiện hoạt động tạo nguồn hàng cho sản xuất hàng xuất khẩu Để phục vụ hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu (chủ yếu là gia công và sản xuất theo đơn đặt hàng) công ty chủ yếu nhập nguyên liệu từ nước ngoài theo yêu cầu của bên đặt hàng hoặc đặt gia công. Công ty không phải mất thời gian để tìm kiếm nguồn hàng nên không phải chịu ảnh hưởng nhiều do sự biến động nguồn hàng gây ra. Công ty có quyền thu mua một số nguyên phụ liệu mà bên đối tác không bắt buộc phải nhập từ nguồn nào. Đối với hình thức gia công, công ty sẽ được đối tác cung cấp nguyên vật liệu sản xuất chính như vải, còn các phụ liệu như cúc, chỉ… công ty được quyền thu mua từ nguồn khác. Đối với hình thức khách hàng đặt hàng thì công ty sẽ tiến hành nhập nguyên vật liệu chính ở những nhà cung cấp do bên đặt hàng chỉ định. Các phụ liệu khác công ty được quyền tự thu mua. Trong những năm gần đây, công ty có xu hướng sử dụng các nguồn phụ liệu trong nước nhằm giảm chi phí gia công, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. Mặc dù vậy, tỷ lệ nguyên phụ liệu nhập khẩu trong trị giá nguyên phụ liệu sản xuất hàng xuất khẩu của công ty vẫn chiếm trên 90%, tỷ lệ nội địa chỉ chiếm chưa tới 10%. 1.4 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc của công ty Việc thực hiện hợp đồng của công ty thường gặp khó khăn trong việc đảm bảo tiến độ sản xuất do công ty bị phụ thuộc vào bên thứ ba là những nhà cung cấp nguyên phụ liệu. Công ty còn gặp khó khăn trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm do yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm của đối tác Nhật Bản, việc thực hiện thủ tục hải quan… Những điều này làm cho công ty giao hàng chậm, giao hàng không đúng yêu cầu... dẫn đến phát sinh thêm chi phí để làm lại hàng hóa, phải chịu thêm một khoản tiền phạt chậm giao hàng theo thoả thuận trong hợp đồng. Việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty được tiến hành như sau: + Xin giấy phép nhập khẩu: hàng may mặc thuộc diện Nhà nước quản lý bằng hạn ngạch nên công ty phải xin giấy phép xuất khẩu cho các lô hàng. + Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu: công ty dựa vào những điều khoản trong hợp đồng đã ký với đối tác để lập kế hoạch và phương án thu mua nguyên phụ liệu, sau đó tiến hành sản xuất. Đối với hợp đồng gia công, công ty sẽ nhận được nguyên liệu sau khi ký kết hợp đồng và tiến hành thu mua nguyên phụ liệu cần thiết khác. Đối với hợp đồng đặt hàng, sau khi ký hợp đồng công ty sẽ tiến hành thu mua nguyên liệu từ các nhà cung cấp do đối tác chỉ định rồi thu mua các nguyên phụ liệu khác ngay trong nước hoặc từ các thị trường khác như Hồng Kông, Trung Quốc… Sau đó, công ty tiến hành sản xuất theo kế hoạch và phương án đã lập ra. Tuỳ thuộc vào mặt hàng mà công ty nhận gia công, đối tác đặt hàng mà việc sản xuất của công ty được tiến hành ở xí nghiệp nào. Các xí nghiệp sẽ tiến hành sản xuất theo đúng mẫu mã sản phẩm mà hai bên đã thống nhất/ + Kiểm tra chất lượng sản phẩm: sau khi sản phẩm được sản xuất xong sẽ được phòng QA và đối tác Nhật Bản tiến hành kiểm tra. Nếu sản phẩm đạt yêu cầu thì công ty thực hiện bước tiếp theo là làm thủ tục hải quan cho lô hàng. Còn nếu không đạt yêu cầu, công ty phải sửa chữa lại hàng hoá cho phù hợp với yêu cầu, dẫn đến bị phạt chậm giao hàng, gây thiệt hại nhiều mặt cho công ty. + Làm thủ hải quan cho lô hàng xuất khẩu: công ty thực hiện đăng ký tờ khai hải quan điện tử qua mạng. Cơ quan hải quan kiểm tra tờ khai và gửi lại cho công ty phiếu tiếp nhận tờ khai và tiến hành các thủ tục hải quan tiếp theo cho lô hàng xuất khẩu. Nhiệm vụ này do chi nhánh của công ty ở Hải Phòng thực hiện. + Giao hàng: đối với gia công thì công ty thường tiến hành giao hàng cho đại diện của đối tác ngay tại công ty. Đối với hợp đồng mua bán hàng may mặc theo đơn đặt hàng thì công ty thường thực hiện giao hàng tại cảng Hải Phòng. + Làm thủ tục thanh toán: là công việc quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc của công ty. Công ty sẽ phải lập bộ chứng từ thanh toán đầy đủ, chính xác, phù hợp với yêu cầu về chứng từ của phương thức thanh toán mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng. Với những hợp đồng có giá trị lớn, công ty sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C. Với những khách hàng có uy tín, có quan hệ làm ăn lâu dài, công ty thực hiện thanh toán theo phương thức nhờ thu D/P thông qua ngân hàng Vietcombank hoặc sử dụng phương thức thanh toán chuyển khoản, điện chuyển tiền… 1.5 Giải quyết khiếu nại (nếu có) Trong quá trình thực hiện có thể công ty vi phạm những quy định được thoả thuận trong hợp đồng như giao hàng chậm, sản phẩm không đúng mẫu mã, không đảm bảo yêu cầu về chất lượng… Tuỳ thuộc vào nội dung khiếu nại của đối tác mà công ty tiến hành bồi thường theo thoả thuận giữa hai bên. 2. Kết quả xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản trong những năm qua 2.1 Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật Bản Công ty thâm nhập vào thị trường Nhật Bản năm 1994, sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị trường này không ngừng tăng lên qua các năm. Đến nay, Nhật Bản là một trong 3 thị trường xuất khẩu chính của công ty. Giai đoạn 2003 – 2007, kim ngạch xuất khẩu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20558.doc
Tài liệu liên quan