Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU - 1 -

Chương 1 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT TRONG THỜI GIAN QUA

1.1 MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ARTEXPORT - 4 -

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty - 4 -

1.1.1.1 Giai đoạn 1964 - 1975 - 4 -

1.1.1.2 Giai đoạn 1976 – 1991 - 5 -

1.1.1.3 Giai đoạn 1991 – nay - 6 -

1.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty - 7 -

1.1.2.1 Nhiệm vụ - 7 -

1.1.2.2 Quyền hạn - 8 -

1.1.3 Cơ cấu tổ chức kinh doanh và tổ chức bộ máy quản trị - 9 -

1.1.4 Các lĩnh vực kinh doanh - 13 -

1.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh - 13 -

1.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2006 – 2009 - 17 -

1.2.1 Theo cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu - 17 -

1.2.1.1 Hàng thêu ren, dệt may - 18 -

1.2.1.2 Hàng sơn mài, mỹ nghệ, đồ gỗ - 19 -

1.2.1.3 Hàng cói, mây tre - 20 -

1.2.1.4 Gốm sứ, đất nung - 21 -

1.2.1.5 Các mặt hàng khác - 23 -

1.2.2 Theo cơ cấu thị trường xuất khẩu - 23 -

1.2.2.1 Tây Bắc Âu - 25 -

1.2.2.2 Châu Á – Thái Bình Dương - 26 -

1.2.2.3 Đông Âu - 28 -

1.2.2.4 Thị trường khác - 29 -

1.2.3 Theo hình thức xuất khẩu - 30 -

1.2.3.2 Xuất khẩu trực tiếp và khác - 31 -

1.2.3.1 Xuất khẩu nhận uỷ thác - 33 -

1.3 CÁC BIỆN PHÁP CÔNG TY ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ - 33 -

1.3.1 Các biện pháp mở rộng và phát triển thị trường - 33 -

1.3.2 Công tác xúc tiến xuất khẩu - 34 -

1.3.3 Công tác huy động hàng xuất khẩu - 34 -

1.3.3.1 Nhận uỷ thác xuất khẩu - 35 -

1.3.3.2 Liên doanh, liên kết để sản xuất hàng xuất khẩu - 35 -

1.3.3.3 Phương thức mua hàng xuất khẩu - 35 -

1.3.4 Phát triển nguồn nhân lực - 37 -

1.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY - 37 -

1.4.1 Thành tựu - 37 -

1.4.2 Hạn chế - 39 -

1.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế - 41 -

1.4.3.1 Nguyên nhân khách quan - 41 -

1.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan - 42 -

 

Chương 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY ARTEXPORT TRONG GIAI ĐOẠN HẬU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI

2.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT TRONG THỜI GIAN TỚI - 44 -

2.1.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010 - 44 -

2.1.2 Chiến lược sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011 - 2015 - 45 -

2.2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY KHI XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ RA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI - 46 -

2.2.1 Cơ hội - 46 -

2.2.1.1 Tiếp cận với nhiều thị trường mới - 47 -

2.2.1.2 Cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm - 47 -

2.2.2 Thách thức - 47 -

2.2.2.1 Áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài - 47 -

2.2.2.1 Tình trạng vi phạm bản quyền, sao chép mẫu mã, tranh chấp bản quyền - 48 -

2.2.2.2 Thiếu thông tin hỗ trợ thị trường - 49 -

2.2.2.3 Đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm tại các thị trường khó tính - 50 -

2.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CHO CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI - 52 -

2.3.1 Nhóm giải pháp phát triển thị trường - 52 -

2.3.2 Nhóm giải pháp đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã sản phẩm - 52 -

2.3.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác marketing - 54 -

2.3.4 Nhóm giải pháp phát triển chất lượng nhân lực trong Công ty - 56 -

2.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC - 58 -

2.4.1 Quy hoạch lại ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ - 58 -

2.4.2 Hỗ trợ xuất khẩu ngành hàng theo quy định của WTO - 60 -

2.4.3 Đẩy mạnh vai trò xúc tiến thương mại của Nhà nước - 62 -

2.4.4 Hoàn thiện công tác bảo hộ sở hữu kiểu dáng công nghiệp - 64 -

2.4.5 Tạo điều kiện cho Hiệp hội thủ công mỹ nghệ hoạt động có hiệu quả - 65 -

KẾT LUẬN - 67 -

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - 68 -

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2194 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Artexport Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu sụt giảm trên thị trường này. Hiện nay, tuy Công ty vẫn còn thị phần tại thị trường Đông Âu nhưng quá nhỏ và chiếm tỉ trọng quá ít so với các khu vực thị trường khác, cũng như so với tổng kim ngạch xuất khẩu mà Công ty đã đạt được. Bảng 1.11 - KNXK sang Đông Âu giai đoạn 2006-2009 Đơn vị: USD Năm Tổng KNXK KNXK sang Đông Âu Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng (%) 2006 (*) 11.082.307 156.260 1,41 _ 2007 12.751.624 525.367 4,12 336,21 2008 11.183.665 523.396 4,68 334,95 2009 9.506.115 300.393 3,16 192,24 Nguồn: Artexport (*): Năm cơ sở Trong giai đoạn 2006-2009 này, kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này đạt thấp nhất vào năm 2006 – 156.260 USD. Nguyên nhân có thể là do khi đó Công ty đã không chú trọng tới thị trường này. Sang năm 2007, Công ty đã kịp đề ra chiến lược đúng đắn đối với thị trường Đông Âu vì vậy mà đã tăng được kim ngạch xuất khẩu lên 525.367 USD, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2006. Năm 2008 cũng có mức mức kim ngạch gần xấp xỉ năm 2007. Năm 2009, trong khi các mặt hàng của Công ty gặp khó tại các thị trường chính yếu như Tây Bắc Âu và Châu Á-Thái Bình Dương thì doanh thu xuất khẩu của Công ty tại thị trường Đông Âu không bị giảm quá nhiều về mặt giá trị. Năm 2009, doanh thu xuất khẩu sang thị trường này đạt 300.393 USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2006, nhưng giảm khoảng 40% so với năm 2007 và 2008. 1.2.2.4 Thị trường khác Những năm trước đây, Công ty đã có quan hệ với khá nhiều thị trường mới tuy nhiên kết quả xuất khẩu sang các thị trường mới này còn khá khiêm tốn vì thời gian đó mới là những bước đầu trong quá trình thâm nhập, thăm dò và nghiên cứu thị trường. Những năm trở lại đây, Công ty đã có chính sách phát triển thị trường hiệu quả hơn. Chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu sang thị trường khác đang nắm giữ một vai trò quan trọng, bù đắp cho sự sụt giảm kim ngạch tại các thị trường khác khi có những biến động trên thị trường thế giới. Trong các thị trường này, Mỹ là thị trường nhiều tiềm năng nhất đối với Công ty. Bảng 1.12 - KNXK sang thị trường khác giai đoạn 2006-2009 Đơn vị: USD Năm Tổng KNXK KNXK sang thị trường khác Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng (%) 2006 (*) 11.082.307 3.902.080 35,21 _ 2007 12.751.624 3.947.903 30,96 1,17 2008 11.183.665 3.218.659 28,78 -17,51 2009 9.506.115 3.085.685 32,46 -20,92 Nguồn: Artexport; (*): Năm cơ sở Qua bảng trên, ta thấy kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường khác cao nhất vào năm 2007, đạt 3,9 triệu USD, mức này cũng gần tương đương với mức đạt được năm 2006. Cả 4 năm từ 2006-2009 doanh thu xuất khẩu tại các thị trường này đều đạt trên 3 triệu USD. Năm 2008 có mức doanh thu xuất khẩu 3,2 triệu USD giảm so với năm 2006 là 17%, năm 2009 đạt mức xấp xỉ 3 triệu USD, giảm 20% so với năm 2006. 1.2.3 Theo hình thức xuất khẩu Cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế hướng về xuất khẩu, nhằm thức đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hóa, Nhà nước đã mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng có quyền xuất nhập khẩu hàng hóa theo đúng lĩnh vực đăng ký kinh doanh của mình. Do đó, lượng hàng hóa mà Công ty nhận được từ các công ty khác cho ủy thác xuất khẩu ngày càng giảm dần. Vì vậy, để tăng trưởng doanh thu xuất khẩu, Công ty không còn cách nào khác là phải tiếp cận và xác lập các mối quan hệ buôn bán trực tiếp với khách hàng nhập khẩu nước ngoài. Bảng 1.13 - KNXK theo hình thức xuất khẩu giai đoạn 2006-2009 Đơn vị: USD Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Kim ngạch XK 11.082.307 12.751.624 11.183.665 9.506.115 XK trực tiếp và khác 9.299.834 11.074.311 9.639.491 8.334.962 XK nhận ủy thác 1.782.473 1.677.313 1.544.174 1.171.153 Nguồn: Artexport Biểu đồ 1.8 – Cơ cấu KNXK theo hình thức XK giai đoạn 2006-2009 Theo bảng 1.13 và biểu đồ 1.8, ta thấy kim ngạch xuất khẩu nhận ủy thác ngày càng chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Nếu như trong những năm trước như năm 1997, khi mà phần lớn kim ngạch xuất khẩu là nhận ủy thác, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp mới chỉ đạt 34,13%, đến các năm 2003, 2004, 2005 con số đạt tương ứng là 60,31%, 71,49%, 86,04%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng khi kim ngạch xuất khẩu trực tiếp và khác của Công ty có xu hướng liên tục tăng. Trong những năm gần đây, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp và khác luôn đạt trên 80%. Và chắc chắn, trong những năm tới sẽ có xu hướng tỉ trọng của kim ngạch xuất nhận khẩu ủy thác chỉ còn chiếm dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. 1.2.3.2 Xuất khẩu trực tiếp và khác Bảng 1.14 - KNXK trực tiếp và khác giai đoạn 2006-2009 Đơn vị: USD Năm Tổng KNXK KNXK trực tiếp và khác Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng (%) 2006 (*) 11.082.307 9.299.834 83,92 _ 2007 12.751.624 11.074.311 86,85 19,08 2008 11.183.665 9.639.491 86,19 3,65 2009 9.506.115 8.334.962 87,69 -10,37 Nguồn: Artexport (*): Năm cơ sở Đơn vị: USD Biểu đồ 1.9 - KNXK trực tiếp và khác giai đoạn 2006-2009 Theo bảng 1.14 và biểu đồ 1.9, xuất khẩu trực tiếp và khác có xu hướng chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu dù doanh thu xuất khẩu 2 năm 2008 và 2009 có xu hướng giảm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu trực tiếp và khác đạt cao nhất vào năm 2007 11 triệu USD, xấp xỉ tổng kim ngạch của toàn năm 2006 và cao hơn so với tổng kim ngạch của toàn năm 2008 và 2009. Điều này thể hiện Công ty đã nỗ lực rất lớn trong việc nghiên cứu, tiếp cận và xác lập các mối quan hệ với khách hàng tại thị trường nước ngoài. Hiện nay, Công ty đã không còn phải phụ thuộc vào việc nhận ủy thác xuất khẩu cho các doanh nghiệp khác như trong giai đoạn trước đây, đặc biệt là trong những năm nền kinh tế chưa đổi mới và khi Nhà nước chưa có chính sách mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối với nhiều loại hình doanh nghiệp. Các hình thức xuất khẩu khác có thể kể đến như: gia công xuất khẩu, liên doanh liên kết xuất khẩu, xuất khẩu theo nghị định thư… 1.2.3.1 Xuất khẩu nhận uỷ thác Theo bảng 1.15 dưới đây, ta thấy kim ngạch xuất khẩu nhận ủy thác trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty Artexport đang có xu hướng giảm cả về giá trị và tỉ trọng. Nếu như năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 11 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu nhận ủy thác đạt 1,7 triệu USD, chiếm tỉ trọng 16,08% thì năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, tổng kim ngạch giảm xuống 9 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu nhận ủy thác còn 1,1 triệu USD (giảm 34% so với năm 2006), tỉ trọng chỉ còn 12,31%. Bảng 1.15 - KNXK nhận ủy thác giai đoạn 2006-2009 Đơn vị: USD Năm Tổng KNXK KNXK nhận ủy thác Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng (%) 2006 (*) 11.082.307 1.782.473 16,08 _ 2007 12.751.624 1.677.313 13,15 -5,89 2008 11.183.665 1.544.174 13,81 -13,36 2009 9.506.115 1.171.153 12,31 -34,29 Nguồn: Artexport (*): Năm cơ sở 1.3 CÁC BIỆN PHÁP CÔNG TY ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 1.3.1 Các biện pháp mở rộng và phát triển thị trường Công ty đã củng cố và duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống của mình như khu vực thị trường Châu Á – Thái Bình Dương và khu vực thị trường Đông Âu. Bên cạnh đó, Công ty đã mở rộng kênh xuất khẩu sang các thị trường mới rất tiếm năng như Tây Bắc Âu, Trung Đông hay Nam Phi. Đặc biệt, năm 2001 khi hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có hiệu lực, Công ty cũng đã nhanh chóng tìm cơ hội để thâm nhập thị trường tiềm năng này. Công ty đã tích cực chủ động tham gia các hội chợ triển lãm cả trong và ngoài nước. Tại đây, Công ty có cơ hôi trưng bày các sản phẩm của mình tới bạn bè quốc tế, qua đó tìm kiếm được nhiều khách hàng mới, mặc dù số lượng đơn đặt hàng ở từng thị trường mới chưa nhiều, nhưng tổng cộng tất cả các đơn đặt hàng tại các thị trường mới này đã phần nào giúp Công ty vượt qua khó khăn khi có những biến cố tại các thị trường truyền thống cũng như chính yếu cũng Công ty. 1.3.2 Công tác xúc tiến xuất khẩu Công ty Artexport đã tiến hành các hoạt động khuếch trương, quảng cáo sản phẩm và quảng bá hình ảnh của Công ty với nhiều hình thức khác nhau thông qua trang web của mình. Trên đó, có đầy đủ các mẫu mã sản phẩm được chia thành 4 mục lớn: hàng thêu ren, dệt may; hàng sơn mài, gỗ mỹ nghệ; hàng mây tre; hàng gốm sứ, đất nung. Bên cạnh đó, Công ty luôn chủ động tham dự các hội chợ, triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ cả ở trong nước và quốc tế. Thông qua các hội chợ triển lãm này, Công ty đã tìm kiếm được thêm nhiều khách hàng mới, thị trường tiềm năng mới. Ngoài ra, Công ty còn chủ động chào hàng trực tiếp với khách hàng bằng cách tìm kiếm thông tin khách hàng, các nhà nhập khẩu có nhu cầu trên các trang mạng 1.3.3 Công tác huy động hàng xuất khẩu Công tác huy động hàng xuất khẩu là một trong những khâu quan trọng nhất trong quy trình hoạt động xuất khẩu của bất kì doanh nghiệp xuất khẩu nào, và Công ty Artexport cũng không phải là một ngoại lệ. Thời gian qua, Công ty Artexport đã thực hiện khá tốt khâu này với nhiều hình thức khá nhau, có thể kể đến phương thức: nhận ủy thác xuất khẩu; liên doanh, liên kết sản xuất hàng xuất khẩu và mua hàng xuất khẩu. Công ty đã áp dụng linh hoạt các hình thức này để có thể huy động đủ nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu. 1.3.3.1 Nhận uỷ thác xuất khẩu Từ những ngày đầu thành lập, Công ty đã áp dụng ngay hình thức này để huy động hàng cho xuất khẩu. Và hiện nay, Công ty vẫn đang áp dụng hình thức nhận ủy thác xuất khẩu một cách có hiệu quả mặc dù hình thức này ngày càng chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu do chính sách mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho các loại hình doanh nghiệp của Nhà nước. Theo hình thức này, Công ty Artexport sẽ không tham gia trực tiếp sản xuất mà sẽ tiến hành xuất khẩu hộ sản phẩm do các đơn vị khác làm ra. 1.3.3.2 Liên doanh, liên kết để sản xuất hàng xuất khẩu Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Các doanh nghiệp không chỉ bị áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong nước mà còn từ phía các doanh nghiệp nước ngoài. Ở thị trường nội địa hay quốc tế đều xảy ra tình trạng như vậy. Cạnh tranh sẽ đào thải các doanh nghiệp làm ăn yếu kém. Những doanh nghiệp có tiềm lực trung bình thì không dám đầu tư một cách dàn trải, mà chỉ tập trung đầu tư vào một số mặt hàng nhất định mà doanh nghiệp có thế mạnh, có như vậy thì năng lực cạnh tranh mới được nâng cao và doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị trường. Như vậy, tất yếu phải có sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm giúp đỡ nhau cùng sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Và trong trường hợp này, Công ty Artexport là đơn vị chuyên doanh xuất nhập khẩu nên tất yếu phải có sự liên kết, liên doanh với các đơn vị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trong nước để đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu. 1.3.3.3 Phương thức mua hàng xuất khẩu Phương thức này được áp dụng phổ biến đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủ công mỹ nghệ. Công ty Artexport đã áp dụng phương thức này với 3 hình thức sau: Đặt hàng: đây là hình thức Công ty dựa vào mẫu mã sản phẩm mà đối tác nước ngoài đã yêu cầu trong hợp đồng để đặt hàng tại các cơ sở sản xuất của mình với đúng số lượng, chất lượng để kịp thời hạn giao hàng. Hình thức này thường được áp dụng trong trường hợp hợp đồng có giá trị lớn với những yêu cầu về mẫu mã khác biệt. Ưu điểm: chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng được đảm bảo Nhược điểm: công ty phải ứng vốn trước, mất nhiều thời gian để có hàng Thu mua theo hợp đồng bao tiêu: theo hình thức này, Công ty sẽ ký hợp đồng mua trọn gói đối với tất cả các sản phẩm do một cơ sở nào đó sản xuất ra, thường là các cơ sở sản xuất nhỏ như hộ gia đình và thường áp dụng đối với các sản phẩm mây, tre đan. Ưu điểm: nguồn hàng cung ứng được đảm bảo, ổn định Nhược điểm: không linh hoạt khi nhu cầu thị trường thay đổi, hàng hóa tiêu thụ chậm gây ứ đọng vốn Thu mua tự do: hình thức này được áp dụng khi Công ty có hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài, nhưng các cơ sở sản xuất của Công ty không đáp ứng đủ nguồn hàng cung ứng. Do vậy, Công ty sẽ tiến hành thu gom hàng ở các đơn vị sản xuất khác. Ưu điểm: hàng hóa chắc chắn được tiêu thụ Nhược điểm: không chủ động trong việc huy động nguồn hàng, dễ xảy ra tình trạng không đáp ứng yêu cầu về mẫu mã và chất lượng sản phẩm 1.3.4 Phát triển nguồn nhân lực Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Artexport không ngừng phát triển đi lên từ lúc mới thành lập chính là nhờ sự đồng lòng, quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt chỉ tiêu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lãnh đạo giao cho. Ở góc độ quản lý, ban lãnh đạo Tổng công ty đã thực hiện việc phân công cụ thể công việc cho từng phòng, từng bộ phận rất rạch ròi, chặt chẽ. Nhờ đó, hiệu quả công việc mang lại rất cao, phát huy được năng lực của nhân viên. Bên cạnh đó, Công ty luôn quan tâm đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên, có nhiều chế độ đãi ngộ cho bộ phận và cá nhân có thành tích tốt. Lãnh đạo Công ty trực tiếp chỉ đạo các cán bộ phải “bám lấy sản xuất”, đi sâu sát đến các cơ sở tìm nguồn nguyên liệu, chỉ dẫn mẫu mã cho thợ. Bên cạnh trực tiếp sản xuất, Công ty còn liên hệ với các địa phương nhằm huy động nguồn nhân lực nhàn rỗi để gia tăng nguồn hàng. Chính từ quá trình tiếp xúc thực tế nên các cán bộ đã nảy ra nhiều sáng kiến mới phục vụ cho công tác sản xuất. Ví dụ có thời điểm thiếu nguồn nguyên liệu cói làm thảm, cán bộ Artexport đã có sáng kiến dùng bẹ ngô thay thế, được các khách hàng rất ưa thích. 1.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY 1.4.1 Thành tựu Ngành thủ công mỹ nghệ là một ngành nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam với nhiều làng nghề có từ lâu đời, nhiều sản phẩm được tạo nên bởi bàn tay khéo léo, tài hoa của Người Việt. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cần được quảng bá trên thị trường thế giới để từng bước đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ thu ngoai tệ về cho đất nước, đồng thời cũng giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động. Với mục đích như vậy, Công ty Artexport đã vượt qua bao khó khăn trở ngại trong suốt hơn 40 năm thành lập, vững bước đi lên trở thành một trong những công ty hàng đầu trong nước về lĩnh vực kinh doanh sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và cũng đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng qua các năm trước giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới, hiện tại kim ngạch xuất khẩu của Công ty đang có xu hướng giảm do ảnh hưởng của cuộc suy thoái lan sâu và rộng hơn Thâm nhập được các thị trường mới, đồng thời giữ vững các thị trường truyền thống. Hiện Công ty đang thâm nhập một số thị trường mới khá tiềm năng như Úc, Brazil, Canada, khu vực thị trường Nam Phi…. Có chiến lược sản phẩm đúng đắn đối với từng thị trường: xuất khẩu đồ gỗ sang Đài Loan, đồ thêu ren, dệt may sang Mỹ, EU, xuất khẩu mặt hàng gốm sứ, đất nung sang Nhật Bản… Sản phẩm ngày càng được đa dạng hóa, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, kể cả khách hàng tại những thị trường khó tính nhất. Mẫu mã sản phẩm đã có được sự đột phá trong khâu thiết kế hơn, chủng loại đa dạng, màu sắc, kiểu dáng phong phú Lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều có xu hướng tăng qua các năm, như đã phân tích trong phần kết quả kinh doanh của Công ty ở trên. Mặc dù giá trị kim ngạch xuất khẩu trong năm 2008 và 2009 giảm xuống nhưng mức lợi nhuận Công ty đạt được vẫn không ngừng tăng lên. Nộp ngân sách nhà nước tăng: do mức lợi nhuận mà Công ty đạt được vẫn tăng trưởng qua các năm bất chấp suy thoái kinh tế nên nộp ngân sách nhà nước cũng tăng lên. Đời sống của cán bộ của công nhân viên từng bước được cải thiện: cán bộ công nhân viên chính là một nhân tố then chốt tạo đà cho thành công ngày nay của Công ty. Mức thu nhập bình quân đầu người của cán bộ công nhân viên Công ty có xu hướng tăng lên qua các năm (năm 2009 ở mức 4,1 triệu đồng/người/tháng). Đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu giàu kinh nghiệm, giỏi nghiệp vụ, biết sử dụng một cách linh hoạt các hình thức xuất khẩu và các hình thức thanh toán quốc tế. Tạo việc làm cho lao động phổ thông ở các làng nghề truyền trống tại Hà Tây, Ninh Bình, Hải Dương, Thanh Hóa…góp phần làm giảm tỉ lệ đói nghèo ở các địa phương này. Không ngừng đầu tư vào các làng nghề truyền thống sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, đặc biệt là làng nghề tại Bát Tràng, xưởng gốm Đông Mỹ. Công ty ngày càng phát triển và mở rộng, hiện nay công ty đã có chi nhánh, văn phòng đại diện, xưởng sản xuất tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, công ty còn mở văn phòng đại diện tại nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thâm nhập và mở rộng thị trường. 1.4.2 Hạn chế Quá trình thực hiện đa đạng hoá mặt hàng kinh doanh chưa hiệu quả: mặc dù Công ty đã đề ra chiến lược đa dạng hóa mặt hàng rất đúng đắn, tuy nhiên quá trình thực hiện chiến lược này chưa hiệu quả. Công ty mới chỉ tập trung đầu tư và sản xuất một số mặt hàng mũi nhọn, mà chưa thực sự tìm ra những mặt hàng mới. Bởi vậy, sự đột phá về doanh thu xuất khẩu hiện vẫn chưa được tạo ra. Chỉ có mặt hàng mới sáng tạo nhưng mang đậm nét văn hóa Việt Nam mới có thể thu hút nhiều khách hàng nhập khẩu lớn. Sức cạnh tranh hàng hóa của Công ty chưa cao: giá cả sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty thường cao hơn so với các công ty khác, bao gồm cả công ty đối thủ trong nước và ngoài nước. Giá bán của Công ty cao hơn cũng đồng nghĩa với việc chất lượng sản phẩm được coi trọng hơn. Tuy nhiên, điều này chắc chắn sẽ làm suy giảm sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Biện pháp đưa ra là Công ty cần thực hiện các biện pháp đổi mới về công nghệ, kỹ thuật sản xuất cũng như chú trọng vào khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm để tạo ra được những sản phẩm có giá thành giảm, chất lượng được nâng cao, mẫu mã đẹp, đa dạng. Chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác liên doanh, liên kết: Công ty từng là một doanh nghiệp nhà nước nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực liên doanh, liên kết. Chính vì vậy, một số liên doanh của Công ty được hình thành nhưng hoạt động không hiệu quả, gây nên tình trạng thua lỗ, ứ đọng vốn mà nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu vẫn không được bảo đảm chặt chẽ. Minh chứng rõ nhất là trong cơ cấu tổ chức hiện nay, khối liên doanh của Công ty mới chỉ có một công ty duy nhất – công ty TNHH Fabi, tỉnh Hà Nam. Nếu biết tận dụng phương thức liên doanh liên kết này một cách hiệu quả thì chắc chắn lợi ích đem về cho công ty là không nhỏ. Chưa quan tâm đúng mức tới một số khu vực thị trường: bên cạnh việc mở rộng được thị trường xuất khẩu và tìm kiếm được nhiều thị trường mới, Công ty lại chưa quan tâm đúng mức tới một số khu vực thị trường, khiến cho chúng đang dần bị mai một. Ví dụ điển hình là khu vực thị trường các nước Đông Âu thuộc SNG cũ. Như phân tích ở trên, mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu qua các năm có thể tăng hoặc được giữ ở mức ổn định, đồng thời kim ngạch tại một số thị trường mới có xu hướng tăng đều thì kim ngạch tại khu vực thị trường Đông Âu lại đang có xu hướng giảm dần. Nếu không có những biện pháp kịp thời thì rất có thể Công ty sẽ dần mất đi thị phần tại những thị trường đã từng là quan trọng nhất với mình. 1.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 1.4.3.1 Nguyên nhân khách quan Biến động về kinh tế - chính trị trong nước và trên thế giới: những biến động này có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của bất kì doanh nghiệp xuất khẩu nào. Các biến động của các yếu tố trong nước sẽ ảnh hưởng tới việc thu mua, sản xuất hàng hóa cung ứng cho xuất khẩu của Công ty. Còn các biến động trên thị trường thế giới lại ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu, doanh thu của Công ty. Ví dụ như hiện nay, nền kinh tế thế giới đang trong cơn bão khủng khoảng tài chính, tất cả các nước đều hạn chế nhập khẩu để thắt chặt chi tiêu, như vậy số lượng đơn đặt hàng của các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu giảm mạnh, ảnh hưởng lớn tới doanh thu xuất khẩu đem về. Nhu cầu sử dụng mặt hàng thủ công mỹ nghệ không lớn: mặc dù nhu cầu sử dụng hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường thế giới có xu hướng tăng trong các năm qua nhưng do đây không phải là mặt hàng thiết yếu, cần thiết cho cuộc sống của con người nên nhu cầu thực sự đối với hàng thủ công mỹ nghệ thông thực sự lớn như các mặt hàng thủy sản, dệt may hay giày dép. Chỉ có những người tiêu dùng có mức thu nhập cao, ổn định mới có nhu cầu đối với mặt hàng này và khi đó yêu cầu của họ đối với kiểu dáng, chất lượng sản phẩm lại càng cao. Sức ép cạnh tranh từ các công ty trong và ngoài nước: khi Nhà nước mở rộng quyền xuất khẩu đối với nhiều loại hình doanh nghiệp thì cạnh tranh giữa các công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ngày càng gay gắt hơn. Các đối thủ trong nước tiềm năng của Công ty Artexport có thể kể đến như: công ty Artex Thăng Long, Artex Bát Tràng, TOCONTAP, các hợp tác xã, các công ty tư nhân, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ…Trong khi đó, các công ty đối thủ nước ngoài cũng là rào cản không nhỏ đối với Công ty Artexport, đặc biệt là các nước xuất khẩu thủ công mỹ nghệ hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, hay một số nước trong khu vực ASEAN như Indonesia, Malaysia… 1.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan Yếu kém trong khâu chủ động nguồn hàng: Nguyên nhân của tình trạng này có thể kể tới: Một là, do khi có những đơn đặt hàng có giá trị lớn, yêu cầu thời hạn giao hàng lại ngắn, Công ty buộc phải đi thu gom hàng ở nhiều nguồn khác nhau, gây nên tình trạng chất lượng sản phẩm không đồng đều. Hai là, do Công ty chưa có sự liên kết thực sự vững chắc với các đơn vị sản xuất của mình, chưa thực sự đầu tư đúng mức vào các xưởng sản xuất đặc biệt là về đầu tư vào máy móc thiết bị sản xuất và khâu thiết kế sản phẩm. Điều này lý giải tại sao một số hợp đồng Công ty không hoàn thành được, phải bồi thường tổn thất cho đối tác, hoặc bị đối tác trả lại sản phẩm do không đúng với yêu cầu của hợp đồng. Chưa chú trọng tới công tác nghiên cứu thị trường: Công ty chưa quan tâm đúng mức tới công tác nghiên cứu thị trường nên không thể đánh giá và dự báo chính xác về nhu cầu tại từng khu vực thị trường. Hậu quả là, Công ty thiếu thông tin về khu vực thị trường mà mình sẽ thâm nhập, do vậy Công ty có thể đã đánh mất thị phần tại một số thị trường tiềm năng mà đáng lẽ Công ty đã có được nếu biết quan tâm đúng mức tới công tác nghiên cứu thị trường. Không quan tâm tới khâu này, Công ty cũng khó có thể nhận ra tiềm năng của những khu vực thị trường mà sẽ là điểm tựa cho Công ty khi thị phần tại các thị trường lớn giảm đột ngột do cú sốc của khủng hoảng kinh tế như giai đoạn hiện nay. Chất lượng sử dụng nguồn nhân lực chưa cao: tại Công ty, lề thói làm việc của cán bộ công nhân viên vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp. Họ vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của tác phong làm việc tại cơ quan nhà nước trong suốt 40 năm, mặc dù Công ty đã chuyển sang hình thức cổ phần hóa được gần 5 năm. Bên cạnh đó, cũng xảy ra tình trạng cán bộ nhiều tuổi làm việc không hiệu quả còn cán bộ trẻ tuổi lại không được trọng dụng do không có kinh nghiệm. Đây thực sự sẽ là một tổn thất rất lớn nếu Công ty không kịp đề ra chính sách phát triển và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý. Con người luôn luôn là yếu tố quyết định thành công cho mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh. Công tác Marketing chưa hoàn thiện: các chính sách về sản phẩm, xúc tiến xuất khẩu của Công ty được thực hiện nhưng hiệu quả đem lại thấp. Website của Công ty vẫn còn sơ sài, chưa phải là một kênh quảng cáo hữu ích đối với các bạn hàng nước ngoài. Mẫu mã và giá cả sản phẩm chưa được cập nhật liên tục trên Website. Chương 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY ARTEXPORT TRONG GIAI ĐOẠN HẬU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 2.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT TRONG THỜI GIAN TỚI 2.1.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: 27.900.000 USD Kim ngạch xuất khẩu: 11.450.000 USD Kim ngạch nhập khẩu: 16.450.000 USD Tổng doanh thu: 631.075 triệu đồng Tổng lợi nhuận trước thuế: 24.245 triệu đồng Mức cổ tức dự tính: 20% Thực hiện nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm tài chính 2008, Công ty sẽ dùng lợi nhuận đạt được năm 2009 để bù đắp hết số lũy kế của các năm trước. Như vậy, kết thúc năm 2009, Công ty đã hoàn thành việc bù đắp lỗ lũy kế và có lợi nhuận, hoàn thành trước một năm kế hoạch bù lỗ được Đại hội đồng cổ đông đề ra. Căn cứ vào kết quả kinh doanh năm 2009 và kế hoạch kinh doanh năm 2010, Công ty đã ra Nghị quyết về việc quyết định tạm ứng cổ tức năm 2010 ở mức 10%, đồng thời Công ty cũng xin ý kiến cổ đông về việc phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông theo tỷ lệ 10% từ nguồn vốn thặng dư. 2.1.2 Chiến lược sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011 - 2015 Chiến lược mở rộng thị trường, mặt hàng và ngành nghề mới Xác định các thị trường xuất khẩu chính yếu cho thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, đồng thời tìm mọi cách tiếp cận với các thị trường mới, tiềm năng Giữ vững và phát triển quan hệ với các đơn vị sản xuất hàng phục vụ xuất khẩu, lên kế hoạch đầu tư vào khâu sản xuất để có thể chủ động nguồn hàng cho xuất khẩu Duy trì các ngành hàng truyền thống là hàng thủ công mỹ nghệ, đồng thời tìm kiếm phát triển các ngành hàng khác Chiến lược huy động vốn và tài chính Khai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112263.doc
Tài liệu liên quan