MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Lý luận chung về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 3
I. Cơ sở lý luận. 3
1. Kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 3
1.1. Khái niệm về kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 3
1.2. Vai trò của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 3
1.2.1. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung. 3
1.2.2 Trong nền kinh tế thị trường: 4
1.3. Hệ thống kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 4
1.3.1. Theo góc độ thời gian: 4
1.3.2. Đứng trên góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch 5
2. Chức năng và nguyên tắc kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 6
2.1. Chức năng kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 6
2.1.1. Chức năng ra quyết định. 6
2.1.2. Chức năng giao tiếp. 6
2.1.3. Chức năng quyền lực. 6
2.2. Các nguyên tắc kế hoạch hóa doanh nghiệp. 6
2.2.1. Nguyên tắc thống nhất. 6
2.2.2. Nguyên tắc tham gia. 7
3. Quy trình kế hoạch hóa doanh nghiệp và các bước soạn lập kế hoạch. 7
3.1. Quy trình kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 7
3.2. Các bước soạn lập kế hoạch. 9
4. Khái quát các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng. 11
4.1. Kế hoạch maketing. 11
4.2. Kế hoạch sản xuất và dự trữ. 12
4.3. Kế hoạch nhân sự. 12
4.4. Kế hoạch tài chính. 12
4.5. Kế hoạch R&D 12
4.6. Mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng. 12
5. Kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp. 14
5.1. Khái quát kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp. 14
5.1.1. Vai trò hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. 14
5.1.2. Các cách phân loại hoạt động sản xuất. 14
5.1.3. Kế hoạch sản xuất trong hoạt động quản lý sản xuất. 15
5.2. Kế hoạch năng lực sản xuất. 18
5.2.1. Xác định công suất. 18
5.2.2. Dự báo nhu cầu sử dụng công suất. 18
5.3. Kế hoạch hóa các nguồn sản xuất. 18
5.3.1. Kế hoạch sản xuất tổng thể. 18
5.3.2. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất. 19
5.3.3. Kế hoạch nhu cầu sản xuất. 19
5.3.4. Kế hoạch tiến độ sản xuất. 20
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến KHSXKD trong loại hình doanh nghiệp thực hiện chức năng sản xuất. 22
1. Các nhân tố bên ngoài. 22
1.1. Điều kiện tự nhiên. 22
1.2. Các yếu tố kinh tế vĩ mô. 23
1.3. Các yếu tố chính trị pháp luật. 23
1.4. Các yếu tố về văn hóa xã hội. 23
1.5. Các yếu tố về công nghệ. 23
1.6. Thị trường đầu vào- đầu ra. 23
2. Các nhân tố bên trong. 24
2.1. Vốn. 24
2.2. Nhân sự. 24
2.3. Chất lượng sản phẩm. 24
Chương II: Thực trạng kế hoạch sản xuất của công ty thực phẩm Miền Bắc trong giai đoạn 2007-2009. 25
I- Giới thiệu chung về công ty. 25
1. Quá trình hình thành và phát triển. 25
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 28
3. Cơ cấu tổ chức. 29
3.1. Mô hình bộ máy tổ chức của công ty.30
3.2. Quản lý: 32
4. Kết quả kinh doanh theo chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận của công ty thực phẩm Miền Bắc (2007-2009). 33
II- Thực trạng thực hiện KHSX của công ty thực phẩm Miền Bắc giai đoạn 2007-2009. 35
1. Cơ sở và phương pháp lập KHSX tại công ty thực phẩm Miền Bắc. 35
1.1. Cơ sở lập KHSX tại công ty thực phẩm Miền Bắc. 35
1.2. Các chỉ tiêu, phương pháp xác định chỉ tiêu và biểu KHSXKD của công ty thực phẩm Miền Bắc. 37
1.3. Phương pháp lập KHSX tại công ty thực phẩm Miền Bắc. 40
2. Điều kiện lập KHSX tại công ty thực phẩm Miền Bắc. 41
2.1. Tình hình tài chính. 41
2.2.Tình hình trang thiết bị, nhà xưởng. 42
2.3.Tình hình nguồn nhân lực. 44
3.Tổng quan về kết quả sản xuất-kinh doanh của công ty TPMB 44
3.1. Kết quả kinh doanh theo sản phẩm 44
3.2. Kết quả kinh doanh theo thị trường 46
4. Đánh giá tình hình thực hiện KHSX của công ty thực phẩm Miền Bắc giai đoạn 2007-2009 . 50
4.1. Kết quả đạt được 50
4.2. Hạn chế. 59
4.3. Nguyên nhân 60
Chương III: Giải pháp thực hiện KHSX của công ty thực phẩm Miền Bắc. 61
I- Xu hướng SXKD trong giai đoạn 2010-2012. 61
1. Những thuận lợi khó khăn trong SXKD trong giai đoạn 2010-2012. 61
1.1. Thuận lợi. 61
1.2. Khó khăn. 63
II. Một số giải pháp nhằm thực hiện KHSX giai đoạn 2010-2012. 64
1. Giải pháp về thị trường. 64
2. Giải pháp về thu hút vốn và sử dụng vốn đầu tư. 65
3. Giải pháp về nguồn lực. 68
4. Giải pháp về cải tiến trang thiết bị máy móc. 69
5. Giải pháp về thúc đẩy phân công phối hợp thực hiện kế hoạch giữa các bộ phận, các đơn vị trực thuộc. 69
6. Hoàn thiện công tác đánh giá, thực hiện kế hoạch. 70
KẾT LUẬN 72
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty thực phẩm Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương, xác định đơn giản tiền lương, các định mức lao động.
Phòng tài chính kế toán: Quản lý toàn bộ nguồn vốn, các tài liệu, số liệu về kế toán tài chính, quyết toán, tổng kiểm kê tài sản hàng năm theo định kỳ báo cáo về tài chính lên cơ quan cấp trên. Phòng kế toán tài chính có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc công ty thông qua báo cáo tài chính. Ngoài ra phòng kế toán còn có chức năng đầu tư tài chính cho toàn công ty.
Phòng kế hoạch tổng hợp: Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm trên cơ sở, điều tiết kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng quý, năm theo nhu cầu thị trường. Và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của công ty để tham mưu cho giám đốc có những chính sách kịp thời và đúng hướng.
Phòng dự án đầu tư: Nghiên cứu đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ mới cho sản xuất, đầu tư xây dựng cơ bản, nhà của kho tàng, văn phòng cho thuê và triển khai thực hiện các dự án được duyệt.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường thế giới , thường xuyên cập nhập thông tin, xây dựng các phương án kinh doanh có khả thi và triển khai thực hiện các phương án được duyệt, tham mưu cho giám đốc giá cả, mặt hàng, phương thức bán hàng, phương thức kinh doanh... Ngoài ra còn xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm ra thị trường thế giới, nhập khẩu các trang thiết bị, vật tư nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất của công ty.
Phòng kinh doanh nội địa: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, thường xuyên cập nhập thông tin, xây dựng các phương án kinh doanh có tính khả thi và triển khai thực hiện các phương án được duyệt, tham mưu cho giám đốc giá cả mặt hàng, phương thức bán hàng, phương thức kinh doanh...
Phòng hành chính: Có nhiệm vụ quản lí toàn diện khối văn phòng công ty như tài sản, công cụ dụng cụ, trang thiết bị làm việc và các kế hoạch làm việc của Ban giám đốc, làm các công tác lễ tân, tổ chức các hội nghị, tiếp khách, công tác hành chính và giải quyết các công việc có liên quan đến thủ tục hành chính của công ty, làm công tác bảo vệ nội bộ.
Ngoài ra, công ty còn thành lập ban thanh tra thi đua khen thưởng: căn cứ và các quy định của chính sách, Nhà nước, các quy định của công ty để kiểm tra thanh tra, thanh tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, tình hình thực hiện các quy chế, nội quy và quy định của Nhà nước và công ty.
Bên cạnh đó còn phát động triển khai công tác thi đua trong toàn công ty, đề xuất khen thưởng tập thể và cá nhân có thành tích suất sắc làm đòn bẩy kích thích hoạt động kinh doanh của công ty. Các đơn vị tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành các hoạt động của mình dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc qua đó báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình lên cho Ban giám đốc.
3.2. Quản lý.
Công ty thực hiện công tác hạch toán tập trung, các phòng ban, đơn vị kinh doanh được hạch toán nghiệp vụ, việc xác định kết quả kinh doanh nghiệp vụ làm cơ sở đánh giá, phân tích hoạt động kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý và quy chế được xây dựng thống nhất từ trên xuống và cập nhập thường xuyên qua mạng tin học, và được thực hiện thống nhất toàn Công ty. Hệ thống quy trình nghiệp vụ được xây dựng và quản lý tập trung thống nhất theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000 do tổ chức DVN và tổ chức QUACERT cấp giấy chứng nhận. Nhiều sản phẩm bánh kẹo của Công ty được tặng nhiều huy chương vàng, bạc, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đạt giả thưởng Sao Vàng Đất Việt, trong hội trợ triển lãm Thương mại trong nước và quốc tế.
4. Kết quả kinh doanh theo chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận của công ty thực phẩm Miền Bắc (2007-2009).
Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh:
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Doanh thu
Tỷ đồng
3934
4212,7
5328
Tr đó: DT nội bộ
"
2524
2732,2
3514
DTXK
"
1265
1324
1636
DT từ sản xuất
"
120
129,2
150
DT dịch vụ
"
25
26,3
28
Mặt hàng chủ yếu
Đường cloại
Tấn
288750
348250
360000
Thuốc lá điếu
Tr bao
144
109,45
110
Bánh kẹo các loại
Tấn
6294,75
9950
12000
Gạo, tấm các loại
"
19775
13333
200000
Cà phê
"
36750
95520
100000
Hạt tiêu
"
5250
5970
8000
Cao su
"
31500
37810
38000
Vốn KD
Tỷ đồng
595
651,2
743,7
TSCĐ
Tỷ đồng
91
129,35
176
TSLĐ
Tỷ đồng
659,4
818,5
892,6
Đất đai
1000 m2
388,8
882,9
890
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
17.65
37,24
38,36
Lợi nhuận
Tỷ đồng
5,35
5,94
7,01
(Nguồn: phòng kinh doanh - Công ty thực phẩm Miền Bắc)
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Thực phẩm Miền Bắc qua các năm ta có thể thấy rằng, công ty thực phẩm Miền Bắc hoạt động theo cơ chế công ty tổng và các công ty và xí nghiệp thành viên ( Công ty mẹ- Công ty con), nên doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty được kết hợp từ các đơn vị kinh doanh trực thuộc và từ kết quả hoạt động kinh doanh nội tại của công ty.
* Doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng qua các năm, nếu như trong năm 2007 doanh thu của công ty đạt 3.934 tỷ VND, thì trong năm 2008 đạt 4212,7 tỷ VND, và trong năm 2009 đã đạt 5328 tỷ VND.
Nguyên nhân của doanh thu tăng qua các năm là do định hướng kinh doanh đúng của ban lãnh đạo Công ty đề ra, và sau nhiều năm đi vào hoạt động công ty có thị trường khách hàng đầu ra khá ổn định, đối với thị trường trong nước công ty đã có hệ thống kênh phân phối hàng chắc chắn và ổn định, ngoài ra sản phẩm của công ty còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Doanh thu của công ty trong năm 2007 tương đối cao đạt 3.934 tỷ VND vì trong năm 2007 nền kinh tế Vĩ Mô tăng trưởng nhanh. Năm 2008 tăng 1,07 lần so với năm 2007, và doanh thu trong năm 2009 tăng 1,26 lần so với năm 2008. Nguyên nhân tăng chậm trong năm 2008 là do ảnh hưởng của nền kinh tế Vĩ Mô bắt đầu đi vào suy thoái, nên kế hoạch kinh doanh của công ty trong năm này cũng bị ảnh hưởng, sang năm 2009 Chính phủ có chính sách thúc đẩy nền kinh tế nên tỷ trọng tăng trưởng doanh thu trong năm 2009 có tăng cao hơn.
Trong khối lượng doanh thu của doanh nghiệp thì tỷ trọng doanh thu từ các đơn vị thành viên là chiếm tỷ trọng cao nhất, trung bình doanh thu từ các đơn vị thành viên chiếm trên 64% trong tổng doanh thu, điều này phản ánh đúng quy mô và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, vì công ty thực phẩm Miền Bắc là công ty tổng và kết hợp với các công ty thành viên.
Ngoài ra công ty thực phẩm Miền Bắc cũng là đơn vị kinh doanh độc lập nên doanh thu của công ty cũng được kết hợp từ doanh thu về XNK, sản xuất và dịch vụ.
* Công ty thực phẩm Miền Bắc hoạt động sản xuất, kinh doanh về thực phẩm nên mặt hàng kinh doanh chính của công ty chủ yếu là các sản phẩm thiết yếu phục vụ cho đời sống của con người, như các sản phẩm chủ đạo sau:
Sản phẩm là gạo: Công ty thực phẩm Miền Bắc nằm ở vùng đồng bằng bắc bộ, đây là nơi vựa lúa lớn của toàn Miền Bắc, chính yếu tố này giúp cho công ty dễ dàng thu mua được lượng nguyên liệu gạo đầu vào lớn phục vụ cho kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty. Như trong năm 2007 đạt 19775 tấn, và trong năm 2009 đã đạt 200.000 tấn.
Sản phẩm là bánh kẹo và các sản phẩm tiêu dùng khác: là Công ty thực phẩm lớn có thương hiệu và uy tín trên thị trường, nên các sản phẩm bánh kẹo và sản phẩm tiêu dùng khác do công ty sản xuất, và kinh doanh luôn được kiểm định theo tiêu chuẩn chất lượng. Đặc biệt là được người tiêu dùng dễ chấp nhận.
* Kết quả hoạt động kinh doanh có hiệu quả của công ty được phản ánh qua các chỉ số tài chính như:
Nguồn vốn kinh doanh, nếu như tại thời điểm cuối năm 2007 nguồn vốn kinh doanh của công ty là 452,16 tỷ VND, thì đến thời điểm cuối năm 2009 đã tăng lên 981,96 tỷ VND. Nguồn vốn kinh doanh tăng qua các năm là do kết quả hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nên phần lợi nhuận thu được sẽ được bổ sung và nguồn vốn kinh doanh.
Tài sản cố định của công ty có sự tăng trưởng qua các năm nếu như trong năm 2007 đạt 62,4 tỷ VND, thì đến thời điểm cuối năm 2009 đạt 193,6 tỷ VND. Tài sản tăng qua các năm phản ánh đúng tình hình kinh doanh có hiệu quả của công ty, vì nguồn lợi nhuận thu được sẽ được đầu tư một phần vào tài sản của công ty.
Tài sản lưu động của công ty tại thời điểm cuối năm 2007 là 595 tỷ VND, thì đến cuối năm 2009 đã tăng lên 743,7 tỷ VND. Sự tăng lên là do doanh thu tăng qua các năm nguồn lợi nhuận của công ty được thu được sẽ
Ngoài ra nguồn lợi nhuận của công ty còn được phản ánh qua các chỉ tiêu tăng trưởng như về quy mô đất đai tăng qua các năm, nguồn thuế và nộp ngân sách nhà nước, và nguồn lợi nhuận sau thế tăng qua các năm.
II- Thực trạng thực hiện KHSX của công ty thực phẩm Miền Bắc giai đoạn 2007-2009.
1. Cơ sở và phương pháp lập KHSX tại công ty thực phẩm Miền Bắc.
1.1. Cơ sở lập KHSX tại công ty thực phẩm Miền Bắc.
Công ty thực phẩm Miền Bắc lập KHSX trên một số các cơ sở sau:
- Dựa vào kết quả kinh doanh của công ty kỳ trước.
Đây chính là nền tảng cho việc lập KHSX giai đoạn tiếp theo. Vì thế nếu kết quả kinh doanh kì trước cao sẽ tạo điều kiện hơn cho công tác lập kế hoạch, tạo động lực cho các hoạt động SXKD của kỳ kế hoạch, và do đó chỉ tiêu kế hoạch sẽ được xây dựng cao hơn để công ty phấn đấu thực hiện.
- Dựa vào đơn hàng từ phía khách hàng và thời gian giao hàng.
Đơn hàng được coi là một căn cứ quan trọng đối với việc lập KHSXKD của công ty. Nếu không có đơn hàng công ty sẽ không tiến hành sản xuất với khối lượng lớn mà công ty tiến hành để sản xuất dự trữ, nhưng khối lượng xác định phù hợp với khối lượng dự báo của công ty. Dựa vào số lượng, yêu cầu về sản phẩm đơn hàng, bộ phận tổng hợp đơn hàng sẽ có KHSX cụ thể. Khi tiến hành sản xuất Công ty phải xác định sản phẩm phải được hoàn thành kịp thời gian giao hàng cho khách hàng, do đó phải tính đến thời gian dự trữ sao cho phù hợp nhất để tiết kiệm chi phí.
- Dựa vào khả năng phát triển kinh doanh của công ty kỳ kế hoạch đó là vấn đề về thị trường và khách hàng có nhu cầu và khả năng về mặt hàng kinh doanh, khả năng đáp ứng sản xuất của doanh nghiệp như: nguyên vật liệu, lao động, công suất máy móc thiết bị... để xây dựng mục tiêu về KHSX, tiến hành thực hiện sản xuất có hiệu quả.
- Căn cứ vào thị trường dự báo cầu về sản lượng hàng hóa tiêu thụ, Xác định được cầu sản phẩm hàng hóa tiêu thụ, Công ty về cơ bản đã góp phần cho quá trình lập KHSX của Công ty, căn cứ đã đưa ra những khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất của mình, dự báo được nhu cầu sản xuất của kỳ kế hoạch. Tuy nhiên các căn cứ này mới chỉ là các báo cáo mang tính trách nhiệm từ các phòng ban trong Công ty, việc thu thập số liệu còn chưa đi sâu vào phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty dễ dẫn đến bị động trong quá trình sản xuất khi có sự thay đổi của thị trường, đặc biệt là các mặt hàng thay đổi nhanh theo thị hiếu, mùa vụ của người tiêu dùng như các mặt hàng tết, trung thu.
Trình tự lập kế hoạch
Kế hoạch lưu chuyển hàng hóa được phòng kế hoạch tổng hợp xây dựng dưới sự chỉ đạo của tổng giám đốc công ty , được xây dựng trên 3 bước:
+ Chuẩn bị lập kế hoạch:
Trước khi kết thúc năm báo cáo, vào quý IV đã chuẩn bị cho việc lập kế hoạch cho năm sau. Do vây, phòng kế hoạch phải tổ chức thu thập, nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn các tài liệu tin cậy, phân tích các tài liệu dự báo và lựa chọn các hướng dự báo có căn cứ khoa học nhất, phân tích tình hình môi trường kinh doanh và khả năng phát triển của các đối thủ cạnh tranh kỳ kế hoạch cũng như các xu hướng nhu cầu mặt hàng và mặt hàng thay thế.
+ Trực tiếp lập kế hoạch:
Người làm kế hoạch phải trực tiếp tính toán các chỉ tiêu sau đó cân đối các mặt hàng từ chi tiết đến tổng hợp, phát hiện và dự kiến các biện pháp khắc phục sự mất cân đối
+ Trình duyệt, quyết định kế hoạch chính thức:
Kế hoạch lập ra phải được trình và bảo vệ trước ban giám đốc công ty , sau khi đã bổ sung thống nhất kế hoạch sẽ trở thành kế hoạch chính thức của công ty và được ban giám đốc công ty trình Bộ Thương mại phê duyệt, quyết định giao kế hoạch chính thức. Kế hoạch chính thức được bắt đầu từ khi nhận được quyết định của Bộ Thương mại
Căn cứ vào kế hoạch Bộ Thương mại giao- Ban Giám đốc công ty chỉ đạo phòng kế hoạch chủ động kết hợp với các phòng chức năng có liên quan, phân bổ kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc bằng văn bản để các đơn vị tổ chức thực hiện.
1.2. Các chỉ tiêu, phương pháp xác định chỉ tiêu và biểu KHSXKD của công ty thực phẩm Miền Bắc.
+ Chỉ tiêu bán ra: gồm toàn bộ khối lượng và danh mục hàng hóa bán ra của tất cả các hình thức bán ở công ty, các đơn vị dự kiến cho năm kế hoạch và tổng hợp lại. Chỉ tiêu này ta có thể tính toán theo công thức sau:
: là số lượng hàng hóa bán ra ở kì kế hoạch( tấn…)
: là số lượng bán ra ở kì báo cáo( tấn…)
h : là hệ số tăng hoặc giảm kì kế hoạch so với kì báo cáo( %)
+ Chỉ tiêu dự trữ hàng hóa:
- Dự trữ đầu kỳ: khi lập kế hoạch cho năm kế hoạch thì năm báo cáo chưa kết thúc. Vì vậy, phải tính chỉ tiêu dự trữ hàng hóa đến đầu kì kế hoạch
Dđk: Dự trữ hàng hoá cuối kỳ kế hoạch (tấn)
Otđ: Tồn kho hàng hoá ở thời điểm kiểm kê (vn:1/9/2003)
Ưn: Ước nhập hàng hoá từ thời điểm kiểm kê đến cuối năm
Ưx: Ước xuất hàng hoá từ thời điểm kiểm kê đến cuối năm
- Chỉ tiêu dự trữ hàng hoá cuối kỳ kế hoạch: xác định theo công thức sau:
DCK = m x t
DCK: Dự trữ hàng hóa cuối kỳ kế hoạch (tấn)
m: Mức bán ra bình quân 1 ngày đêm kỳ kế hoạch
t: Thời gian dự trữ hàng hoá cần thiết (ngày)
+ Chỉ tiêu mua hàng
Chỉ tiêu mua vào được xác định căn cứ vào chỉ tiêu bán ra, chỉ tiêu dự trữ hàng hoá cuối kỳ và đầu kỳ theo công thức sau:
M = Xkh + DCK - Dđk
M: Số lượng hàng hoá cần mua tính theo từng loại (tấn)
Xkh : Số lượng hàng hoá bán ra kỳ kế hoạch(tấn)
Dđk: Dự trữ hàng hoá đầu kỳ kế hoạch (tấn)
Dck: Dự trữ hàng hoá cuối kỳ kế hoạch(tấn)
+ Lập biểu cân đối kế hoạch lưu chuyển hàng hoá
Trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu bán ra, mua vào, dự trữ hàng hoá đầu kỳ và cuối kỳ phải tiến hành cân đối theo công thức sau:
Dự trữ đầu kỳ + Mua vào trong kỳ = bán ra trong kỳ + dự trữ cuối kỳ
Bảng 2.2:Biểu lưu chuyển hàng hoá có dạng sau:
Stt
Tên hàng
đvt
Dự trữ đầu kì
Mua vào trong kỳ
Bán ra trongkỳ
Dự trữ cuối kì
Tổng số
Trong đó
Tổng số
Trong đó
Nhập ngoại
Mua sx trong nước
Mua qua đại lí
Mua khác
Bán buôn
Bán lẻ
Bán qua
đại lí
Bán khác
1
Đường kính các loại
Tấn
7.378
107.78
107.738
108.36
10.836
6.758
2
Thuốc lá điếu
Tr bao
3,6
51
51
54,5
54,5
0,1
3
Gạo tẻ các loại
Tấn
23.232
12.645
12.645
34.877
34.877
1.000
4
Tấm các loại
‘’
2.842
25.258
25.258
26.657
26.657
1.443
5
Cám các loại
‘’
-
6.273
6.273
6.273
6.273
-
6
Ngô hạt
‘’
13.659
13.994
13.994
17.024
10.629
7
Sắn lát
‘’
16.049
5.440
5.440
21.221
21.221
268
8
Bánh mứt kẹo các loại
‘’
715
4.330
4.330
4.928
720
4.028
117
9
Cao su các loại
‘’
12.871
6.580
6.580
19.201
19.201
250
10
Sữa snow
Ng hộp
178
31.0
31.0
140
14
126
68.7
11
Rượu ngoại các loại
Ng chai
55,1
44.6
44.6
83.7
79.5
4.2
15.9
12
Cà phê
Tấn
21.998
25.943
25.943
43.567
43.567
4.374
13
Hạt tiêu
Tấn
1.662
2.718
2.718
3.033
3.033
1.347
(Nguồn: phòng kế hoạch - Công ty thực phẩm Miền Bắc)
1.3. Phương pháp lập KHSX tại công ty thực phẩm Miền Bắc.
Công ty tiến hành lập KHSX theo phương pháp cân đối để tính toán năng lực sản xuất và khối lượng sản xuất kỳ kế hoạch:
- Xác định năng lực sản xuất.
Công ty xác định năng lực sản xuất theo tiêu chí sản xuất nhiều loại sản phẩm trên các dây chuyền sản xuất khác nhau như: tính từng mặt hàng, sản phẩm hoặc có thể sử dụng phương pháp tính theo năng lực sản xuất của một đơn vị máy móc, thiết bị. Khi đó năng lực của một đơn vị máy móc thiết bị (Ntb ) được tính theo công thức:
Ntb = Nh* Nk
Để xác định năng lực sản xuất Công ty tiến hành các bước sau:
Bước 1: Tính toán số liệu thống kê về năng suất giờ hoặc năng suất các máy nếu không có số liệu thực tế về năng suất giờ máy. Việc thu thập số liệu này diễn ra trong một thời gian nhất định thường từ một đến ba tháng.
Bước 2: Từ những số liệu đã thu thập được ở bước1 Công ty tiến hành chọn ra một số những số liệu tốt nhất ( số liệu tốt nhất là số liệu cao nhất tính từ trên xuống dưới).
Sau đó Công ty tiến hành tính năng lực bình quân lần1 theo công thức:
NBql =
Bước 3: Từ những số liệu có được ở bước 1 Công ty sẽ chọn ra những số liệu thảo mãn điều kiện NiBq1 sau đó tính được NBq2 theo công thức:
NBq2 =
k: là các số liệu thỏa mãn điều kiện ở bước 3.
- Lập bảng so sánh giữa nhu cầu và khả năng của các yếu tố sản xuất từ đó có những điều chỉnh cụ thể.
Nếu nhu cầu lớn hơn khả năng của các yếu tố sản xuất thì công ty sẽ đầu tư thêm năng lực, tuyển thêm người mua thêm trang thiết bị, tăng năng suất lao động, tăng năng suất của trang thiết bị.
Nếu nhu cầu nhỏ hơn khả năng thì công ty sẽ có kế hoạch cắt giảm các nguồn lực hay tăng cường các hoạt động marketing để tạo cầu.
- Xác định sản lượng sản xuất kỳ kế hoạch sao cho hiệu quả nhất.
Sau khi cân đối năng lực sản xuất Công ty sẽ xác định sản lượng sản xuất trong kỳ kết hợp với các chỉ tiêu đã dự báo thông qua các đơn hàng, tình hình tiêu thụ sản phẩm của kì trước để tính toán sản lượng cần sản xuất và dự trữ trong kỳ sao cho hiệu quả nhất.
Hiện nay Công ty đã cân đối được năng lực sản xuất, giúp quá trình sản xuất của công ty được tiến hành thuận lợi hơn.
Về cơ bản phương pháp này phù hợp với hoạt động sản xuất của công ty, đảm bảo được quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi hơn, nó cân đối được năng lưc sản xuất có biện pháp hợp lý khi cân đối giữa nhu cầu và khả năng. Tuy nhiên, Công ty cũng cần phải có sự điều chình linh hoạt hơn trong quá trình cân đối này do các sản phẩm của Công ty còn thay đổi theo mùa vụ. Hơn việc tính toán các chỉ tiêu về năng lực sản xuất của Công ty chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của cán bộ phòng kế hoạch, chưa chú trọng sâu đến phân tích các yếu tố mà Công ty phải đối mặt trong quá trình sản xuất như: trang thiết bị máy móc, sự biến đổi của thị trường với các yếu tố đầu vào quá trình sản xuất...
2. Điều kiện lập KHSX tại công ty thực phẩm Miền Bắc.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, Việt Nam gia nhập WTO thì tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ngày càng gay gắt và Công ty thực phẩm Miền Bắc cũng không đứng ngoài xu hướng đó. Do vậy, Công ty cần đưa ra được KHSX thật hợp lý, theo sát tình hình thị trường để có thể phát triển một cách sâu rộng. Trước thực tế đó, công ty đã lập KHSX dựa trên điều kiện thực tế của mình về năng lực sản xuất, trình độ công nghệ thông tin và không thể thiếu nguồn lực tài chính để đưa ra được một KHSX phù hợp nhất.
2.1. Tình hình tài chính.
Khi kế hoạch SXKD được lập ra nếu không căn cứ vào ngân sách, nguồn tài chính của Công ty thì sẽ là kế hoạch không thực tế. Bởi lập kế hoạch là lập ra mục tiêu và xây dựng các hành động để đạt được mục tiêu, trong đó không thể không tính tới yếu tố tài chính. Do vậy nếu kế hoạch SXKD của Công ty không dựa vào tài chính sẽ không đảm bảo tính khả thi.
Hiện nay, nguồn vốn kinh doanh của Công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: do ngân sách nhà nước cấp, vốn vay ngân hàng, vốn vay bổ sung hàng năm từ lợi nhuận của Công ty... Do yêu cầu mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh nên trong những năm gần đây, Công ty không ngừng tăng cường huy động các nguồn vốn nhằm bổ sung vào lượng vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế hiện nay, Công ty có một nguồn vốn và tài sản tương đối lớn. Doanh thu hàng năm tăng lên nên số vốn kinh doanh hàng năm cũng tăng lên, riêng năm 2009 vốn Chủ sở hữu là 120 tỷ chiếm khoảng 16,1% tổng số vốn. Số vốn này lại được phân bổ: phần lớn trở thành vốn lưu động để tăng cường cho hoạt động kinh doanh, phần còn lại dùng cho đầu tư mua sắm trang thiết bị TSCĐ, xây dựng nhà xưởng kho tàng, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Bảng 2.3. Cơ cấu vốn kinh doanh
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
- Vốn chủ sở hữu
- Vốn ngân sách
- Vốn bổ sung
95,04
52
41
16,82
9,2
7,3
102,27
0
50
15,7
0
7,7
120
42
63
16,1
5,6
8,47
Vốn vay
376,96
66,68
495,93
76,6
518,7
69,83
Tông số vốn KD
565,00
100
651,2
100
743,7
100
Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty TPMB
2.2.Tình hình trang thiết bị, nhà xưởng.
Cũng như yếu tố tài chính, trước khi lập kế hoạch, các cán bộ kế hoạch cũng xem xét năng lực của Công ty về vật tư, trang thiết bị máy móc, nhà xưởng để đề ra mục tiêu kế hoạch cũng như phân bổ nguồn lực sao cho hiệu quả nhất. Bởi vì việc xác định các yếu tố này có ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, do vậy việc xem xét đánh giá năng lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị luôn được Công ty quan tâm hàng đầu.
Nhìn chung máy móc thiết bị của Công ty khá hiện đại, đáp ứng được yêu cầu lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Công ty đã trang bị tương đối đầy đủ, bao gồm: máy tính có nối mạng Internet, máy in, máy photo. Tuy nhiên, còn hạn chế đó là mặc dù Công ty đã xây dựng hệ thống mạng nội bộ Internet nhưng việc sử dụng hệ thống hữu ích này chưa được phổ biến rộng rãi trong Công ty, giữa các phòng ban với nhau.
Công ty có cơ sở vật chất ở các cơ sở, xí nghiệp nhà máy đã được đầu tư thay thế mới dây chuyền công nghệ hiện đại, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao, hệ thống kho dự trữ bảo quản sản phẩm, nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu thị trường và đáp ứng cho công tác thực hiện kế hoạch của Công ty.
Bảng 2.4. Máy móc thiết bị chủ yếu của Công ty TPMB.
Bộ phận
Tên thiết bị
SL(cái)
Ghi chú
Sản xuất bánh quy
Máy xay đường
Máy nhào trộn
Máy tạo hình
Lò nướng
Bộ phận làm nguội
2
5
3
2
2
Dây chuyền đồng bộ tiên tiến của hãng WB-CHLB Đức, cho phép sản xuất được hai dòng bánh quy xốp và quy gai. Hầu hết các công đoạn là tự động.
Sản xuất lương khô
Máy nghiền
Máy trộn
Máy ép
1
2
4
Là các thiết bị lẻ, do các nhà sản xuất trong nước cung cấp. Sản xuất thủ công rời rạc
Sản xuất kem xốp
Bộ phận nhào trộn
Máy xay vỉa
Lò nướng
Máy phết kem
Máy ép cân điện tử
Lò tunel
Máy cắt
2
2
2
2
3
2
2
Dây chuyền hiện đại, đồng bộ do hãng HR-CHLB Đức cung cấp cho phép sản xuất các loại bánh kem xốp với chất lượng cao, ổn định. Các công đoạn sản xuất hầu hết đều tự động trừ bộ phận đóng gói
Sản xuất bánh tươi
Máy cán
Máy trộn nhân
Máy bao vỏ
Máy tạo hình
Máy xếp sản phẩm
Lò nướng
5
3
6
6
5
4
Gồm nhứng thiết bị của Nhật Bản và Oxtaylia, mang tính linh hoạt cao, sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Công suất thay đổi phụ thuộc vào lò nướng.
Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp Công ty TPMB
2.3.Tình hình nguồn nhân lực.
Công ty thực phẩm Miền Bắc bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh bánh kẹo từ năm 1997, trong những năm qua lực lượng lao động phục vụ cho sản xuất, kinh doanh bánh kẹo của Công ty không ngừng biến động, chất lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng, chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng gián tiếp tới công tác lập và thực hiện KHSXKD của Công ty. Hiện tại, đội ngũ cán bộ đội ngũ cán bộ công tác tại phòng kế hoạch tổng hợp ở Công ty thực phẩm Miền Bắc gồm 9 cán bộ. Đội ngũ cán bộ của phòng gồm các cán bộ và chuyên viên đã có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết rộng. Đây là một lợi thế rất lớn đối với công tác lập kế hoạch ở Công ty.
3.Tổng quan về kết quả sản xuất-kinh doanh của công ty TPMB
3.1. Kết quả kinh doanh theo sản phẩm
Những năm vừa qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế nhiều biến động, song tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty luôn cố gắng phấn đấu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để hoàn thành nhiệm vụ.
Sau đây là kết quả sản xuất kinh doanh một số mặt hàng chính của Công ty trong 3 năm 2007-2009.
Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh một số mặt hàng chính.
Mặt hàng
ĐVT
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Đường các loại
Trị giá
Tấn
Triệu đồng
161000
651780
185000
1205000
215000
1935000
Thuốc lá các loại
Trị giá
Triệu bao
Triệu đồng
50
171000
75
265500
87
307980
Rượu các loại
Chai
450000
520000
756000
Bia các loại
1000 lít
9800
1125000
1325000
Bánh mứt kẹo
Tấn
10500
15200
21525
Sữa Snow
Hộp
48000
150000
162500
Gạo, tấm, cám
Gạo
Tấm
Cám
Tấn
-
-
-
121000
104000
16000
1000
176875
152000
24000
875
175200
165250
27500
625
Hạt tiêu
Tấn
2926
3025
3458
Cà phê các loại
Tấn
50232
62500
70254
Cao su các loại
Tấn
16500
18600
24500
Ngô các loại
Tấn
31000
42000
52000
Sắn lát các loại
Tấn
30120
39250
43250
(Nguồn: phòng kinh doanh - Công ty thực phẩm Miền Bắc)
Nhìn vào bảng ta nhận thấy, sản lượng cung ứng những mặt hàng chủ yếu của Công ty đều tăng qua các năm:
Sản lượng đường, bánh kẹo tăng lên tương ứng qua các năm, năm 2008 tăng 54,4% so với 2007, năm 2009 tăng 41% so với 2008 để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác, dù bánh kẹo không phải là mặt hàng thiết yếu nhưng Công ty đã thực hiện công tác tiêu thụ hiệu quả nên nhu cầu về sản phẩm ngày càng tăng, sản lượng bánh kẹo vẫn tăng lên hàng năm.
Riêng đối với mặt hàng thuốc lá, tăng chậm từ 50 triệu bao năm 2007 lên 87 triệu bao năm 2009. Tình hình này là do chương trình thực hiện của Chính phủ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31406.doc