MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
I TIÊU THỤ SẢN PHẨM 3
1.Khái niệm 3
2.Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 5
2.1 Đối với doanh nghiệp 5
2.2 Đối với xã hội 6
II NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 7
1. Nghiên cứu thị trường 7
1.1 Nghiên cứu về khách hàng 8
1.2 Nghiên cứu về cung 8
1.3 Nghiên cứu về môi trường cạnh tranh 9
2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 9
2.1 Căn cứ và phương pháp xây dựng kế hoạch 9
2.2 Nội dung kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 11
3. Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 11
3.1 Chuẩn bị hàng hoá 12
3.2 Lựa chọn kênh phân phối 12
3.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 14
4. Tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm 14
4.1 Quảng cáo 15
4.2 Khuyến mại 15
4.3 Hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm 16
4.4 Bán hàng trực tiếp 17
4.5 PR- Quan hệ công chúng 17
5. Phân tích đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm 18
III NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 18
1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 19
1.1 Môi trường kinh tế 19
1.2 Môi trường chính trị và pháp luật 20
1.3 Môi trường văn hoá-xã hội 20
1.4 Môi trường cạnh tranh 21
1.5 Môi trường công nghệ, kỹ thuật 21
2 Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp 21
2.1 Chất lượng sản phẩm và giá cả sản phẩm 21
2.2 Tiềm lực vốn 22
2.3 Tiềm năng nguồn nhân lực 22
2.4 Tiềm lực cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ khoa học công nghệ . 23
2.5 Trình độ tổ chức quản lý 23
IV CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP. 23
1.Các chỉ tiêu định tính 23
1.1 Sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường 23
1.2 Thị phần doanh nghiệp 24
1.3 Mức độ nổi tiếng của doanh nghiệp trên thị trường 24
2 Các chỉ tiêu định lượng 24
2.1 Doanh số bán 24
2.2 Tổng mức lưu chuyển hàng hoá 24
Chương II THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRUNG ƯƠNG VILICOI. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY 26
1-Quá trình hình thành và phát triển 26
2. Chức năng nhiệm vụ 27
3. Hệ thống tổ chức 28
3.1 Giám đốc 29
3.2 Phó Giám đốc 29
3.3 Phòng hành chính tổ chức 29
3.4 Phòng văn thư 30
3.5 Phòng kế toán tài chính: 31
3.6 Phòng thương mại 32
3.7 Phòng Kế hoạch 33
3.8 Phòng kỹ thuật: 33
3.9 Tổ, nhóm sản xuất 34
4.Nguồn lực 34
4.1 Lao động 34
4.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật 36
4.3 Nguồn nguyên liệu 36
4.4 Nguồn vốn 37
II THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THỨC ĂN CHĂN NUÔI VILICO 38
1. Một số đặc điểm ảnh hưởng lớn tới tiêu thụ sản phẩm của Công ty 38
1.1 Môi trường chính trị-pháp luật 38
1.2 Môi trường cạnh tranh 38
1.3 Môi trường kinh tế 39
2. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty 43
III ĐÁNH GIÁ VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 51
1. Mặt tích cực, hiệu quả 51
2. Mặt tiêu cực, hạn chế và nguyên nhân 53
ChươngIII GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRUNG ƯƠNG VILICO 56
I MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NĂM 2006 56
1. Mục tiêu 56
2. Phương hướng 56
II GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TYTHỨC ĂN CHĂN NUÔI VILICO 59
1.Giải pháp dài hạn 59
1.1 Xây dựng thương hiệu cho Công ty 59
1.2 Chiến lược và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 60
1.3 Mở rộng thị trường tiêu thụ 61
2. Giải pháp ngắn hạn 61
2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 61
2.2 Chiến lược sản phẩm 62
2.3 Chiến lược giá 64
2.4 Mở rộng kênh phân phối sản phẩm 65
4.5 Hoạt động hỗ trợ xúc tiến 66
4.5 Phân tích đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm 67
3. Điều kiện thực hiện các giải pháp trên. 67
3.1 Về phía Công ty 67
3.2 Về phía các cơ quan cấp trên 68
KẾT LUẬN 70
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2560 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm cho Công ty thức ăn chăn nuôi Trung Ương ViLiCo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.Tel:04.6861138, Fax: 04.6860574, Emai:vilico@fmail.vnn.vn
2. Chức năng nhiệm vụ
Trước khi thành lập công ty có chức năng nhiệm vụ sau:
-Công nghiệp sản xuất thiết bị cơ khí máy móc cả công nghiệp lẫn phục vụ nông nghiệp do trước đây đã từng là Nhà máy cơ khí (Cơ khí Ngọc Hồi).nhiện vụ chuyên sản xuất thiết bị cơ khí máy móc công nông nghiệp
-Xây dựng công trình khai hoang, công trình đồng ruộng (Công ty khai hoang cơ giới-Bộ Nông nghiệp)
-Xây dựng công trình thuỷ lợi, giao thông:như hệ thống công trình thuỷ lợi, trạm bơm tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhân là đường giao thông nông thôn và thành thị.
-Chăn nuôi gia cầm và chế biến thức ăn gia súc.
-Dich vụ ngành Nông nghiệp & PTNT; công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, vật tư nông nghiệp phân bón các loại.
-Nhập khẩu máy móc, nguyên liệu thức ăn, vật tư bao bì phục vụ cho sản xuất và chế biến Thức ăn chăn nuôi.
Hiện nay, chức năng nhiệm vụ của Công ty đã thay đổi do hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị truờng nhưng có định hướng của Nhà nước.
Công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương VILICO là doanh nghiệp Nhà nước có những nhiệm vụ sau:
+Sản xuất và kinh doanh thức ăn gia súc trên dây truyền hiện đại của Hà Lan tại Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Ngọc Hồi. Đây coi là nhiệm vụ chính của Công ty.
+ Chăn nuôi giống gia súc, gia cầm tại Xí nghiệp giống gia súc gia cầm Tam Đảo_ Vĩnh Phúc- Một trung tâm giống gia cầm thực hiện nuôi giữ các giống gà dòng thuần chủng theo kế hoạch của Nhà nước, đồng thời kinh doanh các loại giống gia súc gia cầm theo nhu cầu thị trường, tại xã Thiện Kế -huyện Bình Xuyên- tỉnh Vĩnh Phúc.
+Kinh doanh các loại vật tư nguyên liệu và các nhiệm vụ khác
GĐ
3. Hệ thống tổ chức
PGĐ
Phòng
T.mại
Phòng
KT-TC
Phòng K.Hoạch
Phòng văn thư
Phòng HC
Phòng
KThuật
Xnghiệp vật tư và dịch vụ Thanh Xuân.
Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Ngọc Hồi
Xnghiệp giống gia cầm Tam Đảo-VP
Công ty xây dựng bộ máy quản lý theo kiểu chức năng trực tuyến gồm:
3.1 Giám đốc
Giám đốc là người đứng đầu Công ty, người chụi trách nhiệm chung về quá trình sản xuất Công ty. Giám đốc là người chịu trách nhiệm quản lý sử dụng số tài sản của Nhà nước giao phó để thực hiện các mục tiêu phương hướng đã đề ra. Giám đốc là người giám sát theo dõi toàn bộ hoạt động của Công ty. Những quyết định của Giám đốc trên cơ sở báo cáo từ các phòng ban, đứng đầu là các trưởng phòng và các tổ sản xuất đứng đầu là các tổ trưởng. Trưởng các phòng ban có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo, thực hiện cụ thể theo yêu cầu nhiệm vụ của phòng ban mình để phân công công việc, điều hành nhân viên cấp dưới và chụi trách nhiệm trước Giám đốc.
3.2 Phó Giám đốc
PGĐ là nguời giúp việc cho Giám đốc tham mưu điều hành, chỉ đạo các phòng ban, hoạt động sản xuất chăn nuôi dịch vụ toàn Công ty. Thay mặt Giám đốc ký quyết định quan trọng, hiện tại Công ty có một PGĐ.
3.3 Phòng hành chính tổ chức
Giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý về công tác tổ chức cán bộ, công nhân viên, người lao động, chế độ lao động tiền lương, khen thưởng, kỷ luật và cả công tác đào tạo bồi dưỡng người lao động.
Nghiên cứu vận dụng và đề xuất thực hiện các chế độ nhân sự như: tuyển dụng lao động, phân công điều động công việc, bổ nhiệm cán bộ, nâng bậc, nâng lương, kỷ luật các bộ công nhân viên trong Công ty, thuyên chuyển công tác cán bộ và công nhân viên và các chế độ với người lao động trong toàn bộ Công ty như: Chế độ nghỉ hưu, chế độ BHXH, BHYT và các chế độ khác với cán bộ và công nhân viên và người lao động trong Công ty.
Theo dõi thống kê nhân sự theo quy định và yêu cầu của cấp trên quản lý và bổ sung hồ sơ các bộ công nhân viên Công ty hàng năm theo đúng kế hoạch và mục tiêu đề ra.
Xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn nhằm đáp ứng tiến bộ khoa học công nghệ và thay đổi biến động của cơ chế thị trường. Tăng cường tiềm lực con người bởi hiện nay nhân tố con người là nhân tố hàng đầu quyết định tới sự thành công hay thất bại của Công ty.
Giúp Giám đốc nghiên cứu đề xuất tổ chức bộ máy của Công ty, như việc thành lập các phòng ban, phân xưởng, của hàng tiêu thụ sản phẩm của Công ty, tổ chức kinh doanh dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ.
Xây dựng và cùng các phòng ban khác thực hiện kế koạch lao động tiền lương theo đúng hướng dẫn. Tính lương và phụ cấp đúng chính sách, chế độ với người lao động.Thống kê và lập kế hoạch theo dõi tiền lương và thu nhập của cán bộ công nhân viên. Các công tác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: tính mức chích nộp hàng tháng, qúy, năm.
Báo cáo mức tăng, giảm lao động tiền lương thường kỳ để báo cáo với Sở thương binh xã hội, cục thuế, BHYT...
Nhiệm vụ quản lý giấy tờ, nhiệm vụ tiếp khách. Lập kế hoạch và quản lý trình độ của lao động toàn công ty, tuyển lao động, thực hiện chế độ lao động hưởng lương, phụ cấp, bảo hộ lao động. Giúp GĐ quản lý nhân sự, nắm được năng lực của từng người để phân công bố trí công việc hợp lý. Phối hợp với các phân xưởng sản xuất để quản lý, định mức lao động từ đó hình thành tính toán lương, thưởng, BHXH cho cán bộ công nhân viên và người lao động một cách hợp lý.
3.4 Phòng văn thư
Bao gồm toàn bộ công tác văn thư, quản lý giấy tờ, con dấu, quản lý lưu trữ tài liệu Công ty, đánh máy văn bản, photo, in ấn tài liệu, phục vụ thông tin liên lạc, quản lý và điều hành chung toàn Công ty, tổ chức thiết kế phương tiện đưa đón cán bộ công tác, mua sắm văn phòng phẩm, cùng các phòng mua sắm trang thiết bị phương tiện làm việc cho các phòng ban. Thực hiện quản lý công tác tạp vụ, vệ sinh, quản lý tài sản của Công ty, đáp ứng nhu cầu làm việc của các phòng ban trong Công ty
Đồng thời phải phối hợp với các phòng ban chức năng khác hoàn thành nhiệm của mình và của Công ty.
3.5 Phòng kế toán tài chính:
Giúp Giám đốc quản lý, theo dõi giám sát hoạt động tài chính của Công ty thông qua thực hiện chế độ tài chính theo đúng quy định của Nhà nước
Thực hiện các nghiệp vụ tài chính phát sinh trong Công ty
Đánh giá và đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn trong Công ty.
Phối hợp với các phòng ban khác giải quyết những vấn đề liên quan.
Nhiệm vụ chính thiết lập hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống chứng từ với mọi hoạt đông sản xuất kinh doanh, dịch vụ đầu tư, các chi phí phục vụ bộ máy quản lý theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước.
Tổng hợp chứng từ, lập hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống chứng từ với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, các chi phí phục vụ bộ máy quản lý của Công ty…theo đúng quy định chế độ kế toán hiện hành
Tổng hợp hệ thống chứng từ, lập bảng thống kê tài chính, tài sản, bảng cân đối kế toán, bảng tổng kết tài sản của Công ty. Tổng hợp xây dựng báo cáo tài chính theo kỳ kế toán.
Theo dõi các hoạt động thu, chi, đầu tư tài chính của Công ty.
Theo dõi và thực hiện các hoạt động tài chính của Công ty:
Cung ứng vốn kịp thời cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư, theo dõi lượng hàng hoá nhập kho xuất kho, tồn kho hao hụt.Kiểm kê tài sản, hàng hoá theo định kỳ theo đúng quy định.
Theo dõi thu hồi tiền tiền bán hàng, các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn
Theo dõi tài sản Công ty; tiền mặt, tiền gửi, nguyên vật liệu, hàng hoá, các tài sản cố định. lưu động, hữu hình hay vô hình của Công ty
Thực hiện theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh, thực hiện tính toán giá thành sản phẩm sản xuất.
Tính toán lợi nhuận, và tiến hành phân phối lợi nhuận. Báo cáo nộp thuế cho cơ quan Thuế. Thực hiện thanh toán lương, thưởng, bảo hiểm với người lao động. Theo dõi tiền lương và thu nhập của cán bộ công nhân viên…
Hoạt động kế toán tài chính theo dõi quản lý luồng tiền doanh nghiệp, sử dụng hợp lý hiệu quả đồng vốn.
Phòng phối hợp các phòng ban khác thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của Công ty, thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
3.6 Phòng thương mại
Là phòng chức năng chủ yếu giúp Giám đốc về hoạt động kinh doanh của Công ty trên các mặt sau:
Theo dõi thị trường, điều tra tìm hiểu nhu cầu thị trường về sản phẩm công ty. Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh trong kinh doanh như: giao dịch, xây dựng ký kết hợp đồng, giao nhận, lập chứng từ, thanh lý, nhượng bán hợp đồng.
Nghiên cứu thị trường xem xét tìm nguồn nguyên liệu đầu vào chi phí thập nhất, tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm, tổ chức hoạt động tiêu thu sản phẩm như hệ thống đại lý, mở rộng kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm.
Nắm bắt thị trường theo dõi biến động giá cả thị trường, quan hệ tốt với bạn hàng, khai thác mối quan hệ kinh tế trong kinh doanh, mở rộng quan hệ bạn hàng, giữ gìn chữ tín trong kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tham mưu cho Giám đốc để ký kết được hợp đồng kinh tế có hiệu quả kinh tế cao.
Quản lý hợp đồng mua bán, và các hoạt động dịch vụ khác. Cải tiến đổi mới hoạt động bán hàng chăm sóc khách hàng, chế độ hoa hồng với các đại lý trực thuộc. tìm kiếm và phát hiện các thị trường mới cả thị trường đầu vào lẫn thị trường đầu ra sản phẩm và dịch vụ trong Công ty.
Hiện tại trong Công ty nhân viên thương mại 10 nhân viên. Do Công ty là công ty sản xuất tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng. Công ty cũng hiểu rằng thị trường là quyết định sống còn của Công ty nên đội ngũ nhân viên thương mại cần phải năng động, nhạy bén, thích nghi với cạnh tranh gay gắt để Công ty đứng vững trên thị trường.
3.7 Phòng Kế hoạch
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên cơ sở định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty hàng quý, năm. Theo dõi nắm bắt thị trường để đề xuất các phương án kinh doanh phù hợp.
Nghiên cứu chính sách, chế độ pháp luật về kinh tế, tài chính vận dụng vào hoạt động kinh doanh của Công ty.
Phân tích đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất các ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Xây dựng kế hoạch nguyên liệu đầu vào và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và tham gia giám sát thực hiện kế hoạch đề ra.
3.8 Phòng kỹ thuật:
Theo dõi quản lý quy trình công nghệ sản xuất trong Công ty, Nghiên cứu đưa ra tỷ lệ phối hợp các nguyên liệu đầu vào để sản phẩm đứng kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng dinh dưỡng phù hợp nhu cầu tiêu chuẩn đề ra trên cơ sở nghiên cứu định mức kinh tế kỹ thuật, thành phần dinh dưỡng cho phát triển của từng loại vật nuôi để lên xây dựng tỷ lệ thành phần dinh dưỡng phù hợp. Hướng dấn sử dụng bảo quản sản phẩm, kiểm tra sản phẩm Công ty quá hạn sử dụng để tiến hành tái chế lại. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về vấn đề liên quan tới kỹ thuật trong Công ty.
3.9 Tổ, nhóm sản xuất
Dưới các phòng ban là tổ sản xuất, nhóm sản xuất đặt dưới sự điều hành của Giám đốc và các phòng ban.
Ngoài các phòng ban còn có tổ bảo vệ, nhân viên vệ sinh…
4. Nguồn lực
4.1 Lao động
Hiện nay, Công ty có khoảng 200 lao động trong đó cơ cấu tuổi của lao động như sau: Trên 50 tuổi 11nguời
40-50 30 người
30-40 117 người
<30 còn lại
Bảng 1: Cơ cấu và số lượng lao động trong Công ty năm 2006
Đơn vị: Người
TT
Chỉ tiêu
Tổng
Trong đó dành cho
SXTAGS
DV
C.nuôi
1
Lao động trực tiếp
78
53
0
25
2
Lao động gián tiếp
57
45
2
10
3
Thương mại
29
20
4
5
4
Bảo vệ và lao động khác
24
8
6
10
Cộng
188
126
12
50
Nguồn : Phòng hành chính tổ chức
Trong đó lao động trực tiếp cho các khâu là 78 người, lao động gián tiếp 57 người, thương mại 29 người, bảo vệ và lao động khác như nhân viên vệ sinh, tạp vụ, nhân viên lái xe… trong Công ty là 24 người. Ngoài ra Công ty còn ký thêm hợp đồng lao động ngắn hạn với lao động ngoài khi công việc đòi hỏi cần sử dụng thêm lao động.
Do hoạt động sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi là chính cho nên lao động hoạt động trong Nhà máy chế kiến thức ăn Ngọc Hồi chiếm 67% lao động toàn Công ty. Lao động hoạt động trong Xí nghiệp giống gia cầm Tam Đảo_Vĩnh Phúc chiếm 27% số còn lại thuộc dịch vụ Thanh Xuân chiếm khoảng 6%.
Nhìn vào cơ cấu lao động trong Công ty thấy lao động trực triếp chiếm hơn 40%, đây có phải là cơ cấu lao động bất hợp lý ? Như đã biết lao động trong nhà máy chế biến thức ăn gia sức Ngọc Hồi chiếm chủ yếu. Nhưng trong Nhà máy do thiế bị hiên đại nhập từ Hà Lan, hoàn toàn tự động hoá, lao động trực tiếp không tham gia trong dây truyền sản xuất vì vậy mà lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ thấp.
Nhìn chung lao động của Công ty nhất là đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm có thời gian làm việc lâu dài gắn bó với công ty. Điều này có những thuận lợi cơ bản trong điều hành bố trí công việc.
Nhưng bên cạnh đó, có những hạn chế nhất định thế hệ này sống lâu trong thời bao cấp do vậy khi chuyển sang kinh tế thị trường họ gặp khó khăn kém năng động nhạy bén với cơ chế thị trường.
Trình độ lao động trong Công ty:
Tiến sĩ 3 người
Thạc sĩ 1 người
Cử nhân 20 người
Trung cấp, công nhân còn lại
Qua tìm hiểu trình độ lao động thấy lao động của Công ty có trình độ cao. Đội ngũ lao động quản lý một số được đào tạo, công tác ở nước ngoài, có tâm huyết gắn bó với Công ty.
Với tiềm lực con nguời cho phép Công ty phát huy lợi thế trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh.
4.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Xí nghiệp giống gia súc và gia cầm Tam Đảo (Bình Xuyên- Vĩnh Phúc)
Ở đây trang trại chăn nuôi với trang thiết bị tương đối đầy đủ phục vụ hoạt động chăn nuôi với diện tích 4ha với 5 trang trại gà với trang thiết bị hiện đại phục vụ chăn nuôi gia cầm.Với nhiều giống gà như: Giống ROSS 308 BM, giống ROSS 308 BM, giống SASO BM, giống ISA, Gà giống, thịt gà các loại trứng thương phẩm
Xí nghiệp vật tư và dịch vụ Thanh Xuân-Hà Nội có diện tích 2,3ha thực hiện việc trông giữ phương tiện vận tải, kho bãi của Công ty và thực hiện dịch vụ giao dịch khác.
Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Ngọc Hồi-Thanh Trì- Hà Nội. Với diện tích sử dụng 3,8 ha gồm Xưởng sản xuất phòng theo dõi điều hành kỹ thuật đặt cạnh xưởng sản xuất, 2 nhà kho, 1 nhà chứa nguyên vật liệu, trụ sở làm việc, khu bảo vệ, nhà ăn, căng tin tập thể. Trị giá Nhà của, vật kiến trúc Nhà máy lên tới 12 tỷ đồng
Hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại nhập từ Hà Lan, công suất 20 tấn/h.Trị giá 25tỷ đồng trong số 30 tỷ đồng dùng cho trang thiết bị máy móc của Công ty Gồm 3 lô chưa nguyên liệu, hệ thống máy chộn ép thức ăn, coi là hiện đại nhất khu vực Miền Bắc. Đây là lợi thế lớn của Công ty trong cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.
Ngoài ra, Công ty còn có đội vận tải trang bị phương tiện vận tải nhiệm vụ chuyên chở nguyên vật liệu, thành phẩm trị giá gần 1.65 tỷ đồng.
4.3 Nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu: Hiện nay nguyên liệu công ty có hai nguồn cung cấp chính là trong nước và nước ngoài. Trong nước: Nguyên liệu:cám lụa, sắn, ngô, đỗ tương, bột cá, bột xương…các nguyên liệu thô, còn chủ yếu các loại nguyên tố vi lượng là nguyên liệu nhập ngoại như: Khô tương chiết ly (khác với đỗ tương thông thường), cám gạo chiết ly từ Ấn Độ, Cám mì viên Từ Indonesia, bột thịt xương từ Đức, Tây Ba Nha…
Nhận thấy nguyên liệu chế biến thức ăn chủ yếu nhập ngoại vì thế lợi nhuận đạt được chủ yếu là thực hiện biện pháp hạ giá thành nguyên liệu nhập ngoại. Nguồn nguyên liệu nhập ngoại khiến Công ty nói riêng và các Công ty chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam nói chung gặp nhiều khó khăn, lệ thuộc vào bên ngoài.
Để thu lợi nhuận các công ty tìm kiếm nguồn nguyên liệu giá rẻ, mà giá cả nguyên liệu biến động phụ thuộc rất nhiều yếu tố như thuế, thời tiết khí hậu các nước có nguyên liệu… Khiến ngành Thức ăn chăn nuôi không chủ động mà luôn luôn phụ thuộc bên ngoài, không ổn định. Nếu doanh nghiệp nhỏ, vốn ít thì khó đảm bảo duy trì sản xuất liên tục, do không chủ động được nguyên liệu sức cạnh tranh yếu, thua thiệt dẫn tới nguy cơ phá sản cao.
Chăn nuôi là một trong hai ngành chủ yếu của ngành nông nghiệp, mục tiêu chung của ngành nông nghiệp là đưa tỷ trọng chăn nuôi lên tới 30%, nhưng thực tế nghành chăn nuôi đang phải đối mặt với nhiều vấn đề; dịch bệnh, giống, thú y, hội nhập. ..Thức ăn chăn nuôi chiếm 60-70% giá trị sản phẩm chăn nuôi hiện nay thức ăn chăn nuôi còn phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi cao gần nhất thế giới, trong khi đó nuớc ta là một nước nông nghiệp khoảng 65% dân số làm nông nghiệp. Nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Nhưng trong khi đó nguyên liệu cho chế biến thức ăn còn nhập ngoại, còn phụ thuộc bên ngoài.
4.4 Nguồn vốn
Nguồn vốn của Công ty chủ yếu là nguồn vay Ngân hàng chiếm tới 88% tổng khoảng 54 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn như sau:
Trong đó: Vốn tự có và coi như tự có :2.1 tỷ
Vốn huy động của khách hàng : 5tỷ
Vốn vay Ngân hàng :54 tỷ
Thực trạng nguồn vốn cho thấy phần nào khó khăn của Công ty. Hàng năm Công ty giành khoản tiền lớn trả nợ Ngân hàng, làm cho tiền lương trả cho người lao động thấp, tích luỹ từ lợ nhuận đem lại thấp. Đây là khó khăn rất lớn cho đội ngũ lãnh đạo làm cho Công ty làm ăn hiệu quả dần dần làm giảm tỷ lệ % vốn vay NH.
II THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THỨC ĂN CHĂN NUÔI VILICO
1. Một số đặc điểm ảnh hưởng lớn tới tiêu thụ sản phẩm của Công ty
*Môi trường kinh doanh của Công ty
1.1 Môi trường chính trị-pháp luật
Hiện nay, khó khăn mà ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đang mắc phải là: Nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là nhập ngoại. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2006 giá trị nguyên liệu nhập ngoại lên tới: 304.964.373 USD tương đương 4879.4 tỷ đồng Việt Nam (theo Bộ Thương Mại). So với giá trị sản lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất 6 tháng đầu năm 12.800 tỷ thì giá trị nguyên vật liệu nhập ngoại chiếm 38.1%. Điều này dẫn tới ngành chăn nuôi trong nước bị phụ thuộc và kinh doanh gặp khó khăn. Nguyên liệu nhập ngoại nhiều nhất là Ấn Độ, Achentina, Mỹ, Singapore, Trung Quốc và một số các nước khác.
Khi ra nhập WTO thay đổi trong chính sách của Nhà nước trong việc cắt giảm thuế nguyên liệu đầu vào điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi hạ giá thành sản phẩm, kinh doanh có hiệu quả hơn. Theo lộ trình cắt giảm thì các loại nguyên liệu nhập chỉ chịu mức thuế 5%.
1.2 Môi trường cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của Công ty là toàn bộ doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong cả nước. Nhưng chủ yếu Công ty thức ăn chăn nuôi khu vực phía Bắc như Công ty thức ăn chăn nuôi Con Cò (Procono), Công ty thức ăn chăn nuôi Hoa kỳ AF, Công ty thức ăn chăn nuôi Vifoco (Viet Nam foot company), CP Group, CJ, NOVO, ANCO, đặc biệt là tập đoàn sản xuất thức ăn lợc nhất Hoa Kỳ Cargill... Đây là các đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty, các công ty thức ăn chăn nuôi trên có nguồn vốn lớn công nghệ hiện đại, chiếm thị phần lớn có ảnh hưởng lớn tới thịt trường sản phẩm thức ăn chăn nuôi không những chỉ ở khu vực Miền Bắc mà trên phạm vi cả nước. Đây là khó khăn rất lớn với công ty vì tiềm lực vốn của công ty hạn chế, vốn chủ yếu là vay ngân hàng. Hàng năm Công ty lại phải giành lượng lãi lớn để trả nợ Ngân hàng. Trong khi các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp có tiềm lực vốn lớn khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại và cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại không kém Công ty.
1.3 Môi trường kinh tế
Sản phẩm Công ty chủ yếu là sản phẩm thức ăn chăn nuôi mà sản phẩm này lại phụ thuộc rất lớn vào ngành chăn nuôi trong nước. Vì hai ngành này có quan hệ hữu cơ tác động trực tiếp tới nhau. Nhưng thực tế hiện nay ngành chăn nuôi trong nước đang gặp khó khăn. Do giá thành của sản phẩm chăn nuôi thấp.Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO sản phẩm chăn nuôi nước ngoài tràn ngập Việt Nam như Thịt bò Úc, Mỹ, Thịt lợn, gà Thái Lan, Trung quốc…cạnh tranh với sản phẩm chăn nuôi trong nước khiến cho chăn nuôi quy mô nhỏ vốn khá phổ biến ở nước ta bị phá sản. Chăn nuôi không có lãi. Trong bản thân ngành chăn nuôi cũng đang diễn ra quá trình chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi từ cơ cấu nhỏ lẻ manh mún sang cơ cấu chăn nuôi quy mô lớn, quy mô trang trại.
Những đặc điểm, biến động của ngành chăn nuôi trong nước ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp tới ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nói chung và Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương nói riêng.
*Nhân tố bên trong Công ty
1.1 Sản phẩm
Loại sản phẩm sản xuất: Sản phẩm Thức ăn chăn nuôi gồm có
Thức ăn lợn: Nhóm thức ăn đậm đặc, nhóm thức ăn hỗn hợp cho lợn nội và lợn lai, nhóm thức ăn hỗn hợp cho lợn siêu nạc xuất khẩu.
Thức ăn gà: Nhóm thức ăn gà giống dòng siêu thịt, nhóm thức ăn cho gà thịt thương phẩm, nhóm thức ăn gà đẻ giống dòng siêu trứng, nhóm thức ăn gà lông màu, nhóm thức ăn đậm đặc cho gà.
Thức ăn thuỷ cầm; nhóm thức ăn hỗn hợp và đậm đặc cho ngan, vịt…
Thức ăn chim cút, chim cảnh
Nhưng sản phẩm chủ yếu của Công ty là các loại thức ăn cho gà, lợn các loại. Ngoài ra Công ty sản xuất thức ăn cho thuỷ cầm, chim cút, chim cảnh số lượng hạn chế. Do đây là sản phẩm thức ăn chăn nuôi do
2- Sản phẩm chăn nuôi
Trứng giống và con các loại:
+Giống ROSS 308 BM
+Giống SASO BM
+Giống ISA
-Gà giống, thịt gà các loại, trứng thương phẩm…
3-Sản phẩm dịch vụ nguyên liệu và vận tải:
Dịch vụ thu mua vận chuyển bốc dỡ các loại nguyên liệu: Khô đỗ tương, ngô hạt, bột cá, các loại khoáng vi lượng và các dịch vụ vận tải khác.
Sản phẩm của Công ty là sản phẩm thức ăn chăn nuôi, sản phẩm từ chăn nuôi nên có những đặc trưng riêng có do vậy ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ như đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong quá trình tiêu thụ chú ý tới thời hạn nếu sản phẩm quá hạn sử dụng phải được đưa lại để tái chế lại sản phẩm. Còn với sản phẩm từ chăn nuôi ngoài đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng còn phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.2 Chất lượng sản phẩm
Về khâu chất lượng sản phẩm chủ yếu xét tới sản phẩm của Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Ngọc Hồi và Sản phẩm chăn nuôi của Xí nghiệp giống gia cầm Tam Đảo-Vĩnh Phúc.
Về sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Ngọc Hồi: Điểm nổi bật của Nhà máy là hệ thống trang thiết bị máy móc tương đối hiện đại nhập từ Hà Lan, công suất cao lên tới 20tấn/ngày. Hệ thống nhà xưởng, nhà kho bảo đảm, điều này là lợi thế với Công ty, cho phép Công ty sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, giảm được chi phí giá thành sản phẩm sản xuất. Tuy nhiên chất lượng của sản phẩm sản xuất ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Chất lượng của nguyên liệu đầu vào, kỹ thuật pha chộn các loại nguyên vật liệu đầu vào theo tỷ lệ dinh dưỡng nhất định phù hợp với từng loại vật nuôi cụ thể, khâu đóng gói bảo quản …Nhưng nhìn chung về chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty được khách hàng đánh giá chất lượng bảo đảm.
Về sản phẩm chăn nuôi của Công ty tại Xĩ nghiệp giống gia cầm Tam Đảo-Vĩnh Phúc: do có lợi thế và trang thiết bi, hệ thống chuồng trại chăn nuôi thiết kế đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là đội ngũ các bộ kỹ thuật ở đây luôn thường trực theo dõi sát sao tình hình chăn nuôi do vậy mà gia cầm ở đây có tốc độ tăng trưởng nhanh chất lượng, và hoàn toàn có thể cạnh tranh được với hộ chăn nuôi ngoài quy mô nhỏ. Sản phẩm chăn nuôi tiêu thụ chính là trên thị trường tự do, phần còn lại bàn cho các đơn vị trực thuộc.
1.3 Giá cả sản phẩm
Về giá cả của sản phẩm: Giá đòi hỏi không những chỉ bù đắp những chi phí trong sản xuất, mà còn đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất cần phải nắm chắc các chi phí hoạch toán giá thành. Doanh nghiệp cũng cần phải biết được sản phẩm của mình được bán với giá nào. Việc tiêu thụ sản phẩm nhiều hay ít thì giá là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp tới lượng tiêu thụ sản phẩm. Nên chọn mức giá nào và giá nào được thị trường chấp nhận, điều này tuỳ thuộc vào thực tế - thị trường. Nếu có nhiều người cùng chào hàng một loại sản phẩm thì sẽ khó khăn hơn trong việc bán trên giá so với trường hợp chỉ có một người chào hàng.
Giá cả sản phẩm Công ty trên thị trường nhìn chung cao hơn so với sản phẩm của các doanh nghiệp chăn nuôi khác từ 10-12% điều này ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
1.4 Kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm
Hình thức tiêu thụ của Công ty chủ yếu là hình thức phân phối tiêu thụ đại lý, chế độ hoa hồng với các đại lý của Công ty. Đại lý là người được Công ty uỷ quyền bán hàng theo giá cả do Công ty quy định và hưởng hoa hồng theo số lượng bán, theo doanh thu, không càn bỏ vốn và hoạch toán kinh doanh lỗ lãi như đơn vị kinh doanh độc lập.
Nhiệm vụ gắn kết người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng. Hiện nay, Công ty thiết lập hệ thống ở 20 Tỉnh, thành phố, nhưng chủ yếu vẫn là ở các tỉnh Miền Bắc. Tỉnh có số đại lý nhiều nhất là Hà Tây với 15 đại lý ở các huyện, thị xã, thị trấn. Sau tới đại lý ở các tỉnh Nam Định, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương…Các đại lý nhân tiêu thụ hàng cho Công ty và cam kết thực hiện yêu cầu của Công ty.
Công ty cũng thường xuyên kiểm tra hệ thống kênh phân phối này. Như việc thu hồi sản phẩm quá hạn thực hiện tái chế sản phẩm đúng kỹ thuật. Đảm bảo chữ tín trong kinh doanh.
Hiện Công ty đang có kế hoạch mở rộng kênh tiêu thụ phân phối ra các tỉnh thành Miền Bắc. Do vậy lựa chọn kênh phân phối và hình thức phân phối phù hợp cũng là chiến lược lâu dài đang được đặt ra đối với Công ty. Trước mắt Công ty cần củng cố tốt quan hệ với các đại lý hiện nay của Công ty như: xem xét chế độ với các đại lý của Công ty. Sau đó cần có k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32090.doc