Chuyên đề Một số giải pháp trong Marketing, quản lý bán hàng ở công ty cổ phần đầu tư thương mại Trung Sơn

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING QUẢN LÝ BÁN HÀNG CÁC SẢN PHẨM ÔTÔ VÀ DỊCH VỤ TỪ ÔTÔ 3

1.Cơ sở lý luận của đề tài 3

2. Những khái niệm cốt lõi của marketing 3

3.Chiến lược marketing của công ty ảnh hưởng đến doanh số bán hàng 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING QUẢN LÝ BÁN HÀNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TRUNG SƠN 31

2.1.Giới thiệu chung về công ty 31

2.1.1.Cơ cấu tổ chức của công ty Trung Sơn 31

 31

2.1.2.Lịch sử phát triển của công ty 32

2.1.3.Tầm nhìn chiến lược của công ty 33

2.1.4.Tư vấn tài chính của công ty 35

2.1.6.Chính sách bảo hành Xưởng dịch vụ 38

2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư thương mại Trung Sơn 42

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC MARKETING QUẢN LÝ BÁN HÀNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TRUNG SƠN 48

3.1.Phương hướng mục tiêu chung của công ty 48

3.2.Chiến lược marketing kinh doanh phân phối bán hàng các sản phẩm ôtô của của công ty 50

3.3.Xây dựng kế hoạch bán hàng của công ty 56

3.4.Tổ chức tốt hệ thống phân phối 56

3.5.Quản trị bán hàng 56

3.6.Hoàn thiện kỹ năng bán hàng,kỹ năng giới thiệu sản phẩm cho nhân viên công ty. 59

3.7.Phát triển nguồn nhân lực của công ty 61

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp trong Marketing, quản lý bán hàng ở công ty cổ phần đầu tư thương mại Trung Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu hơn bất kỳ loại hình quảng cáo mất tiền nào trên các phương tiện thông tin. Vì vậy mà một công ty khôn ngoan phải thường xuyên định lượng mức độ thoả mãn của khách hàng. Công ty sẽ gọi điện cho những khách hàng mới mua hàng trong số được chọn làm mẫu để xác định xem có bao nhiêu người rất hài lòng, hài lòng ở một mức độ nào đó, bàng quan và không hài lòng ở một mức độ nào đó và rất không hài lòng. Đồng thời cũng phải tìm hiểu những yếu tố chủ yếu làm cho khách hàng hài lòng và không hài lòng. Công ty sẽ sử dụng thông tin này để hoàn thiện sản phẩm của mình trong thời gian tới. Một số công ty nghĩ rằng họ có thể định được mức độ thoả mãn của khách hàng bằng cách thống kê số lượng và các loại khiếu nại của khách hàng trong từng thời kỳ. Nhưng trên thực tế có đến 95% khách hàng không hài lòng đã không khiếu nại và rất nhiều người trong số đó chỉ đơn giản là thôi không mua nữa. Điều tốt nhất mà công ty có thể làm được là tạo ra điều kiện dễ dàng để khách hàng có thể khiếu nại. Nhưng mẫu phiếu góp ý để sẵn trong các buồng ở khách sạn và những dây nóng của các công ty như các hãng Procter & Gamble và General Electric đã được lắp đặt đều phục vụ mục đích này. Những công ty này hy vọng rằng, khách hàng sẽ gọi điện đến cho họ để góp ý, yêu cầu và thậm chi khiếu nại nữa. Công ty 3M khẳng định rằng hai phần ba những ý tưởng cải tiến sản phẩm có được là do lắng nghe ý kiến của khách hàng mình. Chỉ lắng nghe ý kiến của khách hàng thôi thì chưa đủ. Công ty còn phải giải quyết những khiếu nại của khách hàng bằng một cách xây dựng. Trong số khách hàng khiếu nại có từ 54 đến 70% sẽ tiếp tục quan hệ với công ty nếu khiếu nại của họ được giải quyết. Con số này sẽ tăng lên đến 95% nếu khách hàng cảm thấy rằng nếu khiếu nại của họ được giải quyết nhanh chóng. Những khách hàng đã khiếu nại với tổ chức và khiếu nại của họ được giải quyết thỏa đáng sẽ kể chuyện về cách thức họ được đối xử với bình quân là 5 người khác. Khi một công ty nhận thức được rằng một khách hàng trung thành có thể đem lại một khoản doanh thu lớn qua nhiều năm, thì họ sẽ thấy thật là ngu ngốc khi để mất khách hàng chỉ vì xem nhẹ những điều kêu ca phàn nàn hay cãi nhau về một khoản tiền nhỏ nào đó. Ví dụ, IBM yêu cầu mọi nhân viên bán hàng đều phải viết tường trình đầy đủ về mỗi trường hợp mất khách và đề ra tất cả những bước cần thực hiện để lấy lòng lại khách hàng đó. Một công ty hướng về khách hàng phải theo dõi mức độ thỏa mãn của khách hàng trong từng thời kỳ và đề ra những mục tiêu cải tiến. Ví dụ, Citybank tiếp tục nâng cao mức độ thỏa mãn khách hàng bằng 90%. Nếu Citybank tiếp tục nâng cao mức độ thỏa mãn khách hàng của mình thì có nghĩa là họ đi đúng hướng. Mặt khác, nếu lợi nhuận của họ tăng nhưng mức độ thỏa mãn của khách hàng lại giảm đi thì có nghĩa là họ đi chệch hướng. Lợi nhuận có thể biến động theo từng năm cụ thể vì nhiều nguyên nhân bao gồm chi phí tăng, giá cả giảm, những dự án đầu tư mới lớn.v.v. Song dấu hiệu cuối cùng chứng tỏ một công ty vững mạnh là chỉ số về mức độ thỏa mãn của khách hàng cao và vẫn có chiều hướng tăng. Sự thỏa mãn của khách hàng là chỉ tiêu xác thực nhất về lợi nhuận tương lai của công ty. Marketing phối hợp Đáng tiếc không phải là tất cả nhân viên của một công ty đều được huấn luyện và động viên để làm việc vì khách hàng. Một kỹ sư phàn nàn rằng các nhân viên bán hàng “lúc nào cũng bảo vệ khách hàng mà không nghĩ đến quyền lợi của công ty”! Anh ta còn tỏ ra bực tức với khách hàng vì “đòi hỏi quá nhiều”. Tình huống sau đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề phối hợp: Phó chủ tịch phụ trách marketing của một hãng hàng không lớn mong muốn tăng thị phần của hãng. Chiến lược của bà ta là nâng cao mức độ của khách hàng thông qua việc đảm bảo bữa ăn ngon hơn, chỗ ngồi sạch sẽ hơn và tổ tiếp viên được huấn luyện chu đáo hơn. Thế nhưng bà ta lại không có thẩm quyền giải quyết những vấn đề đó. Bộ phận cung ứng bữa ăn thì lựa chọn thực phẩm làm sao giữ được chi phí thực phẩm này thấp, bộ phận bảo trì thì sử dụng những dịch vụ làm vệ sinh đảm bảo chi phí làm vệ sinh thấp, còn bộ phận nhân sự thì cứ tuyển tiếp viên mà hoàn toàn không xét xem những người đó có niềm nở và tận tình phục vụ người khác không. Vì những bộ phận này nói chung là theo những quan điểm chi phí hay sản xuất, nên bà phó chủ tịch bị lúng túng trong việc nâng cao mức độ thỏa mãn của khách hàng. Marketing phối hợp có hai nội dung. Thứ nhất là các chức năng marketing khác nhau, như lực lượng bán hàng, quảng cáo, quản lý sản phẩm, nghiên cứu marketing.v.v. phải được phối hợp với nhau. Rất hay xảy ra tình trạng lực lượng bán hàng phải điên đầu vì những người quản lý sản phẩm để đề ra “giá quá cao” hay “chỉ tiêu khối lượng quá lớn, hay giám đốc quảng cáo và người quản lý nhãn hiệu không thể nhất trí với nhau về một chiến dịch quảng cáo tốt nhất cho nhãn hiệu đó. Những chức năng marketing này phải được phối hợp với nhau theo quan điểm của khách hàng. Thứ hai là, marketing phải được phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác nhau trong công ty. Marketing không thể phát huy tác dụng khi tất cả các cán bộ công nhân viên đều hiểu rõ ảnh hưởng mà họ gây ra đối với sự thỏa mãn của khách hàng như David Packard của công ty Hewlett Packard đã phát biểu: “Marketing là vô cùng quan trọng đến mức độ không thể phó thác nó cho bộ phận marketing”. IBM khi xác định nội dung cho từng công việc của mình đều đưa vào một đoạn giải thích rõ ảnh hưởng của công việc đó đến khách hàng như thế nào. Giám đốc các nhà máy của IBM đều biết rằng những cuộc viếng thăm nhà máy của khách hàng có thể góp phần tiêu thụ sản phẩm cho khách hàng tiềm ẩn, nếu nhà máy giữ gìn sạch đẹp và làm ăn có hiệu quả. Nhân viên kế toán của IBM đều biết rằng việc viết hóa đơn chính xác và trả lời nhanh chóng những cú điện thoại của khách hàng đều ảnh hưởng đến thái độ của khách hàng đối với công ty. Vì thế quan điểm marketing đòi hỏi công ty phải tiến hành marketing đối nội cũng như đối ngoại. Marketing đối nội là tuyển dụng, huấn luyện và động viên có kết quả những nhân viên có năng lực, muốn phục vụ khách hàng chu đáo. Trong thực tế marketing đối nội phải đi trước marketing đối ngoại. Việc hứa hẹn bảo đảm dịch vụ tuyệt hảo sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Sau đây là câu chuyện về ông Bill Marriott, Jr., chủ tịch công ty khách sạn Marriott , đã phỏng vấn các cán bộ quản lý tương lai như thế nào khi tuyển dụng: Bill Marriott nói với ứng viên xin việc rằng mạng lưới khách sạn muốn thỏa mãn ba nhóm đối tượng là khách hàng, nhân viên và cổ đông. Tuy tất cả các nhóm đó đều quan trọng, thế nhưng ông vẫn cứ hỏi cần phải thỏa mãn những nhóm này theo thứ tự ưu tiên như thế nào. Hầu hết các ứng viên trả lời là trước tiên phải thỏa mãn khách hàng. Tuy nhiên Bill Marriott lại lập luận khác. Trước tiên công ty phải thỏa mãn nhân viên của mình. Nếu nhân viên yêu thích công việc của mình và cảm thấy hãnh diện về khách sạn, thì họ sẽ phục vụ chu đáo cho khách hàng. Những khách hàng cảm thấy hài lòng sẽ thường xuyên quay trở lại Marriott. Như vậy sẽ có nhiều lợi nhuận để chia cho các cổ đông. Bill Marriot vẫn tin rằng khách hàng là chìa khóa để tạo ra khả năng sinh lời. Ông và chủ tịch các công ty khác đều tin rằng sơ đồ tổ chức điển hình theo kiểu hình tháp với chủ tịch ở trên đỉnh, ban lãnh đạo ở giữa và những người trực tiếp sản xuất kinh doanh (nhân viên bán hàng và dịch vụ, nhân viên trực điện thoại, tiếp tân) thì ở dưới đáy, đã lỗ thời rồi. Những công ty giỏi về marketing hiểu rõ hơn và họ đã đảo ngược hình tháp đó. Ở trên cùng của sơ đồ tổ chức là khách hàng. Xếp theo thứ tự của tầm quan trọng thì tiếp đến là những người trực tiếp gặp gỡ, phục vụ và làm hài lòng khách hàng. Bên dưới họ là các cán bộ quản lý trung gian có nhiệm vụ hỗ trợ những người ở tuyến đầu để họ có nhiệm vụ phục vụ khách hàng chu đáo. Và cuối cùng ở bên dưới là ban lãnh đạo tối cao có nhiệm vụ hỗ trợ những người quản lý trung gian để họ có thể hỗ trợ những người ở tuyến đầu, những người tạo ra tất cả những điểm khác biệt để khách hàng cảm thấy hài lòng với công ty. Chúng tôi đã thêm vào hai bên cạnh hình tháp ngược này các khách hàng để có ý nói rằng tất cả các cán bộ quản lý trong công ty đều trực tiếp tham gia tìm hiểu, gặp gỡ và phục vụ khách hàng. Khả năng sinh lời Mục đích của quan điểm marketing là giúp tổ chức đạt được những mục tiêu của mình. Trong trường hợp các công ty tư nhân thì mục đích chính là lợi nhuận. Còn trong trường hợp các tổ chức phi lợi nhuận và xã hội thì mục tiêu là tồn tại và huy động đủ tiền để thực hiện công tác của mình. Ở đây vấn đề mấu chốt không phải là nhằm vào lợi nhuận, mà là hoạt động tốt để đạt được lợi nhuận với tính cách là một sản phẩm phụ. Nếu một cán bộ điều hành của công ty General Motor phát biểu rằng “nghề của chúng tôi là làm ra tiền chứ không phải là chiếc ô tô”, thì ông ta đã đặt sai trọng tâm. Công ty kiếm tiền bằng cách thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. Tuy vậy, những người làm marketing vẫn phải tham gia phân tích khả năng sinh lời của các cơ hội marketing khác nhau. Câu chuyện sau đây sẽ minh họa cho điều này: Một công ty sản xuất giầy của Mỹ cử cán bộ tài chính của mình đến một hòn đảo ở vùng Thái Bình Dương để tìm hiểu khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình ở đó. Sau vài ngày người cán bộ đó gọi điện về báo cáo: “Dân ở đây không mang giầy. Không có thị trường”. Công ty quyết định cử một cán bộ kinh doanh giỏi nhất của công ty đến nước đó để xác minh. Một tuần sau cán bộ kinh doanh điện về báo cáo: “Dân ở đây không mang giầy, có một thị trường rất lớn”. Công ty quyết định cử một phó chủ tịch phụ trách marketing đi đánh giá tình hình. Sau hai tuần, vị phó chủ tịch này điện về: “Dân ở đây không mang giầy. Tuy nhiên bàn chân của họ nom rất tệ và nếu có giầy để mang thì tốt hơn. Dĩ nhiên ta phải thiết kế lại giầy, vì bàn chân của họ nhỏ hơn. Ta sẽ phải giáo dục cho dân hiểu lợi ích của việc mang giầy. Ta cần tranh thủ sự hợp tác của vị trưởng bộ lạc ở đó. Dân chúng không có tiền nhưng họ trồng rất nhiều dứa. Tôi đã ước tính khả năng tiêu thụ trong một khoảng thời gian ba năm và toàn bộ các chi phí của ta, kể cả việc bán dứa cho mạng lưới siêu thị ở châu Âu, và kết luận rằng ta có thể lời 30% trên tổng số vốn bỏ ra. Tôi khẳng định là ta cần phải tiến lên phía trước”. Rõ ràng vị phó chủ tịch phụ trách marketing đó không chỉ làm chức trách marketing là phát hiện ra nhu cầu và cách thỏa mãn nhu cầu đó, mà còn làm cả chức trách tài chính nữa. Nghề của ông là tạo ra những khách hàng có thể mang lại lợi nhuận cho công ty. Có bao nhiêu công ty thực sự theo quan điểm marketing? Đáng tiếc là còn quá ít. Chỉ có một vài công ty thực sự nổi tiếng là những người làm marketing giỏi; Bánh kẹo Kinh đô, Cà phê Trung Nguyên, Procter & Gamble, Apple, Disney, Nordstromg’s, Wal - Mart, Miliken Limited, McDonal’s, Marriott Hotels, Delta Arlines và một số công ty Nhật (Sony, Toyota, Canon) và các công ty châu Âu (Ikea, Club Med, Ericson, Bang & Olufsen, Marks & Spencer). Những công ty này đều tập trung vào khách hàng và được tổ chức để có thể đáp ứng một cách có hiệu quả những nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng. Họ không chỉ tổ chức bộ phận marketing với đội ngũ nhân viên giỏi, mà còn đảm bảo được tất cả những bộ phận khác, như sản xuất, tài chính, nghiên cứu và phát triển, nhân sự, cung ứng, đều theo đúng quan điểm khách hàng là vua. Các tổ chức này đều có một nề nếp marketing bắt rễ sâu vào tất cả các bộ phận và chi nhánh của mình. Hầu hết các công ty đều chưa đạt tới trình độ hoàn toàn thành thục về marketing. Họ nghĩ là họ có làm marketing vì họ có phó chủ tịch phụ trách marketing, những người quản lý sản phẩm, lực lượng bán hàng, ngân sách quảng cáo... Thế nhưng bộ phận marketing thì chưa chắc chắn công ty đó theo đúng quan điểm marketing. Công ty có những đặc điểm marketing, điều đó không có nghĩa là công ty đó theo quan điểm hướng về thị trường và phục vụ khách hàng. Vấn đề là ở chỗ nó có nắm được chính xác những nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng và những chiến lược cạnh tranh không. Trước đây, những công ty lớn như General Motors, Singer, Zenith, Sears, đều mất một thị phần lớn vì họ khộng điều chỉnh được những chiến lược marketing của mình theo thị trường luôn thay đổi. Quan điểm marketing đạo đức-xã hội Quan điểm này khẳng định rằng, doanh nghiệp không những phải thoả mãn nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng mà còn phải giữ nguyên hay củng cố mức sung túc cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội. Quan điểm này đòi hỏi một sản phẩm phải thoả mãn cả 3 yếu tố 3.Chiến lược marketing của công ty ảnh hưởng đến doanh số bán hàng Chiến lược marketing của công ty,doanh nghiệp hay nhà quản lý là hệ thống các đường và giải pháp nhằm xác lập mối quan hệ thích ứng giữa doanh nghiệp với thị trường. Nó sẽ trở thành cơ sở để hoạch định chiến lược sản xuất, chiến lược tài chính và chiến lược con người. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp kinh doanh ô tô và dịch vụ từ ô tô thì chiến lược marketing có vài trò vô cùng quan trọng trong việc xác định hướng đi của mình.  Ngày này, sự phát triển của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin luôn đặt các công ty,doanh nghiệp trước những sức ép cạnh tranh gay gắt. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào khả năng thích ứng với những đột biến của thị trường mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc hoạt định chiến lược phát triển dài hạn. Cần đề nghị chuyên gia marketing nêu ra vài tình huống về các hoạt động marketing mới, có tính sáng tạo để cùng nhau thảo luận. Sau đó, tạo điều kiện để các thành viên trong công ty nói về những cách marketing mà theo họ sẽ có tác dụng tốt và cùng nhau thống nhất về cách triển khai thực hiện những ý tưởng tốt nhất. Một thực tế hiện này cho thấy các doanh nghiệp ở Việt Nam chưa chú trọng đúng mức tới chiến lược marketing. Ngay bản thân trong bộ máy quản lý doanh nghiệp, kinh doanh hay bán hàng chỉ chú trọng vào công việc chính là sản xuất và tạo ra những sản phẩm cho những khách hàng “có mối làm ăn” từ trước. Họ ít khi lập ra những chính sách, kết hoạch, những chiến lược marketing dài hạn, thậm chí là trong ngắn hạn. Chủ doanh nghiệp thì luôn bận bịu với công việc quản lý và kinh doanh hàng ngày, họ thường nghĩ, “trong đầu” đã vạch sẵn các chiến lược, rằng doanh nghiệp đã có cả một đội ngũ kinh doanh, sản xuất giỏi, thế là đủ. Song để có được một chiến lược marketing hiệu quả, thì chủ doanh nghiệp hay nhà quản lý phải dành một khoảng thời gian nhất định để phân tích thị trường, vạch ra mục tiêu, định hướng, cách thức… chứ không phải đơn giản chỉ là những suy nghĩ chợt nảy sinh trong đầu. Chính điều đó đặt ra yêu cầu cho chủ doanh nghiệp hay nhà quản lý đó là họ phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực marketing,quản lý Khó khăn cho các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thực thi chiến lược marketing, đó chính là vấn đề về vốn. Đối với những doanh nghiệp có tên tuổi thì việc xây dựng một chiến lược marketing được coi là công việc của các chuyên gia, các nhà tư vấn, thiết kế và để thực hiện những chiến lược này thì không ít những công ty, tập đoàn lớn đã phải bỏ ra một số tiền khổng lồ. Vậy đối với doanh nghiệp chỉ có vài nhân viên, kinh phí hạn hẹp, không có nhiều thời gian để xây dựng hay thực hiện được chiến lược marketing cho doanh nghiệp của mình? Hiện nay, có không ít các chủ doanh nghiệp hay các nhà quản lý vẫn giữ quan điểm làm marketing có nghĩa là chi một số tiền để quảng cáo. Nhưng đó là quan điểm sai lầm vì marketing phải là sự đầu tư để tạo dựng, định vị thương hiệu và tạo sự khác biệt cho thương hiệu. Chính vì vậy khoản tiền chi ra để thực hiện hoạt động marketing là những khoản đầu tư cho hoạt động kinh doanh chứ không phải là chi phí sản xuất. Một khi doanh nghiệp đã xác định được khách hàng là mục tiêu của của mình thì phải biết tìm cách tiếp cận với từng đối tượng. Có rất nhiều các không mấy tốn kém để tiếp cận và thu hút các đối tượng này như: tạo ra các sự kiện làm cho khách hàng hài lòng với sản phẩm của doanh nghiệp, gừi email, gửi tin nhắn qua điện thoại… Dù sao đi nữa, doanh nghiệp cũng đừng nên bỏ qua các kênh tiếp thị truyền thống. Chẳng hạn doanh nghiệp có thể thực hiện việc lập một website cho riêng mình. Đây là một hình thức khá đơn giản chỉ cần một máy tính nối mạng, người quản lý biết một vài thao tác về máy tính và chụp ảnh là có thể thực hiện việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp với chi phí rất phải chăng. Ngày nay với khoảng 20% dân số tương đương khoảng 16,7 triệu người sử dụng internet thì đây là cách tận dụng tối đa cho sự phát triển của internet tại Việt Nam trong những năm gần đây. Ngoài ra còn có thể xem xét thỏa thuận với các nhà hàng ở địa phương để cung cấp cho họ tách uống cà phê có in tên và logo của doanh nghiệp. Một cách làm khác (tất nhiên là tùy theo sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung ứng) là đến thẳng các trường học, các câu lạc bộ, bệnh viện để bán trực tiếp sản phẩm hay dịch vụ của mình và đổi lại cho các tổ chức này bằng một số tiền hoa hồng được sử dụng làm quỹ cho một dự án nào đó. Việc cùng tham gia (như viết chương trình, cung cấp thông tin, tổ chức các buổi hội thảo) cho các dự án công cộng để có cơ hội đưa tên tuổi của doanh nghiệp mình ra công chúng cũng là cách nên làm. Nhưng cuối cùng thì điều quan trọng nhất vẫn là doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo và luôn tạo cho mình nét độc đáo, khác lạ để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh hiện nay. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING QUẢN LÝ BÁN HÀNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TRUNG SƠN 2.1.Giới thiệu chung về công ty Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Trung Sơn đại lý uỷ quyền chính thức của Hãng GM Daewoo (Vidamco) chuyên kinh doanh và bảo hành, sửa chữa ôtô GM Daewoo. Với phương châm “Chất lượng dịch vụ thoả mãn khách hàng nhằm chăm sóc chu đáo cho chiếc xe của Quý khách hàng ” bằng “Dịch vụ trọn gói” Trung sơn theo quý khách hàng suốt thời gian sở hữu chiếc xe của mình cùng với mạng lưới khách hàng lớn trên cả nước, các đơn vị, tổ chức có uy tín với mục tiêu tốc độ sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, điều kiện làm việc của Cán bộ nhân viên ngày càng cải thiện và nâng cao.Công ty đã khẳng định được thương hiệu của mình trong lĩnh vực kinh doanh xe Ôtô GM Daewoo – Chevrolet cũng như thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc và cũng bắt đầu từ năm 2003 đến nay Trung sơn là đại lý luôn dẫn đầu về doanh số bán xe trên toàn quốc. 2.1.1.Cơ cấu tổ chức của công ty Trung Sơn 2.1.2.Lịch sử phát triển của công ty Đại lý uỷ quyền kinh doanh xe Ôtô GM Daewoo – Chevrolet Trung Sơn tại 16 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà nội  Điện thoại:04.7686755  Fax: 04.7686747 Xưởng dịch vụ uỷ quyền của GM Deawoo – Chevrolet Trung Sơn tại 16 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội  Điện thoại: 04.7686754/7687242  Fax:04.7686224   Năm 1997: Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp Trung Sơn được thành lập 29 tháng 5 năm 1997 do một số cán bộ chủ chốt của Tập đoàn Gami góp vốn cổ đông (Thành viên của Tập đoàn Gami). Năm 1999 : Trung sơn là đại lý số 1 của liên doanh ôtô VMC chuyên cung cấp những loại xe ôtô nhãn hiệu: Mada, Subaru, Kia…. với dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo.   Năm 2002: Cuối năm 2002, Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp Trung Sơn chuyển sang làm đại lý uỷ quyền chính thức của Hãng GM Daewoo (Vidamco) chuyên kinh doanh và bảo hành, sửa chữa ôtô GM Daewoo. Với phương châm “Chất lượng dịch vụ thoả mãn khách hàng nhằm chăm sóc chu đáo  cho chiếc xe của Quý khách hàng ” Bằng “Dịch vụ trọn gói” Trung sơn theo bạn suốt thời gian sở hữu chiếc xe của mình cùng với  mạng lưới khách hàng lớn trên cả nước, các đơn vị, tổ chức có uy tín với mục tiêu tốc độ sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, điều kiện làm việc của Cán bộ nhân viên ngày càng cải thiện và nâng cao.Công ty đã khẳng định được thương hiệu của mình trong lĩnh vực kinh doanh xe Ôtô GM Daewoo – Chevrolet trên thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc và cũng bắt đầu từ năm 2003 đến nay Trung sơn là đại lý luôn dẫn đầu về doanh số bán xe trên toàn quốc cụ thể thành tích đạt được như sau: Thời gian Thành tích Ghi chú  Năm 2003  Đứng đầu toàn quốc về bán xe Matiz của Hãng Vidamco Do Hãng Vidamco bình bầu  Năm 2004  Đứng đầu toàn quốc về bán xe ôtô của Hãng Vidamco Do Hãng Vidamco bình bầu  Năm 2005   Đứng đầu toàn quốc về thị phần bán lẻ xe ôtô của Hãng Vidamco  Do Hãng Vidamco bình bầu  Năm 2006  Đứng đầu toàn quốc về bán xe ôtô của Hãng VIDAMCO (Chiếm 13% thị phần trên toàn quốc) Do Hãng Vidamco bình bầu Năm 1997- 1/8/2007 là Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp Trung Sơn Ngày 1/8/2007 đổi thành Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Trung Sơn.Bên cạnh thành tích bán hàng của Showroom là sự phát triển vượi bậc của xưởng bảo hành, sửa chữa ôtô một bộ phận không thể tách rời khỏi Trung sơn, từ chỗ  vẻn vẹn chỉ có 5 CBNV diện tích chưa đến 100m2 đến nay số lượng CBNV cũng như quy mô tăng lên gấp nhiều lần. Với diện tích hơn 1200 m2, Xưởng Trung sơn được trang bị bởi các trang thiết bị hiện đại như Máy kiểm tra SCAN 100, Hệ thống cầu nâng , phòng sơn sấy công nghiệp, cung cấp các loại phụ tùng chính hiệu cùng với đội ngũ  nhân viên tư vấn kỹ thuật, dịch vụ , thợ lành nghề và  chuyên nghiệp luôn làm hài lòng Quý khách hàng. Nhân sự trong Công ty được coi là tài sản lớn, vì thế công ty thường xuyên tổ chức hoặc cung cấp các khoá đào tạo, thường xuyên tập huấn, bổ sung kiến thức kinh doanh mới, kiến thức quản lý tiên tiến cho đội ngũ cán bộ nhân viên Công ty. 2.1.3.Tầm nhìn chiến lược của công ty Chiến lược 2006 - 2010: Phương hướng của lãnh đạo và cán bộ nhân viên Công ty Trung Sơn trong những năm tiếp theo nhằm tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh, phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ chính từ năm 2006 đến năm 2010 như sau: Phương hướng của lãnh đạo và cán bộ nhân viên Công ty Trung Sơn trong những năm tiếp theo nhằm tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh, phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ chính từ năm 2006 đến năm 2010 như sau: Áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001- 2000 & ISO 14000 trong công ty. Dẫn đầu Toàn Quốc trong hệ thống phân phối xe GM Daewoo- Chevrolet xe du lịch. Vì lợi ích của khách hàng công ty cam kết đưa ra thị trường “ Sản phẩm tốt nhất - dịch vụ hoàn hảo “. Tập chung vào lợi ích của khách hàng bằng nỗ lực marketing theo hướng phát triển bền vững vì lợi ích cộng đồng. Giải thưởng  Thời  gian                            Thành tích                Cúp      Ghi chú    Năm 2003  Đứng đầu toàn quốc về bán xe Matiz của Hãng Vidamco  Do Hãng Vidamco bình bầu  Năm 2004  Đứng đầu toàn quốc về bán xe ôtô của Hãng Vidamco  Do Hãng Vidamco bình bầu  Năm 2005  Đứng đầu toàn quốc về thị phần bán lẻ xe ôtô của Hãng Vidamco  Do Hãng Vidamco bình bầu  Năm 2006  Đứng đầu toàn quốc về bán xe ôtô của Hãng VIDAMCO (Chiếm 13% thị phần trên toàn quốc)  Do Hãng Vidamco bình bầu 2.1.4.Tư vấn tài chính của công ty .Hỗ trợ tài chính Bằng việc liên kết với nhiều ngân hàng lớn, Công ty thiết bị công nghiệp Trung Sơn luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng về vốn khi mua xe ôtô thông qua hình thức trả góp hoặc thuê mua tài chính với thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và các chi phí .Mua trả góp Điều kiện vay vốn: Mua xe ôtô mới 100% Trả trước tối thiểu 35% giá trị xe. Nếu khách hàng đảm bảo khoản vay bằng bất động sản, giấy tờ có giá thì sẽ được trả trước thấp hơn mức 35%. Mua bảo hiểm toàn bộ thời gian vay vốn. Đối tượng được mua trả góp: Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, cá nhân. Phương thức vay: Thời hạn vay vốn: Tối đa 03 năm Hàng tháng khách hàng trả một mức tiền cố định (gồm gốc + lãi) Tài sản bảo đảm: Bao gồm Bất động sản, giấy tờ có giá hoặc bằng chính chiếc xe ôtô do ngân hàng cho vay. Đăng ký xe: Mang tên khách hàng Lãi suất vay: Lãi suất được tính theo quy tắc trừ lùi và được quy định tuỳ theo từng thời kỳ cụ thể. .Thuê mua tài chính Đối tượng được thuê mua: Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân. Trả trước tối thiểu 20% Thời hạnh mua tối đa 5 năm Đăng ký xe mang tên công ty cho thuê tài chính và được chuyển đổi thành tên khách hàng sau khi kết thúc hợp đồng thuê mua. Các điều kiện khác giống như hình thức trả góp. .Các giấy tờ doanh nghiệp cần chuẩn bị khi mua xe trả góp hoặc thuê mua tài chính Giấy phép thành lập Đăng ký kinh doanh Điều lệ hoạt động. uyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng Bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính 02 năm liền kề Giấy chứng nhận đăng ký thuế Biên bản họp hội đồng quản trị đồng ý vay vốn Giấy đề nghị vay vốn (có mẫu) Ngoài ra tuỳ trường hợp cụ thể khách hàng có thể phải chuẩn bị một số giấy tờ khác. .Các giấy tờ cá nhân cần chuẩn bị khi mua xe trả góp Chứng minh thư nhân dân Sổ hộ khẩu. Đặc biệt với các hãng Taxi, các khách hàng có nhu cầu mua số lượng xe lớn, công ty thiết bị công nghiệp Trung Sơn và các Ngân hàng sẽ áp dụng nhiều hình thức hỗ trợ đặc biệt khác về giá cả, hỗ trợ dịch vụ sau bán hành cũng như lãi suất. Quý vị có thể tự tra cứu số tiền phải trả hàng tháng khi mua trả góp. 2.1.5.Dịch vụ bảo dưỡng .Kiểm tra trước khi giao xe Để giúp cho Quý khách hàng có được c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33401.doc
Tài liệu liên quan