MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG I - RỦI RO TRONG THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 2
1.1. Hoạt động Thanh toán Quốc tế của ngân hàng thương mại. 2
1.1.1. Khái niệm, chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế quốc dân. 2
1.1.2. Hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại. 3
1.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong TTQT. 9
1.2.1. Khái niệm, đặc trưng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 9
1.2.2. Thư tín dụng chứng từ (Letter of Credit - L/C). 11
1.2.3. Mối quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 18
1.2.4. Quy trình thanh toán. 21
1.2.5. Những thuận lợi và khó khăn của các bên tham gia phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 22
1.3. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế khi áp dụng phương thức tín dụng chứng từ. 24
1.3.1. Rủi ro trong các hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. 24
1.3.2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế. 25
1.3.3. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế khi áp dụng phương thức tín dụng chứng từ. 25
1.3.4. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ. 32
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG RỦI RO KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT NAM HÀ NỘI. 34
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhno & ptnt nam hà nội. 34
2.1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT NAM HÀ NỘI (2005 – 2007). 34
2.2. Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội (2005 - 2007). 37
2.2.1. Khái quát về hoạt động TTQT của Chi nhánh (2005 -2007). 37
2.2.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 39
2.2.3. Kết quả thực hiện hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại chi nhánh (2005 - 2007). 46
2.3. Thực trạng về rủi ro khi áp dụng phương thức TDCT tại chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 49
2.3.1. Rủi ro trong phương thức TDCT tại chi nhánh (2005 - 2007). 49
2.4. Đánh giá về thực trạng rủi ro trong phương thức TDCT tại Chi nhánh trong thời gian qua. 60
2.4.1. Kết quả đạt được. 60
2.4.2. Hạn chế và yêu sách. 61
CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT TẠI NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI. 63
3.1. Định hướng phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 63
3.1.1. Phân tích và dự đoán môi trường hoạt động của chi nhánh. 63
3.1.2. Định hướng phát triển chung của chi nhánh. 65
3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của chi nhánh. 66
3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 67
3.2.1. Giải pháp hạn chế rủi ro bên ngoài. 67
3.2.2. Giải pháp hạn chế rủi ro bên trong. 70
3.3. Một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội. 78
3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước, chính phủ. 78
3.3.1.2. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. 79
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước. 80
3.3.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 82
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 85
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận sao y bản chính của khách hàng về: hợp đồng nhập khẩu; văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ thương mại hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành
Thẩm định hồ sơ mở thư tín dụng.
- Tại Chi nhánh, thanh toán viên kiểm tra hồ sơ mở L/C và các giấy tờ cần thiết, kiểm tra sự chính xác, phù hợp trong thư yêu cầu mở L/C, nếu có sai sót phải hướng dẫn và yêu cầu khách hàng hoàn chỉnh trước khi mở L/C mà không được tự động sửa chữa hoặc bổ sung các chi tiết thay khách hàng.
- Việc kiểm tra nguồn vốn thanh toán, xác định số dư tiền gửi, nhận tiền ký quỹ do phòng Kế toán thực hiện. Phòng Tín dụng sẽ xác định tỷ lệ ký quỹ trên cơ sở thẩm định từng đối tượng khách hàng. Nếu khách hàng đề nghị vay vốn để thanh toán L/C, phòng Tín dụng sẽ xem xét hồ sơ cho vay theo chế độ tín dụng hiện hành, đề xuất mức ký quỹ mở L/C (NHNo không cho khách hàng mở L/C vay để chuyển vào tài khoản ký quỹ).
Chọn ngân hàng thông báo/ ngân hàng thương lượng.
- Trường hợp khách hàng không chỉ định ngân hàng thông báo thì ưu tiên chọn ngân hàng thông báo/ ngân hàng thương lượng có quan hệ đại lý với NHNo.
- Trường hợp khách hàng chỉ định ngân hàng thông báo L/C không có quan hệ đại lý với NHNo, thanh toán viên ghi tên ngân hàng thông báo vào trường 57.
- Trường hợp khách hàng chỉ định L/C không hạn chế ngân hàng thương lượng và không cho phép đòi tiền bằng điện, trong L/C phải yêu cầu ngân hàng thương lượng thông báo bằng điện có mã xác nhận đã gửi chứng từ đòi tiền và ghi rõ số biên lai gửi chứng từ.
Mở L/C.
- Khi khách hàng đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện quy định trong bước trên, thanh toán viên sẽ đưa dữ liệu vào máy tính để tiến hành mở L/C.
- Hiện nay, chi nhánh chỉ mở L/C bằng điện, không trực tiếp mở bằng thư. Trong trường hợp khách hàng có yêu cầu mở bằng thư, chi nhánh sẽ mở bằng SWIFT sử dụng mẫu điện MT700, MT701 nhưng phải có chỉ thị "bằng thư" tại trường 72/79 và ngân hàng nhận điện là Sở giao dịch NHNo có nhiệm vụ chuyển L/C theo chỉ thị của chi nhánh.
- Sau khi được lập, điện mở L/C sẽ được thanh toán viên trình phụ trách phòng cùng toàn bộ hồ sơ, báo cáo lãnh đạo chi nhánh ký duyệt, sau đó giao một bản cho khách hàng và một bản lưu hồ sơ theo dõi. Mẫu điện hoàn chỉnh (mẫu trên giấy đã có đầy đủ các chữ ký cần thiết) sẽ được tính ký hiệu mật và chuyển đến sở giao dịch NHNo qua mạng máy tính để sở giao dịch tiếp tục kiểm tra. Nếu điện đã phù hợp thì gửi đi nước ngoài.
* Sửa đổi thư tín dụng.
Sau khi L/C được phát hành, nếu muốn sửa đổi thì khách hàng phải xuất trình thư yêu cầu sửa đổi L/C theo mẫu kèm văn bản thoả thuận giữa người mua và người bán (nếu có). Căn cứ yêu cầu của khách hàng và ý kiến của phòng tín dụng (nếu bằng vốn tín dụng), thanh toán viên phát hành sửa đổi gửi ngân hàng thông báo theo mẫu điện SWIFT MT707 (Amendment of a Documentary Credit).
* Tiếp nhận, kiểm tra bộ chứng từ đòi tiền của ngân hàng nước ngoài.
Chứng từ được ngân hàng nước ngoài gửi trực tiếp về cho chi nhánh thông qua bưu điện, chuyển phát nhanh...
Tại chi nhánh, thanh toán viên ký nhận chứng từ do bộ phận văn thư giao và mở sổ theo dõi; kiểm tra, đối chiếu chứng từ so với các điều kiện, điều khoản quy định trong L/C và sửa đổi L/C liên quan (nếu có), kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau và phù hợp của chứng từ với UCP 600 của ICC, ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ và trình phụ trách phòng kiểm tra lại, báo cáo lãnh đạo. Căn cứ quyết định của Lãnh đạo để trả tiền hoặc thông báo cho khách hàng. Việc kiểm tra chứng từ, thông báo từ chối chỉ được tiến hành trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận được chứng từ (kể cả thời gian luân chuyển chứng từ trong nội bộ Ngân hàng).
* Thông báo cho người xin mở thư tín dụng.
Sau khi kiểm tra chứng từ, chi nhánh thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho khách hàng và yêu cầu khách hàng thanh toán (hoặc từ chối thanh toán trong trường hợp chứng từ không hợp lệ).
* Thanh toán cho ngân hàng nước ngoài.
Trong trường hợp Ngân hàng nước ngoài điện đòi tiền, thông báo chứng từ phù hợp hoặc thông báo chứng từ có sai sót và khách hàng đã chấp nhận sai sót, NHNo đã trả tiền, nhưng khi nhận chứng từ, kiểm tra có sai sót hoặc phát hiện thêm sai sót, thanh toán viên phải lập thông báo trình Phụ trách Phòng báo cáo Giám đốc để từ chối thanh toán và ghi rõ chờ sự chấp nhận của người mở L/C, đồng thời thông báo để khách hàng cho ý kiến. Nếu khách hàng chấp nhận sai sót, thanh toán viên lập điện thông báo chấp nhận chứng từ và đòi phí sai sót. Nếu khách hàng không chấp nhận sai sót, thanh toán viên lập điện từ chối và đòi hoàn trả tiền, đồng thời trả lại chứng từ cho nước ngoài và hạch toán xuất ngoại bảng số tiền trên chứng từ trả lại.
Trong trường hợp chứng từ không phù hợp, khách hàng chưa chấp nhận thanh toán: trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày điện thông báo sai sót cho ngân hàng nước ngoài, nếu không nhận được chỉ thị của ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên lập điện nhắc lại lần thứ 2 và thông báo cho khách hàng về việc hoàn trả chứng từ. Trong vòng 05 ngày làm việc tiếp theo, nếu không nhận được ý kiến trả lời của khách hàng thì NHNo chủ động hoàn trả lại nguyên trạng bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài, đồng thời hạch toán xuất ngoại bằng số tiền trên chứng từ trả lại.
Riêng trường hợp ngân hàng đã phát hành bảo lãnh nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn để khách hàng đi nhận hàng, thanh toán viên không thông báo cho khách hàng về sai sót của bộ chứng từ mà chỉ kê lỗi để trừ phí ngân hàng nước ngoài và lập điện chấp nhận thanh toán.
Việc từ chối thanh toán L/C (toàn bộ hay một phần) rất dễ dẫn đến tranh chấp với ngân hàng nước ngoài. Chi nhánh phải xem xét , cân nhắc kỹ các căn cứ từ chối trước khi quyết định từ chối. Cần chú ý rằng khi đã mở L/C, ngân hàng phát hành là người chịu trách nhiệm pháp lý thanh toán L/C, do đó ý kiến của khách hàng và các cơ quan, tổ chức khác về bộ chứng từ chỉ có giá trị tham khảo. Khi từ chối thanh toán, vẫn phải phong toả tài khoản ký quỹ, tài khoản tiền gửi số tiền tương ứng thanh toán L/C và các hồ sơ vay vốn (nếu có) để đề phòng việc từ chối không đúng, phải trả tiền cho ngân hàng nước ngoài thì thực hiện thanh toán cho nước ngoài (kể cả tiền phạt chậm trả - nếu có) từ các nguồn vốn này của khách hàng.
* Giao chứng từ cho khách hàng.
Việc giao chứng từ cho khách hàng chỉ được thực hiện sau khi khách hàng đã trả tiền cho NHNo từ tài khoản tiền gửi, tiền vay.
Chứng từ phù hợp hoặc chứng từ không phù hợp nhưng khách hàng đã nhận hàng (ký hậu vận đơn hoặc bảo lãnh nhận hàng), thanh toán viên giao chứng từ cho khách hàng, yêu cầu khách hàng ký nhận (ghi rõ ngày, giờ nhận và tên người ký nhận).
b) Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu trả chậm.
Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ L/C trả chậm thực hiện như L/C trả ngay nhưng cần lưu ý: Chi nhánh phải đôn đốc khách hàng trả nợ trước khi đến hạn trả nợ nước ngoài 03 ngày làm việc, để có đủ tiền tại sở giao dịch NHNo. Khi đến hạn thanh toán L/C, Sở Giao dịch tự động trích tài khoản của Chi nhánh trả nợ cho nước ngoài đối với những L/C SGD mở theo uỷ quyền của tổng giám đốc, nếu tài khoản chi nhánh không đủ tiền, sở giao dịch ứng thanh toán, đồng thời ghi Nợ chi nhánh số tiền còn thiếu với mức lãi suất nợ quá hạn bằng 150% phí điều vốn của trung tâm điều hành. Còn với những L/C do chi nhánh mở khi có phê chuẩn của tổng giám đốc: Chi nhánh có trách nhiệm trả như trên. Đồng thời, chi nhánh phải chuẩn bị cân đối ngoại tệ trong tương lai để đảm bảo thanh toán đúng các kỳ hạn trả nợ.
2.2.2.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu.
Sở giao dịch NHNo là đầu mối thực hiện các giao dịch với ngân hàng nước ngoài, tất cả các L/C do ngân hàng nước ngoài gửi về trước khi chuyển cho chi nhánh đều phái đươc sở giao dịch kiểm tra, xác thực. Nếu L/C gửi bằng Telex thì phải xác nhận mã đúng, nếu bằng SWIFT thì phải đúng với mẫu điện quy định, còn bằng thư phải xác định chữ ký đúng mới chuyển về cho chi nhánh.
* Kiểm tra, thông báo hoặc sửa đổi L/C.
Tại Chi nhánh, khi nhận được L/C, sửa đổi L/C do sở giao dịch NHNo chuyển về chi nhánh, thanh toán viên phải kiểm tra xác nhận mã khoá đúng (nếu mở bằng Telex), hoặc chữ ký đúng (nếu mở bằng thư) của sở giao dịch NHNo.
Trước khi thông báo, sửa đổi L/C (nếu có), thanh toán viên cần phải kiểm tra L/C phải có dẫn chiếu UCP 600, đối với L/C được gửi bằng SWIFT theo mẫu MT700/701, MT 710/711, MT 720/721 dù không có dẫn chiếu UCP 600 vẫn được hiểu là tuân thủ UCP 600 trừ khi có quy định khác được chỉ ra trong L/C; kiểm tra tên, địa chỉ của người hưởng lợi, các chỉ dẫn của ngân hàng phát hành về việc thông báo L/C (thông báo trực tiếp hay thông báo qua Ngân hàng thứ hai…), loại L/C (xác nhận, chuyển nhượng…) để chọn hình thức thông báo cho phù hợp. Nếu có những điều khoản của thư tín dụng bất lợi cho khách hàng thì thanh toán viên cần tư vấn cho khách hàng.
Sau đó, thanh toán viên tiến hành đăng ký số tham chiếu L/C vào sổ theo dõi thông báo L/C, nhập dữ liệu vào máy tính để theo dõi, lập thông báo gửi khách hàng theo mẫu. Phụ trách phòng/Kiểm soát viên có trách nhiệm kiểm tra nội dung L/C hoặc nội dung sửa đổi L/C với thư thông báo, ký trước khi chuyển cho lãnh đạo hoặc người được uỷ quyền ký duyệt.
Sau khi hoàn tất việc kiểm tra, kiểm soát (lưu ý L/C gốc phải đóng dấu và ghi ngày ký), giao một bản gốc L/C hoặc sửa đổi L/C kèm thư thông báo cho người thụ hưởng hoặc ngân hàng của người thụ hưởng. L/C, sửa đổi L/C có thể giao trực tiếp cho khách hàng (phải yêu cầu khách hàng ký nhận vào bản L/C copy lưu tại hồ sơ Ngân hàng), hoặc được gửi đảm bảo qua bưu điện. Thông báo cho Ngân hàng phát hành về việc nhận được L/C, sửa đổi L/C hoặc ý kiến của khách hàng về sửa đổi L/C nếu được yêu cầu.
* Tiếp nhận, kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu.
Thanh toán viên tiếp nhận bộ chứng từ của khách hàng xuất trình kèm bản gốc L/C, các sửa đổi L/C liên quan (nếu có) cùng thư thông báo L/C, sửa đổi L/C và thư yêu cầu thanh toán theo mẫu. Trước khi ký nhận chứng từ, kiểm tra sơ bộ các loại chứng từ, số lượng của từng loại chứng từ và thư yêu cầu thanh toán của khách hàng, phải ghi rõ ngày, giờ nhận chứng từ trên thư yêu cầu thanh toán của khách hàng, sau đó ký xác nhận mặt sau của L/C gốc trị giá bộ chứng từ xuất trình, ngày xuất trình, rút số dư trên bìa hồ sơ.
Việc kiểm tra chứng từ phải được thực hiện khẩn trương ngay sau khi nhận được đầy đủ các chứng từ do khách hàng xuất trình và đảm bảo đúng quy định của UCP600, bao gồm kiểm tra sự phù hợp về nội dung, số lượng chứng từ so với các điều kiện, điều khoản quy định trong L/C và sửa đổi L/C liên quan (nếu có), cũng như kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau, kiểm tra sự phù hợp của chứng từ với UCP600. Sau khi kiểm tra, thanh toán viên ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra hàng xuất và chuyển toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan cùng phiếu kiểm tra chứng từ đến kiểm soát viên hoặc phụ trách phòng.
Kiểm soát viên/Phụ trách phòng kiểm tra lại toàn bộ chứng từ và các ý kiến của thanh toán viên, ghi rõ ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ, ký tên và chuyển lại chứng từ cho thanh toán viên.
Sau khi có ý kiến của phụ trách phòng về tình trạng bộ chứng từ, nếu chứng từ có sai sót phải thông báo ngay cho khách hàng:
- Nêu rõ từng sai sót của chứng từ để khách hàng sửa chữa hoặc thay thế.
- Chỉ giao lại cho khách hàng những chứng từ cần phải sửa chữa hoặc thay thế, và việc thay thế, sửa chữa chứng từ phải được thực hiện trong thời hạn xuất trình chứng từ cho phép của L/C.
- Nếu sai sót không được chấp nhận, đề nghị khách hàng chuyển sang hình thức thanh toán khác hoặc trả lại chứng từ cho họ.
* Chiết khấu bộ chứng từ theo L/C.
Nếu khách hàng có yêu cầu, ngân hàng sẽ xem xét để chiết khấu bộ chứng từ nhưng cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Ngân hàng phát hành là ngân hàng có uy tín.
- Thị trường truyền thống, mặt hàng được phép xuất khẩu tại Việt Nam.
- Khách hàng có tài khoản và giao dịch thường xuyên tại NHNo; vay, trả sòng phẳng, hoạt động kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh.
- Khách hàng có cam kết hoàn trả số tiền NHNo đã chiết khấu trong trường hợp ngân hàng trả tiền từ chối thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán. Trên cơ sở độ tín nhiệm của khách hàng, Giám đốc chi nhánh quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp yêu cầu khách hàng ký, đóng dấu sẵn đơn xin vay, giấy nhận nợ cho số tiền xin chiết khấu (đối với chiết khấu truy đòi).
- Đơn yêu cầu chiết khấu miễn truy đòi và L/C đã được NHNo xác nhận hoặc NHNo được chỉ định là ngân hàng thanh toán, chấp nhận hay chiết khấu (đối với chiết khấu miễn truy đòi). Nhưng đây là nghiệp vụ có rủi ro cao, nói chung phải hết sức thận trọng khi thực hiện.
* Gửi chứng từ và đòi tiền.
Trong tất cả các trường hợp, thanh toán viên chỉ lập điện, thư đòi tiền theo quy định của L/C khi có ý kiến của kiểm soát viên/phụ trách phòng, chấp thuận của người được uỷ quyền.
Trường hợp chứng từ phù hợp:
- Nếu L/C quy định đòi tiền bằng điện, thanh toán viên lập điện đòi tiền (sử dụng mẫu điện MT 742 hoặc MT 999) theo chỉ dẫn trên L/C. Lập thư gửi chứng từ (covering letter) theo mẫu quy định, trên thư nêu rõ "chứng từ đã được đòi tiền bằng điện ngày... tránh thực hiện 2 lần" (Reimbusement claim has been effected by cable dated... please avoid duplication).
- Nếu L/C quy định đồi tiền bằng thư, thanh toán viên lập thư đòi tiền theo quy định, trên thư nêu chỉ tị đòi tiền và xác nhận "the amount has been endorsed on the reverse of the original documentary credit".
Trường hợp chứng từ không phù hợp:
- Nếu L/C quy định đòi tiền bằng điện trực tiếp ngân hàng phát hành, thanh toán viên lập điện đòi tiền ngân hàng phát hành, nêu rõ các điểm không phù hợp và chỉ thị trả tiền nếu được chấp nhận (sử dụng MT 750 bằng SWIFT) đồng thời lập thư gửi chứng từ nêu rõ các điểm không phù hợp như nội dung điện đã gửi cùng ngày.
Còn nếu L/C quy định đòi tiền bằng điện ngân hàng hoàn trả thì không điện đòi tiền Ngân hàng hoàn trả mà lập điện gửi Ngân hàng phát hành trước đồng thời yêu cầu ngân hàng phát hành khi chấp nhận thanh toán thì điện báo cho NHNo để đòi tiền ngân hàng hoàn trả. Bộ chứng từ kèm thư thanh toán gửi Ngân hàng phát hành cũng phải nêu rõ các điểm không phù hợp như nội dung điện.
- Nếu L/C quy định đòi tiền bằng thư, việc lập thư đòi tiền phải được thực hiện đúng chỉ thị hướng dẫn trong L/C.
Trường hợp sai sót không được ngân hàng phát hành chấp nhận, NHNo đề nghị khách hàng chuyển sang hình thức thanh toán nhờ thu theo L/C hoặc trả lại chứng từ cho khách hàng.
* Thanh toán cho người hưởng lợi.
Nếu ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán, chi nhánh theo dõi tiền về và tra soát. Sau đó tiến hành thanh toán cho người hưởng, thu nợ và lãi chiết khấu (nếu có), thu phí dịch vụ...
2.2.3. Kết quả thực hiện hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại chi nhánh (2005 - 2007).
Hiện nay, trong các phương thức TTQT được sử dụng tại Việt Nam thì phương thức được áp dụng phổ biến nhất tại các NHTM nói chung và tại Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội nói riêng là phương thức tín dụng chứng từ, đặc biệt là trong nhập khẩu. Điều này được thể hiện rõ ở tỷ lệ các phương thức thanh toán của chi nhánh từ năm 2005 - 2007 (bảng 4). Sở dĩ như vậy là do phương thức TDCT là phương thức đảm bảo được quyền lợi một cách tương đối cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam là một nước đang phát triển, chính sách mở cửa mới được thực hiện nên tình trạng thiếu thông tin đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang từng bước thâm nhập vào thị trường quốc tế là không tránh khỏi. Đối với các nhà xuất khẩu, họ chưa có điều kiện để tìm hiểu kỹ về đối tác, do vậy lựa chọn phương thức TDCT là có thể an tâm rằng sẽ thu được tiền nếu xuất trình được bộ chứng từ đúng như quy định. Còn đối với các nhà nhập khẩu, vì nước ta là một nước có tình trạng nhập siêu kéo dài nên việc áp dụng phương thức L/C sẽ đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như tạo uy tín với đối tác nước ngoài trong quan hệ mua bán lâu dài.
Kết quả TTQT bằng phương thức TDCT được thể hiện cụ thể ở bảng số liệu sau:
Bảng 5: Doanh số TTQT theo phương thức TDCT
tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội (2005 - 2007).
Đơn vị: USD
Nghiệp vụ
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng số
Tổng số
Tăng so 2005 (%)
Tổng số
Tăng so 2006 (%)
1. L/C nhập
1.1. Mở L/C
- Số món
- Doanh số
1.2. TT L/C
- Số món
- Doanh số
758
48,852,000
738
47,865,000
829
80,816,000
825
80,625,000
9.4
65.4
11.2
68.4
1,116
115,797,000
1,116
115,797,000
34.6
43.3
35.3
43.6
2. L/C xuất
- Số món
- Doanh số
104
7,534,000
98
12,623,000
- 6.0
67.6
135
23,548,000
37.8
86.6
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại 2005 - 2007)
Doanh số L/C qua các năm có sự tăng trưởng ổn định, đặc biệt trong L/C nhập khẩu: năm 2006 tăng 65.4% so với năm 2005, từ 48,852,000 USD lên 80,816,000 USD; năm 2007, doanh số L/C nhập khẩu tiếp tục tăng 43,3% so với năm 2006, từ 80,813,000 USD lên 115,797,000 USD. Điều này đã phản ánh sự hoạt động hiệu quả trong TTQT của chi nhánh. Với đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, có chuyên môn cơ bản cùng những chính sách phát triển hợp lý như: phát huy được những thành tựu khoa học kỹ thuật, củng cố và tăng cường nguồn vốn ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán dưới nhiều hình thức như mua bán chuyển đổi ngoại tệ, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng tài trợ cho các tổ chức nước ngoài…, uy tín của ngân hàng tăng nhanh và ngày càng thu hút được nhiều khách hàng. Chỉ tính riêng trong năm 2007, những khách hàng chủ yếu của chi nhánh thực hiện mở L/C phải kể đến: Công ty CP XNK & HTĐT với Lào (VILEXIM): 284 món; Công ty TM & XNK Tổng hợp HN (GENEXIM): 36 món; Công ty XNK & ĐT Hà Nội (UNIMEX): 18 món… hay Tổng công ty Công nghiệp Ô tô (VINAMOTOR) với doanh số nhập khẩu lên đến 9,860,720 USD trong năm 2007. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là thiết bị máy móc, sắt thép, linh kiện điện tử hay các loại hoá chất…
Về xuất khẩu, doanh số thanh toán L/C xuất đã tăng trưởng rất nhanh: năm 2005: 7,534,000 USD; năm 2006: 12,623,000 USD, năm 200723,548,000 USD. Nguyên nhân chính làm cho khối lượng cũng như giá trị thanh toán L/C xuất tăng cao là do nền nông nghiệp nước ta trong những năm ngần đây có được sản lượng lớn. Chính phủ có những đường lối chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông thuỷ sản.
Bảng 6: Tỷ trọng thanh toán các loại L/C trong TTQT (2005 - 2007).
Danh mục
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh số (USD)
Tỷ trọng (%)
Doanh số (USD)
Tỷ trọng (%)
Doanh số (USD)
Tỷ trọng (%)
L/C nhập
48,852,000
86.6
80,816,000
86.5
115,797,000
83.1
L/C xuất
7,534,000
13.4
12,623,000
13.5
23,548,000
16.9
Tổng
56,386,000
100.0
93,439,000
100.0
139,345,000
100.0
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại 2005 - 2007)
Từ bảng số liệu trên, ta thấy tỷ trọng giữa doanh số L/C nhập và doanh số L/C xuất chênh lệch nhau khá lớn: năm 2005, doanh số L/C nhập lên tới gần 49 triệu USD, gấp tới hơn 7 lần doanh số L/C xuất (chỉ có hơn 7 triệu USD), đến năm 2006 và năm 2007 tỷ trọng L/C xuất có tăng lên nhưng chênh lệch vẫn là rất lớn.
Biểu đồ 2: Tỷ trọng L/C NK và L/C XK trong TTQT
tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội(2005 - 2007).
(Đơn vị: nghìn USD)
Từ biểu đồ trên ta thấy, tỷ trọng doanh số mà L/C nhập đóng góp vào tổng doanh số còn quá ít so với doanh số thanh toán của L/C xuất khẩu. Có thể thấy rằng, chi nhánh vẫn chưa thu hút được các doanh ngiệp xuất khẩu lớn, có uy tín.
Loại L/C được sử dụng phổ biến nhất hiện nay tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội là L/C không huỷ ngang. Ngoài ra còn có một số loại L/C khác như L/C không huỷ ngang có xác nhận, L/C chuyển nhượng… nhưng không đáng kể. Thị trường thanh toán lớn nhất của chi nhánh chủ yếu tập trung ở khu vực châu á như Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore…
Từ những kết quả trong thanh toán L/C tại chi nhánh trong những năm qua, có thể thấy rằng L/C là phương thức được sử dụng nhiều nhất và đống vai trò quan trong trong hoạt động TTQT tại ngân hàng. Do đó, hấu hết những rủi ro phát sinh và tranh chấp đều rơi vào phương thức này.
2.3. THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT NAM HÀ NỘI.
2.3.1. Rủi ro trong phương thức TDCT tại chi nhánh (2005 - 2007).
Khi nói đến rủi ro cho ngân hàng nói chung, chúng ta cần hiểu đó không chỉ là sự mất vốn mà còn có thể là: đọng vốn trong thanh toán, kéo dài thời hạn thanh toán, thanh toán trả chậm, nợ quá hạn, uy tín bị suy giảm... Đặc biệt, trong TTQT, mặc dù được đánh giá là phương thức tối ưu nhất nhưng phương thức TDCT vẫn luôn tiềm ẩn những rủi ro. Các rủi ro này có thể phát sinh trong bất cứ giai đoạn nào trong quy trình thanh toán kể từ khi phát hành L/C, thông báo L/C, xác nhận cho đến giai đoạn thanh toán. Không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế, những rủi ro này còn làm tổn hại đến uy tín của ngân hàng, từ đó gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung. Trong những năm qua, mặc dù đã áp dụng những phương pháp tối ưu nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro nhưng hoạt động thanh toán TDCT của NHNo & PTNT Nam Hà Nội vẫn còn gặp phải những rủi ro sau:
2.3.1.1. Rủi ro tín dụng.
Đây là loại rủi ro chủ yếu và dễ xảy ra nhất, đồng thời cũng để lại hậu quả nặng nề nhất cho các ngân hàng. Lý do chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn yếu về thực lực tài chính cũng như thiếu về kinh nghiệm kinh doanh, hoạt động của họ chủ yếu dựa vào ngân hàng nên kết quả kinh doanh của họ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng, khiến cho ngân hàng luôn phải đối mặt với nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.
* Rủi ro tín dụng trong thanh toán hàng nhập khẩu.
Đối với NHNo & PTNT Nam Hà Nội nói riêng và với các NHTM Việt Nam nói chung thì hiện nay, doanh số thanh toán L/C cho hàng nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu so với tổng doanh số thanh toán L/C của chi nhánh. Chính vì thế, những rủi ro tín dụng rất dễ xảy ra với nghiệp vụ thanh toán này. Người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ rủi ro này.
Chỉ tiêu đầu tiên để xác định nguy cơ rủi ro của ngân hàng là doanh số L/C chưa thanh toán, nó phản ánh số L/C mà ngân hàng đứng ra bảo lãnh nhưng chưa tất toán được, thường là L/C trả chậm. Trong những năm vừa qua, doanh số thanh toán L/C nhập tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội liên tục tăng nhưng doanh số chưa thanh toán lại giảm đáng kể khiến cho tỷ trọng doanh số chưa thanh toán có xu hướng giảm rõ rệt:
Bảng 7: Doanh số L/C chưa thanh toán (2005 - 2007)
tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội.
Đơn vị: USD
Năm
Doanh số thanh toán L/C nhập
Doanh số L/C chưa thanh toán
Tỷ trọng
(%)
Số món
Số tiền
2005
48,852,000
20
987,000
2.0202
2006
80,816,000
4
191,000
0.0024
2007
115,797,000
0
0
0
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại 2005 - 2007)
Trong 3 năm trở lại đây, doanh số L/C chưa thanh toán đã giảm rất nhiều, để làm được điều đó ngân hàng đã có những biện pháp đúng đắn sau:
- Doanh nghiệp phải có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán L/C trong thời hạn cam kết đã quy định trong L/C.
- Trường hợp ký quỹ dưới 100% giá trị L/C thì phải có cam kết bằng văn bảo đảm bảo số dư tài khoản của doanh nghiệp mở tại Chi nhánh vào thời điểm thanh toán đủ để Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho nước ngoài.
- Tại thời điểm xin mở L/C, doanh nghiệp không vi phạm cam kết dẫn đến chậm trễ trong thanh toán hoặc buộc Ngân hàng phải ứng trước tiền để thanh toán cho các L/C trả chậm trước đó.
- Có bảo đảm hợp pháp bằng một hoặc nhiều hình thức (ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản…) cho việc mở L/C trả chậm theo yêu cầu của ngân hàng.
Nhờ đó mà doanh số chưa thanh toán của năm 2006 chỉ còn 191,000 USD, chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Và sang năm 2007, hầu như không để xảy ra một trường hợp nào.
Do hoạt động TTQT còn khá mới mẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm, NHNo & PTNT Nam Hà Nội rất thận trọng trong việc thẩm định khách hàng. Trong thủ tục mở L/C, khách hàng bao giờ cũng phải ký quỹ, nhưng thông thường họ chỉ ký quỹ một phần, phần còn lại là ngân hàng cho vay. Tỷ lệ miễn ký quỹ càng cao thì nguy cơ rủi ro của ngân hàng càng lớn. Chính vì vậy, khi nhận kí quỹ, ngân hàng phải kiểm tra tính xác thực của tài khoản kí quỹ để tránh giả mạo. Đồng thời, khách hàng phải cam kết sẽ nộp phần còn lại bằng nguồn vốn nào. Nếu bằng nguồn vốn tự có thì phải nộp lúc nhận chứng từ. Nếu bằng nguồn vốn vay ngoại tệ của ngân hàng thì phải làm thủ tục vay ngắn hạn. Căn cứ vào việc thẩm định, phân loại khách hàng và hạn mức mở L/C, giám đốc chi nhánh giao cho phòng TTQT hoặc phòng tín dụng thẩm định hồ sơ, đề xuất mức ký quỹ dựa trên cơ sở bảo đảm an toàn thanh toán và thu hút khách hàng trên địa bàn, cụ thể là:
- Chi nhánh không miễn ký quỹ 100% cho bất kỳ khách hàng nào.
- Miễn ký quỹ 70 - 90% cho những khách hàng có uy tín, khả năng tài chính tốt và có mối quan hệ lâu dài với Ngân hàng; thậm chí có trường hợp khách hàng được miễn ký quỹ 95% giá trị thanh toán L/C nhưng phải có sự phê duyệt của giám đốc chi nhánh.
- Miễn ký quỹ 0% cho những khách hàng mới hoặc không có uy tín với ngân hàng.
Một chỉ tiêu quan trọng khác để đánh giá rủi ro trong phương thức TDCT là nợ quá hạn. Trong những năm vừa qua, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh có những thay đổi theo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12117.doc