MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TÕ TRANG TRẠI 3
I. Khái niệm, bản chất của kinh tế trang trại: 3
1. Khái niệm 3
2. Bản chất của kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng. 7
II. Vai trò , đặc trng của kinh tế trang trại: 9
1- Vai trò của kinh tế trang trại: 9
2. Đặc trng của kinh tế trang tr¹i nói chung và kinh tế trang trại công nghiệp nói riêng : 10
III-Điều kiện ra đời và phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng: 15
1-Điều kiện ra đời và phát triển kinh tế trang trại nói chung : 15
2- Điều kiện ra đời và phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng: 16
IV-Các loại hình kinh tế trang trại nói chung và chăn nuôi nói riêng: 17
1-Xét về tính chất sở hữu: 17
2- Xét về loại hình sản xuất : 19
V-Tình hình phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng ở nước ta và một số nước trên thế giới 20
1-Tình hình phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng ở nớc ta: 20
2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nớc trên thế giới : 28
VI-Chủ trơng,chính sách phát triển kinh tế trang trại hiện nay ở Việt nam. 31
1-Thống nhất nhận thức về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại: 33
2- Một số chính sách lâu dài của nhà nước đối với kinh tế trang trại. 34
3-Về chính sách cụ thể: 35
PHẦN 2 Thùc TRẠNG VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN BÒ THỊT 41
I. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT GIAI ĐOẠN 2001 - 2006 41
1. Kết quả đạt được: 41
2. Các khó khăn và tồn tại 45
3.Các thách thức 48
II.Cơ hội phát triển bò thịt 48
1.Nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong nước tăng 48
2. Tỷ lệ thịt vò của ta còn thấp so với các nước trong khu vực: 49
3. Chăn nuôi bò thịt góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp: 50
4. Sản lượng phụ phẩm nông, công nghiệp của nước ta lớn: 50
5. Chăn nuôi bò thịt phù hợp với tất cả các vùng sinh thái: 50
III. Các chương trình và chính sách đã thực hiện 51
1. Các chương trình cải tạo đàn bò địa phương: 51
2. Các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt: 52
PHẦN 3 MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT 55
A. Mục tiêu 55
1. Mục tiêu chung: 55
2. Mục tiêu cụ thể: 55
B. Giải pháp thực hiện 55
I. Quy hoạch phát triển bò thịt 55
1. §ịnh hướng chung: 55
2.Quy hoạch vùng chăn nuôi bò thịt 60
II. Phát triển giống, kỹ thuật chăn nuôi và vỗ béo bò 62
1. Về giống: 62
2. Về thức ăn: 64
3. Vỗ béo bò thịt: 65
4. Về vệ sinh phòng bệnh và thú y: 65
III. Chế biến, thị trường: 66
1. Về thị trường: 66
2. Phát triển chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến: 66
3. Thông tin quảng cáo: 67
IV. Chính sách: 67
1. Về đầu tư: 67
2. Chính sách tín dụng: 68
3. Chính sách thuế và phí: 69
KẾT LUẬN 71
PHỤ LỤC I 73
PHỤ LỤC II 83
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2905 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp và phát triển trang trại chăn nuôi bò thịt ở nước ta giai đoạn 2007-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trang trại như lắp ráp linh kiện điện tử, nghề thủ công mỹ nghệ.
- Các trang trại coi nông nghiệp là nghề phụ, còn ngoài nông nghiệp là nghề chính: Loại này năm 1987 có 3 triệu cơ sở thường có ruộng đất (0,5-1ha).Các trang trại giành thời gian chủ yếu làm các công việc như làm công nhân thờng xuyên hoặc thời vụ cho các xí nghiệp công nghiệp. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu vào các ngày nghỉ hàng tuần,ngày lễ, nghỉ phép.
- Loại trang trại ở nông thôn của những người dân thành Phố: Những năm gần đây loại này xuất hiện càng nhiều do những người công nhân, viên chức, nhà buôn…Ở thành phố về nông thôn thuê những mảnh đất nhỏ để lao động sản xuất nông nghiệp trong những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, ngày nghỉ phép để thay đổi môi trường làm việc, lao động và sinh hoạt tránh không khí ô nhiễm ở thành phố và tăng thêm một phần thu nhập.
Ruộng đất của các trang trại gia đình ở Nhật Bản hiện nay vẫn chủ yếu là sở hữu riêng, số lượng lĩnh canh ít.
Qua nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế trang trại của một số nớc có cùng khu vực có những nhận xét chung sau đây:
- Các nớc phổ biến là trang trại gia đình trong sản xuất nông,lâm nghiệp.
- Quy mô phổ biến từ 1-3ha.
-Kinh tế trang trại đã tạo ra số lượng sản phẩm hàng hoá lớn cho xã hội như: Các trang trại ở Malaysia chủ yếu trồng cây công nghiệp cây ăn quả với sản lượng dầu cọ và cao su đứng hàng đầu Thế giới.
- Sau khi nghiên cứu 4 loại hình kinh tế trang trại ở Đài Loan trong đó có một loại hình trang trại độc đáo đó là hình thức trang trại uỷ thác, đây là hình thức trang trại mà nhân viên tại chức hoặc về hưu có thể tham khảo và vận dụng. Hình thức này đem lại lợi ich cho cả hai phía. Người uỷ thác yên tâm công tác mà vẫn có thu nhập từ trang trại không sợ mất quyền sở hữu và quyền sử dụng đất. Người đợc uỷ thác có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, thâm canh tăng năng xuất cây trồng vật nuôi mang lại lợi ích cho cá nhân và tăng sản phẩm cho xã hội.
VI-Chủ trơng,chính sách phát triển kinh tế trang trại hiện nay ở Việt nam.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, kinh tế hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo ra sức mạnh mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn, nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá và nâng cao năng xuất hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trờng.
Hiện nay hình thức kinh tế trang trại đang tăng về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhưng chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình nông dân và một tỷ lệ đáng kể của gia đình cán bộ, công chức, viên chức, bộ đội, công an đã nghỉ hưu. hầu hết các trang trại có quy mô đất đai dói mức hạn điền,với nguồn gốc đa dạng, sử dụng lao động của gia đình là chủ yếu, một số có thuê thêm lao động thời vụ và lao động thường xuyên. Tiền công lao động được thoả thuận giữa hai bên. Hầu hết vốn đầu tư, vốn tự có và vốn vay của cộng đồng, vốn vay của tổ chức tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng thấp. Phần lớn trang trại phát huy được lợi thế của từng vùng, kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài.
Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở rộng thêm đất trồng, đồi núi trọc, đất hoang hoá, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển. Tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo tăng thêm nông sản hàng hoá. Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng.
Tuy nhiên quá trình phát triển kinh tế trang trại đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết kịp thời.
1-Mặc dù Đảng và nhà nước đã có chủ trương về phát triển kinh tế trang trại, song còn tồn tại một số vấn đề về quan điểm và chính sách phải tiếp tục làm rõ như: Việc giao đất, thuê đất, chuyển nhượng,tích tụ đất để làm kinh tế trang trại; Việc thuê mướn, sử dụng lao động; Việc cán bộ, đảng viên làm kinh tế trang trại; Việc đăng ký hoạt động và thuế thu nhập của trang trại…Những vấn đề đó chậm được giải quyết đã phần nào hạn chế, việc khai thác tiềm lực phong phú ở nhiều vùng để phát triển kinh tế trang trại.
2-Hiện còn khoảng 30% trang trại chưa được giao đất, thuê đất ổn định lâu dài. Nên chủ trang trại chưa thực sự yên tâm đầu tư vào sản xuất.
3-Hầu hết các địa phương có trang trại phát triển chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất, thuỷ lợi, giao thông, điện, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc, thị trường còn kém phát triển.
4- Phần lớn chủ trang trại còn thiếu hiểu biết về thi trường, khoa học kỹ thuật và quản lý, thiếu vốn sản xuất để phát triển lâu dài thường lúng túng và chịu thua thiệt khi giá nông sản xuống thấp, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn.
Như vậy theo Nghị Quyết số 03/2004/NQ-CP ngày2/2/2004 của Chính Phủ về kinh tế trang trại đa ra quan điểm và chính sách phát triển kinh tế trang trại như sau:
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn tình hình và phát triển các trang trại trong thời gian qua và chủ trơng đối với kinh tế trang trại đã được nêu trong nghị quyết hội nghị lần thứ 4 của ban chấp hành Trung ương Đảng(12/1997) và nghị quyết số 06 ngày10/11/1998 của Bộ Chính Trị về phát triển nông nghiệp và nông thôn, cần giải quyết một số vấn đề về quan điểm và chính sách nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển mạnh mẽ kinh tế trang trại trong thời gian tới.
Nội dung quan điểm và chính sách phát triển kinh tế trang trại bao gồm:
1-Thống nhất nhận thức về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại:
- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trột và chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông lâm thuỷ sản.
- Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm, quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo. Phân bổ lại lao động, dân c, xây dựng nông thôn mới.
- Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất, hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bớc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các nghành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp nông thôn.
2- Một số chính sách lâu dài của nhà nước đối với kinh tế trang trại.
- Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại. Các hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài theo pháp luật để sản xuất kinh doanh.
- Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trồng, đồi núi trọc ở trung du , miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng khai thác các loại đất còn hoang hoá, ao,hồ, đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nước eo vịnh, đầm phá để sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ xuất hàng hoá cao. Đối với vùng đất hẹp, người đông, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại sử dụng ít đất nhiều lao động, thâm canh cao gắn với chế biến và thương mại, dịch vụ, làm ra nông sản có giá tri kinh tế lớn. Ưu tiên giao đất ,cho thuê đất đối với những hộ nông dân có vốn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý, có yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá và những hộ không có đất sản xuất nông nghiệp mà có nguyện vọng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài trong nông nghiệp.
- Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự chủ của hộ nông dân,phát triển kinh tế trang trại đi đôi với chuyển đổi hợp tác xã cũ, mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác liên kết sản xuất kinh doanh giữa các hộ nông dân, các trang trại, các nông lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác để tạo động lực và sức mạnh tổng hợp cho nông nghiệp, nông thôn phát triển.
- Nhà nước hỗ trợ về vốn, knoa hoc-công nghệ chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển bền vững
-Tăng cường công tác quản lý của nhà nươc để các trang trại phát triển sản xuất kinh doanh lành mạnh, có hiệu quả.
3-Về chính sách cụ thể:
a-Chính sách đất đai:
-Hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển trang trại được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,chăn nuôi,nuôi trồng thuỷ sản sống tại địa phương có nhu cầu và khả năng sử dụng đất đai để mở rộng sản xuất thì ngoài phần đất đã được giao trong hạn mức của địa phương còn được uỷ ban nhân dân xã xét cho thuê đất để phát triển trang trại.
- Hộ gia đình phi nông nghiệp có nguyện vọng và khả năng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài từ sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản được uỷ ban nhân dân xã cho thuê đất để làm kinh tế trang trại.
- Hộ gia đình, cá nhân ở địa phương khác nếu có nguyện vọng lập nghiệp lâu dài,có vốn đầu tư để phát triển trang trại được uỷ ban nhân dân xã sở tại cho thuê đất để phát triển trang trại.
Diện tích đất được giao, được thuê phụ thuộc vào quỹ đất của địa phương và khả năng sản xuất kinh doanh của chủ trang traị.
- Hộ gia đình, cá nhân được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê hoặc thuê lại quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để phát triển trang trại theo quy định của pháp luật. Người nhận quyền chuyển nhượng hoặc thuê quyền sử dụng đất hợp pháp có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nhưng chưa được giao, chưa được thuê hoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận trước ngày ban hành nghị quyết nếu không có tranh chấp sử dụng đất đúng mục đích, thì được xem xét để giao hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan địa chính khẩn trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để các chủ trang trại yên tâm đầu t phát triển sản xuất.
b- Chính sách thuế :
- Để khuyến khích và tạo điều kiện hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại, nhất là ở những vùng đất trống, đồi núi trọc, bãi bồi, đầm phá ven biển, thực hiện miễn thuế thu nhập cho các trang trại với thời gian tối đa theo nghị định số 51/2004/NĐ-CP ngày 08/07/2004 của Chính Phủ về quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi)số 03/2003/.
- Theo quy định của thuế thu nhập doanh nghiệp thì hộ gia đình và cá nhân, nông dân sán xuất hàng hoá lớn có thu nhập cao, thuộc đối tợng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Giao Bộ tài chính nghiên cứu trình Chính Phủ sửa đổi, bổ xung nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 13/05/2003của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hớng quy định đối tợng nộp thuế là những hộ làm kinh tế trang trại đã sản xuất kinh doanh ổn định, có giá trị hàng hoá và lãi lớn, giảm thấp nhất mức thuế xuất, nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, được nhân dân đồng tình và có khả năng thực hiện.
- Các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nớc tự nhiên cha có đầu t cải tạo và mục đích sản xuất nông, lâm, ng nghiệp.
c-Chính sách đầu tư,, tín dụng:
- Căn cứ vào quy hoach phát triển sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp và ngư nghiệp trên các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở chế biến để khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
- Trang trại phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thuộc đối tưọng quy định tại điều 8 mục 3 chương II của nghị định số13-2004/NĐ-CP ngày 29/06/2004 của Chính Phủ được vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của nhà nước thực hiện theo các quy định của nghị định này.
- Trang trại phát triển sản xuất kinh doanh được vay vốn tín dụng thương mại của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Việc vay vốn được thực hiện theo nghị định tại quyết định số 67/12004/QĐ-TTg ngày 30/3/1004 của Thủ Tớng Chính Phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn, chủ trang trại đợc dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo tiền vay theo quy định tại nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 29/12/2004 của Chính Phủ về đảm bảo tiền vay cảu các tổ chức tín dụng.
d-Chính sách lao động:
- Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn, ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại đợc thuê lao động không hạn chế về số lợng trả công trên cơ sở thoả thuận với ngời lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Chủ trang trại phải trang bị đồ dùng bảo hộ lao động theo từng loại nghề cho ngời lao động và có trách nhiệm đối với ngời lao động khi gặp rủi do,tai nạn,ốm đau trong thời gian làm việc theo hợp đồng lao động.
- Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn chủ trang trại đợc ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm xoá đói giảm nghèo để tạo việc làm cho người lao động tại chỗ thu hút lao động ở các vùng đông dân cư đến phát triển sản xuất.
- Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề mghiệp cho lao động làm trong các trang trại bằng nhiều hình thức tập huấn, bồi dỡng ngắn hạn.
đ-Chính sách khoa học, công nghệ, môi trường:
- Bộ NN&PTNT cùng với các địa phương có quy hoạch, kế hoạch xây dựng các công trình thuỷ lợi để tạo nguồn nước cho phát triển sản xuất. Chủ trang trại tự bỏ vốn hoặc vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nớc để xây dựng hệ thống dẫn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong các trang trại. Các chủ trang trại xây dựng các công trình thuỷ lợi, sử dụng mặt nước,nước ngầm trong phạm vi trang trại theo quy hoạch không phải nộp thuế tài nguyên nớc.
- Bộ NN&PTNT cùng với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy hoạch đầu tư phát triển các vườn ươm, giống cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp và các cơ sở sản xuất con giống(chăn nuôi, thuỷ sản) hoặc hỗ trợ một số trang trại có điều kiện sản xuất giống để đảm bảo đủ giống tốt, giống có chất lượng cao cung cấp cho các trang trại và hộ nông dân trong vùng.
- Khuyến khích chủ trang trại góp vốn vào quỹ hỗ trợ phát triển khoa học, liên kết với cơ sở khoa học, đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật áp dụng vào trang trại và làm dịch vụ kỹ thuật cho nông dân trong vùng.
e-Chính sách thị trờng:
- Bộ thương mại; Bộ NN&PTNT, uỷ ban nhân dân các Tỉnh,Thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trường, khuyến cáo khoa học kỹ thuật, giúp trang trại định hướng sản xuất kinh doanh phù hợp nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
- Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở công nghiệp chế biến ở các vùng tập chung, chuyên canh, hướng dẫn hợp đồng cung ứng vật t và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiêu thụ nông sản hàng hoá của trang trại và nông dân trên địa bàn.
- Nhà nước khuyến khích phát triển chợ nông thôn,các trung tâm giao dịch mua bán nông sản vật tư nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận và tham gia các trương trình dự án hợp tác, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước.
- Đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệpnhà nước với hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân.
- Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích chủ trang trại xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình và sản phẩm mua gom của trang trại khác, của các hộ nông dân và nhập khẩu vật t nông nghiệp.
g-Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại:
-Tài sản và vấn đề đầu tư hợp pháp của trang trại không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, nhà nước cần thu hồi đất được giao, được thuê của trang trại thì chủ trang trại được thanh toán hoặc bồi thờng theo giá thị trường tại thời điểm công bố quyết định thu hồi.
h-Nghĩa vụ của chủ trang trại:
Chủ trang trại có nghĩa vụ sau:
+Trong quá trình sản xuất phải thực hiên các quy trình kỹ thuật, kỹ thuật về bảo vệ đất và làm giàu đất và các quy định khác của pháp luật về đất đai.
+ Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
+Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
+Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về lao động.
+Tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.
PHẦN 2Thùc TRẠNG VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN BÒ THỊT
I. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT GIAI ĐOẠN 2001 - 2006
1. Kết quả đạt được:
Công tác giống bò được cải tiến:
Trong 5 năm vừa qua, năng suất và chất lượng giống bò đã được c¶i thiện, năm 2006 cả nước có tổng số 6,51 triệu con bò, trong đó có 2,08 triệu bò lai Zebu (chiếm 32% tổng đàn bò). Các tỉnh có số lượng và tỷ lệ bò lai sind cao như Vĩnh phúc 58,9% (104,3 ngàn bò lai sind/tổng số 177,1 ngàn bò của tỉnh), Hà Tây 85,4% (138 ngàn/161,7 ngàn), Nghệ an 32,9%( 142,5 ngàn con/433,1 ngàn), Quảng ngãi 29,2%( 83,3 ngàn con/284,6 ngàn), Bình định 38,68% (131,5 ngàn/ 340 ngàn), Tây Ninh 83,0% ( 104,3 ngàn/127 ngàn), Trà Vinh 52,0% ( 73,3 ngàn bò lai sind/ tổng số 141,8 ngàn đàn bò của tỉnh)…
Bò lai Zebu( sind, sahiwal, brahman…) đã thích nghi tốt với điều kiện sinh thái của ta và làm phong phú nguồn gen bò thịt của trong nước. Có một số cơ sở giống bò thịt cuả các địa phương được củng cố và xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu về con giống và chăn nuôi bò thịt chất lượng cao như Sơn La, Tuyên Quang, Bình Dương, Lâm Đồng, Gia Lai, Tp HCM…
Một số cơ sở chăn nuôi giống bò thịt Brahman như: Tp HCM, Lâm Đồng, Bình Định là những mô hình tốt về phát triển chăn nuôi giống bò thịt cho các địa phương.
Chương trình cải tạo đàn bò được duy trì tốt
Trong 71 năm từ 1923 đến 1994, tỷ lệ bò lai mới chiếm 12% trong tổng đàn bò( 408 ngàn bò lai sind trong tổng số 3,4 triệu con ). Từ năm 1995, chương trình cải tạo đàn bò của Bộ Nông nghiệp được triển khai tại 27 tỉnh. Sau khi dự án WB Cr.VN-2561 kết thúc, năm 1997 tỷ lệ bò lai sind được nâng lên 25% ( 974 ngàn con lai trong tổng đàn bò 3,9 triệu con) tăng gấp 2,7 lần so với trước khi thực hiện dự án. mỗi năm dự án đã làm lời 11,7 ngnà tấn thịt hàng hoá và 9,9 ngàn tấn giống, tổng trị giá làm lời 21,6 triệu USD/năm. Sau 4 năm thực hiện dự án đã làm lợi 86,4 triệu USD, trong khi tổng đầu tư của dự án là 10,2 triệu USD, làm lợi 8,5 lần. Việc cải tạo theo trương trình có đầu tư của nhà nước có thúc đẩy tốc độ phát triển của đàn bò lên cao, đã tạo đàn bò cái nền lai zebu cho trương trình lai tạo bò thịt chất lượng cao .
Từ năm 1996 đến năm 2006, chương trình và cải tạo đàn bò vẫn được tiếp tục triển tại các tỉnh, tổng đàn bò lai zabu đã tăng lên 1,63 triệu con nhưng tỷ lệ bò lai vẫn ở mức 25%(theo số liệu của tỏng cục thống kê, theo các tỉnh là 32%).
Số lượng tỉnh đông lạnh bò tiêu thụ cho TTNT tăng từ 100.000 ngàn liều năm 2001 lên 450.000 ngàn liều năm 2006 đã đưa tỷ lệ bò được TTNT ngày càng cao
Từ số liệu, kết quả nêu trên cho thấy đầu tư cải tạo đàn bò đã thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Với tốc độ phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, thu nhập tăng và theo đó nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cao cấp như thịt bò cũng sẽ tăng cao; thực tế như hiện nay chăn nuôi bò mới đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong nước. Vì vậy, Việt Nam cần xây dựng đề án “ chăn nuôi bò thịt 2007-2015 ” để nâng cao số lượng chất lượng thịt bò đáp ứng cao số lượng chất lượng thịt bò đáp ứng cao hơn nhu cầu thị trường nội địa .
Số lượng đàn bò, sản lượng thịt bò tăng nhanh:
Theo Cục Chăn nuôi, tình hình chăn nuôi bò thịt phát triển nhanh trong các năm qua. Đến nay, cả nước có gần 6,8 triệu con bò, trong đó các tỉnh miền Nam số bò thịt chiếm hơn 50% tổng đàn; tốc độ tăng đàn bò bình quân đạt gần 10%/ năm; riêng năm 2006 tăng đàn trên 17%. Gần đây, trang trại chăn nuôi bò cũng phát triển mạnh, nhất là các tỉnh miền Nam với 4.858 trang trại, chiếm 73,9% tổng số trang trại chăn nuôi bò của cả nước (6.405 trang trại). Nhiều trang trại chăn nuôi bò thịt có quy mô từ 100 con trở lên được tập trung ở các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận và các tỉnh miền Đông Nam bộ. Các tiến bộ về giống, thức ăn, chuồng trại, quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò được áp dụng trong chăn nuôi trang trại bò thịt; qua đó góp phần tạo ra bò thịt hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người sản xuất đồng thời thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư chăn nuôi bò. Đi đôi với phát triển đàn bò, nâng cao chất lượng giống bò, nhiều địa phương, đơn vị đã hình thành, phát triển diện tích trồng cỏ để giải quyết thức ăn xanh cho đàn bò nhằm giảm chi phí giá thành sản phẩm. Theo số liệu chưa đầy đủ, tổng diện tích trồng cỏ hiện có khoảng 27.000 ha. Nhiều giống cỏ cho năng suất cao được nhập và trồng thử nghiệm thành công, trong đó có những giống cỏ mới đang được người chăn nuôi quan tâm, như trồng các giống cỏ hỗn hợp hoà thảo, giống cỏ họ đậu của úc và các giống cỏ Supperdan, Sweet Jumbo, Dairy Mix, Beef Mix trồng rất hiệu quả…
Tuy nhiên, sản xuất thịt bò trong nước vẫn chưa đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội địa, nên phải nhập thêm thịt bò từ Mỹ, Australia, New Zealand … để phục vụ tiêu dùng trong nước và khách du lịch. Do vậy, cơ hội cho phát triển chăn nuôi bò thịt của nước ta để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước hiện nay và trong thời gian tới là rất lớn. Để thực hiện được mục tiêu đưa đàn bò thịt lên 7,84 triệu con vào năm 2010 và 12,46 triệu con năm 2015; đưa cơ cấu giống bò lai, bò thịt chất lượng cao từ 25,5% (năm 2006) lên 32% (năm 2010) và 45% (năm 2015); tổng sản lượng thịt bò lên 222.000 tấn (năm 2010) và gần 425.000 tấn (năm 2015), Cục Chăn nuôi đã đưa ra các giải pháp thưc hiện: quy hoạch vùng chăn nuôi bò thịt; thực hiện chiến lược về cải tiến công tác giống bò thịt trong nước; chuyển đổi hợp lý đất canh tác sang đất trồng cỏ thâm canh và các loại cây làm thức ăn xanh cho việc chăn nuôi bò thịt, nhất là giống cỏ mới năng suất cao, chất lượng tốt đồng thời sử dụng các phụ phẩm nông – công nghiệp cho bò ăn; phổ biến quy trình nuôi vỗ béo bò thịt; thực hiện tốt khâu vệ sinh trong chăn nuôi bò thịt và thú y để đảm bảo an toàn dịch bệnh; bên cạnh đó đề xuất chính sách về đầu tư, tín dụng cho chiến lược phát triển đàn bò thịt.
Từ 2001 đến 2006 đàn bò nước ta tăng từ 3.89 triệu con lên 6,51 triệu con, đặt tốc độ tăng đàn bình quân 9,67% năm .
Đồng thời tổng sản lượng thịt bò hơn tài sản xuất tiêu thụ hàng năm tăng nhanh từ 97,7 ngàn tấn năm 2001 lên 159,4 ngàn tấn năm 2006 với tốc độ tăng trưởng bình quân 9.66% năm.
Chăn nuôi bò trang trại đang phát triển manh:
Hiện nay cả nước có trên 6405 trang trại chăn nuôi bò, trong đó miền bắc có 1547 trang trại chiếm 24,1% miền nam có 4858 trang trại chiếm 73.9% tổng số trang trại. Miền đông nam bộ có số lượng trang trại bò nhiều nhất 2683 trang trại chiếm tỷ lệ 41,9%.
Quy mô trang trại chăn nuôi bò từ 10 đến 50 con chiếm tỷ lệ cao ở các vùng.Một số trang trại chăm nuôi bò thịt địa phương quy mô trên 100 con đã được hình thành ở các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận và các tỉnh miền đông nam bộ.
Các tiến bộ về giống, thức ăn,chuồng trại, quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng được áp dụng trong chăn nuôi trang trại bò thịt, vì vậy năng xuất, chất lượng giống và hiệu quả chăn nuôi được cải thiện.
Chăn nuôi trang trại bò thịt đã góp phần tạo ra sản phẩm hàng hoá lớn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đồng thời với việc mở rộng về số lượng và quy mô chăn nuôi,loại hình chăn nuôi trang trại đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư.
Hình thành phương thức trồng cỏ thâm canh nuôi bò
Nhiều giống cỏ và tập đoàn có nhiệt đới ôn đới ôn hoà và họ đậu năng xuất cao đã được nhập vào trồng thử nghiệm thành công để nuôi bò thịt chư cỏ: Ruzi.Signal,Pannicum Maximum,Kingarss… Những giống cỏ mới đang được người chăn nuôi quan tâm là : Giống cỏ hỗn hợp hoà thảo và họ đậu của úc, Supperdan,Sweet Jumbo,Dairy Mix,Bêf Mix… theo số liệu thống kê của các tỉnh năm 2005 tổng diện tích trồng cỏ là 27 ngần h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12865.doc