LỜI MỞ ĐẦU 3
NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 5
I. I.THỊ TRƯỜNG _ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG 5
II. 1. Thị trường 5
III. 1.1. Khái niệm về thị trường : 5
1.2. Phân loại thị trường: 6
2.Thị trường của doanh nghiệp 6
2.1. Khái niệm 6
2.2. Phân loại thị trường của doanh nghiệp: 7
2.2.1. Thị trường đầu vào : 7
2.2.2. Thị trường đầu ra: 8
3.Vai trò của thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 9
3.1. Thị trường là yếu tố quyết định sự sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 10
3.2. Thị trường là nơi điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. 10
3.3 Thị trường là tấm gương phản ánh thế và lực của doanh nghiệp trong cạnh tranh. 11
II. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 11
1. Khái niệm : 11
2. Vai trò của phát triển thị trường đối vơí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 12
3. Các phương hướng phát triển thị trường của doanh nghiệp 13
III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CỦA PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN XUẤT- KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 19
1.Nghiên cứu thị trường- tìm kiếm cơ hội kinh doanh. 19
1.1. Ý nghĩa việc nghiên cứu thị trường. 19
2. Phân tích mục tiêu- đánh giá tiềm lực của doanh nghiệp. 22
3.Lựa chọn cơ hội tốt để đầu tư kinh doanh. 22
4. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường 24
5. Tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thị trường 25
6. Đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp . 25
IV. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KINH DOANH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP. 26
1. Nhóm nhân tố chủ quan: 26
1.1. Yếu tố doanh nghiệp 26
1.2. Chất lượng- chủng loại sản phẩm. 28
1.3.Phương thức phân phối 28
1.4. Hoạt động thông tin quảng cáo- khuyến mại. 29
2. Nhóm nhân tố khách quan 29
2.1.Môi trường văn hoá-xã hội 29
2.2.Môi trường chính trị- pháp luật. 29
2.3.Môi trường tự nhiên. 30
2.4. Môi trường kinh tế- công nghệ. 30
2.5.Môi trường cạnh tranh. 30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU. 31
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU. 31
1. Lịch sử phát triển của Công ty. 31
2. Chức năng- nhiệm vụ của Công ty. 33
3.Hệ thống tổ chức quản lý- sản xuất kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu. 35
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU. 39
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. 39
1.1. Đặc điểm về sản phẩm - khách hàng. 39
1.2. Đặc điểm về nguồn nhân lực. 40
1.3. Đặc điểm về tài chính. 42
1.4. Đặc điểm về nguồn cung ứng nguyên vật liệu. 43
1.5. Đặc điểm về công nghệ sản xuất - thiết bị máy móc. 43
2. Một số nét về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 46
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. 51
1. Phân tích một số hoạt động nhằm phát triển thị trường tiêu thụ của Công ty bánh kẹo Hải Châu. 51
1.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường. 52
1.2. Chính sách giá. 52
1.3. Chính sách sản phẩm. 54
1.4. Chính sách phân phối sản phẩm. 59
1.5. Hoạt động xúc tiến. 62
1.6. Một số công cụ khác. 64
2. Những kết quả phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 64
2.1. Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 64
2.2. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 67
IV. MỘT SỐ THUẬN LỢI - KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY. 68
1. Thuận lợi - khó khăn. 68
1.1. Thuận lợi. 68
1.2. Khó khăn. 68
2. Mặt mạnh - mặt yếu. 69
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU 71
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN - MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY NĂM 2001. 71
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY. 73
1. Giải pháp về nhân sự . 74
2. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường. 77
3. Đẩy mạnh các hoạt động Marketing. 77
4. Biện pháp khác. 84
III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY. 85
1. Về phía Nhà nước. 85
2. Về phía Công ty. 85
KẾT LUẬN 87
Tài liệu tham khảo 88
90 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp về công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm (Phòng kế hoạch vật tư)
Hành chính quản trị và bảo vệ (Phòng hành chính và ban xây dựng cơ bản).
3.1.3.Phó giám đốc kỹ thuật
Giúp giám đốc phụ trách các mặt công tác:
Kỹ thuật (Phòng kỹ thuật)
Đi ều hành kế hoạch tác nghiệp của các phân xưởng.
Bồi dưỡng- nâng cao trình độ công nhân, bảo hộ lao động (Phòng tổ chức)
Cả 2 phó giám đốc đều giúp giám đốc theo dõi, đi ều hành các công việc dựa theo quyết định của giám đốc. Quyết định hay ký thay giám đốc khi được uỷ quyền của giám đốc, phối hợp các phòng ban, chức năng để duy trì sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Để phục vụ đắc lực cho việc chỉ huy sản xuất kinh doanh được tập trung và thống nhất, đảm bảo sự ăn khớp nhịp nhàng giữa các đơn vị, Công ty đã tổ chức các phòng sau đây :
3.2. Phòng kế toán- thống kê hành chính. (Phòng tài vụ)
Tham mưu cho giám đốc các công tác kế toán- thống kê- tài chính.
3.3.Phòng kế hoạch vật tư.
Giúp giám đốc phụ trách các mặt công tác:
Các kế hoạch tổng hợp ngắn hạn (1 năm), dài hạn và kế hoạch tác nghiệp.
Kế hoạch giá thành.
Điều độ sản xuất hàng ngày.
Cung ứng vật tư- nguyên vật liệu cho sản xuất.
Tiêu thụ sản phẩm.
3.4.Phòng bảo vệ
Tham mưu cho giám đốc về:
Bảo vệ vật tư.
Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3.5. Phòng tổ chức
Tham mưu cho giám đốc về:
Tổ chức cán bộ lao động, tiền lương.
Điều động, tuyển dụng lao động.
Soạn thảo nội quy, quy chế quản lý, quyết định công văn.
Đào tạo và phát triển.
Giải quyết các chế độ chính sách.
Bảo hộ lao động.
Hồ sơ nhân sự.
3.6. Phòng kỹ thuật
Tham mưu cho giám đốc về:
Công tác tiến bộ kỹ thuật.
Quản lý quy trình kỹ thuật- công nghệ .
Nghiên cứu các mặt hàng- sản phẩm mới, mẫu mã bao bì sản phẩm.
Giải quyết các sự cố máy móc- công nghệ của sản phẩm.
Trợ giúp đào tạo công nhân- kỹ thuật an toàn.
Quản lý- xây dựng kế hoạch tu sửa thiết bị.
3.7. Phòng hành chính
Tham mưu cho giám đốc về:
Hành chính quản trị.
Y tế sức khoẻ.
Nhà trẻ mẫu giáo.
3.8. Ban xây dựng cơ bản
Tham mưu cho giám đốc về:
Kế hoạch xây dựng.
Sửa chữa nhỏ trong Công ty.
3.9.Các phân xưởng sản xuất
- Quản lý thiết bị, công nghệ sản xuất.
- Quản lý công nhân.
- Thực hiện các kế hoạch tác nghiệp.
- Ghi chép các số liệu ban đầu.
Trong đó có phân xưởng cơ điện gồm có công nhân kỹ thuật, kỹ sư phụ trách về sửa chữa - bảo dưỡng máy: nguội, điện, máy nổ sửa chữa cho lò hơi.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU.
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1. Đặc điểm về sản phẩm - khách hàng.
Lĩnh vực hoạt động của Công ty Bánh kẹo Hải Châu chuyên sản xuất kinh doanh bánh kẹo các loại phục vụ cho nhu cầu ăn uống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty thuộc ngành chế biến thực phẩm là ngành có nhiều đặc thù khác so với các lĩnh vực kinh doanh khác. Sản phẩm của Công ty cũng có nhiều đặc điểm khác so với các loại sản phẩm khác: sản phẩm bánh kẹo được chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ, rất dễ bị phân huỷ và bị ô xy hoá. Đặc biệt, sản phẩm lại phục vụ chính cho nhu cầu sức khoẻ con người do đó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người tiêu dùng. Chính vì thế, yêu cầu (tiêu chuẩn) về chất lượng của sản phẩm phải cao, phải được bảo quản tốt, vệ sinh. Điều này đòi hỏi Công ty trong quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển phải chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu về mặt kỹ thuật cũng như về mặt vệ sinh y tế. Cần phải kiểm tra, giám sát các khâu một cách chặt chẽ, thống nhất không nên lơ là, xem nhẹ một khâu nào cả.
Bên cạnh các sản phẩm chính Công ty còn sản xuất: lương khô, muối i ôt, bột canh... cũng là những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao. Do các đặc điểm sản phẩm và yêu cầu đã nêu trên đòi hỏi hoạt động sản xuất từ khâu cung ứng NVL, trình độ lao động, máy móc thiết bi, công nghệ chế biến, tổ chức bộ máy quản lý và công tác tiêu thụ sản phẩm phải thống nhất, phối hợp chặt chẽ, kiểm tra đôn đốc thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu riêng ở từng khâu cũng như yêu cầu chung của Công ty, đảm bảo chất lượng sản phẩm là tốt nhất. Chủ động, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình bao gồm cả công tác tiêu thụ sản phẩm - tiêu thụ bán hết sản phẩm và không ngừng mở rộng phát triển thị trường. Khách hàng của Công ty chính là người tiêu dùng thực phẩm, phần lớn dân cư xã hội đều sử dụng. Thị trường tiêu thụ chính của Công ty là khu vực miền Bắc (Hà Nội chiếm tỉ trọng lớn nhất), miền Trung là một số tỉnh miền Nam. Cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt thì việc tiêu thụ bán sản phẩm tới người tiêu dùng ngày càng khó. Do đó, đòi hỏi Công ty phải chú trọng quan tâm hơn nữa vào tổ chức thực hiện mạng lưới tiêu thụ phân phối sản phảm và công tác quảng cáo, khuyến mại.
Mặt khác, sản phẩm Công ty còn chịu ảnh hưởng của mùa vụ, thời tiết. Lượng tiêu thụ sản phẩm mạnh vào mùa lạnh, còn mùa nóng thì lượng tiêu thụ giảm mạnh. Điều này cũng đòi hỏi Công ty có biện pháp thích hợp để điều chỉnh lại.
1.2. Đặc điểm về nguồn nhân lực.
Trình độ máy móc thiết bị sản xuất của Công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành đang hoạt động kinh doanh là tương đối hiện đại. Đòi hỏi trình độ tay nghề cao. Yêu cầu kỹ thuật các dây chuyền rất khác nhau, đòi hỏi sự phân bổ hợp lý nguồn nhân lực là rất quan trọng và cần thiết. Hiện nay, hàng năm số lao động trong Công ty thường từ 700 - 800 người, thu nhập tính trên đầu người gần 1 triệu đồng/tháng. Nguồn nhân lực (lao động) trong các dây chuyền sản xuất:
- Phân xưởng I: Dây chuyền Trung Quốc 31 người/ca, bậc thợ bình quân là 3,5.
Dây chuyền Đài Loan 23 người/ca, bậc thợ bình quân là 3,7.
- Phân xưởng II: Dây chuyền kem xốp 24 người/ca, bậc thợ bình quân là 3,85.
Dây chuyền phủ socola là 11 người/ca, bậc thợ bình quân là 4,2.
- Phân xưởng bột canh: Dây chuyền bột canh 70 người/ca, bậc thợ bình quân là 3,27.
Dây chuyền bột canh iot 15 người/ca, bậc thợ bình quân 3,27.
- Phân xưởng kẹo : Dây chuyền kẹo cứng : 21 người/ca, bậc thợ bình quân là 3,7.
Dây chuyền kẹo mềm : 18 người/ca, bậc thợ bình quân là 3,8
Bảng 1 - Thành phần lao động
TT
SLĐ
ĐV
1997
1998
1999
2000
1
Tổng số lao động
Người
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2
Trình độ
Người
665
100
720
100
735
100
750
200
Trung cấp
Người
70
9,3
74
10,3
75
9,8
76
10
CN lành nghề
Người
42
5,6
38
5,3
43
5,8
45
6
642
85
608
84,6
617
84
630
84
TNBQ
1000đ
800
850
900
1000
(Nguồn : Cơ cấu tổ chức – quản lý – sản xuất của Công ty bánh kẹo Hải Châu – Phòng Tổ chức)
1.3. Đặc điểm về tài chính.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng và sự chi phối rất lớn từ khả năng tài chính của Công ty. Một Công ty có khả năng tài chính mạnh, lớn thì nguồn vốn giành cho nghiên cứu và phát triển cũng mạnh và ngược lại. Bởi vì chi phí cho nghiên cứu và phát triển thị trường là không nhỏ nhưng rất cần thiết đối với Công ty. Nó giúp cho Công ty đi đúng hướng kinh doanh và đem lại lợi nhuận cao (tiêu thụ sản phẩm mạnh, đáp ứng nhu cầu khách hàng).
Vốn là một trong ba yếu tố quyết định năng lực sản xuất của Công ty. Vốn của Công ty tăng nhanh trong những năm qua, trong đó vốn cố định : 50 tỷ đồng, vốn lưu động 6 tỷ. Là một doanh nghiệp nhà nước vốn của Công ty Hải Châu được hình thành chủ yếu từ 3 nguồn sau:
- Vốn do ngân sách cấp.
- Vốn bổ xung từ lợi nhuận
- Vốn vay ngân hàng.
Trong 50 tỷ đồng vốn cố định thì có : 6 tỷ (ngân sách), 12 tỷ (tự có), 32 tỷ (vốn vay).
Trong thời gian gần đây, vốn của Công ty tăng rất nhanh nhưng ta thấy tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu của Công ty còn khá cao (hơn 2 lần). Điều này khá nguy hiểm. Hơn nữa vốn vay của Công ty đầu tư vào tài sản cố định (máy móc trang thiết bị) có thời gian thu hồi vốn dài nên mức độ rủi ro rất cao. Mặt khác, Công ty phải trả lãi suất cho vốn vay cao nên mặc dù doanh thu hàng năm tăng nhanh nên lợi nhuận phát sinh lại tăng chậm (vì thời hạn vay ngân hàng : 3 – 5 năm trong khi dự án đầu tư lại là 10 năm. Điều này buộc doanh nghiệp phải nâng cao tỷ lệ khấu hao, tăng giá thành sản phẩm, sản phẩm mới khó xâm nhập thị trường ảnh hưởng tới kết quả đầu tư chưa cao). Đây là một bất lợi cho khả năng thêm lượng vốn tự có của doanh nghiệp.
1.4. Đặc điểm về nguồn cung ứng nguyên vật liệu.
Công ty bánh kẹo Hải Châu là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập. Do đó, mọi hoạt động của Công ty đều phải tự mình lo liệu trong đó khâu thu mua nguyên vật liệu là rất quan trọng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Sản phẩm bánh kẹo cần có một số nguyên vật liệu chính: bột mì, đường, dầu ăn, muối và một số hương liệu khác... Các nguyên liệu này được nhập từ nước ngoài (bột mì, socola... ) và một số khác có sẵn trong nước (đường, muối.. ). Đối với nguyên liệu nhập trong nước, Công ty thường mua trực tiếp từ người sản xuất và ký hợp đồng lâu dài nơi họ, giá cả ít biến động. Nhưng đối với nguyên liệu nhập từ nước ngoài thì Công ty phải qua nhiều khâu trung gian và chịu ảnh hưởng về sự biến động của thị trường nước ngoài. Giá cả lại cao và đắt. Nhìn chung nguyên liệu trong nước có tính ổn định cao hơn nguyên liệu nước ngoài. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ lệ 35% - 70% trong giá thành sản phẩm. Một sự biến động nhỏ cũng làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm sản xuất, ảnh hưởng gián tiếp tới công tác tiêu thụ - phát triển thị trường (giảm sức mua dẫn tới giảm thị phần, số lượng tiêu thụ ít...). Thường thì Công ty phải dự trữ nguyên vật liệu 1 tháng, 1 quý (1 năm) để duy trì sản xuẩt ổn định, đáp ứng nhu cầu thị trường luôn biến đổi.
1.5. Đặc điểm về công nghệ sản xuất - thiết bị máy móc.
Trình độ máy móc sản xuất và công nghệ sản xuất là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm được sản xuất. Đối với mặt hàng sản xuất của Công ty là bánh kẹo thì yêu cầu kỹ thuật chất lượng lại càng cao. Công ty hiện đang có 5 phân xưởng bao gồm 4 phân xưởng chính và 1 phân xưởng phụ.
1.5.1. Phân xưởng bánh 1:
1
2
3
4
5
6
7
8
Quy trình sản xuất:
Marie biscuit: Công suất thiết kế 2,5tấn/ca, công suất thực tế 1,5 tấn/ca.
Đây là dây chuyền sản xuất của Trung Quốc từ 1965. Vận hành thủ công bán cơ khí, nướng bằng lò thủ công. Dây chuyền sản xuất các loại bánh quy Hải Châu, Hướng Dương, lương khô, Quy bơ, quy kem.
* Chú giải:
(1): Phối trộn nguyên liệu
(2): Cán dầy
(3): Cán mỏng
(4): Định hình
(5): Nướng, sấy
(6): Làm nguội
(7): Chọn
(8): Bao gói, đóng hộp.
1.5.2. Phân xưởng bánh II.
Quy trình sản xuất.
1
2
3
4
5
6
7
Đây là dây chuyền sản xuất của CHLB Đức (1994). Quy trình hoàn toàn tự động. Sản xuất các loại bánh kem xốp thường, kem xốp phủ socola.
(1): Trộn nguyên liệu
(2): Phun tạo vỏ
(3): Nướng vỏ
(4): Phết kem
(5): Cắt
(6): Phủ socola
(7): Bao gói, đóng hộp.
Công suất thiết kế: 0,5tấn/ca; công suất thực tế 0,35tấn/ca.
1.5.3. Phân xưởng kẹo.
Bao gồm 2 dây chuyền kẹo cứng và kẹo mềm.
1
2
3
4
5
6
7
8
Dây chuyền kẹo cứng:
* Chú giải:
(1) Phối trộn nguyên liệu.
(2) Nấu
(3) Trộn phụ gia
(4) Trộn các phụ gia
(5) Vuốt kẹo
(6) Cắt kẹo
(7) Làm nguội
(8) Bao gói, đóng hộp
1
2
3
4
5
6
Dây chuyền kẹo mềm:
* Chú giải:
(1) Phối trộn nguyên liệu
(2) Nấu
(3) Làm nguội
(4) Vuốt kẹo
(5) Cắt kẹo
(6) Bao gói, đóng hộp
Hai dây chuyền của CHLB Đức (1996) các giai đọn đều tự động trừ công đoạn bao gói, tổng hợp là thủ công.
Công suất thiết kế kẹo cứng: 24 tấn/ca, công suất thực tế 1,5-2tấn/ca.
Công suất thiết kế kẹo mềm: 3tấn/ca, công suất thực tế 1tấn./ca.
1.5.4. Phân xưởng bột canh.
Quy trình sản xuất:
1
2
3
4
5
* Chú giải:
(1) Rang muối
(2) Nghiền nhỏ
(3) Sàng lọc
(4) Trộn iôt
(5) Bao gói, đóng hộp.
Trên đây là quy trình sản xuất bột canh thường. Còn quy trình sản xuất bột canh iot còn có thêm khâu trộn iot (máy trộn của Oxtralia).
Công nghệ hai dây chuyền đơn giản, chủ yếu là thủ công.
2. Một số nét về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bảng 2 - Kết quả HĐSXKD của Công ty bánh kẹo Hải Châu từ 1997 - 2000
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
ĐVT
1. Giá trị tổng sản lượng
80.090
92.744
104.580
119.520
tr.đ
2. Doanh thu
93.263
117.574
129.580
150.106
tr.đ
3. Lợi nhuận
1.816
657
2600
3600
tr.đ
4. Tổng số lao động
665
720
785
750
người
5. Thu nhập bình quân
800
850
900
1000
1000đ
6. Nộp NSNN
9938
1600
7245
7275
tr.đ
( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu năm 2000)
Trong một số năm gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đang có những chuyển biến tích cực. Nguyên nhân xuất phát từ các mục tiêu đã đưa ra của Công ty là sản xuất thay đổi theo thị trường, lập kế hoạch sản xuất theo khả năng tiêu thụ, theo mức thành phẩm tồn kho và theo năng lực sản xuất. Mặt khác, Công ty đang tập trung mọi nỗ lực nâng cao năng suất sản xuất một số sản phẩm truyền thống mà người tiêu dùng đã quen dùng, ưa thích. Mạnh dạn đầu tư mạnh trang thiết bị một số dây chuyền công nghệ sản xuất công nghệ hiện đại để sản xuất những sản phẩm cao cấp nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Công ty so với các đối thủ cạnh tranh.
Bảng 3 - Một số chỉ tiêu tổng quát của Công ty 1995 - 2000
TT
Chỉ tiêu
ĐV
Thực hiện các năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
1
Giá trị tổng doanh thu
tỷ đ
44,711
58,930
80,090
92,744
104,873
119,520
2
Tổng doanh thu (có thể)
tỷđ
52,435
73,861
93,262
117,900
129,583
150,106
3
Lợi nhuận thực tế
tỷ đ
0,803
2,570
1,816
0,657
2,530
3,600
4
Các khoản nộp ngân sách
tỷ đ
3,575
7,018
9,657
8,438
8,645
7,275
5
SP chủ yếu
-
Bánh các loại
tấn
2.556
3.456
3.592
4467
4.715
5,670
-
Kẹo các loại
tấn
303
102
992
1088
1.201
1,390
-
Bột canh các loại
tấn
2.561
3.284
4,818
5490
6.547
7,194
6
Thu nhập bình quân CBCNV/tháng
1000đ
5202
600
750
800
900
950
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu năm 2000 – Phòng Kế hoạch Vật tư II )
Qua một số kết quả mà Công ty đã đạt được ta thấy: Sự quyết tâm phát huy nội lực và những cố gắng đóng góp tích cực của Đảng bộ, cán bộ công nhân viên Công ty bánh kẹo Hải Châu. Công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống người lao động. Nhờ đó mà kết quả sản xuất kinh doanh các năm đều có tốc độ tăng trưởng cao 10% - 30%/năm.
Từ năm 1991 - 1995: Trong 5 năm Công ty đã đầu tư gần 30 tỉ đồng để mua các dây chuyền sản xuất hiện đại của Đài Loan, CHLB Đức để nâng cao năng lực sản xuất.
1996 - 1998: Công bị lại thực hiện thêm 3 dự án đầu tư lớn như nhập 2 dây chuyền sản xuất kẹo của CHLB Đức, dự án nâng cấp năng suất chất lượng dây chuyền bánh biscuits (Đài Loan). Nghiên cứu đưa công nghệ bột canh iot vào sản xuất, mở rộng và phát triển sản xuất bột canh.
Kết thúc 1998, Công ty đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh. Giá trị tổng sản lượng đạt 93 tỉ đồng, tăng 16% so với 1997. Tổng doanh thu đạt 117 tỉ 600 triệu đồng tăng hơn so với năm trước là 26%.
Bảng 4 – Tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm chính của Công ty
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1
Giá trị tổng sản lượng
Tr đồng
92.744
104.580
119.520
2
Tổng sản lượng
Tấn
11.044
12.462
14.257
- Bánh các loại
Tấn
4.467
4.715
5.670
- Kẹo các loại
Tấn
1.088
1.201
1.390
- Bột canh các loại
Tấn
5.489
6.546
7.194
Nguồn : Báo cáo kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Châu năm 2000 - Phòng Kế hoạch Vật tư II)
Các khoản nộp ngân sách Nhà nước là 8,6 tỉ đồng, các sản phẩm chính đều tăng từ 10% - 15%, trong đó: Bánh các loại 4467tấn, đạt 124,36%, kẹo các loại đạt 1088 tấn tăng 10% so với 1997, bột canh iot các loại : 5489 tấn tăng 14%.
Sản phẩm
ĐV
TH 1998
TH 1999
%
1
Bánh các loại
tấn
3592
4467
124,36
2
Kẹo các loại
tấn
992
1088
109,7
2
Bột canh
tấn
4817
5489
113,95
Thu nhập bình quân đầu người lao động 850.000đ/tháng, tăng lên 6,25%, đời sống người lao động được nâng cao rõ rệt.
Năm 1999, sản phẩm của Hải Châu tiếp tục nâng cao và khẳng định vị trí - uy tín trên thương trường. Công ty đã cố gắng tập trung đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng truyền thống: bánh kẹo, bột canh iot, mở rộng sản xuất theo chương trình quốc gia phòng chống biếu cổ. Loại bỏ các dây chuyền sản xuất lạc hậu, không có lãi. Công ty đã di chuyển mặt bằng nâng công suất dây chuyền sản xuất bánh, đầu tư một dây chuyền in phun điện tử, hai máy đóng gói hiện đại. Kết quả sản xuất kinh doanh của năm nay đã chứng minh rõ hướng đi đúng đắn của Công ty. Giá trị tổng sản lượng tăng 13%, đạt 104,6 tỉ đồng so với năm 1998. Doanh thu của Công ty cũng tăng 10%, đạt 130 tỉ đồng, nộp NSNN 8,6 tỉ đồng... Công ty đã chủ động khai thác nguồn Vật tư nguyên liệu trong nước vào sản xuất và chủng loại bánh kẹo Hải Châu vẫn chiếm vị trí cao trên thương trường do các yếu tố chất lượng nâng cao, giá cả thích hợp, mẫu mã được người tiêu dùng ưa chuộng và tín nhiệm. Với tất cả các nỗ lực trên, năm nay Công ty thu được 2,600 tỉ đồng lợi nhuận - một con số đáng khâm phục, lợi nhuận tăng cao và vượt xa năm 1998, đạt tới 596%, tăng gấp 4 lần so với năm 1990. Thu nhập bình quân lao động tăng 6%, đạt 900.000đ/tháng/người. Các chỉ tiêu tài chính như tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu 2,006%, tăng cao hơn so với 1998 là 1,4%. Khả năng thanh toán: tỉ lệ TSLĐ/nợ ngắn hạn: 1,12; tỉ lệ tiền mặt hiện có/nợ ngắn hạn: 0,05. Các chỉ tiêu trên đảm bảo cho Công ty sản xuất kinh doanh vững mạnh, khả năng xoay sở và thích ứng với hoạt động sự biến đổi môi trường kinh doanh nhanh. Sản lượng sản phẩm của các sản phẩm chính đều tăng lên so với 1998.
Sản phẩm
ĐV
TH 1998
TH 1999
%
1
Bánh các loại
tấn
4467
4715
105,6
2
Kẹo các loại
tấn
1088
1201
110,4
3
Bột canh
tấn
5489
6546
119,3
Các sản phẩm bánh kẹo các loại, bột canh iot đã chiếm lĩnh thị trường trong nước, trong đó: bánh kem xốp, bột canh iot tiêu thụ đạt tỉ lệ cao hơn so với 1998 trên 30%. Sản phẩm Hải Châu đã giành 12 huy chương vàng bạc ở các kỳ hội chợ Quốc tế 1998 - 1999, đạt giải thưởng TOP TEN "Hàng Việt Nam chất lượng cao".
Năm 2000: Với các thành tích trên thì biện pháp tạo nên thế mạnh vượt khó và vững bước phát triển chính là nhờ sự quyết tâm mạnh mẽ của tập thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân của Công ty trong việc chú trọng đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng một cách toàn diện về các yêu câù sản phẩm sản xuất. Đến nay Công ty đã có trên 50 chủng loại mặt hàng bánh kẹo, bột canh và có trên 300 đại lý trên toàn quốc. Giá trị tổng sản lượng 2000 đạt 119,53 tỉ đồng tăng 14% so với 1999, lợi nhuận năm 2000 tăng lên 39%, đạt được 3,600 tỉ đồng. Đồng thời, Công ty cũng hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, đạt 100% so với kế hoạch đã đề ra . Lương người lao động bình quân đạt 950.000đ/tháng/người, tăng so với 1999 là 3,6%. Song song với việc thực hiện nhiệm vụ chính sản xuất kinh doanh Công ty còn quan tâm sâu sắc đến đời sống người lao động, tích cực tham giá các phong trào thi đua lao động giỏi, người tốt việc tốt... tạo nên bầu không khí lao động, hăng say vui vẻ nhiệt tình trong công việc, đoàn kết gắn bó mọi người lại... Với một tinh thần quyết tâm cao của Công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao, số lượng tiêu thụ tăng mạnh và ổn định.
Sản phẩm
ĐV
TH 1999
TH 2000
%
1
Bánh các loại
tấn
4715
5670
120,3
2
Kẹo các loại
tấn
1201
1395
116,15
3
Bột canh
tấn
6550
7195
109,9
Các chỉ số tài chính vẫn rất khả quan, khả năng thanh toán nhanh đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh tài chính của Công ty. Tổng nợ có xu hướng giảm, nợ khó đòi cũng giảm 7% do cố gắng của Ban lãnh đạo giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, mềm mỏng nhưng không dây dưa kéo dài.
Tóm lại, để có được những thành tích trên với sự tăng trưởng thường xuyên chính là nhờ sự nỗ lực cố gắng của cán bộ công nhân viên của Công ty đã đoàn kết nhất trí. Cùng với sự lãnh đạo đúng đắn của Ban lãnh đạo Công ty đã tìm ra hướng đi đúng đắn để duy trì đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
1. Phân tích một số hoạt động nhằm phát triển thị trường tiêu thụ của Công ty bánh kẹo Hải Châu.
Trong những năm gần đây, do đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường cùng với xu hướng toàn cầu hoá thì cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt và mạnh mẽ. Doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả, sản phẩm tiêu thụ được thì bắt buộc Công ty phải chú trọng quan tâm nghiên cứu và triển khai thực hiện hoạt động nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cùng với sự phát triển đi lên của Công ty, các hoạt động tiếp thị, quảng cáo nghiệp vụ Marketing để tiêu thụ sản phẩm ngày càng được đẩy mạnh đầu tư và có hiệu quả hơn. Hoạt động trên được biểu hiện qua một số nội dung sau:
1.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường.
Công tác điều tra nghiên cứu thị trường của Công ty được thực hiện chủ yếu ở phòng Kế hoạch - vật tư và hai cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm. Thông tin thu được từ hai cửa hàng là rất ít vì phạm vi hoạt động hẹp. Do đó, ngoài nguồn thông tin trên, phòng Kế hoạch - Vật tư phải điều tra nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin từ các nguồn khác. Thông tin luôn được cập nhật kịp thời để các cán bộ phòng Kế hoạch - Vật tư phân tích (phân tích chủ yếu bằng phương pháp nghiên cứu tại phòng làm việc). Phòng tiến hành xử lý thông tin, phân tích để đưa ra những kết quả chính xác về diễn biến của thị trường, tìm kiếm nhu cầu thị trường chưa được thoả mãn, tìm kiếm khách hàng lớn, sự biến động có ảnh hưởng tới sản phẩm - sự tiêu thụ sản phẩm của Công ty... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Ban lãnh đạo Công ty đề ra những biện pháp thích ứng - linh hoạt với sự biến đổi của thị trường, tránh cho Công ty những thiệt hại, rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Trong những năm gần đây, do cơ chế quản lý thay đổi cùng với xu hướng khu vực hoá - toàn cầu hoá thì sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt quyết liệt và không chỉ ở trong nước mà còn có phạm vi khu vực và thế giới. Do đó, đòi hỏi Công ty phải quan tâm chú trọng hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường hoạt động có hiệu quả cao sẽ đem lại cho Công ty "tính chủ động" cao trong kinh doanh và được biểu hiện qua kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty tăng liên tục trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng bình quân 5-25%.
Công tác nghiên cứu thị trường ở Công ty chưa được lập ra một phòng riêng biệt nhưng hoạt động nghiên cứu thị trường ở phòng Kế hoạch - Vật tư cũng có hiệu quả cao. Thông tin được xử lý đã giúp ích rất nhiều cho Ban lãnh đạo và các phòng ban khác có liên quan khi dự báo nhu cầu thị trường trong tương lai. Để từ đó Ban lãnh đạo đưa ra các quyết định đa dạng có ảnh hưởng tới các chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối, giao tiếp, khuyếch trương, cách sử dụng và bảo toàn vốn sao cho có hiệu quả nhát.
1.2. Chính sách giá.
Sau khi đổi mới, đời sống người dân trong nước đã được nâng cao rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người vẫn tăng đều hàng năm. Việc tiêu thụ sản phẩm - hàng hoá - dịch vụ của tất cả các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ trong nước có thể nói là gặp rất nhiều thuận lợi - có cơ hội kinh doanh tốt. Bên cạnh việc tăng thu nhập đời sống được cải thiện thì sự đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngày càng cao.
Đối với Công ty Bánh kẹo Hải Châu thì chính sách giá lại là một trong những công cụ có thể kiểm soát được, Công ty đang sử dụng một cách khoa học như một thứ vũ khí cạnh tranh để thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Các quyết định về giá do ảnh hưởng lớn tới toàn bộ quá trình kinh doanh của Công ty.
Công ty có hệ thống giá của các loại sản phẩm được bán ra trên thị trường. Vì đây là công cụ cạnh tranh nên giá bán sản phẩm của Công ty thường thấp hơn so với sản phẩm của đối thủ, đồng thời vẫn phải đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả - có lãi trong kinh doanh. Công ty đã áp dụng một số biện pháp cạnh tranh về giá là giảm giá thành đơn vị sản phẩm tức là tiết kiệm tối đa các nguyên liệu đầu vào (Công ty đã và đang cố gắng sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, giảm bớt nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài vì giá mua quá cao sẽ làm tăng giá thành đơn vị sản phẩm) và làm giảm các chi phí thương mại của hàng hoá bán ra.
Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp để hạ giá thành sản phẩm sản xuất ra như: Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào, thu hòi phế liệu và sản phẩm hỏng...
- Đối với nguyên vật liệu trong nước, Công ty thường tìm các nguồn cung ứng ổn định, uy tín và giá cả là hợp lý nhất. Công ty thường kỳ hợp đồng trực tiếp với các nhà sản xuất đường kính, muối, dầu ăn dùng để sản xuất bánh...
- Đối với nguyên liệu nhập từ nước ngoài: Công ty thường hợp tác lâu dài đối với một số trung gian uy tín lâu năm trên thế giới như nhập bột mì qua Công ty Thương mại Bảo Phước, dầu ăn qua Vinalimex... Lựa chọn người cung ứng thích hợp Công ty để mua dược nguyên liệu v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8435.doc