Chuyên đề Một số giải pháp về quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ, KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 2

I. Một số khái niệm cơ bản 2

2.1 Khái niệm về kinh doanh và bản chất về hiệu quả kinh doanh 4

2.2 Khái niệm hiệu quả của hoạt động kinh doanh 4

II. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 7

1.Nhóm chỉ tiêu tổng hợp 7

1.1. Doanh thu 7

1.2.Chi phí kinh doanh 8

1.3. Lợi nhuận 8

2. Nhóm chỉ tiêu bộ phận 10

2.1.Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. 10

2.2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. 11

2.3.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 12

2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 16

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . 17

1. Các nhân tố khách quan 18

2. Các nhân tố chủ quan 18

PHẦN II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ THUỶ 19

I.Khái quát về Trung tâm Thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ 19

1.Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm 19

2.Cơ cấu tổ chức-chức năng-nhiệm vụ: 21

2.1. Cơ cấu tổ chức 21

2.2. Nhiệm vụ và chức năng: 23

3. Đặc điểm về vốn, cơ sở vật chất của Trung tâm 24

3.1. Vốn 24

3.2. Cơ sở vật chất 25

4. Đặc điểm về nhân sự tại Trung tâm 26

5. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Trung tâm 27

II. Đặc điểm mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu tại Việt Nam 28

1. Đặc điểm mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu tại Việt Nam. 29

1.1. Là sản phẩm công nghiệp 29

1.2. Là mặt hàng chủ yếu nhập từ nước ngoài 29

2. Thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ nhập khẩu tại Việt Nam 30

2.1. Cầu về mặt hàng thiết bị thuỷ tại Việt Nam 30

2.2. Cung về mặt hàng thiết bị thuỷ tại Việt Nam 31

3. Xu hướng phát triển của thị trường tiêu thụ mặt hàng thiết bị thuỷ tại Việt Nam 32

III. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của Trung tâm Thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ. 35

1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm 35

2. Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của Trung tâm. 38

3. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của Trung tâm 40

4. Phân tích hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu 42

4.1. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận 42

4.2. chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu 44

4.3. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định của Trung tâm. 46

4.4. Phân tích khả năng thanh toán của Trung tâm 50

4.5. chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Trung tâm 51

IV. Những ưu nhược điểm trong quá trình kinh doanh của Trung tâm 53

1. Ưu điểm 53

2. Nhược điểm 54

PHẦN III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ THUỶ. 55

I. Định hướng phát triển của Trung tâm trong thời gian tới. 55

II. Một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Trung tâm . 56

1. Quản lý tôt công tác nghiên cứu thị trường. 56

2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 59

3. Hoàn thiện bộ máy quản lý 62

4. Quản lý nguồn vốn kinh doanh và khả năng sinh lời của vốn. 63

III. Kiến nghị với Tổng công ty và nhà nước. 78

1. Kiến nghị đối với Tổng công ty. 78

2. Kiến nghị với Nhà nước. 79

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp về quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh nào hoạt động trên thị trường. ** Thông qua tìm hiểu các nội dung ở mục I,II có thể hình dung được khái quát đơn vị thực tập Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ. Đây là một đơn vị Nhà nước có hình thức kinh doanh hạch toán nội bộ, có con dấu riêng và có đầy đủ tư cách pháp nhân, trực thuộc Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại. Những nội dung được trình bày giúp nắm bắt được những đặc điểm cơ bản của thị trường mà Trung tâm đang tiến hành hoạt động kinh doanh. III. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của Trung tâm Thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ. 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm Trung tâm Thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị Thuỷ trực thuộc công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại mới đi vào hoạt động từ đầu năm 2000 nhưng đã đạt được kết quả kinh doanh thông qua việc cung cấp thiết bị vật tư phục vụ cho các đơn vị thuộc Tổng công ty và ngoài tổng công ty cho các dự án sau: - Dự án đóng tàu 6.500 tấn cho VOSKO - Dự án đóng tàu 1000 tấn và 450 tấn cho Hải Quân - Tàu cảnh sát biển - Tàu V59 cho Tổng cục Hải Quan - Tàu đổ bộ - Tàu đánh cá cho các đơn vị Thuỷ Sản - ụ nổi 8500 tấn ... Đánh giá tình hình kinh doanh của Trung tâm cần phải xem xét trong cả hệ thống kinh doanh của Công ty mẹ mới đảm bảo chính xác. Do vậy bảng số liệu dưới đây sẽ phản ánh phần nào kết quả kinh doanh của Trung tâm đã đóng góp vào Công ty trong 2 năm qua kể từ khi Trung tâm đi vào hoạt động. Bảng 2.4. Bảng số liệu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 DT toàn công ty 19.082.000 19.953.000 28.105.000 33.890.000 37.082.000 44.259.057 90.953.000 DT tư vấn xây dựng 2.671.480 2.702.000 3.353.650 3.833.000 3.671.480 3.712.314 5.702.000 DT lĩnh vực kinh doanh 16.410.500 17.251.000 24.751.350 30.057.000 33.410.520 40.546.743 85.251.000 Lãi thuần 42.620 48.700 65.000 80.200 95.620 122.305 261.700 Nộp ngân sách 558.450 586.170 590.671 612.761 700.210 815.000 1.295.367 Thu nhập bình quân 900 1000 1200 1500 1800 2300 3000 Nguồn :Số liệu lấy từ Phòng kinh doanh Từ bảng số liệu trên cho thấy, trong khoảng từ năm 2000 – 2006 Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại thực hiện các hoạt động tại hai kĩnh vực là tư vấn xây dựng công trình thuỷ và lĩnh vực kinh doanh thương mại thiết bị thuỷ. Doanh thu từ hai lĩnh vực này nói chung và doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh thương mại tăng dần điều đó chứng tỏ sự phát triển và dần chiếm lĩnh thị trường của công ty . Doanh thu của toàn công ty từ hơn 19 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 90 tỷ đồng vào năm 2006 Doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh thiết bị thuỷ tăng từ hơn 16 tỷ đồng năm 2000 lên hơn 85 tỷ đồng năm 2006. Đóng góp vào sự tăng lợi nhuận của công ty từ 42.6 triệu đồng năm 2000 lên 261.7 triệu đồng năm 2006. Tuy nhiên cần nhận thấy rằng lĩnh vực tư vấn xây dựng có doanh thu thấp hơn doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhưng do chi phí vốn bỏ ra không đáng kể nên tỷ suất lợi nhuận lại cao hơn. Nhận thấy sự cần thiết của chuyên môn hoá vào từng lĩnh vực cụ thể để có ứng xử linh hoạt trong nền kinh tế thị trường nhiều cạnh tranh và tận dụng tối đa nguồn lực của mình, năm 2007 Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ ra đời có nhiệm vụ chính là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị thuỷ góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận của toàn công ty. Dưới đây là bảng số liệu phản ánh sự đóng góp của Trung tâm vào doanh thu của toàn công ty. Bảng2.5. Bảng số liệu phản ánh đóng góp của Trung tâm Chỉ tiêu Doanh thu năm 2005 Doanh thu năm 2006 Tổng số (1000đ) Tỷ lệ đóng góp DT Tổng số (1000đ) Tỷ lệ đóng góp DT Trên cty Trên lvkd Trên cty Trên lvkd Toàn cty 44.259.057 90.953.000 Lĩnh vực K D 40.546.743 86% 85.251.000 86,5% Trung tâm 25.634.845 57,92% 67,35% 55.481.330 61,00% 70,51% Các CN khác 14.911.898 28,08% 32,65% 29.769.670 25,5% 28,19% Nguồn:số liệu tư phòng kinh doanh Để có thể thấy rõ hơn sự đóng góp của Trung tâm vào doanh thu của công ty, hãy xem biểu đồ sau: Từ bảng số liệu và các biểu đồ cho thấy, doanh thu của Trung tâm chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh thu của toàn công ty. Doanh thu của Trung tâm tăng lên cả về quy mô và thị phần. Về quy mô, doanh thu của Trung tâm năm 2005 là 25.634 triệu đồng tăng lên 55.481 triệu đồngvào năm 2006 tăng 29.847 triệu đồng.về thị phần, doanh thu của Trung tâm năm 2005 chiếm 57,92% doanh thu của toàn công ty, trong năm 2006 con số này đa lên đến 61%. Nếu chỉ xét trên lĩnh vực kinh doanh của công ty thì trong năm 2005 doanh thu của Trung tâm chiếm 67,35% và trong năm 2006 chiếm 70,51%. Điều này cho thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng tăng lên. Cụ thể, doanh thu của công ty năm 2004 là 37,082 tỷ đồngtăng lên 44,259 tỷ đồng năm 2005 và 90,953 tỷ đồng vào năm 2006. Cùng với doanh thu lợi nhuận cũng tăng lên từ 95,620 triệu đồng năm 2004 lên 122,305triệu và 261,700 triệu đồng trong năm 2005 và năm 2006. Như vậy có thể nói Trung tâm có vai trò quan trọng trong công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại, kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 2. Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của Trung tâm. ở phần trước chúng ta mới chỉ xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm đóng góp vào kết quả kinh doanh của Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại. ở đó nó chưa phản ánh được tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ. Phần này chúng ta sẽ xem xét tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của Trung tâm. Để đánh giá kết quả kinh doanh về mặt quy mô ta cần xem xét chỉ tiêu tổng doanh thu của doanh nghiệp và muốn biết được hiệu quả kinh tế theo quy mô cần phải xem xét chỉ tiêu lợi nhuận. Hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Các doanh nghiệp sẽ tối đa hoá lợi nhuận bằng cách sử dụng tối đa nguồn lực của mình. Vì vậy, chỉ tiêu tổng doanh thu và chỉ tiêu lợi nhuận là hai chỉ tiêu quan trọng và cơ bản nhất để đánh giá hiêụ quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng phương pháp so sánh đơn giản có thể thấy hai chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của Trung tâm qua các năm đều vượt mức kế hoạch. Năm 2005- năm th? 5 Trung tâm đi vào hoạt động- doanh thu và lợi nhuận của Trung tâm so với kế hoạch vẫn tăng và đạt ở mức khá cao. Cụ thể, doanh thu vượt mức kế hoạch 3,052 tỷ đồng về mặt tuyệt đối và vượt mức kế hoạch 30,52% về giá trị tương đối. Lợi nhuận so với kế hoạch tăng lên gần 90 triệu đồngvề giá trị tuyệt đối và tăng 30,7% về giá trị tương đối. Mặc dù là năm đầu tiên đi vào hoạt động, kết quả đạt được của Trung tâm là cao điều đó cho thấysự nhanh chóng thích nghi của bộ máy tổ chứcvà sự nỗ lực vươn nên của các nhân viên trong Trung tâm đông thời có được kết quả như vậy cũng là do Trung tâm tiếp tục thực hiện những dự án đang làm dở của những năm trước đó với tư cách là công ty Tư vấn đầu tư và thương mại, có được mối quan hệ, các bạn hàng cũ của công ty, cho lên mức chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch đề ra là khá cao. Đây là bước khởi đầu thuận lợi cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Năm 2006 là năm thứ 6 Trung tâm đi vào hoạt động, trong năm này hoạt động kinh doanh của Trung tâm tiếp tục được mở rộng, Trung tâm tiếp tục hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Doanh thu của Trung tâm so với kế hoạch tăng 60,37% về giá trị tương đối và tăng 450 triệu đồng về giá trị tuyệt đối. Cùng với sự tănglên của doanh thu, lợi nhuận năm 2006 vượt chỉ tiêu đề ra 12,55 triệu đồng vềgiá trị tuyệt đối và tăng 8,15% về giá trị tương đối. Mặc dù so với năm 2005 mức độ hoàn thành kế hoạch của 2006 có thấp hơn nhưng nếu so sánh doanh thu và lợi nhuận của năm 2006 với năm 2005 thì có thể thấy mức chênh lệch giữa hai năm là khá lớn. Năm 2005 doanh thu của Trung tâm đạt 25,634 tỷ đồng thì sang đến năm 2006 doanh thu đặt 55,481 tỷ đồng, mức tăng doanh thu là 29,847 tỷ đồng về quy mô và tăng 91,06% về giá trị tuyệt đối. Lợi nhuận năm 2006 là 261,700 triệu đồng trong khi đó lợi nhuận năm 2005 là122,305 riệu đồng tăng 139,700 triệu đồng về giá trị tuyệt đối và tăng 119,3% về giá trị tương đối Như vậy, từ khi thành lập Trung tâm luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận không ngừng tăng lên. Điều đó chứng tỏ quy mô kinh doanh của Trung tâm ngày càng được mở rộng. Những con số đó đã thể hiện sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo Trung tâm trong quá trình xây dựng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh xứng đáng là một doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó. Tuy nhiên, nếu so với mặt bằng chung của xã hội thì kết quả đạt được còn quá khiêm tốn thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận đạt được quá thấp so với tổng doanh thu thu được điều này đòi hỏi ban lãnh đạo và nhân viên trong Trung tâm phải cố gắng hơn nữa trong hoạt động kinh doanh, tìm ra giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh, có như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững của Trung tâm trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay. 3. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của Trung tâm Trung tâm Thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ là một bộ phận của Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại - một doanh nghiệp Nhà nước- có đầy đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện hạch toán nội bộ, có tài khoản riêng và có con dấu riêng. Là một đơn vị Nhà nước do đó Trung tâm được quyền quản lý, sử dụng vốn đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước giao chotheo quy định của pháp luật. Do đó, Trung tâm phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ giữ gìn tài sản Nhà nước giao phó, đồng thời phải có nghĩa vụ nộp Ngân sách theo quy định của Nhà nước. Các khoản Trung tâm phải nộp ngân sách Nhà nước bao gồm: + thuế bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu, và các loại thuế khác + Các khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế + Các khoản tiền thu trên vốn Nhà nước cấp + tiền thuê đất, tiền sử dụng vốn ... Trong các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước thì các khoản thuế chiếm tỷ trọng lớn nhất, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng. Trung tâm luôn chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Thực trạng tình hình thực hiện nộp nghĩa vụ đối với Nhà nước của Trung tâm được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng2.6. Tình hình thực hiện kế hoạch nộp ngân sách Nhà của Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ Đơn vị tính:1000đ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 KH TT % KH TT % Nộp ngân sách 776.000 815.000 107,4% 1.259.197 1.295.367 106,6% Nguồn số liệu từ: phòng kinh doanh Do hoạt động kinh doanh liên tục phát triển và mở rộng về quy mô, doanh thu và lợi nhuận trong hai năm vừa qua luôn vượt mức kế hoạch cho nên phần nộp Ngân sách cũng tăng lên. Cụ thể là, trong năm 2005 Trung tâm đã nộp Ngân sách Nhà nước 815 triệu đồng vượt kế hoạch 38,48 triệu đồng tăng 7,4% so với kế hoạch đề ra. Sang năm 2006 tổng số tiền nộp Ngân sách đã tăng lên 1.259.367 triệu đồng tăng 6,6% so với kế hoạch ban đầu. Năm 2006mức tiền nộp tăng hơn năm 2005cả về quy mô lẫn giá trị tương đối, điều này là do doanh thu và lợi nhuận của Trung tâm năm 2006tăng so với năm 2005như đã đề cập ở phần trước. Như vậy, Trung tâm luôn thực hiện nộp Ngân sách Nhà nước vượt mức kế hoạch đề ra, có đựoc kết quả đó là do sự nỗ lực cố gắng của ban lãnh đạo Trung tâm và cán bộ nhân viên trong hoạt động kinh doanh và ý thức chấp hành đầy đủ viêc kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của Nhà nước. 4. Phân tích hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu Nhìn chung, hầu hết các chỉ tiêu đánh giá kinh doanh của Trung tâm đều hoàn thành vượt mức kế hoạch.Điều này chứng tỏ Trung tâm đang trên đà phát triển. Nhưng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Trung tâm cần xem xét các chỉ tiêu sau: 4.1. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu cùng với chỉ tiêu lợi nhuận và doanh thu để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tương đối của lợi nhuận, được xác định bằng tỷ số giữa lợi nhuận và chỉ tiêu cần so sánh như doanh thu, vốn... lợi nhuận là phần thu nhập của doanh nghiệp, đó là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận của doanh nghiệp thu được gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh , lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính, lợi nhuận thu được từ hoạt động bất thường. LN=LNkd + LNtc+ LNbt 4.1.1. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (P1) LN P1=------- x100% DT P1.2005=( 122.305.000/25.634.845.000)*100% =0,4771% P1.2006= (261.700.000/55.481.330.000)*100% =0,4716% Trong năm 2005, một đồng doanh thu Trung tâm thu được 0,004771 đồng lợi nhuận. Năm 2006 với một đồng doanh thu chỉ thu được 0,004716 đồng lợi nhuận. Măc đù tổng lợi nhuận và tổng doanh thu có tăng lên nhưng tỷ suất lợi nhuận lại có xu hướng giảm. Tuy mức giảm là không đáng kể, nguyên nhân của tình trạng này là do tổng doanh thu tăng nhanh hơn mức tăng của lợi nhuận. do chi phí tăng lên vì theo công thức tính lợi nhuận thì lợi nhuận bằng doanh thu trừ đi chi phí. 4.1.2. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí kinh doanh (P2) LN P2=------ x100% TC TC= giá vốn hàng bán + chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp TC2005= 37.255.795.000+5.671.000.000+ 1.210.000.000= 44.136.795.000đồng TC2006= 81.642.700.000+6.965.100.000+ 1.552.000.000= 90.159.800.000đồng 122.305.000 Năm2005 P2=------------------------ x100% =0,277% 44.136.795.000 261.700.000 Năm 2006 P2=---------------------- x 100% =0,290% 90.159.800.000 Với một đồng chi phí bỏ ra Trung tâm thu được 0,00277 đồng lợi nhuận và thu được 0,00290 đồng lợi nhuận vào năm 2006. Như vậy tỷ suất lợi nhuận năm 2006 tăng chút ít so với năm 2005. Điều này là do tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của chi phí. Nguyên nhân là do cạnh tranh ngày càng gay gắt nên Trung tâm phải chi ra những khoản chi phí để thúc đẩy hoạt động bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí đi lại... đã làm cho chi phí lưu thông tăng lên. Để đi sâu vào phân tích hiệu quả kinh doanh ta cần phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của vốn kinh doanh. 4.1.3. Tỷ suất lợi nhuận của vốn kinh doanh (P3) LN P3 =------------ x 100% VKD 122.305.000 Năm 2005 P3=------------------ x100% = 1,06% 11.538.207.550 261.700.000 Năm 2001 P3 =------------------- x 100% =1,14% 22.956.140.350 Năm 2005 một đồng vốn Trung tâm bỏ ra kinh doanh thu được 0.106 đồng lợi nhuận. Sang năm 2006,với một đồng vốn kinh doanh bỏ ra Trung tâm thu được 0,0114 đồng lợi nhuận. Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh có xu hướng tăng lên nhưng so với mức trung bình của xã hội thì chỉ tiêu này còn thấp. Để đi sâu vào đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ta cần phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay, vì đây là những nguồn vốn quan trọng của Trung tâm. Tỷ suất lợi nhuận như đã nói ở trên là chỉ tiêu tương đối nó không phản ánh quy mô hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khi tỷ suất lợi nhuận cao cho thấy khả năng sử dụng vốn hay khả năng sử dụng chi phí... có hiệu quả. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận cao chưa chắc quy mô lợi nhuận đã cao. Vì vậy cần phải xem xét đồng thời chỉ tiêu lợi nhuận và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. * Thông qua các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận mà Trung tâm đạt được trong hai năm hoạt động có thể thấy kết quả đó vẫn còn thấp so với mặt bằng của xã hội. Chứng tỏ hoạt động kinh doanh của kinh doanh còn chưa hiệu quả mặc dù về quy mô kết quả có xu hướng tăng lên. Vì vậy trong thời gian tới, Trung tâm cần phải có những biện pháp cụ thể trong hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. 4.2. chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ các tài sản của doanh nghiệp, do doanh nghiệp đóng góp hoặc hình thành từ kết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là một đơn vị Nhà nước nên nguồn vốn chủ sở hữu của Trung tâm được hình thành do Nhà nước cấp từ khi Trung tâm được hình thành và bổ xung trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu là rất quan trọng nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định tránh được những rủi ro do sự biến động của tình hình tài chính. Hiện nay nguồn vốn tương đối quan trọng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Trung tâm. Vì vậy ta cần đi sâu vào phân tích hiệu quả sử dụng của vốn chủ sở hữu thông qua chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu để thấy rõ hiệu quả kinh doanh của Trung tâm. Lợi nhuận ròng Ta có H= -------------------- Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần lợi nhuận ròng =------------------------ x -------------------- Vốn chủ sở hữu doanh thu thuần Theo công thức trên có thể thấy, hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố: Một là: Hệ số vòng quay của vốn chủ sở hữu. Nhân tố này cho biết trong một chu kỳ kinh doanh vốn chủ sở hữu quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay của vốn chủ sở hữu càng cao thì hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu càng tăng và ngược lại, số vòng quay của vốn chủ sở hữu càng thấp thì hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu càng thấp. Hai là: Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần. Nhân tố này cho biết trong một chu kỳ kinh doanh một đồng doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần càng lớn thì khả nắnginh lời của vốn chủ sở hữu càng tăng và ngược lại. Bảng2.7. Hệ số doanh lợi của Trung tâm Đơn vị tính:1000đ STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 1 Doanh thu thuần 25.634.845 55.481.330 2 Vốn chủ sở hữu 15.400.000 17.780.940 3 Lợi nhuận ròng 37,041 40,552 4 Hệ số vòng quay của vốn chủ sở hữu(1/2) 14,94 15.62 5 Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần(3/1) 0,0028 0,00278 6 Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu(3/2) 0,0418 0,0434 Nguồn: phòng kinh doanh Qua số liêu bản trên cho thấy, hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu qua các năm phân tích có xu hướng tăng lên. Nếu như trong năm 2005 với một đồng vốn chủ sở hữu Trung tâm thu được 0,0418 đồng lợi nhuận, sang năm 2006 thì Trung tâm thu được 0,0434 đông lợi nhuận. Mặc dù mức tăng còn thấp nhưng nó cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả hơn. Sự tăng lên của hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu chứng tỏ Trung tâm sử dụng vốn chủ sở hữu ngày càng có hiệu quả. Song so với mức trung bình của xã hội thì cái đạt được vẫn còn thấp. Có được kết quả trên là doi sự tăng lên của hệ số vòng quay của vốn chủ sở hữu. Trong năm 2005, hệ số vòng quay của vốn chủ sở hữu là 14,94 vong đến năm 2006 hệ số nàylà 15,62 vòng. Sự tăng lên của số vòng quay của vốn sở hữu chủ đã chứng tỏ tần xuất sử dụng vốn chủ sở hữu đã tăng lên, do đó hiệu quả kinh doanh sẽ được tăng lên. Để chi tiết hơn hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp cần phải phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố dịnh của Trung tâm. 4.3. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định của Trung tâm. Theo cơ cấu vốn, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động Cơ cấu vốn của Trung tâm như sau: Bảng 2.8. Cơ cấu vốn của Trung tâm Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2005 Năm 2006 Vốn lưu động 12,32 14,224 Vốn cố định 3,08 3,556 4.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động * Mức sản xuất kinh doanh của vốn lưu động DT Hvld = ------- VLĐ 25.634.845.000 Hvld2005=--------------------- =2,09 12.320.000.000 55.481.330.000 Hvld2006 =-------------------------- =3,9 14.224.000.000 Trong năm 2005, một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra 2,09 đồng doanh thu, đến năm 2006 thì một đồng vốn lưu động tạo ra 3,9 đông doanh thu. Như vậy, sức sản xuất kinh doanh của vốn lưu động đã tăng lên, điều đó cho thấy Trung tâm sử dụng vốn ngày càng hiệu quả. * Mức sinh lời của vốn lưu động LN Hlnvld =------------ VLĐ 122.305.000 Hlnvld2005=--------------------- =0,0099 12.320.000.000 261.700.000 Hlnvld2006= -------------------- = 0.018 14.224.000.000 Chỉ tiêu này cho biết trong một năm, một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận. Năm 2005, một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra 0,0099 đồng lợi nhuận, đến năm 2006 tạo ra 0,018 đồng lợi nhuận. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng cao, tuy mức tăng còn hạn chế. * Số vòng quay của vốn lưu động DT L= ------------- VLĐ 25.634.845.000 L20005=--------------------- =2,09 vòng 12.320.000.000 55.481.330.000 L2006= --------------------- =3,9 vòng 14.224.000.000 Trong năm 2005 vốn lưu động quay được 2,09 vòng,sang năm2006 vốn lưu động quay được 3,9 vòng. Số vòng quay của vốn lưu động tăng lên chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Trung tâm tăng lên. *Số ngày của một vòng quay T N =--------- L 360 N2005= ------------- =172 ngày 2,09 360 N2006 =-------------- =92 ngày 3,9 Thời gian vốn lưu động quay được một vòng trong năm 2005 mất 172 ngày, nhưng năm 2006 chỉ mất có 92 ngày,đã giảm được 80 ngày so với năm 2005. Điều này là do số vòng quay của vốn lưu động đã tăng lên doanh thu tăng lên nhiều trong khi vốn lưu động không tăng đáng kể. Tất cả các chỉ tiêu đánh giá về việc sử dụng vốn lưu động ở trên đều phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Trung tâm có xu hướng tăng lên. Tức là hiệu qủa sử dụng vốn lưu động của Trung tâm ngày càng tăng, từ đây Trung tâm có thể tìm ra nguyên nhân tại sao hiệu quả kinh doanh của Trung tâm chưa cao đó chính là do chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh quá cao. 4.3.2. chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. * Mức sản xuất kinh doanh của vốn cố định DT Hvcd =------------- VCĐ 25.634.845.000 Năm 2005 Hvcd =----------------------- =8,32 3. 080.000.000 55.481.330.000 Năm 2006 Hvcd =---------------------- =15,6 3.556.000.000 Chỉ tiêu mức sản xuất kinh doanh của vốn cố định cho biết một đồng vốn kinh doanh thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Như vậy năm 2005 một đồng vốn cố định bỏ ra thu được 8,32 đồng doanh thu, năm 2006 Trung tâm thu được 15,6 đồng doanh thu từ một đồng vốn cố định bỏ ra. Điều này cho thấy mức sản xuất kinh doanh của vốn cố định tăng lên với mức tăng là 7,28 đồng. Thu được kết quả này là vì doanh thu tăng lên nhưng vốn cố định của Trung tâm cũng tăng lên. * Mức sinh lợi của vốn cố định LN Hlnvcd=---------------- VCĐ 122.305.000 Năm 2005 Hlnvcd =--------------------- =0,039 3.080.000.000 261.700.000 Năm 2006 Hlnvcd =--------------------- =0,073 3.556.000.000 Kết quả này cho thấy, một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh năm 2005 tạo ra 0,039 đồng lợi nhuận, năm 2006 tạo ra 0,073 đồng lợi nhuận tăng 0,034 đồng so với năm 2005. Điều này cho thấy hiệu quả sử đụng vốn cố định năm 2006 so với năm 2005 đã cao hơn, mặc dù mức tăng còn thấp. Qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động ở Trung tâm, trong năm 2006 hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm đã tăng lên. Tuy nhiên mức tăng còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Do đó quy mô lợi nhuận quá thấp.Vì vậy trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Trung tâm cần phải tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của mình bằng hoặc cao hơn mặt bằng chung cuả xã hội. 4.4. Phân tích khả năng thanh toán của Trung tâm Nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp bao gồm vốn vay hoặc các khoản nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. ở Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ, tài sản của Trung tâm cũng được hình thành từ hai nguồn là vốn vay và vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn vay ở Trung tâm chiếm đa số, mà điều là các khoản vay ngắn hạn, do vậy ta phải phân tích khả năng thanh toán của Trung tâm. * Tỷ suất thanh toán hiện hành (Thh) tổng TSLĐ Thh =-------------------------- x 100% Tổng nợ ngắn hạn 12.320.000.000 Thh2000 =--------------------------- x 100% = 98,3% 12.533.062.000 14.224.000.000 Thh2001 =------------------------- x 100% = 100,2% 14.195.608.000 Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Năm 2005 tỷ suất thanh toán hiện hành là 98,3%, năm 2006 là 100,2%. Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ là rất cao và tình hình tài chính của Trung tâm là bình thường. 4.5. chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Trung tâm Lao động là một nguồn lực quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm. Do đó hiệu quả sử dụng lao động ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của Trung tâm. Trung tâm sử dụng lao động có hiệu quả thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Ngày nay, đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ quản trị có năng lực có trình độ quản lý phù hợp với với công việc. Để đảm bảo đội ngũ lao động có trình độ cao, Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ đã áp dụng chế độ thử việc và ký hợp đồng lao động ngắn hạn trước khi nhân chính thức. Hiện nay, Trung tâm đã xây dựngcho mình một đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ quả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp về quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm thương mại và xuất nhập khẩu thiết bị thuỷ.DOC
Tài liệu liên quan