MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 4
1. Các khái niệm 4
1.1Khái niệm tín dụng ngân hàng 4
1.2Khái niệm về chất lượng tín dụng 5
2. Các chỉ tiêu biểu hiện chất lượng tín dụng ngân hàng 6
2.1. Nhóm chỉ tiêu chung đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng 6
2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn 8
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 10
3.1. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô 10
3.2 Nhóm các yếu tố thuộc môi trường vi mô. 11
4. Quản lý chất lượng tín dụng trung dài hạn của các Ngân hàng thương mại. 15
4.1 Mục đích yêu cầu. 15
4.1.1 Mục đích. 15
4.1.2 Yêu cầu 16
4.2 Nội dung quản lý chất lượng tín dụng trung, dài hạn. 16
4.2.1 Xác định cơ cấu đầu tư. 17
4.2.2 Tiến hành phân loại tín dụng. 17
4.2.3 Xây dựng tiêu chuẩn quản lý tín dụng. 19
4.2.4 Quy trình quản lý tín dụng 19
4.2.5 Quản lý tài sản nợ - Tài sản có. 21
4.2.5. Quản lý rủi ro tín dụng. 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH BẮC GIANG 24
1. Khái quát về ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Giang. 24
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 24
1.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Giang. 26
1.2.1 Phòng tín dụng 1 26
1.2.2 Phòng tín dụng 2 27
1.2.3 Phòng kế toán 28
1.2.4 Phòng Tổ chức hành chính 30
1.2.5 Phòng Tiền tệ kho quỹ 31
1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Giang. 32
2. Thực trạng đầu tư tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Giang. 33
2.1 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang. 33
2.2 Tình hình huy động vốn 35
2.3 Tình hình sử dụng vốn 38
3. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Giang 40
3.1 Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế. 40
3.2 Nợ quá hạn phân theo loại cho vay. 41
3.3 Nợ quá hạn phân theo khả năng thu hồi: 42
4. Đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Giang. 43
4.1 Những kết quả đạt được 43
4.2 Nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang: 47
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH BẮC GIANG 48
1. Phương hướng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang trong thời gian tới 48
2. Một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Bắc giang. 50
2.1 Các biện pháp tăng cường huy động vốn nhàn dỗi trong nền kinh tế. 50
2.2 Biện pháp quản lý tín dụng 51
2.2.1 Tiến hành công tác thẩm định dự án, phân tích tín dụng một cách nghiêm túc và toàn diện. 51
2.2.2 Nâng cao chất lượng đánh giá khách hàng. 51
2.2.3 Thực hiện tốt chính sách khách hàng. 53
2.2.4 Đẩy mạnh cho vay, thực hiện tốt chính sách tín dụng 53
2.3 Biện pháp kiểm soát 54
2.3.1 Phát hiện và xử lý kịp thời nợ quá hạn. 54
2.3.2 Tăng cường hiệu lực công tác kiểm soát nội bộ. 55
2.3.3. Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư 56
2.4 Biện pháp nhân sự. 57
3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 58
3.1 Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng. 58
3.2 Công tác thu hồi nợ quá hạn. 59
3.3 Chế độ khen thưởng với cán bộ tín dụng. 59
KẾT LUẬN 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vay vốn trung dài hạn để đầu tư các dự án phát triển kinh tế của tỉnh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Tham gia với Sở kế hoạch đầu tư về việc lập kế hoạch vay vốn các dự án đầu tư theo KHNN tại địa phương.
Tham gia thẩm định về tài chính các dự án đầu tư phát triển tại địa phương.
Tham gia với các ngành về thẩm định quyết toán các dự án đầu tư.
Tổ chức việc thẩm định các dự án vay vốn theo kế hoạch trình Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam phê duyệt.
Thực hiện việc thu hồi vốn đầu tư đối với các công trình vay vốn.
Thẩm định và xét duyệt cho vay các dự án đầu tư ( theo phân cấp uỷ quyền của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ).
Mở rộng cho vay thương mại về ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Được quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp tài liệu cần thiết liên quan đến việc quản lý và cho vay vốn đầu tư, và kiểm tra việc sử dụng vốn vay của chủ đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả vốn, sử dụng vốn đầu tư.
1.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Giang.
1.2.1 Phòng tín dụng 1
* Chức năng:
Phòng tín dụng 1 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ.
* Nhiệm vụ
- Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp.
- Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng ĐT&PT BG.Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thẻ..., làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của ĐT&PT BG đến các khách hàng là các doanh nghiệp, nghiên cưú đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng là các doanh nghiệp.
- Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Ngân hàng ĐT&PT BG.Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch.
- Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của ĐT&PT BG.
- Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro.
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho Phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và Ngân hàng ĐT&PT BG.
- Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
- Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.
- Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết.
1.2.2 Phòng tín dụng 2
* Chức năng
Phòng tín dụng 2 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng ĐT&PT BG.
* Nhiệm vụ
- Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng ĐT&PT BG.Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thẻ..., làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của ĐT&PT BG đến các khách hàng cá nhân, nghiên cưú đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng là cá nhân.
- Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Ngân hàng ĐT&PT BG.
- Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của Ngân hàng ĐT&PT BG.
- Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro.
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho Phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và Ngân hàng ĐT&PT BG.
- Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
- Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết.
1.2.3 Phòng kế toán
* Chức năng
Phòng kế toán là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch với khách hàng; các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng ĐT&PT BG thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng.
* Nhiệm vụ
- Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng:
+ Mở, đóng các tài khoản ( ngoại tệ và VND);
+ Thực hiện các giao dịch gửi/ rút tiền từ tài khoản;
+ Bán séc, ấn chỉ thường ... cho khách hàng theo quy định;
+ Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền VND; chuyển tiền ngoại tệ;
+ Thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc bảo chi, séc chuyển khoản, nhờ thu phi thương mại...;
+ Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi, xoá nợ...;
+ Thực hiện nghiệp vụ thấu chi (theo hạn mức được cấp), chiết khấu chứng từ có giá theo quy định;
+ Kiểm tra tính và thu phí của khách hàng khi thực hiện các dịch vụ ngân hàng, kiểm tra tính lãi (lãi cho vay, lãi huy động);
+ Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác (bảo quản giấy tờ có giá, cho thuê tủ két...);
- Thực hiện kiểm soát sau:
+ Kiểm soát tất cả các bút toán tạo mới và các bút toán điều chỉnh.
+ Thực hiện việc tra soát tài khoản điều chuyển vốn (ngoại tệ và VND) với trụ sở chính; tra soát với Ngân hàng ngoài hệ thống điện chuyển tiền giao dịch của doanh nghiệp và cá nhân;
+ Kiểm tra, đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán;
+ Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê các giao dịch trong ngày, đối chiếu, lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên theo quy định;
- Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, thanh toán liên ngân hàng.
- Quản lý thông tin
- Quản lý séc và giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng, các chứng từ gốc...của các Giao dịch viên và toàn chi nhánh.
- Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày (Quỹ tiền mặt của các Giao dịch viên); thực hiện việc kiểm soát, đối chiuế tiền mặt hàng ngày với Phòng Tiền tệ kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng ĐT&PT BG.
- Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ, chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng.
- Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ của chi nhánh. Phối kết hợp với Phòng Tổ chức hành chính lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng tài sản cố định, ... xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh.
- Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.
- Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản nộp ngân sách khác theo quy định; là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế, tài chính.
- Làm báo cáo đinh kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước ĐT&PT BG.
1.2.4 Phòng Tổ chức hành chính
* Chức năng
Phòng Tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng ĐT&PT BG, thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
* Nhiệm vụ
- Thực hiện quy định của Nhà nước và của Ngân hàng ĐT&PT BG có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
- Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh.
- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc, Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và Ngân hàng ĐT&PT BG.
- Quản lý và sử dụng xe ô tô, sử dụng điện thoại, và các trang thiết bị của chi nhánh; định kỳ bảo dưỡng và khám xe ô tô theo quy định, đảm bảo lái xe an toàn; là đầu mối xây dựng cơ bản của Nhà nước ĐT&PT BG.
- Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của Nhà nước và của Ngân hàng ĐT&PT BG; đánh máy, in ấn tài liệu của cơ quan khi đã được Ban Giám đốc duyệt; cung cấp tài liệu lưu trữ cho Ban Giám đốc và các phòng khi cần thiết theo đúng quy định về bảo mật, quản lý an toàn hồ sơ cán bộ..
- Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết... và Ban giám đốc tiếp khách.
- Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khoản chi tiêu nội bộ cơ quan.
1.2.5 Phòng Tiền tệ kho quỹ
* Chức năng
Phòng Tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng ĐT&PT BG; ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
* Nhiệm vụ
- Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VND và ngoại tệ, thẻ trắng, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp...) theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và ĐT&PT BG .
- Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo uỷ quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định.
- Thu, chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn, thu chi lưu động tại các doanh nghiệp, khách hàng.
- Phối hợp với phòng Kế toán, Tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh với Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng ĐT&PT BG, các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch, Phòng giao dịch, máy rút tiền tự động (ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tại chi nhánh.
- Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hoặc sự cố ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo Ban giám đốc kịp thời xử lý; lập kế hoạch sửa chữa cải tạo, tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Thực hiện ghi chép theo dõi sổ sách thu chi, xuất nhập kho quỹ đầy đủ, kịp thời; làm các báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng ĐT&PT BG.
- Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác của phòng.
1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Giang.
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Bắc Giang: Hiện nay Chi nhánh NH ĐT&PT Bắc Giang có trụ sở chính đóng tại số 02 đường Nguyễn Gia Thiều - Thành phố Bắc Giang- Tỉnh Bắc Giang với hơn 100 cán bộ được phân bổ cho Chi nhánh và các phòng ban chức năng. Lãnh đạo của Chi nhánh gồm một Giám đốc và hai Phó Giám đốc. Chi nhánh hiện nay có 8 phòng ban chức năng, ngoài ra còn có thêm các phòng giao dịch trực thuộc và một số điểm giao dịch. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, cũng như mối quan hệ tác nghiệp giữa các phòng ban được quy định cụ thể trong "Quy chế , quy định làm việc và chức năng các phòng ban của Chi nhánh".
Cơ cấu tổ chức của BIDV Bắc Giang
BAN GIÁM ĐỐC
Phßng
KTNB
Phßng
KHNV
Phßng
TCKT
Phßng
TCHC
Phßng
TD1
Phßng
TD2
Phßng
TTKQ
Phßng
DVKH
Phßng GD Lôc Ng¹n
Phßng GD
Sè 1
§iÓm GD Sè 3
§iÓm GD Sè4
2. Thực trạng đầu tư tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Giang.
2.1 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang.
Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Giang- BIDV Bắc Giang có quy mô hoạt động lớn, kinh doanh đa năng, phát triển mạnh trên địa bàn. Năm 2002, chi nhánh thành lập thêm chi nhánh cấp 2 tại thị trấn Chũ huyện Lục Ngạn để mở rộng cho vay vào kinh tế trang trại, vườn đồi, cho vay tiêu dùng ở huyện và một số huyện lân cận.
Vào những năm trước đây, do chi nhánh đầu tư lớn, chủ yếu vào một số doanh nghiệp nhà nước ( công ty xi măng Bắc Giang, công ty vật liệu chịu lửa Cấu Đuống, xí nghiệp gạch Hồng Thái, công ty Tân Xuyên,...) làm ăn kém hiệu quả, lỗ kéo dài, không trả được nợ vay Ngân hàng, nợ khó đòi tồn đọng phát sinh lớn, nợ quá hạn nhiều, nên ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Tuy nhiên vào những năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tích cực. Một số hoạt động kinh doanh như bảo lãnh, thanh toán quốc tế, dịch vụ khách hàng đang từng bước phát triển, mở rộng và bước đầu có hiệu quả, khách hàng vay vốn đa dạng phong phú bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Hộ gia đình và tư nhân cá thể. Cơ cấu đầu tư có sự thay đổi phù hợp với chủ trương, định hướng của Nhà nước, của ngành,...Nhờ vậy hoạt động của chi nhánh đã và đang được củng cố ngày một phát triển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương.
Theo Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của BIDV. BG như sau:
Bảng 1: Một số chỉ tiêu tổng quát
Đơn vị: Tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Tổng tài sản
599
650.6
759.8
2
Vốn huy động
332.3
392.4
420.65
3
Tổng dư nợ
508.1
630.5
779.6
4
Tỷ lệ nợ quá hạn
2.82%
0,32%
0.77%
5
Lợi nhuận trước thuế
7.9
11.5
14.5
Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn BIDV. BG
Căn cứ vào những chỉ tiêu báo cáo trên ta thấy từ năm 2005- 2007:
+ Tổng tài sản trong các năm liên tục tăng: Năm 2006 là 650.6 tỷ đồng tăng 8.61% so với năm 2005, năm 2006 đạt 759.8 tỷ đồng.
+ Dư nợ: Năm 2006 là 630.5 tỷ đồng tăng 24.09% so với năm 2005, năm 2007 đạt được là 779.6 tỷ đồng.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn trong 2năm 2006, 2007 đều ở mức nhỏ hơn 1%,giảm nhiều so với năm 2005 ở mức 2.82%.
+ Lợi nhuận đạt được luôn vượt mức được giao (năm 2006,2007>10 tỷ đồnng )
+ Huy động vốn: Năm 2006 là 392.4 tỷ đồng tăng 18.09% so với năm 2005, năm 2007 đạt được là 420,65 tỷ đồng.
2.2 Tình hình huy động vốn
Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, một trong những đặc trưng cơ bản là "đi vay để cho vay" do đó nguồn vốn huy động hay còn gọi là đầu vào của Ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện tiên quyết cho hoạt động của Ngân hàng. Qua đây ta nhận thấy rằng tình hình huy động vốn của BIDV. BG nói chung tăng dần qua các năm, cơ cấu nguồn vốn huy động: Năm 2006 là 392.4 tỷ đồng tăng 18.09% so với năm 2005, năm 2007 đạt được là 420,65 tỷ đồng. Đây là thành tích to lớn trong công tác huy động vốn tại BIDV. BG.
Một nguồn vốn lớn, ổn định là cơ sở để Ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, nó quyết định đến quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác, quyết định đến khả năng thanh toán, chi trả, đến năng lực cạnh tranh của mỗi Ngân hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, BIDV. BG đã luôn coi trọng công tác huy động vốn dưới mọi hình thức để đảm bảo quy mô nguồn vốn tiếp tục tăng trưởng nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Ta có thể thấy rõ hơn ở bảng sau:
Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại BIDV. BG
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tốc độ tăng
(%)
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
Tốc độ tăng
(%)
Tổng NV huy động
332.3
100
392.4
100
18.09
420.65
100
7.2
Theo đối tượng
- TG TCKT
150.5
45.3
144.7
36.9
-3.9
120
28.5
-17.1
- TG cá nhân
181.8
54.7
247.7
63.1
36.2
300.65
71.5
21.4
Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn BIDV. BG
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng nói
chung tăng dần qua các năm, cơ cấu nguồn vốn huy động : Năm 2006 là 392.4 tỷ đồng tăng 18.09% so với năm 2005, năm 2007 đạt được là 420,65 tỷ đồng tăng lên so với năm 2006 là 28.25 tỷ đồng. Đây là thành tích trong công tác huy động vốn của BIDV. BG. Công tác huy động vốn đạt được là do các nguyên nhân:
- Tình hình kinh tế chính trị ổn định diễn biến theo chiều hướng tích cực, các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Chính sách tiền tệ của NHNN cho phép thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận
trong cho vay, nới lỏng biên độ tỷ giá tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng quyền tự chủ.
- Sự nỗ lực và quyết tâm lớn của toàn thể CBCNV BIDV. BG tìm kiếm khai thác có chọn lọc với lãi suất hấp dẫn từ nhiều nguồn khác nhau.
- Mở rộng thêm mạng lưới quỹ tiết kiệm: Mở thêm 3 quỹ tiết kiệm tại nơi dân cư tập trung đông, nâng cấp hầu hết các quỹ tiết kiệm đảm bảo phục vụ khách hàng chính xác kịp thời.
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của BIDV. BG trong cơ chế thị truờng hiện nay là vô cùng khó khăn cả về thế và lực. Cùng nằm trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng cùng cho vay doanh nghiệp tạo ra sức cạnh tranh gay gắt cho Ngân hàng. Nhưng bằng sự nỗ lực và quyết tâm lớn của Ban lãnh đạo và đội ngũ CBCNV Ngân hàng, trong những năm qua Ngân hàng đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, từng bước thích ứng với môi trường cạnh tranh khốc liệt, với những chính sách khách hàng hợp lý bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền bằng cơ chế lãi suất linh hoạt hấp dẫn và phù hợp với điều kiện cạnh tranh, công tác tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo nhằm huy động tối đa mọi nguồn tiền nhàn rỗi tạm thời của dân cư cũng như TCKT được chú trọng, đội ngũ cán bộ nhiệt tình năng nổ...
Qua đây ta nhận thấy rằng: Tiền gửi của các TCKT năm 2006 đạt144.7 tỷ đồng giảm 5.8 tỷ đồng, tốc độ giảm 3.9% so với năm 2005 và đến năm 2007 chỉ còn 120 tỷ giảm 24.7 tỷ so với năm 2006. Tình hình này phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp hiện nay về vốn sau khi kết thúc năm kinh doanh, ngoài việc trả nợ Ngân hàng đúng hạn, doanh nghiệp còn phải thực hiện nghĩa vụ với NSNN, chi trả lương cho lao động. Cho nên tiền gửi vốn huy động của các TCKT giảm nhiều vào cuối năm. Tiền gửi của cá nhân vẫn liên tục tăng: Năm 2006 đạt 247.7 tỷ tăng lên 65.9 tỷ sovới năm 2005, đến năm 2007 đạt 300.65 tỷ tăng lên gần 53 tỷ so với năm 2005. Như vậy, có thể thấy sự phát triển ổn định trong kinh doanh của Ngân hàng chủ yếu nhờ nguồn này.
Ngoài ra, nếu xét cơ cấu nguồn vốn huy động theo kì hạn và ngoại tệ thì Ngân hàng luôn được đánh giá cao về mặt cân đối giữa huy động và sử dụng vốn.
Nhìn chung hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Giang tăng trưởng khá cao.
2.3 Tình hình sử dụng vốn
Song song với công tác huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có vai trò hết súc quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nếu coi như huy động vốn là điều kiện cần thì sử dụng vốn được coi là điều kiện đủ, quyết định đến sự sống còn của Ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn để cho vay nên nếu huy động vốn được nhiều mà không cho vay thì dẫn đến hậu quả "ách tắc vốn" nhưng ngược lại cho vay được mà không thu hồi được nợ thì lại càng không tốt. Do vậy, nghiệp vụ sử dụng vốn chỉ cần một sai lầm nhỏ có thể dẫn tới hậu quả khôn lường thậm chí có thể đi tới phá sản của bất cứ một Ngân hàng nào.
Nhận thức đúng đắn vấn đề này, BIDV. BG luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và BIDV. VN. Ngân hàng chú trọng tăng trưởng tín dụng phải được kiểm soát vốn cho vay. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành. Trong những năm qua, công tác tín dụng của Ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Ta có thể thấy được điều đó qua bảng số liệu:
Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn của BIDV. BG
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Mức tăng
Số tiền
Tỷ trọng
Mức tăng
Tổng dư nợ
508.2
100
630.5
100
122.3
779.6
100
149.1
- Theo thời hạn
+ Ngắn hạn
331.2
65.2
441.4
70
110.2
553.1
70.9
111.7
+ Trung, dài hạn
177
34.8
189.1
30
12.1
226.5
29.1
37.4
- Theo TPKT
+ DNNN
45.7
9
31.5
5
-14.2
23.5
3
-8
+TpNQD
462.5
91
599
95
146.5
756.1
97
157.1
Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn BIDV. BG
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Sự tăng trưởng và phát triển dư nợ cho vay của Ngân hàng qua các năm: 2005 là 508.2 tỷ đến 2006 đạt 630.5 tỷ, tăng lên 122.3 tỷ tốc độ tăng là 24%, năm 2007 tăng lên 149.1 tỷ so với năm 2006 tốc độ tăng là 23.7%. Về cơ bản tổng dư nợ cho vay qua các năm không ngừng tăng lên, điều này phản ánh xu hướng phát triển, sự nỗ lực đáng mừng của Ngân hàng, sự vươn lên vượt qua khó khăn thử thách để đạt được hiệu quả, tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo.
Trong tổng dư nợ cho vay: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn liên tục tăng. Cho vay DNNN có xu hướng thu hẹp tập trung cho vay TpNQD. Tỷ lệ cho vay TpNQD ngày càng tăng cho thấy Ngân hàng đã chú trọng tới thành phần này.
Nhìn chung, hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng đã có sự tăng trưởng qua các năm, đó là thành tích đáng ghi nhận.
3. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Giang
3.1 Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế.
Đối tượng khách hàng chính của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên nợ quá hạn của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn doanh nghiệp nhà nước và nợ quá hạn doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cụ thể tình hình nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế như sau:
Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
Tổng dư nợ
508154
100
630541
100
779588
100
122387
24.1
149047
23.6
Tổng nợ quá hạn
14318
2.8
2009
0.3
6026
0.5
-12309
-86
4017
200
Dư nợ DNNN
45734
100
31527
100
23498
100
-14207
-31.1
-8029
-25.5
Nợ quá hạn DNNN
5154
11.3
904
2.9
2192
9.3
-4250
-82.5
1288
142.5
Dư nợ Tp ngoài QD
163195
100
599014
100
756090
100
435819
267.1
157076
26.2
Nợ quá hạn Tp ngoài QD
9164
5.6
1105
0.2
3834
0.5
-8059
-87.9
2729
247
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006,2007)
Qua bảng số liệu ta thấy: Nợ quá hạn các thành phần ngoài quốc doanh/ Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm dần nhanh, năm 2005 là 5.6%, năm 2005 còn 0,2% và dần ổn định với 0.5% vào năm 2005. Còn nợ quá hạn doanh nghiệp nhà nước/ dư nợ doanh nghiệp nhà nước cao nhất năm 2005 là 11.3%, giảm mạnh còn 2.9% vào năm 2006 và lại tăng cao trong năm 2007 là 9.3%. Nợ quá hạn doanh nghiệp nhà nước năm 2006 là 904 triệu đồng, giảm 4250 triệu đồng, tốc độ giảm mạnh 82.5%, đến cuối năm 2007, nợ quá hạn doanh nghiệp nhà nước là 2192 triệu đồng, tăng 1.288 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 142.5%. Trong khi đó, nợ quá hạn các thành phần ngoài quốc doanh đã có sự thay đổi: năm 2006 giảm 8059 triệu đồng so với năm trước, tốc độ giảm 87.9%, đến cuối năm 2007 tăng 2729 triệu đồng so với năm trước, tốc độ tăng 2729%. Sở dĩ như vậy vì việc mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được mở rộng một cách nhanh chóng, mặt khác các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn ngày càng có hiệu quả, tuy có sự tăng mạnh nợ quá hạn vào năm 2007, nhưng có thể thấy hợp lý với tiến trình mở rông tín dụng cho khu vực này, và năm 2007 cũng là năm nền kinh tế có nhiều biến động mạnh mẽ, nhiều khách hàng chưa kịp ứng phó nên gặp khó khăn trong kinh doanh. Còn đối với các doanh nghiệp nhà nước vì nhiều lý do nên không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng được.
3.2 Nợ quá hạn phân theo loại cho vay.
Nợ quá hạn phân theo loại cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang gồm có nợ quá hạn ngắn hạn và nợ quá hạn trung và dài hạn:
Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn phân theo loại cho vay
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
Tổng dư nợ
508154
100
630541
100
779588
100
122387
24.1
149047
23.6
Tổng nợ quá hạn
14318
2.8
2009
0.3
6026
0.8
-12309
-86
4017
200
Dư nợ ngắn hạn
331221
100
441353
100
553123
100
110132
33.3
111770
25.3
NQH ngắn hạn
2766
0.8
329
0.1
2383
0.4
-2437
-88.1
2054
624.3
Dư nợ T - DH
176993
100
189188
100
226463
100
12255
6.9
37275
19.7
NQH T- DH
11552
6.5
1680
0.9
3643
1.6
-9872
-85.5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20406.doc