Thành phố Hà Nội nằm trên vùng đồng bằng phì nhiêu thuộc lưu vực sông Hồng, nơi làm việc của các cơ quan trung ương, đầu não của cả nước, nơi hội tụ của các cơ quan ngoại giao của nhiều nước trên thế giới, là trung tâm văn hoá, kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Đặc biệt, thành phố còn là đầu mối giao thông quan trọng và lớn nhất cả nước.
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2409 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số kiến nghị giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình, chế độ bảo hành, bảo trì nhà công vụ, trụ sở làm việc của cơ quan Đảng, đoàn thể từ trung ương đến địa phương.
Hướng dẫn công tác điều tra, tổng hợp đánh giá quỹ nhà ở theo quy định của pháp luật.
Thống nhất quản lý việc khai thác sử dụng đất xây dựng đô thị theo quy hoạch xây dựng đã được duyệt.
* Về hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Trình Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng, khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ.
3.2. Chức năng nhiệm vụ sở xây dựng
Sở xây dựng thành phố Hà Nội là cơ quan chuyen môn thuộc UBND thành phố Hà Nội thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố bao gồm các lĩnh vực kinh tế – kỹ thuật ngành xây dựng, thục hiện đầu tư cac dự án cải tạo, xây dựng khu nhà ở và khu đô thị, các hoạt động về tư vấn xây dựng, thi công xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý trực tiếp cấp giấy phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng, thực hiện công tác thanh tra nhà nước của Sở. Sở chịu sự chỉ đạo và quản lý trức tiếp của UBND thành phố, đồng thực chịu sự hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ xây dựng.
3.3. Chức năng nhiệm vụ của Sở quy hoạch kiến trúc
Chức năng:
Tham mưu cho UBND Thành phố để tổ chức tốt việc quản lý nhà nước về quy hoạch – kiến trúc (Quy hoạch xây dựng và Kiến trúc đô thị, kiến trúc cảnh quan đô thị) theo định hướng quy hoạch chung đã được nhà nước phê duyệt.
Nhiệm vụ:
Chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về quản lý quy hoạch, kiến trúc, tham mưu cho UBND thành phố ban hành những văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc.
Phối hợp với các Sở, Ban, ngành chủ trì lập, thẩm tra, trình duyệt quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể chuyên ngành, quy hoạch chi tiết, hướng dẫn lập dự án đầu tư xây dựng về quy hoạch và kiến trúc đô thị, được phê duyệt quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng một số dự án nhỏ do UBND Thành phố giao.
Quản lý mốc giới, chỉ giới, cao độ quy hoạch, giới thiệu địa điểm xây dựng và cấp chứng chỉ quy hoạch, thoả thuận quy hoạch và kiến trúc (với những khu vực chưa có quy hoạch kiến trúc).
Tổ chức nghiên cứu, triển khai các đề tài khoa học và dự án hợp tác quốc tế và quy hoạch kiến trúc thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Nghiên cứu xây dựng trình cấp có thẩm quyền hoặc được uỷ quyền ban hành một số văn bản thuộc lĩnh vực theo chức năng của cơ quan.
Tổ chức phổ biến công khai các quy hoạc chi tiết được duyệt, tuyên truyền bồi dưỡng và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ công tác quản lý quy hoạch – kiến trúc cho các đối tượng.
Thường trực Hội đồng Quy hoạch và kiến trúc thủ đô, tham gia xét duyệt các dự án đầu tư xây dựng.
3.4. Chức năng nhiệm vụ của Sở Giao thông công chính Hà Nội
Chức năng:
Sở Giao thông công chính là cơ quan chuyên môn, tham mưu giúp UBND Thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông công chính trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm: kỹ thuật hạ tầng đô thị, vận tải đường bộ, đường thuỷ nội địa, quản lý kinh tế – kỹ thuật, quản lý chất lượng các công trình thuộc chuyên ngành Giao thông công chính, quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực của ngành trên địa bàn, quản lý quy hoạch trên địa bàn, quản lý quy hoạch chuyên ngành giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Nhiệm vụ:
* Quy hoạch, kế hoạch:
Nghiên cứu xây dựng trình UBND Thành phố phê duyệt hoặc giúp UBND Thành phố trình cấp có thẩm quyền phe duyệt quy hoạch thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Sở phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Hà Nội.
Lập và tổng hợp kế hoạch dài hạn, hàng năm và các chương trình thuộc lĩnh vực chuyên ngành của Sở, làm việc với các ngành tổng hợp thành phố, để trình UBND thành phố phê duyệt.
* Thực hiện các văn bản pháp luật:
Hướng dẫn triển khai, kiểm tra đánh giá và tổng hợp tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chế dộ chính sách, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý nhà nước thuộc phạm vi chuyên ngành Giao thông công chính.
Giúp UBND Thành phố chủ trì soạn thảo hoặc phối hợp với các ngành, các cấp soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc bổ sung sửa đổi các văn bản liên quan đến các lĩnh vực thuộc chức năng của sở giao thông công chính để trình UBND thành phố xem xét ban hành hoặc uỷ quyền cho Giám đốc sở giao thông công chính ban hành.
Nghiên cứu trình UBND thành phố ban hành các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, phí, giá dịch vụ hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành giao thông công chính.
Tổ chức thực hiên công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quản lý nhà nước của sở giao thôngc ông chính.
Tham mưu giúp UBND thành phố chỉ đạo hướng dẫn UBND quận huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo phân cấp thuộc chuyên ngành giao thông công chính trên địa bàn thành phố.
* Quản lý chất lượng:
Giúp UBND thành phố quản lý nàh nước về chất lượng các công trình giao thông công chính trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
Thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của sở giao thông công chính.
Thực hiện chức năng giám sát kỹ thuật, chất lượng xây dựng các công trình, hạng mục công trình xây dựng giao thông, kỹ thuật hạ tâng đô thị trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
Xây dựng quy trình kỹ thuật chuyên ngành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc sở giao thông công chính Hà Nội.
* Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về quản lý hệ thống kỹ thuật đô thị và nông thôn trên địa bàn
Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách trình UBND thành phố để khuyến khích thu hút xã hội hoá trong công tác đầu tư, quản lý, phát triển dịch vụ công cộng: thoát nước, cấp nước sinh hoạt, hệ thống chiếu sáng công cộng, vệ sinh đô thị...
Giúp UBND thành phố tổ chức đấu thầu, giao thầu hoặc đặt hàng, kiểm tra, thanh quyết toán tài chính cho các nhà thầu về thực hiện dịch vụ công cộng.
Giúp UBND thành phố thụ lý hồ sơ và cấp phép hoặc được UBND thành phố uỷ quyền cấp phép cho các tổ chức và công dân trong việc: đào đường, hè thi công công trình ngầm, cắt cây tỉa cành, cấp giấy phép thoả thuận cấp nước thải vào hệ thống thoát nước, thoả thuận điểm đấu nối cấp nước sinh hoạt...
3.5. Chức năng nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân các cấp
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng theo phân cấp của chính phủ.
Kiện toàn bộ máy quản lý quy hoạch xây dựng tại địa phương có đủ năng lực đề giúp chính quyền tổ chức lập và quản lý quy hoạch xây dựng.
Thường xuyên ra soát quy hoạch xây dựng đô thị, xây dựng quy hoạch các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn do mình quản lý để kịp thời điều chỉnh quy hoạc xây dựng phù hợp tình hình thực tế của địa phương.
Lập kế hoạch cụ thể về thời gian, nguồn vốn và triển khai lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch.
Tổ chức triển khai công bố quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng được duyệt.
Lập kế hoạch cụ thể thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt.
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm pháp luật về quy hoạch xây dựng tại địa phương.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân thực hiện pháp luật về quy hoạch xây dựng.
Thực hiện xử phạt hành chính trong hoạt động quy hoạch xây dựng, cưỡng chế tháo dỡ các công trình trái quy hoạch, xây dựng sai giấy phép xây dựng.
3.6. Ban quản lý dự án Giao thông đô thị
Ban quản lý Giao thông đô thị là tổ chức sự nghiệp kinh tế có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng và sử dụng con dấu riêng theo quy định hiện hành của nhà nước. Có trách nhiệm nhận vốn từ cơ quan cấp vốn để thanh toán cho các tổ chức tư vấn khảo sát, thiết kế, xây lắp cung cấp thiết bị...
Ban được thành lập theo quyết định số 103/1999/QĐ-UB ngày 02/12/1999 của UBND thành phố. Cơ quan chủ quản Sở Giao thông công chính Hà Nội.
Chức năng:
Thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các công trình do cấp có thẩm quyền giao:
Về công trình giao thông công cộng: đường, hè, cầu, các nút giao thông
Về công trình đô thị như: cấp nước, thoát nước, môi trường đô thị, công viên cây xanh, chiếu sáng đô thị, các công trình xây dựng khác như phục vụ công nghiệp và công cộng.
- Tiếp tục thực hiện dự án tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị thành phố Hà Nội.
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Số lượng, quy mô các dự án trong thời gian qua giai đoạn 2000 – 2005.
1.1. Bối cảnh chung của Hà Nội.
1.1.1. Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội Hà Nội
Hiện trạng kinh tế xã hội
Trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước, Hà Nội có sức thu hút các nguồn lực phát triển ở trong nước và nước ngoài. Có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế, trước hết là khu vực đồng bằng Bắc Bộ với trọng điểm phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, đồng thời cũng là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, thương mại và du lịch quan trọng của Việt Nam. Năm 2006, Hà Nội có gần 3216,7 nghìn người, vượt 3% so với dự báo, đạt mật độ dân số trên 3490 người/km², gấp trên 100 lần so với mật độ chuẩn thế giới
Hà Nội tính tới nay gồm 9 quận nội thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai và năm huyện ngoại thành: Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm
Năm 2006, GDP của Hà Nội tăng 11,5%, trong đó công nghiệp, xây dựng tăng 13%, dịch vụ tăng 11%, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng 25%. Môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn, sôi động chưa từng thấy. Trong năm 2006, Hà Nội thu hút thêm 182 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký hơn 1,16 tỷ USD và khoảng 9.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng số vốn khoảng 28.000 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt tới con số 35.117 tỷ đồng.
Định hướng phát triển kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
Trong quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020 vùng quần cư đô thị Hà Nội gồm hai bộ phận hợp thành là thành phố trung tâm và đô thị lân cận.
Thành phố trung tâm là hạt nhân chính của toàn vùng quần cư đô thị Hà Nội, nơi tập trung cơ sở kinh tế kỹ thuật chủ yếu, tạo ra động lực phát triển của vùng và của cả nước. Thành phố trung tâm gồm hai khu vực: khu vực hạn chế phát triển và khu vực mở rộng.
Khu hạn chế phát triển là khu vực nằm bên trong đường vành đai II, bao gồm các ô phố thuộc khu phố cổ, khu phố cũ thuộc 5 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Tây Hồ. Khu phát triển mở rộng là toàn bộ các quận huyện ở phía Bắc và phía Nam sông Hồng từ đường vành đai II trở ra.
Bảng 1: Bảng dự báo dân số đô thị Hà Nội giai đoạn 2000 – 2020.
(đơn vị: nghìn người)
TT
Các khu vực đô thị hoá
Hiện trạng
Dự báo
2000
2010
2020
1
Thành phố trung tâm
1054
1500
2000
2500
1.1
Khu vực hạn chế phát triển
912
850
800
800
1.2
Khu ven nội (bao gồm cả tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng)
142
650
1200
1700
2
Các cụm đô thị đối trọng
85
190
603
1500
2.1
Xuân Mai – Hoà Lạc – Sơn Tây – Miếu Môn – Quốc lộ 21
54
132
450
1000
2.2
Sóc Sơn – Xuân Hoà - Đại Lải – Phúc Yên – Quốc lộ 18
31
58
153
5000
3
Các đô thị vệ tinh
294
300
414
500
Toàn vùng
1433
1990
3017
4500
1.1.2. Hiện trạng và quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông Hà Nội
1.1.2.1. Hiện trạng mạng lưới giao thông Hà Nội
a. Hệ thống giao thông đường bộ trong nội thành
* Hệ thống đường nội thị chiếm 8% tổng diện tích nội thị ứng với 3,38m/ đầu người so với nhiều thành phố khác trên thế giới thì tỷ lệ này còn khá nhỏ.
Bảng 2: Mật độ mạng lưới đường các quận của Hà Nội
Quận
Dân số (1000 người)
Diện tích (km2)
Chiều dài đường (km)
Tổng chiều dài làn xe
Mật độ dân số (người/ km2)
Mật độ làn xe (km/km2)
Mật độ mạng lưới đường (km/km2)
Ba Đình
202,7
9,3
52,4
144,9
21.797
13,0
4,72
Hoàn Kiếm
171,4
5,29
58
160,9
32.339
29,3
10,52
Hai Bà Trưng
356,5
14,5
40,6
150,6
24.589
12,9
3,57
Đống Đa
336
9,94
28
95,6
33.804
6,5
1,9
Tổng
1.446,4
84,06
179
351,5
17.207
* Đặc điểm của mạng lưới đường bộ nội thị
Hiện nay, thành phố Hà Nội có 1423 km đường; trong đó nội thành có 393 đường với tổng chiều dài 343 km trên một diện tích khoảng 70km2, với 580 nút giao thông mà chủ yếu là giao cắt đồng mức, trong đó có chừng 150 nút quan trọng.
Trừ một số đường đô thị gần đây có mặt cắt ngang đường tương đối rộng còn hầu hết là rất hẹp (cả lòng đường và vỉa hè) đặc biệt là đường phố cổ có chiều rộng từ 6 – 8m, thành phố cũ từ 12 – 18m. Khoảng cách đường tới ngã ba, ngã tư (ô vuông) ở phố cổ từ 50 – 100m, phố cũ từ 200 – 400m, dẫn đến tốc độ chạy xe chỉ đạt 10,6 – 17,7km/h và 17,7 – 27,7km/h.
Tốc độ của ô tô chạy trên các trục chính đô thị phải lớn hơn 50% vân tốc thực(Vtt) tế của cấp đường. Thí dụ: Cao tốc Vtt = 120 cấp I = 100 thì vận tốc chạy trên đo tối thiểu là 50 – 60km/h. Trường hợp trên tốc độ chỉ đạt 50% tốc độ Vtt như vậy sẽ dẫn tới tình trạng tắc nghẽn giao thông.
Tất cả các vị trí giao cắt trong thành phố bao gồm đường sắt với đường bộ kể cả đường bộ trục chính, giao cắt giữa đường bộ chục chính với đường bộ trục chính,... những nút giao cắt chủ yếu là giao cắt bằng. Sự ùn tắc giao thông là không thể tránh khỏi.
Theo Sở Giao thông Công chính thành phố, Hà Nội hiện có khoảng 66 điểm đen thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, nhất là vào giờ cao điểm. Trong đó, những điểm “nóng” nhất là tại 2 đầu cầu Chương Dương, các nút giao cắt dọc đường đê Trần Quang Khải đến cầu Chương Dương; Hàng Ðậu - Trần Nhật Duật - Yên Phụ; Văn Cao-Tam Ða - Thụy Khuê; Phương Mai - Giải Phóng; Tây Sơn - Chùa Bộc; Cát Linh - Tôn Ðức Thắng; Ðiện Biên Phủ-Trần Phú… và các tuyến đường trục Bạch Mai-Trương Ðịnh; La Thành - Ô Chợ Dừa; Khâm Thiên…
Thực hiện quy hoạch và xây dựng lại hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông là việc làm thiết thực và cần thực hiện nhanh chóng để giải quyết vấn nạn tắc nghẽn.
b. Các hệ thống đường giao thông khác
- Hiện tại có 5 tuyến đường sắt nối vào đầu mối đường sắt Hà Nội trong đó có 4 tuyến ở phía bắc sông Hồng bao gồm:
+ Hà Nội – Lạng Sơn dài 167km
+ Hà Nội – Thái Nguyên dài 75 km
+ Hà Nội – Lào Cai dài 300km
+ Hà Nội – Hải Phòng dài 102 km
- Hà Nội hiện có 3 sân bay: sân bay nội địa Gia Lâm, sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay Bạch Mai.
- Hệ thống cảng bao gồm cảng Hà Nội với công suất 1,3 triệu tấn /năm nhưng hiện tại chỉ sử dụng 0,3 – 0,35 triệu tấn / năm và cảng Khuyến Lương.
c. Khối lượng vận chuyển hàng hoá và hành khách riêng cho thủ đô Hà Nội của đường bộ trong những năm gần đây.
- Khối lượng vận chuyển hành khách
(triệu lượt người)
2000
2001
2002
Đường bộ
32
34,1
55,4
(nguồn Niên giám thống kê 2003)
- Khối lượng vận chuyển hàng hoá
(nghìn tấn)
2000
2001
2002
Đường bộ
9759
10557
11267
(nguồn Niên giám thống kê 2003)
1.1.3. Quan hệ vận tải giữa Hà Nội và các vùng của đất nước
1. Vị trí và vai trò
Thành phố Hà Nội nằm trên vùng đồng bằng phì nhiêu thuộc lưu vực sông Hồng, nơi làm việc của các cơ quan trung ương, đầu não của cả nước, nơi hội tụ của các cơ quan ngoại giao của nhiều nước trên thế giới, là trung tâm văn hoá, kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Đặc biệt, thành phố còn là đầu mối giao thông quan trọng và lớn nhất cả nước.
2. Quan hệ vận tải
* Với khu vực phía Đông và Đông Bắc
- Về đường bộ: Hà Nội được nối liền với khu công nghiệp Hải Phòng và khu công nghiệp Hòn Gai bằng đường quốc lộ 5 và quốc lộ 18; hai đường này đang cải tạo nâng cấp để đáp ứng được yêu cầu vận tải trong tương lai cả về hàng hoá và hành khách. Đây là hai khuc ông nghiệp và du lịch có nhièu triển vọng lớn nhờ chính sách mở cửa, kêu gọi vốn đầu tư của nhà nước ta.
- Về đường sắt: có đường sắt Hà Nội – Hải Phòng đang được tiến hành cải tiến công tác chạy tàu, đổi mới trang thiết bị để từng bước hiện đại hoá, nhằm mục đích nâng cao khối lượng vận tải hành khách, cạnh tranh với đường bộ, hiện đang có nhiều ưu thế. Ngoài ra còn có đường sắt Kép – Bãi Cháy đang được khôi phục chấn chỉnh công tác chạy tàu nên cũng có tác dụng gián tiếp về vận tải đối với Hà Nội.
* Với khu vực phía Bắc:
- Đường quốc lộ 3 và đường sắt Hà Nội – Thái nguyên, nối Hà Nội với khu gang thép Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng...
- Đường quốc lộ II và đường sắt Hà Nội – Lào Cai làm nhiệm vụ vận chuyển khoáng sản, lâm sản thông qua Hà Nội về thành phố cảng để xuất khẩu và làm nhiệm vụ thông thương giữa nước ta và Trung Quốc.
- Đường quốc lộ 6 nối liền Hà Nội với Hoà Bình
* Với phía Nam:
Quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất nối liền thủ đô Hà Nội với hầu hết các thành phố công nghiệp lớn, nằm ven biển đến tận Thành phố Hồ Chí Minh và từ trục đường bộ xuyên Việt này có các đường quốc lộ nối liền với Lào và Campuchia, để thực hiện giao thông đối ngoại giữa thủ đô Hà Nội và thủ đô các nước này.
1.1.4. Định hướng quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông vận tải đối với thủ đô Hà Nội đến năm 2020
1. Đường bộ:
* Giao thông đối ngoại
- Nâng cấp đường 1, 2, 3,5,6,32 xây dựng tuyến đường tránh quốc lộ 1 từ Pháp Vân – Cầu Rẽ và đường 5 đi Lạng Sơn và Bắc Giang. Tiếp nối đường cao tốc Láng Hoà Lạc, dọc theo đường 21A đi về phía Nam là tuyến đường cao tốc Bắc Nam
- Đường cao tốc Láng – Hoà Lạc và Thăng Long – Nội Bài tương lai mở rộng vưói 6 – 8 làn xe có cả đường công cộng chạy nhanh.
- Đường quốc lộ 18 xây dựng mới nối từ Bắc Ninh đi qua Bắc Đông Anh, bắc qua sông Cà Lồ nối với quốc lộ 2 tại vành đai 3.
- Từ các tuyến đối ngoại hướng tâm được liên kết và điều hoà giao thông ở vành đai 3 và tương lai là vành đai 4 hỗ trợ.
* Giao thông đô thị
- Nâng cấp cải tạo các tuyến đường hiện có như: hoàn thiện mở các tuyến đường Lạc Trung – La Thành – Ngọc Khánh – Hoàng Quốc Việt. Đường Cầu Giấy – La Thành- Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái, đường Kim Mã - Thủ Lệ Nghĩa Đô, đường Láng Hạ - vành đai 3
- Hoàn thiện tuyến vành đai 3 khép kín cả ở hai phía sông Hồng: Pháp Vân – cầu Thanh Trì - Cầu Đuống vòng bắc Yên Viên nhập vào quốc lọ 2 và đường Thăng Long Nội Bài.
- Hoàn thiện vành đai 2 phía hữu ngạn sông Hông vượt qua Nhật Tân, qua sông Hồng nhập vào quốc lộ 3, hợp thành vòng khép kín giao thông thành phố với sân bay quốc tế Nội Bài.
- Mở rộng đường ngoài bãi sông Hồng đoạn Nhật Tân – Yên Phụ
- Ngoài ra, xây dựng một hệ thống đường liên khu vực, khu vực và phân khu vực ở các khu phát triển mới, trong đó: đường chính thành phố (cấp I) B = 70 - 80m, đường vành đai 43 - 45m. Đường liên khu vực (cấp2) B=50 - 60m (có tàu điện). Đường khu vực B= 35 - 50m. Đường phân khu vực B=30m.
- Bãi đỗ xe gồm; 3 bến liên tỉnh: Gia Lâm, Giáp Bát, Kim Mã. Dự kiến xây dựng thêm 1 bến phía Bắc sông Hồng tại Đông Anh. Ngoài ra tăng cường thêm các bãi đỗ đảm bảo 4-7% diện tích đất đô thị.
2. Tổ chức giao thông công cộng
Tới năm 2020 đảm bảo 30% nhu cầu đi lại và năm 2020 đảm bảo 45-50% nhu cầu (và có thể hơn 50-60%) đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng. Loại hình phuơng tiện là các xe buýt, tàu điện bánh sắt và tàu hoả dùng cho mục đích giao thông công cộng đi trên cao, dưới đất và đi ngầm.
Ưu tiên đầu tư hệ thống đường sắt nội đô, gồm tuyến Hà Đông – Hàng Cỏ – Phú Diễn, tuyến Giáp Bát - Yên Viên, tuyến Giáp Bát – vành đai 3 – Nội Bài – Nhật Tân – Hoàng Quốc Việt, tuyến Vân Trì - ga Cổ Bi và tuyến Mễ Trì - Hoà Lạc.
1.2. Số lượng, quy mô các dự án xây dựng giao thông đô thị Hà Nội
Trước những sức ép về sự phát triển, các cơ quan quản lý đã chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị. Trong những năm qua Hà Nội đã có rất nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông:
* Giai đoạn 2000 – 2005
- Đường vành đai I (đoạn Ô Đống Mác – đê Nguyễn Khoái)
+ Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án giao thông công chính.
+ Vốn đầu tư: 138.569 triệu đồng
- Đưòng vành đai II (đoạn Nhật Tân - Bưởi)
+ Chủ đầu tư: Ban QLDA giao thông công chính.
+ Vốn đầu tư: 295.800 triệu đồng
- Dự án hầm ngầm trên đường Phạm Hùng
+ Tổng số vốn đầu tư: 25 tỷ đồng
- Dự án nút giao thông Ngã Tư sở
+ Tổng mức đầu tư: 1.139,6 tỷ đồng
- Dự án đường đô thị cấp 2 đoạn Láng trung - Ngọc Khánh – Nguyễn Chí Thanh
- Dự án cải tạo đường Hoàng Quốc Việt (Nghĩa Đô)
Dự án đường Ngọc Khánh – đê Bưởi – Nghĩa Đô – Hoàng Quốc Việt
Dự án đường Cát Linh – La Thành – Yên Lãng - Cống Mọc
Dự án nối từ quôc lộ 32 và khu liên hợp tể thao Quốc Gia (Mỹ Đình - Mễ Trì) với đường Láng Hoà - Lạc
Cải tạo mở rộng quốc lộ 32 (đoạn Nam Thăng Long - Cầu Diễn)
Cải tạo mở rộng quốc lộ 6 đoạn từ Cầu Mới - cầu Hà Đông
Cải tạo mở rộng quốc lộ 1 đoạn cầu Chui - Cầu Đuống
Đường Láng Hạ - Thanh Xuân
Cải tạo mở rộng nút Voi Phục - Cầu Giấy.
+ Tổng số vốn đầu tư 113 tỷ đồng
Dự án đường Trưòng Chinh - Đại La.
...
Bảng 3: Quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông của Hà Nội
2000
2001
2002
2003
2004
Vốn đầu tư phát triển (Triệu đồng)
15,427
18,120
22,185
24,957
28,000
Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng (Triệu đồng)
766,47
831,75
1,317,755
1,498,984
1,638,970
Vốn đầu tư cho GTVT (Triệu đồng)
250,749
228,656
276,962
308,344
278,938
Tỷ trọng vốn đầu tư cho giao thông trong tổng vốn đầu tư cho CSHT
32,8
27,5
21,0
20,6
17,0
Tỷ trọng vốn đầu tư cho giao thông trong tổng vốn đầu tư phát triển (%)
16,25
12,6
12,5
12,35
9,96
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2004)
* Giai đoạn 2006 - 2008:
- Dự án đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa
+ Tổng mức đầu tư: 700 tỷ đồng
- Quốc lộ 3 Hà Nội – Thái Nguyên
+ Tổng số vốn : 320 triệu USD
- Cầu Nhật Tân: 400 triệu USD
- Đường vành đai 3 Hà Nội giai đoạn 2 với 312 triệu USD
Tuy nhiên, cho đến nay một số dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vẫn còn đang trong quá trình triển khai dự án, nhiều dự án mới chỉ thực hiện xong bước lập dự án chưa được tiến hành thi công đưa vào sử dụng. Tình trạng chậm trễ trong triển khai dự án không chỉ tồn tại ở các dự án phát triển giao thông mà còn là tình trạng khá phổ biến trong đầu tư xây dựng cơ bản của Hà Nội thời gian qua. Hiện nay, có khoảng 130 dự án chậm trễ. Theo thống kê của UBND thành phố thì đến hết tháng 11/2007 trên địa bàn thành phố có 79 dự án đã được giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích hơn 1.200ha nhưng triển khai GPMB rất chậm như công viên Đống Đa, đường vành đai III... Đồng thời có 54 dự án đã giao đất, đã hoàn thành GPMB nhưng chưa triển khai.
II. Các nhân tố tác động tới công tác thực hiện dự án
Có nhiều nguyên nhân khiến cho các dự án xây dựng chậm tiến độ nhưng nhìn chung là do các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân khách quan bao gồm sự tác động của hành lang pháp lý, vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng, thiếu vốn đầu tư cơ bản... Nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do yếu tố năng lực chủ đầu tư quyết định. Nhưng vướng mắc lớn nhất của các dự án hiện nay là công tác GPMB.
2.1. Nguyên nhân khách quan
2.1.1. Công tác GPMB còn chậm trễ
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên là do công tác GPMB của các dự án này chưa được thực hiện tốt. Giải phóng mặt bằng chậm là do Hà Nội thiếu quỹ đất xây dựng nhà tái định cư, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng quá cao chủ đầu tư không có khả năng...
Thứ nhất, hiện nay Hà Nội không còn quỹ đất dành cho các khu tái định cư. Trong những năm vừa qua Hà Nội đã có nhiều dự án về phát triển nhà ở như khu đô thị mới Mỹ Đình , khu đô thị mới Định Công (tổng diện tích 35ha), khu đô thị Linh Đàm - Đại Kim (tổng diện tích 24ha), khu đô thị mới đề Lừ 1 và 2... với số lượng hàng ngàn căn hộ được cung cấp. Nhưng số lượng trên vẫn không thể đáp ứng được sự gia tăng nhanh của dân số cũng như tốc độ quy hoạch phát triển của thành phố. Khi các dự án giao thông được tiến hành, do không có quỹ đất tái định cư cho các hộ dân sau GPMB, nên dự án đã không được thành phố duyệt, khiến cho các dự án này “giậm” chân tại chỗ, không đảm bảo tiến độ theo quy định.
Thứ hai, từ khi có Luật đất đai 2004 được ban hành, đồng thời khung giá đất có nhiều thay đổi cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ GPMB của dự án. Theo khung giá các loại đất, giá đất của Chính phủ đối với đô thị loại đặc biệt (nội thành Hà Nội) tối thiểu là 1.500.000 đồng/m2, tối đa là 67.500.000 đồng/m2. Khung giá đất thay đổi khiến chủ đầu tư không còn đủ khả năng về vốn, nên một số dự án cũng tạm dừng để tính toán lại, xin thẩm định lại và xin bổ sung thêm vốn đầu tư.
Hơn nữa, UBND thành phố chưa có chính sách điều chỉnh giá đền bù cho phù hợp với giá thị trường vì vậy người dân không thể yên tâm di dời. Vì vậy mà công tác GPMB còn gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba, những vấn để trong quy hoạch sử dụng đất cũng có ảnh hưởng không ít tới tiến độ GPMB trong các dự án xây dựng. Quan niệm về quyền sở hữu đất đai của Nhà nước mang nặng tính pháp lý, nhiều khi nhà nước lại phải đền bù những khoản không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2702.doc