Mục lục
Trang
Chương I Lý luận chung về công tác quản lý điều hành hệ thống xe buýt 1
I.1 Hệ thống xe buýt phục vụ công cộng 1
I.1.1 Khái niệm hệ thống xe buýt phục vụ công cộng 1
I.1.2 Đặc điểm của hệ thống xe buýt phục vụ công cộng 3
I.1.3 Vai trò của hệ thống xe buýt phục vụ công cộng. 4
I.2 Quản lý điều hành hệ thống xe buýt 5
I.2.1 Khái niệm quản lý điều hành hệ thống xe buýt phục vụ công cộng . 5
I.2.3 Mục tiêu của quản lý điều hành 6
I.2.4 Nguyên tắc quản lý điều hành. 7
I.2.5 Các chức năng của quản lý điều hành 9
I.2.5 Các yếu tố đầu vào của quản lý điều hành. 10
I.2.6 Các yếu tố đầu ra của quản lý điều hành. 10
I.2.7 Công cụ quản lý điều hành 11
I.3 Nội dung quản lý điều hành 12
I.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động điều hành 12
I.3.2 Nội dung quản lý điều hành 12
I.4 Kinh nghiệm nước ngoài về phát triển giao thông công cộng 15
I.4.1 Kinh nghiệm của một số thành phố ở Canada 15
I.4.2 Kinh nghiệm vận tải hành khách công cộng của Braxin 17
I.4.3 Những đặc điểm nổi bật cần tham khảo và vận dụng vào nước ta 18
Chương II Thực trạng về công tác quản lý điều hành hệ thống xe buýt công cộng tại xí nghiệp xe buýt thủ đô 20
II.1 Tổng quan về xí nghiệp xe buýt Thủ Đô 20
II.1.1 Giới thiệu về xí nghiệp xe buýt Thủ đô. 20
II.1.2 Quá trình hình thành và phát triển. 20
II.1.3 Lĩnh vực hoạt động. 21
II.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 21
II.1.5 Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong Xí nghiệp. 22
II.2 Thực trạng hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội 25
II.2.1 Mạng lưới tuyến xe phục vụ công cộng 25
II.2.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng mạng lưới tuyến xe buýt 27
II.2.3 Phân loại phương tiện vận tải hành khách công cộng 28
II.2.4 Tình hình quy hoạch phát triển giao thông đường bộ đến năm 2020 30
II.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng của xí nghiệp 34
II.2.1 Thực trạng về phương tiện vận chuyển hành khách công cộng 34
I.2.2. Hiện trạng hệ thống xe buýt ở xí nghiệp xe buýt thủ đô 35
II.3 Thực trạng về công tác quản lý điều hành hệ thống xe buýt phục vụ công cộng ở xí nghiệp xe buýt thủ đô. 41
II.3.1. Mô hình quản lý điều hành. 41
II.3.2 Thực trạng công tác quản lý điều hành hệ thống xe buýt ở xí nghiệp xe buýt Thủ đô 45
II.3.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp giai đoạn 2002-2004 45
II.3.2.2 Công tác bảo dưỡng sửa chữa phương tiện 50
II.3.2.3. Công tác đào tạo: 51
II.3.2.4. Công tác tổ chức: 52
II.3.2.5. Công tác chăm lo đời sống – tinh thần cho CBCNV: 52
II.3.2.6. Công tác an ninh trật tự và an toàn PCCC: 53
II.3.2.7. An toàn giao thông trên tuyến: 53
II.3.2.8. Các hoạt động khác: 53
II.3.3 Công tác kiểm tra giám sát 54
II.3.3.1 Công tác kiểm tra giám sát của Trung tâm quản lý và điều hành 54
II.3.3 Quá trình ra quyết định quản lý điều hành 62
II.4 Đánh giá những thành tựu đã đạt được 62
II.4.1 Đánh giá những mặt đã làm được về QLNN đối với hoạt động VTHKCC bằng xe buýt 62
II.4.2 Đánh giá những thành tựu xí nghiệp đã đạt dược 62
II.5 Đánh giá những khó khăn còn tồn tại 63
II.5.1 Những mặt còn tồn tại về QLNN đối với VTHKCC 63
II.5.2 Những khó khăn còn tồn tại của xí nghiệp 64
II.6 Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan của thành tựu và khó khăn 65
Chương III một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý điều hành hệ thống xe buýt ở xí nghiệp xe buýt Thủ đô 66
III.1.Định hướng phát triển hệ thống xe buýt công cộng ở Thủ đô trong thời gian tới. 66
III.1.1.Quan điểm và giải pháp phát triển giao thông đô thị ở Hà Nội. 66
III.1.2.Mục tiêu quan điểm và định hướng phát triển giao thông công cộng ở Hà Nội đến 2010. 69
III.1.2.1.Mục tiêu phát triển. 69
III.1.2.2 Các quan điểm phát triển giao thông công cộng đô thị. 70
III.1.2.3. Một số định hướng phát triển các loại hình phương tiện trong thành phố. 71
III.1.2.4.Hệ thống giao thông công cộng bằng xe buýt. 72
III.1.3. Định hướng phát triển hệ thống xe buýt ở Hà Nội. 74
III.1.3.1. Một số tiêu thức định hướng. 74
III.1.3.2. Phương án định hướng phát triển. 75
III.1.3. Những giải pháp định hướng hoàn thiện hệ thống xe buýt ở Hà Nội. 75
III.2 Một số kiến nghị nhằm thúc dẩy và hoàn thiện hệ thống xe buýt công cộng ở Hà Nội 77
III.2.1. Nhà nước cần áp dụng phương thức trợ giá phù hợp 77
III.2.2. Giải pháp đổi mới hoạt động QLNN đối với VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội 82
III.2.2.1. Hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển xe buýt công cộng ở Hà Nội. 82
II.2.2.2. Hoàn thiện mô hình quản lý Nhà nước đối với VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội. 84
III.2.2.3. Đổi mới cơ quan quản lý Nhà nước đối với vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội phục vụ xã hội hoá 85
III.2.2.4. Đổi mới phương thức phân công luồng tuyến cho các đơn vị tham gia 86
III.2.3 Khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia đầu tư phát triển VTHKCC 87
III.2.3.1 Sự cần thiết tham gia của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư phát triển VTHKCC 87
II.2.3.2. Vai trò của chính phủ và chính quyền địa phương. 91
III.2.4 Cung ứng một dịch vụ xe buýt định hướng khách hàng 93
III.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt 94
III.3.1.Nâng cao chất lượng mạng lưới và hạ tầng xe buýt: 94
III.3.1.1.Tiếp tục hoàn thiện, phát triển mạng lưới xe buýt : 94
III.3.1.2.Nâng cao hiệu quả trong quá trình khai thác và vận chuyển hành tuyến 95
III.3.1.3 Cải thiện hệ thống hạ tầng kĩ thuật 95
III.3.2 Duy trì và nâng cao chất lượng đoàn phương tiện: 95
III.3.2.1 Công tác quản lí kĩ thuật 95
III.3.2.2 Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực: 96
III.3.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ 96
III.3.4 Nâng cao chất lượng quảng bá, thông tin tuyên truyền: 97
III.4 Xây dựng đề án mua bán dịch vụ xe buýt ở Hà Nội 98
III.5 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý điều hành ở xí nghiệp xe buýt Thủ đô 98
III.5.1 Phương hướng nhiệm vụ năm 2005 98
III.5.1.1. Mục tiêu. 98
III.5.1.2 Các nhiệm vụ chính của năm kế hoạch 2005 98
III.5.2 Các giải pháp chính thực hiện Kế hoạch VTHKCC năm 2005. 100
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý điều hành hệ thống xe buýt ở xí nghiệp xe buýt Thủ đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ký giấy tờ xe. Mới đây, UBND thành phố đã ra quyết định tam dừng đăng ký xe máy ở các Quận nội thành đã làm giảm đáng kể lượng xe cá nhân trong thành phố. Vào các giờ cao điểm (6h – 7h30 ; 17h – 18h) tình trạng ùn tắc giao thông tại các tuyến đường chính như :Ngã Tư Sở, Đường Chùa Bộc, Ngã Tư Ô Chợ Dừa,đường Trường Trinh… đã gây ra cản trở rất lớn đối với giao thông đô thị. Trong điều kiện ùn tắc, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông , thời tiết khắc nghiệt… thì việc lựa chọn phương án di chuyển bằng xe Buýt là một phương án mang tính khả thi cao. Điều này được thể hiện bằng hoạt động của xí nghiệp xe buýt Thủ đô.
Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2002 , xí nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan.Năm 2004, sản lượng của toàn xí nghiệp đạt 78.869.399 hành khách, tăng 146,03% so với năm 2003. Đây là một sự cố gắng lớn và quyết tâm cao của toàn bộ xí nghiệp. Để thấy rõ tình hình kinh doanh của xí nghiệp, ta xem bảng kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong giai đoạn 2002-2004
Kết quả vận tải hành khách công cộng của xí nghiệp
xe buýt Thủ đô trong giai đoạn 2002-2004
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
TH năm 2002
KH năm 2003
TH năm 2003
KH năm 2004
TH năm 2004
Tỷ lệ (%)
TH04/
TH03
TH04/
TH04
1
Số tuyến
Tuyến
7
7
7
7
7
100.00
100.00
2
Phương tiện
Xe
114
152
152
152
152
100.00
100.00
3
Lượt xe
Lượt
234,215
363,754
416,954
539,380
538,772
99,89
129,22
4
Tổng khách
HK
13,688,785
28,423,971
50,583,926
71,852,668
73,869,399
102.81
146.03
4.1
Khách vé tháng
HK
6,894,542
17,755,984
35,586,169
55,776,163
56,012,151
100.42
151.40
4.2
Khách vé lượt
HK
6,679,243
10,667,987
14,997,757
16,076,505
17,857,248
111.08
119.07
5
Khách bq/lượt xe
HK
55.8
60.83
65.93
45.60
49.39
108.32
74.92
6
Khách bq/ngày
HK
61,21
68,87
75,310
67,382
72,907
108.20
96.81
7
Doanh thu
Tỷ
đồng
31.02
35.25
41.35
41.20
47.27
114.75
114.33
Nguồn số liệu : Tổng hợp từ báo cáo tổng kết năm 2003 và năm 2004
Dựa vào bảng tình hình sản xuất kinh doanh trên ta có thể đưa ra một số nhận xét :
* Thứ nhất, về sản lượng thực hiện
- Trong vài năm gần đây, sự gia tăng dân số và sự di dân từ nông thôn ra thành thị đã dẫn đến lượng hành khách đi xe buýt tăng vọt.Cụ thể : chỉ tính riêng tại xí nghiệp xe buýt Thủ đô sản lượng thực tế năm 2002 là 13.688.785 lượt hành khách , năm 2004 là :73.869.399 lượt hành khách, so sánh sản lượng thực tế năm 2004 với năm 2002 tăng 539.63% (gấp hơn 5 lần). Nếu tính riêng năm 2004 thi kế hoạch của tổng công ty giao là 71.782.688 lượt hành khách,thực tế đạt 102.81% (trong đó sản lượng khách vé lượt la 17.857.248 lượt hành khách, đạt 111,08%)
- So sánh theo chỉ tiêu sản lượng bình quân, năm 2004 lượng hành khách bình quân /lượt xe là: 49,39 HK/lượt xe đạt 108,32% so với kế hoạch tổng công ty giao(45,60 HK/lượt xe) và đạt 74,92 % so với sản lượng thực tế năm 2003. Như vậy chỉ tiêu này năm 2004 đã giảm 25,08% so với năm 2003, trong khi đó sản lượng thực tế lại tăng, điều này chứng tỏ xí nghiệp đã thực hiện nâng cấp xe và tăng tần suất vận chuyển. Tuy nhiên cũng cần phải đánh giá lại nguyên nhân làm giảm chỉ tiêu này.
- Đánh giá theo chỉ tiêu khách bình quân/ ngày thì năm 2004 là 72.907 HK/ngày đạt 108.20% so với kế hoạch của tổng công ty giao (67.382 HK/ngày), đạt 96,81% so với năm 2003.Chỉ tiêu này cũng giảm, đòi hỏi xí nghiệp cần xem xét lại các nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút này.
* Thứ hai, về chuyến lượt thực hiện
- Năm 2004,xí nghiệp xe buýt Thủ đô vẫn quản lý và điều hành 7 tuyến xe (07, 10, 22, 24, 34, 32, 50), tổng lượt xe thực hiện của toàn xí nghiệp là :538.772 lượt xe, đạt 99,89% so với kế hoạch của Tổng công ty giao và đạt 129,22% so với thực hiện năm 2003.
- Năm 2004, tổng chuyến lượt không thực hiện là 982 lượt xe, nguyên nhân chủ yếu do xe bị tắc đường và gặp trục trặc về kỹ thuật…
- Năm 2004, chuyến lượt tăng cường là 284 lượt xe, tăng 25 lượt so với năm 2003, số chuyến lượt tăng cường chủ yếu vào các dịp lễ tết hoặc có các sự kiện của đất nước xảy ra.
- Chuyến lượt tăng cường là: 284 lượt xe, tăng 25 lượt xe so với năm 2003.
Ghi chú: 1- Tổng hành khách; 2- Vé tháng; 3 - Vé lượt.
Số lượng người dân Thủ Đô cũng như người dân các tỉnh lân cận đi xe buýt ngày càng tăng nhưng số lượng người đi vé tháng xe buýt (vé tháng 1 tuyến và 2 tuyến) năm 2004 so với năm 2003 giảm khoảng 30%. Nguyên nhân chủ yếu là ngày càng nhiều hành khách sử dụng vé tháng liên tuyến. Điều này nói lên xu hướng hành khách sử dụng xe buýt đi lại thường xuyên thay cho phương tiện cá nhân ngày càng tăng.
Ngoài việc thực hiện kế hoạch sản lượng Tổng Công ty giao hàng tháng, háng quý, trong các dịp trong điểm như ngày Lễ Quốc khánh, phục vụ khai trường, thi đại học, Tết Dương lịch và Tết Âm lịch… Xí nghiệp đã đáp ứng được các kế hoạch của Tổng Công ty giao về việc tăng cường chuyến lượt phục vụ hành khách đi lại.
II.3.2.2 Công tác bảo dưỡng sửa chữa phương tiện
Tính tổng toàn thành phố hiện có 780 xe buýt đang hoạt động vận tải hành khách công cộng với 7 mác xe (Daewoo, Huyndai, Mercedes, Transico, Renault, Combi, Cosmos), trong đó có 520 xe mới sản xuất năm 2002-2003 chiếm 73,4% trên tổng số phương tiện.Hiện nay các xe buýt đang khai thác với quá cao, bình quân 250Km/xe/ngày-đêm với 16h hoạt động , hệ số xe vận doanh đạt 77% dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác bảo dưỡng sửa chữa(BDSC).
Tính riêng tại xí nghiệp xe buýt Thủ đô có 152 xe với 4 mác xe(Renault, Mercedes, Daewoo BS105 và Daewoo Bs090) chạy theo 7 tuyến (07, 10, 22, 24, 32 ,34, 50). Trong năm qua công tác bảo dưỡng sửa chữa đã được Xí nghiệp chú trọng quan tâm trong việc đầu tư trang thiết bị xưởng, bổ sung nhân lực để đáp ứng được công tác bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa ứng cứu đột xuất. Kết quả là đã đảm bảo cơ số phương tiện tốt hoạt động.
- Bảo dưỡng cấp I: 1.884
- Bảo dưỡng cấp II: 750
- Sửa chữa đột xuất: 1.108
Bảng chỉ tiêu về phương tiện
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
TH năm 2003
KH năm 2004
TH năm 2004
Tỷ lệ (%)
TH04/TH03
TH04/KH04
1
Số xe kế hoạch
Xe
152
152
152
100.00
100.00
2
Hệ số xe tốt
%
82
87
87
106.09
100.00
3
Hệ số xe vận doanh
%
80.33
81,58
81,86
101,90
100.34
Nguồn số liệu : Các báo cáo tại phòng Kế hoạch của xí nghiệp.
Nhìn chung, hệ thống xe buýt tại xí nghiệp xe buýt Thủ đô hoạt động với công suất lớn :hệ số xe vận doanh năm 2004 là 81,86% đạt 100,34% so với kế hoạch tổng công ty đề ra, đạt 101,90% so với thực hiện năm 2003.Hệ số xe tốt là 87%,đạt 100% so với kế hoạch đề ra, đạt 106,09% so với thực hiện năm 2003. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sản lượng của xí nghiệp năm 2004 hoàn thành kế hoạch 102,81%. Mục tiêu đặt ra là xí nghiệp cần hoàn thành tốt hơn nữa kế hoạch đặt ra trong năm 2005 sắp tới.
Một số chỉ tiêu về bảo dưỡng phương tiện tại xí nghiệp năm 2004
Chỉ tiêu
Bảo dưỡng cấp I
Bảo dưỡng cấp II
Sửa chữa lớn và đại tu
Sửa chữa đột suất
Định mức (Km)
3000
12000
-
-
Số lần vào xưởng (lần)
1884
750
82
1108
Bình quân số lần bảo dưỡng/xe (lần)
12.39
4.93
0.54
21.30
Nguồn số liệu : Báo cáo của Xưởng BDSC tại phòng Kế hoạch
II.3.2.3. Công tác đào tạo:
Xí nghiệp cử CBCNV tham gia các lớp học đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ do Tổng Công ty Vận tải Hà Nội tổ chức với số lượng như sau:
- Lái xe : 230 người.
- Bán vé: 243 người.
- Công nhân Xưởng SC&BD: 35 người.
- Thống kê, điều hành tuyến, KTGS: 20 người.
- Chuyển đổi bằng E lên F: 49 người.
- Học sử dụng xe Mercedes trước khi đưa vào sử dụng: 96 người.
Tổng số: 683 người.
II.3.2.4. Công tác tổ chức:
Tiếp tục ổn định bộ máy tổ chức của Xí nghiệp bao gồm:
- Khối phòng ban chức năng: Phòng Tổ chức - Hành chính - Bảo vệ, Phòng Tài chính - Kế toán, phòng Kế hoạch - Điều độ.
- Các đơn vị sản xuất : Xưởng BD&SC, các đội buýt.
Thực hiện chủ trương của Tổng Công ty ngày 13/12/2004 Xí nghiệp đã có quyết định thành lập Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Xí nghiệp để thực hiện sự chỉ đạo của Tổng Công ty về lập kế hoạch, mô hình tái cơ cấu tổ chức của toàn Xí nghiệp
II.3.2.5. Công tác chăm lo đời sống – tinh thần cho CBCNV:
- Thực hiện tốt các quy chế về phân phối thu nhập cho lái xe và NV bán vé hoạt động trên các tuyến buýt tiêu chuẩn.
- Tiếp tục thực hiện phương án phân phối thu nhập cho CBCNV theo quỹ lương của Tổng Công ty.
- Tổ chức 6 đợt thăm quan, nghỉ mát trong dịp hè cho 182 CBCNV, thăm hỏi, động viên kịp thời các trường hợp ốm đau, hiếu, hỉ….
- Trợ cấp đột xuất và hỗ trợ tai nạn giúp đỡ cho 41 trường hợp nhằm giải quyết khó khăn ổn định đời sống cho CBCNV yên tâm công tác với tổng số tiền là 50.300.000đồng (Năm mươi triệu ba trăm ngàn đồng).
- Trong năm 2004 Xí nghiệp còn hưởng ứng tham gia các quỹ ủng hộ như:
+ ủng hộ quỹ vì người nghèo: 10.940.000đồng (Mười triệu chín trăm bốn mươi ngàn đồng).
+ ủng hộ xây dựng thành phố Điện Biên: 5.000.000đồng (Năm triệu đồng).
+ ủng hộ quỹ vì người nghèo xã Xuân Đỉnh: 2.000.000đồng (Hai triệu đồng)
II.3.2.6. Công tác an ninh trật tự và an toàn PCCC:
Xí nghiệp có mặt bằng không tập trung, hiện tại Xí nghiệp có 5 địa điểm phải quản lý là 69 Thuỵ Khuê, bến xe Thanh Xuân, bến xe Nam Thăng Long, điểm đỗ xe Gia Thuỵ, giải giữa đường Yên Phụ - Long Biên nên công tác bảo vệ có nhiều khó khăn, lực lượng bảo vệ dàn trải và có số lượng lớn.
Trong năm qua nhờ có sự quan tâm và chú ý tới công tác bảo vệ an ninh trật tự nên các địa bàn Xí nghiệp quản lý không để xảy ra vụ việc gì mất an ninh trật tự và tài sản của Nhà nước.
Chủ động phối hợp với phòng cảnh sát trật tự 113 từ tháng 4/2004 đến tháng 6/2004 tiến hành kiểm tra giải toả lấn chiếm nhà chờ, điểm đỗ xe buýt, an ninh trật tự trên xe buýt đặc biệt trên tuyến số 17 và tuyến 07 và một số tuyến khác thuộc Xí nghiệp quản lý.
Phối hợp cùng với phòng Cảnh sát hình sự từ tháng 7/2004 đến tháng 8/2004 để đảm bảo an ninh trên các tuyến 32, 07, 24.
II.3.2.7. An toàn giao thông trên tuyến:
Trong năm 2004 xảy ra 43 vụ va chạm an toàn giao thông trong đó có 24 vụ va chạm nặng, 01 vụ liên quan đến tai nạn chết người.
II.3.2.8. Các hoạt động khác:
Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ vận tải hành khách bằng xe buýt Xí nghiệp thực hiện các công việc khác như sau:
- Hoàn tất thực hiện nhiệm vụ Tổng Công ty Vận tải Hà Nội giao về việc xin cấp 14.312m2 đất mở rộng bến đỗ xe buýt tại Nam Thăng Long, ngày 10/01/2005 đã chính thức nhận bàn giao.
- Tiếp tục cùng với Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị triển khai thực hiện dự án EU “Cải thiện VTHKCC thông qua ba tuyến buýt mẫu do EU tài trợ” đã tiếp nhận bàn giao đưa Xưởng BD&SC xe buýt tại 69 Thuỵ Khuê vào hoạt động ngày 06/10/2004.
- Thực hiện dự án Tổng Công ty giao về việc tiếp nhận 100 xe buýt viện trợ của vùng Ile de France (Pháp).
II.3.3 Công tác kiểm tra giám sát
Hệ thống xe buýt ở xí nghiệp xe buýt Thủ đô chịu sự giám sát đồng thời của 2 bộ phận là : Trung tâm quản lý và điều hành VTHKCC và xí nghiệp xe buýt Thủ đô trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kiểm tra giám sát được thực hiện song song.
II.3.3.1 Công tác kiểm tra giám sát của Trung tâm quản lý và điều hành
* Kiểm tra thường xuyên
Hình thức này được thực hiện thành từng nhóm nhỏ (2 người) làm việc theo ca (ngày 2 ca) giờ làm việc theo thời gian biểu chạy xe buýt từ khi mở bến đến lúc đóng bến tại các điểm đỗ đầu A-B hoặc tại các điểm có nhiều tuyến xe buýt đi qua.Công tác này được tiến hành hàng ngày nhằm xác nhận số chuyến lượt đã thực hiện và lượt xe bỏ (do hỏng xe, tai nạn , thiên tai..). Những số liệu này được tập hợp phục vụ cho công tác nghiệm thu thanh toán nguồn trợ giá, mang tính chất kiểm tra số lượng xe Buýt, đông thời để phát hiện kịp thời và uốn nắn các sai phạm trong vận tải hành khách công cộng.
Hình thức kiểm tra này có một số nhược điểm như : thường để bị đứt quãng (vì nhiều lý do), không liên tục nhất là lúc giao ca, ăn cơm tối, đêm khuya…Do đó thường không chính xác lại tốn công
* Kiểm tra đột xuất
Hình thức này được thực hiện theo 2 nhóm(3 người) mang tính chất kiểm tra chất lượng phục vụ của hoạt động xe buýt, được tiến hành trực tiếp trên xe, tiếp xúc với khách để đánh gia tinh thần phục vụ như : thái độ nhân viên bán vé, giá vá và xé vé, nếu phát hiện ra những biểu hiện vi phạm quy định về chất lượng thì lập biên bản và kiến nghị xử lý
* Giám sát phối hợp vớí các doanh nghiệp xe buýt
Đây là công tác định kỳ có tính chất xác định lại các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong hoạt động xe buýt như :việc thực hien các nội dung quy chế hoạt động xe buýt, các quy định, điều khoản trong bản hợp đồng về số lượng và chất lượng xe buýt. Kết quả kiểm tra, giám sát được lập thành biên bản 2 bên A-B cùng nhận xét đánh giá. Các số liệu, chỉ tiêu trong biên bản này là cơ sở cho công tác nghiệm thu, thanh toán và là cơ sở để đề ra những biện pháp tối ưu trong quản lý xe buýt.
* Công tác kiểm tra chứng từ hoạt động xe buýt
Là công tác kiểm tra số liệu đã được doanh nghiệp nghiệm thu so sánh với chứng từ mà trung tâm đã kiểm tra giam sát như : biên bản xác nhận rủi ro, vi phạm… và công nhận số lượng hoạt động xe buýt thực hiện đúng, sau đó lập biểu tổng hợp trình độ lãnh đạo nghiệm thu thanh toán
- Biên bản xử lý vi phạm là loại chứng từ panr ánh cụ thể và trực tiếp việc vi phạm vào các văn bản quy định của các cấp có thẩm quyền có giá trị pháp lý cao, giúp cho các nhà quản lý có những quyết định điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tế
- Biên bản xác nhận rui ro : là loại chứng từ phản ánh cụ thể và có những lý do bất khả kháng dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ.
- Biên bản xử lý vi phạm được lập trong quá trình kiểm tra trực tiếp trên tuyến ủa các thành phần có thẩm quyến. Biên bản xác nhận rui ro được lập trong quá trình vận chuyển theo nhiệm vụ được giao do ban giám đốc đơn vị thành viên của doanhnghiệp lập hoặc các phòng ban nghiệp vụ chuyên môn lập như: kỹ thuật viên, điều độ viên phụ trách tổ đội xe và người lao động sau đó cùng ký xác nhận
* Công tác khảo sát trên tuyến
Phương thức này được thực hiện trên tuyến nhằm giám sát việc thực hiện thời gian biểu chạy xe, điểm dừng đỗ,lộ trình vận chuyển của xe buýt. Công tác này được thực hiện nhằm phục vụ công tác điều chỉnh : lộ trình tuyến, giờ xe chạy, hệ số sử dụng ghế xe và nhu cầu đi xe buýt của khách, phục vụ cho công tác mở tuyến mới hoặc điều chỉnh lượt xe chạy, nhăm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân tốt hơn
* Công tác phỏng vấn khách đi xe buýt (Marketing)
Hình thức này được tiến hành dưới sự chỉ đạo của giấm đốc trung tâm nhằm đánh giá khách quan về chất lượng phục vụ của xe buýt,nhu cầu và đối tượng đi xe buýt , khả năng phát triển của lưu lượng hành khách trên tuyến.
* Công tác kiểm tr hạ tầng phục vụ xe buýt
Hình thức này nhằm xác định và lên phương án di chuỹển các điểm dừng đỗ xe buýt cho phù hợp với thực tế nhằm tổ chức và khai thác tốt các điểm dừng đỗ. Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong đầu tư hạ tầng cơ sở. Kiểm tr thường xuyên nhằm xác định các chỉ tiêu số lượng điểm dừng đỗ, vị trí điểm dừng đỗ, thông tin an toàn vệ sinh hạ tầng
Hạ tầng cơ sở phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt :
- Điểm đỗ, điểm đầu, cuối, trung chuyển đón trả khách của các bến xe buýt. đồng thời là nơi tập kết xe buýt trên địa bàn thành phố trước khi ra tuyến hoạt động.
- Panô : là bảnh thông tin về luồng tuyến, hành trình, thời gian biểu chạy xe, giá vé, loại xe… được xây dựng tại các điểm đầu cuối và điểm đỗ.
- Nhà chờ : là nơi dừng đón trả khách có mái che phục vụ khách về thông tin như :hành trình, số hiệu tuyến đi qua
- Biển báo :là điểm dừng đón trả khách của xe buýt được xây dựng trên hè đường. Trên biển báo cung cấp thông tin về tuyến, hành trình cơ bản của tuyến
Công cụ kiểm tra
* Kế hoạch vận chuyển và trợ giá
Sở giao thông cong chính Hà Nội thực hiện quản lý Nhà nước về các lĩnh vực giao kế hoạch vận chuyển hàng năm và từng quý cho các đơn vị tham gia VTHKCC . trong kế hoạch đều có các chỉ tiêu cơ bản sau: khối lượng vận chuyển, luông tuyến, số tuyến lượt trên từng tuyến,giá vé, doanh thu, lỗ và phần trợ giá
Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị là đơn vị được Sở giao thông công chính uỷ quyensf kiêm tra, giám sát, nghiệm thu và thanh toán sản phẩm VTHKCC bằng xe buýt gồm : thời giam biểu chạy xe, số lượng hành khách vận chuyển, lượt xe và chất lượng phục vụ theo kế hoạch được giao (được gọi là bên A)
Các đơn vị thực hiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt (được gọi là bên B).
- Có dự án tham gia VTHKCC bằng xe buýt theo quy hoạch được sấp có thẩm quyền ra quyết định mở tuyến xe buýt
- Ký hợp đồng với Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị, thực hiện sự giám sát quản lý và điều hành của Trung tâm
Như vậy kế hoạch vận chuyển và trợ giá là công cụ để kiểm tra giám sát đối với hoạt động VTHKCC bằng xe buýt. Căn cứ vào đó trung tâm sẽ tiến hành kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị xe buýt và tiến hành nghiệm thu sản phẩm theo kế hoạch Sở giao thông công chính. Ngoài kế hoạch do Sở giao thông công chính duyệt trong công tác kiểm tra nghiệm thu cần một số chứng từ sau :
- Lệnh vận chuyển : là một chứng từ để doanh nghiệp thanh toán quyết toán sản phẩm với nhà nước và là văn bản pháp lý giao cho người lao động và phương tiện vận chuyển trên tuyến . lệnh vận chuyển do doanh nghiệp quản lý và phát hành, được cấp và quyết toán, nghiệm thu hàng ngày tại các doanh nghiệp hoặc các đơn vị thành viên hoặc nếu doanh nghiệp đó có đơn vị thành viên.
Tuỳ theo tính chất vận chuyển mà các doanh nghiệp có những mẫu lệnh vận chuyển phù hợp cho quản lý tại đơn vị mình. Lệnh vận chuyển là một công cụ tiến hành nghiệm thu, lệnh vận chuyển cí thể được xem như là một bản kế hoạch tác nghiệp của doanh nghiệp nhằm triển khai và thực hiện kế hoạch vận chuyển đã ký kết với trung tâm quản lý và điều hành đô thị
- Biên bản xử ký vi phạm : là loại chứng từ phản ánh cụ thể và trực tiếp việc vi phạm vào các văn bản quy định của các cấp có thẩm quyền có giá tri pháp lý cao, giúp cho các nhà quản lý có những quyết định điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Biên bản xử ký vi phạm dược lập trong quá trình kiểm tra trực tiếp
- Biên bản xác nhận rui ro : là loại chứng từ phản ánh cụ thể và có những lý do bất khả kháng dẫn đên không hoàn thành nhiệm vụ. Biên bản xác nhận ru8i ro được lập trong quá trình vận chuyển theo nhiệm vụ được giao do Ban giám đốc đơn vị thành viên của doanh nghiệp lập hoặc các phòng ban nghiệp vụ chuyên môn lập như : kỹ thuật điều độ viên và phụ trách tổ đội xe, người lao động cùng ký xác nhận
- Đơn thư phản ánh của khách hàng là loại văn bản hoặc được phản ánh trực tiếp qua điên thoại mà người sử dụng phản ánh cho các nhà quản lý về chất lượng, dịch vụ không đạt so với yêu cầu
Căn cứ vào bản kế hoạch và hợp đồng kinh tế ký kết giữa 2 bên A và B cùng với các chứng từ trên. cán bộ giám sát, nghiệm thu kết hợp với bên B tiến hành nghiệm thu sản phẩm VTHKCC bằng xe buýt. Trong quá trình nghiệm thu cán bộ kiểm tra có các quyền hạn :
+ Được phép lập biên bản và đề xuất xử lý các hiện tượng nghiệm thu không đúng quy định, cố tình lam sai lệch số liệu, chứng từ khai khống số liệu để nghiệm thu
+ Không nghiệm thu những lệnh tẩy xoá, ghi chép thiếu các chỉ tiêu đã quy định, ghi chép băng mực đỏ, nghiêm thu chưa đủ các thành phần
+ Từ chối không kiểm tra khi bên B không cung cấp hoặc không chuẩn bị đầy đủ tài liệu chứng từ phục vụ cho công tác kiểm tra nghiệm thu.
+ Không nghiệm thu các chuyến lượt vượt kế hoạch và vi phạm về chất lượng phục vụ theo quy định đã thực hiện qua các hình thức kiểm tra và giám sát trên tuyến
*Thời gian biểu
Thời gian biểu là loại công cụ mang tính kế hoạch(được lập theo phương pháp ngân quỹ), nhằm triển khai các kế hoạch tổng thể thành các kế hoạch tác nghiệp cụ thể từng ngày của từng đơn vị và từng tổ xe, đầu xe hoạt động trên tuyến.thông qua đó có thể đánh giá được việc triển khai và hoan thành kế hoạch
Thời gian biểu là loại công cụ được Tring tâm quản lý và điều hành giao thông công cộng lập căn cứ vào nhu cầu và tình hinhf đi lại của người dân trên từng tuyến
Các biểu đồ chạy xe bao gồm các nội dung như : giờ chạy xe, thời gian một lượt, lộ trình tuyến
Thời gian biểu là công cụ được áp dụng cho hình thức kiểm tra thường xuyên nhằm mục đích kiểm tr số kượt xe thực hiện, chất lượng phục vụ như: xuất bến đúng giờ , đi đúng lộ trình, dừng đúng điểm đỗ…
II.3.3.2 Công tác kiểm tra giám sát của xí nghiệp
Hoạt động kiểm tra giám sát của xí nghiệp do 2 bộ phận đăm nhiệm : Phòng kế hoạch và tổ kiểm tra quy chế.
* Phòng kế hoạch
- Theo dõi kiểm tra việc sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ xe
- Lập kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của các đội Buýt và kiểm tra đột xuất các tuyến hàng tuần
- Tổng hợp tình hình vi phạm, lập biên bản báo cáo và trình Giám đốc xử lý
* Tổ kiểm tra quy chế
- Chức năng : Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các quy chế về VTHKCC do xí nghiệp ban hành
- Nhiệm vụ :
+ Xây dựng các phương án kiểm tra, giám sát,lập biên bản, kiến nghị hình thức xử lý các vi phạm, nhằm thực hiện tốt 6 nội dung tiêu chí xe buýt tiêu chuẩn về vận tải hành khách công cộng ( 1. xe chạy đúng tuyến, đón trả khách đúng điểm dừng, đỗ; 2. bán đúng giá vé, xé vé khi thu tiền; 3. Phục vụ văn minh, an toàn; 4. chở đúng đối tượng, không chở hàng hoá, gia súc, hành lý cồng kềnh theo quy dịnh; 5. Phấn đấu chạy đúng theo thời gian biểu)
+ Kết hợp với Trung tâm điều hành công ty, hành ngày thống kê ghi chép theo dõi hành trình của khách trên các tuyến theo biểu mẫu quy định, làm cơ sở tham mưu, đề xuất ý kiến trong việc xây dựng kế hoạch sản lượng tại các thời điểm
+ Định kỳ (Tuần – Tháng - Quý) lập báo cáo phân tích kết quả kiểm tra, trình giám đốc.Trường hợp đột xuất phải báo cáo kịp thời với lãnh đạo xí nghiệp để có biện pháp giải quyết
+ Thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn công nhân thực hiện nghiêm túc quy chế của xí nghiệp :
Cấm mọi biểu hiện lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện lợi ích cá nhân hoặc tập thể tổ
Cấm mọi thông tin không khách quan, sai lệch
(Nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ hoặc thuyên chuyển công tác)
+ Không ngừng nâng cao nghiệp vụ, năng lực quản lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Năm 2004 Xí nghiệp tổ chức phát động thi đua nâng cao chất lượng phục vụ chào mừng ngày Quốc tế lao động 1/5 từ ngày 10/4/2004 đến 09/5/2004 và hưởng ứng đợt thi đua do Tổng Công ty phát động chào mừng ngày Quốc khách 2/9 và 50 năm giải phóng Thủ Đô, hưởng ứng Hội thi lái xe giỏi, Hội thi giọng hát hay toàn Tổng Công ty.
Khen thưởng:
Trong năm 2004 có 57 CBCNV được khen thưởng trong đó có 16 trường hợp thư khen.
Trong đợt thi đua từ 10/4/2004 đến 09/5/2004 khen thưởng 22 trường hợp với tổng số tiền thưởng là 7.500.000 đồng (Bảy triệu năm trăm ngàn đồng).
Ngoài ra Xí nghiệp thưởng 3 CNV tham gia hội thi giọng hát hay toàn Tổng Công ty với số tiền thưởng là 400.000đồng (Bốn trăm ngàn đồng).
Thưởng tập thể đội buýt III và đội buýt IV về chất lượng phục vụ với tổng số tiền thưởng là 3.000.000đồng (Ba triệu đồng).
* Năm 2004 Xí nghiệp đã được Ban chỉ đạo 197 thành phố tặng 2 bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc thực hiện nghị quyết 13/CP của Chính phủ và có thành tích trong thực hiện kế hoạch liên ngành đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2004.
Kỷ luật:
Kết hợp cùng các phòng ban của khối VTHKCC để xử lý nhanh các vi phạm nội quy quy chế. Năm 2004 số lượng vi phạm và xử lý vi phạm như sau:
Tuyến
Các phòng ban lập biên bản
Năm 2003
Năm 2004
Tăng
Giảm
1
Phòng KTGS
226
128
98
2
Trung tâm điều hành xe buýt
407
356
51
3
Đường dây nóng - Phòng kinh doanh Marketing
115
69
46
Tổng cộng
748
553
195
Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, trong năm 2004 Tổ KTQC Xí nghiệp còn lập 229 lỗi vi phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hoạt động VTHKCC.
Tất cả các trường hợp vi phạm do Tổng Công ty và Xí nghiệp lập biên bản đều đã xử lý hết.
II.3.3 Quá trình ra quyết định quản lý điều hành
(số liệu đang tổng hợp)……………….
II.4 Đánh giá những thành tựu đã đạt được
II.4.1 Đánh giá những mặt đã làm được về QLNN đối với hoạt động VTHKCC bằng xe buýt
- Sở GTCC Hà Nội đã thực hiện đúng 5 chức năng QlNN đối với hoạt động xe buýt là: Định hướng chiến lược; Quy hoạch kế hoạch; Tạo lập hành lang pháp lí; Điều tiết điều phối chung; Kiểm tra giám sát xử lí vi phạm
- Từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển xe buýt công cộng trên địa bàn Thủ đô. Đặc biệt là trong việc thực hiện chinh sách trợ giá.
- Sở GTCC Hà Nội những năm gần đây đã đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển xe buýt công cộng, hạn chế phương tiện cơ giới cá nhân nhằm chống ách tắc và giảm thiểu hoá tai lạn giao thông.
- Các dự án đầu tư phát triển xe buýt công cộng ở Hà Nội trong những năm gần đây đã được thực hiện theo qui chế, đúng tiến độ và đang phát huy hiệu quả tốt.
- Việc phân cấp phân công về QlNN đối với hoạt động xe buýt công cộng ở Hà Nội theo hướng chưyên môn hoá hiện nay là phù hợp với qui mô về luồng tuyến, phương tiện trong điều kiện chỉ có doanh nghiệp nhà nước tham gia hoạt độn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34067.doc